intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành tìm hiểu đề tài Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm, chúng tôi sẽ làm rõ hơn đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm đồng thời tìm hiểu nét riêng của truyện thơ ở vùng đất mới, trong giai đoạn sau chót của hình thức văn học trung đại, qua ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm

  1. ®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ĐỖ THỊ HUYỀN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội – 2014 1
  2. ®¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ĐỖ THỊ HUYỀN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 21 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS TRẦN HẢI YẾN Hà Nội – 2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Mọi ý tƣởng hay câu chữ của ngƣời khác nếu đƣợc sử dụng lại đều có chú thích cụ thể, rõ ràng. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến bản quyền xảy ra, tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc pháp luật. Đỗ Thị Huyền 3
  4. LỜI CẢM ƠN Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Hải Yến – ngƣời đã hết long chỉ bảo, hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình và những ngƣời bạn đã ở bên tôi những năm tháng nhọc nhằn nhƣng dấu yêu này. Đỗ Thị Huyền 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 7 2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ của Nguyễn Đin ̀ h Chiể u ........................... 8 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 13 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 13 6. Đóng góp của luâ ̣n văn ................................................................................ 14 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 14 NỘI DUNG............................................................................................................. 15 Chƣơng 1. KHUNG CẢNH VĂN HÓA, VĂN CHƢƠNG VÙNG ĐẤT MỚI PHƢƠNG NAM THẾ KỶ XIX............................................................................ 15 1.1. Vùng đất mới - khảo sát từ văn hóa cộng đồng cƣ dân........................ 15 1.1.1. Cộng đồng dân cư ở Nam Kỳ ............................................................. 15 1.1.2. Đời sống của người dân Nam Kỳ ....................................................... 17 1.2. Những nội dung và hình thức chính của văn chƣơng của Nguyễn Đình Chiểu.................................................................................................................... 25 1.2.1. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu .............................................................. 25 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu .................................... 26 Tiểu kết: ............................................................................................................... 29 Chƣơng 2. NHỮNG CÂU CHUYỆN BẰNG THƠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU .................................................................................................................... 30 2.1. Những câu chuyện của Nguyễn Đình Chiểu .......................................... 32 2.1.1. Câu chuyện tình yêu ........................................................................... 35 2.1.2. Chủ đề đạo nghĩa ................................................................................ 40 5
  6. 2.2. Các hình thức kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu ............................... 47 2.2.1. Phương thức kiến tạo cốt truyện ....................................................... 47 2.2.2. Xây dựng nhân vật .............................................................................. 50 2.2.3. Cách dẫn dắt chuyện .......................................................................... 53 2.2.4. Thế giới biểu tượng ............................................................................ 56 Tiểu kết: ............................................................................................................... 58 Chƣơng 3. CHUYỆN KỂ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỀU TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KỲ TRUYỆN THƠ NÔM.............................................................. 59 3.1. Các hình thức kể chuyện ở vùng đấ t mới ................................................. 