intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn là công trình khảo sát về nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát ở sự một số đổi mới về nghệ thuật tự sự độc đáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bích Thu Hà Nội-2012
  3. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................3 2.1. Giới thuyết về khái niệm tự sự ................................................................ 3 2.2. Về nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng... ......... 6 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 10 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................10 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 5. Mục đích, ý nghĩa của luận văn ............................................................... 11 5.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................11 5.2. Ý nghĩa của luận văn..............................................................................11 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................... ...11 B. NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................. 12 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ........................ 12 1.1. Các kiểu nhân vật: ................................................................................. 15 1.1.1. Nhân vật trí thức nhà văn - nhà giáo .................................................... 15 1.1.2. Nhân vật nữ ........................................................................................... 23 1.1.3. Nhân vật đám đông ............................................................................... 31 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 35 1.2.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 35 1.2.2. Miêu tả tâm lý........................................................................................ 39 1.2.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 45 CHƢƠNG 2: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN ............................ 49 2.1. Ngƣời kể chuyện ..................................................................................... 51
  4. 2.1.1.Trần thuật khách quan ........................................................................... 51 2.1.2 Trần thuật chủ quan .............................................................................. 58 2.2. Điểm nhìn ................................................................................................ 61 2.2.1. Điểm nhìn bên trong.............................................................................. 62 2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 66 2.2.3. Sự di chuyển điểm nhìn..........................................................................67 CHƢƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU ........................................................................ 72 3.1. Giọng điệu triết lí ................................................................................... 73 3.2. Giọng điệu mỉa mai, suồng sã ............................................................... 83 3.3. Giọng điệu trữ tình................................................................................. 92 C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm 1975 mở ra bước ngoặt lớn lao của lịch sử và dân tộc. Khi bước ra khỏi cuộc chiến, cùng với niềm vui chiến thắng và đất nước thống nhất thì đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với biết bao khó khăn của nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Yêu cầu đổi mới xã hội là bức thiết. Muôn đời, nhiệm vụ của văn học là phản ánh bản chất lịch sử đời sống xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu mới về thưởng thức văn chương của độc giả cũng như nhu cầu thể hiện tình cảm của nhà văn, văn học sau năm 1975 đã có những đổi mới. Sau hai cuộc kháng chiến, với độ lùi thời gian để chiêm nghiệm về những gì đã về xảy ra trong quá khứ và hiện tại, các nhà văn đã chú ý nhìn thẳng vào sự thật để khai thác chuyện thế sự như những mâu thuẫn nội bộ nhân dân, những mặt trái của xã hội hay những năm tháng hào hùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cho ra đời những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Có thể kể đến những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Thân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khắc Trường... Có thể nói, văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay đã tái hiện sinh động và đa dạng hiện thực cuộc sống thời kì đổi mới đất nước và vẽ ra bức tranh sinh văn học sống động và phong phú. Ngoài ra, nó còn góp phần phản ánh rõ nét tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người thời kì đổi mới, đồng thời lên án những thói xấu, những tiêu cực trong xã hội hiện tại để tạo nên một dòng văn học đích thực mang ý nghĩa nhân văn. Sự đổi mới về nội dung, nghệ thuật và quan niệm sáng tác của tiểu thuyết cũng không phải là ngoại lệ. Tiểu thuyết giai đoạn này đã đổi mới cấu trúc thể loại: Tiểu thuyết ngắn đã xuất hiện bên những bộ tiểu thuyết trường thiên hoành tráng; nhân vật gắn với những biến cố xã hội và mang không ít bi kịch đời thường; lối kết cấu tâm lí với hồi ức tạo ra sự đảo lộn về không gian, 1
  6. thời gian lấn át lối kết cấu truyền thống; mỗi chương vừa có tính chất nối tiếp vừa có tính độc lập; có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật... Trong khoảng những năm cuối của thế kỉ XX, tiểu thuyết có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng. Ở giai đoạn này, xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc với sức viết dồi dào và có nhiều ý tưởng táo bạo, mới lạ, một trong số đó là Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng được mệnh danh là người “tiền trạm” của văn học thời kì đổi mới. Thoát khỏi khuynh hướng sử thi trong văn học những năm 1945 - 1975, với cảm hứng thế sự, nhà văn đã đưa bản chất của cuộc sống vào tác phẩm của mình. Đề tài trong sáng tác của Ma Văn Kháng rất đa dạng: từ cuộc sống miền núi cho đến những vấn đề của của thành thị. Tất cả đều phản ánh sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội cũng như những oái oăm trong mối quan hệ gia đình. Độc giả không khỏi ấn tượng, ngạc nhiên bởi nội lực sáng tạo của cây bút này. Ông đã cho ra mắt bạn đọc 13 cuốn tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn và một hồi kí, trong đó có rất nhiều tác phẩm được giải thưởng trong nước và quốc tế. Dẫu viết nhiều thể loại, ta vẫn thấy được những thành công nổi bật của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết. Không phải nhà văn nào cũng tạo được phong cách. Chỉ những nhà văn lớn, có tài năng thực sự mới tạo được phong cách cho riêng mình. Không chỉ đạt được thành tựu ở thể loại truyện ngắn, với thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng cũng có những thành công nhất định, gây ấn tượng với độc giả. Ở luận văn này, chúng tôi quan tâm đến những đóng góp của nhà văn với thể loại tiểu thuyết, đặc biệt ở nghệ thuật tự sự mang đậm phong cách của chủ thể sáng tạo. Với lí do trên, chúng tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua Ngược dòng nước lũ, Đám cưới không có giấy giá thú, Một mình một ngựa). 2
  7. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Giới thuyết về khái niệm tự sự: Khi loài người xuất hiện, tự sự cũng ra đời. Thế nhưng, cho đến thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, các học giả Pháp với vai trò là người đi đầu, tự sự mới thực sự trở thành một khoa nghiên cứu độc lập. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, tự sự học (Narratology, Narratologie) đã trở thành trào lưu và thịnh hành ở Mỹ. Nó đã trở thành cầu nối cho việc đối thoại và hòa nhập giữa truyền thống phê bình Mỹ và lí luận văn học Châu Âu. Cũng như các trường phái lí luận khác, tự sự học cũng có lịch sử phát triển của nó: từ tự sự học kinh điển của chủ nghĩa cấu trúc chuyển sang giai đoạn hậu kinh điển. Mối quan hệ của tự sự học kinh điển và tự sự học hậu kinh điển là sự giao thoa và kế thừa. Tự sự học hậu kinh điển coi tự sự học kinh điển như một “khoảnh khắc quan trọng” của mình. Nó lợi dụng khả năng của chúng; chỉ ra những hạn chế của mô hình tự sự cũ; tiếp nhận nhiều phương pháp luận cùng nhiều giả thiết nghiên cứu mới và đề cập những cách nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự, biểu hiện của quá trình vận động về hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu tự sự. Tự sự học kinh điển ra đời vào giai đoạn những năm 60 kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Hệ hình tự sự hậu kinh điển tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện. Hệ hình tự sự học kinh điển được phân làm ba nhóm: Nhóm 1: chịu sự ảnh hưởng lớn của V.Propp - đại diện của tự sự học cấu trúc chủ nghĩa, chú ý nghiên cứu những yếu tố như cấu trúc của truyện, đối tượng trần thuật như ngữ pháp của tự sự, kết cấu, chức năng của sự kiện và logich phát triển kết cấu của chúng. Vô hình chung, phương pháp nghiên cứu này đã lạm dụng thuật ngữ học và bỏ qua việc tìm hiểu cách kể, nhân vật, ý nghĩa của truyện. Lối tư duy của chủ nghĩa cấu trúc đã nhanh chóng bị lỗi thời. 3
  8. Nhóm 2: với quan điểm lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa, đại diện tiêu biểu là học giả G. Genette nghiên cứu lời kể, cách kể (diễn ngôn tự sự). Ông đã đưa ra 3 phạm trù của diễn ngôn trần thuật là thời thái (tence) - quan hệ với thời gian; ngữ thức (mood) - quan hệ với cự li và góc độ trần thuật; ngữ thái (voice) - liên quan đến tình huống, quan hệ người kể và người nhận trong trần thuật. Genette phân biệt tụ tiêu (ai nhìn) với điểm nhìn và giọng điệu. Tuy cách tiếp cận của Genette có những điểm mới lạ nhất định nhưng nhược điểm của nó lại là coi cấu trúc tự sự là một thể khép kín. Nhóm 3: với đại diện là Prince và S.Chatman, Mieke Bal. Họ đề cao tầm quan trọng của cả hai mặt cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc chuyện. M. Bal cho rằng: “Tự sự học (narratology) là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật. hình tượng, hình ảnh sự vật, sự kiện cùng sản phẩm văn hoá “kể chuyện”. Tác giả chia tự sự thành ba tầng bậc: văn bản trần thuật (narrative text), chuyện kể (story), chất liệu (fabula). Trong ba nhóm kể trên, công trình của M.Bal được cho là chính xác và chặt chẽ nhất, nó có khả năng làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tự sự. Tiếp nối tự sự học kinh điển là tự sự học hậu kinh điển. Xuất hiện vào những năm 80, tự sự học hậu kinh điển nghiên cứu tự sự trong quan hệ với người đọc, những lĩnh vực ngoài văn học và ngữ cảnh. Phương pháp này đi sâu vào ba hướng nghiên cứu chủ yếu. Hướng 1: nghiên cứu đặc trưng chung của các tác phẩm tự sự, không phân biệt sự khác nhau về phương tiện và thể loại Hướng 2: đi từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng sang phân tích cấu trúc tự sự của các tác phẩm cụ thể. Hướng 3: phát triển mô hình tự sự theo công thức “tự sự học + X”, trong đó “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay tự sự học pháp luật, tự sự học hậu hiện đại… Mô hình này đã giúp phát triển tự sự học sang một phạm vi mới. 4
  9. Nghiên cứu về tự sự học hậu kinh điển, Genette là người tiên phong trong việc đề xuất phương pháp tam phân: 1. Câu chuyện (histoire) - nội dung được kể; 2. Thoại ngữ tự sự/trần thuật (récit) - diễn ngôn kể (văn bản tác phẩm tự sự mà độc giả đọc), trong đó thoại ngữ chỉ tất cả mọi đặc trưng mà tác giả đem đưa vào câu chuyện; 3. Hành vi trần thuật (narration) - quá trình hoặc hành động này làm nảy sinh thoại ngữ. Trong đó, hành vi tự sự là quan trọng nhất, không có hành vi tự sự thì không có thoại ngữ tự sự, không có câu chuyện được kể ra. Ở giai đoạn tiếp theo, tự sự học hậu kinh điển đi sâu vào nghiên cứu diễn ngôn tự sự, tức là ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo ra nó như: người kể, hành động kể, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu, thời gian... mà đại diện tiêu biểu là Todorov, G.Genette, S.Chatman, G.Prince. Trước đây, tự sự học cấu trúc chỉ chú ý vào chức năng, ngữ pháp truyện và ngữ nghĩa ở cấu trúc bề sâu, còn hiện nay, các học giả đã quan tâm đến tu từ học tự sự học như là một phương tiện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự. Bên cạnh vấn đề điểm nhìn thì kí hiệu tượng trưng, khoảng cách trần thuật cũng được đặc biệt chú ý. Có lẽ, đây chính là lí do tự sự học được hưởng ứng rộng rãi của giới nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. Ra đời từ cuối thế kỉ trước, tự sự học hiện đại đã có những chặng đường phát triển của riêng mình: tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc (tự sự học nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự), tự sự học cấu trúc chủ nghĩa (lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, mục đích là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự mà không cần đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan) và tự sự học cấu trúc chủ nghĩa (gắn liền với kí hiệu học, hình thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm). 5
  10. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tự sự học đã trở thành một hướng tiếp cận quen thuộc được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ví dụ như hội thảo Tự sự học năm 2001 tại Đại học Sư phạm Hà Nội và việc xuất bản công trình tuyển chọn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử (GS.Trần Đình Sử chủ biên) đã đánh dấu một bước khởi đầu mới trong việc nghiên cứu tự sự học tại Việt Nam. Năm 2007, tiếp tục hội thảo về tự sự học, GS.Trần Đình Sử đã tuyển chọn và cho ra đời công trình Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử - Phần 2, khẳng định vị trí của tự sự học. Nhiểu công trình nghệ thuật, nhờ vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu, đã có được những hiệu quả bất ngờ. Trần Đình Sử cho rằng: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan”. Tác giả phân biệt “cấu trúc lời văn”, “cấu trúc sự kiện” từ đó phân biệt giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào” để làm nổi bật vai trò của chủ thể trần thuật. Như vậy, bản chất của tự sự là hướng tới cách đọc của độc giả. Quan niệm tự sự vì thế không tách rời kí hiệu học, lí thuyết giao tiếp và tiếp nhận. Trên cơ sở những lí luận về tự sự học, chúng tôi chú trọng tới nghiên cứu vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trong những tiểu thuyết như: Ngược dòng nước lũ, Đám cưới không có giấy giá thú, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. 2.2. Về nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng: Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa. Bằng việc tạo ra cho riêng mình “một tiếng nói riêng không trộn lẫn vào đâu”, Ma Văn Kháng đã tạo ra được tiếng vang lớn trên diễn đàn văn chương và được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao. Ông đã từng bộc bạch “mỗi cuốn tiểu thuyết là một phần đời của tôi”, “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và thật lớn lao trong 6
  11. những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống” [56]. Dưới cái nhìn của nhân vật trung tâm đều là những nhà văn - nhà giáo thế giới hiện thực xuất hiện trong ba tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú (1988), Ngược dòng nước lũ (1999), Một mình một ngựa (2009) không chỉ dừng lại ở những xô bồ của đời sống thành thị mà còn là những phức tạp ở nơi rừng núi xa xôi. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, sự ra đời của tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú (1988) đã tạo ra một làn sóng dư luận. Các bài viết như: “Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng” của Vũ Dương Quỹ; “Nếu đám cưới không có giấy giá thú” của Nguyễn Văn Lưu; “Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với đời sống con người” của Mai Thục và “Cuộc thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú” do báo Văn nghệ tổ chức ngày 11.11.1990, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học có tiếng... đều đã đưa ra những nhận xét khá lí thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt còn hạn chế về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã từng nhận xét “tác phẩm có nhiều trang sinh động, hấp dẫn trong đối thoại, tranh luận hoặc dựng người dựng cảnh, nhưng cũng có nhiều trang chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, những lời biện giải mang màu sắc duy lí của tiểu thuyết luận đề” [57, tr. 5]. Năm 1999, Ma Văn Kháng đã cho trình làng tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ. Đó là cuộc lội “ngược dòng” vô cùng gian lao, đầy đau đớn của con người để chống lại tất cả những cái xấu xa, bần tiện, bỉ ổi xuất hiện trong cơ chế thị trường và giữ được cho mình cái trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng nhất. 7
  12. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Ngọc Thiên đã viết: “cái lí tưởng, cái cao cả đi bên cạnh cái đê tiện, cái thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa, ngẫu hứng đan xen với cái thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu. Giọng điệu và mạch văn cũng được biến hóa linh hoạt... Tác phẩm đạt tới trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại” [24, tr. 356]. Còn Hồ Anh Thái thì cho rằng: “Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình... trở nên đậm đặc hơn ở Ngược dòng nước lũ. Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn” [52]. Bên cạnh những đánh giá sâu sắc của các tác giả đó, Lã Duy Lan đã chiêm nghiệm: “Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi, địa vị của văn chương trong kinh thế thị trường, mở ra cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào tận nguồn mạch văn chương, tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tác giả nội lực đã được chuẩn bị kĩ càng từ nhiều chục năm trước” [47]. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Một mình một ngựa (2009) của Ma Văn Kháng đã lấp đầy khoảng trống trong kí ức của tác giả. Trong một lần được phỏng vấn, ông đã từng tâm sự: “Tôi muốn vẽ lại chân dung những con người mà mình đã từng được sống và làm việc qua con mắt nhìn của một ông giáo, một tiểu trí thức, trong tinh thần thực sự cầu thị. Nghĩa là cố gắng gọi đúng tên sự vật, không tô hồng, huyền thoại hóa họ và nhất là không tô đen bóp méo, phủ định sạch trơn” [58]. Với nghệ thuật và kĩ thuật viết tiểu thuyết chắc tay của tác giả, cuốn tiểu thuyết này đã đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Bình Nguyên Trang đã từng nhận xét: “Một mình một ngựa có cấu trúc chặt chẽ, các tuyến nhân vật và các chi tiết được đan cài vào nhau một cách tài tình xuyên suốt trong tác phẩm đã tái hiện cái đẹp và cái hạn chế của một thời đã đi vào quá vãng” [61]. 8
  13. Trong bài viết của mình, Tiểu Quyên đã đánh giá về nghệ thuật viết truyện cũng như chủ đề của tác phẩm như sau: “Sự cô đơn là sản phẩm của tạo hóa, mang sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả phi thường với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường. Chủ đề ấy của tiểu thuyết được thực hiện bằng một nghệ thuật trần thuật có dụng ý phác thảo loạt chân dung một lớp người - một thế hệ cán bộ ở một thời điểm nhất định của đất nước. Những tính cách giàu tính chân thực sinh động, như một đính chính những ngộ nhận về họ ở cả hai phía cực đoan. Bí thư tỉnh ủy Quyết Định là một người có quá khứ oanh liệt, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Ông tâm huyết, tận tụy, sống gương mẫu và trung hậu. Nhưng cảm giác cô đơn, một mình một ngựa vừa hào hùng vừa cô độc đã chế ngự ông. Một mình một ngựa đã khắc họa nhân vật bằng một cảm hứng kiêu hùng để khắc họa nên hình tượng một con người bình thường như đủ sức làm nên một sức mạnh anh hùng” [58]. Còn Huy Thông thì tâm đắc: “Tiểu thuyết có dáng dấp một tự truyện của tác giả. Một mình một ngựa, hình tượng đầy cảm hứng kiêu hùng đó đồng thời đã hàm chứa ở trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi đời người trong cuộc sống vốn là sản phẩm của tạo hóa mang sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả lãng mạn phi thường với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường, thậm chí đê tiện xấu xa... Chủ đề ấy của tiểu thuyết được thực hiện bằng một nghệ thuật trần thuật có dụng ý phác thảo một loạt chân dung một lớp người - một thế hệ cán bộ ở một thời điểm nhất định của đất nước - những tính cách giàu tính chân thực sinh động, như một đính chính những ngộ nhận về họ ở cả hai phía cực đoan” [60]. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về các tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Phan Thị Kim (2002), “Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sao 1980”; Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), “Cảm hứng phê phán trong văn xuôi 9
  14. hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)”; Nguyễn Hoàng Mi (2008), “Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”; Đào Thị Minh Hường (2010), “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay”; Nhiều tác giả (2008), “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết sau năm 1975 của Ma Văn Kháng”;... Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu ít nhiều đã đưa ra những nhận xét sâu sắc đối với những tác phẩm nói trên của Ma Văn Kháng. Những bình giá tinh tế, sắc sảo này sẽ là tư liệu bổ ích để chúng tôi triển khai vấn đề nghiên cứu của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Sự đổi mới nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được ghi nhận từ sau những năm 80 của thế kỉ XX với những tiểu thuyết chủ yếu viết về đô thị và miền núi. Vì vậy, trong giới hạn đối tượng nghiên cứu luận văn của mình, chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng dựa trên các khía cạnh: nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này được khảo sát dựa trên ba tiểu thuyết: - Đám cưới không có giấy giá thú (1988) - Ngược dòng nước lũ (1999) - Một mình một ngựa (2009) 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 10
  15. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Nhằm khám phá cấu trúc tự sự trọng ba tiểu thuyết trên của Ma Văn Kháng, luận văn chủ yếu sử dụng lí thuyết tự sự học. 5. Mục đích, ý nghĩa của luận văn 5.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn là công trình khảo sát về nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đem lại một cái nhìn khái quát ở sự một số đổi mới về nghệ thuật tự sự độc đáo. 5.2. Ý nghĩa của đề tài Chúng tôi không đặt nhiều tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó mà vận dụng những thành tựu đã có để đưa ra những đánh giá cụ thể về phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng dưới góc nhìn tự sự học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có ba chương: Chƣơng 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn. Chƣơng 3: Giọng điệu 11
  16. B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết. Bởi nhân vật là một thành tố vừa thuộc nội dung lại vừa thuộc hình thức của tiểu thuyết. Nghiên cứu về nhân vật thực chất là đang tìm hiểu xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải hình tượng đó trong tác phẩm của mình bằng cách nào? Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan, thế giới hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Do đó, trong tác phẩm văn học, nhân vật luôn đóng một vai trò quan trọng. Nhân vật trở thành phương tiện chuyên chở thông điệp của nhà văn, của tác phẩm đến với người đọc. Trong bất kỳ tác phẩm văn học thuộc thể loại nào cũng không thể thiếu đi bóng dáng nhân vật, đặc biệt với tác phẩm tự sự. Vậy nhân vật là gì? “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [3, tr. 126]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật (character) là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng (…). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống (...). Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm” [15, tr. 235 – 236]. Như vậy ta có thể hiểu nhân vật có thể là con người hoặc đồ vật, hay các sinh vật khác. Tuy nhiên nó phải mang các bản tính của con người và nhằm mục đích phản ánh cuộc sống của con người. Trên thế giới nhìn lại các tiểu thuyết của các nhà văn đầu thế kỷ XX ta có thể thấy được khuynh hướng tấn công vào nhân vật. F.Kafka đã giản lược 12
  17. dần tên của nhân vật đến khi chỉ còn kí hiệu nhân vật bằng một chữ cái… Thực chất nó không làm nhân vật biến mất trong tác phẩm mà chỉ thủ tiêu tính cách nhân vật mà thôi. Ở đây tác giả đã làm “dẹt” nhân vật của mình. Xóa nhòa cuộc sống thực với các yếu tố như nghề nghiệp, lai lịch, nhân thân chỉ quan tâm tới nhân vật tại thời điểm xảy ra biến cố. Dường như tác giả không quan tâm tới quá trình diễn tiến của tính cách nhân vật, mà chỉ cố chuyển tải tâm trạng của nhân vật tại thời điểm kể chuyện. Cách kể đó đã khiến cho kiểu nhân vật điển hình biến mất thay vào đó ta có nhân vật như một mảng hiện thực bị xé nhỏ, ngổn ngang bề bộn. Thậm chí nhiều nhà văn còn cực đoạn phản đối loại nhân vật tâm lý (kiểu nhân vật đã rất thành công của tiểu thuyết thế kỷ XIX) và họ nghĩ nhân vật của họ không còn tâm lý nữa. Theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào thì thực chất điểm khác biệt là các nhà văn đã dùng cách khác để miêu tả tâm lý nhân vật chứ không phải là hủy diệt tâm lý nhân vật. Khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ta thấy, ở giai đoạn sáng tác sau này, nhân vật của Ma Văn Kháng không còn mang tính sử thi như những sáng tác ở giai đoạn trước, mà mang tính đời tư, thế sự nhiều hơn. Thế giới nhân vật không phức tạp và tha hóa như trong sáng tác của Tạ Duy Anh, không ám ảnh như trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, không mơ hồ kì ảo như Châu Diên. Nhưng nó phản ánh một hiện thực xã hội, mang một suy nghĩ triết lý sâu sắc về con người. Ma Văn Kháng chủ yếu xây dựng nhân vật bằng các thủ pháp truyền thống quen thuộc. Điều đáng ghi nhận là ông thổi được cái hồn của con người thời đại mới vào mỗi nhân vật của mình. Tìm hiểu các tác phẩm của Ma Văn Kháng mà ở đây cụ thể là ba tiểu thuyết: Một mình một ngựa, Ngược dòng nước lũ và Đám cưới không có giấy giá thú, chúng tôi nhận thấy nhân vật của Ma Văn Kháng phong phú, có những nét tính cách, hành động, tâm lý, ngôn 13
  18. ngữ sinh động và chân thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời riêng góp vào bức tranh chung phản ánh sâu sắc thực tế xã hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Tìm hiểu thế giới nhân vật của ông còn cho phép chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt trong các giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng. Ba tiểu thuyết mà chúng tôi lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu thuộc giai đoạn sau trong quá trình sáng tác của nhà văn, mang hơi thở của thời hậu chiến. Trong đó thế giới nhân vật không còn những con người anh hùng của thời chiến tranh, mà thay vào đó là hình ảnh những người trí thức có tài, có tâm nhưng đầy bi kịch; là giới công chức, quan chức học vấn thì thấp, tài năng hạn hẹp mà quyền hành thì cao; là hình ảnh những người phụ nữ ngày một mặn mòi, duyên dáng, đẹp kiểu thị thành, phố phường. Mỗi kiểu nhân vật ấy cho ta một cái nhìn sâu sắc về sự tác động, thay đổi của lịch sử xã hội đối với mỗi con người. Chúng ta cũng bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình trong mỗi nhân vật của Ma Văn Kháng. Nhân vật trong các tác phẩm thuộc mảng thế sự, đời tư của nhà văn không còn phân tuyến tốt xấu rõ ràng, hình hài của kẻ thù cũng không dễ nhận diện, tiêu chí phân chia chính diện và phản diện cũng thay đổi ít nhiều. Thế giới nhân vật ấy đã làm nổi bật cảm hứng và bút pháp nghệ thuật của ông. Bao giờ trong các tác phẩm của mình Ma Văn Kháng cũng chọn nhân vật trung tâm là người trí thức có cả phẩm hạnh và tài năng. Tìm hiểu về thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng chúng tôi tiếp cận từ hai vấn đề đó là các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua việc phân chia các mẫu hình nhân vật, chúng tôi muốn làm rõ bức tranh đời sống mà nhà văn muốn chuyển tải tới bạn đọc gắn với quan niệm thẩm mỹ của ông. Còn nghệ thuật xây dựng nhân vật cho phép chúng ta đánh giá sự sáng tạo và thành công của tác phẩm một cách khách quan và chính xác. 14
  19. 1.1 Các kiểu nhân vật: Có nhiều tiêu chí để phân chia các kiểu nhân vật như nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật phản diện, nhân vật chính diện... Ở đây chúng tôi phân chia nhân vật dựa trên tính chất đặc điểm, theo các kiểu nhân vật thường được Ma Văn Kháng quan tâm và đưa vào tác phẩm của mình. Thông qua việc khảo sát ba tiểu thuyết đã nói ở trên chúng tôi thấy có ba loại nhân vật chung cho cả ba tiểu thuyết này. Đó là những người trí thức mang bi kịch mà cụ thể ở đây là hình ảnh các nhà văn - nhà giáo, là các nhân vật nữ đẹp mặn mà đầy sức sống đang bị "phố phường hóa" và những ông quan ít học nhiều quyền. Chúng tôi sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu từng mẫu hình nhân vật này. 1.1.1. Nhân vật trí thức nhà văn - nhà giáo Xuất thân là một giáo viên, Ma Văn Kháng có sự hiểu biết sâu sắc về nghề giáo đồng thời ông cũng dành nhiều tình cảm của mình cho những người thầy, đặc biệt là các thầy giáo dạy văn. Ở Ma Văn Kháng ta vẫn còn thấy rõ dư âm của quan niệm truyền thống Phương Đông "trọng văn". Không chỉ nhân vật trung tâm mà các nhân vật trí thức được tác giả ưu ái xung quanh nhân vật trung tâm ít nhiều đều là những người mê văn chương, mang tâm hồn đồng điệu với nhà văn. Đây là một đặc điểm khá độc đáo ở Ma Văn Kháng. Bởi trong xã hội hiện đại ngày nay tư tưởng "trọng văn" đã bị xói mòn và thay đổi khá nhiều. Ít nhất đọc mỗi trang văn của Ma Văn Kháng người ta vẫn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những nhà giáo mê văn chương, nhiệt tâm với đời, được học trò tin yêu và tôn kính. Nó gợi cho ta về tinh thần "tôn sự trọng đạo" vốn rất đẹp trong văn hóa dân tộc. 15
  20. Chúng tôi nhận diện các đặc điểm chung của loại hình nhân vật này trong cả ba tiểu thuyết là: Thứ nhất, họ đều là những người có tài năng đại diện cho nhân phẩm, tư cách cao đẹp của con nguời, sống say mê, nhiệt tâm, chân thành với nghề nghiệp của mình; Thứ hai họ thường không có được cuộc sống hạnh phúc, suôn sẻ và may mắn, thậm chí họ gặp phải không ít các trở ngại, bi kịch từ cuộc sống, phải sống một kiếp sống đọa đầy và bất hạnh; Tthứ ba về mặt tính cách họ thường là những con người thụ động, nặng về suy tư, tinh thần hơn là hạnh động cụ thể, chọn cách nhẫn nhịn rút lui làm phương châm hành xử; Thứ tư ở họ ta thấy trạng thái cô đơn, cô độc của con người ngày càng được biểu hiện rõ nét hơn. Trên những đặc điểm khái quát chung đó chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hình ảnh từng nhân vật trong ba tiểu thuyết trên. Trước tiên đó là hình ảnh Toàn trong Một mình một ngựa. So với hai tiểu thuyết là Đám cưới không có giấy giá thú và Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa là cuốn tiểu thuyết phản ánh sự chuyển giao lịch sử xã hội. Nó vừa mang không khí của đời sống hậu chiến xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa thể hiện không khí sử thi hào hùng của cuộc cách mạng dân tộc. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm này là Toàn và ông Quyết Định. Toàn là một thầy giáo dạy văn tâm huyết và yêu nghề: “Chia tay với mái trường, với phấn trắng bảng đen, với tiếng trống trường rung vang một nhịp điểu cổ điển quen thân. Chia tay với các bài giảng. Các buổi lên lớp vừa trang trọng như đứng giữa thánh đường, vừa sôi nổi thân mật trong cảm giác hài hòa, hóa thân. Chia tay với các bạn bè đồng nghiệp. Với các gương mặt học trò tin yêu và nghịch ngợm. Chia tay với cuộc sống một ông giáo. Một cuộc sống được kiến tạo trong điều hòa, thầm lặng và yên bình. Một cuộc sống thành thật và say mê. Chia tay một nền nếp, một thói quen, một nỗ lực một tâm niệm” [37, tr. 10]. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0