intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung đi vào những biểu hiện của thủ pháp, kĩ thuật huyền thoại hóa và chỉ ra sự tồn tại của hệ thống các cổ mẫu, biểu tượng và một trong sự gắn bó mật thiết với huyền thoại cổ, huyền thoại phương Đông và phương Tây. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------- ------- LÊ QUỐC HIẾU PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 10/2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------- ------- LÊ QUỐC HIẾU PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60. 22. 01. 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC \ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DIÊU LAN PHƢƠNG HÀ NỘI - 10/2015
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15 4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................16 5. Cấu trúc của luận văn .........................................................................................17 CHƢƠNG 1: HUYỀN THOẠI HÓA VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ............................................18 1.1. Huyền thoại và phê bình huyền thoại .............................................................18 1.1.1. Huyền thoại ..............................................................................................18 1.1.2. Phê bình huyền thoại ................................................................................25 1.2. Huyền thoại và hành trình tìm kiếm phương thức biểu hiện của văn xuôi Việt Nam sau 1975 ........................................................................................................27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TỪ BÌNH DIỆN HÌNH TƢỢNG THẨM MĨ ................................................................................................39 2.1. Nhân vật huyền thoại ......................................................................................39 2.1.1. Nhân vật theo cấu trúc đối lập nhị nguyên ...............................................41 2.1.2. Nhân vật mang màu sắc huyền thoại ........................................................44 2.2. Không gian huyền thoại ..................................................................................49 2.2.1. Không gian theo cấu trúc đối lập nhị nguyên...........................................52 2.2.2. Không gian tâm linh, huyền ảo ................................................................58 2.2.3. Không gian biểu tượng .............................................................................61 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC, KHUYNH HƢỚNG TÁI TẠO HUYỀN THOẠI: HUYỀN THOẠI CỔ ĐIỂN, TÂN HUYỀN THOẠI ............70 3.1. Tái tạo, hòa trộn những motif, điển tích trong huyền thoại phương Đông và phương Tây ............................................................................................................70 3.1.1. Motif Đứa bé thần kì và Sự ra đời kì lạ ...................................................72 3.1.2. Motif Hóa thân .........................................................................................77 1
  4. 3.1.4. Motif Tội ác - trừng phạt .........................................................................79 3.1.5. Motif Hành trình ......................................................................................81 3.2. Giễu nhại, giải huyền thoại ............................................................................83 3.2.1. Quan niệm về giễu nhại, giải huyền thoại ................................................83 3.2.2. Các xu hướng giải huyền thoại .................................................................86 3.2.2.1. Giải huyền thoại về lịch sử, chính trị .................................................86 3.2.2.2. Giải huyền thoại về tâm thức dân gian ..............................................91 3.3. Thế giới cổ mẫu, biểu tượng .........................................................................106 3.3.1. Cổ mẫu đất - nước ..................................................................................111 3.3.2. Cổ mẫu sông - biển .................................................................................116 3.3.3. Cổ mẫu giấc mơ......................................................................................121 KẾT LUẬN ............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong khoảng thời gian hai thập niên trở lại đây, vấn đề “huyền thoại” (myth); phê bình huyền thoại (myth criticism); cổ mẫu (archetype) trở thành mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. Một trong những nguyên nhân cốt lõi để hướng nghiên cứu huyền thoại cổ mẫu ngày càng khẳng định ưu thế trong việc khám phá, giải mã tác phẩm là bởi chúng đã trở thành những chất liệu nghệ thuật, “đi vào”, “ngả bóng” nơi các sáng tác văn học, hình thành một khuynh hướng sáng tác huyền thoại độc đáo. Khuynh hướng này bắt nguồn từ sự chuyển hướng mạnh mẽ trong tư duy văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn) sau năm 1975 mà cội nguồn của nó là ý thức “vực dậy” những sáng tác truyền kí trung đại, hoặc những nhân vật, motif trong huyền thoại, truyền thuyết Đông - Tây... Khuynh hướng sáng tác huyền thoại không phải đến bây giờ mới xuất hiện mà huyền thoại với vai trò là “cái nôi nguyên hợp của văn hóa loài người”, “hính thức cổ xưa nhất”, “thể loại” tồn tại lâu đời nhất trước khi phân rã thành những hình thái ý thức khác nhau, đã trở thành suối nguồn dồi dào, chất liệu sáng tác của mọi loại hình nghệ thuật không riêng gí văn học. Nhà nghiên cứu Pierre Brunel quan niệm, văn chương, nghệ thuật (và hiện nay là điện ảnh) có vai trò như một “phòng lưu trữ huyền thoại”. Huyền thoại được tái sinh, bao bọc bởi văn chương. Huyền thoại “lấp lánh bí ẩn”, “phát sáng thông điệp”, nó trở thành cái nôi của văn học, vì ở huyền thoại có những tình huống/hoàn cảnh/câu chuyện mẫu với khả năng thâm nhập, tái sinh không ngừng trong cấu trúc nghệ thuật. Không chỉ vậy, chính vì huyền thoại xuất phát từ vô thức tập thể (collective unconscious) của cộng đồng, nhân loại nên nó như một di chỉ của kí ức, văn hóa ăn sâu vào tiềm thức, chi phối, kiến tạo nên chất liệu trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ. Hướng tiếp cận huyền thoại mở ra những khả năng/triển vọng mới trong nghiên cứu văn học nhưng đồng thời cũng gợi mở những hướng thăm dò mới trong nghiên cứu quá trính tương tác (interaction), xâm lấn (penetration), ứng xử (behavior) với những chất liệu huyền thoại (materials of myth) ở từng loại hình nghệ thuật (âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kịch, điêu khắc…). 3
  6. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu văn học, chúng ta vẫn chưa khu biệt một cách chính xác giữa “huyền thoại” và “thần thoại”? Liệu đây có phải là hai thuật ngữ có nội hàm khái niệm tương đồng? Mặt khác, những vấn đề của “huyền thoại” trong sự tương tác/xâm lấn/“đi vào” văn học; vấn đề phê bình huyền thoại, phê bình cổ mẫu, phương thức huyền thoại hóa (mystification), giải huyền thoại (demystification) và các khuynh hướng sáng tác huyền thoại vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Khi “đi vào” sáng tác văn học, huyền thoại đã tạo nên những biến đổi gì trong cấu trúc thể loại của truyện ngắn, tiểu thuyết? Thêm nữa, nhìn từ các phương thức biểu hiện của văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng ta thấy sự nở rộ của các kĩ thuật viết mới mẻ. Có những tác phẩm là sự thống hợp của nhiều bút pháp sáng tác khác nhau (tả thực mới, phúng dụ, huyền thoại, giễu nhại, bút pháp tượng trưng, liên văn bản, hậu hiện đại...). Nhìn từ phương diện này, huyền thoại hóa thực chất là một phương thức, kĩ thuật sáng tác tiêu biểu của văn chương đương đại. Vậy vấn đề đặt ra, khi sử dụng kĩ thuật này, một cách chủ ý hoặc vô thức nhà văn đã tái tạo, ứng xử với những chất liệu huyền thoại ra sao, đồng thời có những biến đổi gì về mặt cấu trúc, tư duy thể loại, hình tượng thẩm mĩ và trần thuật? Huyền thoại không chỉ đơn giản như một phương thức, kĩ thuật sáng tác, mà hơn hết, huyền thoại còn được xem như một “tiền văn bản”, một thể loại tồn tại lâu đời nhất, một hình thức nguyên hợp sơ khai, nơi lưu giữ văn hóa nhân loại. Từ mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học (một trong những mảnh vỡ, hình thái ý thức riêng biệt “thoát thai” từ huyền thoại), tác phẩm văn học chính là mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự, phóng chiếu (projection) của huyền thoại, tư duy huyền thoại nảy mầm biểu hiện bằng sự cố kết, gia tăng, lặp đi lặp lại những cổ mẫu, ẩn dụ, biểu tượng, từ đó hính thành nên những khuynh hướng sáng tác huyền thoại đa dạng. Từ thực tiễn trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu văn học, chúng tôi lựa chọn đề tài Phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh) hướng đến giải quyết những luận điểm khoa học được đặt ra ở trên. 4
  7. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã nhấn mạnh về vai trò của huyền thoại như là “trạng thái đầu tiên” của cái mà sau này sẽ được gọi là “ý thức xã hội của một cộng đồng dân tộc” hoặc “liên dân tộc”, do vậy, nghiên cứu về huyền thoại đã có một lịch sử kéo dài. Luận văn tím hiểu “phương thức huyền thoại hóa” - một vấn đề của huyền thoại, tức là nghiên cứu quá trính, cơ chế xâm lấn của huyền thoại, tư duy huyền thoại trong văn học viết, mà phạm vi cụ thể là văn xuôi Việt Nam đương đại. Do vấn đề nghiên cứu, tuy chỉ chạm đến một khía cạnh nhỏ của huyền thoại, nhưng lại mở ra “đại lộ thênh thang” về lịch sử nghiên cứu huyền thoại. Mặt khác, vấn đề này trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của các dịch giả, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu so sánh với các hướng nghiên cứu đã thực sự tạo dựng thành một khuynh hướng trong khoa học văn học ở Việt Nam hiện nay như: Tự sự học (Narratology), Hậu hiện đại (Postmodern), Diễn ngôn (Discourse), Liên văn bản (Intertextuality), Chuyển thể (Adaptation),… rõ ràng, Phê bình huyền thoại vẫn còn khá mờ nhạt. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành “mảnh đất” được đào xới, thâm canh nhiều. Có thể nêu tên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được xuất bản trong thời gian qua như: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001); Giã biệt bóng tối, tác phẩm & lời bình (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010); Lịch sử và văn hóa - Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2012)…, đó là còn chưa kể hàng trăm công trính luận văn, luận án, các bài nghiên cứu… có liên quan mà chúng tôi chưa thể khảo sát hết được. Tuy vậy, vấn đề huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại vẫn có những khoảng trống cần được nghiên cứu một cách hệ thống. Trong phần này, chúng tôi không khảo sát lịch sử nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch đại, đồng đại mà triển khai theo từng cấp độ và hình thức nghiên cứu cụ thể. Luận văn tím hiểu vấn đề huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua nghiên cứu trường hợp (case study) sáng tác của ba tác giả, do vậy lịch sử vấn đề chúng tôi triển khai theo hai hướng cụ thể, bao quát từ phạm vi rộng đến hẹp: 5
  8. Tiếp nhận và quảng bá lí thuyết về huyền thoại, cổ mẫu và Về các khuynh hướng nghiên cứu huyền thoại. 2.1. Tiếp nhận và quảng bá lí thuyết về huyền thoại, cổ mẫu Khoảng thời gian một thập niên trở lại đây, những công trình dịch thuật, các tài liệu nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học đã tăng hẳn lên. Tiếp nhận lí thuyết về huyền thoại trong giới khoa học văn học ở Việt Nam khá muộn mằn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bài viết “Fzan Kafka - và vấn đề “huyền thoại” trong văn học” của Hoàng Trinh đăng trên tạp chí Văn học (tháng 5/1970) có vai trò “tiên phong” trong việc luận bàn về “huyền thoại” trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Theo tác giả, “không nên nghĩ rằng trong các tiểu thuyết Lâu đài, Vụ án và các truyện ngắn trong tập Vạn lí trường thành, Biến dạng… Kafka muốn phản ánh hay ghi lại những câu chuyện có thật nào đó theo quan niệm thông thường của các nhà văn hiện thực”, hơn hết những tư liệu này chỉ là cái “cớ” để thông qua đó dựng lên “huyền thoại” - “tức là những hính tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn, mang một ẩn ý sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống” [76; tr.95]. Những lí giải của Hoàng Trinh chưa thật thuyết phục và rõ ràng. Ví “huyền thoại” trong hai sáng tác Vụ án, Lâu đài của Kafka chỉ dựa trên những ẩn dụ khá kìn đáo của cấp độ hình ảnh và câu chữ nên một người đọc nếu không nắm rõ những điển tích, motif trong huyền thoại phương Tây sẽ rất khó để hiểu được. Cũng trong bài viết này, Hoàng Trinh đã đưa ra những nhận xét xác đáng về khái niệm huyền thoại trong văn học. Theo ông, huyền thoại không gì khác chính là những “hính ảnh” có nguồn gốc, được “rút ra” trong hệ thống thần thoại, điển tích hoặc là những hình ảnh khác thường, “phi lì tình” do nhà văn sáng tạo ra, qua đó nói lên một cách ẩn ý những sự thật, những nỗi niềm, những ước vọng nào đó của cá nhân mình đồng thời cũng là thời đại mình. Nó là một tấm voan mờ ảo khoác lên trên những hiện thực sinh động, mà nhà văn đã chủ động che bớt ánh sáng hoặc phá bỏ kích tấc [76; tr.95]. 6
  9. Rõ ràng, theo quan điểm của Hoàng Trinh, huyền thoại không chỉ trở thành một suối nguồn chất liệu dồi dào mà còn trở thành phương thức biểu hiện, biện pháp cảm thụ thế giới, và là “nơi gửi gắm những điều thực tế nhà văn muốn nói”. Bài viết của Phùng Văn Tửu “Vấn đề huyền thoại trong văn học nghệ thuật” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số tháng 3/1976 đã soi chiếu huyền thoại như một “phương thức nghệ thuật đang có xu hướng trở thành một trong những kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại” [78; tr.111]. Phùng Văn Tửu luận bàn khái niệm “huyền thoại”, đồng thời chỉ ra sự quan tâm đến huyền thoại của các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới qua việc liệt kê những công trình nghiên cứu, sáng tác tiêu biểu. Không chỉ vậy, nhín vào đời sống văn học Việt Nam, tác giả còn lí giải nguyên nhân mà huyền thoại trở thành vấn đề “xa lạ”, “ìt ai quan tâm” bằng những dẫn chứng khá thuyết phục. Đó là do hoàn cảnh đất nước ta, với hai cuộc chiến tranh liên miên kéo dài, chủ nghĩa anh hùng cách mạng với những nguyên tắc mĩ học phải được đề cao. Vậy nên ở giai đoạn văn học cách mạng, sáng tác cũng như lì luận phê bình thế kỉ XX, huyền thoại - với quan niệm, nhận định liên quan đến sự mơ hồ, kì ảo ìt được chú ý. Tuy nhiên, tính hính đã có biến đổi, khởi sắc. Từ sau năm 1986, “trên văn đàn những tác phẩm với các nhân vật, các sự kiện siêu nhiên hoặc được xây dựng trên cơ sở của trì tưởng tượng sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ chân thực cụ thể lịch sử” xuất hiện ngày càng nhiều. Bài viết của Phùng Văn Tửu đưa ra những kiến giải khoa học sắc sảo, gợi mở khả năng mới trong ứng dụng nghiên cứu huyền thoại, cổ mẫu. Tác giả Lại Nguyên Ân (“Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại” đăng trên tạp chí Văn học, số tháng 3/1992) bày tỏ những quan ngại về tình trạng nghiên cứu huyền thoại. Thứ nhất, giới nghiên cứu “chưa chú ý đến mối liên hệ giữa văn học với thần thoại” (Lại Nguyên Ân đồng nhất giữa hai thuật ngữ “huyền thoại” và “thần thoại” - LQH chú thích). Thứ hai, thái độ xem thường, thậm chí là phủ nhận những sáng tác huyền thoại ở văn học thế kỉ XX. Thứ ba, khẳng định một cách mạnh mẽ “thế giới quan thần thoại” không hề mất đi cùng với việc “ý thức nguyên hợp đã mất đi khi phân lập thành các hình thái ý thức riêng biệt”, nên không chú ý 7
  10. đến hiện tượng “ý thức huyền thoại hóa”. Bài viết chỉ ra sự bùng nổ mạnh mẽ của các kiểu sáng tác huyền thoại trong văn học thế giới thế kỉ XX. Tác giả khẳng định khả năng/ý thức huyền thoại hóa đang ngày càng lớn mạnh trong cả đời sống xã hội và văn học, cùng sự cảnh báo những hệ quả của ý đồ huyền thoại hóa. Chùm bài “Phương pháp phê bính huyền thoại học” (Đỗ Lai Thúy giới thiệu) đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài, số 2/2001 gồm: “J. Grimm - Huyền thoại Đức”; “Gilbert Durand và phương pháp phê bính huyền thoại học”, Jean-Yves Tadié và “Huyền thoại trong tiểu thuyết của Emile Zola” của Lê Ngọc Tân tiếp tục đóng góp những diễn giải về huyền thoại, ứng dụng lí thuyết huyền thoại trong nghiên cứu văn học. Đặc biệt, trong bài viết “Gilbert Durand và phương pháp phê bình huyền thoại học”, tác giả Jean-Yves Tadié đã chỉ ra vai trò của phương pháp này là “phân tìch văn bản huyền thoại” để tìm kiếm “chuyện kể nằm bên dưới chuyện kể, gắn liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể” [62; tr.208]. Đồng thời, tác giả còn đưa ra ba giai đoạn của phương pháp phê bính huyền thoại: một “bản liệt kê những chủ đề huyền thoại”, những tình huống phối hợp các nhân vật và các trang trí, cuối cùng, sự đối chiếu những bài học của huyền thoại với những huyền thoại khác thuộc “một thời đại hay một không gian văn hóa khá xác định” [62; tr.208]. Năm 2004, nhóm dịch giả Song Mộc, Trần Nho Thìn giới thiệu công trình dịch Thi pháp của huyền thoại (1976) của nhà nghiên cứu văn học dân gian lỗi lạc người Nga E.M. Meletinsky. Có thể khẳng định, đây là công trính có ý nghĩa khoa học lớn lao trong việc giới thiệu tư tưởng lí luận về huyền thoại của Meletinsky. Công trình gồm ba phần. Phần thứ nhất, giới thiệu những lí thuyết mới về huyền thoại và cách tiếp cận văn học từ góc độ nghi lễ - huyền thoại. Phần thứ hai, trình bày những hình thức cổ điển của huyền thoại (tư duy huyền thoại, chức năng của huyền thoại, huyền thoại cổ về sự sáng tạo, về lịch biểu, về chu kì, về người anh hùng…) và sự thể hiện của huyền thoại trong truyện kể dân gian. Phần thứ ba mang tính chất ứng dụng nhiều hơn. Tác giả đã phân tích sự xuất hiện của “chủ nghĩa huyền thoại” trong văn học thế kỉ XX, nghiên cứu trường hợp tiểu thuyết của James 8
  11. Joyce, Thomas Mann và Kafka. Công trính đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra những triển vọng mới, “con đường sáng” cho hướng nghiên cứu huyền thoại. Hai công trình xuất bản liên tiếp trong hai năm 2007, 2008 của Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chì Minh đã minh chứng thêm mối hoài tâm ngày càng sâu rộng về huyền thoại của các nhà nghiên cứu. Năm 2007, công trính Huyền thoại và văn học tập hợp những bài nghiên cứu, dịch thuật công phu như: “Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học” (Chu Xuân Diên); “Huyền thoại” (Daniel-Henri-Pageaux, Nguyễn Thị Thanh Xuân lược dịch); “Tình uyển chuyển của huyền thoại” (Th.P. Van Baaren, Lê Thụy Tường Vy dịch); “Từng bước đến với phê bình huyền thoại” (Gilbert Durand, Nguyễn Thị Thanh Xuân phỏng dịch). Công trình Phê bình huyền thoại (Nxb Đại học Quốc gia HCM, 2008) của tác giả Đào Ngọc Chương cấu trúc thành ba chương. Chương một trình bày những vấn đề xung quanh thuật ngữ và đặc trưng của huyền thoại. Chương hai trình bày vấn đề nguyên lí và lịch sử của phê bình huyền thoại. Chương ba thuần túy là chương ứng dụng phê bình huyền thoại trong tác phẩm Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử và Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh. Cũng trong chương ba, tác giả nghiên cứu về cổ mẫu “cái bóng” (shadow) trong một số tác phẩm văn học nước ngoài. 2.2. Về các khuynh hướng nghiên cứu huyền thoại Phần viết này, chúng tôi chỉ ra một số hướng tiếp cận huyền thoại trong văn học, đặc biệt chúng tôi lưu tâm đến những công trình, bài viết nghiên cứu về huyền thoại trong những sáng tác của các tác giả thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi khái quát một số hướng nghiên cứu về huyền thoại như sau: Hƣớng thứ nhất, tìm hiểu phương thức huyền thoại trong văn học Việt Nam đương đại. Ở hướng này, mục đìch của tác giả tập trung đi vào những biểu hiện của thủ pháp, kĩ thuật huyền thoại hóa và chỉ ra sự tồn tại của hệ thống các cổ mẫu, biểu tượng và motif trong sự gắn bó mật thiết với huyền thoại cổ, huyền thoại phương Đông và phương Tây. 9
  12. Trước hết bằng cách nói trực tiếp hoặc gián tiếp, các tác giả đều khẳng định ý thức sử dụng huyền thoại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Vy Khanh trong bài “Nguyễn Huy Thiệp - những chuyện huyền kỳ, núi, sông và nước…” có dẫn phỏng vấn của Nguyễn Huy Thiệp ở Seattle: Khi viết văn tôi luôn luôn tím lại những giá trị truyền thống (…) Tôi nghĩ một nhà văn phải bắt đầu từ những kinh nghiệm nguyên thủy nhất của dân tộc mình. Tóm lại, phải đi từ con người Việt Nam từ nguồn gốc, từ đó lần về sau [46; tr.383]. Còn T.N. Philimonova thấy rằng: yếu tố dân gian chiếm một vị trí to lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (…) Hầu như trong mỗi truyện ngắn của anh đều hiện diện vết tích của các huyền thoại, truyền thuyết dân ca, tục ngữ … [46; tr.59]. Với Văn Tâm, ông rút ra bốn nét đặc thù về phong cách Nguyễn Huy Thiệp bao gồm: Sắc độ hiện đại thẫm; Cảm hứng huyền thoại mạnh; Tính nhiều tầng đa nghĩa; Tính hệ thống mở có khẩu độ lớn. Tác giả Trần Viết Thiện trong bài viết “Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại Việt Nam” có nhận định “sự thâm nhập của huyền thoại vào văn học viết là một hiện tượng lạ” và ở mảng truyện ngắn sau năm 1986 “lại càng lạ hơn”. Thiết nghĩ, vấn đề huyền thoại trong sáng tác văn học là một hiện tượng tất yếu bởi quá trình tiếp thu những thành tựu của Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mĩ La tinh những năm 60 thế kỉ XX, bởi xu hướng “vực dậy”, tiếp nối những sáng tác truyền kí trung đại và các huyền thoại cổ vốn bắt rễ trong tâm thức dân tộc. Những yếu tố “nội sinh và ngoại sinh” đã hính thành nên dòng truyện ngắn huyền thoại. Bài viết cũng phân tích kiểu “nhại cổ tìch” trong các sáng tác huyền thoại. Tuy nhiên, cần phải minh định dấu vết của huyền thoại trong một số truyện cổ tích - “mảnh vỡ của huyền thoại” (Meletinsky), và văn học Việt Nam đương đại đã tiếp biến, ứng xử với những chất liệu cổ tìch qua đó gợi nhắc/ám chỉ đến những motif, truyện cổ trong huyền thoại như thế nào? Có những sáng tác “nhại cổ tìch” nhưng lại không phải là sáng tác huyền thoại. Điều này đã được tác giả Nguyễn Thị Như Trang nhấn mạnh: Hành trình của tư duy huyền thoại đến với văn học dân gian chỉ dừng lại ở mức chi phối và ảnh hưởng, không làm thay đổi đặc trưng thể loại. Văn học dân gian đặc biệt 10
  13. là cổ tích, thực sự „là hính thức bảo lưu và hính thức vượt qua huyền thoại‟ [Thi pháp của huyền thoại, tr. 237] [74; tr.31]. Tác giả cũng nhấn mạnh những “yếu tố cần lí giải” trong sự tham gia của huyền thoại vào “việc hình thành cấu trúc tự sự của văn học dân gian” như: những motif, biểu tượng mang sắc màu/có nguồn gốc từ huyền thoại và tâm thế của huyền thoại trong cái nhìn cuộc sống của cá nhân và xã hội” [74; tr.31]. Nguyễn Thái Hoàng trong bài viết “Không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại” đã phân tích những thủ pháp xây dựng không gian huyền thoại: kĩ thuật tái tạo các motif huyền thoại; khuynh hướng giải huyền thoại; Huyền thoại hóa không gian hiện thực. Bài viết phân tìch sơ lược các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bính Phương, Nguyễn Danh Lam, Nhật Chiêu… Theo tác giả, không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại không chỉ là không gian của cõi âm, của giấc mơ mà còn là không gian của cái thực bị biến dạng đi. Không gian huyền thoại ấy được xây dựng trên cơ sở cảm quan về cái phi lí, thể hiện tâm thức về trạng thái hiện sinh nghiệt ngã, phi lí của con người hiện đại. Trong không gian huyền thoại, cái bí ẩn, hoang đường đan xen với cái bình thường, hiện thực khiến con người khó phân biệt thực - ảo, gây cảm giác bất an, hoài nghi. Đời sống gần gũi hóa ra xa lạ bởi tính chất nghịch dị, bí ẩn và bất khả giải [28; tr.82]. Tuy nhiên, như những “tầm đón đợi” gợi ra từ tiêu đề của bài viết (Không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại), tác giả bài viết đã không đi theo hướng chỉ ra những kiểu loại không gian huyền thoại mà khởi đi từ việc chỉ ra các thủ pháp xây dựng không gian huyền thoại. Theo chúng tôi, đứng từ góc độ thi pháp, bài viết đã phân tìch một cách khá rõ nét những kĩ thuật tái tạo không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Nhưng, xét từ góc độ bản chất, đặt trong mối liên hệ với huyền thoại cổ Đông - Tây, bài viết thiếu sự gắn kết, logic trong việc chỉ ra những đặc trưng của tư duy huyền thoại (biểu tượng, mô hình cấu trúc đối lập nhị nguyên…) trong việc tác động đến cấu trúc không thời gian của huyền thoại. Đặc điểm này của không thời gian huyền thoại chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn trong phần viết 2.2.1. Không gian theo cấu trúc đối lập nhị nguyên. 11
  14. Triển khai theo hướng phân tích này phải kể đến bài viết của Thái Thị Hòa An “Dấn ấn phương thức huyền thoại hóa của Franz Kafka trong sáng tác của Phạm Thị Hoài” đăng trên tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch, số 13, 2013. Tác giả đã phân tìch, đối sánh một cách thuyết phục những biểu hiện của phương thức huyền thoại hóa trong sáng tác Thiên sứ của Phạm Thị Hoài với sáng tác của Franz Kafka trên các phương diện: Tái tạo lại những motif trong thần thoại phương Tây; Nhại huyền thoại, Huyền thoại hóa thế giới hiện thực [1]. Bài viết “Tím hiểu “phương thức huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Trần Thị Mai Nhân đăng trên www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn đã khái quát một số đặc trưng của phương thức huyền thoại hóa (tuy chưa thật hệ thống, lớp lang, thuyết phục) là: thủ pháp “huyền thoại, huyền ảo” kết hợp với thủ pháp đồng hiện; mượn điển tích hoặc tạo ra những “huyền tìch” riêng dựa trên quá trình phân tích các tiểu thuyết Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ); Thiên sứ Phạm Thị Hoài và Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) [47]. Bên cạnh đó phải kể đến hệ thống luận văn được bảo vệ tại Khoa văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: Biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại (qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái) (Trần Thị Hoài Phương, Luận văn Văn học, 2009); Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez (Nguyễn Thị Hảo, Luận văn Văn học, 2010); Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass (Nguyễn Thị Huyền Trang, Luận văn Văn học, 2012); Huyền thoại trong Quà của Chúa của Dorota Terakowska (Nguyễn Thị Thu Hường, Luận văn Văn học, 2013); Thi pháp huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Hoàng Thị Bích Thảo, Luận văn Văn học, 2014)… Các luận văn trên tập trung tìm hiểu huyền thoại trên bình diện hính tượng thẩm mĩ (không thời gian, nhân vật) [Nguyễn Thị Hảo, Hoàng Thị Bích Thảo, Nguyễn Thị Thu Hường]; một số phương thức huyền thoại: Nhại truyền thuyết, Nhại tôn giáo, Tái sinh cổ tích, Giải thiêng lịch sử [Hoàng Thị Bích Thảo]. Luận văn của Trần Thị Hoài Phương tiếp cận sâu một số loại hình biểu tượng (biểu tượng thành thị, biểu 12
  15. tượng nông thôn, biểu tượng về những cõi miền phi-thực-có-thực, biểu tượng giải huyền thoại… Luận văn đã gợi mở nhiều luận điểm mới cho quá trình tham khảo của người viết. “Điểm dừng” trong những nghiên cứu về huyền thoại, và phương thức huyền thoại sẽ là “điểm bắt đầu” của chúng tôi trong luận văn này. Hƣớng thứ hai, tiếp cận từ lí thuyết cổ mẫu. Khuynh hướng phê bình cổ mẫu (Archetypal Criticism) được xem như một nhánh chủ lực của phê bình huyền thoại (Myth Criticism) là bởi có một sự gắn kết không thể tách rời giữa cổ mẫu và huyền thoại. Cổ mẫu cùng với ẩn dụ, biểu tượng đã trở thành những hạt nhân trung tâm, phương tiện biểu đạt của huyền thoại. Cùng với khuynh hướng phê bình cổ mẫu mà chúng tôi đã đề cập trong công trình của Đào Ngọc Chương còn có bài “Bì ẩn của những siêu mẫu” (in trong sách Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, S. Freud - C.G. Jung - G. Bachelard - G. Tucci - V. Dundes) của nhà tâm phân học C.G. Jung. Tiếp tục khuynh hướng đọc cổ mẫu trong văn học, tác giả Nguyễn Quang Huy trong bài biết “Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype)” (Tạp chí Sông Hương, số 281, tháng 7/2012) đã minh định khái niệm “cổ mẫu” - thuật ngữ vốn chưa ngã ngũ trong giới nghiên cứu. Đồng thời, tác giả chỉ ra những tính chất của cổ mẫu: sự tham dự một cách tập trung và đậm đặc yếu tố cảm xúc; mỗi cổ mẫu là một biểu tượng văn hóa vĩnh cửu chứa đựng chiều sâu tâm lí của cả cộng đồng; cổ mẫu mang tình định hướng vì tạo ra cho con người những “kiểu loại thái độ, những khung kinh nghiệm tri giác và cảm xúc nào đó…”; tình chuyển hóa của cổ mẫu; tính siêu thời gian và không gian. Bài viết đậm đặc tính lí luận này quan tâm đến mối liên hệ máu thịt giữa cổ mẫu với vô thức tập thể, biểu tượng và mối liên hệ của chúng với motif và huyền thoại. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết “Phê bính cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam” (Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, 2009) dựa trên lí thuyết, quan niệm về phê bình cổ mẫu của Carl Gustav Jung, Gaston Bachelard và Northrop Frye để khám phá cổ mẫu Nước trong văn chương Việt Nam xuyên qua các sáng tác từ văn học dân gian đến văn học thành văn, đặc biệt tập trung vào tác phẩm của các tác giả: Hồ Xuân 13
  16. Hương, Trần Dần, Nguyễn Huy Thiệp. Ở trường hợp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã chỉ ra sự hiện diện một cách đậm đặc của cổ mẫu nước ở trạng thái phi hình và hữu hình. Tiếp tục khuynh hướng “khai quật” những cổ mẫu phải kể đến bài nghiên cứu ứng dụng lí thuyết cổ mẫu của Nguyễn Quang Huy “Những miền mơ tưởng mẫu tính và nữ tình vĩnh hằng trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (một tiếp cận từ lí thuyết Cổ mẫu)”. Bằng lối hành văn cũng đầy mơ mộng, sáng tạo, Nguyễn Quang Huy đã phân tìch một cách thuyết phục sự hiện diện đậm đặc của “mẫu tình” và “nữ tình” trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn. Tác giả nhấn mạnh một cách thuyết phục, hấp dẫn những đặc điểm của mẫu tính, nữ tình trong hư cấu nhân vật, đồng thời, chỉ ra sự tái lặp triền miên những cổ mẫu/biểu tượng đôi vú, trăng, rừng, hang, nước, sữa trong vai trò bồi đắp mẫu tính, nữ tính. Cùng với bài “Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype)” (Tạp chí Sông Hương, số 281, tháng 7/2012), bài viết tiếp tục khơi mở một động hướng nghiên cứu đem lại những khả năng mới cho nghiên cứu văn học Việt Nam. Ngoài ra, phải kể đến một số luận văn nghiên cứu thành công hệ thống motif, và vai trò của motif như một trong những cổ mẫu khởi nguyên, bền chặt của nhân loại như: Mô típ “hành trình” trong Những linh hồn chết của N.V. Gogol (Trần Thị Hồng Hoa, Luận văn Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2008); Motip Kitô giáo trong Anh em nhà Karamazov của F. Dostoevsky (Trần Thị Thanh Thủy, Luận văn Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2009); Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu (Trần Nữ Phượng Nhi, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh, 2011). Hƣớng thứ ba, tiếp cận từ phương diện thể loại, các tác giả đã nỗ lực nghiên cứu những đặc trưng trong thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn huyền thoại, đồng thời chỉ ra sự tác động của tư duy huyền thoại đến cấu trúc thể loại. Hai công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Trang có giá trị tham khảo lớn cho người viết: “Huyền thoại từ văn học dân gian đến tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỉ XX - Những biến đổi trong cấu trúc tự sự” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4/2010); Những 14
  17. đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov (Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2012). Với luận án tiến sĩ, tác giả Nguyễn Thị Như Trang khẳng định sự hình thành của dòng tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX, đề xuất khái niệm, đồng thời phân biệt nó với những sáng tác có sự tham dự của yếu tố huyền thoại ở thế kỉ XIX. Từ sự phân tích hệ thống liên văn bản, các bình diện thẩm mĩ, trần thuật, tác giả chỉ ra sự tác động của tư duy huyền thoại lên cấu trúc trần thuật và xác định những đặc điểm về phong cách văn xuôi Bulgakov. Có thể thấy, hướng nghiên cứu này hết sức mới mẻ, nhiều triển vọng với đối tượng văn học Việt Nam. Đây cũng là một trong những vấn đề mà luận văn quan tâm, tím hiểu. Hƣớng tiếp cận cuối cùng, đó là nghiên cứu sự triển diễn của huyền thoại như một “siêu liên văn bản” trong hệ thống sáng tác nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã chỉ ra một số huyền thoại (Trương Chi, Don Juan…) đã trở thành chất liệu nghệ thuật dồi dào cho sáng tạo nghệ thuật của nhân loại. Vậy vấn đề đặt ra, khi một/nhiều huyền thoại “đi vào”, “ngả bóng” nơi sáng tác nghệ thuật (không riêng gí văn học), vậy cách triển khai, xử lí, tái tạo huyền thoại sẽ bộc lộ thái độ ứng xử, tư tưởng của người nghệ sĩ. Mặt khác, nếu “xếp chồng” các sáng tác, soi chiếu hệ thống huyền thoại, cổ mẫu, những điểm tương đồng nào xuất hiện như một sáng tạo vô thức. Nói chung, những hướng tiếp cận kể trên cùng quá trình minh họa từ một số công trình tiêu biểu đã phần nào chứng minh hướng nghiên cứu huyền thoại có tính năng động, triển vọng trong nghiên cứu văn học. Với sáng tác của ba tác giả thuộc đối tượng nghiên cứu, vẫn cần có cái nhìn mang tính hệ thống, có chiều sâu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với mục đìch nghiên cứu “phương thức huyền thoại hóa”, chúng tôi hướng đến việc chỉ ra sự tham dự, phóng chiếu của huyền thoại, sự xâm lấn của tư duy huyền thoại vào tư duy văn xuôi, hình thành nên những khuynh hướng sáng tác huyền thoại mới. 15
  18. Để làm sáng rõ phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại chúng tôi chọn lựa sáng tác của ba tác giả đương đại: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh. Những sáng tác được khảo sát chủ yếu trong luận văn này là: hai tiểu thuyết Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) và các truyện ngắn Chảy đi sông ơi, Muối của rừng, Con gái thủy thần, Mưa, Vàng lửa, Mưa Nhã Nam, Những ngọn gió Hua Tát, Như những ngọn gió… (Nguyễn Huy Thiệp)… Tất nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, nên đối tượng nghiên cứu đã nêu ở trên chưa thể giúp bao quát, triển diễn hết được sự phong phú, sinh động của huyền thoại và phương thức huyền thoại. Vì thế, khi cần thiết, chúng tôi sẽ khảo sát thêm một số sáng tác văn xuôi đương đại khác. Chúng tôi ý thức rằng, việc luận bàn, nghiên cứu vấn đề huyền thoại dù chỉ khuôn trong văn học, cũng thực sự là một phạm vi nghiên cứu rộng mở. Do vậy, luận văn chỉ tập trung chủ chốt vào “phương thức huyền thoại hóa” - một trong những phương diện của huyền thoại. Cụ thể hơn, nhín từ góc độ kĩ thuật sáng tác, “huyền thoại hóa” chình là kĩ thuật, thủ pháp nổi bật của văn xuôi Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, chúng tôi còn quan tâm đến quá trính “đi vào”, cơ chế xâm lấn, tái tạo của huyền thoại vào văn chương thông qua các huyền thoại cổ, motif, cổ mẫu, biểu tượng. Từ bình diện hính tượng thẩm mĩ (nhân vật, không thời gian…) chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của huyền thoại/tư duy huyền thoại trong sáng tác văn chương đương đại. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu những phương thức tái tạo huyền thoại cổ thành những huyền thoại văn chương (cá nhân), tân huyền thoại: sự tái tạo, hòa trộn những motif, điển tích; giễu nhại/giải huyền thoại; xu hướng giải thiêng huyền thoại. Phạm vi nghiên cứu kể trên chỉ mới chạm đến một vài vấn đề nhỏ hẹp của huyền thoại, chúng tôi coi đây là những bước khởi đầu cho một đường hướng nghiên cứu dài hơi hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu (phương thức huyền thoại hóa), luận văn sử dụng các phương pháp và thao tác khoa học sau: 16
  19. Về mặt phương pháp luận, chúng tôi sử dụng kết hợp đồng thời các công cụ lí thuyết sau: Phê bình huyền thoại, Trần thuật học, Kí hiệu học, Liên văn bản… Về mặt thao tác khoa học, nhằm chỉ ra sự đối sánh giữa “huyền thoại gốc” và sự biến đổi, tái tạo thành các tân huyền thoại, chúng tôi cũng sử dụng các thao tác khoa học để biện giải, phân tích vấn đề như: so sánh, đối chiếu, thống kê, phân loại, khảo sát văn bản… 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung luận văn gồm có các chương sau: Chƣơng 1: Huyền thoại hóa và một số phƣơng thức biểu hiện của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Chƣơng 2: Phƣơng thức huyền thoại hóa từ bình diện hình tƣợng thẩm mĩ. Chƣơng 3: Một số phƣơng thức, khuynh hƣớng tái tạo huyền thoại: huyền thoại cổ điển, tân huyền thoại. 17
  20. CHƢƠNG 1: HUYỀN THOẠI HÓA VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Huyền thoại và phê bình huyền thoại 1.1.1. Huyền thoại Thuật ngữ huyền thoại (Myth), phương thức huyền thoại hóa (Mystification) không xa lạ với giới khoa học ngữ văn. Trong cuộc sống, chúng ta nghe thấy/hoặc dùng từ “huyền thoại” rất nhiều nhưng trong cách dùng đã có nhiều sai khác hoặc mới lạ so với nghĩa từ nguyên của huyền thoại1. Huyền thoại - một thuật ngữ có nội hàm khái niệm rộng mở và không ngừng được bồi đắp, sản sinh nghĩa đang ngày càng trở nên phức tạp không chỉ ở những hướng nghiên cứu về nó mà ngay từ bản thân mỗi cách hiểu khác nhau về huyền thoại biến thiên theo từng giai đoạn. Đúng như những gì Gilbert Durand và Simone chỉ ra trong hội thảo Huyền thoại và cái huyền thoại: Hiện nay có sự lạm phát trong sử dụng thuật ngữ huyền thoại, và sự nhập nhằng của thuật ngữ cái huyền thoại” [79; tr.300]. Tác giả Richard Chase, trong bài luận “Ghi chú về nghiên cứu huyền thoại” (Notes on the Study of Myth) đã nhấn mạnh tình trạng huyền thoại bị “khuếch tán và mơ hồ trong văn hóa của chúng ta” thay ví “trong văn hóa nguyên thủy, huyền thoại là một phạm vi hoạt động có thể được định nghĩa một cách tương đối rõ ràng” [82]. Huyền thoại đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả, là đối tượng của nghệ thuật, chất liệu sáng tác của nghệ sĩ các thời đại. Không chỉ có thế, ở mỗi hướng tiếp cận, lại có những cách hiểu khác nhau về huyền thoại. Nỗ lực nắm bắt, khái quát thuật ngữ này cũng khó khăn, phức tạp như chình những cách hiểu về nó. Bởi vậy, trong bài viết “Những diễn ngôn về huyền thoại”, tác giả Johan Degenaar đã phân tích ba diễn ngôn cơ bản về huyền thoại: tiền hiện đại (premodern), hiện đại (modern) và hậu hiện đại (posmodern) [83]. Để thấy được sự phức tạp trong quá 1 Trong cách nói thông thường, chúng ta thường dùng “huyền thoại” để chỉ sự đánh giá một nhân vật, hiện tượng hay sự kiện mà nó không có thật hoặc đạt đến mức kinh ngạc, thán phục. Ví dụ như: Huyền thoại Phạm Văn Đồng, Huyền thoại Điện Biên Phủ, Cú sút huyền thoại… 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2