intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

102
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam sau đây để nắm bắt được những nội dung về tình hình tư liệu và phân loại mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt Nam, mô típ tử trận trong cấu tạo cốt truyện truyền thuyết Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích MÔ TÍP NGƯỜI ANH HÙNG TỬ TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích MÔ TÍP NGƯỜI ANH HÙNG TỬ TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình khoa học này là của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Lê Thị Bích
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, chu đáo từ phía giảng viên, TS. Hồ Quốc Hùng. Thầy đã tận tình hướng dẫn cách trình bày, giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình giảng dạy để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014 Lê Thị Bích
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC ................................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 1.1. Khái niệm típ và mô típ ............................................................................ 12 1.1.1. Lý thuyết về mô típ..................................................................................................... 13 1.1.2. Lý tuyết về típ ............................................................................................................. 14 1.1.3. Mối quan hệ giữa típ và mô típ................................................................................... 15 1.2. Phân kì truyền thuyết ................................................................................ 16 1.2.1. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang ............................................... 20 1.2.2. Truyền thuyết về thời Âu Lạc và Bắc thuộc ............................................................... 21 1.2.3. Truyền thuyết các triều đại phong kiến tự chủ ........................................................... 23 1.2.4. Truyền thuyết thời chống Pháp .................................................................................. 24 1.3. Tiêu chí xác định mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam .............. 25 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................... 27 Chương 2. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM ............................................................................................................... 28 2.1. Tình hình tư liệu ................................................................................................................. 28 2.2. Phân loại mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt Nam ............................ 38 2.2.1. Mô típ chết thần kì ...................................................................................................... 38 2.2.2. Mô típ tử tiết ............................................................................................................... 51 2.2.3. Mô típ bị giặc giết....................................................................................................... 58 2.2.4. Mô típ kiệt sức chết .................................................................................................... 65 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69 Chương 3. MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM ................................................................................................................................ 71 3.1. Khái niệm về cấu tạo ................................................................................ 71 3.2. Mô típ tử trận với vai trò là mô típ chi tiết ............................................... 75
  6. 3.2.1. Các tình huống liên quan đến mô típ tử trận .............................................................. 75 3.2.2. Vai trò của mô típ tử trận đối với cốt truyện truyền thuyết ........................................ 83 3.3. Mô típ tử trận với vai trò là mô típ chủ đề..................................................................... 88 3.3.1 Kiểu truyện .................................................................................................................. 88 3.3.2. Kiểu nhân vật liên quan đến các mô típ...................................................................... 88 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 103 PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 1
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian, truyền thuyết là một trong những thể loại có lịch sử hình thành, phát triển và tồn tại từ lâu đời cùng với nội dung và hình thức nghệ thuật vô cùng phong phú. Ở nước ta, việc nghiên cứu truyền thuyết bằng công tác sưu tầm, ghi chép, biên soạn được tiến hành từ rất sớm, nó được cố định bằng văn bản vào khoảng thế kỷ XIV, XV, tiêu biểu là các tác phẩm Việt Điện U Linh của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam Chính Quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Tuy nhiên, phải cho đến thế kỷ XX thì truyền thuyết mới thật sự trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học độc lập là foklore học. Truyền thuyết là một trong những đối tượng nghiên cứu đặc biệt có sức hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu truyền thuyết bằng típ và mô típ là một phương pháp nghiên cứu rất hữu hiệu trong khoa nghiên cứu văn học dân gian từ trước đến nay. Sự lặp lại các kiểu truyện và các mô típ trong các truyền thuyết là một đặc điểm dễ nhận thấy và rất đặc trưng của thể loại này. Việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian bằng típ và mô típ có thể khám phá được mối dây liên hệ trong những tác phẩm thuộc cùng một kiểu truyện hay cùng chứa đựng những mô típ như nhau. Chúng tôi chọn thực hiện đề tài Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam với mong muốn sẽ góp phần miêu tả hệ thống và phân tích một kiểu mô típ phổ biến trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, đặc biệt là truyền thuyết chống ngoại xâm. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm chiếm số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Khi nghiên cứu mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam, chúng ta không chỉ hiểu được lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc mà chúng ta còn biết được tư tưởng, tâm hồn, tinh thần dân tộc của người Việt gửi gắm vào những người có công với
  8. 2 nước. Và hơn nữa, một mặt nào đó chúng ta thấy bề sâu, độ dày văn hóa của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam được thể hiện dưới những tác phẩm này. Trong khi tiến hành khảo sát kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một mô típ rất phổ biến trong nhiều cốt truyện khác, tạm gọi đó là mô típ người anh hùng tử trận. Để tiện cho việc diễn đạt, một số chỗ chúng tôi gọi tắt “mô típ người anh hùng tử trận” là “mô típ tử trận”. Vậy, “mô típ tử trận” có vị trí, ý nghĩa như thế nào với đề tài, cốt truyện và thể hiện chủ đề tư tưởng gì của tác giả dân gian ? Nó gắn bó như thế nào với đời sống văn hóa, lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc? Với mong muốn trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là Mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam làm mục tiêu khoa học cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi đã thực hiện tham khảo những công trình sau đây: Thứ nhất, công trình “Người anh hùng làng Gióng” của tác giả Cao huy Đỉnh đã phát hiện ra điểm rất độc đáo trong cái chết của người anh hùng: “Người anh hùng nhân dân không được chết bên phía địch, trong tay địch, càng không được đầu hàng làm tay sai cho địch. Đó là một kỉ luật của bộ lạc sau này trở thành một kỉ luật của dân tộc chống xâm lược. Người anh hùng bất đắc dĩ bị chém chết ở chiến trường, thì truyền thuyết cổ ở Việt Nam có cách giải quyết trong tưởng tượng để thực hiện cái lí tưởng, kỉ luật nói trên: Người anh hùng bị chém rơi đầu tỉnh táo nhặt đầu về nộp cho mẹ, và chỉ được chết khi có lệnh của mẹ mà thôi” [9, tr.523]. Ở đây tác giả đã mô tả mô típ về cái chết ở dạng thức người anh hùng bị chém rơi đầu. Đó là những gợi mở đáng quý cho chúng tôi truy tìm gốc rễ của việc tác giả dân gian xây dựng mô típ chết thần kì trong truyền thuyết.
  9. 3 Thứ hai, bài viết Truyền thuyết anh hùng trong thời phong kiến, của tác giả Kiều Thu Hoạch đã đề cập đến cái chết thần kì, thường là không bệnh tự nhiên mất, hoặc đứt đầu chắp lại để đi gặp ông già bà cả hỏi về lẽ sinh tử rồi bấy giờ mới chịu chết; hoặc bay lên trời, lặn xuống nước (có khi dưới hình thức trầm mình), đi vào núi mất tích, v.v…mà nhân dân thường gọi với một từ ngữ thiêng liêng là “Ngài hóa”. Tác giả đã đưa ra được kết cấu cơ bản, phổ biến của thần tích và cũng là của truyền thuyết anh hùng. Tác giả cũng đã lưu ý, không phải mọi thần tích và truyền thuyết đều được cấu trúc đúng như vậy. Đồng thời sự bố trí giữa các phần trong cấu trúc trên cũng rất linh hoạt và có những nặng nhẹ khác nhau. Đây là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu mô típ tử trận của nhóm truyền thuyết các triều đại phong kiến tự chủ. Thứ ba, công trình sưu tầm, tuyển chọn và nghiên cứu Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 1 và tập 2, Nguyễn Đổng Chi có những ý kiến gợi mở rất có giá trị về cái chết với nghĩa tái sinh. Sự tái sinh được ông nhắc đến trong công trình nghiên cứu của mình là sự tái sinh của các nhân vật truyền thuyết. Những người anh hùng truyền thuyết này tái sinh là do hóa thân. Nguyễn Đổng Chi cho rằng sự tái sinh của các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết là do họ sống lại trong quan niệm của quần chúng nhân dân. Bởi vì trong tư tưởng của dân gian, những người anh hùng có công với đất nước được nhân dân thờ phụng muôn đời thì không thể nào chết được mà họ phải sống mãi mãi, phải trở thành bất tử. Thế cho nên thay vì cái chết trong sự thật lịch sử, qua nhiều lần tưởng tượng và thêm thắt của nhân dân, những người anh hùng ấy không còn chết như trong sự thật lịch sử nữa mà họ sẽ hóa thân thành các linh vật bay lên trời hay linh hồn của họ sẽ nhập vào hồn thiêng sông núi để mãi mãi trường tồn. Đồng thời, cũng chính trong công trình nghiên cứu này, giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã cung cấp thêm nhiều thông tin đáng quý từ việc tìm ra nguồn gốc của mô típ tái sinh trong tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Thực ra mô típ tái sinh là một cách tiếp cận trong
  10. 4 chiều sâu tâm linh. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng cái biểu hiện cụ thể trong các bản kể qua mô tả nó liên quan mật thiết đến mô típ tử trận. Thứ tư, luận văn tốt nghiệ Bước đầu tìm hiểu bộ phận truyền thuyết dân gian đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Thị Thanh Thúy, bước đầu đã tìm hiểu được tiến trình lịch sử, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long tác động đến sự hình thành, phát triển của thể loại truyền thuyết. Những nét đặc trưng của văn hóa, tập tục của vùng đất mới là nền tảng để hình thành lên các kiểu truyện, tạo nên những nét đặc trưng của truyền thuyết dân gian. Cũng trong luận văn này tác giả có đề cập đến chung cục cuộc đời người anh hùng và có nhận xét sau đây đáng suy nghĩ: “truyền thuyết giai đoạn này nói về cái chết của người anh hùng gắn với sự thật lịch sử, hoàn toàn không có yếu tố thần kì hoang đường. Sự thật lịch sử trong giai đoạn này phần lớn các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nghĩa quân thất trận, người anh hùng bị giặc bắt và hành quyết”. Như vậy luận văn đã đề cập đến mô típ tử trận của người anh hùng ở trường hợp bị giặc giết. Thứ năm, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Truyền thuyết và giai thoại Khánh Hòa (2006) của tác giả Trần Thị Kim Thu, đã góp phần hệ thống hóa kho tàng truyền thuyết Khánh Hòa, bước đầu miêu tả và tìm hiểu những biểu hiện của truyền thuyết nơi đây. Luận văn cũng đưa ra hệ thống mô típ phổ biến trong truyền thuyết ở vùng đất mới này. Đặc biệt, ở chương 3, mục 3.1.3 tác giả đề cập đến các nhóm mô típ về nhân vật anh hùng thời kỳ phong kiến và ngoại xâm thời Nguyễn thế kỷ XIX: mô típ tự nguyện ra hàng, mô típ tự nguyện cùng chết, mô típ gặp rủi ro, mô típ kẻ thù đe dọa, khống chế. Như vậy luận văn đã đề cập đến mô típ tử trận của người anh hùng ở trường hợp bị giặc giết. Thứ sáu, công trình mang tên Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) của tác giả Võ Phúc Châu. Trong công trình này, tác giả tập hợp được hơn 100 truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ giai đoạn (1858 – 1918). Tác giả đã hệ thống hóa
  11. 5 và miêu tả những mô típ tiêu biểu theo 6 nhóm mô típ. Trong đó, ở phần nhận xét chung tác giả có đề cập đến nhóm mô típ về nhân vật bị hành quyết. Trong nhóm này lại tác giả lại chia ra năm mô típ nhỏ hơn: mô típ người dân nhận hung tin, mô típ lời nói cuối cùng của nhân vật, mô típ nhân vật bị hành quyết; mô típ đao phủ khiếp sợ, mô típ sự lạ khi rơi đầu. Tác giả nhận định rằng “nhân vật anh hùng trong truyền thuyết bao giờ cũng gặp nhiều thử thách. Nhưng thử thách khốc liệt đến mức thành tai họa, dẫn đến kết cục bi thương đó là cái chết. Người anh hùng buộc phải làm cuộc lựa chọn giữa vinh và nhục, giữa mạng sống và cái chết. Nhân vật anh hùng nào trong truyền thuyết hầu như cũng đến hồi hy sinh lẫm liệt. Kể lại truyền thuyết, nhân dân không che giấu nỗi đau đớn, lòng tiếc thương vô hạn, sự ngưỡng mộ vô biên trước giờ phút cuối của người anh hùng. Tình cảm ấy hội tụ, dồn nén trong các mô típ về sự hy sinh của các anh hùng”. Như vậy luận án cũng đã đề cập đến mô típ tử trận của người anh hùng ở trường hợp bị giặc giết. Thứ bảy, luận án Tiến sĩ Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian vùng Thuận Hóa của tác giả Hồ Quốc Hùng có lưu ý đến những yếu tố đặc tả qua việc thâu tóm công đức của các anh hùng: lối sống nghĩa khí, xung trận thì ngoan cường, thường có kết thúc bi thương. Đồng thời tác giả nhấn mạnh, sự trùng lặp hình thức về tình huống tử trận của các nhân vật lịch sử dường như đã cô đúc thành một kiểu tử trận rất đặc trưng cho bộ phận truyền thuyết ở vùng Thuận Hóa. Tuy nhiên, vì tác giả giới hạn phạm vi nên truyền thuyết ở địa phương khác chưa được khảo sát. Cuối cùng là luận văn Thạc sĩ Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam của tác giả Võ Thạch Anh đã làm rõ kiểu truyện linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, tìm được mối quan hệ giữa truyền thuyết với tập tục, tín ngưỡng và vai trò của nó đối với đời sống tâm linh dưới góc độ hệ thống và cấu tạo tác phẩm. Trong đó tác giả có đề cập đến mô típ “Ngài hóa”, tác giả chỉ ra được mô típ “Ngài hóa” là một trong những hạt nhân quan trọng của loại truyền thuyết linh
  12. 6 thần. Tuy không đi sâu vào mô típ về cái chết nhưng toàn bộ việc nghiên cứu linh thần thực chất đã đề cập đến mô típ này. Sau khi tham khảo toàn bộ số lượng các công trình nghiên cứu ở trên đây cùng với những kiến thức cơ bản về văn học dân gian, nhất là thể loại truyền thuyết, chúng tôi thấy rằng mặc dù thật sự chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể và đầy đủ về mô típ tử trận trong truyền thuyết nhưng vấn đề mô típ này được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã chứng tỏ nó có sức hấp dẫn thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Kế thừa những thành quả ở trên, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Mô típ người anh hùng tử trận, luận văn sẽ thống kê, phân loại, lí giải để làm rõ đặc điểm, cấu tạo, vai trò, chức năng của nó trong một số cốt truyện truyền thuyết. Không chỉ vậy, chúng tôi còn muốn thông qua đề tài để lí giải một vài vấn đề về cái chết của người anh hùng và rút ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của mô típ. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn về “Mô típ tử trận của người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam”, chúng tôi đi khảo sát những truyền thuyết anh hùng trong chiến đấu đã được sưu tầm và xuất bản từ trước đến nay như : - Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, thần thoại – truyền thuyết, viện văn học - Trung tâm khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia, Nxb Giáo dục. - Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (2009), tập 16, truyện cổ tích, truyền thuyết – Nxb Khoa học Xã hội. - Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2000), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4; 5, Nxb Giáo dục. - Lã Duy Lan (1997), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn học Thông tin.
  13. 7 - Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2001) – Hồ Quốc Hùng – Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục. - Võ Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1858-1918), Nxb Thời đại. - Trần Thị Kim Thu (2006) Truyền thuyết và giai thoại Khánh Hòa, Phụ lục Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. - Mùa A Tủa (2012), Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Quách Giao (2011), Truyện cổ dân tộc Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Đặng Nghiêm Vạn (1986), Truyện cổ tích các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên (tập II), Nxb Văn học Hà Nội. - Doãn Thanh, Trương Nguyễn Hoàng Thao (1963), Truyện cổ dân tộc Mèo, Nxb Văn học Hà Nội. - Trong công trình của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao (2001), Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung, Nxb Thuận Hóa - Nghệ An – Thanh Hóa, Tp. Hồ Chí Minh. - Nông Quốc Thắng (2011), Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên: Truyện cổ Gia Rai, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’Nông, Truyện cổ Ba Na – Kriêm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Doãn Thanh (1978), Truyện cổ dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Lù Dìn Siểng (1982), Truyện cổ Giáy, Nxb Văn hóa, Hà Nội - Hoàng Quyết (1986), Truyện cổ Tày Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội - Lê Khắc Cường (2011), Truyện cổ Raglai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội - Mai Văn Tấn (2007), Truyện cổ Vân Kiều, Nxb Lao Động, Hà Nội. - Đinh Xăng Hiền (1985), Truyện cổ Hrê, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Đỗ Như Thúy (1982), Truyện cổ Cơ Tu, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
  14. 8 - Ninh Viết Giao (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Mạc Đình Dì (1985), Truyện cổ Mảng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Vù Go Xá (1981), Truyện cổ Hà Nhì, Nxb Văn hóa, Hà Nội - Lô Giàng Páo (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Doãn Thanh (1982), Truyện cổ Phù Lá, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Lâm Quý, Phương Bằng (1983), Truyện cổ Cao Lan – Sán chí, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ me Nam bộ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Tạ Văn Thông (1984), Truyện cổ Cơ – Ho, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Truyện cổ Chăm của nhóm tác giả Trương Hiến Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc (2012), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Truyện cổ H’Mông của tác giả Lê Trung Vũ (1984), Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Y Thi (1984), Truyện cổ M’Nông, Nxb Văn hóa và thông tin Daklak, Đắc Lắc. - Thu Hương (2006), Truyện cổ Nùng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. - Trần Kiêm Hoàng (2010) Truyện cổ Raglai, Nxb Dân Trí. - Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ (2011), Truyện cổ Raglai Nxb Văn hóa dân tộc. 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thống kê, miêu tả: - Sử dụng số liệu thống kê làm cơ sở phát hiện sự tồn tại của các dạng tử trận trong hệ thống truyền thuyết anh hùng trong chiến đấu. Chúng tôi thống kê những cái chết của người anh hùng trong chiến đấu. - Miêu tả kết cấu, đặc điểm nội dung từng mảng, từng nhóm của chúng.
  15. 9 • Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi tìm những điểm giống nhau của những cái chết và nhóm họp chúng lại thành những dạng chết, phân loại những cái chết của các nhân vật thành các loại khác nhau. • Phương pháp phân tích: Chúng tôi phân tích cách miêu tả cái chết của các nhân vật để từ đó rút ra những giá trị về tư tưởng và nhệ thuật. • Phương pháp cấu trúc: Với phương pháp này, chúng tôi chú trọng phân tích kết cấu tác phẩm dưới góc độ cốt truyện, cấu tạo nhân vật, các hình thức chết của nhân vật. • Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tác động của văn hóa, lịch sử và đặc biệt là dân tộc học vào các thành tố của truyền thuyết để tạo cơ sở cho việc lý giải những vấn đề đặt ra trong đề tài. 6. Đóng góp mới của luận văn Thứ nhất, đây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu việc xây dựng, mô tả thống kê tương đối đầy đủ về mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam. Thứ hai, từ mô típ người anh hùng tử trận, chúng tôi rút ra những nét đặc sắc của mô típ này về giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Thứ ba, thao tác so sánh mô típ tử trận trong kết cấu cốt truyện giữa các dân tộc, giúp chúng tôi rút ra được những nét tương đồng và dị biệt về văn hóa, tín ngưỡng truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng của các dân tộc. Cuối cùng, kết quả của luận văn là những đóng góp cụ thể của chúng tôi trong việc vận dụng phương pháp so sánh loại hình để tìm hiểu truyền thuyết và việc nghiên cứu văn học dân gian gắn liền với nghiên cứu văn hóa dân gian. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương như sau:
  16. 10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Trong chương này chúng tôi trình bày những cơ sở và lý thuyết và lịch sử - xã hội có liên quan đến đề tài, tạo tiền đề cho sự triển khai hai chương sau. Chương 1 tập trung vào ba vấn đề: Một là, trình bày một số vấn đề về lý thuyết mô típ: Làm rõ hai khái niệm típ và mô típ cũng như mối quan hệ của chúng với nhau. Hai là, trình bày cơ sở lịch sử - xã hội liên quan đến mô típ người anh hùng tử trận. Chúng tôi đưa ra những mốc lịch sử quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thể loại truyền thuyết, và việc phân kì truyền thuyết thành các giai đoạn để thấy được đặc điểm của truyền thuyết trong mỗi thời kì khác nhau như thế nào. Từ sự phân kì này, là cơ sở để chúng tôi phân loại, mô tả mô típ người anh hùng tử trận ở chương 2 và chương 3. Ba là, chúng tôi đặt ra các tiêu chí để xác định mô mô típ người anh hùng tử trận trong truyền thuyết Việt Nam - đối tượng khoa học chính của luận văn này. Chương 2. TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ PHÂN LOẠI MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM Trong chương này, chúng tôi khảo sát tình hình tư liệu, phân loại và mô tả mô típ tử trận nhằm làm rõ biểu hiện của mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt Nam. Chương 2 tập trung vào ba vấn đề sau: thứ nhất là tình hình tư liệu; thứ hai là phân loại tư liệu, thứ ba là mô tả các dạng thức của mô típ tử trận trong truyền thuyết Việt Nam, khảo sát các truyền thuyết có chứa mô típ tử trận. Chương 3. MÔ TÍP TỬ TRẬN TRONG CẤU TẠO CỐT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM Ở chương này, người viết sẽ đi vào làm rõ cấu tạo của mô típ tử trận ở cả hai vai trò: mô típ chi tiết và mô típ chủ đề. Ở vai trò là mô típ chi tiết, chúng tôi tiến hành liệt kê những dạng thức xuất hiện của mô típ tử trận, đồng thời phân tích vai trò, vị trí của nó đối với cốt truyện truyền thuyết. Đối với vai trò mô típ
  17. 11 tử trận là mô típ chủ đề, dựa vào lý thuyết về típ, chúng tôi tập trung phân tích về cốt truyện và kiểu nhân vật xuất hiện trong típ.
  18. 12 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm típ và mô típ Ở phần này, chúng tôi tập trung mô tả và phân tích những vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu văn học dân gian để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng những chương tiếp theo. Chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ vấn đề thuật ngữ típ và mô típ và mối quan hệ của chúng để có cái nhìn thấu đáo về mô típ. Típ và mô típ là hai khái niệm hết sức cơ bản trong việc nghiên cứu truyện cổ tích. Hai thuật ngữ này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng trên thế giới và trong nước thường dùng. Người có công đầu tiên đưa ra hai khái niệm như là một phạm trù trong nghiên cứu văn học là A. N. Vexelopxki – nhà folklore người Nga. Sau đó người mang hai thuật ngữ típ và mô típ trở thành những thuật ngữ quốc tế, ai cũng hiểu được đó chính là Antti Aarne và Stith Thompson – hai nhà folklore người Phần Lan. Những công trình quan trọng đầu tiên chứa đựng những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài đó là cuốn Từ điển văn học (bộ mới) [65, tr.1012] và từ Từ điển thuật ngữ văn học [57, tr.36]. Ở các công trình này có những định nghĩa về mô típ như là những yếu tố đã được hình thành ổn định và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, còn có những định nghĩa về típ và mô típ cùng những đặc điểm của chúng trong cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng típ và mô típ của Nguyễn Tấn Đắc. Ông cho rằng típ và mô típ là những phần tử vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian. Cũng trong công trình này, ông đưa ra một định nghĩa về mô típ của nhà nghiên cứu folklore Stith Thompson, đại ý như sau: Trong folklore, mô típ là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một tiết (item) của folklore có thể phân tích ra được. Công trình này không chỉ cung cấp những khái niệm nền tảng mà còn giúp nắm bắt được phạm vi và lĩnh vực mà mô típ được quan tâm
  19. 13 nghiên cứu nhiều nhất, theo tác giả đó chính là lĩnh vực nghiên cứu truyện kể dân gian như các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại,... Đồng thời, tác giả còn giới thiệu được các phương pháp tiếp cận một mô típ cụ thể của văn học dân gian là như thế nào qua việc đi vào khảo sát một số mô típ trong truyện kể dân gian Việt Nam như mô típ Quả bầu Lào, mô típ huyền thoại lụt hay những mô típ phổ biến trong kiểu truyện Tấm Cám… 1.1.1. Lý thuyết về mô típ Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” nêu định nghĩa: “Mô típ: Tiếng Hán Việt gọi là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ mô típ trong tiếng Pháp). Có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”. Còn theo Nguyễn Tấn Đắc trong Nghiên cứu truyện dân gian Đông Nam Á (bằng mô típ và típ) trích Đề cương bài giảng Sau đại học 1998 [45, tr.50] thì “mô típ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ, thơ ngây của loài người ở trước thời kỳ của tư duy khoa học”. Ví dụ như nồi cơm ăn không bao giờ hết, viên ngọc ước, con người có thể nghe được tiếng nói của loài vật… “Hoặc mô típ cũng có thể là sản phẩm của sự quan sát cuộc sống xã hội có thực nhưng nó phải bất thường, quá đáng”. Nguyễn Thị Nguyệt nêu định nghĩa: “Mô típ là những yếu tố hạt nhân cấu thành cốt truyện”. [ 129, tr 12]. Từ những nhận định trên chúng tôi hiểu: Mô típ là những yếu tố tạo thành cốt truyện. Những yếu tố này được định hình ổn định và được sử dụng trong nhiều truyện khác nhau.
  20. 14 1.1.2. Lý tuyết về típ Về khái niệm típ theo Stith Thompson (dẫn theo [179, tr.11]) có nghĩa là những cốt kể có thể tồn tại độc lập trong kho truyện truyền miệng. Cốt truyện như là một sơ đồ phức tạp, được cấu tạo từ một dãy mô típ. Trong đó sẽ có một mô típ cơ bản đóng vai trò chính và các mô típ khác liên hệ với nhau theo một thể thống nhất. Dù đơn giản hay phức tạp, truyện nào được kể như một cốt kể độc lập đều được xem là một típ. Như vậy típ truyện có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn. Có những truyện kể dài chứa đựng hàng tá mô típ, lại có những truyện kể ngắn chỉ có một mô típ đơn lẻ. Trong trường hợp đó, típ và mô típ đồng nhất. Theo định nghĩa của Từ điển văn học [65, tr.206] thì típ là “tập hợp những truyện có cùng chủ đề và cốt truyện tương tự nhau, được gọi là kiểu truyện”. Típ là một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn, có tính độc lập cao, còn mô típ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là thành tố góp phần tạo nên cốt truyện. Như vậy típ là đơn vị lớn hơn mô típ, một típ có thể chứa nhiều mô típ. Trong trường hợp truyện quá đơn giản chỉ có một thì mô típ ấy được xem như là một típ. Nếu ở một số truyện có các mô típ tương tự nhau thì những truyện ấy làm thành một kiểu truyện. Tuy nhiên không phải những truyện trong cùng một kiểu truyện thì số mô típ trong chúng là hoàn toàn trùng khít với nhau mà chỉ có một hoặc một vài mô típ là tương tự nhau. Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Đắc trong Nghiên cứu truyện dân gian Đông Nam Á (bằng mô típ và típ) trích Đề cương bài giảng Sau đại học 1998 [45, tr.50-51] có định nghĩa “trong ngôn ngữ thông thường, típ chỉ một lớp vật thể có những đặc điểm chung. Nó được dịch là kiểu, kiểu mẫu, đại diện điển hình. Dựa vào đó, khoa văn học dân gian đã dùng thuật ngữ típ để chỉ một tập hợp những mẫu truyện kể dân gian có chung một cốt truyện. Cụ thể hơn, típ chỉ một tập hợp của nhiều mẫu truyện chứ không chỉ từng truyện kể riêng lẻ và những mẫu truyện đó phải có chung một cốt kể. Vậy típ là một cốt với tất cả những dị bản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2