intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Kinh tế xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Kinh tế xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005 sau đây để nắm bắt được những nội dung về khái quát vùng đất, con người, tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Minh trước năm 1986; kinh tế - xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến năm 1995 và từ năm 1996 đến năm 2005.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Kinh tế xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005

  1. THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ______________________________ NGUYỄN THỊ HỒNG SANG KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN BÌNH MINH (TỈNH VĨNH LONG) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC TP.HCM-2010
  2. MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Bình Minh- mảnh đất giàu truyền thống lịch sử- văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người huyện Bình Minh đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất. Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30-04-1975), nhân dân huyện Bình Minh với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chống bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội (1975- 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền nhân dân, huyện Bình Minh đã thu được những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất- tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bình Minh giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung huyện Bình Minh nói riêng. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương, trong những năm 1986- 2005, kinh tế xã hội Bình Minh có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Chuyển biến về kinh tế- xã hội là yếu tố phản ánh sự vận động, phát triển của các nền văn minh nhân loại. Sự chuyển biến ấy chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội; đặc biệt là các quyết định quản lý của giai cấp lãnh đạo. Quá trình vận động và phát triển đó cũng phản ánh ý chí, khả năng chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống cùng khát vọng vươn lên của con người trên hành trình đi đến tương lai. Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế- xã hội từ sau ngày giải phóng đến năm 2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới (1986-2005) ở huyện Bình Minh là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
  3. Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long nói riêng mà Bình Minh là một trong những huyện có bước phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là căn cứ khoa học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội phù hợp, từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bình Minh đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến 2005” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Từ đó, mỗi người càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, quê hương mình. Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về kinh tế- xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng nông thôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương quan tâm. Nhưng việc nghiên cứu về phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) trong giai đoạn 1986-2005 còn rất ít, thể hiện chủ yếu trong một số báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bình Minh, của các ban, ngành, các niên giám thống kê lưu trữ tại Cục thống kê huyện, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long. Một công trình viết về quá trình kinh tế-xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn 1986-2005 thì hoàn toàn chưa có. Kinh tế-xã hội huyện Bình Minh trong giai đoạn đổi mới đã có một số báo cáo, các niên giám thống kê, các bài viết và các công trình nghiên cứu sau: Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Minh lần thứ VI,VII, VIII, IX đã nêu bật những thành tựu đạt được về kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986-2005.
  4. Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng huyện Bình Minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa nêu khái quát những những thành tựu đạt được từ năm 1975- 1995. Các báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế- xã hội và phương hướng nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm sau của Ủy ban nhân dân huyện Bình Minh đã tổng kết những thành tựu đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực. Các niên giám thống kê lưu trữ tại tỉnh Vĩnh Long và huyện Bình Minh từ năm 1975 đến năm 2005 đã thống kê về tình hình khí tượng thủy văn, dân số- lao động, tài chính, nông-lâm-thủy sản, công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa… Đây là những số liệu do các cơ quan Nhà nước thống kê chính xác, toàn diện và có hệ thống về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa huyện Bình Minh từ năm 1975 đến năm 2005 rất quý báo để phục vụ cho đề tài. Như vậy, tất cả các công trình nêu trên mới đề cập những vấn đề chung mang tính lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng lại ở những ở những báo cáo, thống kê về kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trình bày có hệ thống riêng về vấn đề kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến năm 2005. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong thời kỳ đổi mới từ 1986- 2005. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: giới hạn trên địa bàn huyện Bình Minh. Về thời gian: đề tài chủ yếu tìm hiểu kinh tế- xã hội huyện Bình Minh giai đoạn từ 1986 đến 2005. Sở dĩ chúng tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), được ghi nhận như một trong những mốc son lịch sử, đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và quy luật khách quan. Với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước nói chung và huyện Bình Minh nói riêng. Năm 2005 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm qua gần 20 năm đổi mới, phát triển của
  5. huyện Bình Minh. Và đây cũng là năm nhìn nhận lại những gì đạt được và chưa đạt được để đưa ra định hướng, kế hoạch phát triển cho tương lai. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó dựng lại bức tranh kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong gần 20 năm đổi mới (1986-2005). Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành tựu kinh tế- xã hội huyện Bình Minh đạt được, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội hiện nay. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về kinh tế- xã hội, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Bình Minh về vấn đề phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới. Những công trình nghiên cứu về kinh tế- xã hội các vùng nông thôn Vĩnh Long, các niên giám thống kê lưu trữ tại Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Cục thống kê huyện Bình Minh. Nguồn tư liệu gốc viết về huyện Bình Minh như: Các báo cáo chính trị tại những lần Đại hội Đảng bộ tỉnh từ 1975 đến 2005, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm, Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Số liệu thống kê lưu giữ ở các Sở, Ban, Ngành huyện Bình Minh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại một số di tích lịch sử, đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bình Minh, các tư liệu trên báo chí, mạng Internet… để làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  6. Phương pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp tiếp cận hệ thống: là coi quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986- 2005 như là một bộ phận không thể tách rời đối với kinh tế trong nước và thế giới, cụ thể xem xét kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước với những mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố, của các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Phương pháp lịch sử thể hiện ở chỗ đặt bản thân vấn đề kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong bối cảnh lịch sử cụ thể của giai đoạn 1986- 2005. Bất cứ việc nhìn nhận hoặc đánh giá một vấn đề nào trong đề tài cũng không thể không căn cứ vào bối cảnh lịch sử cụ thể và đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên- xã hội và con người Bình Minh. Đồng thời, phương pháp lịch sử còn thể hiện ở chỗ diễn biến của quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh được trình bày theo trình tự thời gian. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic không thể tách rời nhau. Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế- xã hội Bình Minh không phải chỉ là dựng lại bức tranh toàn cảnh quá trình phát triển kinh tế- xã hội mà còn phải tìm cho ra bản chất, quy luật của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, rút ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp lôgic chính là công cụ đóng vai trò làm những nhiệm vụ trên. Sự phối hợp giữa hai phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng. Quá trình phát triển kinh tế- xã hội luôn luôn vận động và phát triển, nhưng sự vận động và phát triển đó không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà theo quy luật. Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) từ năm 1986 đến năm 2005 cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, điền dã… 5. Đóng góp của luận văn Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trong gần 20 năm đổi mới (1986- 2005). Nêu những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Minh thời kỳ đổi mới 1986- 2005, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau.
  7. Đề xuất một số giải pháp cho huyện Bình Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn hiện nay. Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phổ thông ở huyện Bình Minh nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của quê hương. Luận văn có thể dùng để làm phong phú thêm nguồn tài liệu tuyên truyền trong quần chúng, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của huyện nhà. Qua việc rút ra những bài học, những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Minh trước năm 1986. Chương 2: Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1986 đến năm 1995 Chương 3: Kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ năm 1996 đến năm 2005.
  8. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN BÌNH MINH TRƯỚC NĂM 1986 1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Bình Minh 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Huyện Bình Minh là một đơn vị hành chánh của tỉnh Vĩnh Long, một vùng đất trù phú, khí hậu ôn hòa, nằm dọc bên bờ bắc sông Hậu có hình thể dài, bầu vuông. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cái Vồn, cách thị xã Vĩnh Long (tỉnh lỵ Vĩnh Long) 30 ki-lô- mét về phía Tây Nam và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 165 ki-lô-mét. Nằm phía nam bên bờ kia sông Hậu là trung tâm thành phố Cần Thơ, cách huyện lỵ 3 ki-lô-mét. Dòng sông Hậu nằm dọc theo chiều dài của huyện vừa là ranh giới giáp thành phố Cần Thơ. Quốc lộ 1A xuyên qua huyện từ km 2058 đến km 2066 dẫn qua bến phà Cần Thơ với chiều dài 8 ki-lô-mét, và Quốc lộ 54 (trong kháng chiến chống Mỹ gọi là Tỉnh lộ 37), có chiều dài 36 ki- lô-mét từ Lai Vung (Đồng Tháp) đến Ngãi Tứ (Tam Bình). Nằm ở vị trí Tây- Nam của tỉnh Vĩnh Long; Huyện Bình Minh phía bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp; phía nam giáp sông Hậu; phía đông giáp huyện Tam Bình, và phía tây giáp huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Bình Minh có địa hình bằng phẳng, nhiều sông, kinh, rạch đan xen nhau, nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đến năm 1957, theo Nghị định số 308/BNV/NC/NĐ (ngày 8-10-1957) của Bộ trưởng Nội vụ (chế độ Việt Nam Cộng hòa) quận Bình Minh được thành lập, quận lỵ đặt tại Mỹ Thuận gồm có ba tổng: . Tổng An Trường gồm các xã: Mỹ Thuận, Đông Thành, thêm xã Phù Ly (cũ) và Mỹ Hòa. . Tổng An Ninh gồm các xã: Thành Lợi, Tân Quới, Tân Lược, Phong Hòa. . Tổng An Khương gồm các xã: Vĩnh Thới, Tân Hòa Bình (Tân Hòa cũ). Năm 1969 huyện Bình Minh chỉ còn hai tổng 7 xã, quận lỵ đặt tại Mỹ Thuận (thị trấn Cái Vồn ngày nay). Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong công tác lãnh đạo phong trào cách mạng, năm 1973 sau khi tái lập phân ban Sa Đéc, các xã Tân Hòa Bình, Vĩnh Thới, Phong Hòa thuộc huyện Bình Minh được chuyển giao về cho huyện Lai Vung (Sa Đéc).
  9. Sau khi hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Ngày 11 tháng 03 năm 1977, Chính phủ ký Quyết định số 59/CP sáp nhập hai huyện Tam Bình và Bình Minh thành huyện Tam Bình (nhưng trên thực tế hai huyện này không sáp nhập). Ngày 11 tháng 03 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 98/HĐBT tái lập lại huyện Bình Minh gồm các xã: Thành Lợi, Mỹ Hòa, Mỹ Thuận, Tân Quới, Tân Lược, Đông Thành và thị trấn Cái Vồn. Trụ sở huyện lỵ đặt tại Cái Vồn. Ngày 9 tháng 08 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 85/CP thành lập các xã Đông Bình, Đông Thạnh (từ xã Đông Thành); Thành Đông, Thành Trung (từ xã Thành Lợi); Tân Bình, Tân Thành (từ xã Tân Quới) và xã Tân An Thạnh, Tân Hưng (từ xã Tân Lược). Hiện nay huyện Bình Minh gồm có 16 xã: Đông Thành, Đông Bình, Đông Thạnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Thành, Tân Bình, Tân Lược, Tân Hưng, Tân An Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thuận, Thuận An, Nguyễn Văn Thảnh và thị trấn Cái Vồn. Huyện Bình Minh có 16 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên là 243,1km2, chiếm 16,3% diện tích toàn tỉnh. Huyện Bình Minh nằm cạnh thành phố Cần Thơ một trung tâm kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây có trường đại học Cần Thơ và Viện Đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó rất thuận tiện cho việc ứng dụng các giống mới và kỹ thuật mới trong nông nghiệp. Huyện Bình Minh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh- một trung tâm kinh tế lớn của cả nước có 130 km. Với lợi thế nằm gần hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, huyện Bình Minh có rất nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận sự hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, song trong điều kiện cạnh tranh cũng thách thức huyện phải vươn lên để thu hút vốn đầu tư, thu hút chất xám và chiếm lĩnh thị trường. Địa hình: Phần diện tích của Huyện nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, vùng thấp trũng nhất tỉnh. Vùng có cao trình 0,5- 0,7m gồm các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Trung, Nguyễn Văn Thảnh. Vùng có cao trình 0,7-1m gồm các xã Đông Thạnh, Thuận An, Mỹ Thuận, Thành Đông. Vùng có cao trình 1- 1,25m gồm các xã Mỹ Hòa, Đông Thành, Đông Bình, Thị trấn Cái Vồn, Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, Tân Lược.
  10. Nhìn chung địa hình của Huyện khá bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía Đông. Địa hình như trên là rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để tưới tiêu hoặc tự chảy kết hợp hỗ trợ bằng động lực đảm bảo cho sản xuất các vụ lúa quanh năm. Khí hậu thời tiết: khí hậu của huyện Bình Minh có đặc điểm là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 26- 270C, bình quân khoảng 2.600 giờ nắng/năm, độ ẩm bình quân 80- 83%. Cả năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 5 đến giữa tháng 11, hướng gió Tây- Tây Nam từ biển thổi vào; mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 5, hướng gió Đông Bắc và Đông Nam từ lục địa thổi qua gây khô và lạnh. Huyện Bình Minh là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu thời tiết, rất thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi và cây trồng, là điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh, tăng vụ. Chế độ thủy văn và nguồn nước: Huyện Bình Minh nằm cạnh sông Hậu, sông rạch chằng chịt, chiếm trên 10% diện tích chung với mật độ 760m/km2. Chế độ thủy triều trên các sông, rạch theo tính chất bán nhật triều không đều. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6, phụ thuộc vào chế độ mực nước của triều biển Đông; Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long và một phần ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Như vậy, mùa lũ thường trùng vào các tháng mưa nên hàng năm thường xảy ra lũ lụt. Phần lớn diện tích của Huyện nằm ở phần thấp trũng của tỉnh (bắc quốc lộ 1) nên thường chịu ảnh hưởng của lũ cuối tháng 9, đầu tháng 10. Theo phân vùng lũ của định hướng qui hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng ngập nông của đồng bằng. Mức nước lũ đo được ở các trạm Cần Thơ và Mỹ Thuận trong các trận lũ lớn dao động từ 2- 2,15m. Vì vậy, hàng năm thiệt hại do lũ gây ra trên diện tích lúa Thu Đông và cây ăn trái là rất lớn. Vào mùa khô với chế độ bán nhật triều không đều, Huyện có thể lợi dụng để tưới tiêu tự chảy. Cũng như cả tỉnh Vĩnh Long, huyện Bình Minh sử dụng nguồn nước từ sông Mê Kông qua các nhánh sông Tiền, sông Hậu nên nguồn nước khá dồi dào, chất lượng tốt, đủ cân đối quanh năm cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Nước ngầm của Huyện thường xuất hiện ở độ sâu 200- 300m, ở khu vực Thị Trấn thì ở độ sâu 80- 120m. Nước có hàm lượng sắt và độ nhiểm mặn khá cao. Vì vậy, trong chương trình cung cấp nước sạch cho nông thôn chủ yếu là khai thác nước mặt. Để tận dụng các lợi thế tự nhiên nhằm phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới ổn định và bền vững, công tác thủy lợi trên địa bàn Huyện cần tập trung vào việc kiểm soát lũ,
  11. cải tạo các kênh trực cấp 1 và cấp 2, phát triển thủy lợi nội đồng với hệ thống kênh rạch mật độ cao, xây dựng bờ bao, cống, bọng để cải thiện điều kiện tưới tiêu. Đất đai và khoáng sản: Huyện Bình Minh có hai nhóm đất chính là đất phèn và đất phù sa. Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên và 74,5% đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các vùng thấp, trũng ở các xã như: Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận, Thành Trung, Tân Thành, Tân Hưng, Đông Thạnh, Thuận An. Đặc điểm của đất phèn ở đây là tầng sinh phèn ở rất sâu, đất đã được canh tác khá thuần thục nên hầu như không có độc tố cho cây trồng. Trên vùng đất phèn có thể bố trí 2- 3 vụ lúa hoặc 1 màu 2 lúa trong năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đất phù sa chiếm 22,5% đất tự nhiên và 25,5% đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở các xã vùng cao, ven tuyến sông Hậu như: Tân An Thạnh, Tân Quới, Tân Bình, Thành Lợi và Thị trấn Cái Vồn. Đây là loại đất phì nhiêu đã được sử dụng để đa dạng hóa cây trồng: với địa hình cao trồng cây ăn trái, địa hình trung bình thì sản xuất lúa luân canh với cây màu. Theo số liệu thống kê của Huyện thì đến năm 2004, Huyện không còn đất hoang hóa, diện tích đất nông nghiệp hiện còn 19.418 ha (chiếm 79,89% diện tích đất tự nhiên của Huyện). Trong đó: đất trồng cây hàng năm là 13.857 ha, đất trồng cây lâu năm là 5.446 ha và đất nuôi trồng thủy sản là 115 ha. Bình quân đất nông nghiệp đầu người là 1.094m2. Về khoáng sản: ngoài nguồn cát và đát sét làm vật liệu xây dựng, những năm thăm dò đến nay Huyện không có một khoáng sản nào đặc biệt. 1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội Bình Minh dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với các ngành nghề chính như: chăn nuôi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản… Về trồng lúa, từ những năm 1960 chỉ làm một vụ, năng suất mỗi năm bình quân từ 2 đến 2,5 tấn trên một héc-ta. Qua quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật, số vụ và năng suất tăng dần lên. Hiện nay trồng lúa phổ biến từ 2 đến 3 vụ, năng suất 5 đến 5,5 tấn trên một héc-ta. Trước năm 1945 đất đai Bình Minh phần lớn tập trung trong tay địa chủ, phần đông nông dân không có ruộng phải đi làm thuê kiếm sống. Vốn là một vùng bằng phẳng phì nhiêu, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của nhân dân. Ngoài hai vụ lúa và nuôi trồng, người nông dân còn có các vụ hoa màu như: bắp (ngô), trồng khoai lang, rau cải, xà lách xoong…
  12. Bình Minh là nguồn cung cấp với số lượng lớn cho các tỉnh thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh… Cùng với sản xuất cây màu, người nông dân Bình Minh còn có một số ngành nghề chế biến thực phẩm và thủ công đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong huyện và cạnh tranh với khu vực: các loại nước tương, chao, đậu hủ (Đông Bình), nước mắm (Thành Lợi), làm nhang, bánh tráng (thị trấn), xóm lu, tào hủ ki, ươm bầu cải xanh và làm dưa cải bốn mùa. Kinh tế vườn là thế mạnh của Bình Minh, ngoài xoài, mận, nhãn, cùng những trái cây quí hiếm khác, bưởi Năm Roi là đặc sản có từ đầu thế kỷ XX. Năm Roi vỏ mỏng, ruột to Mùi thơm dịu ngọt, ăn no còn thèm. Dân cư trong huyện phần lớn là thờ cúng tổ tiên, ông bà và một phần theo các tôn giáo: Phật Giáo, Hòa Hảo, Thiên Chúa, Cao Đài, số ít còn lại theo đạo Tin Lành. Số tín đồ theo đạo đông nhất vẫn là Phật giáo, kế đó là Phật giáo Hòa Hảo. Phật giáo là đạo được truyền bá rất sớm vào Việt Nam đã theo cư dân từ những ngày mới hình thành cộng động dân cư trong huyện. Sinh hoạt tôn giáo là một nhu cầu thực sự về văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân. Tuy vậy trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tôn giáo ở Bình Minh vẫn là yếu tố mà kẻ địch lợi dụng để chống phá cách mạng, kích động tín đồ và giáo dân xa rời kháng chiến gây khó khăn cho quá trình vận động và phát triển lực lượng cách mạng. Tuy nhiên mọi âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng đều bị thất bại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tín đồ (Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo), các giáo dân (Công Giáo, Tin Lành) người Kinh, Hoa hay Khơ-me đoàn kết một lòng theo Đảng cùng toàn dân tích cực tham gia thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đình làng nhiều nơi trở thành nơi nuôi chứa cán bộ, đảng viên hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng. Ngoài sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, sinh hoạt văn hóa truyền thống là món ăn tinh thần lâu đời của nhân dân Bình Minh. Vào những đêm trăng sáng, những đôi trai gái trong làng chèo xuồng ra sông ngân nga những điệu hò, hò huê tình, đối đáp hoặc ngâm thơ Lục Vân Tiên, dân trong vùng đều có thể biết một hay vài đoạn, hoặc có một số ít thuộc toàn bộ tập thơ… 1.1.3 Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Bình Minh qua các thời kỳ lịch sử
  13. Trước thế kỷ XVIII, Bình Minh là một vùng đầm lầy hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ. Trên bờ có cọp beo, heo rừng, dưới sông có cá Sấu, cá Nược lội thành bầy, ít người sinh sống. Sang thế kỷ XIX, dân cư tăng dần lên bởi nơi đây có địa hình bằng phẳng, phì nhiêu được bồi đắp phù sa của sông Hậu Giang, thông thương qua các nhánh sông nhỏ như Mỹ Thuận,Trà Mơn, Chà Và lớn… thuận lợi cho việc trao đổi hàng nông phẩm. Từ mọi miền đất nước, lớp lớp người dân với nhiều lý do khác nhau đã tụ tập về vùng đất màu mỡ này khai hoang khẩn đất, lập nghiệp để tạo cho vùng đất đầm lầy hoang vu xưa kia thành một Bình Minh trù phú như ngày nay. “Đất lành chim đậu”, dân số tăng lên nhanh chóng bao gồm những dân tộc anh em trong cộng đồng người Kinh, Hoa, Khơ-me chen cùng nhau căng lều, dựng trại đoàn kết, tương trợ, đùm bọc yêu thương nhau đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, với kẻ thù. Trân trọng và giữ gìn những gì đã có, nên mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược đất nước ta nói chung và Bình Minh nói riêng, các phong trào chống giặc sôi sục rộng khắp. Cùng với nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, ở Bình Minh hình thành nhiều phong trào với nhiều màu sắc chính trị khác nhau, nổi bật là phong trào hưởng ứng cuộc chiến đấu chống Pháp của Trương Công Định. Ở Ngãi Tứ, Bình Ninh (Tam Bình ngày nay) có căn cứ địa của thủ lĩnh nghĩa quân này. Tiếp theo đó là phong trào “Thiên địa hội” với lãnh tụ Phan Xích Long ở Cần Thơ đã trực tiếp tác động ảnh hưởng đến nhân dân các xã Mỹ Thuận, Mỹ Hòa. Một tổ chức theo lối tụ nghĩa nhằm “bảo vệ lẫn nhau về chống sưu cao thuế nặng”. Ở các xã Phù Ly, Đông Thành, Mỹ Hòa, Thành Lợi, Tân Quới có phong trào chống Pháp do Sung Biện Chì lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân huyện. Thực dân Pháp và tay sai ra sức khủng bố quần chúng, lùng bắt cho được Sùng Biện Chì bằng cả những thủ đoạn đe hèn hòng tiêu diệt phong trào kháng Pháp của nhân dân ta. Phong trào cách mạng không ngừng phát triển. Năm 1936, chi bộ Đảng xã Mỹ Hòa cũng ra đời. Trong phong trào cách mạng của Bình Minh đã tỏa sáng tấm gương của những người chiến sĩ cộng sản tiên phong như Nguyễn Văn Nhung, Hà Huy Giáp, Nguyễn Ngươn Hanh, Nguyễn Thị Lựu... là những hạt giống đỏ đến xây dựng cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Bình Minh. Sự ra đời của chi bộ Đảng đánh dấu phong trào cách mạng ở Bình Minh thật sự chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  14. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Bình Minh phát huy lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, từng bước phát triển phong trào, giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng cả nước lật đổ bộ máy thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho nhân dân Bình Minh một bước ngoặt lịch sử. Từ thân phận nô lệ, bị áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến trở thành người làm chủ đất nước, quê hương, làm chủ ruộng, vườn, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Sáng ngày 29 tháng 10 năm 1945, Pháp đổ bộ đánh chiếm thị xã Vĩnh Long và các huyện trong tỉnh. Nhân dân Bình Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề đứng lên chống Pháp, phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh để giành thắng lợi. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp thành công (1945-1954) đã khắc sâu thêm mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Và trong những chặng đường kháng chiến chống đế quốc Mỹ đầy cam go, thử thách những giá trị truyền thống cách mạng quí báo của Đảng bộ và nhân dân Bình Minh được nhân lên gấp bội. Là địa bàn vành đai bảo vệ cơ quan đầu não Vùng 4 chiến thuật của Mỹ-Ngụy ở Cần Thơ. Bình Minh có vị trí chiến lược đặc biệt đối với cả ta và địch, nơi đây đã trở thành “quyết chiến điểm” bình định của địch, chống bình định của ta. Chiến trường diễn ra ngày càng ác liệt nhưng cán bộ và nhân dân Bình Minh vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Suốt chặng đường 30 năm kháng chiến đầy gian khổ hy sinh, Đảng bộ, quân dân huyện Bình Minh quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện và phương pháp cách mạng của Đảng. Từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa, từ khởi nghĩa tiến lên tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công bằng 2 chân (chính trị, vũ trang) 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận); tiêu hao, tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch, giành thắng lợi từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng quê hương Bình Minh, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ những thành tích đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Bình Minh vinh dự được Nhà nước
  15. cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm tháng sẽ trôi qua nhưng những chiến công anh hùng và tên tuổi của những người có công với nước của huyện Bình Minh được ghi nhận vào sử sách và sống mãi với muôn đời con cháu mai sau. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, ác liệt, hy sinh nhưng cũng hết sức tự hào, vinh quang. Đảng bộ, quân dân huyện Bình Minh cùng nhân dân cả nước bước sang trang sử mới. Từ sau đại thắng mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân huyện Bình Minh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, thử thách, tập trung sức vào công cuộc tái thiết quê hương, từng bước ổn định cuộc sống nhân dân lao động, cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.2 Tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Minh từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới (1975-1985) Sau ngày miền Nam giải phóng, cả nước thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội. Được nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV soi sáng, phát huy điều kiện thuận lợi của địa phương, Đảng bộ huyện Bình Minh đã đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời, đáp ứng tình hình, nhiệm vụ mới của cách mạng. Bình Minh có địa giới hành chánh tiếp cận thành phố Cần Thơ, bến phà Hậu Giang, quốc lộ 1 xuyên ngang huyện tạo điều kiện giao lưu kinh tế- văn hóa với các tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện khá rộng, thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đại bộ phận nhân dân nơi đây giàu lòng yêu nước, khi hết chiến tranh họ vô cùng phấn khởi, tin Đảng, tin cách mạng. Cán bộ, đảng viên của huyện phần lớn được thử thách, tôi luyện qua hai cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt nay giành được thắng lợi, mặc dù bắt tay vào nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp nhưng rất vững vàng, quyết tâm cao. Bên cạnh những thuận lợi trên thì tình hình xã hội ở huyện Bình Minh sau năm 1975 cũng diễn biến hết sức phức tạp: Do huyện Bình Minh là một địa bàn trọng yếu, nên trong thời kỳ 1954- 1975 quân đội, chính quyền địch đã xây dựng hệ thống an ninh, tình báo làm vành đai bảo vệ vùng 4 chiến thuật. Một số binh lính và sĩ quan chính quyền cũ trốn cải tạo, những phần tử bất mãn với chính quyền cách mạng tìm cách…nhen nhóm, tập hợp, hình thành nhiều tổ chức và đã có những hoạt động nguy hiểm chống phá cách mạng. Mặc dù trong điều kiện khó khăn, vừa phải ổn định an ninh địa phương, khắc phục những hậu quả
  16. sau chiến tranh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, tình hình kinh tế xã hội của huyện Bình Minh trong những năm 1975- 1985 có bước phát triển đáng kể. 1.2.1 Tình hình kinh tế * Giai đoạn 1975-1980: Cũng giống như các địa phương khác của tỉnh Vĩnh Long, sau ngày được giải phóng, huyện Bình Minh phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề do cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài để lại. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, nhanh chống ổn định và phát triển sản xuất, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và V, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Minh đã huy động mọi nổ lực để phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, thu được những kết quả đáng kể. Tổng sản phẩm (GDP) của huyện năm 1976 là 13,344 tỷ, năm 1980 là 16,789 tỷ, tăng bình quân hàng năm là 5,16%. GDP bình quân/người dân, năm 1976 là 111.000đ/người, năm 1980 là 127.000đ/ người (tăng 14,4% so năm 1976), bình quân tăng 2,8%/người/năm [29, tr.3]. Sản xuất nông nghiệp: Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã xác định sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển toàn diện, chú trọng sản xuất lương thực, thực phẩm. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này phát triển tương đối toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (1980) tăng 18,9% so với năm (1976), bình quân tăng 3,8%/năm.Trong đó: cây lúa nhờ phát triển vụ lúa hè thu diên tích tăng 7,3% (bình quân tăng 1,4%/năm), năng suất tăng chậm 1,2% (bình quân 0,2%/năm), sản lượng tăng 8,7% (bình quân 1,7%/năm); Cây màu lương thực, phát triển rất mạnh, diện tích tăng 4 lần (bình quân tăng 70%/năm), sản lượng tăng 5 lần (bình quân tăng 92%/năm); Cây công nghiệp ngắn ngày, đậu nành phát triển mạnh, năm 1976 mới có 3,5 ha đến năm 1980 đạt 164 ha, nhưng cây mía giảm từ 27 ha xuống còn 9 ha. Bên cạnh tập trung ổn định và phát triển các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng có bước chuyển biến tích cực. Giá trị sản lượng tăng 10,5%, bình quân tăng 2%/năm. Trong đó tổng đàn trâu tăng 76%, bò 31%, đàn gà 26%, riêng đàn heo tăng chậm 1,6%. Trong chăn nuôi, đáng chú ý là đàn trâu bò (trâu bò cày kéo) hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, nhờ công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo cơ chế tập đoàn nên nhìn chung phát triển, phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp [29, tr.4]. Công tác thủy lợi luôn được xem là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế huyện đã huy động gần 36.000 lượt lao động, đào đắp 324.600m3 đất, phục vụ tưới tiêu cho 1.620 ha lúa, màu và các công trình gắn liền giao thông- thủy lợi [29, tr.4].
  17. Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là quá trình gắn với đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất nông nghiệp: tháng 6/1977, thực hiện chỉ thị 43 của Bộ chính, Nghị quyết 06, 07 Tỉnh ủy, đến cuối năm 1980 Huyện tổ chức được khoảng 200 tập đoàn, nhưng đại bộ phận tập đoàn còn là hình thức, chỉ có 48 tập đoàn có bình công, chấm điểm nhưng chất lượng chưa tốt[29, tr.4]. Thực hiện chỉ thị 57, quyết định 188 của Trung ương, Huyện đã chỉ đạo đạt kết quả đợt vận động chia cơm xẻ áo, cắt đuôi địa chủ thu tô, đem ruộng đất trang trải cho nông dân không đất, thiếu đất. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Khó khăn lớn nhất của huyện sau ngày giải phóng là nền công nghiệp hầu như không có gì. Các ngành nghề thuộc tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất từ nguồn nguyên liệu địa phương thì chỉ có một số cơ sở sản xuất gạch ngói, cơ sở xay xát lúa gạo và một số cơ sở sửa chữa cơ khí nhỏ. Trước thực trạng trên, lãnh đạo huyện đã đề ra chủ trương vừa khôi phục, vừa xây dựng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện nhằm phát triển sản xuất, tăng nhanh khối lượng hàng hóa cho tiêu dùng. Thời kỳ này chỉ có cơ sở tư nhân hoạt động, đánh chung có phát triển. Năm 1976 có 107 cơ sở, 364 lao động. Năm 1980 có 132 cơ sở, 499 lao động, số cơ sở tăng 23%, lao động tăng 10,6%, tăng bình quân hàng năm (cơ sở 4,6%, lao động trên 2%). Giá trị tổng sản lượng (quy giá cố định 1989) năm 1976 đạt được 1,650 tỷ, năm 1980 đạt được 2,036 tỷ, tăng 23,3% (tăng bình quân 4,6%/năm) [29, tr.5]. Bước sang năm 1977, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần I vòng 2 đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế các năm 1977- 1978 và đến năm 1980, trong đó xác định rõ phải ra sức khôi phục và phát triển sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp… Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Thực hiện chủ trương trên, đồng thời với việc xác lập nền mống cho ngành công nghiệp, huyện Bình Minh tiến hành thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư bản tư doanh. Trong thương nghiệp, cải tạo được 85 hộ thương nghiệp TBTD (gồm 3 hộ tư sản, 28 hộ hạng trung và 54 hộ tiểu thương) [29,tr.4]. Cuối năm 1980 tổ chức đăng ký cho 2.000 hộ sản xuất kinh doanh, trong thực hiện gắn liền cải tạo với xây dựng, toàn Huyện có 1 cửa hàng tổng hợp Huyện, 1 hợp tác xã mua bán với nhiều quầy hàng, cửa hàng bán lẻ và hệ thống HTX được tổ chức xuống tận xã- ấp, làm trung gian quản lý thu mua, phân phối hàng hóa. Đối với tiểu thủ công nghiệp, tổ chức được một số cơ sở quốc doanh như: xà bông, cơ
  18. khí, nước mắm… và nhiều cơ sở công tư hợp doanh khác ở các ngành cơ khí, may mặc, gia công, đồ mộc, thức ăn gia súc… Xây dựng cơ bản: Đảng bộ huyện Bình Minh xác định, đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ rất nặng nề, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh tàn phá, vừa phát triển xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng nhiều công trình kinh tế, văn hóa, phúc lợi công cộng…Thực hiện chủ trương của huyện Đảng bộ, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung trên cả khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất vật chất, trong đó, chủ yếu tập trung vốn đầu tư khắc phục sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thủy lợi giao thông nông thôn…năm 1976 nhân dân đóng góp 440 triệu, năm 1980 đầu tư 1,487 tỷ (Nhà nước 40%, dân 60%), tăng bình quân 47%/năm. Sau giải phóng, ta tiếp thu, sử dụng nhà máy điện (chạy dầu Diezen) tại Huyện, công suất 400KW, trạm biến thế 185KW, với đường dây trung thế 8,6 KV, dài 3,5 km. Tổng số 450 điện kế, với công suất của nhà máy chỉ đủ phục vụ khu vực chợ Thị trấn[29, tr.5]. Ngân sách: Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tài chính trong giai đoạn này được huyện xác định là làm chủ các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động tài chính từng bước vươn lên khai thác nguồn thu trên địa bàn. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 1976 là 214 triệu (chiếm 1,6% trong GDP). Thu ngân sách năm 1980 là 305 triệu (chiếm 1,82% trong GDP). Tăng 42,5% so năm 1976. Bình quân tăng 8,5%/năm [29, tr.5]. Trong vòng 5 năm, tổng huy động thuế và lúa thừa trong dân đạt 27.699 tấn lúa (trong đó thuế nông nghiệp là 9.903 tấn, mua lúa thừa là 17.796 tấn). Trong những năm 1976 -1980 mua lúa thừa bằng tiền mặt và hợp đồng hai chiều. Nhà nước tạm ứng vật tư nông nghiệp cho dân, đến vụ thu hoạch Nhà nước thu lại lúa. Riêng 2 năm 1978 -1979, do ảnh hưởng nặng lũ lụt nên huy động đạt thấp so kế hoạch (năm 1978, thuế đạt 74%, mua đạt 46% kế hoạch). Năm 1979 cả mua và thu thuế chỉ đạt 32% kế hoạch cả năm. Còn lại các năm khác, tổng huy động đạt khá so kế hoạch [29, tr.6]. * Giai đoạn 1981 -1985 Kinh tế của huyện trong giai đoạn này tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Tổng sản phẩm GDP trong huyện năm 1985 là 26,981 tỷ, tăng bình quân 12%/năm, tốc độ tăng GDP bình quân của thời kỳ này tăng hơn 140% (hơn 2 lần) hai thời kỳ 1976- 1980 [29, tr.17]. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. GDP bình quân/người dân: Năm 1985 là 184.000đ/người, tăng 44,8% so năm 1980. Tăng bình quân
  19. 8,9%/người/năm, tốc độ tăng bình quân của thời kỳ này tăng hơn gấp 3 lần so với thời kỳ 1976 -1980 [29, tr.17]. Trong nông nghiệp: Nền nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển khá và tương đối ổn định. Năm 1984, giá trị tổng sản lượng ngành là 378,5 triệu đồng tăng 74,1% so với năm 1980 và bằng 2,4 lần năm 1976. Nhịp độ phát triển hàng năm thời kỳ 1976- 1980 là 8,5% đã vọt lên 14,9% trong giai đoạn 1980- 1984. Cơ cấu ngành dù chưa cân đối (trồng trọt chiếm 85%, chăn nuôi đạt 15%), nhưng đang có hướng chuyển đổi tốt. Tỉ trọng giá trị chăn nuôi ở năm 1980 là 12% đã vươn lên đạt 15% trong tổng sản lượng ngành [94, tr.8]. Trồng trọt: Giá trị sản phẩm trên 317 triệu đồng (năm 1984) bằng 166,8% năm 1980 và gấp đôi năm 1976. Sản xuất đã bắt đầu mang tính chất sản xuất hàng hóa với những cây trồng chính là: lúa, khoai lang, đầu nành, đậu xanh, rau cải và dừa. Năm 1984, toàn huyện có 20.617 ha đất nông nghiệp, chiếm 83,5% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất lúa là 16.680 ha, đất chuyên màu có 542 ha và 3.395 ha vườn cây lâu năm [94, tr.8]. Trong đất lúa, diện tích trồng 2 vụ lúa lớn nhất có 8.528,5 ha, ít nhất là đất 2 lúa 1 màu là 107,5 ha, còn lại đất 1 lúa 1 màu là 3.584 ha và đất 1 lúa là 4.460 ha. Sản lượng lúa đạt được là 78.048 tấn nhiều hơn năm 1976 là 30.000 tấn. Năng suất lúa bình quân đã tăng lên 0,8 tấn/ha/vụ. Diện tích gieo trồng lúa 1984 là 24.650 ha nhiều hơn năm 1976 là 4.150 ha do mở rộng thêm diện tích tăng vụ 1.368 ha và khai hoang phục hóa 2.782 ha [94, tr.8]. Sản lượng khoai lang từ 2.200 tấn ở năm 1976 đã tăng lên 43.000 tấn ở năm 1984. Cũng trong thời gian đó đậu nành từ 3 tấn tăng lên 540 tấn, đậu xanh từ 14 tấn tăng lên 275 tấn, rau cải từ 630 tấn tăng lên trên 1.600 tấn [94, tr. 9]. Trên đất vườn, cây dừa phát triển mạnh, bình quân mỗi năm trồng trên 10.000 cây. Năm 1984, toàn huyện có 149.751 cây dừa chiếm diện tích khoảng 600 ha, trong đó đã có trái được 71.227 cây với sản lượng cơm dừa trên 400 tấn. Ngoài ra, trên 750 ha là vườn cây ăn trái với 1 số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên đến nay Bình Minh vẫn còn 2.060 ha vườn tạp hiệu quả kinh tế kém [94, tr.9]. Nhìn chung, cơ cấu cây trồng luân canh lúa màu đang chiếm tỉ trọng 22% diện tích ruộng, biến đổi thế xu hướng phá dần độc canh cây lúa, tăng tỉ trong cây màu, cây công nghiệp. Từ năm 1976- 1984, cây công nghiệp ngắn ngày tăng lên 14 lần. Cơ cấu mùa vụ cũng phát triển theo xu hướng thuận lợi. Diện tích đất 1 vụ lúa giảm từ 5.600 ha ở năm 1976 xuống còn 3.800 ha ở năm 1984. Ngược lại đất 2 vụ lúa tăng từ 7.308 ha lên đến 8.676 ha.
  20. Đặc biệt nhất, diện tích luân canh lúa màu tăng vọt từ 240 ha lên 3.691 ha. Từ đó hệ số sử dụng đất từ 1,5 lần ở năm 1976 đã lên đến 1,70% lần/năm vào năm 1984 [94, tr.9]. Chăn nuôi: Đến năm 1984, giá trị sản phẩm là 55,3 triệu đồng so với năm 1980 tăng 2,4 lần. Nhịp độ phát triển bình quân là 24,5%. Trong cơ cấu đàn gia súc- gia cầm, năm 1984, giá trị đàn heo chiếm tỉ trọng cao nhất là 51% (17.088 con) kế đến là vịt 201.992 con, gà (giống địa phương) có 102.152 con. Trâu bò 3.190 con, có 2.278 con cày kéo, ít nhất là dê có 385 con [94,tr.9]. Trong thời kỳ 1980- 1984, nhịp độ phát triển bình quân hàng năm đàn heo khá (12,5%) nhưng cơ cấu chưa hợp lý, heo nái chỉ chiếm 2,2%. Bình quân đầu heo so với diện tích gieo trồng còn thấp (0,6 con/ha và 0,7 con/hộ). Gia cầm có khả năng phát triển nhanh 46%) nhưng cũng mới chỉ đạt 8,2 con vịt/ha lúa và mỗi hộ chỉ đạt 4,2 con gà. Đặc biệt dê đang có triển vọng lớn, tốc độ hàng năm là 85%. Từ hiện trạng trên, nếu tăng nguồn thức ăn gia súc công nghiệp, đủ con giống, phòng chống dịch bệnh tốt, đàn gia súc, gia cầm còn có khả năng phát triển rất lớn có thể cân đối với trồng trọt. Về thủy sản: Trong thời gian qua sản lượng tôm cá hàng năm phần lớn do khai thác tự nhiên, việc tổ chức nuôi, vẫn chưa được chú ý phát triển đúng mức. Năm 1984, có 25 ha diện tích mặt nước được đưa vào nuôi cá tôm chiếm 5% diện tích ao hồ có khả năng sử dụng được. Trong đó diện tích nuôi tôm là 10 ha. Giống ca nuôi chủ yếu là cá tra. Sản lượng cá đánh bắt là 2.900 tấn, tôm là 58 tấn. Trong đó, sản lượng do khai thác tự nhiên là 97,6% khâu đánh bắt cũng chưa hợp lý còn gây lãng phí như dùng thuốc cá, bắt cá con, tôm trứng. Ngoài ra việc sử dụng thiếu thận trọng một số thuốc sâu đang là nguy cơ làm giảm nhanh trữ lượng tôm cá tự nhiên. Góp phần quan trọng tạo nên những thành quả đó, nhiều công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được tổ chức thực hiện: Công tác thủy lợi trong 10 năm nay, chỉ mới tính ở những công trình lớn, ngân sách đã đầu tư trên 5 triệu đồng (tính theo giá xây dựng năm 1984). Nhân dân trong huyện đã tham gia trên 130.000 lượt người, đào đắp hơn 2 triệu m3 đất. Đã dẫn nước và xổ phèn cho 2.000 ha đất phèn, phục vụ tưới tiêu chủ động cho hơn 2.000 ha và giữ khô đất để cày ải được 13.000 ha đất lúa. Tuy nhiên do hệ thống thủy lợi lớn, vừa và nhỏ chưa đồng bộ, khép kín nên phần lớn diện tích chưa chủ động mực nước, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Các cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp đến nay vẫn còn ít, nhỏ, quản lý kém nên khả năng phục vụ chưa cao. Hiện nay huyện có 1 trạm máy quốc doanh với 9 máy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2