59 3.1.1. Kể chuyện bằng văn vần........................................................................ 59 3.1.2. Kể chuyện bằng văn xuôi ...................................................................... 60 3.1.3. Kể chuyện bằng nghệ thuật trình diễn ................................................. 61 3.2. Những con đƣờng lƣu truyền truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu ....... 62 3.2.1. Các hình thức định bản hay công chúng đọc truyện thơ Nguyễn Đình Chiểu................................................................................................................. 62 3.2.2. Các phiên bản nghệ thuật trình diễn hay công chúng nghe nhìn “chuyện kể” của Nguyễn Đình Chiểu ............................................................ 69 Tiểu kết: ............................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện thơ Nôm là một trong những hình thức kể chuyện độc đáo của văn học Việt Nam thời trung đại. Mở đầu với tác giả Nguyễn Hữu Hào (?-1713), thể loại này đƣợc coi là kết thúc với Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Với ba truyện Nôm Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca hay còn đƣợc gọi là Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu đƣơ ̣c coi là ngƣ ời viết truyện Nôm quan trọng cuối cùng trƣớc khi lịch sử chuyển sang thời cận hiện đại và văn tự dân tộc đƣợc thay thế bằng chữ quốc ngữ Latin hóa. Nói cách khác, Nguyễn Đình Chiểu đã đem l ại những giá trị riêng cho thể loại này. Và bên c ạnh việc kế thừa các yếu tố ổn định của thể loại, Nguyễn Đình Chiểu còn mang đến cho nó nhƣ̃ng nét mới. Trƣớc Nguyễn Đình Chiể u , truyê ̣n Nôm đã là mô ̣t hình thƣ́c đinh ̣ hình cả về nô ̣i dung và hình thƣ́c ở Đàng ngoài , với thành tƣ̣u đỉnh cao là Truyê ̣n Kiề u . Đế n Nguyễn Đình Chiể u lố i kể chuyê ̣n bằ ng thơ chuyể n vào mô ̣t điạ bàn mới , mở rô ̣ng sƣ̣ lƣu truyề n thể loa ̣i cả trong không gian và thời gian . Mă ̣t khác , việc một tác giả có hoàn cảnh đặc biệt: bị mù cả hai mắt mà có tới ba truyện thơ dài khiến độc giả có thể nghĩ đến một hứng thú với hình thức này. Vậy sự lựa chọn, đeo đẳng đó có quan hệ gì với hoàn cảnh xã hội khi đó, với không gian văn hóa mà nó đƣợc sinh ra? Thông qua ba tác phẩm truyện thơ Nôm của ông, chúng tôi muốn đi tìm cách trả lời cho câu hỏi trên. Trong ba truyện thơ Nôm do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác, cho đến nay hầu hết độc giả cũng nhƣ giới nghiên cứu thƣờng quan tâm chủ yếu đến Lục Vân Tiên còn Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca mới chỉ đƣợc giới thiệu về văn bản của tác phẩm cũng nhƣ hoàn cảnh ra đời chứ chƣa đi sâu vào tác phẩm, trong khi thƣ̣c tế vấ n đề đƣơ ̣c tác giả quan tâm ở ba câu chuyê ̣n là không hoàn toàn nhƣ nhất . Vì vậy, với đề tài Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện 7
  8. Nôm này, chúng tôi sẽ khảo sát cả “thế giới” truy ện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, để tìm hiểu ông muố n đem la ̣i nhƣ̃ng khả năng gì cho hiǹ h thƣ́c thể loa ̣i này. 2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu Kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, đã viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng” [60, tr.9]. Nguyễn Đình Chiểu là tác giả lớn của nền văn học Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu, hai tác phẩm này đã đƣợc đông đảo quần chúng đón nhận, đặc biệt là Lục Vân Tiên. Sau khi Pháp xâm lƣợc Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu đƣợc biết đến là một tác giả đứng đầu trong văn học yêu nƣớc với thể loại văn tế. Cho đến nay, có thể coi cuốn Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm (2003) do Nguyễn Ngọc Thiện biên soạn là một công trình tổng hợp khá đầy đủ những bài viết, những bài phê bình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt, trong phần thứ II, tác giả đã tập hợp tƣơng đối đầy đủ những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về các truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca. Phầ n viế t của chúng tôi sẽ dƣ̣a c hủ yếu trên công trình mang tính tƣ liệu này. - Về tác phẩm Lục Vân Tiên Về nguồn gốc của tác phẩn Lục Vân Tiên, có hai luồng ý kiến trái chiều. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Lục Vân Tiên đƣợc Nguyễn Đình Chiểu sáng tác dựa vào một cốt truyện có sẵn, và một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng tác phẩm là do chính Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Ba nhà nghiên cứu tiêu biểu cho hai luồng ý kiến đó là: Nhà nghiên cứu Dƣơng Quảng Hàm trong bài viết “Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu (1941) cho rằng: “Nhân đọc một cuốn tiểu thuyết nhan là “Tây minh” (trước đèn đọc truyện Tây minh L.V.T.c.1) thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp cảnh ngộ thảm thương tựa thân thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra bản truyện Nôm” [50, tr.359]. Tuy đƣa ra nhận định đó, nhƣng 8
  9. trong bài viết, Dƣơng Quảng Hàm chƣa đƣa ra đƣợc cuốn tiểu thuyết có tên Tây minh của Trung Quốc. 22 năm sau, Trần Nghĩa viết bài Thử bàn về nguồn gốc truyện “Lục Vân Tiên” (1963) đã đƣa ra những lập luận khoa học để giải thích nguyên nhân và trình bày nguồn gốc của chữ “Tây minh” mà Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng. Tác giả viết: “Tây minh trước hết không phải là một “cuốn truyện” hay một cuốn “tiểu thuyết”. Tây minh rõ ràng là một cuốn sách thuộc phạm trù đạo đức, triết học” [50, tr.363]. Năm 1978, Nguyễn Thạch Giang viết Nguyễn Đình Chiểu – Thân thế và sự nghiệp đã chỉ ra Tây minh là một thiên trong cuốn Tính lý tiết yếu của Trƣơng Tái. Trong Tây minh, Trƣờng Tái bàn về đạo lý, đặc biệt nhắc đến “đồng bào”. Trƣơng Tái quan niệm rằng, đồng bào là những ngƣời sinh ra trong cùng một bọc nên phải yêu thƣơng nhau, con ngƣời phải hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em, bà con làng xóm. Với việc chỉ ra nguồn gốc và nội dung của Tây minh, Nguyễn Thạch Giang viết: “Tư tưởng về “đồng bào” đó của Trương Tái rất phù hợp với tư tưởng nhân nghĩa truyền thống của dân gắn với đức tính truyền thống của Gia Định mà Nguyễn Đình Chiểu hấp thu được. Cho nên khi sáng tác Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thấm thía về tình nghĩa đối với dân, đối với đồng bào. Do đó mà tác giả Lục Vân Tiên khi mở đầu tập thơ của mình đã lấy Tây minh làm chuẩn mực triết lý – đạo đức” [50, tr.51]. Tác giả còn khẳng định: “Ngoài Lục Vân Tiên ra, triết lý Tây minh còn ảnh hưởng đến Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca và toàn bộ thơ, văn tế của ông” [50, tr.51]. Theo chúng tôi, những tƣ liê ̣u và lâ ̣p luâ ̣n của Trầ n Nghiã và Nguyễn Tha ̣ch Giang là những căn cứ đủ thuyết phục để khẳ ng đinh ̣ Lục Vân Tiên là tác phẩm do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Bàn về nô ̣i dung, tƣ tƣởng của tác phẩ m, các nhà nghiên cứu tập trung vào tác phẩm Lục Vân Tiên ở góc độ xây dựng hệ thống nhân vật chính diện và phản diện để giải thích vì sao tác phẩm lại đƣợc mến mộ, đặc biệt là nhân dân Nam Kỳ. Phạm Văn Đồng với bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (1963) đã nhận định về tác phẩm Lục Vân Tiên nhƣ sau: “Đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người 9
  10. trung nghĩa” [60, tr.26]. Cũng trong năm đó Hoài Thanh viết Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, tác giả cũng khẳng định: “Nhưng trong Lục Vân Tiên, không phải chỉ có tiếng chửi, Lục Vân Tiên còn là lời ca, ca ngợi những con người hay thương người, biết quên mình vì nghĩa” [60, tr.24]. Trần Văn Giàu trong Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu (1963) viết: “Xét kỹ Lục Vân Tiên, chủ yếu không phải là chuyện trung hiếu tiết hạnh, mà chủ yếu là chuyện nhân nghĩa, còn trung hiếu tiết hạnh ở đây lại phụ thuộc vào nhân nghĩa…” [60, tr.55]. Nguyễn Thạch Giang trong bài Nguyễn Đình Chiểu, thân thế và sự nghiệp (1998) đƣa ra nhận xét về tác phẩm Lục Vân Tiên dƣới góc nhìn của tƣ tƣởng nhân nghĩa: “Những con người tốt trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền thống cao quý của dân tộc về nhân nghĩa, đó là những con người trong sạch, bình thường, làm việc nghĩa như một nhu cầu mà không hề nghĩ đến nợi danh, ân huệ” [50, tr.40]. Nhìn nhận Lục Vân Tiên dƣới góc nhìn văn hóa, văn học, các nhà nghiên cứu cho rằng, truyện Lục Vân Tiên chịu ảnh hƣởng rất nhiều tƣ̀ văn hóa , văn học dân gian. Nguyễn Quang Vinh trong Truyện thơ “Lục Vân Tiên” với văn hóa dân gian (1972), đã kh ẳng định: “Lục Vân Tiên để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa nghệ thuật dân gian như kể vè, hò hát, diễn tích, trong tư duy hình tượng, trong tâm lý, trong khẩu ngữ và trong cả hành vi đạo đức của nhân dân nữa” [50, tr.369]. Ca Văn Thỉnh khi viết Truyền thống quật cường của Nam Bộ và Việt Nam với tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu (1972) nhấn mạnh: “Thơ Lục Vân Tiên mang tính chất dân gian rõ rệt” [50, tr.159]. Cùng năm 1972, Cao Huy Đỉnh với Đồ Chiểu với sự chuyển mình của văn hóa dân tộc viết: “Lục Vân Tiên kết tinh Đạo Người vốn là của nhân dân, nên ngày càng bén rễ trong nhân dân và biến hóa ra nhiều hình thức sinh hoạt dân gian phong phú” [50, tr.190]. Đặng Văn Lung với Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian (1982), đã khai thác chất dân gian trong cốt truyện của ba tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Tác giả cho rằng: “Cốt truyện và nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn ở dạng mô hình (Mô típ văn học dân gian) hơn là những kết cấu văn học, hình tượng văn học hoàn chỉnh” [50, tr.445]. Lâm Vinh trong Truyện 10
  11. “Lục Vân Tiên” và vấn đề mối quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ (1982), bàn về Lục Vân Tiên với quan hệ văn hóa dân gian: “Đây là một câu chuyện kể mang đậm màu sắc dân gian đã được đồng bào miền Nam tiếp nhận hết sức nồng nhiệt và ngay từ đầu đã được lưu truyền nhanh chóng, rộng khắp” [50, tr.382]. Ngô Huy Khánh với Nguyễn Đình Chiểu, nhà văn hóa lớn (1998) đã viết: “Trong một thời gian khá dài từ đầu thế kỷ XX đến nay, truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành một nội dung diễn xướng dân gian với các loại hình nói thơ, hò vè,…” [50, tr.319]. Nghiên cứu về ngôn ngữ, sự phổ biến của truyện Lục Vân Tiên, các tác giả Trần Văn Giàu, Nguyễn Lộc có chung ý kiến với Hoài Thanh trong bài Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam (1963): “Lục Vân Tiên là một loại truyện kể. Về lời thì còn có chỗ vụng về, về tình tiết có chỗ không chặt, về nhân vật có khi chưa thật sự có một đời sống riêng. Mặc dầu vậy, nhân vật ấy đã trở nên rất sống trong lòng quần chúng” [50, tr.86]. - Về Dương Từ - Hà Mậu Không đƣợc phổ biến rộng rãi nhƣ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu đƣợc biết đến nhờ vào các công trình giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Trong cuốn Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1 và Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm, cũng nhƣ một số công trình nghiên cứu khác của các tác giả nhƣ Nguyễn Lộc, Trần Đình Hƣợu,… tác phẩm đƣợc giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính và văn bản tác phẩm. Nguyễn Văn Hoàn, trong bài Từ “Lục Vân Tiên” đến “Dương Từ - Hà Mậu” (1972), chú ý đến sƣ̣ phát tri ển tƣ tƣởng của Nguyễn Đình Chiểu từ khi viết Lục Vân Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu: “Được sáng tác tiếp sau Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu cùng với Lục Vân Tiên là những tiếng nói kêu gọi bảo vệ đạo lý Khổng – Mạnh, thực chất là bảo vệ đạo đức, bảo vệ chính nghĩa…” [50, tr.424]. - Về Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca Năm 1963, Bùi Thanh Ba trong Qua “Ngư Tiều vấn đáp”, tìm hiểu thế giới quan Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu nội dung tác phẩm và tập trung lý giải quan 11
  12. niệm thế giới quan của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho rằng: “Viết Ngư Tiều vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu đã để lộ một thế giới quan tiến bộ mà chúng ta không thể tìm thấy ở các nhà thơ khác cùng thời với ông. Theo quan niệm của ông, trong vũ trụ có hai luồng hơi vận chuyển: hơi chính và hơi tà” [50, tr.416]. Với mố i quan tâm riêng về y ho ̣c , Lê Trần Đức khi biên soạn cuốn Nguyễn Đình Chiểu với Ngư Tiều vấn đáp y thuật đƣợc nhà xuất bản Y học ấn hành năm 1983 đã đặc biệt chú trọng đến nội dung y thuật của tác phẩm. Cũng nhƣ Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca cũng chỉ đƣợc giới thiệu trong một số cuốn tuyển tập những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể thấy , những bài viết, công trình nghiên cứu về truyện thơ Nguyễn Đình Chiểu thƣờng chỉ tập trung vào Lục Vân Tiên mà ít quan tâm t ới hai truyê ̣n thơ còn la ̣i.  Nghiên cứu chung về truyện thơ Nguyễn Đình Chiểu Nghiên cứu về ngôn ngữ của truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu phải kể đến các công trình của các tác giả nhƣ: Đào Thản – Nguyễn Thế Lịch trong Chữ “dân” và chữ “nước” trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (1982) tập trung vào thống kê, phân tính tầ n su ất cũng nhƣ cách sử dụng chữ “dân” và chữ “Nƣớc”. Tác giả nhận định: “Cái đẹp của ngôn từ trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu …, mộc mạc và bình dị, chân thực và hồn nhiên lạ thường. Đặc điểm này quán xuyến toàn bộ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu từ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp đến những bài văn thơ yêu nước” [50, tr.545]. Hoàng Tuệ, Phạm Văn Hảo, Lê Văn Tƣờng trong Tiếng địa phương miền Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu (1984), Nguyễn Phong Nam trong Hình tượng thời gian trong các truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu (1992), đã nhận định: “Điều đáng chú ý đầu tiên khi xét hình tượng thời gian trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu là chỗ rất ít khi ta thấy nhà văn để cho nhân vật có điều kiện cảm nhận về thời gian” [50, tr.448]; “Nhìn chung, thời gian trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là thời gian có tính chất phiếm định” [50, tr.453]. Năm 1998, Trần Đình Hƣợu đã có bài viết Bàn về Nguyễn Đình Chiểu – người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm. Trong bài viết này, tác giả cho rằng Nguyễn Đình Chiểu hứng thú với thể loại truyện Nôm vì đó là 12
  13. hình thức rất gần gũi, quen thuộc để gửi gắm tâm sự, ƣớc mơ, cách nhìn, quan niệm về cuộc đời. Và nó thuận tiện cho nhu cầu nghe kể, diễn xƣớng để có thể truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Nhận định này tuy chỉ mới mang tính định đề nhƣng lại có giá trị gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Tiến hành tìm hiểu đề tài Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm, chúng tôi sẽ làm rõ hơn đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu trong thể loại truyện Nôm đồng thời tìm hiểu nét riêng c ủa truyện thơ ở vùng đất mới, trong giai đoạn sau chót của hình thức văn học trung đại, qua ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu dƣới góc nhìn thể loại. Phạm vi tƣ liệu: Đề tài tập trung tìm hiểu thể loại truyện Nôm với ba truyện thơ Nguyễn Đình Chiều. Đó là: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca. Phạm vi vấn đề: Luận văn không triển khai tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể mà tập trung vào nội dung, nghệ thuật và ý hƣớng của tác giả trong ba truyện Nôm nhƣ một thể thức tiếp cận và phản ánh hiện thực. Bên canh đó, luận văn cũng chú ý đến sự phổ biến đặc biệt của tác phẩm Lục Vân Tiên. Thông qua nghiên cứu tiếp nhận, chúng tôi muốn làm rõ hơn ý nghĩa của hình thức văn chƣơng này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luâ ̣n văn sẽ sƣ̉ du ̣ng cách tiế p câ ̣n văn ho ̣c sƣ̉ , kế t hơ ̣p nghiên cứu loại hình học thể loại để giải quyết những mục tiêu nghiên cƣ́u đă ̣t ra. Các phƣơng pháp tiếp cận nói trên sẽ đƣợc thể hiện bằng các thao tác cụ thể , nhƣ: thố ng kê , phân tić h , so sánh để các vấ n đề đƣơ ̣c sáng tỏ và có sƣ́c thuyế t phục. 13
  14. 6. Đóng góp của luâ ̣n văn Trên cơ sở khả o sát truy ện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca về nô ̣i dung và phƣơng thức chuyể n tải, luâ ̣n văn sẽ chỉ ra rằ ng Nguyễn Đin ̀ h Chiể u viế t truyê ̣n thơ với nhƣ̃ng nô ̣i dung không giố ng ma ̣ch đi trƣớc đó của thể loa ̣i (ông quan tâm đế n luân thƣờng, đến đạo làm ngƣời, đến sự va cha ̣m của hê ̣ tƣ tƣởng Nho giáo với thƣ̣c tiễn xã hô ̣i , thƣ̣c tiễn lich ̣ sƣ̉ lúc đó ). Đồng thời, luâ ̣n văn cũng tìm cách lý giải : 1) Vì sao có sự chọn lựa đ ó ở Nguyễn Đin ̀ h Chiể u, bằ ng tiể u sƣ̉ tác giả , bằ ng thƣ̣c tế xã hô ̣i văn hóa văn chƣơng vùng đấ t Nam Kỳ xung quanh thời điể m ông sáng tác truyê ̣n thơ ; 2) Cách viết truyện thơ nhƣ vâ ̣y có ý nghiã gì trong lich ̣ sƣ̉ phát triể n của thể loa ̣i. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm 3 chƣơng: Chương 1. Khung cảnh văn hóa, văn chương vùng đất mới phương Nam thế kỷ XIX Chương 2. Những câu chuyện bằng thơ của Nguyễn Đình Chiểu Chương 3. Chuyện kể của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn hậu kỳ truyện thơ Nôm 14
  15. NỘI DUNG Chƣơng 1 KHUNG CẢNH VĂN HÓA, VĂN CHƢƠNG VÙNG ĐẤT MỚI PHƢƠNG NAM THẾ KỶ XIX 1.1. Vùng đất mới - khảo sát từ văn hóa cộng đồng cƣ dân 1.1.1. Cộng đồng dân cư ở Nam Kỳ Nam Kỳ đƣợc hình thành và phát triển trong thời kỳ diễn ra cuộc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh nắm giữ quyền hành, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã mở rộng địa bàn vào Nam Kỳ để củng cố về tiềm lực kinh tế và quân sự. Theo sử sách ghi lại, chúa Nguyễn chính thức xác lập về mặt nhà nƣớc chủ quyền vào năm 1698. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết: “Mậu Dần Hiển Tông Hiếu minh hoàng đế thứ 8 (1698) (Lê Huy Tông Chính Hòa năm thứ 19, Đại Thanh Khang Hy năm thứ 37) mùa xuân, sai Thống suất chưởng cơ là Lễ Thanh hầu họ Nguyễn kinh lược nước Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, đặt sứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên” [6, tr.77]. Lúc này, dân lƣu tán từ Bố Chánh, Quảng Bình trở vào đƣợc chiêu mộ đến sinh sống khai hoang. Lịch sử còn cho thấy, Gia Định xƣa có ngƣời Cao Miên sống chung lẫn với lƣu dân của nƣớc ta. Chƣa hết, năm 1679, Dƣơng Ngạn Địch và Trần Thắng Tài là hai tƣớng của Trung Hoa sống thời nhà Minh không chịu làm tôi tớ nhà Thanh nên đã đƣa hơn 3000 quân lính và ngƣời nhà đến Đà Nẵng xin hàng phục. Chúa Nguyễn cho nhóm di thần nhà Minh vào Mỹ Tho và Đồng Nai khai hoang sinh sống. Năm 1680, Mạc Cửu, cũng giống nhƣ Trần Thắng Tài và Dƣơng Ngạn Địch, không chịu theo nhà Thanh đã chiêu mộ dân 15
  16. và sinh sống ở vùng Hà Tiên của nƣớc ta. Việc ngƣời Trung Hoa sinh sống ở đây đã thúc đẩy buôn bán và Nam Kỳ dần hình thành xã hội thƣơng nghiệp. Ngoài ra, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa bàn thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán với các nƣớc lân cận nên Nam Kỳ còn tiếp nhận một số cƣ dân ở các nƣớc quanh khu vực đến buôn bán và định cƣ. Thêm vào đó, việc chúa Nguyễn liên tục mở mang bờ cõi, đi xâm chiếm hoặc chiêu mộ dân ở các nƣớc khác đến khai hoang cũng làm cho cộng đồng dân cƣ ở Nam Kỳ phong phú hơn. Bởi vậy, cộng đồng dân cƣ ở Nam Kỳ rất đa dạng, có ngƣời Việt ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, có ngƣời Cao Miên, có ngƣời Trung Hoa, ngƣời Xiêm, ngƣời Khmer…, họ cùng nhau sinh sống và phát triển ở những vùng khác nhau. Với nguồn gốc dân cƣ đa dạng nhƣ vậy nên văn hóa Nam Kỳ rất phong phú bởi với mỗi dân tộc đến sinh sống họ đều mang trong mình những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng riêng. Đi theo chiều thời gian hình thành Nam Kỳ, chúng ta sẽ thấy đƣợc thành phần dân cƣ của vùng đất mới này. Trong Tuyển Tập Nguyễn Văn Xuân phần Khi những lưu dân trở lại, tác giả có viết: “Có lẽ tôi chẳng còn điều gì để nói trước khi đưa bạn đọc theo đoàn dân miền Trung, đa số ban đầu là lưu dân, tội đồ, dân Minh hương, dân nghèo đi tiên phong khai khẩn đất hoang rồi sau đó người Huế (làm chức việc, làm quan) và nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định xách gươm giáo, mang cuốc, mang cày, dẫn dắt trâu bò theo đường bộ, hay tính chuyện buôn bán theo đường ghe, lần lượt rời bỏ quê hương để trở thành dân chính thức của miền Nam” [65, tr.579 - 560]. Nguyễn Văn Xuân còn khẳng định: “Đây, hầu hết là dân nghèo tù tội, hành khất, hạng lưu dân thoát vùng đất cũ với hy vọng của kẻ đánh bạc chẵn lẻ” [65, tr.544]. Trƣớc khi chúa Nguyễn chính thức đặt chính quyền ở vùng đất Nam Kỳ và chiêu mộ dân thì ở đó đã có những ngƣời dân đói khổ từ Trung Kỳ vào khai hoang sinh sống, họ sống rải rác, lẻ tẻ không có tổ chức. Bởi trong cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sơn Nam có viết: “Rõ ràng là trước khi chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn thiết lập những đơn vi hành chánh và cai trị, khẳng định vai trò nhà nước chủ quyền trên mảnh đất phía Nam thì từ rất sớm,cư dân Việt, vốn là những nông dân xiêu tán, thợ thủ công cùng khổ, những binh lính 16
  17. lao dịch lưu đày… dưới sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ của phong kiến, của chiến tranh địch họa, thiên tai đã buộc phải rời bỏ xóm làng vào Nam khẩn hoang lập nghiệp” [25, tr.6]. Nhƣ vậy, thành phần dân cƣ ở Nam Kỳ hầu hết là tầng lớp dƣới của xã hội. 1.1.2. Đời sống của người dân Nam Kỳ Tính cách Những biên khảo, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam… cho chúng ta thấy, ngƣời Nam Kỳ rất thật thà, ngay thẳng và hiếu học. Họ ƣa chuộng những ngƣời có khí tiết, trọng nghĩa, khinh tài. Có lẽ, do xuất thân là tầng lớp dân nghèo là chủ yếu, vì vậy, họ sống không toan tính, không vụ lợi. Không am hiểu sách vở nên họ dễ cảm phục hành động hơn là lời nói, sống vì tình vì nghĩa đối với nhau chứ không vì danh phận, địa vị. Nhu cầu kết bạn khi đến một nơi mới là một điều hiển nhiên, cộng thêm với nguồn thiên nhiên trù phú1, họ không quá bận tâm đến chuyện kiếm sống, do đó họ có cơ hội giao lƣu, kết bạn để khám phá phong tục tập quán của các dân tộc khác đồng thời giới thiệu phong tục tập quán của dân tộc mình. Bên cạnh đó, đa phần họ là những ngƣời có trình độ học vấn thấp trong xã hội, vì vậy việc hiếu học, coi trọng những ngƣời thông hiểu sách vở là việc dễ hiểu. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết: “Gia Định ở về phương Nam vị trí Dương Minh, người đủ tính trung dũng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, dẫu phụ nữ cũng thế” [6, tr.180]. Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí khi Trịnh Hoài Đức viết về tỉnh Gia Định đã khẳng định ngƣời dân ở đó rất “chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài. Học trò đọc sách, phần nhiều chú trọng 1 “So với Bắc và Trung phần thì Nam phần là nơi dễ sinh sống, đất rộng ngƣời thƣa. Ngƣời dân thảnh thơi “vừa làm vừa chơi” cũng đủ ăn” [26, tr.79]. “Vùng Gia Định nƣớc Việt ta đất rộng, thực vật phong phú, không lo đói rét, nên dân ít dự trữ, quen thói xa hoa, phong cách kẻ sĩ thì hiên ngang, do ngƣời từ bốn phƣơng tụ lại nên mỗi nhà đều có phong tục riêng” [6, tr.179]. “Ngƣời miền Nam làm việc trong những điều kiện thuận lợi mà số thu hoạch có thể gấp mấy lần. Hơn thế nữa, chim trời, cá nƣớc vốn không thiếu nên đời sống dễ dàng” [65, tr.579]. 17
  18. sáng tỏ nghĩa lí mà vụng về văn chương. Nhân dân đủ người bốn phương, mỗi nhà mỗi tục. Dân nông thôn thì chất phác, dân thành thị thì hay chơi bời” [37, tr.200]; khi viết về tỉnh Vĩnh Long, Sơn Nam cũng nhấn mạnh: “Kẻ sĩ chăm học, dân thích buôn bán, làm ruộng, đánh cá, đều nhằm mối lợi tự nhiên mà làm ăn, dùng sức ít mà được lợi nhiều. Đất đai rộng, thức ăn nhiều không biết chứa cất. Quân tử thì trọng trung nghĩa danh tiết, tiểu nhân thì chơi bời xa hoa, không biết kiêng sợ” [37, tr.124]; về tỉnh Hà Tiên: “Tính người nhẹ nhõm, ham thích phong lưu. Không ai gian tham, không ai trộm cướp, phần nhiều hào phóng và ưa chuộng xa hoa” [37, tr.10]; về tỉnh Biên Hòa: “Kẻ sĩ chăm học, dân siêng canh cửi, thợ ở phố mà làm việc; buôn bán tùy đất mà sinh nhai. Tính thích múa hát, tục chuộng thờ phật” [37, tr.41]. Việc hình thành phát triển thƣơng nghiệp với xã hội thị dân cũng là một nguyên nhân đáng kể trong việc định hình tính cách của con ngƣời Nam Kỳ. “Tinh thần tôn trọng đạo nghĩa, coi nhẹ lợi ích riêng tư và lối sống phóng khoáng tự do nhiều khi lấn át ý thức thượng tôn pháp luật như một hệ thống chuẩn mực phi chính thống phổ biến trong con người Nam Kỳ trước Cách mạng Tháng Tám chính là một trong những hệ quả nổi bật của kiểu thức cấu trúc làng xã lỏng lẻo kết hợp với môi trường sinh hoạt thị dân này, và đáng nói là hệ quả ấy lại ít nhiều được những người đại diện của bộ phận Nho giáo nhân dân hóa tán thành và quy chuẩn hóa” [43, tr.413]. Có thể nói, đó là những tính cách điển hình của ngƣời Nam Kỳ. Từ những tính cách điển hình này, họ hình thành quan niệm và thói quen về cuộc sống rất riêng, khác hẳn với ngƣời Trung và ngƣời Bắc. Thói quen Về hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở Nam Kỳ có nhiều đặc điểm khác so với Trung Kỳ và đặc biệt là Bắc Kỳ. Lƣu dân đến Nam Kỳ chọn hình thức ca hát, kể chuyện, diễn xƣớng làm món ăn tinh thần. Khi nhận định về đối tƣợng và hình thức tiếp nhận văn nghệ, văn chƣơng của ngƣời dân Nam Kỳ, Nguyễn Văn 18
  19. Xuân viết: “Mà đối tượng này không cần đọc, ngẫm nghĩ bằng xem, nghe xúc động, cười cợt, hoa chân múa tay trước những bộ môn trình diễn, những bài thơ, vè, kể chuyện ca hát, ca kịch…, rất dễ hiểu, rất cụ thể vui ra vui, buồn ra buồn rõ ràng. Để họ khỏe khoắn tinh thần, tìm thấy giấc ngủ ngon hòng nuôi sức lực dành cho những tranh đấu, những biến cố trong vùng đất mới, khác hẳn cái vùng đã ổn định từ nghìn năm họ vừa mới rời bỏ” [65, tr.549]. Hình thức ca hát, kể chuyện truyền miệng, trình diễn cho ngƣời khác xem đã hình thành từ đó, và đƣợc ngƣời Nam Kỳ rất ƣa chuộng. Nguyễn Văn Xuân viết: “Những buổi trình diễn khẩu chiến dưới ánh trăng đã lôi kéo hàng trăm khán giả đêm này qua đêm khác, đã tạo cho văn nghệ nông thôn có sinh khí lạ lùng và đã nâng cao nền văn nghệ đó lên tột đỉnh với những diễn viên rất linh hoạt, thông minh mà tình tứ” [65, tr.555]. Với điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, cuộc sống của những ngƣời dân nơi đây an nhàn và dƣ giả, vì vậy, họ có thời gian, tiền bạc để đi xem hát, nghe hát, ngồi nghe kể chuyện hoặc thuê gánh hát về biểu diễn. Do đó, hình thức diễn xƣớng ở Nam Kỳ càng phát triển và mạnh mẽ hơn hẳn Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Khi tiếp nhận một tác phẩm văn chƣơng, ngƣời Bắc Kỳ thƣờng nghiền ngẫm cái hay cái đẹp ở cách dùng câu chữ. Tác phẩm phải đƣợc suy ngẫm kỹ càng mới thấy hết cái hay, và ngƣời tiếp nhận thƣờng một mình tâm đắc với cái hay cái đẹp đó. Nhƣ Nguyễn Văn Xuân đã khẳng định, văn chƣơng Bắc kỳ “bao giờ cũng lấy đối tượng tri thức làm căn bản” và “phương pháp của văn chương miền Bắc nặng về xem, tức là độc giả có thể cầm tác phẩm tự mình đọc để suy tư và cái hay chính nằm trong lối xem và suy tư đó” [65, tr.551]. Ngƣợc lại, “văn chương miền Nam nặng về nói và trình diễn, tức độc giả thường chỉ thấy hay trong lối đọc to để tự mình nghe và để kẻ khác cùng nghe với mình và cái hay cũng nằm trong lối nghe để dung cảm” [65, tr.551]. Có thể thấy ngƣời dân Nam Kỳ thiên về kiểu thƣởng thức văn nghệ có diễn xƣớng, gắn với trình diễn. Tƣ tƣởng – tín ngƣỡng Cƣ dân Việt cộng cƣ cùng nhiều nhóm dân cƣ với nguồn gốc, văn hóa, lịch sử, phong tục và tín ngƣỡng khác nhau nên rất khó tổ chức xã hội theo nguyên lý 19
  20. và trật tự tôn giáo. Vì vậy, Nho giáo với thiết chế xã hội vô thần đã tổ chức xã hội để nhất hòa nhiều tộc ngƣời ở địa phƣơng vào một cộng đồng Việt Nam thống nhất. “...việc xây dựng một cộng đồng xã hội thống nhất trên cơ sở nhiều nhóm cư dân và trong bối cảnh đa dân tộc như vậy rất khó có thể thực hiện với các mô hình và phương thức tổ chức xã hội theo nguyên lý và trật tự tôn giáo. Chính ở đây, Nho giáo với nhận thức luận – vũ trụ quan kiểu “vô thần” của nó đã nổi lên như thuyết – phương án tối ưu trong việc liên kết, tổ chức và từng bước hợp nhất các nhóm cư dân nông nghiệp...” [43, tr.408]; “Nho giáo nhờ vậy cũng có điều kiện để phát triển đồng thời thực hiện thông suốt chức năng của nó, mà ở đây có thể kể tới việc góp phần nhất hòa các nhóm dân tộc khác trong đó đặc biệt là người Hoa vào với cộng đồng Việt Nam như một ví dụ điển hình”; “Tình hình nói trên đặt ra trước cả Chính quyền Đàng Trong lẫn nhân dân địa phương một vấn đề phải giải quyết, đó là việc hợp nhất tiến trình văn hóa với tiến trình xã hội, hay nói rõ hơn là xóa bỏ những khoảng cách giữa các nhóm dân tộc, quy tụ tất cả vào một cộng đồng Việt Nam thống nhất chung. Và ở đây, Nho giáo đã phát huy vai trò là một hệ thống chuẩn mực xã hội của nó, mà kết quả đáng chú ý nhất là góp phần hoàn tất quá trình Việt hóa trước hết về mặt chính trị của những người Hoa mang quốc tịch Việt Nam” [43, tr.47]. Với những điểm mạnh trên, Nho giáo đƣợc nhà Nguyễn sử dụng nhƣ một phƣơng án tối ƣu để thống nhất cộng đồng ở Nam Kỳ. Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức, nhƣng về khía cạnh tôn giáo, Nho giáo chủ trƣơng thờ Trời Đất, sông núi, thờ cha mẹ, tổ tiên. Tuy nhiên, với Nho giáo, con ngƣời không tìm đƣợc câu trả lời cho câu hỏi loài ngƣời ở đâu trƣớc khi sinh ra và về đâu sau khi chết đi. Do đó, mặc dù Nho giáo giữ vị trí đầu trong việc điều chỉnh hành vi, đạo đức và định hƣớng chuẩn mực xã hội ở Việt Nam cũng nhƣ Nam Kỳ nhƣng tại đây vẫn tồn tại các tôn giáo khác, điển hình và đạt đƣợc dấu ấn mạnh trong xã hội là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Theo Cao Tự Thanh: “Bên cạnh đề cao các chuẩn mực cương thường, lực lượng nòng cốt của chính quyền Đàng Trong trong đó có các chúa Nguyễn đều là người sùng thượng đạo Phật” [64, tr.318]; “Tín ngưỡng ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, dễ nhận 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2