Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam
lượt xem 17
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam trình bày về chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam ; chất dân gian trong nghệ thuật truyện ngắn Sơn Nam. Đây là tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Văn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Huế CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Huế CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÂM VINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung liên quan trong cuốn luận văn này là trung thực, rõ ràng, minh bạch, không sao chép ý tưởng: - Tư liệu sử dụng hợp lệ, có trích dẫn đầy đủ, rõ ràng. - Nội dung trình bày; ý kiến đánh giá của bản thân là độc lập, tự chủ Nếu có tranh chấp, kiện tụng gì liên quan đến sở hữu nội dung luận văn, tôi xin chịu trách nhiệm giải trình. Tp. Hồ Chí Minh ngày 20/4/2014 Người thực hiện luận văn Hoàng Thị Huế 1
- LỜI CẢM ƠN! Trải qua thời gian thực hiện, cuối cùng cuốn luận văn này cũng được hoàn thành. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của các Quý thầy cô, cơ quan, tổ chức đoàn thể, gia đình và bạn bè. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn này: TS. Lâm Vinh. Mặc dù thầy đã nghỉ hưu, tuổi đã cao nhưng vẫn tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của các quý cơ quan, báo đài truyền thông về mặt tư liệu, thông tin; sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình và cơ quan tôi đang công tác; cùng sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp… Trân trọng, 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN! ............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................ 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 7 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 11 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 12 6. Những đóng góp mới của luận văn........................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 14 1.1. Giới thuyết về các khái niệm: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian .................... 14 1.1.1. Khái niệm dân gian ............................................................................................... 14 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian .................................................................................. 14 1.1.3. Khái niệm chất dân gian ........................................................................................ 17 1.2. Thể hiện chất dân gian trong hoạt động sáng tạo văn hóa – văn học nghệ thuật ........ 19 1.2.1. Trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật quan phương, bác học .................. 19 1.2.2. Trong một số loại hình nghệ thuật ........................................................................ 20 1.2.3. Trong hoạt động văn học ....................................................................................... 25 1.3. Sơn Nam - nhà văn Nam Bộ ................................................................................................... 36 1.3.1. Tiểu sử ................................................................................................................... 36 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................................. 37 1.3.3. Nhà văn của đất Phương Nam(1) .......................................................................... 39 CHƯƠNG 2. CHẤT DÂN GIAN TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM ............................................................................................................................ 47 2.1. Nội dung tư tưởng và nội dung hiện thực ............................................................................ 47 2.1.1. Động lực tình cảm – Cảm hứng chủ đạo ............................................................... 47 2.1.2. Tình người và triết lý nhân sinh ............................................................................ 50 2.1.3. Hiện thực hôm nay và hiện thực xa xưa ................................................................ 56 2.2. Đất nước miền tây với góc nhìn dân gian ............................................................................ 59 2.2.1. Trù phú, hoang sơ và bí ẩn .................................................................................... 59 2.2.2. Sông nước, kênh rạch chằng chịt và mùa nước nổi .............................................. 61 2.2.3. Đồng đất mênh mông, rừng rậm U Minh, cá nước chim trời ............................... 64 3
- 2.3. Sự thể hiện chất dân gian trong cuộc sống và con người .................................................. 67 2.3.1. Cư dân “miền cố thổ” ............................................................................................ 67 2.3.2. Chất dân gian trong lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh......................... 82 2.3.3. Những sắc thái đậm chất dân gian trong đời sống tinh thần ................................. 95 CHƯƠNG 3. CHẤT DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN SƠN NAM ................................................................................................................ 107 3.1. Kết cấu và cốt truyện ............................................................................................................. 107 3.1.1. Kết cấu theo lối truyện dân gian.......................................................................... 107 3.1.2. Cốt truyện theo mô típ truyền thống ................................................................... 109 3.1.3. Sử dụng chuyện xưa tích cũ ................................................................................ 112 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................................................. 117 3.2.1. Hệ thống nhân vật ............................................................................................... 117 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ............................................................. 124 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật..................................................................... 125 3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ ......................................................................................................... 127 3.3.1. Giọng điệu mang âm hưởng dân gian ................................................................. 127 3.3.2. Ngôn ngữ bình dân và phương ngữ Nam Bộ ...................................................... 129 3.3.3. Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố ............................................. 135 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 142 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 148 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tri thức dân gian, văn hóa dân gian, kinh nghiệm dân gian, triết lý dân gian… là những thuật ngữ và khái niệm vốn đã rất quen thuộc với mọi người. Xã hội ngày càng phát triển và đã hình thành nên nền văn minh hiện đại với tất cả những gì tối tân của thời kỳ kỹ thuật công nghệ nhưng sự tồn tại và tác động của những gì thuộc về phạm trù tinh hoa của dân gian vẫn luôn có một vị trí và ảnh hưởng nhất định trong xã hội ngày nay và cả mai sau. Một trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng và thể hiện rõ những gì thuộc về dân gian chính là văn học nghệ thuật. Vì thế, không khó để chúng ta nhận thấy những “dấu tích” của dân gian trong các tác phẩm của các văn nhân thi sĩ, từ xa xưa cho đến hôm nay. Ảnh hưởng của dân gian không chỉ tác động trên tầm vĩ mô đối với nền văn hóa của mỗi dân tộc, đất nước mà còn tác động mạnh trên cả bình diện vi mô khi có ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân. Có biết bao nhà văn hóa, thi sĩ, văn nhân, thậm chí cả các nhà khoa học tự nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ cội nguồn, giá trị của dân gian. Điều đó, chứng tỏ vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của dân gian với xã hội, con người. Ở lĩnh vực văn học, một điều dễ nhận thấy là các nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước cũng đồng thời là các nhà văn hóa lớn. Xuất phát từ cội nguồn dân gian, hấp thụ những tinh túy và phát triển lên ở những tầng bậc khác nhau của giá trị văn hóa dân gian, các văn nhân, thi sĩ đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo chất liệu dân gian trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính… đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa, văn học dân gian. Ví như trường hợp Nguyễn Du tác giả Truyện Kiều chẳng hạn, không khó để tìm thấy những câu Kiều mang âm hưởng của ca dao, sử dụng thành ngữ, tục ngữ kiểu như “Êm đềm trướng rủ màn che/Tường đông ong bướm đi về mặc ai; Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng; Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn đường mà đi… Sinh ra từ đất mẹ Kiên Giang - nơi có rừng U Minh bạt ngàn loài hoa tràm thoang thoảng, nơi có rặng dừa nước, rặng đước phương Nam, nơi quần tụ của chim nuông muôn loài… và hơn hết, nơi đó có những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam của Tổ Quốc, nơi có những con người “miệt vườn” chân chất, đôn hậu 5
- mà hào sảng, nghĩa hiệp đã hun đúc và dệt vào tâm khảm Sơn Nam một tình yêu sâu sắc về vùng đất và con người Nam Bộ. Chính nguồn cội của tinh hoa và giá trị dân gian đó đã kết tinh và hòa quyện cùng tài năng và nhiệt huyết của nhà văn Sơn Nam để ông sáng tạo nghệ thuật trên những con chữ cho ra đời những trang văn, những công trình nghiên cứu giá trị về mảnh đất này. Chỉ có thể là một người con được sinh ra và lớn lên từ mảnh đất này, được nuôi dưỡng từ cội nguồn của dân gian, của dân tộc và cả những đặc trưng riêng của vùng đất Phương Nam cùng sự trải nghiệm qua bao cay đắng lẫn ngọt ngào nơi đây nhà văn mới có thể viết lên những câu chữ chất chứa nỗi niềm như đã ngấm vào máu thịt và hơi thở: “Phong sương mấy độ qua đường phố. Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” [42, tr.7]. Sơn Nam không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, tác phẩm của ông đa dạng từ truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, biên khảo, hồi ký. Cùng với các nhà văn khác viết về Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc… Sơn Nam đã chung tay phác họa nên bức tranh thiên nhiên, con người mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ, thổi làn gió mới vào diện mạo văn học của nước nhà. Như nhà văn Vũ Đức Sao Biển đã nhận xét “Tác phẩm, con người của nhà văn Sơn Nam đều thể hiện sâu sắc tính Nam Bộ ở từng câu, từng chữ, từng lời, thấm đẫm hồn dân tộc Việt Nam” [68, tr.43]. Cả một đời trải qua 83 mùa nước nổi (tôi không dùng khái niệm mùa xuân để nói về cuộc đời Sơn Nam mà xin mạn phép được dùng khái niệm “mùa nước nổi” vì nhìn vào 83 năm ấy với bao thăng trầm, bao biến cố nhưng vẫn đong đầy một nguồn sống, sự dạt dào của tâm hồn và tài năng như những sản vật riêng có của mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ quê hương ông) Sơn Nam đã cống hiến cả tài năng và tâm huyết để viết và nghiên cứu về mảnh đất, con người Nam Bộ. Vì thế, đọc những trang văn của Sơn Nam ta như được sống trên chính mảnh đất với thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội đậm chất dân gian, đặc biệt là qua mảng truyện ngắn đã được ông sáng tác trong suốt mấy chục năm từ thời kỳ kháng chiến đến tận sau này. Là một người đa tài, thành công trên nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa, biên khảo lịch sử, nhưng có lẽ trước hết và nổi bật nhất ở Sơn Nam vẫn được người đọc nhắc đến chính là những truyện ngắn đã làm nên tên tuổi ông trên văn đàn như: Tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, tập truyện ngắn Hương Quê - Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác… Tìm hiểu những truyện ngắn của Sơn Nam sẽ cho ta cái nhìn và những khám phá thú vị về thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội Nam Bộ với những dấu ấn đặc trưng của văn 6
- hóa và đặc biệt là chất dân gian được biểu hiện, thấm đẫm trên từng trang viết như những viên ngọc thô cần sự phát hiện của bạn đọc để viên ngọc ấy mãi sáng trong. Suốt cuộc đời phong trần trải qua nhiều biến cố nhưng Sơn Nam vẫn bền bỉ và dành trọn sáng tạo cho vùng đất và con người Nam Bộ. Ông đã đi xa về với cõi vĩnh hằng nhưng đâu đó ở miệt U Minh, ở con những con phố Sài Gòn tấp nập hay trong mỗi câu chuyện người Nam Bộ kể nhau nghe vẫn như có bóng dáng và tâm hồn của nhà văn bởi với Sơn Nam cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đều thuộc về mảnh đất Nam Bộ yêu thương này. Và tất cả những gì thuộc về vùng đất này đã ngấm vào máu thịt ông như một lẽ thường tình. Có lẽ đó cũng là lý do mà người đời dành cho ông những tên gọi trìu mến như “Ông già đi bộ”, “Nhà Nam Bộ học”, “Nhà văn miệt vườn”… Nhân kỷ niệm 50 năm ngày sách Sơn Nam (để bảo lưu giá trị tác phẩm của Sơn Nam, NXB Trẻ đã ký hợp đồng độc quyền phát hành toàn bộ các sáng tác của ông), vào tháng 12 năm 2012 vừa qua Nhà Xuất Bản Trẻ đã phát hành bộ sách của Sơn Nam bao gồm ở các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, biên khảo, hồi ký… Đây là cơ hội để độc giả yêu mến Sơn Nam có dịp được tìm hiểu thêm về các tác phẩm của ông và cũng là một cách khẳng định lại giá trị và tầm vóc của một nhà văn lớn trên văn đàn Nam Bộ và của cả nước. Cũng như bao đọc giả khác, tôi đã được biết và đọc những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những trang viết của nhà văn Sơn Nam đã đưa tôi đến với bao điều thú vị của vùng đất phương Nam xa xôi, để rồi đó có thể là một trong vô vàn lý do để tôi gắn bó với vùng đất này. Xuất thân là một cử nhân Ngữ văn với công việc hiện tại trong lĩnh vực truyền thông, báo chí tôi đã may mắn được đi và tiếp xúc với khá nhiều vùng đất và con người trên dải đất hình chữ S thân yêu. Thêm một lần đi là một lần khám phá và học hỏi, với ước mong sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống, kho tàng giá trị quý báu của dân gian, văn hóa các vùng miền của đất nước bổ trợ cho công việc và đó cũng là niềm yêu thích của bản thân đã đưa tôi đến quyết định chọn đề tài bảo vệ luận văn Cao học chuyên ngành Lí luận Văn học “Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Thông qua các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu chất dân gian đã được nhà văn thể hiện trong các tác phẩm. Từ đó, để hiểu hơn về vùng đất, con người nơi đây, thêm yêu và quý trọng những đức tính đã góp phần làm nên giá trị đặc trưng 7
- của vùng đất Nam Bộ. Không dừng lại ở đó, luận văn này cũng nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu lý giải sự thành công và sức hút của truyện ngắn Sơn Nam dưới góc độ lí luận văn học. Dù đã ra đời trên dưới nửa thế kỷ nhưng đến hôm nay các tác phẩm truyện ngắn của Sơn Nam vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với bạn đọc gần xa và các nhà nghiên cứu. Một trong những điều tạo nên sự lôi cuốn và sức sống diệu kỳ của truyện ngắn Sơn Nam chính là ở trong các truyện ngắn đó người đọc tìm được những giá trị, tri thức, chân lý và sắc màu văn hóa mang đậm chất dân gian. Những câu chuyện với những con người mang trong mình tính cách huyền bí, nghĩa khí như ông Năm trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ hay Bác vật xà bông trong truyện ngắn cùng tên; hay ân tình trọn vẹn và thủy chung son sắt như cô Bảy trong truyện ngắn Con Bảy đưa đò và cả ở những con người chân chất đôn hậu mà ta đã được thấy trong hàng loạt nhân vật trong các truyện ngắn của Sơn Nam đều có sức lôi cuốn rất riêng và chợt nhận ra đâu đó, trong những khía cạnh, những nhân vật đó là sự cụ thể hóa, văn chương hóa những con người lao động bình dân; hoặc cũng có khi là bóng dáng của những sự tích, điển cố hay nhân vật đã từng tồn tại trong đời sống của dân gian. Người đọc đi từ thú vị này đến ngạc nhiên thích thú khác chính từ những câu truyện mà nhà văn Sơn Nam đã kể lại thật giản dị, tự nhiên mà cũng đầy “điệu nghệ”. Vì thế, hơn hết thông qua đề tài này, luận văn cũng có mục đích đi vào tìm hiểu biểu hiện và tầm ảnh hưởng của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam. Sự gợi mở luôn là cái kết tuyệt vời và sáng tạo mà những nhà văn tài năng để lại cho người đọc. Có thể đích đến hữu hình thì chỉ có một nhưng cái đích vô hình thì không thể cân, đo, đong đếm được bởi nó còn tùy vào góc độ nhìn nhận và ứng dụng của người tiếp nhận. Và đó cũng là một trong những mục đích khi tôi quyết định chọn đề tài này. Tôi tin, những giá trị của kho tàng văn hóa, tri thức dân gian luôn có sức sống mãnh liệt và sự ảnh hưởng đến đời sống của xã hội và con người. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu các khái niệm về dân gian liên quan đến đề tài: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian. - Chỉ ra những biểu hiện và tập trung đi sâu vào tìm hiểu chất dân gian trong truyện ngắn của Sơn Nam 8
- - Trên cơ sở những phân tích, kiến giải và luận cứ đó luận văn sẽ đánh giá thành công của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam - Phác thảo đôi nét về đặc trưng văn hóa và con người vùng đất phía Nam của Tổ quốc. - Để làm được những điều trên, luận văn cũng có nhiệm vụ vận dụng các cơ sở lí luận văn học và thực tiễn xã hội để đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là một nhà văn lớn, lẽ dĩ nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về nhà văn Sơn Nam. Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trước hết là các ý kiến đánh giá, những công trình nghiên cứu của các học giả, đồng nghiệp, bạn bè của nhà văn. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu (một người rất gắn bó với Sơn Nam) trong cuộc hội thảo 50 năm sách Sơn Nam do NXB Trẻ phối hợp với Hội nhà văn TP.HCM, đề dẫn: Rời quê nhà U Minh lên Sài Gòn vào năm 1954, nhà văn Sơn Nam mưu sinh bằng nghề cầm bút, cộng tác viết báo với nhà văn Bình Nguyên Lộc, viết văn với nhà văn Ngọc Linh, Tô Nguyệt Đình… Năm 1960, ông đã viết cuốn Tìm hiểu đất Hậu Giang, được tái bản đến lần thứ ba, song trong lòng bạn đọc miền Nam lúc đó, Sơn Nam vẫn là một nhà khảo cứu nghiệp dư. Phải đến năm 1962, khi những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Tình nghĩa Quốc văn giáo khoa thư, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Mùa len trâu, Bác vật xà bông, Hát bội giữa rừng… của nhà văn Sơn Nam được in dần trên các báo và được Nhà xuất bản Phù Sa tập hợp thành tập truyện Hương rừng Cà Mau thì tên tuổi nhà văn Sơn Nam mới được văn đàn Sài Gòn công nhận” [Tuoitre.vn]. Nhà văn Lê Văn Thảo – chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM cũng đã viết “Sơn Nam là nhà văn đồng quê… Toàn bộ các tác phẩm của ông làm thành một cuốn “địa phương chí” đồ sộ, phong phú, đa dạng về khối lượng, thẫm đẫm tình quê hương đất nước cũng đậm đà hơi thở đồng quê…” [28, tr.18]. Nhà thơ Hà Huy Hà (Kiên Giang) là một người bạn, đồng nghiệp, đồng hương rất thân thiết với Sơn Nam nói đã nói về vai trò và tầm ảnh hưởng của văn hóa miệt vườn với các sáng tác của Sơn Nam như sau: “Văn hóa văn minh miệt vườn vẫn ăn rễ từ nông thôn, từ lễ hội. Cúng kỳ yên ở đình là lễ hội lớn ở thôn quê. Nơi nào có đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đều được Sơn Nam thăm viếng và chiêm bái” [28, tr.55]. 9
- Với Lê Thiếu Nhơn thì “Sơn Nam không tầm chương trích cú bao giờ. Cũng là tuồng tích cũ đấy, cũng là tư liệu xưa cũ đấy nhưng những gì Sơn Nam viết ra đều đã được chắt lọc qua trái tim ông, qua khối óc ông mà chảy xuống trang văn thành câu chữ trĩu nặng cốt cách Nam Bộ, đắm say nhân nghĩa Nam Bộ…” [28, tr.77]. Tác giả Lê Phú Khải từng nhận xét như sau về Sơn Nam “Ông rành về phong tục, lễ nghi, ẩm thực của dân Nam Bộ… Ông viết như nói, như một ông già Nam Bộ kể chuyện đời trong quán cafe” [28, tr.7]. Trong một bài viết Sơn Nam - mấy độ qua đường phố, nghiêng mình nhớ đất quê, Trần Hữu Dũng từng cho rằng, tinh chất nhất của Sơn Nam là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. “Ông đã để lại khối lượng lớn tác phẩm lớn. Chắc chắn, mai sau, khi muốn tìm hiểu về đất và người Nam Bộ xa xưa, người ta phải đọc tác phẩm của ông. Đó là những cống hiến mà không phải ai cũng có được” (Nguyễn Quốc Trung, dấu ấn Sơn Nam, [vietvan.vn]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng trong bài viết “Sơn Nam và những truyện ngắn về đề tài Nam Bộ” đăng trên Tạp chí Khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008, Đại học Vinh đã viết “Sơn Nam cũng là một trong những nhà văn “hút khách” trên báo chí. Đặc biệt, sau sự kiện ông ra đi (2008), có hàng trăm bài viết, xuất hiện rải rác trên nhiều tờ báo đã viết về cuộc đời và tác phẩm của ông. Giáo sư Trần Văn Khê đã đề bút tích trong lễ tang điếu nhà văn “Trong suốt cuộc đời anh đã đem văn hóa miền Nam nước Việt đến bao nhiêu người Việt Nam trong và ngoài nước” Gần đây nhất, đáng chú ý có công trình nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thành về vấn đề Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn Sơn Nam, vừa được xuất bản tháng 8/2013 nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày mất của nhà văn. Sơn Nam là một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử lớn không chỉ của Nam Bộ nên ngoài những công trình nghiên cứu của các học giả, thì cũng có hàng trăm bài viết trên các báo (báo giấy, báo mạng, báo nói (phát thanh), báo hình…). Ngoài ra, cũng có một số luận văn của các học viên có nghiên cứu đến truyện ngắn của Sơn Nam như: Đoàn Trần Ái Thy (1996), Thiên nhiên và con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, Đại học KHXH & NV TP.HCM; Lê Thị Thùy Trang (2003), Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 -1975, ĐHSP TP.HCM; Đinh Thị Thanh Thủy (2008), Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, ĐH KHXH & NV TP.HCM; Nguyễn Thị Điệp (2009), Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, Đại học Cần Thơ; các bài 10
- nghiên cứu của tác giả Trần Phỏng Diều về Giọng điệu truyện ngắn Sơn Nam, Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam… Nhìn chung, các bài viết về nhà văn Sơn Nam trên các báo được các tác giả tìm hiểu, lý giải theo góc độ riêng, tất nhiên do giới hạn đề tài, phạm vi nên các vấn đề mới chỉ dừng lại ở cách khơi gợi và đi vào phân tích phần nào mà chưa đầy đủ tính hệ thống. Các công trình nghiên cứu về Sơn Nam, truyện ngắn Sơn Nam cũng có không ít, dẫu vậy, với một tác giả lớn như Sơn Nam thì việc nghiên cứu quả thật “dễ mà khó”. Bởi lẽ, tài liệu về nhà văn khá đa dạng, dễ tiếp cận, có nhiều công trình nghiên cứu nên dẫn đến việc “khó” tìm ra cái mới lạ, độc đáo để nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu trên thì các tác giả đều đi vào tìm hiểu những vấn đề lớn, tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sơn Nam như văn hóa Nam Bộ, thiên nhiên, con người Nam Bộ, thành công của truyện ngắn Sơn Nam… Nhìn một cách trực giác, ai cũng có thể thấy Sơn Nam và mở rộng ra các nhà văn khác như Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng… là những nhà văn mà tác phẩm của họ thấm đẫm chất Nam Bộ. Tuy nhiên, riêng về góc độ tìm hiểu chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam thì chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu. Vì thế, để chỉ ra một cách rạch ròi, sáng tỏ lại là việc không đơn giản, nhất là với góc độ nghiên cứu chất dân gian, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận dưới nhiều góc độ và cần được lý giải dưới góc nhìn của chuyên ngành nghiên cứu cụ thể. Tiếp thu những thành quả như đã trình bày, đề tài tiếp tục nghiên cứu vấn đề chất dân gian một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn nhằm xác định, đánh giá những yếu tố làm nên thành công trong truyện ngắn Sơn Nam, trong đó có vấn đề chất dân gian. Về vấn đề chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam có nhiều điều cần nghiên cứu. Tuy nhiên trong phạm vi điều kiện cho phép, luận văn chỉ đi vào khảo sát, phân tích, nhận định một số thể hiện đặc trưng của chất dân gian trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Sơn Nam như tư tưởng cảm hứng chủ đạo, thiên nhiên, đất nước con người với những hoạt động đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần, thế giới nhân vật, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu… 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Vì vậy, đối tượng chính là: Tuyển tập các truyện ngắn của Sơn Nam do NXB Trẻ phát hành năm 2013, 11
- bao gồm tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau (bản đặc biệt trọn bộ); tập truyện ngắn Hương Quê - Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác. Ngoài ra, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn tôi còn tìm hiểu qua một số thể loại khác của tác giả Sơn Nam như truyện vừa, khảo cứu lịch sử, hồi ký. Tìm hiểu sơ qua các tác phẩm của một số tác giả văn học như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Biểu Chánh, Vũ Bằng, Nguyễn Khải…; và các sách viết về văn hóa, văn học dân gian. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 tập truyện ngắn tiêu biểu: Tuyển tập trọn bộ Hương rừng Cà Mau (65 truyện); tập truyện ngắn Hương Quê - Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác (30 truyện). Tổng cộng gần một trăm truyện ngắn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể nghiên cứu đề tài Luận văn này, tôi đã đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp chung – tổng quát: Phương pháp triết học theo quan điểm duy vật lịch sử - Phương pháp khoa học liên ngành: Ngữ văn học, dân tộc học, văn hóa học… - Phương pháp kỹ thuật: Phương pháp thống kê – khảo sát – chọn mẫu – phân tích, so sánh… 6. Những đóng góp mới của luận văn Thông qua đề tài nghiên cứu Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam, luận văn mong muốn sẽ đưa đến cho những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam một số ý sau: Thể hiện của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam. Lâu nay bạn đọc đã từng rất quen thuộc với các công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ, thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Sơn Nam, nay với đề tài này, người viết mong muốn khai thác, tìm hiểu truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam dưới một góc độ mới: Chất dân gian được nhà văn thể hiện như thế nào và mang lại hiệu quả ra sao trong thể loại truyện ngắn của mình. Qua đó, để thấy được vốn sống, sự am hiểu đời sống của dân gian của nhà văn Sơn Nam để ông có thể chuyển tải, vận dụng sáng tạo những giá trị của dân gian vào trong từng truyện ngắn của mình. Đồng thời, đó cũng là sự khẳng định minh chứng cho suối nguồn bất 12
- tận của tinh hoa, giá trị của dân gian đối với đời sống xã hội, con người và đối với hoạt động lao động sáng tạo nghệ thuật. Phân tích và luận giải những khía cạnh khác nhau của chất dân gian trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam để thấy được vị trí và vai trò của tri thức, kinh nghiệm, văn hóa dân gian đối với đời sống xã hội con người nói chung và hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng. Từ đó, thấy được văn học và văn hóa có mối quan hệ đặc biệt với nhau. Với đề tài này, luận văn một lần nữa khẳng định thêm mối quan hệ tương giao giữa văn học và văn hóa. “Chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam” không chỉ là vấn đề của văn học mà còn là vấn đề cũng thuộc văn hóa học nói chung. Tiếp xúc với văn chương để con người trưởng thành hơn, biết cảm thụ cái đẹp, biết trân trọng giá trị cuộc sống… và cái cao nhất cũng chính là hướng con người đến cái được gọi là “văn hóa”. Qua đó góp phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một trong những hướng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay. Luận văn này cũng có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, tìm hiểu về tác giả Sơn Nam. Đề tài luận văn này, như một lần nữa khẳng định vị trí và tầm ảnh hưởng của Sơn Nam với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Nam Bộ, nhấn mạnh đến thành công của nhà văn ở thể loại sáng tác văn học (mà truyện ngắn là tiêu biểu). Cấu trúc luận văn: PHẦN MỞ ĐẦU (11 trang) PHẦN NỘI DUNG (150 trang) Chương 1. Những vấn đề chung (40 trang) Chương 2. Chất dân gian trong nội dung truyện ngắn Sơn Nam (72 trang) Chương 3. Chất dân gian trong nghệ thuật truyện ngắn Sơn Nam (38 trang) PHẦN KẾT LUẬN (3 trang) Danh mục tài liệu tham khảo (6 trang) Phụ lục (32 trang), gồm phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3 13
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về các khái niệm: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian 1.1.1. Khái niệm dân gian Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa từ dân gian khá ngắn ngọn như sau “Dân gian: trong dân, chung cả dân trong xã hội” [87, tr.103]. Tuy nhiên, nếu mở rộng tìm hiểu thì dân gian, khi là danh từ, nhằm nói về cộng đồng những người dân thường, là chủ nhân sáng tạo hoặc sở hữu những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần nào đó. Ví dụ, tục ngữ có câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một kinh nghiệm của dân gian về thời tiết, khí hậu. Trải qua thực tế cuộc sống, quan sát mà nhân dân lao động đã đúc rút ra kinh nghiệm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống sinh hoạt, lao động vật chất. Mặc dù chỉ là những đúc kết từ chính sự quan sát, trải nghiệm thực tế nhưng kiến thức đó đã được chứng minh là đúng đắn, hiệu quả, nhất là trong giai đoạn chưa có sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay. Dân gian, khi là tính từ (hoặc hình dung từ) nhằm chỉ những đặc điểm, những đối tượng vật chất hoặc tinh thần thuộc về cộng đồng người dân thường, những người dân lao động để phân biệt với đặc điểm, đối tượng loại đó thuộc các tầng lớp trên, hoặc hệ thống quan phương của các tầng lớp nắm quyền, chính quyền, nhà nước. Chủ thể của các sáng tạo dân gian chính là quần chúng nhân dân lao động. Các sáng tạo dân gian đó thường là hoạt động tự do, tự phát, không chuyên, không thành văn và được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Ví dụ, khi ta nói đến kiến trúc dân gian, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán dân gian, triết lý dân gian… tất cả đều là những đặc điểm, đối tượng của dân gian để khu biệt với các đặc điểm, tính chất, đối tượng thuộc về văn minh, văn hóa bác học như sau: kiến trúc dân gian/kiến trúc bác học; âm nhạc dân gian/âm nhạc cung đình, âm nhạc bác học; văn học dân gian/văn học bác học… Như vậy, khi nói đến khái niệm dân gian ta có thể hiểu ở hai phạm trù cơ bản khi là danh từ và khi là tính từ. Đây là một khái niệm tương đối rộng và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tất cả những gì thuộc về khái niệm dân gian mà ta tìm hiểu ở trên đều có sự hiển diện trong các hoạt động đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân lao động. 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian 14
- Văn hóa dân gian là một thành tố thuộc phạm trù của dân gian. Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa dân gian, trong phạm vi đề tài tìm hiểu, người viết sẽ trình bày một số cách hiểu phổ biến như sau: Trong tiếng Anh, thuật ngữ Folklore (được ghép từ 2 thành tố Folk: dân chúng, nhân dân, đại chúng; lore: tri thức, trí khôn) được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 đăng trong một bài báo nhỏ trên tạp chí “The Atheneum” - Luân Đôn để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước”. Theo W J.Thom thì Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của các thời trước Từ điển bách khoa toàn thư Anh, 1964: Folklore là tên gọi chung, thống nhất của những tín ngưỡng, truyền thống, thiên kiến đạo lí, nghi lễ, mê tín dị đoan của dân gian. Những câu chuyện cổ, những bài tình ca, dân ca và những câu tục ngữ đều nằm trong khái niệm này, và nhờ vào việc mở rộng ý nghĩa của khái niệm mà ngày nay, nó bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất mà ban đầu nó không tính đến. Định nghĩa Folklore của UNESCO: Folklore (trong nghĩa rộng văn hóa truyền thống được lưu truyền, phổ biến rộng của nhân dân) là sáng tác để định hướng cho một nhóm người nào đó và được hình thành theo truyền thống của các nhóm người, các thành viên, phản ánh sự chờ đợi, niềm hy vọng của cộng đồng trong những biểu hiện tương ứng với nó về nhận thức xã hội và văn hóa. “Các quy tắc, giá trị của Folklore được truyền đạt qua truyền miệng, mô phỏng hoặc bằng những con đường khác. Hình thức của nó là ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, trò chơi, thần thoại, phong tục, nghi lễ, nghề thủ công, kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác” [52, tr.8]. Ở Việt Nam chúng ta, khái niệm dân gian từ lâu đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Cũng như cội nguồn hàm chứa trong Folklore đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến, những gì thuộc về văn hóa dân gian bao gồm cả văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc… đến các giá trị vật chất khác. GS Trần Quốc Vượng – một học giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, trong đó nổi bật là nhận định của ông về Folklore đại ý như sau: Không hiểu nổi tính chất Folklorique làm sao mà hiểu nổi tính dân tộc Việt Nam… Cái nói lên bản sắc dân tộc là văn hóa dân gian. Bảng giá trị dân tộc về căn bản là bảng giá trị dân gian. Yêu nước gắn liền với thương dân là một hằng số, một nét trội vượt của đạo đức Việt Nam. Nói Folklore Việt 15
- Nam là nói tổng thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hóa dân gian ở mọi nơi trong mọi thời đại, của mọi thành phần dân tộc đang hiện tồn trên lãnh thổ Việt Nam. Nó có thể là một ngôi đền, một cái đình mà cũng có thể là một huyền thoại hay một câu chuyện thần kì. Nó có thể là một cái lư hương gốm sứ cổ, một cỗ kiệu sơn son thếp vàng ngày xưa mà cũng có thể là một câu tục ngữ cổ, một khúc dân ca… Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vui chơi (thể thao dân gian, võ, vật, đánh cầu, hát phết), hát hò (hát đò đưa, hò giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo), đến đời sống tâm linh (giỗ, tết, lễ hội) [52, tr.9-16]. Trong một bài nghiên cứu khi đề cập đến những hằng số của văn hóa dân gian Việt Nam, GS Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định “thần thái văn hóa dân gian, văn hóa Việt Nam nói chung dựa trên ba hằng số kinh tế xã hội là: nghề nông trồng lúa nước – người tiểu nông – làng xóm, trên nền tảng ấy đã nảy sinh và đi vào cả vĩnh hằng lịch sử di sản văn hóa folklore Việt Nam” [3, tr.46]. Theo nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thì Folklore (phônclo) thuật ngữ phiên âm từ tiếng Anh (Folklore = sự hiểu biết của nhân dân, trí tuệ của nhân dân) thường được dùng song song với thuật ngữ “văn học dân gian”. Văn hóa dân gian bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo, sử dụng, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Không một vùng đất nào, dân tộc nào, đất nước nào lại thiếu vắng văn hóa dân gian bởi văn hóa dân gian cũng chính là biểu hiện của văn hóa dân tộc [52, tr.11]. Năm 2013 tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Tổ Chức Văn Hóa và Giáo Dục Quốc Tế (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Được biết, đây là tín ngưỡng thờ cúng đầu tiên của nhân loại được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Từ sự kiện này ta có dịp nhìn nhận lại hình thức thờ cúng các vua Hùng như một giá trị và biểu tượng của văn hóa dân gian mà cụ thể ở đây là tín ngưỡng dân gian. Xét trong tương quan văn hóa thì giá trị và biểu tượng cũng là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau. Khi giá trị được kết tinh và làm nên cái cốt lõi sẽ tạo thành tính biểu tượng thẩm mỹ, trong mỗi biểu tượng ta sẽ tìm thấy giá trị hay hệ thống các giá trị văn hóa. Và như thế, trong biểu tượng Quốc tổ các Vua Hùng ta thấy các giá trị và tâm thức về cội nguồn và cố kết cộng đồng dân tộc, một trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam. Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước hết tiềm ẩn trong văn hóa dân gian. Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với văn hóa dân gian. Hệ biểu tượng này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và quy định những hành vi ứng xử của cộng đồng. Quốc tổ các Vua Hùng - biểu tượng về cội 16
- nguồn, về tâm thức "uống nước nhớ nguồn", mà căn cỗi của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia tộc, dòng họ. Văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Như vậy, có thể thấy rằng về thuật ngữ Folklore có nhiều cách luận giải khác nhau nhưng tựa chung lại thì có thể nói Folklore đều được các học giả, các nhà nghiên cứu nhìn nhận là tổng hợp các giá trị của văn hóa dân gian bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần, tồn tại từ xa xưa và tiếp tục được lưu truyền phát triển đến hôm nay và mai sau. Đặc biệt, các học giả cũng đã nhìn nhận Folklore như một cội nguồn của giá trị và sáng tạo cho con nguời. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhưng văn hóa dân gian vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể thay thế và tiếp tục được nhân dân lao động tin tưởng, sử dụng, sáng tạo và phát triển trong cuộc sống. 1.1.3. Khái niệm chất dân gian Như ở trên mục 1.1.1 ta đã tìm hiểu qua về khái niệm dân gian và trước khi tìm hiểu về chất dân gian, ta sẽ tìm hiểu khái niệm “chất” là gì để từ đó lý giải về khái niệm chất dân gian mà đề tài nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chất: bản thể của sự vật; chỉ chung những thuộc tính cơ bản của sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác, tạo nên giá trị của từng sự vật” [87, tr.98]. Như vậy, từ khái niệm về “chất” và khái niệm “dân gian” ta có thể hiểu “chất dân gian” là những yếu tố, những chất liệu, những hình thái vốn nằm trong các sáng tạo của nền văn hóa dân gian, thâm nhập một cách tự giác hoặc không tự giác vào những sản phẩm văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp, bác học. Ca dao, tục ngữ là những thể loại thuộc văn học dân gian, các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đều là những tác giả của văn học bác học nhưng trong tác phẩm đã có sử dụng văn học dân gian làm chất liệu. Vì thế, đọc những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trên ta thấy không khó để nhận ra có sự hiện diện của văn học dân gian. Ví dụ như trong tập Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, ta thấy những câu thơ được lấy ý tứ từ nguồn ca dao, tục ngữ, thành ngữ như câu “Ở bầu thì ắt dáng nên tròn/Xấu tốt thì đều lắp khuôn/Lân cận nhà giàu no bữa cốm/Bạn bè đứa trộm phải đau đòn/Chơi cùng đứa dại nên bầy dại/Kết với người khôn học nết khôn/Ở đằng thấp thì nên đằng thấp/Đen gần mực, đỏ gần son”. Trong Truyện kiều của Nguyễn du, ta bắt gặp khá nhiều câu thơ có sử dụng những 17
- yếu tố của văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, thành ngữ… Đó là hàng loạt các thành ngữ, tục ngữ được Nguyễn Du vận dụng một cách khéo khéo và hiệu quả như “Ra tuồng mèo mả gà đồng/Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào; “Đội trời đạp đất ở đời/Họ từ, tên Hải vốn người Việt Đông;”… Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng là tác giả sử dụng khá nhiều chất liệu của văn học dân gian, văn hóa dân gian vào trong thơ như “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng/Cầm bằng làm mướn, mướn không công”; “Bảy nổi ba chìm với nước non”; “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”; “Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé”… Tùy theo từng trường hợp, từng tác giả, tùy hoàn cảnh cụ thể của nghệ thuật bác học, chuyên nghiệp mà các chất liệu dân gian có sự thâm nhập ngẫu nhiên – không tự giác, do cảm hứng của tác giả, nhưng cũng có những trường hợp tác giả cố ý khi đưa chất dân gian, văn hóa dân gian vào trong hoạt động sáng tác nghệ thuật. Ở trường hợp của nhà văn Sơn Nam chẳng hạn, theo ý kiến của cá nhân tôi thì chất dân gian được nhà văn sử dụng trong các sáng tác của mình vừa là sự tự giác, ngẫu nhiên nhưng cũng có khi có dụng ý, tính toán kỹ lưỡng. Nói chất dân gian đi vào tác phẩm Sơn Nam một cách ngẫu nhiên là bởi nếu nghiên cứu sâu hơn về tác giả, tác phẩm ta sẽ thấy nhà văn vốn sinh ra, lớn lên và suốt cuộc đời gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân lao động. Chính hoàn cảnh sống đó đã tác động ít nhiều đến tư tưởng, cảm hứng của nhà văn. Ông am hiểu sâu sắc về mọi mặt của đời sống của tầng lớp nhân dân lao động, và cuộc đời ông cũng sống giữa những người dân lao động đó, không chỉ am hiểu mà Sơn Nam còn dành tình cảm đặc biệt với tầng lớp dân nghèo, với quê hương “miền cố thổ” nên ông viết không chỉ bằng tài năng mà còn bằng cả trái tim, tâm hồn với tình cảm sâu nặng. Đọc bất cứ tác phẩm nào của nhà văn, từ tiểu thuyết, biên khảo, hồi ký và đặc biệt là mảng truyện ngắn ta đều thấy chất dân gian “ngồn ngộn”. Đó có thể là những câu chuyện của dân gian vẫn thường truyền miệng nay được ông thi vị hóa thành tác phẩm văn chương như sự tích Đánh cọp Gò Quao trong tác phẩm cùng tên hoặc có khi là những câu văn ăm ắp thành ngữ, tục ngữ, ca dao với số lượng lên đến gần 700 câu trong gần 100 truyện ngắn, có những truyện mà số lượng các thành ngữ, tục ngữ xuất hiện khá nhiều như truyện Đơn Hùng Tín chào đời (21 lần), Con Bảy đưa đò (16 lần), Ruộng Lò Bom (19 lần)… và đặc biệt là trong tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau thì ở bất cứ truyện ngắn nào cũng có sự xuất hiện một trong các thể loại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đối, vè; tính trung bình mỗi tác phẩm có từ 4-5 câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đối… Là nhà văn chuyên nghiệp nên Sơn Nam rất ý thức đến nghề nghiệp của mình. Và lẽ dĩ nhiên, với nhà văn việc sáng tạo ra tác phẩm cũng bao hàm chủ ý nào đó. Sơn Nam đưa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn