intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

244
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm trình bày về Lý Văn Sâm – cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật; thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm nhìn từ phương diện nội dung; thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ti Na THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ VĂN SÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ti Na THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ VĂN SÂM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀI ANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Hoài Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn,tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Tổ Văn học Việt Nam cũng như Khoa Ngữ Văn, Thư viện cùng Phòng Sau Đại học và Công nghệ trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian qua. Tuy đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, quý đồng nghiệp và bạn bè. Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Người viết luận văn Nguyễn Thị Ti Na 1
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................................11 6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................12 CHƯƠNG 1: LÝ VĂN SÂM – CUỘC ĐỜI, VĂN NGHIỆP VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT .......................................................................................................... 13 1.1. Cuộc đời ......................................................................................................................13 1.1.1. Quê hương và thời niên thiếu ............................................................................... 13 1.1.2. Thời kì trưởng thành và tham gia kháng chiến ..................................................... 14 1.1.3. Thời kì đất nước hoà bình, thống nhất và những năm cuối đời ............................ 15 1.2. Văn nghiệp ..................................................................................................................16 1.2.1. Các giai đoạn sáng tác .......................................................................................... 16 1.2.2. Sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng .......................................................... 18 1.2.3. Văn nghiệp Lý Văn Sâm qua sự tiếp nhận của công chúng ................................. 22 1.3. Quan niệm nghệ thuật của Lý Văn Sâm .................................................................23 1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật về con người ............ 23 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật của Lý Văn Sâm trong truyện ngắn .................................. 26 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ VĂN SÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ..................................................... 32 2.1. Khái niệm thế giới nhân vật......................................................................................32 2.1.1. Nhân vật ................................................................................................................ 32 2.1.2. Thế giới nhân vật .................................................................................................. 33 2.2. Đặc điểm thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm .................................34 2.2.1. Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống cách mạng và kháng chiến ..................................................................................................................... 35 2.2.2. Một thế giới nhân vật gắn với bản sắc văn hoá đất Phương Nam ........................ 56 2.2.3. Một thế giới nhân vật gắn với những ám ảnh về đời sống tâm linh ..................... 63 2
  5. CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ VĂN SÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.......................................................... 69 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và khắc hoạ nội tâm nhân vật ..............................69 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................... 69 3.1.2. Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật .................................................................. 71 3.2. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật .................................................................73 3.2.1. Xây dựng tình huống nhằm bộc lộ tính cách nhân vật ......................................... 74 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua biểu tượng hai mặt và các yếu tố kỳ ảo ........ 82 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật .......................................85 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật thể hiện đặc trưng phương ngữ Nam Bộ ............................. 85 3.3.2. Ngôn ngữ đời thường phản ánh sự giao lưu văn hoá của một vùng đất mới ....... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 103 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khi nhắc đến truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước miền Nam các giai đoạn 1945 - 1954; 1954 - 1975 không thể không nhắc đến các tác phẩm của Lý Văn Sâm. Là một nhà văn tiêu biểu của Đồng Nai nói riêng, của Nam bộ nói chung, cùng với Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm được đánh giá “là một trong hai cây bút xuất sắc nhất ở miền Nam” [46, tr.278] ở giai đoạn 1945 - 1954. Hơn nửa cuộc đời dành cho văn chương, Lý Văn Sâm đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên văn đàn Việt Nam. Ngòi bút điêu luyện của ông đã làm say mê biết bao độc giả đương thời, đánh thức những tình cảm sâu xa nhất trong tâm hồn con người. Tính đến nay, ông là một trong ba nhà văn của Đồng Nai đã được vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 1.2. Lý Văn Sâm là một nhà văn đặc biệt. Thành tựu văn chương của ông quả thực rất đáng ngưỡng mộ. Trong Lý Văn Sâm nhà văn đường rừng, Bùi Quang Huy đã viết “Trong thế kỷ XX, ở Đồng Nai, sự nghiệp văn chương chưa ai có thể sánh với Lý Văn Sâm” [46, tr.5]. Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau, đến nay những khám phá, hiểu biết của người đời và giới nghiên cứu về văn chương của ông còn quá ít ỏi. Điều này quả thật đáng tiếc, Huỳnh Văn Tới trong Lời giới thiệu tập Nàng Tchô Phay của tôi viết “Lý Văn Sâm là nhà văn lớn ở xứ Biên Hoà – Đồng Nai “nhau rún”. Không hiểu vì sao người ta để Lý Văn Sâm ngoài từ điển văn học.” [46, tr.416]. Trên báo Văn nghệ Đồng Nai, số 16 - 4 - 1991, nhà văn Hoàng Văn Bổn cũng viết “Đã từng sống và làm việc văn chương ở thủ đô Hà Nội gần ba chục năm, kháng chiến có, hoà bình có, tôi nhận thấy phong trào văn nghệ miền Nam, văn nghệ sĩ miền Nam ít được hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn. Anh Lý Văn Sâm là một hiện tượng thiệt thòi ấy. Trong Từ điển văn học, người ta đã cố tình quên anh. Trong sách giáo khoa nhà trường nhiều lần bổ sung, người ta đã cố tình quên anh, và chẳng biết bao giờ người ta mới chịu sửa chữa.”[46, tr.378 - 379]. Mặc dù các nhà văn học sử đã“vô tình quên” nhưng những giá trị tinh thần mà nhà văn Lý Văn Sâm đã tạo nên bằng chính tài năng của mình không vì thế mà mất đi. 1.3. Lý Văn Sâm sáng tác nhiều thể loại với nhiều đề tài khác nhau: cuộc sống chốn núi rừng, cuộc sống nơi đô thị, những tranh đấu của con người với thiên nhiên, với giặc giã 4
  7. … Tuy còn đôi chỗ hạn chế do hoàn cảnh khách quan hay chủ quan nhưng gần như ở đề tài nào, ông cũng có những sáng tạo, những thành công riêng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Tuy nhiên, truyện ngắn vẫn là phần đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cùng với một số tác giả miền Nam khác, truyện ngắn Lý Văn Sâm đã góp “cái duyên” riêng trong việc làm phong phú thêm diện mạo văn học miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Nhân vật là sự kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với vai trò là một phương diện không thể thiếu được trong mỗi sáng tác văn học, nhân vật còn là nơi tập trung tất cả các tư tưởng nghệ thuật, đồng thời thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn. Thông qua nhân vật, nhà văn vừa miêu tả thế giới một cách hình tượng vừa thể hiện quan niệm của mình về hiện thực cuộc sống. Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lý Văn Sâm là một trong những hướng tiếp cận để tìm hiểu, giải mã thế giới nghệ thuật của nhà văn. Việc nhà văn tập trung chủ ý vào một số tầng lớp người nhất định trong xã hội và xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình thể hiện rất rõ thế giới quan, giá trị thẩm mỹ và thông điệp mà ông muốn gửi tới người đọc. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm làm đề tài luận văn. Thông qua việc nghiên cứu một cách hệ thống về nhân vật và cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn sẽ giúp chúng ta thấy được đóng góp của ông cho dòng văn học yêu nước miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của ông trong tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đồng thời, luận văn cũng mong muốn góp phần đem lại một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời và văn nghiệp Lý Văn Sâm. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Lý Văn Sâm, cũng như đề xuất những hướng khám phá truyện ngắn của ông là một công việc khá lý thú nhưng không đơn giản. Chính vì thế, các bài viết, các công trình nghiên cứu về văn chương Lý Văn Sâm đến nay tuy không ít nhưng hầu như chỉ là những bài viết đánh giá chung về cuộc đời, tác phẩm, và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Riêng phần nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lý Văn Sâm còn hạn chế và chưa có hệ thống. Vấn đề này dường như chỉ được nhắc đến rải 5
  8. rác trong một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí. Mỗi bài viết là một phát hiện khác nhau về tác phẩm của Lý Văn Sâm nhưng chủ yếu xoay quanh một số lĩnh vực mà chúng tôi tạm chia thành hai phương diện dưới đây. 2.1. Những nhận định chung về văn nghiệp và giá trị văn chương Lý Văn Sâm Lý Văn Sâm xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ những năm 40. Khi đó, ông mới ngoài tuổi đôi mươi. Quá trình sáng tác cũng là quá trình ông đến với Cách mạng. Trong hoàn cảnh “vừa viết vừa lách”, Lý Văn Sâm vẫn viết được những tác phẩm sâu sắc về nội dung, già dặn về nghệ thuật và có ý nghĩa đấu tranh. Nhận định về đóng góp của Lý Văn Sâm, trong Bài viết nhân đọc tập Ngàn sau sông Dịch của Lý Văn Sâm, Sơn Nam, một trong những nhà văn nổi tiếng cùng thời Lý Văn Sâm, khẳng định “Nếu không có Lý Văn Sâm, văn học ta chịu một thiệt thòi lớn, không gì bù đắp nổi.” [46, tr.363] Phải chăng vị trí không thể thay thế của Lý Văn Sâm được tạo ra bằng chính tâm huyết và sự đôn hậu mà ông gửi gắm trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm, khi viết bài Lý Văn Sâm và con người cố thoát khỏi sự vây hãm của thành thị u buồn đã cho rằng “Lý Văn Sâm là một nhà văn đặc biệt. Ông ở giữa những nhà văn tranh đấu mà không nhập hẳn vào môi trường đó, bối cảnh truyện của ông đi về hai hướng nhưng ở đâu cũng vẫn là người mực thước, nhẹ nhàng….” [46, tr.300] Năm 1986, Hoàng Phủ Ngọc Tường, với bài Những cuốn sách tôi đã đọc hồi bé đã kể lại những kỉ niệm với sách của Lý Văn Sâm thuở còn là học sinh. Đồng thời, tác giả đã nhận xét “Những cuốn sách đó phù hợp với trình độ tiếp thu của tôi, đã nói với tôi một cách dịu dàng về lòng nhân hậu biết yêu thương con người, tình yêu lẽ phải, dần dần đi đến tình cảm yêu quý và kính trọng đối với tổ quốc và dân sinh mình” [46, tr.337]. Minh Vũ, trong Số phận kì lạ của Ngoài mưa lạnh, tác phẩm của nhà văn Lý Văn Sâm ( báo Văn nghệ Đồng Nai số 67, tháng 3- 1986) cũng khẳng định “Bạn bè chúng tôi ngày ấy ra đi hoà vào đội ngũ kháng chiến để góp phần hoàn thành khát vọng Độc lập, Tự do của dân tộc (…) có mang theo một phần ước mơ của các nhân vật trong truyện của Lý Văn Sâm” [46, tr.344 – 345]. Nhân dịp mừng Lý Văn Sâm tròn 70 tuổi, Khôi Vũ, trong bài Nghĩ về một nghệ sĩ trí thức dân dã đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật, số 5 – 1991, cho rằng “Dấu ấn văn học của nhà văn Lý Văn Sâm có lẽ được ghi đậm nét nhất vào thời kì trước Cách mạng tháng Tám 6
  9. đến năm 1955”. Theo tác giả, có được dấu ấn ấy, trước hết là “tinh thần tiến bộ, yêu nước, lòng nhân ái bàng bạc trong đó đã trở thành một loại vũ khí đặc biệt có sức mạnh khiến địch phải hoảng sợ.” [46, tr.385]. Văn chương Lý Văn Sâm không chỉ hướng người đọc đến lý tưởng sống cao đẹp mà còn có khả năng khơi dậy những rung cảm sâu xa trong lòng người. Lê Văn Thảo trong bài Nhớ mãi nhà văn Lý Văn Sâm, chú Hai Lý (Báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, số 38 ra ngày 28 – 9 – 2000) đã bộc bạch: “Thuở ấy tôi chưa hiểu biết gì về văn chương, tôi đọc chú với sự cảm thụ hoàn toàn cảm tính, sau này lớn lên vào nghề tôi hiểu ra chính những cảm xúc ấy, cách dẫn chuyện đưa người đọc vào với không khí tâm trạng lâng lâng mơ hồ một chút vui một chút buồn lẫn lộn ấy thật vô cùng quan trọng nếu không nói là thiết yếu trong việc gợi mở vào với thế giới văn chương.” [46, tr.433 – 434]. Năm 1992, đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của độc giả, Nxb, Đồng Nai cho ra đời Tuyển tập Lý Văn Sâm. Trong lời giới thiệu cho tuyển tập, Bùi Quang Huy, đã có cái nhìn toàn diện về cuộc đời, con người và “hành trình văn chương” của Lý Văn Sâm. Tác giả cho rằng “Quá trình sáng tác của Lý Văn Sâm cũng là hành trình của một trí thức tìm đến và hoạt động Cách mạng.” [46, tr.373]. Nhận định mảng viết về người trí thức, tác giả khẳng định: “Lý Văn Sâm trở thành một trong những cây bút hiếm hoi khắc hoạ nhiều gương mặt trí thức một cách chân thực và sinh động” [46, tr.375]. Những nhận định trên đã phần nào khắng định đóng góp không nhỏ của Lý Văn Sâm với nền văn học đương thời. Có thể nói, những nhận định trên đều đánh giá cao ngòi bút Lý Văn Sâm. Đồng thời, chúng cũng phần nào xác lập một chỗ đứng riêng của nhà văn trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Sẽ thật không đầy đủ, nếu chỉ dừng lại ở những nhận định chung về văn chương của Lý Văn Sâm, vì thế một số bài viết và công trình nghiên cứu còn đi sâu vào một vài khía cạnh cụ thể trong sáng tác của nhà văn như đề tài, nhân vật, nghệ thuật .v.v. Những bài viết này được chúng tôi xếp vào phương diện thứ hai. 2.2. Những nhận định về một số phương diện trong truyện ngắn Lý Văn Sâm Nhà phê bình Thế Phong, trong bài Lý Văn Sâm, một trong những bài phê bình sớm nhất về tác phẩm Lý Văn Sâm in trên Tạp chí Văn hoá Á Châu (Sài Gòn), số 17/7 năm 1959, sau khi tìm hiểu truyện ngắn của Lý Văn Sâm, đã đưa ra kết luận“có lẽ truyện ngắn mới là sở trường” của ông. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định “Lý Văn Sâm là nhà văn của 7
  10. truyện ngắn xã hội và tâm tình vô vàn đặc sắc. Ông còn tiến bộ nhiều trong thể truyện tâm lý, ông là nhà văn có tài, phong phú tình cảm và lối văn trau chuốt, phong nhã…” [46, tr.298] Đến năm 1989, khi giới thiệu tác phẩm Mười lăm năm hận sử (Nxb. Trẻ), Nguyễn Văn Y cũng cho rằng “về truyện ngắn, về loại truyện viết cho tuổi trẻ, Lý Văn Sâm quả là cây bút có giá trị vào bậc nhất lúc bấy giờ” [46, tr.368]. Trên báo Văn nghệ Vũng Tàu – Côn Đảo số ngày 23- 4 – 1991, Xuân Sách viết bài Nhà văn Lý Văn Sâm. Trong đó, ông nhận định “Lý Văn Sâm viết những “truyện đường rừng” gửi gắm những gì anh quan sát và ấp ủ, những nhân vật mang dáng dấp anh hùng thảo khấu nhưng hành động lại mang tính cách của người Nam bộ trọng nghĩa khí, phảng phất tính huyền thoại dân dã nhưng cũng đậm nét hiện thực đời sống.” [46, tr.381] Sau khoảng thời gian ngắn, trên tạp chí Tác phẩm mới (số 3 – 1992), Phạm Hổ có bài Đôi lời sau khi đọc Tuyển tập Lý Văn Sâm. Trong bài viết, Phạm Hổ đã phát hiện ra những giá trị riêng trong truyện ngắn Lý Văn Sâm, đặc biệt là việc xây dựng hình tượng con người trong tác phẩm “Nhưng đáng quý hơn đó là những con người đã sống trong những khu rừng và thành phố ấy. Các em bé, các cô gái, các bà mẹ, các đồng chí bí thư chi bộ, các anh chiến sĩ giải phóng, các nhà báo, nhà thơ …Tất cả đã hiện ra xứng đáng là những con người tiêu biểu cho nhân dân miền Nam rất hiền lành mà cũng hết mực anh hùng, rất giản dị ,mà cũng vô cùng đẹp đẽ. Những con người ấy vừa có dáng hình chung của những con người miền Nam, vừa có những nét khắc hoạ, mang rõ sắc thái tâm hồn Lý Văn Sâm.” [46, tr.394] Với mục đích giới thiệu những tác phẩm mới tìm thấy của Lý Văn Sâm, năm 1999, Nxb. Đồng Nai tiếp tục cho ra đời tập truyện Nàng Tchô Phay của tôi. Trong lời giới thiệu, Huỳnh Văn Tới cho rằng:“tác phẩm và nhân cách văn chương giàu nét riêng của ông đã in đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc và đồng nghiệp. Lối văn mộc mạc, ngắn gọn, bình dị, ẩn ngôn, đa ý, hóm hỉnh, mang phong cách Nam bộ …” [46, tr.417] của Lý Văn Sâm là một nét riêng “dễ dàng chinh phục mọi người” [46, tr.417] Một nhận định đáng chú ý khác là ý kiến đánh giá của Lý Lan khi viết lời giới thiệu cho tập truyện Sương gió biên thùy (bài đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng thứ Bảy, in lại trong sách Khi nhà văn khóc, Lý Lan, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh,1999). Với cách nhìn hiện đại của một người viết văn trẻ, Lý Lan đã tìm thấy trong tập truyện “đầy rẫy 8
  11. những chi tiết độc đáo thú vị” [46, tr.421], từ đó, tác giả rút ra kết luận “Đối với bạn đọc trẻ bây giờ, có lẽ những truyện ngắn của nhà văn Lý Văn Sâm vừa cổ điển vừa tân kỳ: Mới vì những điều lạ lùng, thú vị mà tác giả kể một cách hồn nhiên và cổ vì phảng phất không khí của thời hồng hoang dã sử. Những câu chuyện ấy làm cho người ta quên ngay cụ già 80, mà chỉ thấy một người thanh niên đầy hào khí Đồng Nai với những trang viết tình rất chân, thần rất phóng khoáng” [46, tr.422]. Ở một phương diện khác, khi đề cập đến phương thức phản ánh hiện thực, Nguyễn Đức Thọ, trong Chuyện người thổi sáo ở bến Xuân (đăng trên báo Văn nghệ số 14, bài viết sau đó được chọn in lại trong công trình Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, phần nói về tác giả Lý Văn Sâm), không chỉ đánh giá về nội dung mà còn chú ý đến nghệ thuật viết truyện của Lý Văn Sâm: “Hiện thực trong tác phẩm được phản ánh bằng chiều sâu tâm tưởng. Lý tưởng Cách mạng, lý tưởng đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc được ông kín đáo trình bày một cách thi vị để người đọc tự ngẫm, tự giác ngộ và tự nguyện đi theo tiếng gọi của đại nghĩa dân tộc”; cách đặt vấn đề “khéo léo, kín đáo và ý vị”;“giọng văn với cách biểu đạt tinh tế bằng thứ ngôn ngữ dân tộc.” [46, tr.546] Cuối cùng, xin mượn lời nhận định về nhà văn Lý Văn Sâm của nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong Từ điển văn học (bộ mới) để thay lời tổng kết các ý kiến đánh giá về sáng tác của nhà văn đặc biệt là mảng truyện ngắn :“Hiểu biết sâu sắc tâm trạng người trí thức trong vùng Sài Gòn tạm chiếm, ông thể hiện một cách sinh động cuộc sống tù túng, bế tắc của họ.”, “Đề tài hấp dẫn người đọc nhất là các truyện đường rừng.”, “Ông có giọng kể bình dị, duyên dáng và xúc động. Cốt truyện thường giàu tính xung đột. Ông chú ý lựa chọn những chi tiết rất đời thường nhưng li kì, lôi cuốn. Nhân vật trong “Kòn Trô”, “Mười lăm năm hận sử”, “Xác Mu Mi trên Đá núi dá”, “Răng Sa Mát” … có khi mang dáng dấp anh hùng thảo khấu nhưng hành động lại mang tính cách Hớn Minh, Tử Trực: ngay thẳng, ngang tàng, trọng nghĩa; có khi đậm chất hoang đường, hư huyễn nhưng vẫn gợi cho người đọc nghĩ về thực tại.”, “Là một nhà văn miền Nam tiêu biểu của nửa cuối thế kỷ XX, Lý Văn Sâm đã có đóng góp xứng đáng cho nền văn học dân tộc” [15, tr.928 – 929]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những bài viết nêu trên, cần phải kể đến một số bài viết dưới dạng hồi ức hay bài phỏng vấn của các nhà văn đã từng sống và làm việc 9
  12. với Lý Văn Sâm như Hoàng Văn Bổn, Phạm Thùy Nhân, Trương Võ Anh Giang ... Phần lớn các bài viết này đều kể lại những kỉ niệm sâu đậm giữa tác giả và nhà văn Lý Văn Sâm. Ngoài ra, chúng tôi còn kế thừa thành quả của một số luận văn nghiên cứu về truyện đường rừng của Lý Văn. Trước hết là luận văn thạc sĩ Truyện đường rừng của Lý Văn Sâm của Nguyễn Thị Huệ ở Đại học Sư phạm TP. HCM, và gần đây là luận văn thạc sĩ Thi Pháp truyện đường rừng của Lý Văn Sâm của Nguyễn Thị Hồng Vinh, Đại học Vinh. Như vậy, nhìn chung các bài viết, các công trình nghiên cứu, chỉ mới tập trung đi vào một vài khía cạnh hay dừng lại ở mức độ nhận định khái quát về cuộc đời và văn nghiệp của Lý Văn Sâm. Vì nhiều lí do, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn Lý Văn Sâm nói chung và thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông nói riêng. Từ thực tế trên, vấn đề luận văn đặt ra và giải quyết – Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm – chính là sự kế thừa và phát triển thành quả nghiên cứu của những người đi trước, góp phần khẳng định những đóng góp của Lý Văn Sâm trong dòng văn học yêu nước miền Nam (1945 – 1975) nói riêng và tiến trình văn học dân tộc nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 . Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm qua những hình tượng nhân vật tiêu biểu và bút pháp thể hiện của nhà văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hướng tới đối tượng đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát 40 truyện ngắn của Lý Văn Sâm được in trong Lý Văn Sâm toàn tập (gồm 3 tập, dày 1613 trang, tập hợp toàn bộ những sáng tác của Lý Văn Sâm đã tìm được tính đến thời điểm xuất bản, sách do Bùi Quang Huy sưu tầm, chú thích và giới thiệu) Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2002. Ngoài ra để có cái nhìn toàn diện và bao quát về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi còn tiếp cận thêm một số tác phẩm ở thể loại khác của ông như : tiểu thuyết Cỏ mọn hoa hèn, truyện vừa Mười lăm năm hận sử, Sau dãy Trường Sơn, Nga và Thuần,.v.v. (Bùi Quang Huy sưu tầm, chú thích và giới thiệu) Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2002. 10
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp hệ thống Khảo sát, phân loại và xác định thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm trên tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung và hình thức để rút ra những nhận định, đánh giá chính xác về hệ thống nhân vật trong tác phẩm. 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm với thế giới nhân vật của một số tác giả khác để từ đó thấy được sự vận động, phát triển có tính kế thừa, ổn định trong phong cách Lý Văn Sâm và cá tính sáng tạo của nhà văn. 4.3. Phương pháp lịch sử Sử dụng phương pháp này, người viết có dụng ý tìm hiểu những dấu ấn thời đại lịch sử lưu lại trong tác phẩm, những yếu tố tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn để làm căn cứ xác định vị trí của nhà văn trong dòng văn học yêu nước miền Nam giai đoạn 1945 - 1975. 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Vận dụng phương pháp này, người viết có thể tìm hiểu, phân tích những đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn Lý Văn Sâm ở một số phương diện như quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật và các phương thức thể hiện nhân vật… Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác và phương pháp bổ trợ như: Phương pháp loại hình, thao tác phân tích – tổng hợp, phương pháp liên ngành giữa văn học và văn hóa để làm sáng tỏ vấn đề thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn tập trung tìm hiểu những nét chủ yếu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lý Văn Sâm một cách tương đối hệ thống và toàn diện. - Khẳng định cái nhìn mới mẻ về con người thông qua cách xây dựng thế giới nhân vật một cách đa dạng và độc đáo của nhà văn. 11
  14. - Thông qua những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Lý Văn Sâm nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị ngòi bút Lý Văn Sâm, sự đóng góp của ông đối với dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam trong giai đoạn 1945 - 1975, đặc biệt đối với văn hóa, văn nghệ vùng đất Đồng Nai. - Góp phần làm phong phú thêm tư liệu nghiên cứu về văn nghiệp Lý Văn Sâm nói riêng và văn học yêu nước miền Nam nói chung, từ đó góp một cái nhìn toàn cảnh về nền văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn gồm ba chương Chương 1: Lý Văn Sâm - cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật Ở chương này, luận văn trình bày những nét khái quát về cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của nhà văn trong bối cảnh tranh đấu của vùng đất miền Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Từ đó, nêu bật quan niệm nghệ thuật về con người, yếu tố góp phần làm nên giá trị truyện ngắn Lý Văn Sâm. Chương 2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm nhìn từ phương diện nội dung Đây là một trong hai chương trọng tâm của luận văn, qua việc khảo sát những tác phẩm tiêu biểu, luận văn đi sâu phân tích, so sánh để làm sáng tỏ đặc điểm của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm. Đó là một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú gắn với vùng văn hóa của đất phương Nam hào phóng, đầy khát vọng tự do và những ám ảnh tâm linh. Chương 3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lý Văn Sâm nhìn từ phương diện nghệ thuật Ở chương này, chúng tôi tập trung làm rõ những đặc sắc của truyện ngắn Lý Văn Sâm qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu và sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn về mặt nghệ thuật đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 12
  15. CHƯƠNG 1: LÝ VĂN SÂM – CUỘC ĐỜI, VĂN NGHIỆP VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1.1. Cuộc đời 1.1.1. Quê hương và thời niên thiếu Nhà văn Lý Văn Sâm sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921 tại một làng nhỏ ở quê ngoại thuộc vùng Tân Thuận, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà (cũ), nay là huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Đây chính là “quê hương rừng thẳm sông dài” theo cách gọi của nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ. Vùng này là miệt rừng núi, hồi ấy hãy còn hoang vu. Vì thế, không ít lần, Lý Văn Sâm nói “tôi sinh ở trong rừng” [46, tr.490]. Quê nội của ông, làng Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) cũng là một làng nằm giữa vùng rừng núi. Sau này, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, miền này trở thành một phần của chiến khu Đ oai hùng. Theo Hoàng Văn Bổn – nhà văn đồng hương của Lý Văn Sâm – thì “Bình Long là một cái làng nghèo, quê mùa, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Từ trên cao nhìn xuống, làng Bình Long chúng tôi như một cái bàu nhỏ lọt thỏm giữa rừng đại ngàn miền Đông Nam bộ, có con sông Đồng Nai như sợi chỉ nhỏ vắt qua, bò, trườn từ Đồng Nai thượng, Lang Biang qua Cát Tiên, thác Trị An, ngã ba Sông Bé, xuống ngã ba Bình Ninh – cù lao Mỹ Quới, xuống cù lao Thạnh Hội, Bửu Long, cù lao Phố và tuột ra biển cả” [10, tr.59 - 60] Bình Long cũng như cả vùng Tân Uyên trước năm 1945 rất nghèo, thế nhưng chính vùng đất nghèo khổ ấy lại là nơi sinh ra những con người tài hoa trong một thời kỳ sôi động của đất nước như Huỳnh Văn Nghệ, Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, Vũ Anh Khanh, Hoàng Văn Bổn, … Lý Văn Sâm là con đầu của ông bà Lý Văn Huề nên được gọi là cậu Hai (theo cách xưng hô của người miền Nam). Cha của ông làm nghề kiểm lâm nên cả quãng đời thơ ấu của Lý Văn Sâm trải qua hầu hết ở vùng rừng rậm. Những cảnh thiên nhiên của quê hương như thế đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn ông từ thời thơ bé. Trong các hồi ức Thâm u và cao cả, Mã Đà sơn cước, Lý Văn Sâm đã nhiều lần nhắc đến những kỷ niệm xúc động về quê hương thuở ấu thơ của mình “Tôi lớn lên ở trong rừng và mãi tới năm bảy tuổi mới được ra học ở trường tỉnh. Trọn bảy năm, tâm hồn thơ dại của tôi đã thấm sâu bóng núi, hình cây, tiếng chim, lời suối.” [43, tr.206 – 207] 13
  16. Năm bảy tuổi, ông được cha đưa xuống thị trấn Tân Uyên để học sơ học. Khung cảnh thơ mộng với những cánh cò trắng và thiên nhiên tươi đẹp, hoang dã nơi đây đã thấm đẫm tâm hồn lãng mạn của cậu học trò nhỏ “Hàng ngày tôi vẫn thường ra đi một lượt với lũ cò. Tôi cắp những cặp sách mỏng kèm theo một mo cơm nhão và đếm từng bước nhỏ trên con đường trải đá son, theo vòng bán nguyệt của giòng nước lụt, giống như một nét viết chì đỏ và một nét viết chì xanh vẽ song song trên những trang giấy trắng thành hình một cái móng đóng trên trời … Trưa tôi ở lại và ăn cơm dưới gốc nhãn trong sân trường. Chiều, tôi về một lượt với đàn cò. Không biết buổi sáng cò bay đi đâu mà chiều cò lại về đúng giờ đúng khắc quá”. [43, tr.408] Tốt nghiệp tiểu học ở quê, Lý Văn Sâm lần lượt học qua các trường Trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn, Hồ Đắc Hàm, Phú Xuân ở Huế. Cũng tại Huế, ông đã được gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu, và được học với những người thầy nổi tiếng như Hoài Thanh, Thanh Tịnh. 1.1.2. Thời kì trưởng thành và tham gia kháng chiến Nhiều năm trong tuổi thanh niên, Lý Văn Sâm đã sống gắn bó với quê hương rừng núi nhất là khi ông thay cha làm chủ lò than giữa vùng rừng Mã Đà – Trị An – Đồng Nai nơi mà trong tạp văn Mã Đà sơn cước, Lý Văn Sâm từng viết “Mã Đà vốn là quê hương lâu đời của những loài cây cổ thụ có tên và không tên, của những vạt rừng già mênh mông không vết chân người …” [46, tr.391]. Tình yêu đối với quê hương và sự gắn bó với rừng núi đã giúp Lý Văn Sâm viết nên những trang văn đặc sắc về cảnh núi non hoang sơ, kỳ vĩ và cuộc sống của con người mộc mạc, chất phác. Khoảng năm 1940, ông xây dựng gia đình cùng Tchô Phay, con gái một vị hương cả người dân tộc Châu Ro ở huyện Định Quán – Đồng Nai nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, ông và Tchô Phay thất lạc tin nhau. Mối tình này có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của Lý Văn Sâm nhất là những trang viết về người dân tộc thiểu số. Khát vọng tự do, công bằng trong một xã hội nô lệ đã đưa Lý Văn Sâm đến với Cách mạng một cách tự nhiên. Trong những ngày tháng Tám sục sôi năm 1945, nhà văn cùng nhân dân vùng lên cướp chính quyền rồi trở thành cán bộ tuyên truyền của tỉnh Biên Hoà. Năm 1946, khi Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, Lý Văn Sâm bị bắt, quản thúc tại xã Bình Trước (nay là thành phố Biên Hoà). Sau khi ra tù, bị mất liên lạc với tổ chức, ông lên Sài 14
  17. Gòn làm báo, viết văn và tham gia các hoạt động điệp báo trong lòng địch. Đây cũng là thời gian (giai đoạn 1947 – 1950) sáng tác sung sức nhất của Lý Văn Sâm. Vì những tác phẩm mang yếu tố chống chế độ, ông lại bị chính quyền thực dân bắt, giam tại khám lớn Sài Gòn một thời gian ngắn. Năm 1950, trước nguy cơ bị lộ, ông được rút về chiến khu. Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, Lý Văn Sâm ở lại hoạt động báo chí và văn nghệ công khai tại Sài Gòn. Tháng 11 năm 1955, Lý Văn Sâm viết một truyện ngắn có tên là Chuông rung trên tháp đổ đăng trên tập san Xuân dân tộc với bút danh Bách Thảo Sương. Tác phẩm đả kích trực tiếp chính quyền Ngô Đình Diệm. Vì thế, ông bị mật vụ chính quyền Sài Gòn bắt giam tại bốt Catinat và Trung tâm huấn chính Biên Hoà, tức nhà lao Tân Hiệp. Tháng 12 Năm 1956, ông tham gia lãnh đạo tù chính trị nổi dậy phá ngục Tân Hiệp, trở về với kháng chiến. Ông trở thành Chánh văn phòng Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một (1956 – 1958). Những năm 1959 đến 1961, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, với các chức danh: chính trị viên đoàn Văn công Giải phóng, thư ký toà soạn báo Văn nghệ Giải phóng, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật (Bộ Văn hoá Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam). Năm 1962, Hội Văn nghệ giải phóng được thành lập, Lý Văn Sâm là tổng thư ký đầu tiên của Hội . 1.1.3. Thời kì đất nước hoà bình, thống nhất và những năm cuối đời Sau 1975, Lý Văn Sâm là Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá VI và rất nhiều năm là Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai. Tuy bận rộn với công việc của những người “tiếp quản” nhưng có dịp là Lý Văn Sâm lại tìm về những chốn xưa, thăm bạn bè, đồng đội cũ. Những chuyến “trở về” ấy thôi thúc Lý Văn Sâm đi đến một suy nghĩ “Tất cả những gì ta có được hôm nay đều phải trả bằng giá hàng vạn đau thương mất mát. Hãy trang trọng viết bằng chữ hoa đẹp nhất lên trang đầu quyển sách đời ta hai tiếng: BIẾT ƠN” [43, tr.667]. Những năm cuối đời, ông dự định về quê, cất một căn nhà nhỏ, ở với bà con làng xóm. Đáng tiếc dự định chưa thành, ông đã đi ra “ngoài cõi sống”. Lý Văn Sâm mất năm 2000 tại thành phố Biên Hoà. Cuộc đời và văn chương Lý Văn Sâm nằm gọn trên những nẻo đường kháng chiến của dân tộc. Ông gắn bó với nhân dân và thiết tha với quê hương, nơi ông thường gọi bằng 15
  18. cái tên dân dã “quê nhau rún”. Với thiên chức người cầm bút, “Lý Văn Sâm đã khắc ghi chân thực bộ mặt của quê hương mình, … ca khúc khải hoàn cho những chiến thắng và hát bài tang lễ trước nỗi đau thương, mất mát của nhân dân” [47, tr.298] Ông là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà hoạt động văn hoá sôi nổi, nhà văn giữ nhiều trọng trách văn nghệ trong nhiều giai đoạn cách mạng ở miền Nam. Chính vì những đóng góp ấy, giới phê bình văn học đô thị miền Nam đã đánh giá Lý Văn Sâm là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn chương tranh đấu ở miền Nam thời kỳ 1945 – 1954. 1.2. Văn nghiệp Lý Văn Sâm là nhà văn khá quen thuộc không chỉ đối với bạn đọc Đồng Nai, quê hương ông mà còn đối với bạn đọc cả nước (nhất là giai đoạn 1945 – 1954). Ngoài tên thật Lý Văn Sâm, nhà văn còn sử dụng nhiều bút danh khác như: Văn Sâm, Huyền Sâm, Mộc Tử Lang, Ánh Minh, Bách Thảo Sương, Đào Lê Nhân…Năm 1942, Lý Văn Sâm lần đầu xuất hiện trên văn đàn với nhiều truyện đường rừng tiêu biểu đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy (93, Hàng Da, Hà Nội). Là một nhà văn trẻ, tài năng, ngay từ khi mới xuất hiện, Lý Văn Sâm đã viết khá nhiều và nhanh ở đủ mọi thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, kịch, tiểu thuyết… Thể tài sáng tác của ông cũng khá phong phú, từ thể tài đường rừng, phiêu lưu, dã sử, tâm lý xã hội, cho đến cả những sách trẻ, sách tuổi xanh … và trải qua nhiều thời kỳ sáng tác: 1.2.1. Các giai đoạn sáng tác Có thể nói, văn nghiệp của Lý Văn Sâm bắt đầu từ năm 1941, với truyện ngắn đầu tay Cây nhị sông Phố đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy, một tờ báo khá danh giá trong đời sống văn học lúc bấy giờ ở Bắc Kỳ. Đây cũng là dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám. Những năm kháng chiến chống Pháp, là những năm sáng tác sôi nổi và sung sức nhất của Lý Văn Sâm, nhất là giai đoạn nhà văn hoạt động ở Sài Gòn (1947 – 1950). Trong khoảng thời gian này, khá nhiều tác phẩm thuộc loại truyện ngắn và truyện vừa của nhà văn đã được xuất bản như: Thù nhà nợ nước (1947), Mười lăm năm hận sử (1947), Chiếc vòng ngọc thạch (1948), Sương gió biên thuỳ (1949), Ngoài mưa lạnh (1949), Sau dãy Trường Sơn (1949), Nắng bên kia làng (1949), Cỏ mọn hoa hèn (1949), Sóng vỗ bờ xa 16
  19. (1949), Trong cơn loạn ly (1949) v.v… Trong đó, nhiều tác phẩm trước khi in thành sách đã được in trên các báo Việt bút, Tiếng chuông, Lẽ sống … Hầu hết các sáng tác của Lý Văn Sâm thời kì này đều đươc in ấn tại Sài Gòn, vì thế, nhà văn đã cố tình che giấu tình yêu quê hương, đất nước hay thái độ phê phán chế độ thực dân, tay sai dưới vỏ bọc chuyện xưa tích cũ, chuyện vợ con, gia đình hay trong lớp vỏ truyện đường rừng … Nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra những chủ đề tư tưởng ấy trong sáng tác của ông. Nguyễn Văn Sâm vì thế đã xem những tác phẩm của Lý Văn Sâm giai đoạn này là “những dòng đầu tiên của văn nghệ tranh đấu” [46, tr.308] Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và sau khi nước nhà thống nhất, do phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau để phục vụ Cách mạng, Lý Văn Sâm viết ít hơn nhưng thông qua những tác phẩm mang tính chất hồi ức như: Cà Ngá, Người thổi sáo ở bến Xuân, Chuyện ấy đã qua rồi nhà văn cũng đã khắc hoạ rõ nét những con người kháng chiến miền Nam đầy khí tiết. Hình ảnh cuộc kháng chiến và sức mạnh quật khởi của dân tộc được Lý Văn Sâm khéo léo lồng trong câu chuyện mang dáng dấp đường rừng, hay chuyện tình cảm riêng tư. Các sáng tác trong giai đoạn này có số phận khá kỳ lạ. Sau một chặng đường dài, mãi đến năm 1988 mới trở về với tác giả. Sau đó được tuyển chọn và in trong tuyển tập Bến xuân (1982), Ngàn sau sông Dịch (1988). Bên cạnh những truyện ngắn dưới dạng hồi ức hay tự truyện, sau năm 1975 Lý Văn Sâm còn viết khá nhiều bài kí như: Nguyễn Phương Danh – một nghệ sĩ đặc biệt (1976), Huỳnh Văn Nghệ, chiến sĩ – thi sĩ (1978), Chân dung một nhà thơ đã khuất (1980), Sự tích đội văn công “bỏ túi” (1981), Người chết trẻ mãi (1982)… Như vậy nhìn chung, quá trình sáng tác của Lý Văn Sâm khá phong phú và trải dài qua các thời kỳ lịch sử: thời kỳ thuộc Pháp, thời kỳ kháng chiến và thời kỳ sau giải phóng 1975. Tuy nhiên thời gian nhà văn viết khoẻ nhất là vào những năm đầu thập niên 40 đến cuối thập niên 50. Hầu hết các tác phẩm làm nên tên tuổi ông trên văn đàn cũng là những tác phẩm ra đời trong giai đoạn này. Dù được viết trước hoặc sau chiến tranh, tác phẩm của Lý Văn Sâm vẫn là những câu chuyện cảm động về con người và cuộc sống ở ngay chính quê hương ông. 17
  20. 1.2.2. Sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng Sống, hoạt động và sáng tác ở giữa lòng đô thị, tuy phải chịu sự kiềm toả của chế độ thực dân – tay sai, Lý Văn Sâm vẫn biến ngòi bút của mình thành vũ khí chống giặc và nuôi dưỡng được tình yêu quê hương nồng nàn, sâu nặng qua từng trang viết. Lý Văn Sâm viết nhiều thể loại truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết, làm thơ, soạn cải lương, … nhưng thể loại làm nên tên tuổi của ông là văn xuôi mà trong đó, thành công hơn cả là truyện ngắn. Ngoài đề tài đường rừng như một điểm nhấn trong văn xuôi của ông thì ở đề tài viết về những con người lao động nghèo khổ và người trí thức ở vùng tạm chiến cũng như đề tài viết về cuộc kháng chiến của dân tộc, ông đều đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận . Có thể nói, ở đề tài nào ông cũng có những khám phá, sáng tạo, và vì vậy dấu ấn của ông trong những trang viết này là những giá trị không thể phủ nhận. Lý Văn Sâm có hơn mười năm nở rộ tài năng, từ năm 1941 khi truyện ngắn đầu tay Cây nhị Sông Phố được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy đến năm 1956 với truyện ngắn Chuông rung trên tháp đổ đăng trên báo Xuân dân tộc. Đó là giai đoạn ông đạt nhiều thành tựu nhất trong quá trình sáng tác của mình. Các sáng tác của Lý Văn Sâm trong giai đoạn này đã làm hiện lên hình sông, dáng núi, cảnh rừng và nhất là hình ảnh con người miền Đông Nam bộ (đặc biệt là cảnh và người ở hai vùng đất Sài Gòn và Đồng Nai). Ẩn đằng sau lớp vỏ chữ nghĩa là trái tim của một nhà văn luôn thổn thức với số phận của quê hương, đất nước đang bị giày xéo dưới gót giày xâm lược, hay lo lắng cho số phận những con người đau khổ lầm than, bị chà đạp. Cao hơn hết là khát vọng giành được cuộc sống Độc lập, Tự do, và một xã hội công bằng. Ở mảng sáng tác đầu tiên - truyện đường rừng – Lý Văn Sâm đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Kòn Trô, Rồng bay trên núi Gia Nhang, Mũi tổ, Xác Mu mi trên núi đá, Răng Sa Mát, Thần Ngư Động, truyện vừa Sau dãy Trường Sơn, Sương gió biên thuỳ, Chiếc vòng ngọc thạch, Một chuyện oan cừu … Trong cuộc đời cầm bút, Lý văn Sâm có khoảng hơn 12 năm viết truyện đường rừng. Ông viết thể tài này ở giai đoạn cuối, khi mà gần như chẳng còn ai viết truyện đường rừng nữa. Tuy nhiên, tác phẩm của ông vẫn được độc giả nhiệt tình đón nhận bởi những câu chuyện ấy được đặt trong bối cảnh mới của đất nước. Ông viết loại truyện này từ những ám ảnh của bối cảnh rừng núi nơi chôn nhau cắt rốn của mình cũng như từ sự gợi ý của nhà văn Vũ Bằng. Nội dung truyện đường rừng của Lý Văn Sâm không đơn thuần đem đến cho người đọc những hương vị của cảnh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0