Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai
lượt xem 4
download
Ddeedf tài nghiên cứu nhằm khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai; đối tượng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai, một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- PHÙNG THU PHƯƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 Hà Nội- 2010
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- PHÙNG THU PHƯƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ Hà Nội - 2010
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………..3 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………………………..4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………8 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u…………………………………………………………………..8 5. Cấu trúc luâ ̣n văn…………………………………………………………………………..8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: Khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai……………………………………………………………………………10 1.1. Bức tranh chung về truyê ̣n ngắ n nữ thời kỳ đổ i mới………………………………..10 1.1.1. Nhƣ̃ng vấ n đề chung của văn ho ̣c thời kỳ đổ i mới…………………………………...10 1.1.2. Đội ngũ các cây bút truyện ngắn nƣ̃ thời kỳ đổ i mới………………………………...12 1.2. Trần Thùy Mai, con người và văn chương…………………………………………...13 1.2.1.Tiể u sƣ̉ Trầ n Thùy Mai……………………………………………………….............13 1.2.2. Quan niê ̣m về hiê ̣n thƣ̣c , về con ngƣời và nghề văn của Trầ n Thùy Mai……………15 1.2.3. Các chặng đƣờng sáng tác của Trần Thùy Mai………………………………………17 CHƢƠNG 2: Đối tượng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai……………………19 2.1 Tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai………………………………………….19 2.1.1. Những cung bậc tình yêu……………………………………………………………..19 2.1.1.1 Tình yêu gắn với định mệnh…………………………………………………19 2.1.1.2 Tình yêu trong sáng, thánh thiện…………………………………………….22 2.1.1.3 Tình yêu không rào cản……………………………………………………...26 2.1.2 Những bi ki ̣ch của tình yêu……………………………………………………………28 2.1.2.1 Bi kịch giữa hữu hạn và vĩnh hằng…………………………………………28 2.1.2.2 Bi kịch giữa cao thƣợng và thấp hèn……………………………………….32 2.1.2.3 Bi kịch giữa cõi đời và cõi đạo……………………………………………..34 2.2 Cảm hứng lịch sử trong truyện ngắn Trần Thùy Mai……………………………..…36 1 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai 2.2.1 Cái nhìn dân chủ hóa về lịch sử……………………………………………….36 2.2.2 Những tƣởng tƣợng, suy lý về lịch sƣ̉…………………………………………41 2.3. Màu sắc văn hoá Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai…………………………...46 2.3.1. Lối sống, cung cách ứng xử…………………………………………………………..47 2.3.2. Thế giới tinh thần độc đáo…………………………………………………………...49 2.3.2.1. Xu hƣớng duy mỹ ………………………………………………………..…49 2.3.2.2.Xu hƣớng tâm linh…………………………………………………………..51 2.3.3.Không gian văn hoá ngoài Huế trong con mắt một người Huế....................................56 CHƢƠNG 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 3.1. Nhân vật trong truyê ̣n ngắ n Trầ n Thùy Mai................................................................63 3.1.1 Nhân vật nữ với những nghịch lý của tình yêu và số phận…………………………...64 3.1.2 Nhân vật nam, những hình bóng nhạt nhòa, thụ động………………………………..68 3.1.3 Nhân vâ ̣t nghê ̣ si ̃ tài hoa, đa tình……………………………………………………...75 3.2. Nghê ̣ thuật xây dựng cố t truyê ̣n………………………………………………………80 3.2.1 Nghê ̣ thuâ ̣t ta ̣o tình huố ng…………………………………………………………….80 3.2.2 Giải quyết mâu thuẫn, xung đô ̣t………………………………………………………81 3.3. Ngôn ngữ .......................................................................................................................84 3.3.1 Ngôn ngƣ̃ độc thoại nội tâm…………………………………………………………..85 3.3.2 Ngôn ngƣ̃ đối thoại……………………………………………………………………87 3.3.3 Ngôn ngƣ̃ địa phƣơng…………………………………………………………………93 3.4. Giọng điệu………………………………………………………………………...……95 3.4.1 Giọng trữ trình sâu lắng……………………………………………………………….96 3.4.2 Giọng xót xa, cay đắ ng………………………………………………………………..97 3.4.3 Giọng triết lý, suy ngẫm……………………………………………………………..100 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………………….104 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….107 2 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Trƣớc hết ở góc độ cá nhân, công tác trong liñ h vƣ̣c liên quan đế n văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t, tôi có điề u kiê ̣n tiế p xúc với truyê ̣n ngắ n của Trầ n Thùy Mai , thêm nữa, có dịp trò chuyện với chị, nhận thấy ở ngƣời phụ nữ Huế này nét nữ tính, thâm trầm, kín đáo, không dễ nắm bắt trong ngày một ngày hai, con ngƣời cùng văn phong của chi ̣đã quyế n rũ tôi. 1.2. Lấy mốc thời gian từ sau khi nƣớc nhà đƣợc hoàn toàn độc lập năm 1975, cùng với sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực thì văn hoá văn nghệ đã có những vận động đáng kể, nhất là sau Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, tất cả nhƣ một luồng gió mới ào ạt thổi vào đời sống văn học. Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…Truyện ngắn trở thành một thể loại có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong văn học Việt Nam với rất nhiều cây bút nữ tiêu biểu nhƣ: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Lý Lan, Trần Thị Trƣờng, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Lập Em, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Bích Thúy, vv…Trong số đó có Trầ n Thùy Mai, mô ̣t cây bút truyện ngắn miền Trung khá nổi tiếng , tên tuổi của chị từ lâu không còn xa lạ với nhƣ̃ng ngƣời yêu văn chƣơng. Chị viết đều đặn, bền bỉ. Thời gian gần đây, hầu nhƣ năm nào chị cũng cho ra mắ t mô ̣t tâ ̣p truyê ̣n ngắ n . Trên văn đàn hiê ̣n đa ̣i, Trầ n Thùy Mai đã tạo dƣ̣ng cho mình mô ̣t lối viết riêng, mô ̣t phong cách khó trô ̣n l ẫn. Không cố gắ ng chƣ́ng minh sƣ̣ khác biê ̣t , không cha ̣y theo nhƣ̃ng cách thức gây sốc, Trầ n Thùy Mai viế t nhƣ mô ̣t nhu cầ u tƣ̣ thân, chị luôn trung thành với lối viết quen thuộc nhƣng đồng thời cũng không ngừng tìm tòi đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện. Bài viết về Trần Thùy Mai xuất hiện nhiều trên các trang báo giấy, báo mạng, nhất là sau khi một số truyện ngắn của chị đƣợc chuyển thể thành phim thì sự quan tâm ấy càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, thẩm bình về tác phẩm của Trần Thùy Mai phần nhiều mới dừng ở góc độ cảm xúc. Một số luận văn tốt nghiệp đại học và thạc sĩ nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai có những tổng hợp, phân tích và phát hiện đáng kể cả về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chƣa đƣợc tìm hiểu một cách thấu đáo và hệ thống thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai còn bề sâu chƣa đƣợc chạm tới. 3 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai 1.3. Với đề tài nghiên cƣ́u “Thế giới nghê ̣ thuật truyê ̣n ngắ n Trầ n Thùy Mai ”, luận văn hy vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về hƣớng tiế p câ ̣n và khả năng phản ánh cuô ̣c số ng trong truyện ngắn Trần Thùy Mai nhằm nêu lên những nét độc đáo trong phong cách sáng tạo cũng nhƣ những đóng góp của chị trong dòng chảy Văn ho ̣c Viê ̣t Nam đƣơng đa ̣i. 2. Lịch sử vấn đề: Gần 40 năm cầm bút với 10 tập truyện ngắn, Trần Thùy Mai đã miệt mài, cần mẫn tạo dựng một vị trí trên văn đàn. Giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam, giải thƣởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Giải thƣởng văn học Cố Đô cho hai tập truyện ngắn: Quỷ trong trăng và Thập tự hoa đã phần nào ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp văn học của Trần Thùy Mai. Cho đến thời điểm hiện tại khó có thể thống kê trọn vẹn, đầy đủ những bài viết về Trần Thùy Mai. Từ thực tế tìm hiểu, chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai làm hai phần: 2.1. Những đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thùy Mai: Tác giả Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã dùng hai chữ “ hiện tƣợng” để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thùy Mai trong đội ngũ sáng tác truyện ngắn hiện nay: “miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị vƣợt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nƣớc”. Một số bài viết từ con ngƣời, cuộc sống đời tƣ của Trần Thùy Mai để lý giải những điều chị gửi gắm trong trang viết của mình. Nhà thơ Lê Mỹ Ý có bài viế t đăng trên báo Tiề n phong tháng 3/2007 với nhan đề : Nhà văn dịu dàng và đa đoan ít dùng đến lý trí để phân tích mà dựa hẳn vào dòng cảm xúc đầy nữ tính của mình để hiểu Trần Thùy Mai. Dƣờng nhƣ Lê Mỹ Ý không chỉ viết bằng cảm quan của một ngƣời xem nhƣ đồng nghiệp của Trần Thùy Mai, một ngƣời viết văn, làm thơ, mà còn bởi cùng là phụ nữ nên tác giả thấu hiểu những đa đoan, những khúc quanh trong đời sống tình cảm của Trần Thùy Mai nhƣ một ngƣời em gái. Ở bài viết này tác giả gọi tên những “ám ảnh” hé lộ nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống, gia đình, thói quen, sở thích của nhà văn xứ Huế này. Cũng trong một bài viết trên báo Ngƣời đƣơng thời số tháng 5/2007, Lê Mỹ Ý tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai: “Từ tập truyện đầu tiên cho đến bây giờ, chị Mai bao giờ cũng giữ đƣợc cho mình một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách 4 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai thật trong sáng. Trong sáng đến mức luôn có cảm giác nhƣ chị là ngƣời luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời”. Tác giả Hồ Thế Hà trong bài Truyện ngắn Trần Thùy Mai - những giấc mơ huyền thoại chỉ ra vẻ đẹp nổi bật tron truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là “yếu tố huyền thoại, cổ tích” cùng “giọng văn nhẹ nhàng êm dịu, chất thơ”. Tác giả Phan Diễm Phƣơng trong bài viết Nét hấp dẫn của truyện ngắn Trần Thùy Mai cho rằng: hƣớng tiếp cận cuộc sống luôn chuyển biến, càng về sau càng đằm sâu, “thoạt tiên, cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề mặt qua câu chuyện kể. Nhƣng rồi sau đó, một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai có vẻ lắng vào chiều sâu hơn…chị đã cố gắng hƣớng ngòi bút của mình vào các trạng thái tâm tƣởng của nhân vật”. Trong bài viết này, tác giả đã xác định điểm nhấn đáng chú ý trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là: Kiểu nhân vật tâm tưởng. Tác giả Hoàng Nguyên Vũ trong bài viết đăng trên báo điện tử Văn nghệ công an (http//www.vnca.com) lý giải vì sao truyện của Trần Thùy Mai lại có sức sống mãnh liệt chính là vì chất “đời” trong đó, “những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời về trong những giấc mơ miên viễn. Nhƣng vấn đề không phải nói ai, hay viết về ai, thấp thoáng cuộc đời của ai mà là cái thông điệp đằng sau những cuộc đời ấy là gì”, tác giả bài viết khẳng định: “tình yêu ngập tràn các trang viết. Dù buồn hay vui, cô đơn hay hạnh phúc thì với Trần Thùy Mai phải có tình yêu mới khiến ngòi bút của chị chắp cánh (…), tình yêu là động lực của bút lực (…). Tình yêu thúc đẩy cuộc sống đẹp hơn và làm đƣợc nhiều việc có ích”. Tác giả Lý Hạnh có bài: Nhà văn Trần Thùy Mai : Viế t về tình yêu không phải để “câu khách” đăng trên báo Công an nhân dân số tháng 3 năm 2008 đƣa ra nhận định mang hƣớng mở cho những phân tích về truyện ngắn Trần Thùy Mai: chị dành tình cảm ƣu ái rất riêng cho các nhân vật đƣợc đặt trong “cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp”, cụ thể ở đây là trong tình yêu. Tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc và đớn đau đến nhƣờng nào thì con ngƣời cũng chỉ thật sự tìm thấy hạnh phúc khi có nó. Mỗi nhân vật một hoàn cảnh, một vết thƣơng lòng khác nhau nhƣng tất cả đều mang khát vọng về một tình yêu mãnh liệt và bất tử. 5 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Cũng về nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, tác giả Diệu Hiền trong bài: Trần Thùy Mai và bi kịch của người phụ nữ đăng trên báo Kiến thức gia đình số tháng 11 năm 2002 chỉ ra nhân vật trung tâm trong các sáng tác của Trần Thuỳ Mai là ngƣời phụ nữ “sống tốt hết mình nhƣng kết cục phần nhiều họ đều gặp bất hạnh, đau khổ”. Tác giả Lê Hƣơng Thủy trong bài : Một góc nhìn về truyê ̣n ngắ n năm 2008 đăng trên tạp chí Văn nghê ̣ quân đô ̣i nhâ ̣n thấ y nét nổ i bâ ̣t nhấ t trong nhƣ̃ng tâ ̣p truyê ̣n về sau của Trần Thuỳ Mai là chuyển hƣớng vào đề tài lịch sử với một cách tiếp cận mới với cái nhìn giải thiêng, thân mật hóa đối tƣợng. Tuy mới chỉ khái quát nhƣng là nhận định rất chuẩn xác về mảng đề tài lịch sử có thể coi là tạo nên phong cách của Trần Thùy Mai. Nhà thơ Mai Văn Hoan có bài viết nhan đề khá ấn tƣợng: Trần Thùy Mai và những giấc mơ hoang tưởng, bên cạnh việc khẳng định đề tài xuyên suốt trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai là đề tài tình yêu, ông đặc biệt quan tâm đến các thủ pháp nghê ̣ thuâ ̣t : từ cốt truyê ̣n, cách xây dựng nhân vật , giọng điệu… trong đó không thể không nhắc đến cách kể truyện “theo ngôi thứ nhất”. Đây là bài viết hiếm hoi bàn đến nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trên đây là nhƣ̃ng đánh giá , nhâ ̣n xét ít n hiề u đã đô ̣ng chạm tới nét riêng trong truyê ̣n ngắ n Trầ n Thùy Mai về phƣơng diện nội dung, nghệ thuật: đề tài tình yêu, lịch sử, những nhân vật bình thƣờng, bé nhỏ, thế giới nhân vật nữ nhiều đa đoan, giọng văn dịu dàng mang âm hƣởng của vùng đất cố đô. 2.2. Những đánh giá, phân tích tác phẩm cụ thể của Trần Thùy Mai: Có thể nói, Hồ Thế Hà là một trong những ngƣời nghiên cứu khá chi tiết về sáng tác của Trần Thùy Mai, trong bài: Thế giới truyện ngắn Trần Thùy Mai qua Trò chơi cấm (Tìm trong trang viết, NXB Thuận hoá, Huế, 1998) trình bày một cách hệ thống các khía cạnh trong thế giới nghệ thuật của tập truyện này nhƣ: kết cấu, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật. Theo tác giả, thời gian và không gian khát vọng đƣợc miêu tả bằng bút pháp huyền thoại. Về giọng điệu chủ đạo trong Trò chơi cấm là “giọng văn tâm tình, mềm mại gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân văn; giọng văn thủ thỉ tâm tình và thấm đẫm chất thơ, quyến rũ bởi chất huyền thoại”, qua đó thấy đƣợc truyện ngắn Trần Thùy Mai mang đậm chất triết lý về sự sống của con ngƣời thời hiện đại. 6 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Cũng về tập truyện này, bài: Nữ tính trong“ Trò chơi cấm” của Trần Thùy Mai đăng trên báo Sài Gòn giải phóng theo nhà văn Lý Lan - ngƣời đã từng in chung với Trần Thùy Mai tập truyện Cỏ hát thì chất nữ tính trong cách viết của Trần Thùy Mai rất rõ rệt, tiếc là Lý Lan đã không đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể của tính nữ trong Trò chơi cấm. Tập truyện Quỷ trong Trăng của Trần Thùy Mai nhận đƣợc nhiều sự quan tâm. Bài Cuộc hành hương bên bờ xa vắng của tác giả Vọng Thảo đăng trên Tạp chí Sông Hƣơng số 157 (3/2002) gọi ra điểm nhấn trong“Quỷ trong trăng” chính là tạo lập một thế giới mà ở đó, phận ngƣời vẫn còn những khắc khoải cô đơn. Phân tích kiểu ngƣời phụ nữ nổi loạn là cách tiếp cận rất riêng của Nguyễn Thị Kim Huệ trong bài viết Quỷ trong trăng và thế giới nữ đậm cá tính Tây Phương. Tác giả cho rằng nét độc đáo trong cách xây dựng hình tƣợng biểu hiện ở chỗ “những ngƣời phụ nữ phƣơng Đông dịu dàng. Ấy thế mà trái tim họ, lại còn mang dòng máu nóng phƣơng Tây bất chấp và nổi loạn, dù đôi lúc nổi loạn trong bế tắc. Các nhân vật nữ bên nét thánh thiện, đều tiềm tàng một dòng máu “quỷ” mộng yêu, ngông cuồng vì yêu và chết vì yêu”. Báo Thanh niên (2001) và Quảng Nam chủ nhật (2002) đăng bài của các tác giả: Ngô Thị Kim Cúc và Bảo Anh phân tích về phần ngƣời - phần quỷ trong Quỷ trong trăng. Về tập truyện Mưa đời sau, trên báo Nhân dân số 305 Minh Phƣơng có bài giới thiệu: Đọc sách: Mưa đời sau, khẳng định nhân vật trung tâm trong tập truyện này đều giàu lòng hƣớng thiện, “diễn biến tâm lý với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”. Về tập truyện Mưa ở Strasbourg, bài viết có nhan đề Em ơi, phía ấy mưa rơi đăng trên trang báo điện tử http//www.tuanvietnam.vn đƣa ra những nhận xét ngắn gọn, sắc sảo rằng Trần Thùy Mai “táo bạo trong việc thể hiện những khoảng trống tâm hồn của ngƣời phụ nữ ngày nay, ẩn chứa ở đó là những khao khát rất đời”. Theo bài viết trên thì bên cạnh việc tiếp tục khắc họa đậm nét số phận ngƣời phụ nữ thì ở tập truyện này xuất hiện nhiều hơn những mặt trái, ty tiện, đớn hèn. Về tập truyện: Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ có lời giới thiệu: Trần Thùy Mai đã đổi món cho độc giả bằng các bối cảnh và các tuyến nhân vật độc đáo, khác lạ (nhƣng 7 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai không xa lạ), ngƣời đọc nhƣ đƣợc chạm vào những vàng son xƣa cũ rồi lại thấy mình đang ở đâu đó rất xa xôi giữa lòng hiện tại. Cũng về tập truyện này, đọc “Một mình ở Tokyo - Tấm lòng vị tha nhân hậu là cội rễ của hạnh phúc” tác giả Xuân Viêm cho rằng cái mới lạ nhất ở tập truyện này chính là sự thay đổi thị giác, Một mình ở Tokyo vƣợt khỏi không gian tĩnh lặng “rất Huế” của Trần Thùy Mai. Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ về truyện ngắn Trần Thùy Mai nhƣ: Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Nguyễn Thị Hồng Lê), Hình tượng tác giả và nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới (Trần Thị Lệ Thanh), Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Trần Thị Hậu)… Ở những mức độ khác nhau các ý kiến, nhận xét của ngƣời nghiên cứu đi trƣớc là những gợi mở quý giá cho chúng tôi khi đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ truyê ̣n ngắ n đã đƣơ ̣c xuấ t bản của Trần Thùy Mai. Bên ca ̣nh đó là nhƣ̃ng ý kiế n phát biể u , trả lời phỏng vấn của tác giả trên các phƣơng tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng. Ngoài ra để làm sáng rõ hơn những phân tích , nhâ ̣n đinh, ̣ trong luâ ̣n văn chúng tôi cũng chú ý tới tác phẩm của một số cây bút nữ cùng thế hệ với Trần Thùy Mai. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tìm hiểu truyện ngắn của Trần Thùy Mai trên hai phƣơng diện với những điểm nhấn quan trọng về nội dung (tình yêu, lịch sử, văn hoá Huế) và nghệ thuật (nhân vật, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu). 4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u : - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu. - Phƣơng pháp thông kê, phân loại. - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học. 5. Cấ u trúc luâ ̣n văn: 8 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Luận văn của chúng tôi đƣợc triển khai thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kế t luâ ̣n và tài liệu tham khảo. Phần nội dung đƣợc triển khai trong 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: Khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai. CHƢƠNG 2: Đối tƣợng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai. CHƢƠNG 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 9 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT TRUYỆN NGẮN NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI 1.1. Bƣ́c tranh chung về truyêṇ ngắ n nƣ̃ thời kỳ đổ i mới : 1.1.1. Những vấ n đề chung của văn học thời kỳ đổ i mới: Nhìn trên tổng thể tiến trình văn học Việt Nam trong thế kỷ XX và cho đến nay, có thể thấy ba thời kỳ lớn với xu hƣớng vận động khác nhau. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, văn học vận động theo hƣớng hiện đại hóa. Trong 30 năm tiếp theo (từ năm 1945 đến năm 1975) có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hƣớng vận động cơ bản của nền văn học cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh. Còn từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của con ngƣời, cũng đã trở thành xu hƣớng vận động bao trùm của nền văn học”[34]. Một đặc điểm riêng của văn học Việt Nam từ năm 1945 - 1975, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của ba mƣơi năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là ba mƣơi năm văn học chủ yếu phục vụ kháng chiến: kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 - 1954 và kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975. Từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cả nƣớc độc lập và thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Đảng bƣớc vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có nhiều thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thế nhƣng khó khăn là hậu quả chiến tranh để lại là quá nặng nề, để hồi phục và phát triển kinh tế đất nƣớc cần phải có những kế sách lâu dài, những điều chỉnh hợp lý. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt đƣợc trong 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình. Đại hội đã chỉ rõ: Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ, phải đổi mới tƣ duy, trƣớc hết là tƣ duy kinh tế. Chính đƣờng lối đổi mới này đã mang đến cho cách mạng nƣớc ta nguồn sức mạnh mới để tiến lên theo 10 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong đó sự hình thành của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Nhiều mặt của đời sống xã hội đã thay đổi, trong đó có đời sống nghệ thuật. Sự đổi mới trong văn học đầu tiên phải nói tới là sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật và ý thức cầm bút của nghệ sĩ. Tƣ tƣởng đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xƣớng và tinh thần dân chủ của thời đại mới cho phép nhà văn có quyền tiếp cận và tái hiện đời sống trong tính đa dạng và sinh động của nó. Không còn chuyện phân biệt đề tài ƣu tiên hay đề tài không ƣu tiên, đề tài chính hay đề tài phụ. Công cuộc đổi mới sau năm 1986 với chủ trƣơng “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã mở ra định hƣớng rõ ràng không khuôn sáo, gò ép, ngƣời viết đƣợc tự do trong sáng tạo nghệ thuật. Về đề tài, nổi trội nhất, có sức hấp dẫn nhất, không viết về những điều gì quá xa vời, to tát, các nhà văn hƣớng sự quan tâm tới cuộc sống đời thƣờng với các mối quan hệ phức tạp. Góc độ đời tƣ quy chiếu trong đạo đức, gia đình, công việc, tình yêu, nỗi đau khổ.vv... luôn đƣợc thể hiện trên trang viết của các nhà văn. Về nhân vật trung tâm, nhà văn có thể miêu tả cả những mặt trái của đời sống, những mặt khuất kín của con ngƣời vì “tất cả những gì thuộc về con ngƣời đều không xa lạ đối với tôi” (Marx). Chƣa bao giờ mối liên hệ giữa tác giả - tác phẩm - ngƣời đọc lại trở nên gần gũi và nhuần nhụy đến thế. Nhà văn không phải là ngƣời răn dạy, giáo huấn về đạo đức mà thực hiện cuộc đối thoại với ngƣời đọc thông qua các văn bản nghệ thuật của mình. Đó phải là những văn bản nghệ thuật đa nghĩa, giàu sức gợi và giàu tính nhân văn. Điều đó chứng tỏ tƣ duy đối thoại đã thấm sâu vào đời sống văn học. Về hiǹ h thƣ́c nghê ̣ thuâ ̣t , nhiề u thủ pháp nghệ thuật xuất hiê ̣n , xuất phát từ tinh thần dân chủ và ý thức cá tính hóa, nhà văn có cách ứng xử ngôn ngữ tự do hơn với tinh thần coi trọng sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: Chƣa bao giờ văn học Việt Nam lại phong phú nhƣ thế về cách thức biểu hiện và giọng điệu nghệ thuật. Hiện nay chủ yếu có hai hƣớng đổi mới: đổi mới trên nền truyền thống và đổi mới theo kiểu hiện đại phƣơng Tây. 11 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Cũng cần nói thêm rằng, gần đây xuất hiện cụm từ: văn học trẻ để chỉ thế hệ ngƣời viết thuộc thế hệ 8x. Đây là một tập hợp những cây bút có sức trẻ, có ý thức tự tạo cho mình những khoảng riêng trong cách viết, vì vậy, hƣớng đến mọi đối tƣợng ngƣời đọc không phải là mục đích của họ. Bắt gặp việc sử dụng ngôn ngữ khá hiện đại, thậm chí là rất “cute” rất “teen” để trình bày những vấn đề họ quan tâm. Có nhiều ý kiến trái triều về sáng tác của thế hệ 8x, tuy nhiên, góc độ nào đấy chứng tỏ nền văn học của chúng ta vẫn đang vận động với những thể nghiệm mới, những nhân tố mới đang hình thành và phát triển. Cũng nhƣ vậy, trong dòng chảy của văn học đƣơng đại cần phải quen với một khái niệm mới: văn học mạng. Hiện nay có hai hƣớng gần nhƣ ngƣợc nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng tác trên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng. Công bằng mà nói, không ai có thể phủ nhận tính nhanh, nhậy của văn học mạng nhƣng xét về chất lƣợng thì còn rất nhiều điều phải lên tiếng, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạt chất lƣợng nghệ thuật cao thì rất khó. Nói nhƣ vật để thấy, nền văn học đƣơng đại của chúng ta luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nhà văn hơn ai hết phải tự đổi mới mình thì mới bắt nhịp đƣợc với hơi thở vội vàng, gấp gáp của cuộc sống. 1.1.2. Đội ngũ các cây bút truyê ̣n ngắ n nữ thời kỳ đổ i mới: Cũng cần nói xa hơn một chút nếu nhƣ trên văn đàn Viê ̣t Nam nhƣ̃ng năm đầ u thế kỷ XX chỉ có mô ̣t số ít gƣơng mă ̣t nƣ̃ xuấ t hiê ̣n , hay nói một cách khác thì giới văn sĩ nữ vẫn vắ ng bóng trên văn đàn . Giai đoa ̣n 1930- 1945, lĩnh vực thơ có đô i ba ngƣời (Anh Thơ , Mô ̣ng Tuyế t, Vân Đài , Hằ ng Phƣơng) còn riêng lĩnh vực truyện ngắn gần nhƣ không có tên tuổi nổi bật . Giai đoa ̣n 1945-1975, xuấ t hiê ̣n một số tác giả nữ nhƣ : Lê Minh , Vũ Thị Thƣờng, Bích Thuận, Thanh Hƣơng, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thi ̣Nhƣ Trang, Dƣơng Thị Xuân Quý , Lê Minh Khuê… Sau năm 1975 đặc biệt là thời kỳ đổi mới, trong lĩnh vực truyê ̣n ngắ n có hiện tƣợng“âm thi ̣nh dương suy ” (75% ngƣời viế t truyê ̣n ngắ n l à nữ, theo thố ng kê của tác giả Bùi Việt Thắng ) với những tên tuổi nhƣ: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo , Võ Thị Xuân Hà , Nguyễn Thi ̣Ấm , Dạ Ngân , Trầ n Thùy Mai , Nguyễn Thi ̣T hu Huê ̣, Phan Thi Va ̣ ̀ ng Anh , Đỗ Bích Thúy, Trầ m Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thi ̣Diê ̣p Mai , Đỗ 12 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Hoàng Diệu , Nguyễn Ngo ̣c Tƣ , Đỗ Bích Thúy…[56,200]. Có ý kiến cho rằng: “Văn học đƣơng đại Việt Nam mang gƣơng mặt nữ” quả không phải không có căn cứ. Nhà thơ Đức J. Bêsơ đã nói “nền văn học mới bao giờ cũng ra đời những con ngƣời mới”, mỗi giai đoạn văn học đều có những nhân vật văn học đặc trƣng. Xét riêng các tác giả nữ thời kỳ đổi mới, họ đặc biệt quan tâm những vấn đề thuộc về giới mình. Không theo hƣớng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tƣ tƣởng nhƣ trƣớc đây, trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, việc xem phụ nữ nhƣ một khách thể thẩm mỹ độc lập, nhƣ một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần đƣợc khám phá và lý giải nhƣ đã trở thành một “trào lƣu”. Trong bài “Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam (Tạp chí Văn hoá Dân gian số 1/2006) tác giả Trần Ngọc Dung nhấn mạnh nét mới trong sáng tác về ngƣời phụ nữ đó là “ sự bí ẩn trong thế giới nội tâm của ngƣời phụ nữ là một đề tài luôn hấp dẫn…”. Với những trải nghiệm trong nghề viết, trong cuộc đời, những cây bút nữ thƣờng đƣa ra những kinh nghiệm, triết lý về cuộc đời, về gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tình yêu và cả những khổ đau, bất hạnh. Bên cạnh những tác giả truyện ngắn gây “sốc” với những đề tài nóng bỏng, cách viết mới và lạ, tạo những ý kiến khen chê trái ngƣợc, còn có một bộ phận tác giả nữ ít tạo ra những sóng gió trong dƣ luận. Trong vƣờn hoa văn học nở rộ với rất nhiều loài hoa mang hƣơng sắc ấy, nổi bật lên những cây bút để lại dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc. Trần Thùy Mai với những tập truyện ngắn đặc sắc của mình cũng là một gƣơng mặt tiêu biểu trong số đó. 1.2. Trần Thuỳ Mai con ngƣời và văn chƣơng: 1.2.1. Tiểu sử Trầ n Thùy Mai: Để thành danh, tạo dựng sự nghiệp thì những đô thị lớn thƣờng là miền đất hứa cho nhiều cây bút. Trong lần trả lời phỏng vấn trên một tờ báo với câu hỏi: “Chị viết văn khá lâu, cũng chăm chút độc giả đến từng chi tiết nhƣng sống ở Huế, chị thấy mình thiệt thòi những gì so với đồng nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?”. Nhà văn Trần Thuỳ Mai bằng cơ duyên của một ngƣời cầm bút gần 40 năm đã trả lời rằng: “Có cái mất và cái 13 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai đƣợc, điều này thì ngay cả những ngƣời ở hai thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng thế. Dù đƣợc hay mất thì mình luôn mong muốn đƣợc sống và viết ở đây, vì cả cuộc đời và trang viết của mình đã gắn chặt với vùng đất này nên khó mà đi xa đƣợc”. “Vùng đất này” mà chị nói tới ấy là Huế. Trầ n Thùy Mai vẫn luôn coi mình là một ngƣời gốc Huế, không chỉ bởi cha mẹ chị là ngƣời Huế, mà Huế còn là mảnh đất chị lớn lên, lập gia đình ở đó và gắn bó suốt cả cuộc đời. Trong những năm 50 vì lý do công tác nên cha mẹ chị chuyển vào Hô ̣i An . Năm 1954, cô bé Trầ n Thùy Mai cất tiếng khóc chào đời và không lâu sau, năm chị tròn một tuổi lại theo gia điǹ h quay trở la ̣i Huế . Chị tâm sự: “tôi sinh ra ở Hội An…Dù đã rời xa Hội An khi còn quá nhỏ nhƣng tôi luôn gởi về đấy nhiều mộng tƣởng huyễn hoặc lung linh, đẹp nhƣ cổ tích. Còn Huế là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tác phẩm của tôi, bởi đó là nơi tôi sống hầu hết cuộc đời mình. ,“Tôi đƣợc đến nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để ghi chép dân ca, ca dao. Tôi rất cảm cái chất u uẩn, thầm kín của hò mái nhì Huế, yêu cái chất mãnh liệt, nồng nàn hò khoan Quảng Nam. Một bên thì mơ màng sƣơng khói: “Lên non ngậm ngải tìm hƣơng / Em đây ở với ngƣời thƣơng tới cùng. Còn một bên thì dữ dội: “Tay em cầm con dao sắc/ Trao qua cái rổ, cắt cái cổ con kê/ Hai ta lên miếu mà thề/ Cạn sông lở núi đừng hề bỏ nhau ”, dƣờng nhƣ dù ít dù nhiều, những câu ca dao, dân ca thấm đẫm hơi thở cuộc sống đã nuôi dƣỡng con ngƣời văn trong Trần Thùy Mai để rồi sau này có một ngƣời văn Trần Thùy Mai dịu dàng, tinh tế nhƣng cũng có một ngƣời văn Trần Thùy Mai mãnh liệt và quyết đoán. Với Trần Thuỳ Mai thì: “Một thành phố nói hoài không hết, viết hoài không hết chuyện, đó là Huế. Ngƣời ta thƣờng bảo Huế là xứ đi để mà nhớ, không phải xứ ở để mà thƣơng... Đúng vậy, trong những chặng thăng trầm của Huế, nhiều bạn bè của tôi đã ra đi, phần tôi cũng đã có lúc nghĩ đến một chuyến đi xa nhƣng rồi vẫn ở lại. Đấy là duyên phận của tôi với mảnh đất này”. Trần Thùy Mai bắt đầu đƣợc các bạn trẻ yêu thích văn chƣơng ở Huế biết đến khi chị đang học ở trƣờng Đồng Khánh những năm trƣớc giải phóng (1975). Tình yêu của chị dành cho văn chƣơng tiếp tục đƣợc nuôi dƣỡng khi chị quyết định thi vào trƣờng Đa ̣i ho ̣c sƣ pha ̣m Huế năm 1972. Trong 4 năm là sinh viên, Trần Thùy Mai tiếp tục sáng tác. Năm 1975, Trần Thùy Mai có truyện ngắn đầu tiên đăng báo Văn nghệ. 14 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Ra trƣờng chi ̣đƣơ ̣c giƣ̃ la ̣i làm giảng viên . Năm 1987, chị chuyển sang công tác tại Nhà xuất bản Thuận Hóa. Năm 2009, Trầ n Thùy Mai nghỉ hƣu và tiế p tu ̣c công viê ̣c viế t lách của min ̀ h . Chị miêu tả cuộc sống hiện tại của mình nhƣ thế này: “Một mình trong ngôi nhà yên tĩnh, tôi viết về xứ Huế xƣa và nay, nắm bắt những dáng nét cổ xƣa và hiện đại của một vùng đất, để tặng cho ngƣời đọc những phút giây chia sẻ cảm xúc và ngẫm nghĩ chung về cuộc sống. Đó là quà tặng dành cho những ngƣời sống quanh tôi, chắt lọc từ những tinh hoa của một vùng đất mà tôi đã chọn ở để mà thƣơng”. Trần Thuỳ Mai là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. 1.2.2. Quan niê ̣m về hiê ̣n thực, về con người và nghề văn của Trần Thùy Mai: Trần Thùy Mai là ngƣời cởi mở, dễ gần, chị sẵn sàng chia sẻ về công việc sáng tác với những ngƣời yêu văn thơ. Một thái độ làm việc nghiêm túc, thống nhất trong lời nói và hành động, có những tôn chỉ sáng tác rõ ràng, hiểu đƣợc điều đó sẽ giúp soi tỏ ý nghĩa tƣ tƣởng, những tâm sự ẩn sâu trong các trang viết của chị. Bất cứ nhà văn nào khi dấn thân vào sáng tác cũng phải biết tạng của mình, lãnh địa mình thông thuộc hay nói một cách khác là xác định đƣợc sở trƣờng, không thể viết văn theo kiểu đốt đuốc đi đêm. “Tôi nhƣ một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ”, hiê ̣n thƣ̣c phản ánh mà Trần Thùy Mai quan tâm đầu tiên là “tập trung thể hiện những đau khổ của con ngƣời ”. Qua câu nói này của chị chợt liên tƣởng đến hình ảnh chú chim nhỏ trong trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụii mận gai, tự nguyện và kiêu hãnh lao mình vào bụi mận gai, cắm chiếc gai dài nhất, nhọn nhất vào ngực mình để ca lên bài ca bất tử về khổ đau trên trần thế, bài ca khiến chúa trên thiên đàng cũng phải mỉm cƣời. Dù bài ca ấy có phải trả giá bằng máu, thậm chí là cả cái chết. Chị quan niệm tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời. Đau khổ có đầy trong cõi sống này. Viết, cảm nhận nỗi buồn của ngƣời bên cạnh, về gian khó của đời mình để tạo ra mối đồng cảm chung là đƣờng hƣớng theo đuổi của chị. Dƣờng nhƣ là thế, trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai phảng phất cuộc đời đa đoan của chị, câu chuyện của những ngƣời bạn hay những câu chuyện tình cờ chị đã tình cờ 15 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai nghe đƣợc từ những ngƣời sống quanh mình. “Văn chƣơng cho tôi thêm ba ̣n bè , nhấ t là nhƣ̃ng ba ̣n gái, họ đến và kể cho tôi nghe những tâm tình của họ”. Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cụ thể để diễn tả khả năng biểu đạt chân thực của văn chƣơng: “Jack London viết về thế giới vàng vì bản thân ông ấy từng là ngƣời đi tìm vàng.” Cho nên “viết về những điều mình từng trải nghiệm” với “lấy chuyện mình ra để viết” vẫn có chút khác nhau về ý nghĩa. Nhƣng cả hai cách nói đó cùng nhấn mạnh một ý: ngƣời viết không thể dựng nên nhân vật mà không lên thác xuống ghềnh cùng nó. Có một nhà văn nói đại ý thế này: “Viết văn phải đứng trên đôi bờ cảm xúc, một là yêu mãnh liệt, hai là căm ghét tột cùng, không thể lỡ cỡ trong tình cảm mà mong viết văn”. Trần Thùy Mai đã chọn cho mình bến đậu đầu tiên, phần vì tạng ngƣời của chị chỉ có thể yêu nhiều hơn ghét: “Tôi nghĩ rằng các hành động của con ngƣời chung quy đều thuộc một trong hai nhóm: thƣơng yêu nhau hoặc đấu đá lẫn nhau. Tôi chọn viết về nhóm thứ nhất”. Mƣời tập truyện ngắn, quá nửa số truyện trong đó là viết về tình yêu. Chị cho rằ ng “khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc là điều mà ai cũng quan tâm, mà trong đó, tình yêu là mô ̣t da ̣ng thể hiê ̣n gầ n gũi và dễ cảm nhâ ̣n nhấ t . Viế t về cái gì thì bắ t đầ u cũn g là tƣ̀ thƣơng yêu, kế t thúc cũng là tƣ̀ thƣơng yêu”. Sống để yêu, yêu để viết, đây cũng là mục đích dấn thân vào nghiệp văn của Trần Thùy Mai “viế t văn với tôi là mô ̣t cách thƣơng yêu với chính mình và nhƣ̃ng ngƣời xung quanh. Nghề văn đố i với tôi là khung cƣ̉a he ̣p dẫn đế n thiên đƣờng . Nế u không đủ tin ̀ h yêu thì đừng dấn thân . Cƣ́ số ng h ết lòng và viết hết lòng , bởi nghê ̣ thuâ ̣t cũng giố ng nhƣ tình yêu, ngƣời ta chỉ có thể nhâ ̣n đƣơ ̣c ngay trong lúc cho đi . Cuô ̣c hành trin ̀ h của văn chƣơng là cuộc hành trình không ngừng nghỉ…khi mở lòng ra , mình sẽ luôn đƣợc đón nhận”. Chính vì tình yêu, trách nhiệm và ý thức về sứ mệnh của ngƣời cầm bút mà Trần Thùy Mai coi “văn chƣơng là mô ̣t công viê ̣c nghiêm túc vất vả , thâ ̣m chí cƣ̣c nho ̣c , nhƣng đây không phải là công việc khiến tôi mệt mỏi , vì đó là niềm yêu thích của tô i. Hạnh phúc của ngƣời phụ nữ viết văn giống nhƣ niềm vui của cái cây đƣợc mọc lên trong đất và khí trời để sống. Niềm hạnh phúc ấy giúp tôi sống và vƣợt qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời”. Trần Thùy Mai đến với văn chƣơng nhƣ một sự bấu víu cho nỗi cô đơn của mình, nhƣ thế, văn chƣơng là cứu cánh, là tiên dƣợc điều trị bệnh trong tâm, là định mệnh không thể khác. 16 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai Nói về việc làm mới mình trong văn chƣơng, Trần Thùy Mai cho rằng: “Tôi cùng thế hệ với Lý Lan, Minh Ngọc, thế hệ cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Nhìn lại, đây chính là thế hệ dò đƣờng đi tìm những đề tài hậu chiến. Có thể có những sáng tạo, nhƣng vẫn không thể không bị ảnh hƣởng bởi những lối mòn. Cho đến bây giờ ngay chính tôi, khi viết vẫn dễ bị cóng tay vì nghĩ tới những ngƣời độc giả với lối đọc cũ. Không chấp nhận sự thay đổi, hạn chế cái mới, chỉ thừa nhận một lối đi chính là nguy cơ mà mọi ngƣời viết hiện nay vẫn phải đƣơng đầu”. Trần Thuỳ Mai với tôn chỉ trong đời sống và nghệ thuật là ở sự chân than. Ở chị nhận thấy nỗ lực, nghiêm túc trong sáng tạo, bởi “ Nghệ thuật cũng nhƣ tình yêu, phải khó khăn, không chấp nhận sự dễ dãi”(Khói trên sông hương). 1.2.3. Các chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai: Trần Thùy Mai đã tâm sự về những ngày đầu chị sáng tác: “bắt đầu cầm bút sau ngày hòa bình lập lại, tôi viết về Huế sau chiến tranh nhƣ một niềm hy vọng vƣơn lên và tái sinh. Tập truyện ngắn đầu tay “Bài thơ về biển khơi” viết tại trại viết Vũng Tàu năm 1982 là tập truyện mà tôi gửi gắm rất nhiều mơ ƣớc của mình về một cuộc sống tốt đẹp và lƣơng thiện giữa một thời kỳ đời sống rất khó khăn. Từ ấy đến nay tôi đã có thêm tám tập truyện nữa. Tám tập truyện tôi đã âm thầm viết trong những ngày tháng buồn bã nhất cũng nhƣ vui sƣớng nhất trong đời mình. Trong những tập này có tập Quỷ trong trăng đƣợc viết trong thời kỳ tôi viết với nhiều đam mê nhất”. Cuối năm 2002, tập truyện ngắn Quỷ trong trăng của chị đƣợc giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam. Một năm sau, tập truyện ngắn Thập tự hoa đƣợc giải thƣởng của Ủy ban Toàn quốc các Hội liên hiệp Văn học và Nghệ thuật. Cùng năm đó, báo Tuổi Trẻ đƣa tin: “Trần Thùy Mai lập Hattrick” vì trong cùng một năm Trần Thùy Mai có ba truyện ngắn đƣợc ký hợp đồng chuyển thể thành phim truyện nhựa. Thập tự hoa là truyện ngắn nói về tình yêu của một ngƣời đàn bà đơn thân, một mình nuôi đứa con gái nhỏ. Gió thiên đường có nhân vật là những ngƣời trẻ trong một lớp khiêu vũ, những ngƣời trẻ lớn lên sau chiến tranh, với cách nói, cách nghĩ, cách yêu đƣơng không còn giống thế hệ trƣớc, nhƣng vẫn mang đậm nét nội tâm của con ngƣời xứ Huế. Gió thiên đường đã đƣợc dịch giả Kato Sarkaie dịch ra tiếng Nhật đăng ở tạp chí Shincho là tạp chí Văn nghệ 17 Phùng Thu Phƣơng
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai lớn nhất ở Nhật Bản. Với sự dàn dựng của đạo diễn Lâm Lê Dũng truyện đã đƣợc chuyển thành phim truyện nhựa chiếu ra mắt trong lễ hội hoa Đà Lạt năm 2006. Đến năm 2008, với đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng đƣợc dựng thành một bộ phim mang đậm sắc thái văn hóa Huế. Phim đã đƣợc nhiều liên hoan phim trên thế giới chú ý và mời tham dự: Liên hoan phim Dubai, Munich, Zurich, Đài Loan, Bangkok , Lyon và đƣợc chiếu tại hơn hai mƣơi trƣờng Đại học danh tiếng của Hoa Kỳ. Vậy là, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai khá có duyên với điện ảnh, nó làm đầy đặn thêm hành trình sáng tác của chị trên con đƣờng đến với công chúng. Khái quát lại có thể thấy chặng đƣờng sáng tác của Trần Thùy Mai nhƣ sau: Tâ ̣p truyê ̣n ngắ n đầ u tay của Trần Thùy Mai xuất bản tại Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1983 có tên: Bài thơ về biển khơi. Năm 1984, Trần Thùy Mai in chung cùng nhà văn Lý Lan tâ ̣p truyê ̣n ngắn Cỏ hát. Năm 1994, chị cho ra mắ t tâ ̣p truyê ̣n ngắ n : Thị trấn hoa quỳ vàng (Nhà Xuất bản Tác phẩm mới ). Năm 1998: Trò chơi cấm (Nhà xuất bản Trẻ); Quỷ trong trăng (Nhà xuất bản Trẻ, 2001); Thập Tự Hoa (Nhà xuất bản Thuận Hóa , 2003; Mưa đời sau (Nhà xuất bản văn nghệ 2005); Mưa ở Starbourg (Nhà Xuất bản phu ̣ nƣ̃, 2007); Một mình ở Tokyo (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2008) và tập Onkel yêu dấ u ra mắ t vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 2010. Đó là chƣa kể các tập truyện nhƣ: Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa, Huế; Lửa hoàng cung, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyện tình trong cung Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế tập hợp những truyện ngắn đƣợc coi là xuất sắc từ các tập truyện của Trần Thùy Mai. Với sức viết bền bỉ, đề tài hấp dẫn, văn phong lôi cuốn, luôn có sự tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật thể hiện, Trần Thùy Mai đã góp phần không nhỏ vào dòng chảy sôi động của văn học Việt Nam đƣơng đại. 18 Phùng Thu Phƣơng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn