Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
lượt xem 5
download
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu và những phát hiện tƣ liệu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, tác giả muốn tiến hành một tiếp cận có tính tổng thể đối với tự sự nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam trong giai đoạn giao thời.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM XUÂN THẠCH SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG THỂ LOẠI TỰ SỰ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM XUÂN THẠCH SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG THỂ LOẠI TỰ SỰ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Lê Văn Lân 2. PGS.TS. Trần Ngọc Vương HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Nhiệm vụ của đề tài 15 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 16 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 17 6. Đóng góp của luận án 20 7. Cấu trúc của luận án 20 B. PHẦN NỘI DUNG 22 Chƣơng 1: Những tiền đề hiện đại hóa tự sự 22 1.1. Những tiền đề văn hóa xã hội 23 1.1.1. Đô thị và đời sống đô thị 23 1.1.2. Những thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa 25 1.1.2.1. Báo chí và xuất bản 25 1.1.2.2. Nhà trƣờng Pháp - Việt và mô hình giáo dục hiện đại kiểu phƣơng Tây 27 1.1.2.3. Dịch thuật 30 1.1.2.4. Những lựa chọn ngôn ngữ 31 1.1.3. Những vận động văn hóa và tinh thần thời đại 33 1.2. Những vận động nội sinh của văn học 38 1.2.1. Truyền thống văn xuôi và tƣ duy tự sự; sự vận động của văn học trƣớc thế kỷ XX 38 1.2.2. Sự hình thành của trƣờng văn học Những tiếng nói trong trƣờng văn học 46 1.2.2.1. Sự hình thành của trƣờng văn học ở Việt Nam 46 1.2.2.2. Những tiếng nói trong trƣờng văn học 50 1.2.2.2.1 Độc giả và tinh hoa của độc giả - giới phê bình 51
- 1.2.2.2.2 Giới nhà văn 52 Tiểu kết 58 Chƣơng 2. Diễn tiến quá trình hiện đại hóa tự sự trong giai đoạn giao thời 60 2.1. Quá trình hình thành một quan niệm thể loại đặc trƣng của giai đoạn 60 2.1.1. Quan niệm về văn chƣơng và vị thế của thể văn tự sự trong tổng thể văn chƣơng 61 2.1.2. Hình dung và những cách định danh thể loại 65 2.1.3. Những giá trị đặc thù của tự sự trong giai đoạn giao thời 72 2.1.3.1. Mối quan hệ giữa kể và tả trong tự sự nghệ thuật 73 2.1.3.2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và luân lý 73 2.1.3.3. Tự sự và những giá trị xã hội 76 2.2. Một phát triển đầy đứt đoạn 79 2.2.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – Những ngƣời đi tiên phong 84 2.2.2. Hai thập niên đầu của thế kỷ XX - Làn sóng thứ nhất những ngƣời viết tiểu thuyết quốc ngữ 90 2.2.3. Những năm 1920 và làn sóng thứ hai những ngƣời viết tiểu thuyết 96 Tiểu kết 107 Chƣơng 3. Những khuynh hƣớng hiện đại hóa cấu trúc hình thức thể loại 108 3.1. Tự sự ngắn - Một không gian mơ hồ 110 3.1.1. Giữa hƣ cấu và phi hƣ cấu 112 3.1.2.Tiểu thuyết và đoản thiên, hai cơ cấu luôn có sự thẩm thấu 114 3.1.3. Những dạng thức đoản thiên chủ yếu 115 3.2. Những cấu trúc hình thức của truyện kể 118 3.2.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn 119 2
- 3.2.1.1. Ngƣời kể chuyện 119 3.2.1.1.1. Giới thuyết về ngƣời kể chuyện 119 3.2.1.1.2. Các hình thức ngƣời kể chuyện và trần thuật Việt Nam trƣớc năm 1932 121 3.2.1.2. Điểm nhìn trong trần thuật Việt Nam trƣớc năm 1932 125 3.2.2. Các yếu tố cấu thành hành vi kể. Tác động của ngƣời kể và điểm nhìn đối với hành vi trần thuật 130 3.2.2.1. Sự miêu tả 131 3.2.2.2. Phân tích tâm lý. Sự hiện diện của tƣ duy phân tíchvà tƣ duy duy lý 136 3.2.2.3. Khi con ngƣời tự thể hiện. Lời gián tiếp tự do 140 3.2.3. Thời gian và cấu trúc truyện kể 142 3.2.3.1. Độ dài thời gian tính và tốc độ trần thuật 143 3.2.3.2. Phá vỡ trật tự của thời gian. Đảo thuật 146 3.2.4. Các mô hình trần thuật 147 Tiểu kết 149 Chƣơng 4. Ngôn ngữ, tự sự và ý thức hệ 151 4.1. Từ vựng, ý thức hệ và cái nhìn thế giới 152 4.1.1. Độ phong phú từ vựng 152 4.1.2. Từ vựng, ý thức hệ và những giá trị văn hóa 157 4.2. Cú pháp - Cuộc xung đột giữa các giá trị 166 4.3. Diễn ngôn; ngữ nghĩa và cấu trúc hệ thống nhân vật 173 4.3.1 Cơ chế tạo nghĩa của diễn ngôn 174 4.3.2 Ngữ nghĩa, mô hình hành động và cấu trúc ngữ nghĩa của hệ thống nhân vật 180 Tiểu kết 190 C. PHẦN KẾT LUẬN 192 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 198 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 199 PHỤ LỤC 208 3
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cho đến nay, việc hình dung về lịch sử văn học Việt Nam với hai thời đại lớn bao gồm văn học Hán - Nôm thời trung đại theo mô hình văn học Trung Quốc và văn học quốc ngữ hiện đại theo mô hình văn học thế giới là điều đã đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học. Từ cách hình dung đó, đặt ra cho những ngƣời nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc những vấn đề hết sức cơ bản. Trƣớc hết, đó là vấn đề tính quy luật của quá trình chuyển đổi hệ hình diễn ra trong lịch sử văn học Việt Nam. Liệu quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc là sản phẩm của một sự cƣỡng bức văn hóa từ bên ngoài hay là kết quả của một sự phát triển nội tại? Nói cách khác, mô hình văn học hiện đại nhƣ đã đƣợc định hình trong những năm 30 của thế kỷ XX liệu có phải là một bƣớc phát triển tất yếu mà nếu không có những tác động của cuộc tiếp xúc với phƣơng Tây, nền văn học dân tộc với những sự phát triển có tính nội tại của nó cũng sẽ vận động đến? Bên cạnh đó là vấn đề về sự đứt gãy giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc. Liệu quá trình thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ có gây ra một sự đứt gãy văn hóa giữa con ngƣời hiện đại và di sản văn hóa truyền thống? Văn học hiện đại liệu có phải chỉ là một sự du nhập và bản địa hóa văn học châu Âu - nghĩa là một sự rời bỏ quá khứ văn học - hay là một sự phát triển tất yếu trên cơ sở những vận động của văn học dân tộc trong giai đoạn hậu kỳ của thời trung đại? Để trả lời đƣợc những câu hỏi đó, tất yếu phải quay trở về với giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi hệ hình của văn học, giai đoạn giao thời kéo dài trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Theo quan điểm của chúng tôi, có một giai đoạn đặc biệt nằm giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc. Đƣợc định hƣớng từ các nghiên cứu sử văn học của Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu, chúng tôi hình dung giai đoạn này kéo dài trong khoảng ba thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, tính từ năm 1904 - 1905, khi cuộc cách mạng văn hóa lớn của lịch sử Việt Nam bắt đầu diễn ra trong các phong trào Duy tân cho đến 1932, thời điểm Phan Khôi công bố bài thơ Tình già mở đầu cho phong trào 4
- Thơ mới. Đây chính là quãng thời gian diễn ra quá trình chuyển đổi hệ hình của văn học dân tộc. Trong con mắt của ngƣời nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mƣơi năm đầu thế kỷ XX giống nhƣ một phòng thí nghiệm khổng lồ. Ngƣời viết văn và ngƣời làm văn học trong giai đoạn này cùng chia sẻ một ý thức: họ đang tham dự vào việc kiến tạo cho một cái gì còn chƣa hình thành, một thực tế chƣa từng tồn tại. Đó cũng là một giai đoạn đặc biệt phong phú về thành phần công chúng và ngƣời sáng tác văn học và chính sự đa dạng của đội ngũ tác giả và công chúng đã dẫn đến sự đa dạng của những khuynh hƣớng hiện đại hóa văn học. Nhƣ các tác giả của giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 đã chứng minh, có cả hai khuynh hƣớng cùng đồng thời diễn ra: đổi mới văn học truyền thống và lặng lẽ du nhập, bản địa hóa kiểu mẫu văn học thế giới. Cả hai khuynh hƣớng đều có những đại diện xuất sắc. Việc đồng thời tồn tại nhiều nhóm tác giả và công chúng với nguồn gốc văn hóa khác nhau khiến cho không một khuynh hƣớng nào có thể phát triển một cách thuần nhất. Sự pha trộn và sự thỏa hiệp trở thành khuynh hƣớng chung của toàn bộ đời sống văn học, nhƣ chính cái khẩu hiệu văn hóa đƣợc tôn lên tiên phong trong giai đoạn này: “Điều hòa tân cựu - Thổ nạp Âu Á”. Trong một cảm hứng chung chuẩn bị cho một cái gì còn chƣa định hình, một cái mới chƣa từng có, hàng loạt công việc đã đƣợc khởi sự. Ngƣời ta bắt tay vào chuẩn hóa và làm mới tiếng Việt. Cảm hứng kiến tạo cái mới kết hợp với tinh thần dân tộc đã hình thành một tâm lý phổ biến trong toàn bộ giới trí thức về việc “tổng kiểm kê” lại toàn bộ di sản văn chƣơng quá khứ. Song song với công việc đó, dịch thuật đƣợc đề cao nhƣ một thứ “quốc sách”. Dịch thuật đã dẫn đến sự đồng hiện của nhiều truyền thống văn học trong một giai đoạn ngắn, từ văn học Việt Nam đến văn học thế giới, phƣơng Đông và phƣơng Tây, từ những giá trị cổ điển nhất đến những giá trị có tính thị trƣờng nhất. Một hiện tƣợng đặc biệt có ý nghĩa của giai đoạn này là sự hình thành của trƣờng văn học (le champ littéraire) theo ngôn ngữ của xã hội học nghệ thuật hiện đại. Văn học bắt đầu tách khỏi sự lệ thuộc vào những hình thái ý thức xã hội khác 5
- để trở thành một lĩnh vực có tính tự trị tƣơng đối với những quy luật nội tại của chính nó. Thị trƣờng văn học tồn tại vừa nhƣ một thứ bà đỡ (cũng giống nhƣ báo chí và các nhà xuất bản) cho sự tự trị của văn học nhƣng đồng thời cũng áp đặt quy luật thép của nó lên đời sống văn chƣơng. Song song với khuynh hƣớng thị trƣờng hóa văn chƣơng là khuynh hƣớng bảo vệ những giá trị có tính tinh hoa của văn học. Diễn ngôn của những ngƣời nhƣ Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế... biểu hiện rất rõ khuynh hƣớng này và đồng thời, nó còn đƣợc thể hiện qua hàng loạt công trình sƣu tầm, dịch thuật, khảo cứu của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín lúc bấy giờ. Nhƣ vậy, ba muơi năm đầu thế kỷ XX hiện lên nhƣ là một giai đoạn đặc biệt hấp dẫn đối với ngƣời viết văn học sử. Tính hấp dẫn ở đây không phải chỉ thể hiện ở sự tập hợp với mật độ cao “những con voi trắng” - theo ẩn dụ của H.R.Jauss trong công trình Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học - những tác giả lớn của nền văn học. Quan trọng hơn, nó đƣợc tạo nên bởi sự độc đáo của các hiện tƣợng văn học và sự phong phú của các vấn đề văn học sử. Từ góc nhìn lịch sử văn học, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giai đoạn này trong một tâm thế chung là khôi phục lại một mắt xích còn thiếu của lịch sử dân tộc, ngõ hầu trả lời câu hỏi về sự phát triển liên tục của tiến trình văn học. Đi sâu tìm hiểu giai đoạn văn học này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới một bộ phận tác phẩm có sức sống đặc biệt: các tự sự đƣợc ngƣời đƣơng thời định danh bằng những tên gọi liên quan đến “tiểu thuyết”. Những biến đổi của văn học Việt Nam trong ba mƣơi năm đầu thế kỷ XX diễn ra đều khắp trên tất cả các thể loại. Thế nhƣng, trong tƣơng quan các thể loại, hiếm có bộ phận văn chƣơng nào hội đủ tƣ cách đại diện cho những biến đổi của văn chƣơng trên tiến trình hiện đại hóa nhƣ các thể văn tự sự. Nếu so sánh với những giai đoạn trƣớc đó, có thể khẳng định chƣa bao giờ trong lịch sử văn học dân tộc lại có một sự phát triển mạnh mẽ đến vậy của các thể văn tự sự. Chỉ trong khoảng ba mƣơi năm, bộ phận văn học này đã để lại một số lƣợng văn bản hết sức phong phú. Nó thu hút đƣợc một đội ngũ sáng tác hết sức đa dạng. Nó là sản phẩm 6
- của nhiều khuynh hƣớng tìm tòi và thể nghiệm khác nhau và nó nằm ở trung tâm các mối quan tâm của xã hội. Nói một cách hình tƣợng, từ vùng biên của nền văn học, từ thân phận còi cọc trong suốt tiến trình phát triển lịch sử, các thể văn tự sự đã bƣớc thẳng vào trung tâm của đời sống văn học và có một sự đột biến về chất. Vậy, liệu có chăng một mối liên hệ giữa sự phát triển đột biến đó và những vận động mang tính hiện đại hóa của đời sống văn hóa nói chung và văn học nói riêng? Chọn các sự vận động của các thể văn tự sự bằng chữ quốc ngữ trong ba mƣơi năm đầu thế kỷ làm đối tƣợng khảo sát của luận án với tiêu đề Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX chúng tôi hy vọng có thể trả lời đƣợc những câu hỏi trên. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề mà chúng tôi khảo sát - tự sự bằng chữ quốc ngữ xuất bản công khai ở Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX - đã đƣợc đề cập đến từ khá sớm, có thể nói, ngay từ giai đoạn khởi đầu của khoa nghiên cứu lịch sử văn học ở Việt Nam nghĩa là từ công trình nghiên cứu văn học sử đầu tiên Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm (1943). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó đã đƣợc giới nghiên cứu, ở những mức độ khác nhau, đề cập đến trong suốt hơn sáu mƣơi năm qua ở Việt Nam. Trong tiến trình hơn nửa thế kỷ đó, công trình quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định nhƣ là một dấu mốc đánh dấu bƣớc phát triển về chất của lịch sử nghiên cứu chính là bộ giáo trình văn học sử Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời của hai tác giả Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng đƣợc khởi thảo từ năm 1974 và xuất bản lần đầu năm 1988. Trong hình dung về lịch sử vấn đề của chúng tôi, đây sẽ đƣợc coi nhƣ một mốc quan trọng. 2.1. Ngay từ trƣớc năm 1945, khi những công trình văn học sử đầu tiên do ngƣời Việt Nam tiến hành đƣợc khởi thảo, ý thức về sự tồn tại của một giai đoạn bình minh của văn học quốc ngữ đã sớm xuất hiện. Có thể đọc đƣợc điều này trong cuốn sử văn học đầu tiên Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm, các công trình phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế hay trong những mảnh hồi ức của các nhà văn nhƣ Thạch Lam. Đáng kể nhất trong 7
- những công trình này là các cuốn của Dƣơng Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) và Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại). Việt Nam văn học sử yếu là một cuốn văn học sử bao gồm hai phần: khái quát về văn chƣơng Việt Nam (văn học bình dân, các thể loại, các nguồn ảnh hƣởng của Trung Quốc và của Pháp) và lịch sử văn chƣơng Việt Nam tính từ thời Lý Trần cho đến Tự lực văn đoàn. Trong số 46 chƣơng của cuốn sách, có 7 chƣơng dành cho văn học đƣơng đại nghĩa là từ đầu thế kỷ XX cho đến Tự lực văn đoàn. Trong 7 chƣơng này, ông khảo sát một cách khái quát sự ra đời của nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ của ngƣời Việt từ những nguồn ảnh hƣởng nƣớc ngoài, sự ra đời của ngôn ngữ văn học mới, những hình thức phôi thai của nền quốc văn, các thể văn quốc ngữ buổi đầu, một số dịch giả (Nguyễn Văn Vĩnh), học giả (Phạm Quỳnh) và một số nhà thơ (Nguyễn Khắc Hiếu, Đông Hồ, Trần Tuấn Khải). Đóng góp lớn nhất của Dƣơng Quảng Hàm qua công trình này chính là đã xác nhận sự tồn tại của một giai đoạn lịch sử văn học và vạch ra một số hƣớng nghiên cứu hứa hẹn (nghiên cứu văn học so sánh, mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ, nghiên cứu thể loại…) cho những nhà nghiên cứu tiếp theo. Cùng với Việt Nam văn học sử yếu thì Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng là một công trình lớn có đề cập đến văn học Việt Nam trong giai đoạn sơ khởi. Trong công trình này, tác giả không định dựng một thông sử mang tính khái quát về văn học Việt Nam mà hƣớng đến việc xây dựng lại diện mạo một giai đoạn văn chƣơng qua tập hợp phê bình các tác giả/ nhóm tác giả tiêu biểu. Trong số 4 phần chính của cuốn sách thì 2 phần đầu đƣợc dành cho văn học Việt Nam trong giai đoạn sơ khởi. Trong 2 phần này, tác giả đã khảo sát một tập hợp tác giả phong phú từ Trƣơng Vĩnh Ký, ngƣời tiên phong đặt nền móng cho văn học mới bằng chữ quốc ngữ, các nhà văn thuộc nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục), nhóm Nam Phong tạp chí (Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Lâm Tấn Phác, Tƣơng Phố), các nhà biên khảo (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê Dƣ, Phan Khôi, Nguyễn Quang Oánh…), các thi gia (Nguyễn Khắc Hiếu, Đoàn Nhƣ Khuê, Dƣơng 8
- Bá Trạc, Trần Tuấn Khải) cho đến những tiểu thuyết gia (Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh). Trong một tập hợp phong phú tác gia nhƣ trên chỉ có hai tác giả đƣợc khảo sát nhƣ là những nhà văn viết tiểu thuyết đích thực (Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh), ngoài ra, một số những tác phẩm khác cũng đƣợc nhắc đến nhƣ Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật hay những truyện ngắn kiểu mới của Phạm Duy Tốn. Rõ ràng, Vũ Ngọc Phan khi viết Nhà văn hiện đại đã có một ý thức rất rõ trong việc cố gắng tái hiện lại những khuynh hƣớng vận động chính của văn học trong giai đoạn sơ khởi (thông qua việc khảo sát những nhóm tác giả có ảnh hƣởng lớn) cũng nhƣ xem xét mối tƣơng quan giữa các bộ phận cấu thành nên đời sống văn học (tự sự, thơ, khảo cứu…). So với công trình của Dƣơng Quảng Hàm, hình dung của Vũ Ngọc Phan về văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và bộ phận văn xuôi tự sự nói riêng đã có bƣớc phát triển theo chiều sâu. Đó chính là giá trị không thể phủ nhận đƣợc của bộ sách. Ngoài hai công trình nói trên, có thể tìm thấy dấu vết của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và các sáng tác tự sự nói riêng trong những công trình phê bình khảo luận của một số tác giả nhƣ Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, Cuộc phỏng vấn các nhà văn của Lê Thanh, Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam của Kiều Thanh Quế, Dưới mắt tôi của Trƣơng Chính, Theo dòng của Thạch Lam... Những tác phẩm này ít hay nhiều đều cung cấp cho chúng ta những thông tin có giá trị nhất định về văn học Việt Nam giai đoạn sơ khởi. Tuy nhiên, các công trình này đều có chung một số nhƣợc điểm nhất định: Thứ nhất, tập hợp tƣ liệu của các tác giả, mặc dù đề cập đến một giai đoạn văn học rất gần với họ nhƣng hầu hết đều là thiếu đầy đủ. Khiếm khuyết lớn nhất trong cái nhìn này là quan điểm tạm gọi “lấy miền Bắc làm trung tâm” nghĩa là chỉ tập trung chủ yếu vào các tác giả văn học miền Bắc. Thứ hai, bị giới hạn bởi thời điểm lịch sử nên cơ sở phƣơng pháp luận của những công trình nói trên chủ yếu là dựa trên mô hình ngữ văn học truyền thống kết hợp với những cảm thụ suy nghĩ chủ quan. 9
- 2.2. Sau năm 1945, cuộc chiến tranh Pháp - Việt diễn ra từ các năm 1946 đến 1954 đã gây ra một sự đứt đoạn trong các hoạt động nghiên cứu văn học nói chung. Từ sau năm 1954, quá trình chia cắt đất nƣớc một mặt gây ra những tác động nhất định đến việc tiến hành các công trình nghiên cứu văn học nhƣng mặt khác cũng tạo nên một tiền đề ổn định tƣơng đối cho sự phát triển của bộ môn. Chính vì vậy nên từ năm 1954 cho đến thời điểm công trình của Trần Đình Hƣợu, Lê Chí Dũng đƣợc xuất bản, một số bộ văn học sử đã đƣợc xây dựng. Có thể kể đến các bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, Lược sử văn học Việt Nam của Ban Văn Sử Địa, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I ở miền Bắc Việt Nam và Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, Văn học Việt Nam của Phạm Văn Diêu, Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng, Lược sử văn học Việt Nam của Thế Phong ở miền Nam Việt Nam. Trong số những công trình nói trên, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao hai bộ văn học sử của Phạm Thế Ngũ và Thanh Lãng. Sự thành công của hai công trình này có đƣợc trƣớc hết là nhờ việc chúng đƣợc xây dựng nên từ những tập hợp tƣ liệu phong phú, tƣơng đối toàn diện và vƣợt lên đƣợc những định kiến chính trị vốn rất mạnh trong giai đoạn chiến tranh chia cắt đất nƣớc. Công trình của Phạm Thế Ngũ là một tổng thể gồm 3 tập trong đó phần thứ ba là dành cho văn học hiện đại (đƣợc tính từ 1862 đến 1945). Viết công trình này, Phạm Thế Ngũ chủ yếu dựa trên mô hình của ngữ văn học cổ điển nghĩa là phân chia lịch sử văn học theo trục thời gian. Văn học hiện đại đƣợc Phạm Thế Ngũ hình dung gồm 3 giai đoạn: 1862 - 1907; 1907 - 1932; và 1932 - 1945. Tính độc đáo của công trình này đƣợc thể hiện trong cả ba phần nói trên nhƣng ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến những phần viết về văn học Việt Nam trong giai đoạn 1907 - 1932. Phần này bao gồm 5 chƣơng lớn: Khái quát về giai đoạn 1907 - 1932; Nguyễn Văn Vĩnh - Đông Dương tạp chí; Phạm Quỳnh - Nam phong tạp chí; Công việc biên khảo và phê bình; Sự hình thành tiểu thuyết mới; Thơ và các nhà làm thơ trƣớc 1932. Bố cục nói trên chứng tỏ ngƣời viết có một hình dung toàn diện về văn học Việt Nam 10
- ba thập niên đầu thế kỷ XX và trên thực tế, trong mỗi phần ông đều có những luận điểm nhìn chung là xác đáng, điển hình nhƣ việc nhấn mạnh vai trò của báo chí và dịch thuật đối với sự ra đời của nền văn học mới. Riêng phần viết về sự hình thành của tiểu thuyết mới, mặc dù xây dựng trên một tập hợp tƣ liệu khó có thể nói là đầy đủ nhƣng cách hình dung của Phạm Thế Ngũ là chính xác. Sự ra đời của tiểu thuyết mới đƣợc hình dung với hai nguồn ảnh hƣởng chính: truyền thống truyện Nôm và tiểu thuyết dịch. Ông đã miêu tả đƣợc những quan hệ đa dạng giữa các bộ phận ký sự, đoản thiên và trƣờng thiên tiểu thuyết, các bộ phận tiểu thuyết ở Bắc Kỳ (với hai đại diện là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật), và Nam Kỳ (với đại diện là Hồ Biểu Chánh). Những nhận xét sơ khởi về các yếu tính của tiểu thuyết Nam Kỳ (tính chất đạo lý, tính hiện thực, sự giản dị về kỹ thuật) cũng đáng đƣợc quan tâm. Từ những lý do trên, có thể khẳng định mặc dù những hạn chế về phƣơng pháp luận chƣa cho phép Phạm Thế Ngũ đi sâu vào các vấn đề liên quan đến bản chất nội tại của tự sự, đến mối quan hệ giữa tự sự và bối cảnh xã hội - văn hóa đƣơng thời (vấn đề của xã hội học văn học) hoặc mối quan hệ giữa sự hình thành của tự sự hiện đại và những nguồn ảnh hƣởng đa dạng truyền thống và hiện đại, phƣơng Đông và phƣơng Tây (vấn đề của văn học so sánh) nhƣng công trình của Phạm Thế Ngũ vẫn là một công trình mà bất cứ ai tìm hiểu các vấn đề của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời đều phải tham chiếu. Nếu nhƣ công trình của Phạm Thế Ngũ là một công trình tƣơng đối bảo thủ về phƣơng pháp luận thì công trình của Thanh Lãng lại có một sự mới mẻ đến mức độc đáo. Nếu nhƣ các nhà nghiên cứu văn học sử từ Dƣơng Quảng Hàm đến Phạm Thế Ngũ đều chịu ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu lịch sử văn học của Gustave Lanson(1) thì công trình của Phạm Thế Ngũ lại mang dấu ấn của một mô hình khác: mô hình của Albert Thibaudet. Thanh Lãng không phân chia lịch sử phát triển của văn chƣơng theo các giai đoạn giống nhƣ trong thông sử mà dựa trên sự xuất hiện của các thế hệ nhà văn (tính bằng thời điểm hoạt động xã hội và nghệ thuật chủ yếu (1) Gustave Lanson (1857 - 1934) nhà nghiên cứu lịch sử văn học ngƣời Pháp. 11
- của nhà văn). Đây là một khái niệm có tính xã hội học rất rõ và đó cũng chính là đóng góp lớn nhất của công trình của Thanh Lãng. Nếu sử dụng khái niệm “trƣờng văn học” của P. Bourdieu thì có thể nói Thanh Lãng đã đi sâu mô tả đƣợc một loạt vấn đề đặc thù của trƣờng văn học mà nổi bật là các cuộc tranh luận văn chƣơng. Từ góc nhìn về trƣờng văn học những quan điểm đó cho phép dựng lại những “position” - những tiếng nói quyền uy và uy tín làm chủ trƣờng văn học - mặt khác, chính những tiếng nói quyền uy ấy cũng phản ánh chuẩn thẩm mỹ của một thời đại - cái mà mỹ học tiếp nhận gọi là “tầm tiếp nhận” (horizon d’attent) riêng của một thời. Đây là những dữ kiện không thể thiếu đƣợc khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thể loại và môi trƣờng xã hội - văn hóa - thẩm mỹ mà nó sinh thành. Ở một bình diện khác, với một sự uyên bác hiếm có, công trình của Thanh Lãng cũng cung cấp những định hƣớng nghiên cứu văn học so sánh cần thiết khi ông nói về mối quan hệ giữa sự hình thành của tự sự hiện đại và những nguồn ảnh hƣởng từ văn học nƣớc ngoài. 2.3. Công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 của hai tác giả Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Mặc dù đƣợc viết từ thập niên 1970 của thế kỷ XX nhƣng có thể nói, một trong những giá trị lớn của công trình chính là tính hiện đại và tính đúng đắn về mặt phƣơng pháp luận. Trƣớc hết, cần phải khẳng định đây là một công trình mang cảm hứng xã hội học hết sức rõ nét. Tuy nhiên, khác với mô hình xã hội học lúc bấy giờ xuất phát từ một định kiến về hiện thực, sau đó đi tìm hình chiếu của định kiến đó trong tác phẩm văn học và đánh giá tác phẩm dựa trên độ chênh với định kiến thì công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 lại đƣợc xây dựng trên một mô hình khác hẳn. Đó chính là mối tƣơng quan về ý thức hệ giữa tác phẩm và xã hội thông qua một loạt những quan hệ phức tạp về nguồn gốc học vấn, xuất thân văn hóa và hành trình xã hội của nhà văn (điều này đƣợc thể hiện đặc biệt xuất sắc trong những nghiên cứu về Tản Đà và Phan Bội Châu). Điểm thành công lớn nhất của công trình là chỉ ra đƣợc những ngả đƣờng phức tạp trên của quá trình hiện đại hóa văn học ở Việt Nam đầu 12
- thế kỷ: hiện đại hóa, cách tân văn học truyền thống và du nhập, bản địa hóa mô hình văn học phƣơng Tây, những giới hạn của từng ngả đƣờng cũng nhƣ sự đan xen, thẩm thấu, quy định lẫn nhau giữa những ngả đƣờng. Tính đúng đắn về phƣơng pháp luận của công trình cũng thể hiện ở việc ngƣời nghiên cứu đã đặt vấn đề tiếp cận một giai đoạn văn học vừa trong tính liên tục của tiến trình văn học từ văn học trung đại đến những giai đoạn hiện đại tiếp theo; vừa trong mối quan hệ với những nền văn học lớn trên thế giới cả trong quan hệ đối chiếu lẫn trong quan hệ giao tiếp ảnh hƣởng. Điều cần nhấn mạnh là trong khi nghiên cứu những quan hệ giao tiếp, ảnh hƣởng, các tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chủ thể tiếp nhận, một tƣ tƣởng có giá trị cho đến ngày nay. 2.4. Từ khi hai công trình của Trần Đình Hƣợu và Lê Chí Dũng đƣợc xuất bản cho đến nay, tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn giao thời nói chung và các thể văn tự sự nói riêng đã có thêm những bƣớc phát triển quan trọng. Bắt đầu từ 1986, rất nhiều những định kiến và cấm kị trong nhận thức về quá khứ đã từng bƣớc bắt đầu đƣợc dỡ bỏ. Nó mở đƣờng cho giới nghiên cứu có đƣợc một cái nhìn khách quan hơn về quá khứ. Nhiều mảng tƣ liệu văn học sử còn khiếm khuyết đã đƣợc khôi phục mà một trong những mảng tƣ liệu quan trọng nhất là liên quan đến văn học miền Nam. Trong việc này, cần ghi nhận công lao của các học giả và nhà nghiên cứu miền Nam. Công trình đầu tiên có công trong việc khôi phục lại vị thế của một vùng văn học chính là Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập II), của nhóm tác giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình. Tiếp theo đó là việc xuất bản và tái bản hàng loạt công trình của nhà nghiên cứu Bằng Giang. Trong số những công trình của ông viết từ trƣớc năm 1975 đƣợc tái bản, công trình quan trọng nhất chính là cuốn Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 - 1930. Gần nhƣ đƣợc tái bản đồng thời với những công trình của Bằng Giang chính là công trình của nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và Thơ mới. Đồng thời với những công trình khảo cứu nói trên, hàng loạt tác phẩm văn chƣơng miền Nam trƣớc năm 1945 đã đƣợc tái bản, từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Truyện thầy Lazarô Phiền cho đến những tiểu thuyết 13
- của Hồ Biểu Chánh và Bửu Đình. Trong những năm vừa qua, một công trình sƣu tầm, phục chế toàn bộ di sản văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ trƣớc năm 1945 đã đƣợc khoa Ngữ văn - Báo chí trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành và đến năm 2006, công trình này đã hoàn tất. Đó là chƣa kể đến việc trong các Tổng tập văn học, văn học miền Nam bắt đầu đƣợc khôi phục và tái bản. Tất cả những điều đó đã làm cho giới nghiên cứu có một hình dung đầy đủ hơn về văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ, một thực thể không thể tách rời của văn học dân tộc. Song song với hoạt động sƣu tầm, khảo cứu là những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm cũng nhƣ những quy luật vận động của thể văn tự sự ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX. Có thể kể đến bốn luận án tiến sĩ liên quan đến đề tài này: - Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1932, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 1993. - Cao Xuân Mỹ, Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh, 2001. - Nguyễn Thanh Sơn, Truyện ngắn Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2001. - Lê Ngọc Thúy, Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh, 2002. Đó là chƣa kể tới một số lƣợng lớn luận văn thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo khác nhau từ Nam đến Bắc. Đây là những nỗ lực đáng trân trọng của giới nghiên cứu để hƣớng tới một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về văn học dân tộc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng của các công trình nói trên, việc nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng vẫn còn có một số vấn đề tồn tại. Trƣớc hết, có thể thấy toàn bộ các công trình này đều đƣợc xây dựng trên một sự hình dung về văn học sử lấy phƣơng pháp 14
- sáng tác làm trung tâm. Những hạn chế của cách nhìn lịch sử văn học theo phƣơng pháp sáng tác, thiết tƣởng không cần nhắc lại, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại, hệ thống phƣơng pháp sáng tác là hệ thống lý luận bắt nguồn từ thực tế văn học phƣơng Tây, dẫu trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bắt đầu quá trình tiếp xúc, giao lƣu với văn học thế giới và chuyển dịch sang mô hình văn học thế giới thì đó cũng là một quá trình giao lƣu và chuyển dịch trên một cơ tầng mƣời thế kỷ văn học viết trung đại trong những điều kiện đặc thù của Việt Nam. Nếu nhƣ trong giai đoạn 1932 - 1945, tiêu chí phƣơng pháp sáng tác cũng không cho phép nhận chân diện mạo và những quy luật phát triển của văn học Việt Nam thì trong giai đoạn 1900 - 1932, thời kỳ phôi thai của văn học hiện đại tiêu chí phƣơng pháp sáng tác càng không thể đảm bảo cho một cái nhìn chính xác về đối tƣợng. Trên một bình diện khác, một trong những cái bẫy mà ngƣời nghiên cứu văn học trong giai đoạn giao thời dễ mắc phải, đó là sự ám ảnh của những hệ phân loại hiện đại. Khi khảo sát tự sự Việt Nam trong giai đoạn giao thời, nhiều nhà nghiên cứu thƣờng hay lấy những thể loại nòng cốt của văn chƣơng hiện đại nhƣ "truyện ngắn", "tiểu thuyết", "kí" làm tiêu chí khu biệt giới hạn nghiên cứu của toàn luận án cũng nhƣ những thao tác cụ thể của luận án. Điều này có thể có một giá trị nhất định về thao tác nhƣng lại có những hạn chế nhất định khi mô tả một thực thể còn đang trong giai đoạn phôi thai. Điều này sẽ đƣợc chứng minh trong những phần tiếp theo của luận án. Trên đây chính là một phác thảo toàn cảnh lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung và tự sự nghệ thuật nói riêng kể từ công trình lịch sử văn học đầu tiên của Dƣơng Quảng Hàm. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Qua việc trình bày lịch sử vấn đề ở trên, có thể thấy, về mặt tƣ liệu, những bộ phận tƣ liệu quan trọng nhất liên quan đến các thể văn tự sự bằng chữ quốc ngữ trong ba thập niên đầu thế kỷ XX đều đã đƣợc khôi phục đầy đủ. Tất nhiên trong nghiên cứu lịch sử, khó có thể khẳng định một điều gì tuyệt đối, tuy vậy, có thể khẳng định trong nhiều năm nữa, với tình hình các nguồn tƣ liệu ở Việt Nam và 15
- trên thế giới, khó có thể hy vọng những phát hiện tƣ liệu nào đó có thể làm đảo lộn các khẳng định lý thuyết. Vấn đề quyết định, theo chúng tôi, chính là trên cơ sở sự phát triển của các lý thuyết nghiên cứu văn học trong thế kỷ XX, kết hợp các phƣơng pháp theo hƣớng liên ngành để xây dựng đƣợc một mô hình có thể mô tả đƣợc những đặc điểm của quá trình hình thành và vận động của các thể văn tự sự trong giai đoạn sơ khởi của văn học hiện đại. Đó cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này với tiêu đề: Sự hình thành hệ thống thế loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Thực hiện đề tài này, trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu và những phát hiện tƣ liệu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi muốn tiến hành một tiếp cận có tính tổng thể đối với tự sự nghệ thuật bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam trong giai đoạn giao thời. Câu hỏi trung tâm mà luận án sẽ phải trả lời là: (1). Với tƣ cách một không gian thống nhất, quá trình hiện đại hóa tự sự nghệ thuật ở Việt Nam trong giai đoạn giao thời đã diễn ra nhƣ thế nào. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của luận án là mô hình hóa lại toàn bộ diễn tiến quá trình hiện đại hóa của tự sự nghệ thuật ở Việt Nam trong giai đoạn giao thời. (2). Trong tổng thể đó, trình bày những định hƣớng phân chia những tiểu loại tự sự mà sau này sẽ trở thành "truyện ngắn" và "tiểu thuyết" của văn học nƣớc nhà trong những giai đoạn tiếp theo. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, trƣớc hết, cần phải minh định một số khái niệm trong tiêu đề của luận án. Trƣớc hết, trong quan niệm của chúng tôi, "sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật" bao gồm hai nội dung: (1). Sự hình thành tổng thể toàn bộ thể tự sự nghệ thuật nói chung và (2). Quá trình phân chia những thể tài nhỏ trong tổng thể thể loại đó. Quan niệm này sẽ đƣợc chúng tôi quán triệt khi trình bày các nội dung của đề tài, từ vấn đề quan niệm nghệ thuật đến các phƣơng diện thuộc về thực tiễn sáng tác của nhà văn. Thứ hai, khi đặt "sự hình thành các thể văn tự sự nghệ thuật" trong bối cảnh "quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" chúng tôi cũng hình dung nội dung của quá trình hình thành đó đồng nghĩa với "quá trình hiện đại hóa". Nói cách khác, "sự hình thành các thể văn 16
- tự sự nghệ thuật trong quá trình hiện đại hóa" chính là "quá trình hiện đại hóa các thể văn tự sự nghệ thuật" trong giai đoạn giao thời. Cái đƣợc gọi là "tự sự nghệ thuật" ở đây đồng nghĩa với tự sự hƣ cấu. Trên thực tiễn sáng tác, nó thông nghĩa với các tên gọi gắn với yếu tố "tiểu thuyết" (theo cách hiểu đƣơng thời). Một số trƣờng hợp cá biệt khác sẽ đƣợc minh định rõ trong quá trình khảo sát. Điển hình nhƣ việc Tản Đà định danh Giấc mộng con I, II của mình là "mộng ký" hay trƣờng hợp các "ba đào ký" của Nguyễn Công Hoan trên An Nam tạp chí. Về thời gian, khái niệm "những năm đầu thế kỷ XX" đƣợc sử dụng trong tiêu đề cũng nhƣ trong luận án là đƣợc hiểu tƣơng đƣơng với khái niệm "giai đoạn giao thời" mà Trần Đình Hƣợu đã sử dụng trong các công trình của ông. Giai đoạn lịch sử này đƣợc hình dung là bắt đầu từ mốc 1904 - 1905, thời điểm khi cuộc cách mạng văn hóa lớn của lịch sử Việt Nam đƣợc bắt đầu với các phong trào Duy tân và Đông du do nhà Nho chí sĩ lãnh đạo và kết thúc ở thời điểm 1932, khi Phan Khôi công bố bài Tình già trên Phụ nữ tân văn khởi đầu cho phong trào Thơ mới. Về cơ bản, đối tƣợng khảo sát của luận án này nằm trong quãng thời gian nói trên. Tuy nhiên, do đặc điểm là sự phát triển không đồng thời của tiến trình hiện đại hóa văn chƣơng ở Việt Nam nên, để có thể có đƣợc một hình dung đầy đủ về quá trình hiện đại hóa tự sự, bắt buộc chúng tôi phải đề cập đến một số hiện tƣợng văn chƣơng cuối thế kỷ XIX mà điển hình là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản hoặc một số sáng tác của Trƣơng Vĩnh Ký. Từ một phía khác, trong luận án này, chúng tôi cũng chỉ tập trung vào các văn bản đƣợc viết bằng chữ quốc ngữ đƣợc xuất bản công khai ở Việt Nam trong khoảng thời gian nói trên. Bộ phận văn học bằng chữ Hán hoặc lƣu hành ở nƣớc ngoài không thuộc phạm vi đề cập của luận án này. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến hành luận án này, tham vọng của chúng tôi không phải là khai thác để đƣa ra ánh sáng những khối tƣ liệu chƣa từng đƣợc biết đến đối với giới nghiên cứu. Điều quan trọng đối với chúng tôi là cố gắng xây dựng một khung lý thuyết khả dĩ có thể mô tả đƣợc bản chất sự vận động của đối tƣợng. Nhƣ đã trình bày 17
- trong những phần trên, đối tƣợng khảo sát của luận án là tồn tại lịch sử của một thể loại văn học – một trong những vấn đề có tính bản chất nhất của văn học, một thực thể có tính đa chiều kích. Trƣớc hết, bản chất của thể loại là những nguyên tắc. Nó là cái có tính siêu cá nhân. Nó trở thành nguyên tắc khi nó có đƣợc sự đồng thuận mang tính cộng đồng. Chính vì lý do đó, từ bản chất, thể loại là cái có tính xã hội. Thể loại trƣớc hết là một tập hợp quy ƣớc trong một thời điểm lịch sử. Nó không chỉ quyết định việc nhà văn phải viết tác phẩm nhƣ thế nào mà còn quyết định việc ngƣời đọc tiếp nhận, chờ đón tác phẩm nhƣ thế nào. Nó chính là một thành phần của cái mà mỹ học tiếp nhận gọi là "ngƣỡng đợi" (horizon d'attent). Không những thế, ở một phía khác lại phải nhận thấy với tƣ cách là một thành phần của đời sống văn học nói chung, thể loại cũng là một sản phẩm bị chi phối bởi đời sống xã hội. Nó gắn liền với những nhu cầu thẩm mỹ đặc thù của xã hội trong những giai đoạn lịch sử xác định. Nó liên quan tới những thiết chế xã hội (nhƣ nhà trƣờng, báo chí, xuất bản) và sự vận động của nó bị chi phối bởi những hoạt động văn hóa - xã hội (điển hình nhƣ các hoạt động giao lƣu văn hóa). Chiều kích thứ hai của thể loại là bản thân những nguyên tắc cấu thành nên hình dung về thể loại trong một thời đại xác định. Trong ngôn ngữ học, F.de Saussure đã xác định hai mặt cấu thành nên hiện tƣợng ngôn ngữ: Cái biểu đạt và Cái đƣợc biểu đạt. Có thể lấy hình dung này quy chiếu cho hiện tƣợng thể loại. Những nguyên tắc thể loại, cho đến cùng là hƣớng đến việc viết một tác phẩm cụ thể. Tác phẩm luôn luôn hàm chứa trong nó hai mặt: nó viết một cái gì đấy và bằng một cách nào đấy. Đó cũng chính là hai con đƣờng phát triển của nghiên cứu Tự sự học hiện đại. Hoặc nó đi vào tìm hiểu Cái đƣợc kể - phƣơng diện ngữ nghĩa, Cái đƣợc biểu đạt của tự sự hoặc nó đi sâu tìm hiểu cách thức mà câu chuyện (nòng cốt của tự sự) đã đƣợc kể lại nhƣ thế nào. Ở đây, cũng cần phải bổ sung một bình diện khác của tự sự, bình diện ngôn ngữ. Nhà văn sáng tạo ra một cốt truyện, anh ta bị ám ảnh bởi các tƣ tƣởng, anh ta xây dựng các nhân vật và các biểu tƣợng (bình diện cái đƣợc kể), anh ta sáng tạo nên một chiến lƣợc kể (tái hiện câu chuyện từ điểm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 237 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn