intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - Văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: “Giấc mộng báo chí” của Tản Đà; vai trò của báo chí, nhà xuất bản và sự hình thành loại hình ký giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời; khảo sát mục “Việt Nam nhị thập thế kỷ Xã hội thiển đàm” và “Việt Nam nhị thập thế kỷ Ba đào ký”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - Văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------*------ NGUYỄN THỊ HỒNG TẢN ĐÀ VÀ SỰ HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH KÝ GIẢ - VĂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP GIAI ĐOẠN GIAO THỜI LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Văn học Hà Nội - 2013 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------* ----------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG TẢN ĐÀ VÀ SỰ HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH KÝ GIẢ - VĂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP GIAI ĐOẠN GIAO THỜI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN NGỌC VƯƠNG Hà Nội-2013 2
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 9 3. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 9 4. Phạm vi đề tài ........................................................................................ 13 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13 6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 13 7. Cấu trúc của luận văn........................................................................... 14 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 15 Chương 1: “Giấc mộng báo chí” của Tản Đà ............................................. 15 1.1. Con đường làm báo của Tản Đà ....................................................... 15 1.2. Tản Đà và An Nam tạp chí ................................................................. 26 Chương 2: Sự phát triển của báo chí, nhà xuất bản và sự hình thành loại hình ký giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời ........................ 31 2.1. Vai trò báo chí, nhà xuất bản - môi trường tồn tại, lưu hành của văn chương phi truyền thống giai đoạn giao thời .................................. 31 2.2. Tản Đà - người đóng vai trò tiên phong trong việc hình thành đội ngũ ký giả - văn nhân chuyên nghiệp ...................................................... 40 2.3. Quan niệm báo chí của Tản Đà ........................................................ 46 2.4. Tản Đà trong so sánh với các nhà báo giai đoạn đương thời ........ 53 2.4.1. Trong mối quan hệ tương sinh: Ảnh hưởng và dấu ấn của Tản Đà với Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố,… ........................ 53 2.4.2. Trong mối quan hệ tương khắc: Phạm Quỳnh ............................. 61 2.5. Những giới hạn của ký giả Tản Đà và mâu thuẫn của một nhà Nho làm báo ....................................................................................................... 64 4
  4. Chương 3: Khảo sát mục: Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội thiển đàm và Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký ................................................ 81 3.1. Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội thiển đàm ..................................... 81 3.2. Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký ..................................... 84 C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96 5
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Đọc Tản Đà, ta thấy ông hiện lên mồn một trước hết không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là hay chính là một nhà báo đầy bản lĩnh và tâm huyết, một nhà văn xuôi sắc sảo, một cây bút viễn tưởng tài hoa, một nhà biên khảo tận tụy và thận trọng” [51, 26, tập 1]. Nhận định trên của nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn đã tổng kết Tản Đà với rất nhiều tư cách khác nhau: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà biên khảo, … Tuy nhiên, xưa nay, người ta vốn chỉ nhắc nhiều tới Tản Đà với vai trò của nhà thơ, nhà văn, đề cao ông là thi sỹ mở đầu cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Còn một Tản Đà - nhà báo thì có phần ít được nhắc tới hoặc chưa đánh giá đúng mức vai trò của báo chí trong sự nghiệp của Tản Đà. Trên thực tế, có nhìn nhận sự nghiệp sáng tác của Tản Đà một cách đầy đủ và thấu đáo mới hiểu được những nỗ lực và tâm huyết của Tản Đà dành cho báo chí - cụ thể và điển hình nhất là An Nam tạp chí - nơi ông gửi gắm tâm huyết của cả cuộc đời mình. Không ngẫu nhiên mà An Nam tạp chí đình bản rồi lại tải bản tới 6 lần và mỗi lần tái bản, ông lại có một bài cảm tác, thể hiện niềm tin và hi vọng vào sứ mệnh của tờ báo. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, Tản Đà là người đầu tiên đưa ra quan niệm “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”, tức coi viết văn, làm báo như một nghề (theo cái nghĩa là một công việc để người ta có thể làm và nhờ đó mà tồn tại) - điều này chưa từng xảy ra ở xã hội Việt Nam trước đó. Ông hăm hở bước vào địa hạt báo chí với biết bao dự định cách tân, đổi mới. Nhiều bài báo của ông có tính thời sự cao và mang đậm hơi thở của cuộc sống - hai đặc điểm quan trọng và không thể thiếu của báo chí. Đặt sự nghiệp làm báo của Tản Đà trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ mới nhận thấy hết những nỗ lực của một nhà Nho trong việc dùng báo chí để tự khẳng định mình, hay nói cách 6
  6. khác là dùng việc viết văn, làm báo để xác lập vị trí của mình một cách đường hoàng, đĩnh đạc. Với hành động đó, Tản Đà đã mạnh bạo và dũng cảm chứng minh một cách hùng hồn rằng: văn chương không phải chỉ để ngâm ngợi cho khuây hay “mua vui cũng được một vài trống canh” như trong quan niệm của các nhà Nho xưa mà còn có thể là một “công cụ” để kiếm sống. Người ta có thể dựa vào nó để đường hoàng nhận những phần nhuận bút (từ những bài báo hay những cuốn sách được xuất bản). Trước đây, các nhà Nho dù là những quan lại hay thầy đồ, ẩn sĩ thì cũng thường chỉ tìm đến với văn chương như một cách để giải khuây hay bày tỏ nỗi lòng, chứ ít ai coi đó là một cách để kiếm sống. Văn chương và cuộc sống vì thế, bỗng trở thành hai phạm trù riêng biệt và khó lòng hòa hợp. Người ta coi văn chương là cái gì đó tách biệt hẳn và vượt ra những bon chen của cuộc sống thường nhật, bởi thế, nó chỉ có thể là những gì thuộc về đời sống tinh thần chứ không thể gắn với gánh nặng áo cơm, với những lo toan vật chất bộn bề. Bởi thế, hành động “đem văn chương đi bán phố phường” hay “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” mang vẻ ngoài của một sự ngông nghênh, bất cần và dường như khác người ấy thực chất đã chứa đựng trong nó mầm mống của một quan niệm hoàn toàn mới mẻ so với truyền thống. Hay nói cách khác, chính là một sự phá rào, vượt ra khỏi những quan niệm thông thường lúc bấy giờ để tạo tiền đề cho sự hình thành một xu hướng tất yếu: viết văn, làm báo theo hướng chuyên nghiệp, cũng đồng nghĩa với việc hình thành một đội ngũ ký giả - văn nhân chuyên nghiệp. Khái niệm “chuyên nghiệp” ở đây không phải chỉ là một sự thể hiện về trình độ mà còn là cách thức, là tuân theo sự vận động của cơ chế thị trường với những ngặt nghèo và quy luật cạnh tranh tất yếu. Lẽ dĩ nhiên, đã là sáng tác để đi bán thì không thể không nói tới vai trò của người mua, ở đây chính là đội ngũ độc giả đông đảo thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Từ đây hình thành một mối liên hệ chặt chẽ giữa người sáng tác và người tiếp nhận, tức độc giả. 7
  7. Điều này trong sáng tác của các nhà Nho trước đó có lẽ ít được quan tâm tới bởi người ta chỉ quan niệm văn chương như một cách để bày tỏ nỗi lòng mình, đâu cần nghĩ đến người tiếp nhận nó sẽ như thế nào. Trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tản Đà là một tác giả có vị trí đặc biệt. Trong bài Công của thi sỹ Tản Đà, Xuân Diệu đã viết: “Tản Đà là người thi sỹ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sỹ, đã làm thi sỹ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái Tôi” [9,166]. Và từ xưa đến nay, người ta vẫn nhắc tới Tản Đà như một dấu nối giữa hai hệ hình văn học, giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại. Nhưng độc đáo hơn hết, vẫn là một Tản Đà với những quan niệm và phong cách sáng tác đặc biệt, mới mẻ: “Đem văn chương đi bán phố phường” hay “Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”. Những tuyên ngôn dường như “gây sốc” trong giới sáng tác thời bấy giờ không đơn thuần chỉ là biểu hiện của cái Tôi ngông, sự đề cao vai trò của bản ngã cá nhân, mà chính là sự báo hiệu sự xuất hiện một xu hướng mới, một loại hình tác giả mới với những quan niệm sáng tác mới - loại hình ký giả, văn nhân chuyên nghiệp. Và đó cũng là xu thế tất yếu trong quy luật vận động, phát triển và hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Là một người đảm lĩnh vai trò đặc biệt đó, Tản Đà, chắc hẳn có những cách tân, phá rào, nhưng cũng có những giới hạn và hạn chế nhất định với vai trò là “gạch nối văn chương” - người đặt ra những nền móng cơ bản với vai trò là tiền đề, là bước đệm ban đầu cho quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại sau này. 8
  8. 2. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh xã hội - lịch sử Việt Nam giai đoạn giao thời, luận văn muốn khẳng định Tản Đà với những đóng góp và công lao to lớn trong vai trò người đi tiên phong, mở đường cho sự hình thành loại hình ký giả, văn nhân chuyên nghiệp. Vai trò mở đường ở đây, bao gồm cả những đổi mới, cách tân, và cả những giới hạn mang tính đặc định của lịch sử trong quá trình phát triển tất yếu của văn học, báo chí. Việc giải thích lý do vì sao Tản Đà thất bại với giấc mộng báo chí của mình chính là cách để làm nổi bật những đặc điểm của lịch sử, văn hóa, văn học và báo chí giai đoạn giao thời 30 năm đầu thế kỷ 20, đồng thời cũng để hiểu được tại sao Tản Đà có thể ghi dấu ấn đậm nét của mình trong giai đoạn lịch sử đầy hụt hẫng và biến động ấy. 3. Lịch sử vấn đề Việc nhìn nhận Tản Đà với tư cách là ký giả - văn nhân là một vấn đề đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nhận xét mang tính đơn lẻ, nằm trong một hệ thống những nghiên cứu trên những bình diện khác về cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà. Chưa có một công trình riêng biệt nào dành riêng cho việc nghiên cứu Tản Đà với vai trò là nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp, mặc dù hầu hết đều công nhận ông là người tiên phong, mở đường cho quan niệm “mang văn chương đi bán phố phường”. Vai trò ký giả của Tản Đà vì thế chưa được đánh giá đúng với ý nghĩa là một phần quan trọng trong quan niệm cũng như tư tưởng của Tản Đà. Nói đúng hơn đó mới là giấc mơ mà ông theo đuổi để trở thành một “Á Châu Khổng phu tử chi đồ” chứ không phải chỉ đơn thuần là việc sáng tác thơ văn. Khi Tản Đà tuyên bố: Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang/Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng chính là lúc ông tuyên bố nhập cuộc với vai trò là một nhà báo chứ không phải một nhà Nho làm thơ như lối đi quen thuộc trong truyền thống. Đây là một lựa chọn táo bạo nhưng có chủ định của nhà thơ núi Tản sông Đà về một cách lập 9
  9. công danh mới trong bối cảnh xã hội mà văn chương khoa cử truyền thống đã nhạt màu. Người đầu tiên “phát hiện” và đánh giá cao vai trò nhà báo của Tản Đà chính là Phan Khôi, một trong những nhà báo lớn lúc bấy giờ. Điều này càng khẳng định vị thế và ảnh hưởng rất lớn của Tản Đà với tư cách nhà báo. Phan Khôi cũng như một thế hệ độc giả thời bấy giờ không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ trước lối viết sáng tạo kiểu như “Cái chứa trong bụng thằng người” của Tản Đà trên Đông Dương tạp chí. Ông ngạc nhiên đến mức phải thốt lên: “Anh Quỳnh anh Vĩnh chỉ viết theo sách, theo tư tưởng của Tây; chứ đến thằng cha này hắn viết ra tư tưởng của hắn, chính hắn mới là tay sáng tạo” [62, 43]. Tài viết báo của Nguyễn Khắc Hiếu khiến Phan Khôi “như muốn nằm rạp xuống đất, không dám ngước mặt lên nữa”. Phan Khôi còn khâm phục tài làm báo của Tản Đà ở chỗ, nhiều bài báo ông viết cho Hữu Thanh bị kiểm duyệt, không được đăng. Còn Tản Đà thì khéo léo hơn nên đều đã “trót lọt”… Điều này cho thấy một chân dung nhà báo Tản Đà lúc ấy, tuy mới xuất hiện, nhưng đã có tiếng tăm lẫy lừng và được đông đảo độc giả đón nhận. Tiếp nối Phan Khôi, ngoài việc đề cao tài thơ Tản Đà, Trương Tửu trong bài “Sự thai nghén một thiên tài: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu” cũng cho rằng, với hoài bão hành đạo, Tản Đà đã bước ra làm báo. Nhưng rồi lần lượt với Hữu Thanh, An Nam tạp chí… ông đều đã thất bại. Nguyên nhân của sự thất bại ấy, theo Trương Tửu, không phải do Tản Đà “không quen với nghiệp doanh thương” mà bởi một căn nguyên sâu xa hơn: Tinh thần lập đức và tính chất hành đạo của Tản Đà. Cả hai điều đó đều bắt nguồn trong di truyền và trong cái giáo dục Nho phong mà Tản Đà đã thụ hưởng từ thủa lọt lòng. Đây là một nhận định rất thấu đáo và nêu được đúng bản chất nhà Nho trong con người nhà báo Tản Đà - nó chính là lời giải cho lý do vì sao Tản Đà, từ chỗ 10
  10. xông xáo, hăng hái đến chỗ phải vật lộn rồi mỏi mệt với báo chí, cuối cùng phải chấp nhận thất bại trong cay đắng. Nguyễn Danh Kế trong lời giới thiệu Tản Đà vận văn của nhà xuất bản Hương Sơn (tháng 11/1944) cũng hết lời ca ngợi ngòi bút của nhà báo Tản Đà. Ông cho rằng, những bài viết của Tản Đà ở Hữu Thanh tạp chí và An Nam tạp chí là những bài nghị luận về các vấn đề hiện đại và những vấn đề đạo đức, luân lý, dịch thuật những văn hay lẽ phải ở các sách Nho rất có ích cho nhân tâm thế đạo. Nguyễn Danh Kế nhấn mạnh: “Vì số đông người xem quốc văn chỉ là xem để giải trí, cho nên những món ấy chưa dễ đã dám sưu tập lại xuất bản ra. Nhưng ta phải biết ảnh hưởng của tiên sinh ở đương thời trong phong hóa nước nhà thật là to lớn sâu xa lắm”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiều nghiên cứu cũng tiếp tục nhìn nhận và đánh giá nhiều bình diện khác nhau ở chân dung nhà báo Tản Đà. Nghiên cứu được xem là đầy đủ nhất về cuộc đời làm báo của Tản Đà lúc này chính là Tập 3 trong cuốn Tản Đà toàn tập của người hậu duệ của ông - nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương. Tuy nhiên, ngoài những nhận định khái quát ban đầu về việc khẳng định Tản Đà với vai trò chủ báo và ký giả, cuốn sách cũng chỉ là một tập hợp các tác phẩm tiêu biểu của Tản Đà được đăng trên An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo cùng những bài viết lẻ trên một số báo khác. Trong nhiều nghiên cứu của mình, GS Trần Đình Hượu cũng khẳng định và đề cao vai trò của Tản Đà là một nhà Nho đem văn chương bán phố phường. Ông khẳng định, viết báo, viết văn với ý nghĩa làm một nghề nghiệp trong xã hội là chuyện mới có đầu thế kỷ 20 ở nước ta. Trước đây trong xã hội phong kiến, có nhiều nhà Nho suốt đời làm phú, làm thơ, có nhiều nghệ sỹ chuyên biểu diễn nghệ thuật; triều đình có chức quan chuyên viết văn, nhưng văn nghệ chưa tách khỏi văn thành một ngành nghệ thuật. Viết văn chưa thành một nghề nghiệp. “Vào những năm 10 của thế kỷ này, một số người tập 11
  11. hợp quanh Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí viết báo, viết văn. Xã hội coi họ làm nghề người ký giả, văn sỹ. Trong đám ký giả, văn sỹ lúc đó, có người là cựu học, có người là tân học, thái độ chính trị, quan niệm mục đích nghề nghiệp có khác nhau, nhưng họ đều là nhà văn, nhà báo, khác hẳn với nhà Nho làm thơ, làm phú trước đây. Tản Đà thuộc thế hệ nhà văn, nhà báo đầu tiên đó” [16, 429]. Tản Đà từ một Nhà Nho mà trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Khi ấy, con đường đi của ông chưa phải là bình thường. Chính cái không bình thường ấy là điều cần được đề cao và làm nên vị thế của Tản Đà trong lịch sử văn học, báo chí lúc bấy giờ. Tiếp nối vị ân sư của mình, PGS.TS Trần Ngọc Vương trong nhiều nghiên cứu đã khẳng định có một sự thống nhất giữa những mâu thuẫn phức tạp trong con người nhà văn, nhà báo Tản Đà. Từ khi Tản Đà cho in những tác phẩm đầu tiên trên Đông Dương tạp chí (1915), văn đàn Việt Nam như rộ lên một luồng sinh khí mới. Theo PGS.TS Trần Ngọc Vương, Tản Đà từ lúc vừa xuất hiện đã gặp ngay một “nền kinh tế thị trường” trong văn chương. “Cơn gió lạ” trên văn đàn thổi suốt trong Nam ngoài Bắc, làm dấy lên một luồng không khí thưởng thức Tản Đà ở nhiều tầng lớp. Nhờ điều kiện giao lưu và truyền bá văn học mới, Tản Đà là người đầu tiên trong lịch sử văn học tìm được một lượng độc giả khổng lồ trong một thời gian kỷ lục. “Điều kiện mới” mà PGS.TS Trần Ngọc Vương nhắc tới, chính là sự xâm nhập của báo chí phương Tây vào Việt Nam trong giai đoạn giao thời lúc bấy giờ. Những nghiên cứu, đánh giá trên đã khắc họa chân dung nhà báo Tản Đà rất sinh động trên nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chưa có một công trình nào hệ thống hóa một cách chi tiết và rõ ràng những chặng đường báo chí gian nan và đầy phức cảm ấy của Tản Đà. Chính điều đó đã gợi mở cho chúng tôi tiến hành luận văn này với những hướng nghiên cứu 12
  12. sâu hơn về chân dung nhà báo Tản Đà với những khắc họa đầy đủ và đậm nét hơn. 4. Phạm vi đề tài Sáng tác của Tản Đà phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều thể loại, trên cả địa hạt văn chương và báo chí. Các thể loại đều có những đóng góp riêng trong vai trò khẳng định vai trò tiên phong, mở đường của Tản Đà giai đoạn giao thời. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, chỉ xin bước đầu có những nghiên cứu, đánh giá khái quát trên cơ sở những sáng tác quan trọng của nhà thơ trên một số báo như Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí và những nhận định cơ bản của các nhà nghiên cứu về Tản Đà. 5. Phương pháp nghiên cứu Đặt vấn đề về Tản Đà với vai trò mở đường cho sự hình thành loại hình ký giả, văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời, phương pháp tiếp cận chủ yếu của luận văn là phương pháp nghiên cứu loại hình học tác giả văn học. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, đối chiếu… nhằm làm nổi bật vai trò, giới hạn của Tản Đà ở cả hai tư cách mới: Ký giả - văn nhân chuyên nghiệp. 6. Đóng góp mới của luận văn Với cách tiếp cận khoa học, luận văn cố gắng đem đến những lý giải đầy đủ và có sức thuyết phục, sâu sắc trong việc nhìn nhận hiện tượng Tản Đà trong tính thống nhất giữa những mâu thuẫn, phức tạp trong nội tại của nó, nhằm làm nổi bật quá trình phát triển có tính bước ngoặt của văn học và báo chí giai đoạn giao thời. Đặc biệt, đề cập đến Tản Đà với phương thức hành xử mới trước thời cuộc - dấn thân vào địa hạt báo chí với giấc mơ xác lập công danh bằng con 13
  13. đường mới, luận văn cũng bàn đến bài học về cách thức ứng xử của một cá nhân khi gia nhập một xã hội dân sự trong một giai đoạn xã hội phức tạp và nhiều biến động. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: “Giấc mộng báo chí” của Tản Đà. Chương 2: Vai trò của báo chí, nhà xuất bản và sự hình thành loại hình ký giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời. Chương 3: Khảo sát mục “Việt Nam nhị thập thế kỷ Xã hội thiển đàm” và “Việt Nam nhị thập thế kỷ Ba đào ký”. 14
  14. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: “Giấc mộng báo chí” của Tản Đà Cùng với những “Giấc mộng con”, “Giấc mộng lớn”, Tản Đà còn có một giấc mộng khác, rất hiện thực chứ không phải chỉ là mây gió, trăng hoa hay những giai nhân, người đẹp nơi bồng lai tiên cảnh. Đó chính là giấc mộng báo chí. Giấc mộng ấy chiếm hầu hết sự nghiệp sáng tác của Tản Đà và là cách để ông mong muốn khẳng định, xác lập được vị trí xã hội mới của mình trong bối cảnh văn chương khoa cử truyền thống đã nhạt nhòa, không còn nhiều sức cuốn hút như trước. Việc Tản Đà dốc hết tâm sức vào báo chí cho thấy khát vọng rất lớn cũng như ý thức khá rõ ràng của ông về vai trò, sức mạnh của báo chí trong bối cảnh xã hội mới. Để làm sáng tỏ nhận định này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự nghiệp báo chí của Tản Đà theo trục thời gian và những biến cố lớn trong cuộc đời, nhằm làm nổi bật và hiểu rõ hơn những phức cảm đa chiều trong tư tưởng cũng như sáng tác của Tản Đà. 1.1. Con đường làm báo của Tản Đà Cuộc đời làm báo của Tản Đà là một hành trình có nhiều biến động, đứt gãy. Việc tái hiện toàn bộ quá trình này sẽ cho thấy những diễn biến phức tạp và đa chiều trong quan niệm, tư tưởng của nhà báo Tản Đà cũng như những biến thiên mang tính tất yếu của lịch sử văn học, báo chí phương Tây trong buổi đầu xâm nhập vào Việt Nam. Có thể khái quát chặng đường làm báo của Tản Đà theo 3 giai đoạn: * Khởi sự (từ năm 1913-1915) Đây là thời kỳ ngọn lửa đam mê báo chí trong ông bắt đầu hình thành và nhen nhóm. Tản Đà có những sáng tác đầu tiên được đăng báo và nó là khởi đầu cho những thành công và cả những thất bại của ông sau này. Năm 1913, Tản Đà bắt đầu “bén duyên” với báo giới. Ông được Nguyễn Văn Vĩnh - một tri thức Tây học, cũng là cái tên có tiếng trong làng báo bấy 15
  15. giờ mời làm cộng sự trên Đông Dương tạp chí. Những sáng tác của ông được in thành một mục riêng Một lối văn nôm, sau đổi thành mục Tản Đà văn tập. Những bài báo của “ký giả” Tản Đà ngay lập tức chiếm được cảm tình của độc giả, tên tuổi của ông nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1915, Tản Đà lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một người tri huyện ở Hà Đông. Những tác phẩm của ông trên Đông Dương tạp chí vẫn tiếp tục là một “hiện tượng” và Tản Đà nhanh chóng có một lượng lớn độc giả hâm mộ. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp. Cần nói thêm rằng quyết định này xuất phát từ một sự kiện trong cuộc đời ông, đó là năm 1916, anh cả Nguyễn Tái Tích mất. Tản Đà mất đi chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần, trong khi ông lại gánh trên vai trách nhiệm gia đình với vợ con. Tản Đà khi ấy bắt đầu phải tự ý thức rằng mình cần phải kiếm sống. Và tất nhiên, như một điều không thể khác, cái “cần câu cơm cơm” của Tản Đà chính là ngòi bút. Tản Đà đến với báo chí trong hoàn cảnh đó và nó như một con đường đã được vạch sẵn. Tản Đà dường như không có sự lựa chọn nào khác. Ông đã dấn thân vào nó với một khát vọng, niềm đam mê vô tận của một người cầm bút. Ngược dòng thời gian một chút, Tản Đà hỏng khoa thi năm 1912, khi ấy ông mới 23 tuổi. Đó là cái tuổi còn rất trẻ để tiếp tục sự nghiệp thi thố, học hành để lập thân, thành danh bằng con đường khoa cử. Nhưng lúc bấy giờ, khoa cử truyền thống cũng đã trở nên bèo bọt. Dư âm của cái cũ vẫn còn nhưng sức hấp dẫn của cái mới, của những luồng tư tưởng, văn hóa mới thâm nhập từ phương Tây cũng rất mạnh nên Tản Đà mới bộc lộ một thái độ ỡm ờ với lối nói úp úp mở mở rất… Tản Đà: 16
  16. “Rủ nhau quang gánh với đời Mà cho thiên hạ chê cười cũng hay”. “Chê cười” là vì chắc chắn có người dèm pha cách ông đi trái với con đường cũ. Nhưng cũng có người hưởng ứng, nên mới có chuyện “rủ nhau”, và nó hẳn là một thứ có ý nghĩa tích cực và có danh giá nên mới nói là “quang gánh với đời”, nên “chê cười” mà… vẫn hay. Hay cách nói ngông nghênh: “Còn trời, còn đất, còn non nước Còn có văn chương bán phố phường” Cũng biểu hiện một thái độ muốn thi thố, muốn thể hiện tài năng của mình ở một lĩnh vực mới và rõ ràng ông ý thức rất rõ được tài năng của mình nên mới dùng những mệnh đề so sánh rất lớn lao như: Còn trời/Còn đất/Còn non nước để đối với “Còn có văn chương bán phố phường”. Thế mới thấy văn chương trong cách nghĩ của Tản Đà không hề bèo bọt mà rất có giá và có một sức sống, sức mạnh nhất định, ngay cả khi vật đổi sao đời, đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ là những biến thiên của bối cảnh xã hội nhiều biến động. Giấc mộng báo chí của Tản Đà rõ ràng không phải chỉ là ước mong có một chiếc cần câu cơm. Hơn thế, nó là mộng ước được khẳng định mình bằng một thái độ tự tin và tự hào về tài năng của bản thân. Đó là lý do vì sao sau này, ông khước từ lời mời cộng tác của Nguyễn Văn Vĩnh cho tờ Trung Bắc Tân văn - hành động mà nhiều người cho là gàn, dở, nhưng thực chất là họ chưa có đủ “trình độ” để hiểu ông. Nguyễn Văn Vĩnh yêu cầu Tản Đà viết mỗi tháng 4 bài xã thuyết, 4 bài thơ. Tiền nhuận bút mỗi bài xã thuyết là mười lăm đồng, mỗi bài thơ là mười đồng. Số tiền ấy với cảnh túng quẫn của Tản Đà không hề nhỏ. Nhưng ông đã dứt khoát từ chối cơ hội đầy hấp dẫn ấy. Lý do là bởi ông muốn “tự mình chủ trương một cơ quan ngôn luận”: “Cơ quan ngôn luận đó sẽ hoàn toàn thực hành những quan niệm về văn chương, sẽ 17
  17. trình bày những lý tưởng của mình noi theo với quốc dân, chứ nếu mình viết giúp cho một cơ quan khác, thời mình chỉ là phụ thuộc vào cơ quan đó, lẽ tất nhiên những tư tưởng, quan niệm riêng về xã hội, văn chương, sẽ không thể làm theo như ý muốn của mình được. Vả lại ông Nguyễn Văn Vĩnh, lúc đó là một nhà văn ra đời trước, đã có tiếng, nếu tôi viết cho tờ báo ông thời dư luận của độc giả bên ngoài không khỏi cho tôi là đi theo để ăn cánh với ông. Đó là một điều mà tôi kỵ nhất”. [29,17]. * Thời kỳ vinh hiển (1916-1926) Từ năm 1916 đến năm 1926 là những năm tháng rực rỡ và thành công nhất của Tản Đà. Ông lao vào sáng tác, viết văn, làm báo. Năm 1915, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà được xuất bản, gây tiếng vang lớn, đó là tập thơ Khối tình con I. Sau thành công đó, ông viết liền cuốn Giấc mộng con (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng). Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra Nam Phong tạp chí, và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn Khối tình con I và phê phán cuốn Giấc mộng con I, cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Sau bài phê phán tư tưởng của "Giấc mộng con", Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong tạp chí và mở một số cuộc hội đàm để chống lại những lời phê phán đó, sự kiện này cũng được nhiều giới quan tâm. Việc Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong tạp chí thể hiện rất rõ quan điểm, lập trường báo chí riêng của ông. Tản Đà không cậy cục, không nhún nhường ai và muốn làm báo theo cách riêng của mình. Đó không phải chỉ là nơi để ông có thể múa bút sáng tác, thể hiện tài năng của mình mà còn là cách để ông đánh dấu, khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. Tản Đà không có quan niệm “lập thân” phải “lụy 18
  18. thế”, một quan niệm của thời hiện đại nhưng không phải không tồn tại ngay từ buổi giao thời tranh tối tranh sáng với sự lập lờ giữa hai thế lực cũ và mới. Bởi vậy, việc Phạm Quỳnh phê phán Tản Đà nghiễm nhiên là một lý do chính đáng để Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong tạp chí và tìm một chỗ đứng cho riêng mình. Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách; truyện thì có "Thần tiền", "Đàn bà Tàu" (1919); sách giáo khoa, luân lý thì có "Đài gương", "Lên sáu" (1919), "Lên tám" (1920), thơ thì có tập "Còn chơi" (1921). Thời kỳ này ông quen với một nhà tư sản nữa là ông Bùi Huy Tín, cùng nhau du lịch khắp Bắc, Trung kỳ và làm chủ bút Hữu thanh tạp chí. Đây là cơ quan ngôn luận của “Bắc kỳ công nông thương tương tế”. Nhưng Tản Đà chỉ làm chủ bút được 6 tháng rồi từ chức vì bất đồng ý kiến với nhóm sáng lập về tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Báo chí đến thời của Tản Đà nở rộ với nhiều xu hướng, quan điểm và cách thức tồn tại riêng. Có thể chia những người làm báo thời này làm ba dạng. Một là những người chủ trương dùng báo chí để làm cách mạng như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng. Hai là những người làm báo dưới sự quản lý, điều hành của thực dân Pháp, thực chất là ôm chân chính quyền, xu nịnh để được lợi. Ba là những người làm báo kiểu Tản Đà. Tức là những người không thành danh trên con đường học hành, khoa cử nhưng lại ý thức rất rõ về tài năng của mình và coi nó như một con đường để lập công danh, ghi dấu tên tuổi của mình bằng sự nghiệp báo chí. Tương ứng với 3 loại người làm báo đó là 3 loại hình báo chí: Báo chí tư nhân, báo chí chính thống của chính quyền thực dân Pháp và báo chí của các hội, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội mà “Bắc kỳ công nông thương tương tế” và Hữu Thanh tạp chí như vừa kể trên là một ví dụ. Nhưng rõ ràng, Tản Đà chỉ có thể làm ở một tờ báo phi chính trị hóa, tức là không chịu ảnh hưởng, tác động của những quan điểm 19
  19. chính trị - xã hội nào. Mặt khác, Tản Đà, một mặt nhận thấy rõ những ưu điểm, những thành tựu của xã hội Âu Mỹ nhưng ông không chủ trương hợp tác với Pháp, không dùng báo chí để xu nịnh, ve vuốt theo những toan tính của chính quyền thực dân. Tính cách Tản Đà cũng như con đường báo chí mà ông lựa chọn là hoàn toàn khác với những tờ báo đương thời, bởi vậy những bất đồng quan điểm của Tản Đà với Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp chí như trên là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và do đó, sự ra đời của An Nam tạp chí sau này cũng chính là cách để Tản Đà chứng tỏ và khẳng định rõ ràng hơn quan điểm, cách thức làm báo mà ông lựa chọn cho riêng mình trong thời điểm nhiều biến động xã hội lúc bấy giờ. Năm 1922, Tản Đà thành lập "Tản Đà thư điếm" (sau đổi thành "Tản Đà thư cục"), đây là nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông. Tại đây, đã xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của Tản Đà; "Tản Đà tùng văn" (tuyển cả thơ và văn xuôi, trong đó có truyện "Thề Non Nước", 1922); "Truyện thế gian" tập I và II (1922), "Trần ai tri kỷ" (1924), "Quốc sử huấn nông (1924), và tập "Thơ Tản Đà" (1925). Ngoài ra thư cục này còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố, Đoàn Tự Thuật. Những thư điếm, thư cục, ấn quán… thời kỳ này cũng nở rộ và là nơi khai sinh ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Sự ra đời của nhà xuất bản cũng như báo chí ở giai đoạn này, đóng vai trò là bà đỡ cho hầu hết các tác phẩm văn học và có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học buổi giao thời. Sự chia tay với Hữu Thanh tạp chí đã khiến Tản Đà nghĩ đến việc phải thành lập một tờ báo của riêng mình. Đó sẽ là nơi ông thể hiện được lý tưởng, chí nguyện của mình với sự nghiệp làm báo. Tháng 7/1926, Tản Đà cho ra đời An Nam tạp chí số đầu tiên, tòa soạn ở phố Hàng Lọng. * Từ khi “An Nam tạp chí” ra đời đến năm Tản Đà mất (1939) 20
  20. Sự ra đời của An Nam tạp chí, tờ báo mà Tản Đà dành hết tâm huyết, đã bắt đầu quãng đời lận đận của ông. Đây là tờ báo gắn với sự nghiệp của Tản Đà, đồng thời chiếm nhiều trang, nhiều bài viết nhất trong sự nghiệp báo chí của nhà thơ. Trong điều kiện mới, An Nam tạp chí chính là phương tiện để Tản Đà thực hiện lý tưởng lớn lao của mình với đất nước, điều mà ông đã không thể làm được khi không thành danh bằng khoa cử. Bởi vậy mà năm 1927, khi lãnh tụ Nguyễn Thái Học của Việt Nam quốc dân Đảng đến bàn với ông về việc dùng An Nam tạp chí như một cơ quan ngôn luận để đấu tranh và tuyên truyền, ông đã vui vẻ chấp nhận không điều kiện. Nhưng rồi, bản giao kèo mà Nguyễn Thái Học đưa ra đã vô tình chạm vào lòng tự ái của Tản Đà, nên việc lớn đã không thành. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối về điều này, nhưng thực chất, đó là điều không thể tránh khỏi khi tính tình và phong cách của Tản Đà và Nguyễn Thái Học là hoàn toàn khác nhau: một bên làm việc tùy hứng, một bên theo đường lối chủ trương. Ngoài An Nam tạp chí, Tản Đà còn cộng tác với nhiều báo khác như: Đông Pháp thời báo, Sống, Văn học tạp chí, Tiểu thuyết thứ Bảy, Thanh Nghệ Tĩnh, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm… Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi sâu vào mối quan hệ giữa Tản Đà và An Nam tạp chí. Nhìn lại toàn bộ hành trình làm báo của Tản Đà, có thể thấy ông vẫn mang nặng phong cách của một nhà Nho làm báo. Chính điều này đã tạo nên một Tản Đà - ký giả không giống ai và con đường làm báo của ông cũng lênh đênh, lận đận với không ít những ba đào. Với vai trò một ký giả, ông mang trong mình nhiều hoài bão to lớn về việc dùng báo chí để gánh vác những sứ mệnh to lớn của quốc dân. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, báo chí giống như một cứu cánh, một luồng gió mới mát lành để Tản Đà có thể thỏa sức vẫy vùng và bày tỏ những quan niệm cá nhân, những thái độ xã hội của mình, điều mà trước đây các nhà Nho vẫn thường phải giấu vào trong hoặc ẩn ý 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0