Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật
lượt xem 4
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Hữu Thỉnh; cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh, ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------------- NGUYỄN THỊ CHI MAI THƠ HỮU THỈNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hµ néi - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
- ----------------- NGUYỄN THỊ CHI MAI THƠ HỮU THỈNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số : 60. 22. 34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành Hµ néi - 2011
- 1 MỤC LỤC Phần mở đầu Trang 1.Lý do chọn đề 1 tài.............................................................................................................. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3 ........... 3. Lịch sử vấn đề........................................................................................................ 4 .......... 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 6 ........... 5. Đóng góp của luận văn.......................................................................................... 7 .......... 6. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 8 ........... Phần nội dung 9 Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Hữu 9 Thỉnh 1.1. Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật........................................................ 9 .......... 1.2. Qúa trình sáng tác của Hữu Thỉnh ..................................................................... 11 .......... 1.3. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh....................................................................... 15 .......... 1.3.1. Thơ là bức tranh sinh động về cuộc đời 16 …................................................................. 1.3.2. Thơ là kinh nghiệm sống được chắt lọc........................................................... 19 .......... Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 22 .......... Chƣơng 2. Cái tôi trữ tình và một số biểu tƣợng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh 23 ……............ 2.1. Cái tôi trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của cái tôi đang tư duy ....................... 23 ........... 2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ ................................................... 24 ........... 2.1.2. Nội dung cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh ............................................... 26 ........... 2.1.2.1. Cái tôi chiến sĩ ........................................................................................... 26 ........... 2.1.2.2. Cái tôi đời tư - suy tưởng, triết lý ................................................................ 33 ........... 2.1.2.3. Cái tôi khát khao tình yêu nhưng nhuốm màu cô đơn ................................ 41 ........... 2.2 BiÓu t-îng.......................................................................................................... 46 ........... 2.2.1. Khái niệm biểu tượng...................................................................................... 46
- 2 ........... 2.2.2. Phân biệt hình tượng với biểu tượng................................................................ 48 .......... 2.2.3. Tư duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tượng trực quan....................... 50 .......... 2.3. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh................................................. 52 .......... 2.3.1. Con đường ....................................................................................................... 52 .......... 2.3.2. Cỏ 59 …………………………………………………….............................................. 2.3.3. Gốc sim cằn 61 ……………………………................................................................... 2.3.4. Đất 62 ……………………………………….................................................................. 2.3.5. Ngọn lửa .......................................................................................................... 64 .......... 2.3.6. Làng quê .…………………………………………. 65 ………………………............. Tiểu kết chương 2 69 …………………………………………………………………............ Chƣơng 3. Ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh 70 …................................................................ 3.1. Ngôn ngữ trong tư duy thơ 70 …....................................................................................... 3.2. Ngôn ngữ thơ mang đặc trưng thể loại............................................................... 74 ........... 3.2.1. Trong thơ 5 chữ 74 ……………………………………………………………............ 3.2.2. Trong thể thơ 8 chữ 76 …………………………………………………………............ 3.2.3. Trong thơ lục bát 77 ……………………………………………………………............ 3.2.4. Trong thơ tự do 78 ………………………………………………………………........... 3.3. Ngôn ngữ của hồn quê....................................................................................... 81 ........... 3.3. Ngôn ngữ giàu sức liên tưởng, mạnh yếu tố trực giác, cảm giác ....................... 83 .......... Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 86 .......... Phần kết luận 87 ……………………………………………………………………............. Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 91 ........... PHẦN MỞ ĐẦU
- 3 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ giữa con người với con người và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ. Từ vấn đề này ta nhận thấy, việc tiếp cận văn chương - nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tư duy nghệ thuật thực sự là một hướng tiếp cận có chiều sâu, mang tính hệ thống và toàn diện cao. Tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng, hay nói cách khác tư duy nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực có thẩm mỹ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn: “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” nhấn mạnh: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan”(30,36). Điều này đã làm sáng rõ hơn về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được phản ánh trong lĩnh vực thơ ca, nghệ thuật. Tư duy thơ là một hình thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, một vấn đề lý luận còn rất mới nhưng đầy hấp dẫn. Suy cho cùng, việc tìm hiểu, khám phá tư duy thơ cũng chính là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm lý học sáng tạo. Hơn thế, trong tư duy thơ không chỉ đơn điệu tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại và yếu tố nhân loại. Nó là vấn đề nằm cả trên bình diện nội dung và hình thức, trong mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể. Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thơ ca từ góc độ tư duy là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tượng thi ca, điều này thực sự sẽ tạo ra những hướng tiếp cận mới, sâu và hiệu quả đối với thế giới nghệ thuật phong phú, bí ẩn.
- 4 1.2. Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mỹ. Cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy đau thương mất mát “mưa bom bão đạn” nhưng cũng đầy huy hoàng đã tạo cho Hữu Thỉnh niềm say mê, khát khao cháy bỏng được sống và cống hiến hết mình cho lý tưởng, cho Tổ Quốc. Tất cả đã trở thành chất liệu để Hữu Thỉnh làm thơ, hay nói đúng hơn là ghi lại cuộc đời mình - cuộc đời của những người lính. Hữu Thỉnh là nhà thơ sớm khẳng định được mình qua các giải thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ 1975-1976 với bài Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết về Nhà trường, thầy cô do Bộ ĐH&THCN cùng Trung ương Đoàn TNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển, đặc biệt ông là một trong những người được hai lần trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Tất cả những thành công đó, một lần nữa khẳng định con đường sáng tạo nghệ thuật mà Hữu Thỉnh đã chọn. Sáng tác thơ của Hữu Thỉnh tương đối liền mạch, tiêu biểu cho quá trình vận động của thơ ca cách mạng Việt Nam trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX. Với những lời văn giản dị nhưng chắt lọc, sâu lắng ghi lại những tình cảm máu thịt về quê hương, đất nước, về những con người đang sống quanh mình, thơ Hữu Thỉnh đã đến được với trái tim người đọc, thấm sâu vào đời sống xã hội, được trích giảng trong nhà trường và không ít bài đã được phổ nhạc.
- 5 Với Hữu Thỉnh, làm thơ không chỉ để “ghi lại cuộc đời mình” mà đó còn là quá trình không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới vì sự phát triển của thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc nói chung. Sức bền của thơ ông không chỉ được khẳng định ở việc tạo ra chỗ đứng trong lòng người đọc mà còn thể hiện ở việc Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một phong cách thật riêng thâm trầm, sâu lắng, đậm chất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. Trong suốt chặng đường hơn 30 năm sáng tác, Hữu Thỉnh đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc. Với 5 tập thơ và 3 trường ca đầy đặn, cùng một loạt những giải thưởng, cái tên Hữu Thỉnh đã trở thành cái tên quen thuộc trong làng thơ ca Việt Nam. 1.3. Tìm hiểu về thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi nhận thấy đa số các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, phong cách, thể loại, để đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy nghệ thuật một cách toàn diện. Chính vì vậy, nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy thơ, chúng tôi hi vọng sẽ hé mở được nhiều vấn đề lý thú trong thế giới nghệ thuật còn nhiều bí ẩn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn “Thơ Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát hệ thống nhân vật trữ tình, biểu tượng, ngôn ngữ thi ca. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là toàn bộ thơ Hữu Thỉnh (kể cả trường ca). Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Hữu Thỉnh, trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khảo sát chúng tôi luôn đặt thơ ông trong dòng chảy của văn học dân tộc, trong sự so sánh, đối chiếu với một số nhà thơ khác (chủ yếu là các nhà thơ cùng thời với Hữu Thỉnh). Tất cả nhằm đưa ra những kết luận thật khách quan về tư duy thơ Hữu Thỉnh, góp phần khẳng định chỗ đứng và những giá trị của thơ ông đối với nền thơ ca dân tộc. 3. Lịch sử vấn đề
- 6 Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mỹ, cùng những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà, hơn 30 năm qua Hữu Thỉnh và những sáng tác của ông đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của giới phê bình văn học. Đã có không ít bài viết dưới dạng bài báo, phỏng vấn đánh giá về thơ ông. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy nghệ thuật thì còn quá mờ nhạt và chưa hệ thống. Các bài viết tập trung nhiều từ những năm 1990 trở lại đây. Đa số các bài nghiên cứu, đánh giá về thơ Hữu Thỉnh có quy mô vừa và nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo (tạp chí) và phạm vi bao quát cũng rất hạn chế. Hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá về một tập thơ, một trường ca hay một phẩm chất nào đó trong hồn thơ Hữu Thỉnh. Ngay cả bài viết “Thơ Hữu Thỉnh” của tác giả Vũ Nho in trong cuốn “Đi giữa miền thơ” năm 2001, tuy có quy mô khá lớn với hơn 30 trang nhưng cũng không hề nhắc tới trường ca “Sức bền của đất” tác phẩm ghi dấu thành tựu thơ của Hữu Thỉnh với giải A về thơ của báo Văn nghệ 1975-1976. Tuy nhiên các bài viết đều đã đưa ra những nhận định thật sát, thống nhất về hồn thơ Hữu Thỉnh. Viết về tập thơ “Thư mùa đông ” tác giả Trần Mạnh Hảo đã cho đăng bài: “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh" in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4, năm 1996. Ở bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới lạ, đầy xúc cảm được thể hiện bằng những lời thơ ngắn, kiệm lời trong “Thư mùa đông” qua đó khẳng định sự sáng tạo trong lời thơ Hữu Thỉnh. Đặc biệt bài viết đã phát hiện ra chất dân giã, sự đan xen giữa những nét hồn nhiên với những suy ngẫm đầy tính triết lý cùng nỗi cô đơn, đau buồn trong tập thơ. Năm 2005, tác giả Lưu Khánh Thơ đã có bài viết: “Hữu Thỉnh, một phong cách thơ sáng tạo” đăng trên Tạp chí Văn học, sau này được tập hợp vào cuốn “Thơ và một số gương mặt thơ hiện đại”. Trong bài viết của mình, Lưu Khánh Thơ không những nhấn mạnh khả năng tiếp thu truyền thống dân
- 7 tộc một cách khéo léo qua cách nói, cách ví von, cách tư duy, liên tưởng độc đáo của nhà thơ mà còn chỉ ra “sự đằm thắm, đôn hậu” và “chìm lắng yêu thương” trong hồn thơ Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn học số 12 năm 1999 có bài “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” của tác giả Lý Hoài Thu. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét hấp dẫn kỳ lạ trong thơ Hữu Thỉnh đươc bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai thác cái hay cái đẹp của dân gian, của dân tộc” và biết vận dụng linh hoạt “sáng tạo nên cái mới”. Cộng với đó, thơ Hữu Thỉnh rất mạnh yếu tố cảm giác, trực quan. Chính điều này đã tạo ra sự mặn mà nhưng cũng đầy cá tính trong thơ ông. Những đánh giá sắc bén của tác giả Lý Hoài Thu cũng thống nhất những nhận định của tác giả Nguyễn Trọng Tạo về thơ Hữu Thỉnh. Trong cuốn “Văn chương cảm và luận” in năm 1998, tác giả này đã có bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê”, ông viết “Hồn thơ Hữu Thỉnh là sự sum suê của cây cối từ đất mà lên” “Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hóa nhà quê thật đẹp và thật ngộ”. Và chính sợi dây “văn hóa nhà quê” vô hình ấy đã phần nào níu giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ hiện đại bộn bề xáo trộn ngày nay. Năm 2003, Nguyễn Đăng Điệp viết bài “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” trên Tạp chí Văn học số 9. ở bài viết này tác giả đã đi sâu vào những quan niệm và ý thức đổi mới thơ ca của Hữu Thỉnh “đưa thơ về cái thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tận đáy lòng mình. Hữu Thỉnh là thi sĩ của nhiều câu thơ đầy ma lực, nó nhập vào người đọc như nhập đồng, nó lôi dắt đối tượng như thôi miên trên thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới trong thơ ông còn thể hiện ở việc đào sâu hơn nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhận định về thơ Hữu Thỉnh nằm ở một số bài: “Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông tới mùa...”(Thanh Thảo), “Mấy ghi
- 8 nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh” (Trường Lưu), “Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh” (Phạm Quang Trung), “Đọc Thư mùa đông ám áp cõi lòng” (Mai Trang), “Hữu Thỉnh - những kỷ niệm nhỏ về đời và thơ” (Nguyễn Thanh Kim), “Đồng cảm và sáng tạo” (Lý Hoài Thu)...tất cả đã góp phần cung cấp thêm những thông tin thật đáng quý để chúng ta đến gần hơn với những thành tựu và đặc điểm của thơ Hữu Thỉnh. Tựu chung lại, các bài viết đều thống nhất thấy được trong thơ Hữu Thỉnh vừa có những nét trẻ trung, tự nhiên và hồn hậu, vừa chứa đựng yếu tố bác học lại thấm đẫm sắc vị dân giã và đặc biệt thơ ông luôn ngồn ngộn cuộc đời và sự sống. Ngoài các bài viết ngắn, những năm gần đây thơ Hữu Thỉnh đã được chọn làm đề tài nghiên cứu của một số chuyên luận, luận văn. Năm 2003, chuyên luận “Thi pháp thơ Hữu Thỉnh”(Nguyễn Nguyên Tản) hoàn thành, đã cung cấp cái nhìn đầy đủ, toàn diện về thi pháp thơ ông. Chuyên luận đã chỉ ra những đóng góp cùng những sáng tạo mới mẻ trong thơ Hữu Thỉnh đối với nền thơ ca dân tộc thông qua việc tìm hiểu: quan niệm về con người, không gian, thời gian nghệ thuật và phương thức thể hiện. Bên cạnh đó là một số khóa luận và luận văn nghiên cứu về thơ ông như: “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh”(Nguyễn Ngọc Linh), “Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh” (Nguyễn Minh Phương) ...Các công trình trên chủ yếu nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ thi pháp học, phong cách học, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về tư duy nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh đầy đủ và toàn diện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về cái tôi trữ tình của nhà thơ, qua đó khẳng định nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc của ông thông qua cái tôi trữ tình, những biểu tượng đặc sắc cùng những phương tiện ngôn ngữ được thể hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 9 Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách thích hợp những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp Vận dụng tổng hợp những quan điểm triết học, mỹ học, tâm lý học Mác xít để thấy được mối giao thoa giữa khoa học - nghệ thuật - thơ ca. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã vận dụng thi pháp học để khảo sát những vấn đề có tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan niệm để từ đây chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của tư duy thơ Hữu Thỉnh. Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, trên cở sở những số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành khảo sát 5 tập thơ cùng 3 bản trường ca của Hữu Thỉnh và dựa trên kết quả thông kê theo từng bình diện, chúng tôi đã phân tích và khái quát để tìm ra những đặc điểm của tư duy thơ Hữu Thỉnh. Phương pháp so sánh, đối chiếu Để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo cùng những biến đổi trong tư duy thơ Hữu Thỉnh, đòi hỏi chuyên luận có sự vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Hữu Thỉnh với nhau; so sánh, đối chiếu giữa thơ của Hữu Thỉnh với một số nhà thơ cùng thời. Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể và phương pháp loại hình học Đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử và chú ý đặc trưng của thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Hữu Thỉnh, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm và phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tư duy thơ Hữu Thỉnh đối với văn học dân tộc. Trong phương pháp loại hình, chúng tôi dựa vào những đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình để tìm hiểu tư duy thơ Hữu Thỉnh. 5. Đóng góp của luận văn
- 10 Hữu Thỉnh, nhà thơ - chiến sĩ, một trong những gương mặt tiêu biểu cho quá trình vận động nghệ thuật chung của thơ ca cách mạng Việt Nam trong khoảng 30 năm chống Mỹ. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu thơ ông trên nhiều bình diện, nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh từ góc độ tư duy nghệ thuật. Viêc nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng, qua ngôn ngữ đã góp phần làm rõ hơn quá trình biến đổi của ngôn từ, cảm xúc và hình ảnh trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Tìm hiểu tư duy thơ Hữu Thỉnh trong tiến trình chung của thơ Việt Nam hiện đại sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện, khách quan về toàn bộ sáng tác thơ của ông. Qua đó khẳng định hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật đối với các hiện tượng văn học thực sự là một hướng nghiên cứu tích cực, cần được tiếp tục và phát triển. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Hữu Thỉnh. Chương 2: Cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh. Chương 3: Ngôn ngữ trong thơ Hữu Thỉnh.
- 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA HỮU THỈNH 1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật Tư duy là một thuật ngữ có tính chất mở, với một nội hàm khá rộng. Nói đến tư duy là liên quan đến lĩnh vực triết học, tâm lý học…trong đó có lĩnh vực nghệ thuật. Trong “Từ điển triết học” của M.Rodentan, P.Iudin có định nghĩa về tư duy như sau: “Tư duy là một hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi gần 16 tỷ tế bào thần kinh” (26, 676). Đặc trưng tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế giới khách quan, quan hệ con người với con người và quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; Truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phương tiện ngôn ngữ. Đó là toàn bộ của chức năng nhận thức của tư duy (30, 18). Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất sự vật. Tư duy nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Có nhiều quan điểm về vấn đề này tuy nhiên chúng tôi thống nhất
- 12 với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”NXB Giáo dục 2006. Và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” NXB Văn học HN 1996. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” có nhận định: Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hoá lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước lệ, nó hướng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể có), có thể cảm nhận, theo xác suất khả năng và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thường mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng trí tưởng tượng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tư duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ còn phận bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chưa biết”. Tính cấu trúc của tư duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra… Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nó có mã nghệ thuật, tức là hệ thống năng động gồm các quy tắc sử dụng ký hiệu để gìn gữ tổ chức và truyền đạt thông tin. Điểm xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền ngẫm và hệ thống hoá các kết quả nhận thức. Đặc điểm
- 13 của tư duy nghệ thuật là tính lựa chọn, tính liên tưởng, tính ẩn dụ. Trên cơ sở của tư duy nghệ thuật người ta tạo ra các tư tưởng và “quan niệm nghệ thuật”, lựa chọn các phương tiện, biện pháp nghệ thuật. Dạng tư duy này chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với tài năng, biết cảm nhận được một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, nắm bắt tinh thần thời đại, dự báo tương lai và tài năng sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy nghệ thuật, tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Tư duy thơ và Tư duy thơ hiện đại Việt Nam” đã bàn nhiều về vấn đề tư duy nghệ thuật nói chung, tư duy thơ nói riêng và đi đến kết luận: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thức khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo”. Tư duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học là “Tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy…” (30, 54). Tư duy thơ là phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật “Tư duy thơ là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng hình tượng ngôn ngữ”. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy… Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp…Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện của cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có sự thay đổi nhất định… Tư duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại. So với tư duy logic, tư duy hình tượng có được phạm vi rộng rãi hơn cho sự liên tưởng và quyền tưởng tượng. Tư duy thơ có khả năng hướng nội và khả năng hướng ngoại và kết hợp giữa hướng nội và hướng ngoại. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng, miêu tả,
- 14 trình bày nó dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Hướng nội là tác giả tự nghĩ về mình tự quan sát biểu hiện cái tôi nội cảm của mình. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của cái tôi trữ tình. Ngôn ngữ đối với nhà thơ có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích, khả năng tự do của tư duy thơ phụ thuộc vào yếu tố ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc loại thể… 1.2. Qúa trình sáng tác của Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh là gương mặt tiêu biểu trong số các nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được khẳng định từ năm 1975 và tiếp tục toả sáng cho đến ngày nay. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn chương do các tổ chức có uy tín lớn trao tặng. Đọc toàn bộ thơ Hữu Thỉnh, ta nhận thấy ông thực sự là một tài năng văn học. Tài năng vừa có tính “tiên thiên”, vừa là kết quả của một quá trình “nhập cuộc, dấn thân” (chữ của Hữu Thỉnh) sâu sắc vào đời sống, không ngừng mài dũa tài năng và lao động sáng tạo. Có thể chia thơ Hữu Thỉnh thành hai mảng lớn, căn cứ vào nội dung phản ánh, cảm hứng chủ đạo và giọng điệu trữ tình. Thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất (viết xong dịp tết Ất Mão 1975), trường ca Đường tới thành phố (viết từ tháng 8/1977, hoàn thành tháng 4/1978). Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống kẻ thù Mỹ nguỵ. Một đất nước, nhân dân với khát vọng tự do, thống nhất, đoàn tụ và chính vì khát vọng cao đẹp ấy mà chấp nhận bao thử thách, hy sinh. Tập thơ Tiếng hát trong rừng chủ yếu ghi lại cảm xúc của nhà thơ khi chiến đấu ở Trường Sơn. Những bài thơ ngắn trong tập này có ý nghĩa như sự chuẩn bị, tạo đà cho các cảm xúc dài hơn của trường ca. Có thể coi Sức bền của đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca. Trường ca
- 15 Đường tới thành phố ghi lại tâm tình của người lính cách mạng đang giữ chốt ở nơi tiền tiêu, hàng ngày giáp mặt với quân thù, anh suy tư về nguồn gốc sức mạnh của bản thân và đồng đội - sức mạnh nhận từ lòng Mẹ, từ đất đai, từ các thế hệ đi trước, từ nếp sống văn hoá dân tộc. Đường tới thành phố là cột mốc đánh dấu sự chín muồi trong ý thức về thể loại, tập trung đầy đủ, hoàn thiện nhất những đòi hỏi mà thể loại trường ca cần phải có. Đây là trường ca dài nhất của Hữu Thỉnh, gồm 5 chương, 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến tranh bằng thơ ca, cho ta hình dung chặng cuối cùng đi tới đích toàn thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (sau hiệp nghị Pa-ri 1/1973 đến 30-4-1975). Nó là bản tổng hợp của biết bao cảnh ngộ, cùng những hy sinh chịu đựng và suy tư trăn trở của nhân dân vĩ đại. Tất cả mọi mảng, khối của hiện thực rộng lớn đó không tồn tại trong trường ca này một cách rời rạc, chắp và mà được liên kết, gắn bó keo sơn bằng một sợi dây cảm xúc và mạch suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ: chương này gọi chương kia, khúc này gọi khúc khác, hình tượng này gợi ra, mở ra hình tượng khác. Tác giả như một người chỉ huy tài ba điều khiển một dàn nhạc giao hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn mạch lạc, nhất quán, nhuần nhuyễn. Mảng thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh thấm nhuần tính chất sử thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể hiện cái tôi sử thi của thơ ca cách mạng hiện đại. Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giàu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhụy giữa giọng chính luận (khi diễn tả tư thế nhà thơ và tư thế dân tộc, sức mạnh tiềm ẩn và quật khởi của nhân dân) với giọng trữ tình đằm thắm (mỗi khi “dừng lại” hoặc kết hợp diễn tả tâm trạng của bản thân, đồng đội, người thân và các nhân vật trữ tình “nhập vai” khác) trên dòng chảy dạt dào của sự kiện. Bên cạnh giọng điệu chủ đạo trên là sự bổ sung của nhiều chất giọng: chân thành mà bay bổng, sôi
- 16 nổi hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng mạnh về phía trước vừa chất đầy kỷ niệm. Thơ viết về cuộc sống thời bình gồm tập Thư mùa đông, Trường ca biển (1981 - 1994) và Thương lượng với thời gian. Các tập này được viết ở giai đoạn đất nước “mở cửa”, đổi mới. Đất nước trong thời bình nhưng con đường đi đến chân trời hạnh phúc còn nhiều gian nan. Do chính sách, cơ chế bao cấp kéo dài hạn chế những tiềm năng đất nước, con người cùng những nguyên nhân xã hội - chính trị khác trên phạm vi cả nước và thế giới đã làm xuất hiện các khuynh hướng tư tưởng mới, chưa hề có trong thời kỳ chống Mỹ. Những biến động trong đời sống chính trị (sau khi Liên Xô sụp đổ - 1991) cùng những bức xúc chung quanh việc quản lý lãnh đạo xã hội và văn nghệ (biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn chuẩn bị và đại hội nhà văn 1989), sự bung ra về mặt kinh tế cho phép nghĩ đến cách làm ăn mới, suy nghĩ mới làm thay đổi nhiều quan niệm về những giá trị cũ được hình thành trong suốt thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng văn nghệ sĩ. Ở giai đoạn trước năm 1980, ý tưởng cộng đồng chiếm ưu thế, con người toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, số phận cá nhân luôn đặt trong số phận đất nước, cá nhân không có ý nghĩa độc lập tự thân mà có ý nghĩa trong sự hy sinh cống hiến cho dân tộc. Từ đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX) trở lại đây, những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội đã đi đến sự đổi thay các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và cả văn học nghệ thuật. Sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt, với nhu cầu trong thời bình là bước chuyển tất yếu của xã hội. Con người được miêu tả trong tất cả tính đa dạng của nó đã tạo thành nét chính trong sự định hướng về giá trị văn học của công chúng hôm nay. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là đặc điểm nổi bật của thời kỳ đổi mới. Sự thay đổi này dĩ nhiên sẽ dẫn đến những thay đổi về đề
- 17 tài, chủ đề, nhân vật và thể loại, phương thức trần thuật và cách biểu hiện trữ tình. Nảy sinh trong điều kiện lịch sử - xã hội và văn học ấy, thơ viết về cuộc sống thời bình mang nội dung, cảm hứng mới và giọng điệu mới. Trường ca biển vẫn còn tia hồi quang quá khứ vinh quang của người lính, trải qua một tuổi thơ cay đắng sống dưới chế độ cũ, tuổi trẻ sung mãn có mặt trên trận tuyến đánh Mỹ nguỵ. Và cũng không phải là đã tắt hẳn trong đó âm hưởng bi hùng khi tái hiện cuộc sống đầy gian khổ và bất trắc của người lính khi được nhân dân trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong vai trò người lính đảo. Nhưng điểm khác quan trọng trong nội dung phản ánh của Trường ca biển là số phận cá nhân người lính cách mạng, về căn bản đã có ý nghĩa độc lập. Khác với thời chống Mỹ, giờ đây họ sống cùng gian lao, lòng không thanh thản. Họ phải gồng mình lên để cố lấp đi cái khoảng trống trong tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được - mất, cống hiến và hưởng thụ, giữa hy sinh và cái giá được trả cho sự hy sinh. Nếu Trường ca biển là cuộc hành trình đi tới biển cùng với gian lao của nguời lính thì Thư mùa đông, Thương lượng với thời gian là hành trình đi “tìm người”, tìm trong thất vọng rồi hy vọng những giá trị nhân bản mà cuộc sống xô bồ trước mắt đã làm mờ đi, chìm lấp đi. Những giá trị ấy là hạnh phúc, sự đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người. Cảm hứng chủ đạo ở mảng thơ viết về chiến tranh là cảm hứng sử thi, cảm hứng trước cái cao cả, trong niềm say mê, khẳng định tình yêu lớn, lẽ sống lớn. Cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về cuộc sống thời bình là cảm hứng đời tư - thế sự, mang theo nỗi cay đắng, niềm bâng khuâng trước sự thay đổi, nỗi cô đơn, trăn trở trước số phận con người mà chưa tìm thấy tri âm, tri kỷ. Giọng điệu chủ đạo ở đây là buồn, sâu lắng, chất chứa suy tư, triết lý.
- 18 Hành trình thơ Hữu Thỉnh thực sự là hành trình thơ của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con người thời đại, đi vào dòng chảy chính của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu hiện ở mỗi giai đoạn sáng tác có khác nhau. Đây cũng là hành trình nhịp bước cùng với xu thế chung của thơ ca Việt nam từ năm 1975 đến nay. 1.3. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh Quan niệm về thơ sẽ chi phối rất lớn đến tư duy thơ. Bàn về vấn đề này, tác giả Nguyễn Bá Thành đã viết: “Nếu coi thơ là một thứ vũ khí, tư duy thơ phải sắc bén, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn, nghĩa là tư duy thơ sẽ hướng về những hình ảnh bạo lực, tư tưởng phê phán, tư tưởng đấu tranh sẽ là những tư tưởng chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải ngọt ngào, phải nhuần nhị. Dĩ nhiên thơ có thể đắng cay, chua chát, nhưng nó vẫn là những thứ ăn được”(30, 37). Nói như vậy cũng có nghĩa là để xác định được bản chất và tư duy thơ của một tác giả thì điều đầu tiên cần tìm hiểu chính là quan điểm nghệ thuật của tác giả đó. 1.3.1. Thơ là bức tranh sinh động về cuộc đời Chưa từng có một giai đoạn lịch sử nào mà dân tộc ta lại sản sinh ra nhiều nhà thơ có chung chí hướng và gần gũi quan niệm sáng tạo như thời chống Mỹ. Cả một đội ngũ cầm bút hừng hực khí phách, tươi rói hồn thơ. Rất nhiều gương mặt thơ sáng giá như: Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm... Họ luôn coi làm thơ là một hành động đầy ý thức. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt mà cũng vô cùng oanh liệt. Chân giá trị của dân tộc và của mỗi người được đem ra thử thách, khe khắt và chân xác. Là người trực tiếp cầm súng, Hữu Thỉnh có điều kiện thấm thía điều đó hơn ai hết, ông “nhập cuộc, dấn thân”. Chính trong quá trình đó Hữu Thỉnh nhận ra cội nguồn sức mạnh tinh thần của người lính mà đôi khi bản thân họ cũng không thể ngờ tới. Một trong những nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và làm nên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn