Luận văn Thạc sĩ Văn học: Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới
lượt xem 10
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TẠ THỊ THANH HUYỀN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHINH PHỤ NGÂM VÀ CUNG OÁN NGÂM NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2011 Tạ Thị Thanh Huyền -1- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TẠ THỊ THANH HUYỀN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHINH PHỤ NGÂM VÀ CUNG OÁN NGÂM NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn Hà Nội-2011 Tạ Thị Thanh Huyền -2- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan niệm nam tính - nữ tính, cái nhìn đàn ông và hiện tượng mượn giọng ...................................................................... 15 1.1. Quan niệm về nam tính và nữ tính nói chung ........................................ 15 1.2. Lý thuyết về cái nhìn đàn ông (male gaze) ............................................ 18 1.3. Lý thuyết về hiện tượng mượn giọng (ventriloquism) ........................... 20 1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 22 Chương 2: Sự miêu tả người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm ................................................................................................................ 24 2.1. Miêu tả người phụ nữ theo quan niệm lý tưởng về nữ tính của văn học nhà nho ........................................................................................................ 24 2.2. Miêu tả người phụ nữ theo những qui ước về nữ tính của thơ khuê oán, cung oán Trung Quốc................................................................................... 58 2.3. Tiểu kết ................................................................................................. 99 Chương 3: Vấn đề cái nhìn đàn ông của tác giả và vai trò của mặt nạ nữ giới ................................................................................................................. 100 3.1. Biểu hiện của cái nhìn đàn ông của tác giả và sự chi phối của nó đối với cách miêu tả nhân vật chinh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm ................. .100 3.2. Sự tiến bộ trong cách nhìn nhận về người phụ nữ của Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều so với các nhà nho chính thống ......................................... 105 3.3. Vai trò của mặt nạ nữ giới đối với sự biểu đạt tư tưởng, tình cảm của các tác giả ............................................................................................................. 107 3.4. Tiểu kết ............................................................................................... 115 KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 Tạ Thị Thanh Huyền -3- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Có thể nó i phần lớn văn ho ̣c trung đa ̣i Viê ̣t Nam là nề n văn ho ̣c của nam giới . Cả chủ thể và đối tượng của di sản văn học mười thế kỷ này tuyệt đại đa số là nam giới. Từ những tác giả văn học viết đầu tiên thuộc giới tăng lữ, quý tộc như Đỗ Pháp Thuận với Quốc tộ hay Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư cho tới những nhà nho cuối cùng Trần Tế Xương và Tản Đà hầu hết đều là những thành viên của “giới tính thứ nhất”. Những hình ảnh và giọng nói trong thơ của họ cũng là hình ảnh phản chiếu và giọng nói của chính họ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu đối với một nền văn học đã phải trải qua năm thế kỷ khẳng định độc lập bằng những vũ công lừng lẫy (thời kỳ Lý - Trần) và ba thế kỉ tiếp theo xây dựng và phát triển đất nước theo xu hướng quan phương - chính thống. Nếu như người phụ nữ có xuất hiện trong văn học - tuy không phổ biến - thì họ lại được nhìn bằng con mắt của người đàn ông khắc kỉ, mang lí tưởng đạo đức của đạo Phật hay đạo Nho. Nàng Điểm Bích trong câu chuyện về sư Huyền Quang hiện ra như sự cám dỗ nguy hiểm về thân xác song đã không chiến thắng được đạo đức cao quý của bậc thiền sư. Truyền kỳ mạn lục có đến 11 truyện ngắn viết về người phụ nữ song hầu hết họ được trình bày từ góc nhìn của đàn ông-nhà nho. Những người phụ nữ xinh đẹp, hấp dẫn, có quan niệm phóng khoáng về tình yêu, nhất là tình yêu thân xác, đều bị cái nhìn nam quyền gán cho chất ma quái; những người phụ nữ đức hạnh không được tả về phương diện tình ái, không được nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính đặc trưng. Sự im lặng “tập thể” của người phụ nữ trên văn đàn dân tộc suốt tám thế kỷ trước đó chính là do những qui ước và quan niệm bất bình đẳng về giới khiến cho người phụ nữ bị phụ thuộc vào người đàn ông, bị ràng buộc với những trách nhiệm trong gia đình và không được học hành ngang bằng với nam giới. Tuy hình ảnh người phụ nữ cũng xuất hiện trong thơ của Thái Thuận (Chinh phụ ngâm, Chiêu Quân xuất tái, Tây Hồ xuân oán), Nguyễn Trãi (Gia huấn ca), Lê Thánh Tông (Thánh Tông di thảo), Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục)… nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh phác họa sơ sài hoặc được miêu tả và phán xét qua lăng kính nam quyền của các nhà nho Tạ Thị Thanh Huyền -4- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới chính thống chứ chưa phải là những bức chân dung hoàn chỉnh về người phụ nữ hoặc hình ảnh phản chiếu chân thực của chính các tác giả nữ. Chỉ tới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX người ta mới bắt đầu nghe thấy giọng nói của phái nữ cất lên, tuy không phải là quá đông đảo nhưng cũng đủ hợp thành một khuynh hướng trong thơ ca. Nhưng hiện tượng đáng chú ý là những tác phẩm thơ trữ tình bằng giọng nữ phần lớn có tác quyền rõ ràng (hoặc không rõ ràng) thuộc về một tác giả nam giới (đề tên hoặc nặc danh). Những tác phẩm khởi đầu của hiện tượng giao thoa giữa giọng tác giả nam giới gián tiếp và giọng nhân vật nữ trữ trình trực tiếp này chính là các khúc ngâm với nhân vật trung tâm là người phụ nữ đang yêu và đau khổ vì nhớ nhung như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều… Trong đó, nhà thơ nam giới mượn giọng nhân vật nữ (tự xưng là thiếp) để bày tỏ những ngụ ý phê phán chính trị, những quan điểm nhân sinh phi chính thống chuyên chú ở con người cá nhân và nỗ lực nhìn vấn đề quyền sống của người phụ nữ từ điểm nhìn của chính người nữ. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hiện tượng “giả giọng” này rất phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các nền văn học “lấy đàn ông làm trung tâm” (phallocentrism) mà biến thể quen thuộc nhất với chúng ta là dòng thơ khuê oán, cung oán có lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc (được phát ngôn cả từ ngôi thứ nhất - từ điểm nhìn bên trong của người nữ lẫn ngôi thứ ba - từ điểm nhìn bên ngoài của tác giả nam giới). Nhưng trong văn học Việt Nam, mãi đến nửa cuối thế kỉ XVIII nó mới thực sự trở thành một hiện tượng sau tám thế kỷ văn học tập trung cho những vấn đề quốc gia dân tộc, quốc kế dân sinh, giáo huấn đạo lí mà chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến các vấn đề của con người cá nhân. Với những tác phẩm viết theo khuynh hướng này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện một bộ phận văn chương nằm “ngoài lề” những vấn đề quốc gia đại sự, mục đích giáo huấn hoặc phô diễn đạo đức, và đặc biệt là được nói bằng giọng của người phụ nữ. Sự xuất hiện của hiện tượng thơ giọng nữ không phải là ngẫu nhiên mà có duyên cớ từ trong chính nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX: vua Lê rủ áo, chúa Trịnh lộng quyền, những cuộc chiến Tạ Thị Thanh Huyền -5- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới tranh giành quyền lực và phân chia lãnh địa cát cứ, sự xuất hiện của các đô thị và tầng lớp thị dân có tiền thích ăn chơi, hưởng lạc, sự trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ của trào lưu chủ tình trong văn học… Quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” và lý tưởng tu, tề, trị, bình giảm sức thuyết phục đối với tầng lớp nho sĩ có tư tưởng thị dân. Để phát biểu những quan điểm mới, trái với những tín điều đạo đức của Nho giáo chính thống, các tác giả nhà nho mới phải viện đến cách “ngụy trang” đã có tiền lệ hiển nhiên từ trong văn học Trung Quốc. Một mặt, việc để cho một nhân vật nữ hư cấu trở thành chủ thể trữ tình trong tác phẩm tạo cho các nhà thơ cơ hội tách biệt với nhân vật, từ xa ngắm nhìn nhân vật với những đặc trưng do chính họ cung cấp, gán cho nhân vật những lời nói bộc lộ quan điểm của bản thân họ. Mặt khác, cũng chính sự tự đồng nhất với nhân vật đó làm nhòe đi ranh giới về giới tính (gender) giữa tác giả nam giới và nhân vật nữ, khiến người đọc cảm thấy các đặc điểm giới của nhân vật có ở trong tác giả và ngược lại. Như vậy, việc mượn giọng nữ giới chính là cơ hội để tác giả nam giới thoát ra khỏi những ranh giới gò bó về nam tính – nữ tính mà xã hội áp đặt lên họ, để họ được bày tỏ những gì mà họ bị cấm với tư cách là một người đàn ông. Đồng thời, cách làm đó lại làm cho hình ảnh người phụ nữ với những đặc trưng nữ tính vừa truyền thống (nằm trong khuôn khổ “tàm tòng”, “tứ đức”) vừa mới mẻ (có các yếu tố thường bị phê phán trong văn học giai đoạn trước như “sắc”, “tình”) được ca ngợi và bênh vực công khai, tuy có bị biến dạng bởi sự thiếu trải nghiệm nữ giới và ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền còn nặng nề ở tác giả. Đây là vấn đề thú vị thu hút sự quan tâm của chúng tôi trong luận văn này. Mục đích của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu về hiện tượng này là phân tích ảnh hưởng của các quan niệm về giới thời trung đại đến cách các tác giả miêu tả người phụ nữ và sử dụng giọng nói của họ trong hai ngâm khúc tiêu biểu là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Cụ thể, chúng tôi muốn tìm hiểu xem nhân vật người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và người cung nữ (Cung oán ngâm) phản ánh quan niệm về giới của bản thân các tác giả như thế nào; mặt nạ nữ giới của nhân vật giúp các tác giả bày tỏ quan điểm chính trị và quan niệm nhân sinh phi chính thống ra sao. Tạ Thị Thanh Huyền -6- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới Sự thành công với cách tiếp cận hai ngâm khúc Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm từ góc độ giới của luận văn sẽ góp phần vào sự phát triển của cách đọc mới theo khuynh hướng phê bình nữ quyền đối với các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản dịch hiện hành) và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nho và các nhà nghiên cứu văn học hiện đại. Nhiều nhà nho cùng thời hoặc sinh sau như Ngô Thì Sỹ, Phan Huy Ích, Phạm Đình Hổ, Phan Huy Chú đã nhiệt liệt khen ngợi văn tài của Đặng Trần Côn. Trước Cách mạng cũng có một số nhà phê bình quan tâm đến khúc ngâm nhưng thường thiên về bình giá nghệ thuật hay đạo đức, luân lý hoặc chia sẻ một vài sự đồng cảm với tâm lý nhân vật, tiêu biểu như Nguyễn Đỗ Mục, Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Hoàng Xuân Hãn… Một nhà nghiên cứu khác có phương pháp tiếp cận hiện đại hơn, có tính khoa học hơn đối với tác phẩm này là Đặng Thai Mai với chuyên luận Giảng văn Chinh phụ ngâm. Trong công trình này, Đặng Thai Mai đi sâu phân tích từng diễn biến tinh vi của tâm tình chinh phụ từ góc nhìn của tâm lí học và phát hiện ra nhiều điểm mới mẻ. Ông đã có những nhận xét sắc sảo về nhân vật người chinh phụ trong khúc ngâm này: “Người thiếu phụ này đã có một gia đình, đã biết những thực tế của sự sống và những nhiệm vụ mà đời sống đã phó thác cho mình. Người thiếu phụ đã có con, và vắng mặt chồng, nàng cũng là người nuôi nấng mẹ già thay cho chồng. Từ lâu buồng tim của nàng đã thôi không đập những nhịp hồi hộp, vô chính phủ của tình yêu ban đầu. Người thiếu phụ lại cũng không phải là một nữ tính bồng bột, táo bạo, như những vai đàn bà Tây Âu hoặc Cận Đông đã được các nhà danh giá như Shakespeare hoặc Racine đem giới thiệu lên sân khấu. Đây là một người đàn bà Việt Nam, một người đàn bà phương Đông: nhu mì, thuần thục có vẻ nhạt nhẽo và uốn nắn từ ngàn xưa theo khuôn khổ luân lí tam tòng và tứ đức.” [11,tr.393] Giáo sư Hà Như Chi cũng có nhận xét tương tự trong Việt Nam thi văn giảng luận: “Hình ảnh một người thiếu phụ mềm yếu; một mình đảm đương trọn vẹn cái nhiệm vụ gia đình nặng nề to tát trong lúc chồng đi vắng đã làm nổi bật cái tâm hồn Tạ Thị Thanh Huyền -7- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới vừa yêu kiều vừa cương nghị của người khuê phụ trong xã hội Á Đông ngày trước. Sự giáo huấn theo lề lối Nho giáo đã làm cho bổn phận và tình cảm không tương khắc mà điều hòa và nâng đỡ nhau tạo thành cái vẻ đẹp tinh thần cao quí của chinh phụ. Cân đối vừa phải, chính là một đặc điểm của tâm hồn chinh phụ; không bồng bột, sôi nổi, ồn ào, không có những tiếng rên la ầm ĩ, hoặc than khóc não nuột cay chua, nỗi buồn ấy nhiều bề sâu hơn bề mặt và chỉ phát lộ bằng những lời than vãn rầu rĩ nhè nhẹ, kéo dài với thời gian bâng khuâng và tê tái.” [11,tr.378]. Ông cũng chỉ ra sự mờ nhạt về cá tính của nhân vật chinh phụ: “Tâm hồn nàng không phải là một tâm hồn riêng biệt, không có màu sắc cá nhân rõ rệt, mà là một tâm hồn đại biểu cho tất cả các hạng phụ nữ phương Đông ngày trước, tức là một hạng người đã quên hạnh phúc riêng mình mà chỉ biết có hạnh phúc của chồng, vui sướng vì chồng, tủi cực vì chồng, thân phận tối tăm, cuộc sống bạc bẽo nhưng vẫn dịu hiền nhẫn nại và nhờ đó mà có một vẻ đẹp sang trọng cao quí đặc biệt.” [11,tr.199] Công trình khảo thích của Lại Ngọc Cang, Chinh phụ ngâm: Khảo thích và giới thiệu lại tiếp cận từ góc độ phê bình Mác-xít và nhấn mạnh đến ý nghĩa phản chiến của hình tượng người chinh phụ. Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều được chú ý nhiều hơn ở phương diện nghệ thuật và kết cấu. Lí Văn Phức ca ngợi “lời lời đều khiến người nghe phải sợ”. Phan Kế Bính nhận xét: “Cung oán hay về công đặt để, gọt từng chữ, chuốt từng lời, rực rỡ như vẻ gấm màu hoa, réo rắt như cung đàn tiếng địch.” Về mặt giá trị nội dung, Nguyễn Lộc phân tích khúc ngâm từ quan điểm giai cấp, nhấn mạnh giá trị hiện thực và tố cáo của tác phẩm. Phạm Luận, trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, chú ý đến vấn đề quan niệm nhân sinh mang màu sắc bi quan yếm thế của tác giả gửi gắm qua lời của người cung nữ. Ông viết: “Cung oán ngâm không chỉ là lời than của một người cung nữ, nó còn là những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trước thời cuộc. Nguyễn Gia Thiều không dừng ở số phận thảm thương của người cung nữ, mà muốn khái quát về những kiếp người trong một xã hội bế tắc, nghẹt thở […] Tiếng nói của Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm là tiếng nói của người quí tộc có quyền lợi gắn chặt với quyền lợi của vương triều Lê – Trịnh đang sụp đổ Tạ Thị Thanh Huyền -8- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới không có cách gì cứu được. Đó là tâm trạng của con người thuộc tầng lớp đã từng nắm địa vị thống trị xã hội, giờ đây bị xâu xé từ trong nội bộ và đang tan rã theo xu thế không cưỡng được, nó thấy bất lực ngay đối với vận mệnh của bản thân. Ngơ ngác trước những biến cố dữ dội dồn dập, mà mỗi biến động là một tác động cho cơ đồ Lê – Trịnh thêm mau chóng đi đến tiêu vong, nó đành đổ tất cả là do trời. Trước những đặc quyền đặc lợi bị mất, nó không nguôi luyến tiếc, nhưng tự biết không làm sao có sức để giành giật lại được, nó đành tự an ủi bằng bài ca hư vô về cuộc đời và kiếp người!” Đáng chú ý hơn cả là nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, trong bài viết Người mẹ và phái đẹp viết về người cung nữ: “Thế kỉ XVIII, XIX là thế kỉ bùng nổ về đề tài tình yêu và người phụ nữ. Các nhân vật nữ trong mọi tác phẩm văn học thời ấy không ai được sung sướng, không ai có hạnh phúc toàn vẹn, nhưng có lẽ không một người đàn bà nào “trắng tay” đến như nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều. Nàng chinh phụ của Đặng Trần Côn còn có cha mẹ già, con thơ để chăm lo, có người chồng chung thủy để đợi chờ. Nàng Hạnh Nguyên (Nhị độ mai), Dao Tiên (Hoa Tiên), Nhụy Châu (Song Tinh) đều có một gia đình và một người yêu chung tình. Luân lạc đến như nàng Kiều và dù kết cục có khắc nghiệt đúng như lời Đạm Tiên báo trước “Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan” thì tất cả mọi đau khổ của Kiều vẫn còn được đền bù bằng sự toàn vẹn của cha mẹ, em trai, em gái và lòng tiếc thương của người tình. Nàng cung nữ thì khác. Sau khi bị thất sủng, nàng hoàn toàn bế tắc. Không thể trở lại cuộc đời thường, nàng phải chịu “án tù chung thân” trong lụa là của cung cấm. Một không gian tù túng cũ kĩ chon vùi những năm tháng của tuổi trẻ. Nàng không có việc gì để làm, chẳng có điều gì để nhớ, để lo nên mọi suy nghĩ, ước vọng của nàng chung qui chỉ dồn vào một điểm: hồi tưởng, ao ước hạnh phúc ái ân nhục cảm. Tâm sự của nàng, suy nghĩ của nàng có vẻ như không đúng với tính cách của người đàn bà phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Nguyễn Gia Thiều “bắt” nàng cung nữ nói lời của mình, đã biến nàng thành đàn ông. Song, có lẽ không hoàn toàn như thế! Nàng cung nữ đã bị tách ra khỏi cuộc sống bình thường của người đàn bà. Ở vào hoàn cảnh như nàng, thời đại ấy không hiếm những tính cách mạnh mẽ. Đặng Thị Huệ cũng như cả đám cung nữ trong phủ chúa, Ngọc Hân, Ngọc Khoan… Tạ Thị Thanh Huyền -9- Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới đều đã chỉ chăm lo có mỗi một điều giành lấy tình yêu của chúa. Có lẽ chính Nguyễn Gia Thiều là người hiểu rõ thực tế đó, và nhờ vậy, nhân vật của ông chân thực, giàu sức sống.” Đặng Thanh Lê, trong bài viết “Cung oán ngâm khúc trên bước đường phát triển của thể song thất lục bát” cũng có những phát hiện thú vị về hiện tượng “phân thân giữa tác giả và hình tượng trữ tình” như sau: “Nếu ở Chinh phụ ngâm tác giả đã nhập thân với hình tượng trữ tình thì ở Cung oán ngâm con người tác giả “xuất đầu lộ diện” khá rõ. Khi tự bộc lộ qua tác phẩm, Nguyễn Gia Thiều có tư thế của một triết gia. Đoạn từ câu 45 đến 110 không phải là tâm sự của cung nữ mà chính là Nguyễn Gia Thiều trực tiếp phát biểu những cảm xúc của cá nhân mình. Và không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà đó là những quan niệm về nhân sinh, về vũ trụ. Âm hưởng chủ đạo ở đây là cách nhìn bi quan và bất lực về số phận con người, về hạnh phúc của con người […] Vấn đề đặt ra của Nguyễn Gia Thiều không phải là sự thành bại của giai cấp hay sự thất đắc của bản thân. Xuất phát điểm có thể là ở đó, nhưng từ đó, Nguyễn Gia Thiều đặt vấn đề về ý nghĩa của đời người, giá trị của hạnh phúc – đặc biệt là hạnh phúc trong công danh phú quí. Đó chỉ là những ảo ảnh không tồn tại vĩnh viễn… Trần Thái Tông trong Phổ thuyết sắc thân cũng đã từng phủ định sự trường tồn của tài hoa và nhan sắc của con người. Còn Nguyễn Gia Thiều nêu lên cái vô nghĩa của vinh hoa phú quí, thứ hạnh phúc giữ vị trí số một trong trật tự giá trị phong kiến […] Từ bi quan bất lực, Nguyễn Gia Thiều găp gỡ với khuynh hướng chung của thời đại như nàng chinh phụ của Đặng Trần Côn chợt nhận ra rằng để đánh đổi lấy chiếc ấn phong hầu cho chồng, nàng đã phải trả một giá khá đắt… Và trở thành người chinh phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh, nàng vụt hiểu hạnh phúc của lứa đôi còn có ý nghĩa hơn cả chiếc ấn phong hầu”. Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu về hai ngâm khúc này cho chúng ta thấy rằng các nhà nho, các nhà phê bình, nghiên cứu, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đều đã ít nhiều đề cập đến vấn đề đặc điểm và số phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền thời trung đại, hiện tượng các tác giả nhà nho kí thác tâm sự của mình trong lời người phụ nữ, những quan niệm mới của các tác giả về người phụ Tạ Thị Thanh Huyền - 10 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới nữ và hạnh phúc cá nhân… Những kiến giải đó tuy ở góc độ nào đó cũng đã là cách tiếp cận từ góc độ giới đối với tác phẩm nhưng đều chưa phải là những công trình khảo sát hoàn chỉnh và toàn diện về vấn đề này. Đây sẽ là công việc mà chúng tôi cố gắng thực hiện trong luận văn này, dựa trên sự tiếp thu, kế thừa những ý kiến quí báu của những người đi trước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đề xuất vận dụng cách tiếp cận về giới từ ba góc độ: quan niệm về nam tính – nữ tính trong văn học nhà nho, lý thuyết về cái nhìn đàn ông và lý thuyết về hiện tượng mượn giọng để phân tích một cách toàn diện sự ảnh hưởng của các quan niệm giới thời trung đại tới cách nhìn nhận và sự xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong hai ngâm khúc tiêu biểu Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn phân tích cách miêu tả người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều để chỉ ra sự ảnh hưởng của cái nhìn đàn ông của tác giả, vốn tiếp thu từ nền giáo dục nam quyền của Nho giáo và tư tưởng thị dân, tới việc miêu tả nhân vật người chinh phụ và người cung nữ như: biến phụ nữ thành đối tượng khơi gợi ham muốn, coi phụ nữ là người phụ thuộc toàn diện vào đàn ông. Ngoài ra, luận văn cũng muốn tìm hiểu hiện tượng “mượn giọng” khác giới (gender-cross ventriloquism) trong hai tác phẩm và hệ quả của nó là sự thay đổi điểm nhìn của các tác giả, từ điểm nhìn bên ngoài của người đàn ông sang điểm nhìn bên trong của chính nhân vật, khiến cho tác giả gần như đồng nhất hoàn toàn với nhân vật, nói bằng giọng nói của nhân vật. Việc nhà nho-người đàn ông nhập vai người phụ nữ để hình dung và thể hiện khát vọng sâu kín về tình yêu và dục tính mà người phụ nữ trong không gian văn hóa truyền thống phương Đông vốn không được khuyến khích cũng là một vấn đề được luận văn quan tâm. Bằng cách này, tác giả có thể bày tỏ quan điểm chính trị nhạy cảm (oán trách vua chúa) hay quan niệm nhân sinh phi chính thống của mình (bênh vực cho quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân, được thỏa mãn khát khao ái ân của người phụ nữ vốn bị bóp nghẹt trong xã hội Việt Nam suốt bao thế Tạ Thị Thanh Huyền - 11 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới kỷ trước đó) một cách an toàn mà không sợ đụng chạm đến người cầm quyền và dư luận xã hội vẫn còn nặng thành kiến; đồng thời hé lộ phần nào đời sống nội tâm của những người phụ nữ thuộc tầng lớp trên trong xã hội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luâ ̣n chung của chúng tôi trong luận văn này là lý thuyết phê bình nữ quyề n (feminist criticism). Đây là một lý thuyết phê bình văn học có khuynh hướng bênh vực phụ nữ trước sự đè nén của tư tưởng phụ quyền. Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, “Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và đặc biệt, Simone de Beauvoir. Trong cuốn Le deuxième sexe (Giới tính thứ hai), xuất bản lần đầu năm 1949, Beauvoir phê phán gay gắt là nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình” [17]. Như nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đã chỉ ra, Virginia Woolf chính là người đã đưa ra những phát hiện đầu tiên khơi dậy trào lưu nữ quyền luận trong phê bình văn chương. Cuốn sách đầu tiên đề cập đến những vấn đề về sự bất bình đẳng nam – nữ và gợi ý cho nhiều nà phê bình nữ quyền về sau chính là cuốn Căn phòng riêng (A Room of One‟s Own) của bà. Trong tác phẩm này, Virginia Woolf, từ trải nghiệm của cuộc đời viết văn của chính mình, đã mô tả và chỉ ra và phân tích những sự bất công của các quan niệm giới và những khó khăn của một người phụ nữ muốn được làm cái công việc vốn được cho là đặc quyền của đàn ông: viết văn. Kết luận vừa thâm thuý vừa hài hước mà bà rút ra là: để có thể trở thành một người viết văn, người phụ nữ cần có một căn phòng riêng cho chính mình và một khoản lợi tức 500 bảng mỗi năm để đủ sống mà không phải phụ thuộc vào bất cứ một người đàn ông nào cũng như không phải lo Tạ Thị Thanh Huyền - 12 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới lắng về kế sinh nhai. Cuốn sách này được xem là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của phê bình nữ quyền. Từ đó tới nay, sau nhiều chặng đường phát triển, phê bình nữ quyền đã trở thành một phương pháp phê bình quan trọng đối với giới nghiên cứu văn học. Đặc điểm cơ bản nhất của phương pháp này là khảo sát và phân tích sự bất bình đẳng giới xuất phát từ văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ và văn chương. Tuy nhiên, là một phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hoá nên phê bình nữ quyền thường mang tính liên ngành. Nó rất đa dạng và linh hoạt chứ không hẳn là một phương pháp luận với hệ thống các phương pháp cố định. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến một số phương pháp tiếp cận văn học của phê bình nữ quyền là: quan niệm nam tính - nữ tính (femininity - masculinity), cái nhìn đàn ông (male gaze) và hiện tượng mượn giọng vượt rào giới tính (gender-cross ventriloquism); đồng thời, cả sự ứng dụng của những phương pháp này đối với một số thực thể văn học, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Với khuôn khổ hạn chế của luận văn, chúng tôi sẽ không đề cập đến những công trình nằm ngoài phạm vi quan tâm của luận văn mà sẽ chỉ tập trung chú ý tới một số công trình tiêu biểu về ba vấn đề nêu trên, với đối tượng khảo sát chính là văn học cổ Đông Á. Về quan niệm nam tính – nữ tính trong văn học Trung Quốc, có những công trình khảo luận tiêu biểu như Phụ nữ Trung Quốc qua cái nhìn của người Trung Quốc (Chinese women through Chinese eyes) do Yu-ning Li chủ biên (1992); Những người thày của chốn khuê phòng: Phụ nữ và Văn hoá ở Trung Quốc thế kỉ XVII (Teachers of the inner bed chambers: Women and Culture in seventeenth-century China) của Dorothy Ko (1994); Chia sẻ ánh sáng: Sự miêu tả phụ nữ và đức hạnh ở Trung Quốc thời cổ (Sharing the Light: Representations of Women and Virtue in Early China) của Lisa Raphals (1998); Nữ tính / Nam tính của người Trung Quốc (Chinese femininities / Chinese Masculinities: A reader) của Susan Brownell, Jeffrey N. Wasserstrom (2002), Hình ảnh của người phụ nữ trong tư tưởng và văn hoá Trung Quốc: các trước tác từ thời Tiên Tần đến thời Tống (Images of Women in Chinese Thought and Culture: Writings from the Pre-Qin period through the Song dynasty) do Robin R. Tạ Thị Thanh Huyền - 13 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới Wang biên soạn (2003); Người tài tử yếu đuối: Sức mạnh và nam tính trong văn hoá Trung Quốc (The Fragile Scholar: Power and Masculinity in Chinese Culture) của Song Geng (2004); và, Lập thuyết về nam tính của người Trung Quốc (Theorising Chinese Masculinity: Society and Gender in China) của Kam Louie (2009).v.v. Về cái nhìn đàn ông chúng tôi cho rằng những công trình sau đây có ý nghĩa then chốt: Khoái cảm thị giác và Điện ảnh tự sự (Visual Pleasure and Narrative Cinema) của Laura Mulvey (1975) cung cấp tiền đề lý thuyết về “cái nhìn đàn ông” và mở đầu cho sự ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu điện ảnh cũng như những nghệ thuật biểu hiện khác; Sự biểu hiện của cái tôi trong văn học Trung Quốc (Expression of self in Chinese literature) của Richard C. Hessney, Robert E. Hegel, (1985) cung cấp một khảo sát khá sâu về sự biểu hiện của cái tôi tác giả trong văn học Trung Quốc nói chung và một sự tổng kết rất có giá trị về các qui ước miêu tả người phụ nữ trong thơ tình Nam triều . Về hiện tượng mượn giọng thì công trình đầu tiên phải kể đến là Người phụ nữ bị bỏ rơi và thi ca (Abandoned women and poetry) của Lawrence Lipking (1988); tiếp theo là Giọng mượn: Lý thuyết phê bình nữ quyền và các tác phẩm văn học Anh thời kì Phục hưng (Ventriloquized Voice: Feminist Theory and English Renaissance Texts) của Elizabeth D. Harvey (1995); thứ ba, và cũng là sát thực nhất với sự tìm hiểu của chúng tôi là công trình của Maija Bell Samei (2004), Nhân vật định giới và giọng nói trong thơ: người phụ nữ bị bỏ rơi trong Tống từ thời kì đầu (Gendered Persona and Poetic Voice: The Abandoned Woman in Early Chinese Song Lyrics). Công trình của Paule F. Rouzer (1993), Viết về giấc mơ của người khác: Thơ Ôn Đình Quân (Writing another‟s dream: The poetry of Wen Tingyun) cũng gợi mở cho chúng tôi khá nhiều vấn đề liên quan đến hiện tượng mượn giọng khác giới. Trên cơ sở của lý thuyết về quan niệm nữ tính trong văn học Trung Quốc, luận văn sẽ khảo sát sự chi phối của các quan niệm giới thời trung đại đến việc miêu tả nhân vật nữ trong hai ngâm khúc, cụ thể là chúng tôi sẽ phân tích những đặc trưng nữ tính chính thống và phi chính thống theo quan niệm của nhà nho trong cách hai tác giả miêu tả nhân vật người chinh phụ và người cung nữ trong hai khúc ngâm. Tạ Thị Thanh Huyền - 14 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới Lý thuyết về “cái nhìn đàn ông” (male gaze) cũng được vận dụng để lý giải cho sự xuất hiện của yếu tố nhục cảm và tính chất bị động, phụ thuộc trong hình ảnh được miêu tả của người chinh phụ và người cung nữ. Đồng thời, vận dụng lý thuyết về hiện tượng “mượn giọng vượt rào giới tính” (cross-gender ventriloquism), luận văn sẽ phân tích và lý giải những nguyên nhân xuất phát từ quan niệm về giới thời trung đại khiến các tác giả phải mượn giọng người phụ nữ để bày tỏ những quan điểm chính trị và nhân sinh phi chính thống của mình. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về quan niệm nam tính - nữ tính, cái nhìn đàn ông và hiện tƣợng mƣợn giọng Chúng tôi dành ra một chương cơ sở lý thuyết nhằm trình bày một định hướng lý thuyết rõ ràng mà chúng tôi sẽ dựa vào để phân tích những biểu hiện của quan niệm về giới trong cách nhìn nhận và miêu tả hai nhân vật chinh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm chung về nam tính - nữ tính và những quan niệm cơ bản nhất của Nho giáo về nữ tính; những nội dung cốt lõi của cách tiếp cận “cái nhìn đàn ông” và hiện tượng “mượn giọng” trong điện ảnh và văn học để làm cơ sở lí thuyết cho các chương sau. Chƣơng 2: Sự miêu tả ngƣời phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm Trong chương này, dựa trên khảo sát về quan niệm về nữ tính và nữ tính thể hiện trong văn học nhà nho nói chung qua các thời kì lịch sử, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích những yếu tố chính thống và phi chính thống trong cách hai tác giả miêu tả nhân vật người chinh phụ và người cung nữ trong hai khúc ngâm để thấy được sự ảnh hưởng của những quan niệm đa dạng về nữ tính của nhà nho; đồng thời, dựa trên những sự khảo sát về những đặc trưng của người phụ nữ trong thơ cung oán và khuê oán nói riêng của một số nhà nghiên cứu, tiêu biểu là Richard C. Hessney, Robert E. Hegel với công trình Sự biểu hiện của cái tôi trong văn học Trung Quốc (Expression Tạ Thị Thanh Huyền - 15 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới of self in Chinese literature), chúng tôi sẽ phân tích những sự tiếp thu của hai tác giả ngâm khúc trong việc miêu tả nhân vật nữ từ thơ ca cung oán, khuê oán Trung Quốc. Chƣơng 3: Vấn đề cái nhìn đàn ông của tác giả và vai trò của mặt nạ nữ giới Trong chương này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề sự chi phối của cái nhìn đàn ông của các tác giả đến việc miêu tả hai nhân vật nữ trong khúc ngâm; chỉ ra sự tiến bộ trong tư tưởng và nghệ thuật của hai tác giả so với các tác giả nhà nho thời kì trước trong việc thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật nữ: từ điểm nhìn bên ngoài của người đàn ông sang điểm nhìn bên trong của nhân vật (đồng nhất điểm nhìn tác giả với điểm nhìn nhân vật); lý giải nguyên nhân thúc đẩy hai nhà thơ mượn giọng nhân vật nữ và phân tích vai trò của mặt nạ nữ giới trong việc giúp tác giả bày tỏ những quan niệm chính trị và nhân sinh mới mẻ của mình – hay chính là một cách “chống đối cấm kị”. Tạ Thị Thanh Huyền - 16 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ QUAN NIỆM NAM TÍNH – NỮ TÍNH, CÁI NHÌN ĐÀN ÔNG VÀ HIỆN TƢỢNG MƢỢN GIỌNG ---------------- Như trên đã nói, chúng tôi dành chương đầu tiên này để giới thuyết một số vấn đề lí thuyết về quan niệm nữ tính (trong quan hệ không thể tách rời với quan niệm về nam tính), cái nhìn đàn ông và hiện tượng mượn giọng để làm cơ sở cho những phân tích và kiến giải ở những chương sau. 1.1. Quan niệm về nam tính - nữ tính nói chung Về quan niệm nam tính và nữ tính, trong chương này chúng tôi sẽ chỉ đưa ra những nét đại thể nhất. Ở chương hai chúng tôi sẽ riêng một phần để khảo sát những biểu hiện cụ thể và tiêu biểu của chúng trong văn học nhà nho nói chung (trong văn học Trung Quốc) để làm cơ sở cho việc phân tích sự chi phối của những quan niệm đó tới cách miêu tả người phụ nữ trong hai khúc ngâm. Trước khi đi sâu phân tích quan niệm về nữ tính trong văn chương nhà nho, chúng tôi cần phải giải thích những khái niệm then chốt “nữ tính” (và đề cập sơ lược khái niệm“nam tính” với tư cách là một vấn đề không thể thiếu để hiểu được khái niệm nữ tính) để làm cơ sở cho việc tìm hiểu những sự khác biệt trong quan niệm về nam tính và nữ tính ở các nền văn học khác nhau. Nữ tính là những phẩm chất được xem là đặc trưng cho phụ nữ trong một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó. Theo nghiên cứu của nhiều học giả về giới trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nữ tính thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống (sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng như thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén, tính sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống… Cổ mẫu của người phụ nữ trong thần thoại và thế giới tâm linh thường được gắn liền với một lực lượng sáng tạo tự nhiên (đất mẹ Gaia, bà Eve, …) Trong triết học Trung Quốc, khái niệm về âm biểu thị cho nửa thuộc giống cái trong cặp nhị phân âm/dương. Trong truyền thống văn hóa Hinđu, Shakti là năng Tạ Thị Thanh Huyền - 17 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới lượng sáng tạo thần thánh mang tính nữ, là năng lượng thiêng vận động trong toàn bộ vũ trụ; đó là đối tác giống cái mà nếu thiếu thì giống đực còn lại, biểu thị cho ý thức và khả năng suy xét, sẽ bất lực và vô giá trị. Theo đạo Hinđu, lực lượng sáng tạo trong vũ trụ Yoni là giống cái với năng lực sáng tạo ra sự sống. Trong tâm lý học phương Tây, những cổ mẫu chính được giới thiệu lần đầu tiên bởi Carl Jung và thường được vận dụng trong văn chương là những mô hình hành vi tuân theo chu kỳ sinh học của sự sống ở người phụ nữ và rơi vào một trong các vai trò sau: Con gái: đồng nghĩa với trinh nữ; Mẹ: gắn với vai trò tái sản xuất sự sống (sinh nở) và nuôi dưỡng con cái - một chức năng xã hội, văn hóa và tôn giáo; Mụ già: là người có vẻ cau có, gắt gỏng, độc ác, hoặc nham hiểm, thường có phép thuật có thể hoặc giúp đỡ hoặc cản trở; bà ta bị gạt ra ngoài lề xã hội vì đã rút khỏi chu trình sinh sản; sự gần kề với cái chết đặt bà ta vào mối liên hệ với trí tuệ huyền bí; Nữ hoàng: chia làm hai kiểu mẫu. Nữ hoàng trị vì: là một vị vua đàn bà tự mình cai trị đất nước; hoàng hậu: là vợ của một ông vua trị vì, được chia sẻ tước hiệu nhưng không được chia sẻ quyền lực . Ngoài ra còn phải kể đến kiểu mẫu “ngƣời phụ nữ quyến rũ chết ngƣời” (fatale female): đó là người đàn bà rất đẹp và quyến rũ khiến đàn ông bị hấp dẫn về giới tính nhưng lại đem đến cho họ rắc rối hoặc bất hạnh. Trong văn học Trung Quốc cổ người ta thường đề cao cảnh giác với mẫu đàn bà quyến rũ và chi phối đàn ông (nhất là đấng “thiên tử”) thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại (“hồ ly” – như Đát Kỷ, Bao Tự, Triệu Phi Yến), hoặc kiểu phụ nữ có khí chất và tham vọng của đàn ông, dùng sắc đẹp và thủ đoạn để chiếm đoạt vai trò thống trị của đàn ông (“gà mái gáy sáng” – như Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái hậu). Nữ tính không xuất hiện và tồn tại độc lập mà dựa trên tương quan với định nghĩa và quan niệm về nam tính (masculinity). Ở góc độ xã hội học, nam tính là “những tiêu chuẩn hoặc mẫu hình mà nam giới trong một nền văn hóa được kỳ vọng sẽ noi theo nếu họ muốn tương tác một cách thích hợp và được chấp nhận bởi những người khác (nam và nữ)” [38, tr.3]. Tạ Thị Thanh Huyền - 18 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới Theo Keneth Clatterbaugh, có ba thành tố cấu thành nên khái niệm về nam tính là: “vai trò giới của người đàn ông, khuôn mẫu về nam tính, và lý tưởng về giới” [38, tr.4]. Theo ông, thành tố đầu tiên lý giải đàn ông là gì vì nó “là một tập hợp hành vi, thái độ và hoàn cảnh thường thấy ở những người đàn ông thuôc một nhóm xác định nào đó” [38, tr.4]. Thành tố thứ hai liên quan đến cái mà người ta nghĩ về đàn ông: “Một khuôn mẫu là ý tưởng chung về cái mà hầu hết mọi người đều xem là vai trò giới của đàn ông… Khuôn mẫu dựa trên định nghĩa về đàn ông và vai trò mà đàn ông thực sự đảm nhận không phải bàn cãi…” [38, tr.4]. Còn lý tưởng về giới là “một quan niệm phổ biến cho rằng vai trò giới của người đàn ông nên như thế nào” [38, tr.4]. Ông cũng lưu ý rằng giữa ba thành tố này có những mối quan hệ tương tác và vì thế những ranh giới rạch ròi là không thể vạch ra mà là một sự kết hợp biện chứng. Các nhà lý thuyết về giới đều cho rằng không thể có một mẫu hình đàn ông chung cho mọi thời đại và mọi khu vực vì nam tính, với tư cách là một cấu trúc văn hóa, khó tránh khỏi thay đổi. Song Geng dẫn nhận định của Micheal Kimmel cho rằng: “nam tính có ý nghĩa khác nhau trong những thời điểm khác nhau đối với những người khác nhau. Chúng ta hiểu thế nào là một người đàn ông trong nền văn hóa của chúng ta bằng cách đặt những định nghĩa của chúng ta trong sự đối lập với một tập hợp của „những người khác‟ - những thiểu số về chủng tộc, về giới tính, và trên hết là phụ nữ” [38, tr. 4]. Vì thế, “Phản nữ tính (anti femininity) […] là trọng tâm của vấn đề nam tính thống trị ở phương Tây, tức là một người đàn ông thì có nghĩa là không giống như là một người phụ nữ nên nam tính được định nghĩa bởi cái mà người đàn ông không là hơn bởi cái họ là [38, tr. 4]. So sánh nam tính với nữ tính, William Jankowiak phát hiện ra rằng: “Sở hữu nữ tính đích thực thì hiếm khi đòi hỏi minh chứng bằng hành động hoặc sự đương đầu với những tình huống nguy hiểm... trong khi đó nam tính lại vẫn phải dựa trên thành tựu đạt được […] Đó là một phát hiện liên văn hóa phổ biến về “nam tính” và “nữ tính”: nam tính được cho rằng phải là cái đạt được thông qua hành động cạnh tranh với những người đàn ông khác, dù là thuộc thể xác hay tinh thần, trong khi nữ tính thì Tạ Thị Thanh Huyền - 19 - Cao học K52
- Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới được liên hệ với những đánh giá về sự hấp dẫn về tình dục, khả năng sinh nở và sự tháo vát trong việc gia đình, nhà cửa.” [31,tr.364] Như vậy, cả nam tính và nữ tính đều là những tập hợp các biểu hiện đặc trưng về giới (của nam giới hay phụ nữ) được tạo dựng nên, phố biến, thể chế hóa trong một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử nhất định. Trong cơ sở hình thành nên nam tính và nữ tính, những yếu tố sinh học tuy cũng đóng một vai trò không nhỏ nhưng quan trọng hơn cả là vị trí có tính tương quan của hai giới trong hệ thống chính trị - xã hội - kinh tế - văn hóa. Vì thế, nam tính và nữ tính không phải là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực. Chúng vừa là những qui ước xã hội về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức tự áp dụng những qui ước đó của chính họ. 1.2. Lý thuyết về cái nhìn đàn ông (male gaze) Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn lý thuyết về biểu hiện của “cái nhìn đàn ông” trong những tác phẩm văn chương của nam giới viết về nữ giới. Cái nhìn đàn ông là một lý thuyết điện ảnh xuất phát từ lý thuyết về Cái nhìn (gaze) vốn là thuâ ̣t ng ữ của phân tâm học được phổ biến rộng rãi bởi Jacques Lacan . Theo sự diễn giải của Lưu Nguyễn Đạt thì cái nhìn “có tính cách thu hẹp đối tượng, đồng thời vật hoá đối tượng thành sự ham muốn của người nhìn. Người nhìn như muốn khuếch xung, kéo dài mình nối tiếp với đối tượng để thấy lại mình nơi hình dung đối tượng và chỉ muốn nhìn ở đối tượng những gì thích hợp với chính họ, với bản ngã, thói quen, văn hoá và vị thế của họ” [5]. Như một nhà phê bình đã chỉ ra, khi người ta nhìn vào một đồ vật, người ta không chỉ nhìn bản thân đồ vật đó mà còn đang nhìn cả mối liên hệ giữa nó và chính họ. Một người nào đó vẽ nên một bức tranh sơn dầu và tạo ra một bản sao của một cảnh tượng. Người xem đứng trước bức tranh và nhìn vào những sự vật được miêu tả. Trong một bức tranh vẽ người phụ nữ khoả thân, người xem sẽ thấy rằng nàng luôn được vẽ trong tư thế bất động, thường là đang nằm ngả người, hoặc thậm chí đôi khi còn đang ngắm nhìn và ngưỡng mộ hình ảnh của chính mình trong một tấm gương – tất cả những chi tiết này đều nhằm nuôi dưỡng ý thức về bản ngã và quyền sở hữu của Tạ Thị Thanh Huyền - 20 - Cao học K52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 181 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 306 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 121 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 137 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 128 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 103 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 106 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 100 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri
113 p | 67 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn