intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

196
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu lên khái quát về tư tưởng Lão – Trang và tác giả, tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm; những biển hiện nhân sinh quan của Lão Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; tương quan Nho – Phật – Đạo và những yếu tố nhân sinh quan tích cực trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết Đào ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN LÃO - TRANG TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tuyết Đào ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN LÃO - TRANG TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIM CHÂU Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CẢM ƠN  Sau một thời gian đầu tư thực hiện, luận văn “Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh khiêm” đã được hoàn thành đúng thời hạn. Đó là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà trường, quý thầy cô cùng bạn bè, đồng nghiệp. Dù rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, đề xuất để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Kim Châu - người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận văn nói trên. Sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Sau đại học trường Đại học sư phạm TP. HCM, các giảng viên cùng cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam khóa 21 chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại trường. Sau cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình, những người bạn, những người đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Nguyễn Thị Tuyết Đào
  4. MỤC LỤC  A. DẪN NHẬP ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................7 6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................7 B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 9 Chương 1. Khái quát về tư tưởng Lão – Trang và tác giả, tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................................................................................................9 1.1. Tác giả, tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm...........................................................9 1.1.1. Tác giả ......................................................................................................9 1.1.2. Tác phẩm ................................................................................................12 1.2. Lão Tử và Đạo Đức Kinh, Trang Tử và Nam Hoa Kinh ...............................14 1.2.1. Lão Tử và Đạo Đức Kinh .......................................................................14 1.2.1.1. Lão Tử ...........................................................................................14 1.2.1.2. Đạo Đức Kinh ...............................................................................14 1.2.2. Trang Tử và Nam Hoa Kinh ...................................................................14 1.2.2.1. Trang Tử .......................................................................................14 1.2.2.2. Nam Hoa Kinh ..............................................................................15 1.3. Hành trình du nhập của tư tưởng Lão - Trang vào Việt Nam .......................15 1.4. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học Việt Nam trước thế kỷ XVI.17 1.4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học thế kỷ X - XIV ....17 1.4.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong văn học thế kỷ XV - XVI .23 Chương 2. Những biển hiện nhân sinh quan của Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ..............................................................................................................27
  5. 2.1. Biết dừng lại, quay về với cuộc sống ẩn dật, thanh cao - một biểu hiện của tinh thần tri túc, cầu nhàn. .........................................................................................27 2.1.1. Tri túc, cầu nhàn - một vấn đề cơ bản trong tư tưởng Lão - Trang ........27 2.1.2. Nhàn - cách ứng xử thức thời và chủ động của Nguyễn Bỉnh Khiêm ...28 2.1.3. Nhàn - Sự tâm đắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi chọn được lẽ sống theo ý mình ....................................................................................................37 2.2. Hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê - một biểu hiện của tinh thần vô vi, tiêu dao .............................................................................................44 2.2.1. Tinh thần vô vi, tiêu dao của Lão - Trang ..............................................44 2.2.2. Niềm hạnh phúc, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm........................................................................47 2.3. Xem công danh như áng phù vân - một biểu hiện của quan niệm “đời là giấc mộng” ...................................................................................................64 2.3.1. Quan niệm đời là giấc mộng của Trang Tử ............................................64 2.3.2. Giấc mộng công danh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ...........................66 2.3.3. Sự biến đổi thăng trầm nhanh chóng của vinh và nhục - hệ quả của được và mất trên đường công danh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm .....71 Chương 3. Tương quan Nho – Phật – Đạo và những yếu tố nhân sinh quan tích cực trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ........................................................................79 3.1. Tương quan Nho học và Đạo học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ................79 3.1.1. Cách ứng xử vừa hợp với tư tưởng Nho gia vừa hợp với tư tưởng Đạo gia 79 3.1.2. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, phần Nho sĩ vẫn lấn át phần ẩn sĩ ......83 3.2. Tương quan Phật học và Đạo học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm...............91 3.2.1. Cách ứng xử vừa hợp với tư tưởng Đạo vừa hợp với tư tưởng Thiền ..91 3.2.2. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, phần Nho sĩ, ẩn sĩ vẫn đậm nét hơn phần cư sĩ ...............................................................................................96 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................100 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................102
  6. 1 A. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam gắn liền với những tên tuổi không bao giờ bị lãng quên như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Và thật thiếu sót nếu không nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ tiêu biểu của văn học thế kỉ XVI - một nhà nho, một vị quan trong sạch, ngay thẳng, một ẩn sĩ. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học - thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này. Quá trình hành - tàng, xuất - xử của nhà thơ này rất phức tạp, liên quan đến nhiều biến động lịch sử. Tài năng bản lĩnh nhưng ông giấu mình suốt khoảng thời trai trẻ vì bất mãn trước thời cuộc, thực hiện lối sống ẩn nhẫn đợi thời của một người ẩn sĩ với những thú vui tao nhã: uống rượu, ngâm thơ, ngao du ở bên sông. Mãi đến năm 45 tuổi, xét thấy tình hình chính trị xã hội ổn định Nguyễn Bỉnh Khiêm mới bắt đầu con đường hành đạo, quyết định ra làm quan cho nhà Mạc với mong muốn thực hiện lí tưởng “kinh bang tế thế” của mình. Gần 8 năm tại vị, dốc hết lòng vì chúa, chứng kiến nhiều cảnh trái tai, gai mắt nhưng không can gián được. Bất mãn ông trí sĩ xin về quê ở ẩn, náu thú sơn lâm, sống nhàn hạ đến cuối đời. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng theo dòng mà biến đổi như cuộc đời nhà thơ vậy. Đó là tiếng nói của một con người tích cực nhập thế, hành đạo giúp đời, lắm lúc là tiếng nói của một con người đã nắm vững mọi quy luật của cuộc sống, nhận thấy đời người vô thường với kiếp sống ngắn ngủi, có đó rồi lại mất đó nên chọn giải pháp lui về quê “lánh đục tìm trong”. Rõ ràng, thơ ông là một sự kết hợp tuyệt vời của ba luồng tư tưởng Nho - Phật - Đạo. Sự chi phối các luồng tư tưởng này trong thơ ông ở mức độ không đều nhau: lúc đậm, lúc nhạt. Tuy nhiên bước đầu khảo sát thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện liên tục những từ “nhàn, tiên, vô sự,” - biểu thị một lối sống phiêu diêu, tự tại đối lập hoàn toàn với thực tế xã hội mục ruỗng, thối nát đương thời .
  7. 2 Từ bỏ chốn quan trường trở về với cuộc sống ẩn dật, ông đã xây dựng rất sớm cho mình một quan niệm sống nhàn, lánh xa danh lợi, tìm niềm vui trong sự gắn bó với thiên nhiên, và nhất là biết thuận theo quy luật của tạo hóa theo đúng tinh thần Lão - Trang. Tuy nhiên, vẫn cần phải khẳng định rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm thân nhàn nhưng tâm không nhàn, lui về quê sống ẩn dật nhưng lòng lúc nào cũng lo nước thương dân. Nói cách khác, trong thơ ông, lý tưởng Nho gia vẫn chiếm một phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, phần ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang hay của Nho giáo quan trọng hơn, đậm đặc hơn và sự lựa chọn, dung hòa giữa các hệ tư tưởng đó có ý nghĩa gì đối với quan niệm sống, cách ứng xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Đó là những vấn đề cần được khảo sát cụ thể để tìm lời giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Trung Học Phổ Thông. Là một giáo viên, tôi nhận thấy những kiến thức chuyên sâu liên quan đến tư tưởng, tình cảm của tác giả sẽ là nền tảng quan trọng giúp tôi hiểu sâu hơn, giảng dạy tốt hơn tác phẩm văn học trung đại nói chung và tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mỗi công trình có những góc nhìn riêng, những phát hiện mới nhằm khẳng định giá trị và đóng góp của tác giả vào tiến trình phát triển văn học. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về nhà thơ này, người viết đã thu thập một số công trình, bài viết tiêu biểu sau: Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm - Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu: Đây là công trình quy tụ 67 bài viết tập trung nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều phương diện. Trong đó phần thứ nhất tập trung làm rõ thời đại ông sống, tư tưởng chính trị xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  8. 3 qua thơ văn: “Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỉ XVI đầy biến động”. Phần thứ hai phác họa diện mạo tư tưởng nhà thơ với tư cách là ẩn sĩ, nho sĩ, cư sĩ: “Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm - tư tưởng và nhân cách”. Phần thứ ba nêu những vấn đề chung về sự nghiệp văn học, những thành tựu trong thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ: “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ”. Phần thứ tư nhấn mạnh vị trí của nhà thơ trong lòng dân tộc xưa và nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc - Viện khoa học và xã hội - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm: Công trình này tập hợp 28 bài viết đi sâu khai thác hoàn cảnh lịch sử, thân thế, tư tưởng và thơ văn… của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong đó đáng chú ý là những bài viết ở phần thứ hai, các nhà nghiên cứu đã đi sâu khai thác được vẻ đẹp tài hoa và nhân cách tuyệt vời của Bạch Vân cư sĩ. Thơ Văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Gia Khánh (chủ biên): Đây là bộ hợp tuyển giới thiệu 161 bài thơ Nôm và gần 100 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với lời giới thiệu của tác giả Đinh Gia Khánh. Nội dung xoay quanh vấn đề văn bản, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am thi tập - Nguyễn Khuê: Đây là công trình khá công phu gồm bốn phần, với các vấn đề lớn sau: hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời, tác phẩm Hán Nôm của nhà thơ; khai thác sâu thế giới tình cảm và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ; xác định giá trị nội dung và nghệ thuật của Bạch Vân am thi tập và giới thiệu 102 bài thơ trong Bạch Vân am thi tập được dịch khá công phu. Tập kỉ yếu về trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Công trình được thực hiện nhân kỉ niêm 500 năm ngày sinh của ông. Bao gồm 52 bài tham luận xoay quanh những vấn đề về sự nghiệp sáng tác và cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết được sắp xếp theo một chủ đề gồm bốn phần, trong đó phần thứ nhất giới thiệu về quê hương Vĩnh Bảo và thời đại của ông; phần thứ hai, gồm các bài viết trình bày cảm nhận sâu sắc của các nhà nghiên cứu về con người và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần ba đề cập đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn
  9. 4 Bỉnh Khiêm với những lời bình sâu sắc; phần thứ tư là những ý kiến đáng trân trọng về vị trí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức con người hiện nay. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác có giá trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm của Bùi Duy Tân, Bùi Văn Nguyên, Mai Quốc Liên, Vũ Tiến Quỳnh, Vũ Tiến Phúc, Trần Lê sáng… Điểm qua những công trình chủ yếu nêu trên để thấy được mức độ quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, người được xem là cây đại thụ của văn chương thế kỷ XVI. Qua khảo sát những công trình này, người viết nhận thấy có một số ý kiến quan trọng có liên quan đến phạm vi khảo sát của đề tài, tiêu biểu như: - Nguyễn Huệ Chi nhận định: “Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hình thức biểu hiện của ung dung tự tại, của một phong thái sống hồ hởi, cởi mở với tạo vật, biết gắn mình với thiên nhiên, sống theo qui luật tự nhiên, hiểu được đến cội nguồn cái đẹp chân chất của sự sống, cái đẹp hồn nhiên của sự chuyển dần, thay đổi luôn diễn ra xung quanh mình…” [37, tr.391]. - Trần Thị Băng Băng và Vũ Thanh cho rằng: “Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cái nhàn triết học của một triết nhân” và cũng gợi ra Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho có bản lĩnh, một trí giả. Tìm đến với sự nhàn dật chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cái vụng, cái chuyết mà theo quan niệm của nho gia, đã được điều chỉnh dưới cái nhìn của đạo Lão, mới là bản chất tự nhiên của sự vật. Chính quan niệm nhàn dật đạt tới ý vị triết học đó đã tạo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân cư sĩ tự do, tự tại, phản giác, hồn nhiên, lạc quan, khỏe khoắn, rất hiếm thấy trong làng thơ nhàn thời trung đại” [37, tr.34]. - Trần Đình Hượu nhấn mạnh: “Nguyễn Bỉnh Khiêm coi mình là loại người “chí để ở sự nhàn dật”, tự gọi mình là “ông nhàn”…Ông nhàn đặc biệt quan tâm đến lạc thú nhưng thú vui của ông nhàn không phải là sự sung sướng theo lẽ thường tình” [37, tr.130]. - Phạm Tú Châu lại đưa ra một nhận định khá sắc sảo về nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Những bài thơ nói chí bằng chữ Hán cho người đọc thấy rõ Nguyễn
  10. 5 Bỉnh Khiêm tuy chí thích nhàn dật nhưng ông không để chí ở việc ẩn dật…” [37, tr.355]. - Lê Trọng Khánh - Lê Anh Trà cho rằng: “Tính chất nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm thực chất không phải yếm thế, xu thời, ích kỷ và hoàn toàn hưởng lạc, tư tưởng nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những khía cạnh tích cực, phù hợp với tư tưởng hành đạo của Nho giáo. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một lối phản ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực trước thời cuộc lúc bấy giờ, phản ứng bằng hình thức tiêu cực nhưng vẫn bao hàm một nội dung đấu tranh bằng phương pháp theo lẽ tự nhiên” [37, tr.247]. - Lê Trí Viễn nhìn nhận: “Xa lánh chốn phồn hoa, sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch, bạn bè với sách vở, với thơ rượu; đó là cảnh nhàn, cảnh “vô sự”, đó là thái độ ẩn dật, phong thái phóng khoáng của tác giả” [37, tr.476]. - Trường Lưu, Phạm Vũ Dũng, Băng Thanh: “Một nét mới của ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm là dù tàng, dù ẩn nhưng không ngoảnh đi, trái lại ông chăm chú nhìn vào đời, sẵn sang làm những gì đời cần đến, chỉ miễn là không phải lao vào vòng danh lợi, làm hoen ố tấm lòng trung trinh của một nhà nho chí sĩ” [37, tr.146]. - Các tác giả bộ Lịch sử Việt Nam: “Trong thơ văn ông có tố cáo cảnh thối nát của xã hội, phê phán thói đời xấu xa, nhưng chủ đề nổi bật là ca ngợi chữ “nhàn”…Tư tưởng của ông là sự kết hợp giữa hệ ý thức Nho giáo và tư tưởng Lão Trang” [29, tr.306]. Nhìn chung, có khá nhiều bài viết đề cập đến những ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều ý kiến đánh giá hết sức xác đáng và thuyết phục mà người viết xem là cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu một cách toàn diện về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tư liệu chúng tôi dùng để khảo sát thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phục vụ cho luận văn là Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đinh Gia Khánh, Nxb Văn học, Hà Nội
  11. 6 (1983), Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập - Nguyễn Khuê, Nxb TP. HCM, 1997 và các sách có liên quan đến thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như con người thời đại mà ông đang sống. Từ đó mà hiểu rõ hơn về tư tưởng nhân cách của ông cũng như cảm thụ đúng hơn nội dung tác phẩm thơ văn của ông. Tư tưởng Lão - Trang ảnh hưởng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Luận văn chủ yếu xem xét ảnh hưởng trên phương diện nội dung, cụ thể là xem xét sự tác động của tư tưởng Lão - Trang đến cảm hứng sáng tác để hình thành nội dung trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong quá trình phân tích những khía cạnh nội dung, chúng tôi cũng khảo sát những yếu tố nghệ thuật có liên quan đến học thuyết Lão - Trang được dùng như phương tiện thể hiện những nội dung đó. Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu thêm các tư liệu khác mà nội dung đề cập đến Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo góp phần hỗ trợ đắc lực để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Đề cập đến Lão - Trang còn có các khái niệm Đạo gia và Đạo giáo. Luận văn chỉ xem xét ảnh hưởng tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà không xem xét tất cả những gì thuộc về Đạo gia hay Đạo giáo. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm chỉ ra những biểu hiện cụ thể của tinh thần Lão - Trang trong những câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau đó chúng tôi khái quát lại vấn đề nhằm nhấn mạnh một lần sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phương pháp thống kê: Chúng tôi thu thập những câu chữ thể thể hiện tư tưởng Lão - Trang nhằm giúp cho thao tác phân tích được rõ ràng và thuyết phục hơn. Phương pháp tiếp nhận: Góp phần lí giải sự tồn tại sự song song của ba luồng tư tưởng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt là luồng tư tưởng Đạo giáo.
  12. 7 Phương pháp thực chứng tiểu sử: Giúp người đọc có cơ sở hiểu thêm về con người và cách hành xử của nhà thơ. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên những thành tựu cũng như những vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để trong thực tiễn nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, luận văn này nhằm hướng đến giải quyết những vấn đề sau: - Khảo sát, phân tích những biểu hiện nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu ở phương diện nội dung. Cụ thể là tìm những khía cạnh của tư tưởng Lão - Trang đã tác động đến việc hình thành cảm hứng sáng tác ở nhà thơ. - Xác định mức độ ảnh hưởng nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ đó thử đưa ra những lí giải về nguyên nhân của sự ảnh hưởng này nhằm có cái nhìn tổng quan về tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm được gửi gắm qua thơ. - Không chỉ dừng lại tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang, mà qua những tập thơ của ông chúng tôi còn mong muốn phân tích sự dung hòa trong việc hội nhập cả hai luồng tư tưởng khác là Nho học và Phật học trong thơ ông. Từ đó có cái nhìn, cách hiểu đúng hơn về nhà thơ. 6. Kết cấu của luận văn Sau khi xác định lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và phương pháp nghiên cứu, nhằm làm rõ những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi trình bày hướng phát triển của đề tài như sau: Chương 1: Khái quát về tác giả - tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm và tư tưởng Lão - Trang Ở phần này chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát về cuộc đời và thân thế, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời cung cấp thêm vài nét về cuộc đời Lão Tử, Trang Tử và hai sáng tác của hai vị Đạo gia này với những
  13. 8 nội dung cơ bản nhất. Qua đó cho thấy sự ảnh hưởng của tư tởng Lão - Trang vào văn học trung đại Việt Nam, trong đó có nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chương 2: Những biểu hiện của nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Ở phần này chúng tôi không đi một cách chung chung, sơ lược ở dạng phác thảo như chương 1, mà chúng tôi dừng lại đi sâu phân tích chỉ ra sự ảnh hưởng cụ thể của tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở những khía cạnh riêng như: Biết dừng lại, quay về với cuộc sống ẩn dật, thanh cao - một biểu hiện của tinh thần tri túc, cầu nhàn. Hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê - một biểu hiện của tinh thần vô vi, tiêu dao. Xem công danh như áng phù vân - một biểu hiện của quan niệm “Đời là giấc mộng”. Chương 3: Tương quan Nho - Phật - Đạo và những yếu tố nhân sinh quan tích cực trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chương này người viết đi vào phân tích làm rõ sự đa nhân cách trong con người Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy rằng nhà thơ rất linh hoạt trong phương cách ứng xử của mình. Đồng thời qua đó thấy được nhà thơ không hẳn phụ đạo quên đời khi chọn lựa lối sống theo Lão - Trang. Phần kết luận: Kết luận ngắn gọn về những vấn đề đã trình bày ở phần nội dung, khẳng định lại vị thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lòng người dân Việt.
  14. 9 B. NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1.1. Tác giả, tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.1.1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), còn có tên là Văn Đạt, tên chữ là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, Xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Sửu (17/01/1585), sống gần trọn thế kỉ XVI đầy biến động. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học. Tổ phụ là Văn Tĩnh được ấm phong Thiếu bảo Tư quận công. Tổ mẫu là Phạm Thị Trinh Huệ được ấm phong Chinh phu nhân. Ông ngoại là thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan. Cha là Nguyễn Văn Định, hiệu Cù Xuyên tiên sinh, học rộng đức cao, được phong Thái bảo Nghiêm quận công, được sung chức Thái học sinh. Ông là người thông minh, có tài văn thơ, thông kinh kịch, giàu nghị lực, có chí khí khác thường, có công lớn trong việc dạy dỗ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thân mẫu họ Nhữ được phong Từ Thục phu nhân. Bà thông kinh sử, giỏi văn chương, tinh thông thuật số. Xét cho cùng thì Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa hưởng nhiều điều tốt đẹp từ gia đình, chính những phẩm chất nổi trội, ưu tú từ cha và mẹ đã tôi luyện và cho ra đời một Nguyễn Bỉnh Khiêm lỗi lạc, được mọi người tôn kính cho đến ngày nay. Tương truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh từ nhỏ, tư chất hơn hẳn người thường, một tuổi đã nói sõi, năm tuổi đã thuộc nhiều thơ ca quốc âm do mẹ dạy truyền khẩu. Lớn lên, ông được theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (người Lạch Triệu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) - một vị quan thanh liêm, một người thầy xuất sắc nên ông đã sớm hấp thu những phẩm chất tốt đẹp đó. Có thể nói thời thơ ấu của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong giai đoạn được coi là thịnh trị nhất của nhà nước phong kiến theo thể chế Nho giáo ở Việt Nam. Thế nhưng những ngày này đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thật ngắn ngủi.
  15. 10 Dựa vào các cột mốc lịch sử và những hoạt động, chúng tôi chia cuộc đời của nhà thơ làm ba chặng: Chặng thứ nhất: tính từ thời niên thiếu đến năm 1534: Ngay từ thuở ấu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ nuôi dạy, chăm sóc cẩn thận cả về thể lực và trí lực. Đến tuổi trưởng thành Nguyễn Bỉnh Khiêm được học với quan hưu trí Hộ bộ Thượng thư Dương Đức Nhan và trở thành con rể của ông. Sau đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm nghe tiếng cụ Bảng nhãn Lương Đức Bằng là bậc văn chương cái thế, bèn lặn lội tìm đến học. Đây là khoảng thời gian trong triều đình và ngoài xã hội có nhiều biến động: nội chiến phi nghĩa, cướp bóc loạn lạc, sưu cao thuế nặng, nhân dân đói khổ lầm than cơ cực… Trong khoảng thời gian 1523 và 1526, triều Lê Tương Dực có mở khoa thi nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mai danh ẩn tích. Cho đến khi Mạc Dăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nhà Mạc đã có một số chính sách mới nhằm ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước về mọi mặt. Vì thế, uy tín nhà Mạc được củng cố, và được một số quan lại nhà Lê cũ phò trợ đắc lực. Thời điểm này nhà Mạc cũng tổ chức một số khoa thi như thi Hương, thi Hội để kén chọn nhân tài, các sĩ tử hưởng ứng rất đông nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ẩn cư dạy học, lấy đạo làm vui, chẳng cầu danh tiếng. Cho đến năm 1530, khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà thơ tự nhận mình chưa bằng Khổng Tử, chưa thấu suốt được lẽ đương nhiên của tạo vật, còn băn khoăn chưa xác định được hướng đi, còn trăn trở là có nên ứng thí để đem đạo học ra giúp nước cứu đời được hay không, vì con đường trước mặt còn đen tối như mực. Chặng thứ hai: tính từ lúc ra làm quan (1535 - 1542): Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định nhập thế. Mặc dù đã 44 tuổi, ông vẫn đi thi Hương và đỗ giải Nguyên khoa Giáp ngọ dưới triều Mạc Đăng Doanh (1534). Năm 1535 dự thi Hội bốn kì đều đạt giải nhất, đỗ Hội nguyên; dự thi Đình, đỗ Trạng nguyên. Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ xin chém đầu 18 tên nịnh thần nhưng không được vua Mạc chấp thuận. Tiếp đó lấy cớ con rể Phạm Dao cậy quyền thế làm nhiều điều bất nghĩa, ông thác bệnh xin về trí sĩ vào thời Mạc Phúc Hải (1543).
  16. 11 Chặng thứ ba: Tính từ năm 1543 đến 1585. Trong thời gian ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, bắc hai chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân, tu bổ chùa chiền, dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân trên bến Tuyết Giang, được học trò tôn xưng là Tuyết Giang Phu tử. Trong Công dư tiệp kí, Vũ Phương Đề cho rằng tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn cư dạy học nhưng với tài đức cao vời vợi của Trạng Trình, vua Mạc vẫn lấy “sư lễ” đãi ông. Những khi nhà nước có việc gì quan trọng, triều đình đều sai sứ đến hỏi, có khi triệu ông về kinh thung dung trù liệu kế hoạch, rồi lại trở về am chứ không ở lại. Bên cạnh đó cả những người phù Lê cũng luôn tôn trọng, vị nể Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau 2 năm Mạc Phúc Hải gia phong cho ông chức Trình Tuyền hầu (Hầu Tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình). Người đời thường gọi ông là Trạng Trình. Với một tấm lòng nhân đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn mong muốn cho đất nước được thịnh vượng, thái bình. Với sự uyên thâm vốn có, ông nhận thấy vận mệnh của đất nước trong hoàn cảnh bi đát này không thể trao vào tay bất cứ một lực lượng chính trị nào. Bởi vì lúc này các tập đoàn phong kiến quyết chiến với nhau chỉ vì muốn tranh giành quyền lực. Vì vậy tương truyền để tránh những cuộc binh đao khói lửa lan tràn đến cuộc sống của nhân dân, ông đều bày cho các phe phái những phương sách khác nhau để giữ thế “chân vạc”. Chẳng hạn năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hãm hại, sợ mầm họa sẽ xảy ra cho bản thân, đã ngầm cho thân cận đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về kế an thân. Được ông mách bảo: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài), Nguyễn Hoàng liền xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào) và sống bình yên trong nhiều năm. Thời ấy tại kinh thành Thăng Long, chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê, làm nhiều điều bạo ngược kể cả có ý định muốn phế bỏ vua Lê. Khi chúa Trịnh cho người đến hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời mà lẳng lặng dẫn sứ giả của triều đình ra thăm chùa và nói nói với nhà sư trong chùa: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản” (Ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn thờ nhà Lê thì quyền hành sẽ nắm trong tay, nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến chiến tranh).
