intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu Văn học trong giai đoạn 1930 – 1945

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu Văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 sau đây để nắm bắt được những nội dung về sự phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu Văn học ở Việt Nam, những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong việc đổi mới ý thức phê bình, nghiên cứu Văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu Văn học trong giai đoạn 1930 – 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phạm Thị Thanh Nga ĐÓNG GÓP CỦA VŨ NGỌC PHAN, TRƯƠNG CHÍNH, ĐINH GIA TRINH VỀ MẶT PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
  2. LÔØI CAÛM ÔN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Thành Thi – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm TP. HCM và các thầy cô đã giảng dạy Cao học khóa 16 ngành Văn học Việt Nam. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Phòng Khoa học công nghệ và Sau Đại học trường Đại học Sư Phạm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học. Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008 Học viên thực hiện Phạm Thị Thanh Nga
  3. MÔÛ ÑAÀU 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu Phê bình văn học là một thể loại quan trọng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhờ việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ và những hoạt động sôi nổi của báo chí, công tác lý luận, phê bình ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều đại biểu xuất sắc. Trong số đó không thể không nhắc đến Vũ Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh. Mặc dù số lượng tác phẩm và phong cách nghiên cứu của ba nhà phê bình này có những nét khác nhau song đây đều là những tác giả đã để lại dấu ấn riêng của mình trên văn đàn Việt Nam. Khi tiến hành công việc phê bình văn học, các nhà phê bình chuyên nghiệp đều phải xác lập cho mình một hệ thống các quan niệm văn học phù hợp và những cách thức tiếp cận cần thiết để chiếm lĩnh đối tượng nghiên cứu. Có thể nói phương pháp phê bình của mỗi người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những thành tựu và hạn chế trong tác phẩm của họ. Vì vậy, xem xét một sự nghiệp khoa học, một công trình lý luận, phê bình, bên cạnh việc ghi nhận những sự kiện, thông tin, tri thức mà nhà khoa học cung cấp và luận giải, chúng ta còn phải xác định phương pháp tiếp cận của nhà khoa học thể hiện trong công trình. Chỉ khi đó ta mới hình dung được vị trí của ông ta trong sự vận động của phê bình theo dòng thời gian. Trong những năm gần đây, do ý thức được sự phát triển của phương pháp đánh dấu sự trưởng thành của lý luận, phê bình trên con đường hiện đại hóa nên vấn đề phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu văn học đã được đặt ra và đang thu hút sự chú ý của nhiều học giả. Tuy nhiên số công trình nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này vẫn chưa nhiều. Viết về các nhà phê bình, người ta mới chỉ quan tâm đến sự nghiệp trước tác và những đóng góp của họ cho văn học chứ chưa thực sự bàn luận về những phương pháp đã được họ sử dụng khi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cũng như các giai đoạn văn học. Việc tìm hiểu về phương pháp phê bình sẽ cho ta thấy con đường hình thành và quá trình hiện đại hóa của phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, các luồng tiếp thu và ảnh hưởng, nguyên nhân của nhiều cuộc tranh luận, tức là những điều mà nếu ta chỉ mô tả các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng một cách riêng lẻ thì khó có thể thấy rõ được. Đồng thời việc nghiên cứu như vậy cũng giúp ích nhiều cho việc giảng dạy văn trong trường THPT khi các tác phẩm lý luận, phê bình ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn. Chính vì những lý do trên, tác giả luận văn quyết định chọn cho mình đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945”. Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn muốn hướng đến các mục
  4. đích sau: - Xác định sơ bộ tiến trình phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam để từ đó thấy được sự tự ý thức về mình của văn học qua các thời kỳ. - Khảo sát toàn diện phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám. Đây cũng là cách để có thể đánh giá đúng đắn vị trí của các ông trong lịch sử văn học cũng như góp thêm một số kiến thức lý thuyết và thực hành cho nền lý luận, phê bình nước nhà. 2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, người viết sẽ phải quan tâm đến toàn bộ những tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong giai đoạn 1930 – 1945. Do điều kiện và khả năng hạn hẹp, người viết chưa thể tìm được tất cả những bài viết đã xuất hiện trên mặt báo của các tác giả này. Vì vậy, phạm vi khảo sát của luận văn sẽ chỉ gồm những tác phẩm đã được in thành sách. Cụ thể đó là các tác phẩm sau: - Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại, NXB Thăng Long, Sài Gòn. - Vũ Ngọc Phan (1963), Trên đường nghệ thuật, NXB Đời nay, Sài Gòn. - Đinh Gia Trinh (2005), Hoài vọng của lý trí, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Riêng với Trương Chính, do hai tập Dưới mắt tôi và Những bông hoa dại của ông chỉ được in lại trong những tuyển tập nên người viết sẽ tìm hiểu văn bản của chúng trong quyển Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Quyển 5 – Phần lý luận, phê bình) (Tập 4) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội xuất bản năm 2005. Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác, khách quan, khoa học, người viết cũng sẽ khảo sát một số tài liệu phê bình của các tác giả khác trong giai đoạn này hoặc giai đoạn sau cũng như các công trình và bài viết có liên quan đến đề tài. Những tác phẩm và bài viết về lý thuyết văn học cũng được tham khảo để làm cơ sở về mặt lý luận cho công trình. 3. Lịch sử vấn đề Vũ Ngọc Phan và Trương Chính là hai cái tên quen thuộc của phê bình văn học Việt Nam thế hệ 1932. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chuyên luận, chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về Trương Chính. Riêng với Vũ Ngọc Phan, năm 1998, Trần Thị Lệ Dung đã chọn đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho phê bình – nghiên cứu văn học qua Nhà văn hiện đại” cho luận văn thạc sĩ của mình. Rất tiếc do luận văn này được thực hiện ở Đại học Sư phạm Vinh nên người viết không có điều kiện tìm đọc. Vì nhiều lý do nên trước đây Đinh Gia Trinh ít được nhắc tới, số bài viết về ông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người viết nhận thấy Đinh Gia Trinh viết không nhiều song phần lớn những bài viết
  5. của ông đều có giá trị. Chúng là sự kết tinh của một trí tuệ mẫn tiệp và thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học. Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua không nhắc đến con người này và những phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học của ông. . 3.1. Khi mới xuất hiện, có khá nhiều luồng dư luận trái ngược nhau xung quanh tác phẩm Nhà văn hiện đại. Các tờ Dân báo và Tin mới khen ngợi Vũ Ngọc Phan vì thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, cách hành văn sáng suốt và những nhận định xác đáng [46, tr.142]. Trong khi đó, Lê Thanh lại cho rằng Vũ Ngọc Phan đã viết một lối “phê bình tỉ mỉ”, thiếu khoa học, “ghi cả những điều nhỏ quá” và “bỏ qua những điều rất quan trọng” [101, tr.368-372]. Ý kiến của Lê Thanh có nhiều nét giống với ý kiến của nhóm Thanh Nghị khi nhóm này chê trách Vũ Ngọc Phan đã thực hành một “lối văn nhà trường”, “một lối phê bình hoàn toàn Việt Nam”, “thích tỉ mỉ soi mói và không ưa nghĩ xa, nhìn rộng” [101, tr.379]. Tuy nhiên nhóm Thanh Nghị mà đại diện là Đinh Gia Trinh cũng công nhận Nhà văn hiện đại là “một công trình khảo cứu và phê bình có công phu, viết bằng một thứ văn linh hoạt và khá trau chuốt” [119, tr.292]. Trong lời tựa tập Dưới mắt tôi, Văn Ngoạn khẳng định các bài viết của Trương Chính đều “vâng theo một phương pháp nhất định” [104, tr.842] song ông không nói rõ đó là phương pháp gì. Căn cứ vào nhận xét sau đó của ông về Trương Chính: “hễ gặp một vấn đề xã hội chẳng hạn, ông Trương Chính rời địa vị khách quan, bước vào địa vị chủ quan mà hăng hái lập luận. Sau nhà phê bình, ta thấy hiện rõ nhà xã hội” [104, tr.842], ta có thể suy ra phần nào Văn Ngoạn đã thấy Trương Chính sử dụng phương pháp xã hội học. Theo Vũ Ngọc Phan, “lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp. Sự khen chê của ông đã có căn cứ, không đến nỗi vu vơ (…) Đối với cái “phương pháp ba W” của người Anh, Trương Chính là người rất trung thành” [78, tr.649]. Tuy vậy, Vũ Ngọc Phan chê Trương Chính “không sâu sắc”, “lời phê bình nhiều khi không nhất trí, khó mà biết được ý kiến rõ rệt của ông về một nhà văn”, đã thế ông lại còn “hay bắt bẻ thiên vị” [78, tr.654-655]. Trong giai đoạn này, người viết không tìm được bài viết nào đề cập đến phương pháp phê bình của Đinh Gia Trinh. 3.2. Ở miền Bắc, sau năm 1945, do những yêu cầu của nền văn nghệ cách mạng, những tác phẩm của giai đoạn trước ít được đề cập. Ở miền Nam thời gian này, Vũ Ngọc Phan và Trương Chính được các tác giả Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Tấn Long, Phạm Thế Ngũ, Thế Phong nhắc tới trong một số công trình về phê bình văn học Việt Nam của họ. Tuy nhiên hai ông không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên họ chỉ dành cho hai ông những đánh giá chung về vị trí, quan niệm (Nguyễn Văn Trung xếp Vũ Ngọc Phan, Trương Chính vào quan niệm phê bình ấn tượng chủ quan giáo điều), khuynh hướng (Thanh Lãng xếp Vũ Ngọc Phan vào khuynh hướng phê bình văn học sử, Trương Chính vào khuynh hướng phê bình cổ điển). Nhìn chung các tác giả này
  6. đều ghi nhận đóng góp của hai ông. Riêng Thanh Lãng trong quyển Phê bình văn học Việt Nam thế hệ 1932 cho rằng Trương Chính đã tiến hơn Thiếu Sơn và Phạm Quỳnh, Phan Khôi, thậm chí khởi sắc hơn cả Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan ở chỗ không tỉ mỉ, vụn vặt như hai tác giả này. Đáng nói là sau khi ca ngợi, Thanh Lãng lại chê phương pháp phê bình của Trương Chính rời rạc, không khái quát, nhìn tác phẩm như một hiện tượng riêng lẻ, cô lập và cuối cùng là không đem lại cái gì mới mẻ. Chính vì tiền hậu bất nhất như vậy nên lời bình luận của Thanh Lãng không thật thuyết phục. Trong bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, khi viết về tạp chí Thanh Nghị, Phạm Thế Ngũ tỏ ra biệt nhãn Đinh Gia Trinh hơn cả. Theo ông, đây là ngòi bút khả ái bậc nhất ở Thanh Nghị với “một khiếu phân tích sắc bén”, “một cái nhìn hơi nghiêm khắc nhưng công minh, nhiều nhận định đúng và hay” [71, tr.660]. 3.3. Từ những năm 1980, cùng với sự đổi mới của văn học nước ta, vấn đề nghiên cứu di sản lý luận, phê bình trước 1945 được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhiều bài viết có giá trị về Vũ Ngọc Phan lần lượt xuất hiện. Trần Thị Việt Trung tin tưởng Vũ Ngọc Phan là nhà phê bình có ý thức nghề, có “trình độ lý thuyết vững vàng” và “phương pháp phê bình bài bản nhất” trong số các nhà phê bình trước 1945. Vì vậy, bà ngạc nhiên trước “thái độ khe khắt” của Vũ Ngọc Phan đối với các nhà phê bình đương thời [46, tr.143]. Đặng Tiến đề cao vai trò “kẻ vạch lối trong rừng hoang“ của Vũ Ngọc Phan. Theo Đặng Tiến, Vũ Ngọc Phan có lối phê bình “khoa học, khách quan, vừa tổng hợp vừa phân tích”, “công tâm và công bình” [46, tr.125, 127, 129]. Cùng một cách suy nghĩ như vậy, nhiều tác giả khác (Tô Hoài, Huy Cận, Phong Lê… ) ca ngợi năng lực tổng hợp, khái quát, cách làm việc khoa học, “nói có sách, mách có chứng” và khả năng đưa ra những nhận định văn học chính xác của Vũ Ngọc Phan. Bùi Hiển nhận xét Vũ Ngọc Phan luôn đối chiếu “cái đang đọc” với “thực tế Việt Nam thời bấy giờ” [46, tr.39], nói cách khác ông thấy được tính xã hội trong phương pháp phê bình của Vũ Ngọc Phan. Khi “học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan”, Vũ Ngọc Khánh rút ra kết luận: vào những ngày đầu xây dựng nền quốc văn, Vũ Ngọc Phan là “người trước nhất, nhiều nhất nếu không phải là duy nhất đề cập đến vấn đề xác định thể loại” [46, tr.56]. Phát triển ý kiến trên, Nguyễn Ngọc Thiện có bài nghiên cứu “những đóng góp buổi đầu của Vũ Ngọc Phan trong nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại và phong cách”, đặc biệt là trong nghiên cứu tiểu thuyết. Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét “Vũ Ngọc Phan đã cố gắng trung thành với phương pháp so sánh, phân định nhà văn và tác phẩm theo nhóm và loại mà ông tâm đắc” [103,
  7. tr.73]. Vấn đề này cũng đã được sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Le roman Vietnamien contemporain) của Bùi Xuân Bào nói đến từ năm 1972. Năm 1995, ở cuối bài viết Vũ Ngọc Phan và sự nghiệp phê bình, nghiên cứu văn học hiện đại, Phan Cự Đệ khẳng định “phương pháp khoa học” “căn cứ vào những bằng chứng xác thực để phê bình” của Vũ Ngọc Phan đã tiến bộ hơn nhiều so với lối phê bình ấn tượng và quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam. Tuy nhiên hạn chế của Vũ Ngọc Phan là chưa vượt qua được “lý thuyết phê bình của Brunetière về luật tiến hóa” [13, tr.665]. Trong chuyên đề Lí luận văn học so sánh, Nguyễn Văn Dân kể ra “người đầu tiên có ý thức bàn luận đến văn học so sánh về mặt phương pháp luận” là Vũ Ngọc Phan. Tuy mới chỉ dùng phương pháp thực chứng nhưng ông đã sớm “đề cập đến cả ba đối tượng của văn học so sánh”. Quan điểm so sánh tương đồng của ông thậm chí đã “đi trước các nhà so sánh luận thế giới” [7, tr.30, 31, 33]. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi như trên, không ít tác giả cho rằng phương pháp phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Trần Đình Sử nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã biết sử dụng “phương pháp thực chứng” trong nghiên cứu văn học đáng tiếc là phê bình của ông còn “giới hạn trong việc phẩm bình văn, tính chủ quan rất đậm” [15, tr.704, 705]. Trần Đình Sử cũng đồng ý với Đỗ Lai Thúy khi khẳng định Vũ Ngọc Phan “không cắt nghĩa, lí giải tác phẩm như một hiện tượng nghệ thuật văn hóa xã hội, mà chỉ vẽ hay dở cho nhà văn, nên nhiều khi rơi vào bắt bẻ vụn vặt” [15, tr.709]. Nguyễn Thị Thanh Xuân chỉ ra “phương pháp hệ thống” và phần nào những mầm mống của “phương pháp tiếp cận văn học theo đặc trưng thể loại” trong quyển Nhà văn hiện đại [123, tr.299, 305]. Tuy vậy, theo bà, những phương pháp này chưa được Vũ Ngọc Phan áp dụng một cách nhuần nhuyễn, do đó chúng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cũng như Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã tiến hành một phương pháp làm việc khoa học [103, tr.413], song “ông còn quá nghiêng về mặt cảm thụ nghệ thuật mà chưa thật sự sâu về mặt logic khoa học, tính khái quát các vấn đề văn học chưa cao” [103, tr.421]. Lại Nguyên Ân đề cập đến “lối viết chân phương” “dạng bút ký của nhà biên khảo”. Ông cho rằng “giá trị chủ yếu của Nhà văn hiện đại là ở “chất” nghiên cứu của nó” chứ không phải chất phê bình [46, tr.137, 138, 140]. Theo Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương, Vũ Ngọc Phan đã “chối bỏ lập trường phê bình khách quan, bằng cách tách rời thân thế của tác giả với tác phẩm” [89, tr.196]. Ông không lý giải thơ văn từ cuộc đời tác giả mà lựa chọn cho mình một phương hướng chủ quan, cổ điển, thiên về khen chê vụn vặt. Đây cũng là nhận xét của Trịnh Bá Đĩnh trong bài Ba kiểu nhà phê bình hiện đại.
  8. Ở bài viết này, Trịnh Bá Đĩnh xếp Vũ Ngọc Phan vào nhóm các nhà bình giải văn học – những người giới hạn cảm quan và sự hoạt động của mình chỉ trong lĩnh vực văn học, tránh việc cắt nghĩa văn học từ các lĩnh vực khác. Trên Tạp chí Văn học số 6 năm 2000, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được Đỗ Lai Thúy nhắc đến như “một cố gắng không thành đưa phê bình văn học Việt Nam lên trình độ khoa học”. 3.4. Khi nghiên cứu phê bình văn học giai đoạn 1930 – 1945 hầu như không nhà nghiên cứu nào không nhắc tới Trương Chính và tác phẩm Dưới mắt tôi. Tuy vậy, họ thường chỉ điểm qua vài nét về nội dung tập sách chứ không nói gì đến phương pháp phê bình của ông. Ở thời điểm hiện tại, số lượng bài nghiên cứu có chất lượng về Trương Chính mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương cho rằng Trương Chính “không tạo cho mình một khuynh hướng nào rõ rệt, mà chỉ đi theo lối cũ tức là khuynh hướng phê bình chủ quan, cổ điển, không thoát ra khỏi tư tưởng giáo điều của những nhà phê bình trước đây đã áp dụng” [89, tr.173]. Ông đánh giá sự hay dở của tác phẩm chủ yếu dựa trên cảm nhận riêng tư chứ không đứng ra ngoài tác phẩm để nhìn nhận một cách khách quan. Có lẽ cũng cùng ý kiến như vậy nên Tôn Thảo Miên nhận định Trương Chính “viết phê bình hoàn toàn dựa vào trực giác, vào lòng mến yêu văn chương, vào khiếu thẩm mỹ… của mình”, ở nhiều chỗ ông đánh giá “chưa chuẩn xác và khách quan” [103, tr.377-378] còn Trịnh Bá Đĩnh xếp Trương Chính vào hình thái tư duy phê bình mĩ học – loại phê bình có tính chất chủ quan, thiên về việc thể hiện cảm xúc và suy tưởng của nhà phê bình đối với đối tượng là tác phẩm văn học [103, tr.202]. Trong cuốn Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945), Nguyễn Thị Thanh Xuân đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về lối phê bình của Trương Chính. Bà đánh giá “những bài phê bình tác phẩm của Trương Chính thường mang lại cho người đọc cảm giác đó là sự thực hành chưa thật nhuần nhuyễn những kiến thức trong nhà trường về phê bình văn học”. “Về phương pháp, Trương Chính thiên về phê bình xã hội học” [123, tr.274-275]. 3.5. Đinh Gia Trinh là một trong những tên tuổi lý luận, phê bình văn chương trước cách mạng hiện còn bị khuất lấp sau lớp bụi thời gian. Mãi đến năm 1996, khi tác phẩm Hoài vọng của lý trí tập hợp những bài phê bình và tùy bút của ông được xuất bản người ta mới nhận ra Đinh Gia Trinh là một cây bút phê bình và tiểu luận văn học rất đáng trân trọng. Viết về nhóm Thanh Nghị, Nguyễn Thị Thanh Xuân dành khá nhiều thiện cảm cho Đinh Gia Trinh. Bà cho đây là cây bút “am hiểu tri thức lý luận văn học phương Tây và vận dụng vào lí giải các hiện tượng văn học Việt Nam khá uyển chuyển” [123, tr.82]. Nhận xét trên cũng tương tự như nhận xét của Vương Trí Nhàn ở bài viết Khuôn mặt tinh thần của một trí thức hoạt động văn học. Trong bài viết này, Vương Trí Nhàn cho rằng Đinh Gia Trinh
  9. đã tiếp thu được “óc khoa học” của phương Tây, điều đó thể hiện rõ qua bài tranh luận của ông với Nguyễn Bách Khoa về vấn đề Truyện Kiều [119, tr.463]. * * * Điểm lại tất cả những ý kiến trong gần bảy thập kỷ vừa qua, ta thấy giữa các nhà nghiên cứu có sự thống nhất và cũng có những khác biệt. Nhìn chung các bài viết về Đinh Gia Trinh không nhiều và khá nhất quán. Các tác giả đều nhận thấy nhờ tiếp thu được hệ thống tri thức lý luận phương Tây và biết cách vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn nên những trang viết của ông có nhiều chỗ vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Về phía Trương Chính, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc Phan: lối phê bình của Trương Chính đã bắt đầu kỹ càng và có phương pháp, mọi sự khen chê đều dựa trên những căn cứ xác thực, tuy nhiên dấu ấn chủ quan, giáo điều thể hiện rõ nét trong những nhận xét của ông khiến cho bài phê bình nhiều lúc chưa thật thuyết phục. Khác với trường hợp của Đinh Gia Trinh và Trương Chính, những ý kiến đánh giá về Vũ Ngọc Phan tương đối phong phú và phức tạp. Mặc dù ai cũng khẳng định tầm vóc đồ sộ của bộ Nhà văn hiện đại và những đóng góp của Vũ Ngọc Phan cho nền văn học nước nhà nhưng về phương pháp phê bình của ông thì mọi người vẫn chưa hoàn toàn nhất trí. Có người bảo ông đã thực hiện một lối phê bình theo phương pháp khoa học, cụ thể là ông đã sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thực chứng, phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận theo đặc trưng thể loại vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học. Nhưng cũng có người lại cực lực phản đối lối phê bình vụn vặt, tùy tiện, thấy cây không thấy rừng của ông. Họ cho rằng cái cách Vũ Ngọc Phan bắt bẻ từng li từng tí những chỗ hay dở không giúp ích gì nhiều cho việc soi rọi tác phẩm; có thể nói ông đã thực hiện một lối phê bình hoàn toàn chủ quan, ấn tượng, tách rời tác giả với tác phẩm, cô lập nghệ thuật với các lĩnh vực khác. Tuy mức độ quan tâm của giới nghiên cứu đối với ba nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh có khác nhau nhưng nhìn chung phương pháp phê bình của ba ông đều chưa được khảo sát một cách toàn diện, sâu kĩ mà mới chỉ được nhắc tới bằng những nhận định khái quát. Đó chính là vấn đề còn bỏ ngỏ chờ chúng ta giải quyết. Trong phạm vi của luận văn, người viết sẽ tổng hợp những ý kiến của người đi trước, phân tích, chứng minh và triển khai cụ thể để phần nào chỉ ra những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
  10. - Phương pháp lịch sử – xã hội: Phương pháp này chủ trương đặt hiện tượng văn học vào bối cảnh lịch sử xã hội để nghiên cứu, nó giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu trở nên thuyết phục bởi những bằng chứng xác thực lấy từ đời sống thực tiễn. Miêu tả các phương pháp phê bình theo quan điểm lịch sử xã hội sẽ giúp chúng ta thấy được sự hình thành và phát triển của chúng trong những mối liên hệ với điều kiện xã hội – lịch sử – văn hóa cụ thể, từ đó làm bật lên những đóng góp mà các phương pháp này đem lại cũng như những hạn chế thời đại của chúng. - Phương pháp mỹ học tiếp nhận: Giống như các tác phẩm văn học, các công trình phê bình, nghiên cứu văn học cũng chịu sự tiếp nhận, phán xét của người đọc và của chính giới phê bình. Nhìn vào phần Lịch sử vấn đề phía trên ta sẽ thấy rõ điều này. Đó chính là lý do người viết muốn thực hiện việc nghiên cứu của mình dưới góc độ tiếp nhận văn học. Chỉ như vậy, chúng ta mới có được cái nhìn khách quan, chính xác khi xem xét các hiện tượng. - Phương pháp hệ thống: Trong tự nhiên và trong xã hội, không có sự vật nào tồn tại hoàn toàn riêng rẽ, biệt lập. Việc tìm hiểu một sự vật, hiện tượng sẽ không thu được những kết quả như mong đợi nếu ta không biết đặt chúng vào những hệ thống. Hơn nữa, bản thân sự vật, hiện tượng cũng là một thực thể bao gồm nhiều yếu tố, nhiều phương diện có mối liên hệ phức tạp với nhau. Phương pháp hệ thống sẽ giúp ích cho việc nhận thức vị trí của phương pháp nghiên cứu đối với sự nghiệp văn học của tác giả, vị trí của tác giả trong toàn bộ nền phê bình văn học và vị trí của phê bình văn học trong toàn bộ lịch sử văn học nói chung. Ngoài ra nó cũng khiến ta có cái nhìn khách quan, toàn diện khi xem xét lịch sử phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng để đối chiếu các giai đoạn văn học, cảc hiện tượng văn học, các tác giả và các công trình phê bình với nhau để tìm ra những nét tương đồng và nét đặc thù nhằm làm sáng tỏ bản chất của chúng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Chọn lựa đề tài “Đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học trong giai đoạn 1930 – 1945”, người viết hi vọng sẽ có thể góp một phần công sức nhỏ bé cho nền lý luận, phê bình văn học Việt Nam về cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn. So với các công trình nghiên cứu lý luận, phê bình trước đây, đề tài có những nét mới như sau: - Phác thảo được sơ nét hành trình diễn tiến của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Việt Nam. Như chúng ta đã biết, chính sự xuất hiện của phương pháp đã biến phê bình
  11. thành một khoa học thực sự. Vì vậy việc nghiên cứu về các phương pháp phê bình sẽ cho ta thấy được sự vận động của tư duy khoa học trong văn học. - Tìm hiểu được một cách khá toàn diện những đóng góp về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong giai đoạn 1930 – 1945. Đây là một cách hữu hiệu để khẳng định tầm vóc của các nhà phê bình này qua mức độ am hiểu và vận dụng các tri thức lý luận cũng như khả năng cảm thụ bén nhạy của họ. - Từ việc thấy được sự vận động, phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học và sự thể hiện cụ thể của chúng trong tác phẩm của những nhà phê bình nổi tiếng, rút ra những bài học kinh nghiệm khi phân tích, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học. Đây là một công việc ý nghĩa đối với những người học văn nói chung và những người dạy văn nói riêng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu (13 trang) và kết luận (7 trang), luận văn được chia thành ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu: Chương 1: Sự phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam Chương này sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học và lịch sử phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, người viết sẽ đặc biệt chú ý đến các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học xuất hiện vào giai đoạn 1930 – 1945. Đây chính là cơ sở để chúng ta thấy được vị trí và vai trò của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong giai đoạn này. Chương này dài 37 trang Chương 2: Những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong việc đổi mới ý thức phê bình, nghiên cứu văn học Chương này sẽ đi vào khảo sát những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh trong việc đổi mới ý thức phê bình, nghiên cứu văn học. Ở chương này, người viết sẽ bàn về quan niệm văn học và quan niệm về công việc phê bình, nghiên cứu văn học của các ông trong tương quan với quan niệm truyền thống của văn học trung đại và quan niệm của các nhà phê bình đương thời. Chương này dài 24 trang Chương 3: Những đóng góp của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Đinh Gia Trinh về mặt phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học Chương này sẽ đi sâu vào nghiên cứu những phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học đã được Vũ Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh sử dụng. Qua đó, người viết sẽ bước đầu chỉ
  12. ra phong cách phê bình của các ông. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá những thành tựu và hạn chế cũng như những đóng góp về mặt phương pháp luận của ba nhà phê bình kể trên. Chương này dài 63 trang
  13. CHÖÔNG 1 SÖÏ PHAÙT TRIEÅN CUÛA CAÙC PHÖÔNG PHAÙP PHEÂ BÌNH, NGHIEÂN CÖÙU VAÊN HOÏC ÔÛ VIEÄT NAM 1.1. ĐÔI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 1.1.1. Khái niệm phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học Để trả lời cho câu hỏi “Phương pháp là gì?”, ta hãy xem xét một câu nói của Bêcơn: “Người què đi theo đường, theo lối sẽ đến trước người lành đi không có đường, có lối” [37, tr.43]. Hình ảnh con đường trong câu trên được dùng thay cho khái niệm phương pháp. Không phải ngẫu nhiên mà có một sự liên tưởng như vậy. Trong tiếng Pháp, từ Méthode (phương pháp) có nguồn gốc ở một từ Hy Lạp có nghĩa là “con đường đi tới” (met = đi tới, odos = con đường). Chúng ta có thể hiểu đây là con đường đi đến kết quả mong muốn, con đường tiếp cận chân lý. Từ cách hiểu này, GS Hoàng Ngọc Hiến định nghĩa phương pháp như sau: “phương pháp là những phương thức chiếm lĩnh đối tượng về phương diện lý thuyết cũng như về phương diện thực hành” [37, tr.43]. Trên cơ sở đó, người viết thử đưa ra khái niệm phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học: phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học là cách thức giúp cho chủ thể chiếm lĩnh đối tượng văn học (tác giả, tác phẩm, sự kiện, giai đoạn…) một cách hiệu quả. Khái niệm trên đã cho thấy phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học vừa là điều kiện, phương tiện, lại vừa là sản phẩm, kết quả của tư duy khoa học. Nó chính là cầu nối giữa chủ thể nghiên cứu (nhà phê bình) và đối tượng nghiên cứu (tác giả, tác phẩm, trào lưu…). Vì lẽ đó, nó là một hoạt động vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Chủ quan vì chịu sự chi phối của năng lực sáng tạo khoa học và mục đích khoa học của chủ thể nghiên cứu. Khách quan vì phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của đối tượng nghiêu cứu. Do vậy, sau khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đối tượng và mục đích của chính mình để xác định một hay nhiều phương pháp phù hợp. Trong suốt quá trình thực hiện phương pháp, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan phải gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để soi sáng những vấn đề cần giải quyết. 1.1.2. Vai trò của phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học Chế Lan Viên, một nhà thơ rất thành công trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học, từng khẳng định nhà phê bình là kẻ thất bại trong sáng tác. Bàn về phê bình, Nguyễn Quang Sáng cũng đưa ra nhận xét: “Viết không viết, vẽ không vẽ, chỉ có khen với chê cũng làm không đúng” [16]. Cho đến nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng phê bình, nghiên cứu văn học là một thể loại dễ viết. Chỉ cần lược lại nội dung tác phẩm rồi nêu ra một ít cảm nhận của bản thân hoặc đôi ba dòng
  14. nhận xét chỗ này hay, chỗ kia dở là chúng ta có ngay một bài phê bình. Quả là một suy nghĩ sai lầm. Nhiều nhà phê bình chân chính đã cực lực phản đối suy nghĩ đó. Thực tế cho thấy phê bình là một công việc khó khăn. Muốn thành công, nhà phê bình phải có trực giác bén nhạy, vốn kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt là một phương pháp phê bình khoa học. Thật vậy, phê bình mà không có phương pháp khoa học sẽ chỉ là những cảm xúc vụn vặt, trực tiếp, tức thời, mang nặng ấn tượng chủ quan, từ đó dễ dẫn đến những nhận định mang tính áp đặt, quy chụp, suy diễn. Điều này có thể được chứng minh cụ thể bằng thực tiễn phê bình văn học nước ta. Vào thời trung đại, khi cách nghiên cứu tác phẩm mới chỉ dừng lại ở việc trình bày những cảm nhận, những lời bình giải chung chung thì rõ ràng là phê bình văn học kém phát triển, nó hoàn toàn không thể xem là sự luận giải về mình của văn học. Và dĩ nhiên nó cũng không đảm nhiệm được chức năng chiếc cầu nối trung gian giữa tác giả và công chúng, giữa tác phẩm và người đọc. Chân lý của khoa học thường đạt được nhờ sự nỗ lực vận dụng các phương pháp tiếp cận của giới khoa học. Phải khẳng định rằng sự phát triển của một bộ môn khoa học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nghiên cứu của bộ môn khoa học đó. Nếu không có một phương pháp phê bình hợp lý làm kim chỉ nam cho công việc nghiên cứu văn học thì chúng ta sẽ rất khó tìm hiểu tác phẩm, tác giả, trào lưu văn học… một cách chính xác, khách quan. Làm sao chỉ ra cái hay, cái đẹp của ngôn từ Truyện Kiều nếu không có những tri thức thi pháp học? Làm sao hiểu hết giá trị của một tác phẩm nếu không xuất phát từ cách tiếp cận văn hóa – lịch sử – xã hội? Mỗi phương pháp có một ưu thế riêng trong việc khám phá, giải thích, cắt nghĩa văn học. Sự quan tâm đến vấn đề phương pháp chính là một dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành của văn học và sự phát triển của tư duy khoa học. Đúng như Lép Tônxtôi đã nói: “Điều quý hóa không phải là biết quả đất tròn, mà là biết người ta đã biết được điều ấy như thế nào” [37, tr.43]. Tóm lại, phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học có vai trò quan trọng đặc biệt đối với công tác phê bình, nó chi phối và thậm chí quyết định những thành tựu và hạn chế của các công trình phê bình. Phương pháp chính là chiếc chìa khóa giúp người đọc mở cánh cửa bước vào tác phẩm văn chương. 1.1.3. Tính bình đẳng của các phương pháp Trong tập hợp các phương pháp của ngành phê bình, nghiên cứu văn học, mỗi phương pháp có ưu thế riêng, không có phương pháp nào giữ vị trí thống trị. Mỗi phương pháp đều có sở trường và sở đoản. Chính những hạn chế của phương pháp này là điều kiện nảy sinh và tồn tại của phương pháp khác. Đấy là lý do cho sự chung sống hòa bình của nhiều phương pháp phê bình mà không nhất thiết phải loại trừ nhau và càng không thể chỉ có một phương pháp độc tôn. Tự bản thân các phương pháp không thể nói lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng. Phương pháp chưa hẳn là giá trị, đúng hơn là mỗi phương pháp có giá trị của nó, vấn đề là người
  15. phê bình khai thác ưu thế của phương pháp đó như thế nào. Trong phê bình, nghiên cứu văn học, ít khi nào người ta chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất. Đó là vì các đối tượng nghiên cứu không bao giờ là những đối tượng biệt lập mà chúng luôn luôn nằm trong những mối quan hệ tương tác với nhau; mặt khác, một đối tượng luôn có nhiều khía cạnh và đặc điểm khác nhau mà một phương pháp không thể bao quát hết được. Vì thế phải dựa trên các nguyên tắc: khách quan – toàn diện – cụ thể – lịch sử – phát triển mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp, tránh tuyệt đối hóa một phương pháp phê bình cụ thể nào đó. Tốt nhất là tùy theo tính chất của đối tượng nghiên cứu mà chọn lấy một phương pháp thích hợp làm chủ đạo, và lấy một số phương pháp khác làm bổ trợ. Cần thấy rằng tất cả các phương pháp đều bình đẳng, chúng chỉ có sự phân cấp chính – phụ trong một công trình khoa học cụ thể, và sự phân cấp chính – phụ đó phụ thuộc vào mục đích, đối tượng và tính chất của công trình nghiên cứu. Một phương pháp khi được áp dụng cho công trình nghiên cứu này có thể là phương pháp chính nhưng khi được áp dụng cho một công trình khác nó lại là phương pháp phụ. Dĩ nhiên phụ ở đây có nghĩa là phụ trợ chứ không phải là kém giá trị hơn. Một nhà phê bình không nhất thiết phải trung thành với một phương pháp, nhưng sự chuyên chú vào một phương pháp có thể giúp nhà phê bình tạo được dấu ấn trong lịch sử văn học (ví dụ như Hải Triều với phê bình xã hội học mácxít, Trần Đình Sử với thi pháp học, Đỗ Lai Thúy với văn hóa học…). Ngày nay, chúng ta không khuyến khích sự độc tôn của phương pháp phê bình nhưng vẫn rất cần sự chuyên sâu về phương pháp. 1.2. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM Để thấy rõ sự phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc qua sự phát triển của nền lý luận, phê bình Việt Nam nói chung. Vì vậy, trong phần này, người viết sẽ điểm sơ nét về lịch sử phát triển của lý luận, phê bình văn học Việt Nam nhằm làm bật lên sự xuất hiện và phát triển của các phương pháp phê bình, nghiên cứu văn học. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện, khách quan khi đánh giá về những đóng góp nổi bật của giai đoạn 1930 – 1945 trong dòng chảy của lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam. 1.2.1. Trước XX Phê bình văn học ở Việt Nam, xét như một hoạt động chuyên ngành, là một thể loại trước đây chưa từng có. Nó hoàn toàn là con đẻ của sự hiện đại hóa văn học thế kỷ XX. Tuy vậy, phê bình không phải là một sản phẩm ngoại nhập, thuần túy của phương Tây. Nó đã có những mầm mống đầu tiên từ nhiều thế kỉ trước. Ngay từ thế kỉ XIV, XV, công việc ghi chép, biên soạn, sưu tầm, bổ sung những truyền thuyết, những truyện ngụ ngôn trong dân gian… đã được ông cha ta chú trọng. Những thuật ngữ như phê
  16. văn hay bình thơ thực ra không xa lạ gì với các nhà nho xưa – những tác giả chủ yếu của nền văn học trung đại Việt Nam. Mỗi thi tập, văn tập ra đời đều kèm theo lời đề tựa của đôi ba người bạn thân và nhiều lúc là lời bạt của chính tác giả. Trong chốn thư phòng yên tĩnh, những khi ngâm vịnh xướng họa, cha ông ta hẳn cũng có sự khen chê, bình giải của riêng mình về những tác phẩm quá khứ hay đương thời. Các cụ cũng trao đổi thư từ, đọc và suy nghĩ về văn thơ một cách say mê. Chỉ riêng Đoạn trường tân thanh đã làm tốn giấy mực của biết bao nhà nho và có hẳn một cuộc thi Vịnh Kiều được vua Tự Đức tổ chức. Xung quanh tác phẩm này có không ít bài phê bình, tranh luận rồi thậm chí vịnh lại tác phẩm bằng thơ. Có thể kể ra đây những bài vịnh Kiều của Phạm Quý Thích, Nguyễn Khuyến cùng tập Thanh Tâm tài nhân thi tập và bài Tựa tổng luận về Kiều của Chu Mạnh Trinh. Năm 1971, trong quyển Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp nói đến hai tập sách thuộc về thế kỷ XV của Quách Hữu Nghiêm (Phê bình tập Văn Minh cổ súy) và Đào Cử (Phê bình cuốn Cổ Tâm bách vịnh) như là hai tập phê bình hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam [30, tr.214, 216]. Đến năm 2000, trong luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài Tìm hiểu ý thức văn học trung đại Việt Nam, Lê Giang cho rằng những lời tựa của Phan Phu Tiên, Lý Tử Tấn, Chu Xa và những lời phê bình của Lý Tử Tấn trong bộ Việt Âm thi tập (1433) – bộ thi tuyển đầu tiên của nước ta – có thể coi là mốc mở đầu cho lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà, tiếp đó ông cũng nhắc lại những ý kiến phía trên của Trần Văn Giáp [29, tr.56]. Nếu quan niệm phê bình văn học nghĩa là tiến hành phân tích và đánh giá tác giả và tác phẩm văn chương thì có thể thấy ngay rằng từ thế kỉ XV, các bài tựa, các lời bạt, các cuộc nói chuyện thơ, các lời bình… cũng đã chứa đựng những yếu tố của phê bình, dĩ nhiên là ở một trình độ khác với phê bình hiện đại rất nhiều. Trong những bài viết này, ta thấy một số khái niệm mang tính công cụ của phê bình như: thể, ý, lời, khí, tứ thơ, ngôn pháp và tâm pháp; tình, cảnh, sự; lập ý, luyện ý, đặt câu, dùng chữ, tiết tấu, phong cách…, đã được sử dụng để tiếp cận đối tượng và đánh giá chúng trên cơ sở văn bản, qua đó thể hiện những quan điểm nghệ thuật của người viết. Đặc biệt, do hoạt động phê bình chủ yếu được tiến hành giữa những nhà thơ, những trí thức Nho học có quen biết nhau nên tính giao lưu, đối thoại được thể hiện khá rõ. Tuy nhiên các hoạt động ấy chưa thể dẫn đến sự ra đời của một nền phê bình thật sự. Mặc dù đã nêu được những vấn đề cơ bản về tác giả và tác phẩm như thân thế và phong cách của nhà thơ, một số đặc điểm thể loại, quá trình hình thành tác phẩm và cái thần của từng bài thơ nhưng trong khi phân tích tác phẩm, người viết mới chỉ đưa ra những nhận định rất vắn tắt về nội dung và hình thức, giá trị tư tưởng cùng ý nghĩa thực tiễn của nó. Thông thường đó chỉ là những đánh giá hết sức ngắn gọn, hàm súc, còn mang màu sắc cảm tính, ít được chứng minh. Ở nhiều trường hợp, các tác giả hầu như hoàn toàn đồng nhất phê bình với sáng tác. Họ bày tỏ quan điểm của mình về một tác
  17. phẩm bằng cách sáng tạo một tác phẩm khác. Tác phẩm ban đầu là đối tượng gợi hứng thì đúng hơn là đối tượng phê bình. Một lý do khác giải thích cho sự kém phát triển của thể loại phê bình văn học ở nước ta là quan niệm của người xưa về văn học. “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo” – mục đích của người sáng tác chủ yếu nhằm biểu dương những tình trung hiếu tiết nghĩa và bảo vệ, duy trì luân lý, đạo đức. Vì lẽ đó, phê bình văn chương với họ không dựa vào sự cảm thụ nghệ thuật mà chủ yếu dựa trên nền tảng luân lý đã được thấm nhuần. Nhà nho yêu ghét nhiều khi không căn cứ vào văn bản mà chỉ xét nhân thân của chủ thể sáng tác. Phạm Thái phê bình bài Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng chẳng qua vì “Xưa hắn làm tôi triều Lê, nay ra làm Ngụy lại còn tụng Tây Hồ mà chẳng thẹn mặt! Ghét đứa nịnh làm sao!”. Nguyễn Công Trứ – một nhà nho tài hoa – đứng trên quan điểm phong kiến cũng không khỏi nặng lời với Kiều: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”... Lối phê bình chỉ dừng ở mức giới thiệu chung chung hoặc đưa ra một vài ý kiến diễn tả ấn tượng, sự đồng điệu của mình với tác phẩm rồi đề cập đến đôi nét nghệ thuật như vậy được xem là phê bình trực giác (không nên hiểu là nó đồng nhất hoàn toàn với phương pháp trực giác trong phê bình Âu Tây), chủ yếu dựa vào cảm nhận cá nhân, không sử dụng đến những thao tác khoa học, không phân tích bằng lí trí. Kiểu phê bình này chỉ giới thiệu cho người đọc những ấn tượng chủ quan, sơ sài về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách tác giả chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu các nguồn ảnh hưởng và các yếu tố cấu thành tác phẩm. Từ đặc điểm đó, ta có thể kết luận rằng phê bình văn học trung đại Việt Nam hầu như chưa có phương pháp, hoặc nếu cố gắng gạn lại để khái quát thì có thể gọi đó là phương pháp trực giác có tính chất chủ quan và giáo điều. 1.2.2. Từ đầu XX đến 1930 Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào Cần vương và những cuộc chiến đấu của các văn thân đều lần lượt thất bại. Thực dân Pháp sau khi ổn định xong chế độ cai trị của chúng đã quyết định thay đổi giáo dục, phế bỏ Hán học, truyền bá chữ quốc ngữ. Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học (phần lớn là tiểu tư sản) ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người đọc sách. Nó mang lại cho lớp trí thức trẻ ấy óc suy xét khách quan, lối làm việc khoa học và thói quen độc lập trong tư duy. Văn học nói chung và phê bình, nghiên cứu văn học nói riêng vì thế cũng bắt đầu có những biến chuyển để làm mới mình theo xu hướng hiện đại hóa. Lịch sử phê bình văn học Việt Nam có lẽ bắt đầu từ Đông Dương tạp chí (1913) với mục Bình phẩm sách mới, và Nam Phong tạp chí (1917) với những bài phê bình theo lối mới của Thái Tây. Trên các tạp chí này đã xuất hiện hai khuynh hướng. Thứ nhất là khuynh hướng tìm lại những
  18. giá trị văn hóa dân tộc của các tác giả Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm, Lê Thước, Trần Trung Viên, Bùi Kỷ. Thứ hai là khuynh hướng giới thiệu tư tưởng, học thuật của Tây phương, tiêu biểu có Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Hai khuynh hướng trên đã đặt những nền móng vững chắc, góp phần tích cực cho sự đổi mới của phê bình văn học giai đoạn này. Từ ngày có báo chí và sách quốc văn, Phạm Quỳnh là người viết lối phê bình trước nhất. Ông cũng là người giữ vai trò nòng cốt trong việc biến phê bình thành một sinh hoạt văn hóa đều đặn, thường xuyên. Năm 1915, trong Đông Dương tạp chí (số 120), ông có bài phê bình Khối tình con của Nguyễn Khắc Hiếu. Tiếp đó ông phê bình tập Giấc mộng con của tác giả này và tập thơ Một tấm lòng của Đoàn Như Khuê. Những bài viết trên vẫn là sự tiếp nối cách bình phẩm của giai đoạn trước, như khen lời hay ý đẹp, khen tác giả có kiến văn rộng rãi và đặc biệt chú ý về khía cạnh đạo đức của tác phẩm. Bởi tính chất chung chung, thiếu phân tích cụ thể, nó vẫn chưa thể được xem là những bài nghiên cứu văn học đúng nghĩa. Cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi và một số trí thức khác, Phạm Quỳnh đã có công lớn trong việc giới thiệu học thuật, tư tưởng phương Tây vào Việt Nam. Liên tục trên nhiều số báo, ông viết các bài thường thức văn học bàn về thể loại: Văn thuyết (1918), Bàn về tiểu thuyết (1921), Khảo về diễn kịch (1921), Thơ là gì (1921)… Ngoài ra ông cũng dịch nhiều bài về vấn đề này. Đặc biệt thiên Khảo về tiểu thuyết của ông có độ dày khoảng hơn 40 trang in là công trình lý luận đầu tiên về thể loại văn học ở Việt Nam. Tuy vậy, công trình này còn khá sơ lược, chỉ mới nhấn mạnh đến khía cạnh nhân cách, tư tưởng nhà văn và một số khía cạnh kỹ thuật thể loại chứ chưa đi vào những vấn đề thuộc bản chất đặc trưng của văn học. Đóng góp của Phạm Quỳnh về phương diện phê bình nằm ở những đề xướng, chủ trương và việc giới thiệu phương pháp, kĩ thuật phân tích văn học, hơn là ở chính những bài phê bình mà ông thực hiện. Ta có thể thấy rõ điều này qua bài phê bình nhiều kỳ bàn về Truyện Kiều của ông đăng trên Nam phong tạp chí năm 1919. Bài phê bình được triển khai theo bốn vấn đề: nguồn gốc Truyện Kiều, lịch sử tác giả, tâm lý Thúy Kiều, văn chương Truyện Kiều. Mặc dù Phạm Quỳnh viết rất công phu (đi tìm xuất xứ của tác phẩm, ông dịch tiểu thuyết Vương Thúy Kiều của Dư Hoài trong bộ Ngu sơ tân chí để đối chiếu; nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Du, ông dịch lại đoạn viết về nhà thơ này trong Đại Nam liệt truyện) nhưng bài viết vẫn chưa vượt qua được lối phê bình cũ. Chủ yếu ông vẫn dựa vào những khái niệm truyền thống: lời, ý, cách tạo dựng hoàn cảnh... Trực giác của ông không thật sự nhạy bén trong khi cách vận dụng kĩ thuật phê bình của phương Tây lại chưa thuần thục. Từ sau bài viết trên, phong trào đọc lại Truyện Kiều bắt đầu xuất hiện, thu hút nhiều cây bút ở cả hai khuynh hướng cũ và mới: Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam… Đáng chú ý có loạt bài của Vũ Đình Long đăng liên tiếp trên 8 số báo Nam phong:
  19. Nhân vật Truyện Kiều (số 68, 69, 70), Triết lý và luân lý Truyện Kiều (số 71), Văn chương Truyện Kiều (số 81, 83, 85, 87, 1924). Ở loạt bài này, Vũ Đình Long đã bám sát vào các chi tiết trong truyện mà phân tích luận bàn để từ đó nhận ra cái hay của Truyện Kiều không dừng ở “lời văn đẹp, câu thơ dài” mà quan trọng hơn là tài sáng tạo nhân vật và cách dựng truyện của Nguyễn Du. Có thể nói Vũ Đình Long đã phân tích Truyện Kiều một cách khá toàn diện, ông đề cập đến cả văn tự sự, văn tả người, văn tả tình, văn tả cảnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy bước tiến của khoa phê bình, nghiên cứu văn học ở nước ta. Đến năm 1924, sau những lời đại ngôn của Phạm Quỳnh về vị trí của Truyện Kiều đối với sự tồn vong của dân tộc, của tiếng Việt, cuộc tranh luận về tác phẩm này đã thực sự nổ ra giữa một bên là Phạm Quỳnh và một bên là các nhà chí sĩ yêu nước: Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Kéo dài trong 10 năm, cuộc tranh luận thực sự đã vượt ra ngoài tính chất phê bình một tác phẩm văn học, thậm chí không còn nằm trong phạm vi thuần túy văn học bởi vì cả hai xu hướng ngay từ đầu đã xuất phát từ những động cơ ngoài văn học để đánh giá Truyện Kiều. Tuy nhiên vẫn xuất hiện những ý kiến phê bình khởi nguồn từ cảm hứng thật sự với bản thân tác phẩm. Cuộc tranh luận đã cho thấy quan điểm, cách thức nghiên cứu, phê bình văn học của nhiều nhà phê bình đương thời với hai xu hướng rõ rệt: xu hướng sử dụng những phương pháp, kĩ thuật phương Tây để phân tích văn học, nhận xét nó trên cả hai phương diện nội dung – hình thức và xu hướng khen chê, bình giá dựa trên lập trường đạo đức phong kiến. Đại diện cho xu hướng thứ hai là Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng. Đứng trên lập trường dân tộc, yêu nước của một nhà Nho chân chính, Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều hết sức kịch liệt. Ông cho rằng hành động gặp gỡ nhau giữa Kim – Kiều là bất chính, người đọc Kiều là kẻ đàng điếm, học Kiều là “học cái lối thơ phú ca ngâm” khiến “người ngu nước yếu” [18, tr.261-262], .… Rõ ràng Ngô Đức Kế đã phê bình văn học theo lối truyền thống, định giá tác phẩm dựa vào nội dung, đứng trên khía cạnh luân lý mà nhận định. Xuất phát từ việc xem văn chương như là phương tiện giáo hóa con người, ông tìm hiểu những bài học đạo đức trong tác phẩm thay vì chú ý đến giá trị nghệ thuật và các vấn đề khác. Đứng về phương diện học thuật và nghiên cứu, những ý kiến của ông khá cực đoan. Nhưng nếu xét trong hoàn cảnh thời cuộc bấy giờ, sự nhạy cảm về chính trị của Ngô Đức Kế trước âm mưu của Phạm Quỳnh là điều rất đáng trân trọng. Ngoài những tác giả đã nhắc tới ở trên, thời kỳ này chúng ta còn có các nhà khảo cứu, biên dịch, phê bình sau: Phan Khôi, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Trung Viên, Lê Thước, Võ Liêm Sơn… Trong số đó, Phan Khôi, Phan Kế Bính, Võ Liêm Sơn vừa là nhà phê bình, nghiên cứu văn học vừa là nhà lý luận văn học. Tác phẩm Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính được viết theo quan niệm văn chương cổ nhưng súc tích và ngắn gọn, lúc đầu in trên Đông dương tạp chí, tới năm 1930 thì được Trung Bắc
  20. tân văn xuất bản. Tác phẩm chủ yếu nói về thể cách văn chương và phép làm văn. Nó đã mở đầu cho khuynh hướng tìm về thơ văn cổ của ta sau này. Phan Khôi với Chương Dân thi thoại, trình bày cách bình thơ theo phương pháp cổ điển. Ông nói rõ thế nào là tự pháp, cú pháp, chương pháp, thiên pháp với các phép làm thơ. Sau khi cho biết lai lịch bài thơ, ông bình chúng theo lối thưởng ngoạn kiểu thi thoại của Trung Hoa. Nhìn chung, do những sáng tác có giá trị trong giai đoạn này chưa nhiều và xu hướng chú trọng học thuật hơn sáng tác của giới trí thức Nho học nên hầu hết các bài phê bình đều thiên về tính chất biên khảo. Nhiều yếu tố cũ còn sót lại, quan niệm văn học căn bản vẫn là quan niệm cũ, các lý thuyết mới du nhập từ phương Tây được vận dụng chưa thật nhuần nhuyễn. Chính vì thế, những bài phê bình thường là sản phẩm của lý trí khô khan và kỹ thuật thô sơ, nó chưa có nhiều đổi mới về mặt phương pháp so với giai đoạn trước, vẫn chỉ là phương pháp trực giác nhưng có thêm dấu ấn của tri thức lý luận phương Tây. Xét tổng thể, đây là một giai đoạn thể nghiệm chưa có thành tựu nào nổi bật. Về sách, giai đoạn này chỉ có sách biên khảo (Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn Ngọc, Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm, Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên…), chưa có sách phê bình. Cuốn Sự nghiệp và thi văn Nguyễn Công Trứ của Lê Thước với năm trang phân tích thơ văn không thể xem là một cuốn phê bình đúng nghĩa như ý kiến của Thanh Lãng. Mặc dù Lê Thước đã sử dụng các sự kiện lịch sử có pha nhiều giai thoại thuộc về tiểu sử của Nguyễn Công Trứ để giải thích cho nghiệp chính trị, nghiệp võ và nghiệp văn của vị danh nhân này song chất phê bình của cuốn sách còn nhạt. Cùng lắm, nó chỉ là mầm mống của xu hướng phê bình tiểu sử mà sau này Trần Thanh Mại đã áp dụng. Tóm lại, trong quá trình chuyển từ phương thức tư duy và phân tích văn học mang tính chất phương Đông sang phương thức tư duy và phân tích văn học mang tính chất phương Tây, giai đoạn từ đầu XX đến 1930 là giai đoạn mang tính bản lề. Đây là giai đoạn chuyển mình, chuẩn bị cho sự trưởng thành nhảy vọt của lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn sau. 1.2.3. Từ 1930 đến 1945 Trong tiến trình hiện đại hóa, phê bình văn học Việt Nam đã trưởng thành bằng việc tiếp thu, tự giác hoặc không tự giác, các tư tưởng phê bình của văn học phương Tây được kết tinh trong lý thuyết và được cụ thể hóa trong phương pháp. Nó tự khu biệt và tách biệt dần với hoạt động sáng tác để trở thành một bộ môn riêng với đối tượng, chức năng và đặc trưng riêng. Thời kỳ 1930 – 1945 là thời kỳ phê bình, nghiên cứu văn học ở nước ta tiến những bước dài mạnh mẽ bằng đôi hia bảy dặm để thực sự đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn học. Đội ngũ phê bình đông dần lên. Những quan niệm mới về đặc trưng và bản chất xã hội, lịch sử của văn học đã xuất hiện. Nhiều phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học cũng ra đời. Nhiều cuộc bút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2