  17. 12 Riêng đối với nhà Mạc, sau nhiều trận đánh diễn ra liên miên, nhà Mạc phải bỏ chạy lên Cao Bằng. Vua Mạc có ý cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế” (Cao Bằng tuy đất hẹp nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Sở dĩ nhân dân đưa ra những truyền thuyết trên là vì muốn chứng minh rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có tài tiên đoán, do nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Ngoài ra còn có rất nhiều truyền thuyết khác về Trạng Trình trong tập Trình quốc công sấm kí. Thực hư, có hay không có, khẳng định hay phủ định sự việc còn là vấn đề mà các học giả Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ để trả lại vị trí xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lòng dân tộc và cả trên lĩnh vực văn học. Một điều chắc chắn là đối với nhân dân Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả “thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lí, trung tri nhân sự”. Và trong thời gian trí sĩ ở điền viên, ông chính là một người thầy mẫu mực, cao minh đã đào tạo biết bao danh sĩ tài năng cho đất nước như Giáp Hải, Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện… Tuy nhiên, Nguyễn Khuê khi nghiên cứu Bạch Vân am thi tập cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi lui về ở ẩn vẫn mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết của kẻ mang “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” nên vẫn tiếp tục nhận lời mời của vua Mạc mà ra làm quan, trực tiếp tham gia những cuộc chinh phạt của triều Mạc ở phía Tây nữa rồi mới quy lão ở tuổi 73 (1563). Đến ngày 28 tháng 11 năm Diên Thành thứ 8 (1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm mất hưởng thọ 95 tuổi. Mạc Hậu Hợp sai Mạc Kính Điển đến dự tế, truy phong Thượng thư bộ Lại, Thái phó Trình quốc công và tặng mấy chữ trước cửa ở đền thờ: “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ”. 1.1.2. Tác phẩm Tuyết Giang Phu Tử có nói là rất vụng trong nghề thơ, tuy nhiên khi nghiên cứu thơ văn của ông, người viết nhận thấy sự nghiệp văn chương của Trạng Trình là tấm gương sáng về quá trình lao động sáng tạo không ngừng. Tác giả đã để lại cho
  18. 13 đời một di sản thơ đồ sộ chứa đựng nhiều tư tưởng thâm sâu, nhiều bài học giáo hóa rất thiết thực cho đời. Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập, Trung Tân quán bi kí, Thạch khánh kí và một số bài văn tế. Theo Bạch Vân am thi tập tiền tự do chính tác giả viết thì thơ chữ Hán có khoảng 1000 bài. Hiện nay số còn lại chỉ khoảng hai phần ba. Tập thơ là tiếng nói của con người nhập thế hành đạo, vừa là tiếng nói của một cao sĩ ẩn dật, vừa là tiếng nói của một con người ưu thời mẫn thế. Về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập) với khoảng 170 bài thơ. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn. Thơ không có đề mục cho từng bài và từng môn loại. Nội dung xoay quanh một số đề tài nhất định: sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua, với nước. Ở hai tập thơ chúng ta nhận thấy ở nhà thơ một tư tưởng thoát li mang đậm dấu ấn tư tưởng Lão - Trang. Đó là tư tưởng tiêu dao, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, coi nhẹ công danh, thoát mình khỏi chốn cạnh tranh, vui chơi với thiên nhiên, với thơ rượu. Ngoài thơ Nôm, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm kí Nôm thường mang tên Trạng Trình và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm. Theo Phả kí của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm. Bài phú này hiện nay vẫn chưa được tìm thấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm có phong cách thơ rất riêng không lẫn với các nhà thơ cùng thời mặc dù vẫn tuân theo nguyên tắc sáng tác thơ văn trung đại. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết học nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận. Đặc biệt là hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm, chất triết thể hiện rõ rệt và đậm nét nhất - triết học đạo gia, mà đại diện tiêu biểu là Lão Tử và Trang Tử. Đọc thơ ông, người đọc rất dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng ấy.
  19. 14 1.2. Lão Tử và Đạo Đức Kinh, Trang Tử và Nam Hoa Kinh 1.2.1. Lão Tử và Đạo Đức Kinh 1.2.1.1. Lão Tử Lão Tử tức chưa rõ năm sinh, năm mất, nhưng theo ý kiến chung nhất là ông sống vào khoảng thế kỉ thứ VI - V trước công nguyên, là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia (đạo Lão). Ông tên thật là Lý Nhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở. Ông làm chức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn. Về giai thoại của Lão Tử: Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan, viên quan coi cửa là Doãn Hỉ bảo: “Ông sắp đi ở ẩn, ráng vì tôi mà viết sách để lại”. Thế là Lão Tử viết một cuốn sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về “Đạo” và “Đức” (tức Đạo Đức Kinh). Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao. 1.2.1.2. Đạo Đức Kinh Cuốn Đạo Đức Kinh tổng cộng gồm có 81 chương, hơn 5000 chữ Hán gồm có hai thiên, thiên trước bàn về Đạo (Thượng Kinh), thiên sau bàn về Đức (Hạ Kinh). Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Tư tưởng của Lão Tử truyền lại trong tác phẩm Đạo Đức Kinh rất phong phú và uyên thâm, dù trải qua mấy ngàn năm người đọc vẫn có thể tiếp thu được những điều bổ ích. 1.2.2. Trang Tử và Nam Hoa Kinh 1.2.2.1. Trang Tử Trang Tử (369 - 286 TCN) tên là Chu, người nước Tống, huyện Mông, Ở khoảng giữa hai tỉnh Sơn Đông và Hồ Nam ngày nay. Ông là một nhà Lão học danh tiếng nhất trong làng Lão học cổ điển. Theo Sử ký mục “Lão Trang Thân Hàn Liệt truyện”, ông đồng thời với vua Huệ Vương nước Lương và Tuyên Vương nước Tề, tức là đồng thời với Mạnh Tử. Là nhà tư tưởng lớn trong phái Đạo gia, là người kế tục tư tưởng của Lão Tử. Cũng như Lão Tử, tư liệu sớm nhất chép về Trang Tử là ở
  20. 15 bộ Sử ký của Tư Mã Thiên. Sử gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử khá vắn tắt: “Trang tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn (Tất Viên)” sau đó sống ẩn dật cho đến cuối đời. Nhưng điều chắc chắn là Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử và Huệ Thi thời Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Đất Mông được xác định nằm trong đất Tống, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay. Trang Tử là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú. Tác phẩm Nam Hoa Kinh của Trang Tử viết theo thể văn xuôi, mang màu sắc ngụ ngôn. Ở cuốn sách này Trang Tử có sự nhất trí về quan điểm, tư tưởng với Lão Tử. Ông và Lão Tử được xem là hai tác giả nồng cốt của Đạo gia và làm nên học thuyết Lão - Trang, một trào lưu tư tưởng ở Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởng mạnh mẽ từ xưa tới nay, từ phương Đông tới phương Tây. 1.2.2.2. Nam Hoa Kinh Có người lý giải, sở dĩ bộ sách có tên Nam Hoa Kinh (hay còn gọi là Nam Hoa Chân Kinh) bởi nó được viết khi Trang Tử ở ẩn tại núi Nam Hoa thuộc nước Tống. Đây là bộ sách mà Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc. Bản lưu hành ngày nay gồm 33 chương, chia làm ba phần: Nội thiên - gồm 7 thiên có tựa đề là: Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại tôn sư, Ứng đế vương. Ngoại thiên - gồm 15 thiên có tựa đề là: Biền mẫu, Mã đề, Khư khiếp, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu thủy, Chí lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du. Tạp thiên - gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô quỉ, Tắc dương, Ngoại vật, Ngụ ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu, Thiên hạ. 1.3. Hành trình du nhập của tư tưởng Lão - Trang vào Việt Nam Với cốt lõi là lối hành xử thuận theo tự nhiên, tinh thần phóng khoáng, chuộng tự do, yêu thiên nhiên, theo đuổi lối sống tiêu dao, tự tại, tư tưởng Lão - Trang có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0