Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện cổ dân gian Châu Ro
lượt xem 12
download
Mục tiêu thực hiện luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện cổ dân gian Châu Ro là nhằm đánh giá lại truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro của các nhà nghiên cứu trước đây; phân loại truyện cổ dân gian Châu Ro; mô tả cấu trúc thể loại truyện cổ dân gian Châu Ro; tìm hiểu vị trí của truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro trong đời sống của đồng bào Châu Ro.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện cổ dân gian Châu Ro
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Vân Anh TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHÂU RO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Vân Anh TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHÂU RO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Hồ Quốc Hùng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu về văn hoá của dân tộc Châu Ro được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình nghiên cứu và điền dã của bản thân tại các huyện ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu trong suốt năm qua. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 21 chuyên ngành Văn học Việt Nam, đến Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Và phó giáo sư Chu Xuân Diên, giáo sư Phan An, tiến sĩ Huỳnh Văn Tới, tiến sĩ Lâm Nhân, thạc sĩ Phan Đình Dũng đã nhận xét, góp ý cho tôi hoàn thiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn. Trong quá trình sưu tầm tư liệu, tôi đã nhận được sự cộng tác chân tình và hiệu quả của chính quyền địa phương, của các vị già làng, đồng bào dân tộc Châu Ro ở tỉnh Đồng Nai và Ngãi Giao, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban lãnh đạo Bảo tàng Đồng Nai, quý thầy cô Trường Văn Hoá Nghệ Thuật tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi trong nghiên cứu cũng như cung cấp những tư liệu có liên quan đến luận văn và đã động viên, khuyến khích tôi trong nghiên cứu, sưu tầm truyện cổ Châu Ro. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn Đào Vân Anh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 4 MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 A. DẪN LUẬN ...................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 7 2. Mục đích đề tài ............................................................................................................. 8 3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 8 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 12 5.1. Phương pháp sưu tầm, điền dã. .......................................................................... 12 5.2. Phương pháp thống kê, phân loại ....................................................................... 13 5.3 Phương pháp cấu trúc .......................................................................................... 13 5.4. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 13 5.5. Phương pháp liên ngành ..................................................................................... 13 6. Đóng góp luận văn ..................................................................................................... 13 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI CHÂU – RO ......................... 16 1. LỊCH SỬ, XÃ HỘI CHÂU – RO .............................................................................. 16 1.1. Tên tộc người ...................................................................................................... 16 1.2. Địa bàn cư trú .................................................................................................... 17 1.3. Phân bố dân số và dân cư.................................................................................... 17 1.4. Lịch sử tộc người ................................................................................................ 18 1.5. Hoạt động kinh tế ............................................................................................... 20 1.6. Hình thái xã hội.................................................................................................. 22 1.7. Tổ chức gia đình ................................................................................................ 23 2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ............................................................ 24 2.1 Văn hóa vật chất .................................................................................................. 24
- 2.2 Văn hóa tinh thần ................................................................................................. 27 3. Tình hình tư liệu ................................................................................................... 33 3.1. Các văn bản truyện cổ Châu Ro đã được công bố .............................................. 37 3.2. Các văn bản ghi chép qua điền dã của bản thân. ................................................ 41 CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHÂU RO ............. 52 1. Vấn đề thể loại truyện cổ dân gian Châu Ro.............................................................. 52 1.1. Thần thoại ........................................................................................................... 52 1.2. Truyền thuyết ...................................................................................................... 55 1.3. Truyện cổ tích .................................................................................................... 59 2. Tìm hiểu về hình thức sinh hoạt, người kể truyện cổ dân gian Châu Ro – Người “giữ hồn” của làng.......................................................................................................... 69 2.1. Nghệ nhân Nguyễn Văn Nổi - Già làng Năm Nổi ở ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai. .................................................................................... 71 2.2. Nghệ nhân Hồng Thị Lịch ở ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai. ............................................................................................................................. 84 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC CHÂU RO ............................................................................ 91 1. Kiểu truyện người lấy vật, vật lấy người. .................................................................. 92 2. Kiểu truyện về Cọp (hổ). .......................................................................................... 101 3. Môtif tiêu biểu, môtip con số 6,7 và môtip mang lốt thú........................................ 105 4. Vấn đề tiếp nhận truyện cổ Châu Ro của người Châu Ro ....................................... 112 4.1. Truyện cổ Châu Ro trong đời sống văn hóa của người Châu Ro ..................... 113 4.2. Tiếp nhận truyện cổ Châu Ro qua phỏng vấn. ................................................. 117 C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 129 HÌNH ẢNH TƯ LIỆU...................................................................................... 192
- A. DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hoá, văn học của các dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề cấp thiết bởi các giá trị văn hoá tinh thần của các dân tộc này đang ngày càng bị mai một theo thời gian. Đây là một trong những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vì thế, đã có rất nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu có giá trị và đã trở thành tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Giống như các dân tộc anh em khác, vốn văn nghệ dân gian của người Châu Ro cũng phong phú, với nhiều thể loại: truyện kể, thơ ca trữ tình, múa, hát đối đáp… Các câu tục ngữ, phương ngôn đúc kết kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Do cuộc sống của người Châu Ro phân bố rải rác, phải di chuyển nhiều nơi nên kho tàng văn học ấy bị mai một, thất tán, hiện có nguy cơ bị hòa tan vào các dòng văn hóa, văn học khác, “Việt hóa” hay “Châu Ro hóa”. Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về các loại hình văn hóa của dân tộc Châu Ro có quy mô địa phương và cả nước đã cho thấy rằng: sức sống, bản sắc văn hóa của người Châu ro vẫn còn in dấu trong các sinh hoạt hiện thực, “nếu không có hình thức sưu tầm, nghiên cứu thì e rằng không lâu nữa những dấu hiệu văn hóa còn lại cũng bị tha hóa, sau này dẫu tiền muôn bạc vạn cũng không thể tái hiện được” (Huỳnh Văn Tới). Người Châu Ro không phải là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, tuy nhiên đây là dân tộc thiểu số bản địa còn giữ được nhiều nét bản sắc dù địa bàn cư trú từ lâu đã phải chia sẻ với những dân tộc thiểu số khác và người Việt. Vì vậy, trong quá trình tiếp cận, chúng tôi chú ý đến mảng truyện cổ dân gian của dân tộc này vẫn âm ỉ tồn tại bền vững cùng với quá trình phát triển lịch sử - văn hóa của dân tộc. Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng và những đóng góp của việc nghiên cứu truyện cổ dân gian của các dân tộc thiểu số trong tiến trình văn học dân gian Việt Nam, chúng tôi
- mong góp một cái nhìn khoa học qua việc khảo sát đề tài “Truyện cổ dân gian Châu Ro”. Đề tài này nhằm giúp chúng tôi hiểu rõ về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc Châu Ro. Hy vọng việc nghiên cứu đối với mảng truyện cổ dân gian của dân tộc Châu Ro góp thêm vào công việc nghiên cứu truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. 2. Mục đích đề tài Đây là đề tài mới và rộng nên trong luận văn chúng tôi sẽ giới hạn tập trung việc nghiên cứu truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro với những mục đích sau: _ Đánh giá lại truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro của các nhà nghiên cứu trước đây và tư liệu của bản thân trong quá trình điền dã. _ Phân loại truyện cổ dân gian Châu Ro _ Mô tả cấu trúc thể loại truyện cổ dân gian Châu Ro. _ Tìm hiểu vị trí của truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro trong đời sống của đồng bào Châu Ro. Tóm lại, mục đích chính của đề tài vẫn tập trung hệ thống, phân loại và mô tả trạng thái hiện tồn của các thể loại. Bước đầu đánh giá về giá trị nội dung của các thể loại truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro. 3. Phạm vi nghiên cứu Người Châu Ro sống phân bố rải rác ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ của nước ta. Theo số lượng thống kê, người Châu Ro sống tập trung nhiều ở vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là ở Đồng Nai. Vì thế, trong phạm vi nghiên cứu truyện cổ dân gian Châu Ro, chúng tôi tập trung khảo sát truyện cổ dân gian Châu Ro ở Đồng Nai. Theo định hướng khoa học của đề tài, truyện cổ dân gian Châu Ro là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Trước tiên, luận văn tập trung khảo sát truyện cổ gồm các thể loại của tộc người này. Do đó chúng tôi chú trọng đến nguồn tài liệu về truyện cổ dân gian Châu Ro được công bố từ trước đến nay trên phạm vi trung ương đến địa
- phương. Với những truyện đã sưu tầm và biên soạn, chúng tôi sẽ khảo sát lại và đối chiếu với tư liệu của bản thân trong quá trình mình điền dã. Cụ thể qua các tài liệu sau: _ Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam (tập 2) – Viện Khoa học xã hội TP. HCM, 1987. _ Người Châu Ro ở Đồng Nai - Huỳnh Tới, Yên Trị, Đình Dũng, 1997. _ Bản đánh máy sưu tầm những truyện kể dân gian của dân tôc Châu Ro - nhạc sĩ Phan Thiết (nhà nghiên cứu về âm nhạc Châu Ro) ở Ngãi Giao – Vũng Tàu, 1997. _ Hoàng hậu Ba Ba – Truyện cổ Châu ro - Vĩnh Trường, 2004. _ Truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam (tập 1) – NXB Phụ nữ, 2007. _ Những truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro mà chúng tôi sưu tầm được trong quá trình điền dã. _ Đặc biệt, chúng tôi có mở rộng khảo sát một vài khía cạnh sinh hoạt của truyện cổ dân gian Châu Ro trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Châu Ro. 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4.1. Tài liệu về loại truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro hiện còn ít. Mặc dù, những năm gần đây việc nghiên cứu về văn nghệ dân gian Châu Ro đã được các nhà nghiên cứu chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình. Nhưng riêng truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro dường như chỉ được sưu tầm thành văn bản là chính. Bên cạnh đấy cũng có một vài bài viết về truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro, nhưng chỉ dừng lại bước đầu khảo sát và tìm hiểu về một vài đặc trưng cơ bản và thiếu tính hệ thống. Bởi vì những công trình nghiên cứu này phần lớn nằm trong nghiên cứu chung về văn hoá xã hội Châu Ro. - Người Châu Ro ở Đồng Nai - Huỳnh Tới, Yên Trị, Đình Dũng, Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai xuất bản năm 1998. Tài liệu gồm hai phần chính: phần đầu tác giả nghiên cứu về văn hóa người Châu Ro: dân số và phân bố; phương thức canh tác cổ truyền; cấu trúc xã hội, gia đình và tục lệ; về những anh hùng Châu ro trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai; Phần sau, tác giả sưu tầm
- 30 truyện cổ của người Châu Ro. Đây là nguồn tư liệu truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro đáng quý cho đề tài của chúng tôi đang nghiên cứu. Cả 30 truyện cổ này chỉ mới dừng lại là sưu tầm thành văn bản, tác giả chưa có đánh giá gì về thể loại truyện cổ này. - Hoàng hậu Ba ba, Vĩnh Trường, NXB Đồng Nai, 2004. Công trình sưu tầm của tác giả gồm 12 truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro. Ở công trình này, tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm mà chưa có nhận xét gì về truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro. - Bài viết Tìm hiểu cộng đồng cư dân bản địa Châu Ro – Châu Mạ ở Đồng Nai và Bước đầu tìm hiểu về chuyện kể Châu Ro – Châu Mạ, 2005 của Phan Đình Dũng. Trong bài viết của mình, tác giả tập trung khái quát những đặc điểm chung nhất về diện mạo phong tục, tập quán và văn hóa của người ChâuRo. Trong đó đáng lưu ý là một số vấn đề thần linh – ma quỷ – ác thú và hình thức đội lốt; về hiện tượng mồ côi; về hình tượng các con số; về sự ban thưởng và trừng phạt, cái thiện và cái ác; … ở trong truyện kể dân gian Châu Ro đã được đề cập đến. Bài viết cũng có hướng phân loại đề tài của truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro nhưng thiếu sức thuyết phục. Tuy nhiên bài viết đã giúp chúng tôi bước đầu hiểu được vài nét cơ bản của truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro và đã gợi mở hướng nghiên cứu sâu cho đề tài nghiên cứu luận văn của chúng tôi. - Tài liệu đánh máy sưu tầm truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro của nhạc sĩ Phan Thiết gồm 7 truyện được tác giả sưu tầm ở Ngãi Giao, Bà Rịa Vũng Tàu. Tài liệu cũng chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm mà chưa có đánh giá và nhận xét gì loại truyện này. Điều đáng nói ở tập văn bản này là những truyện kể được ghi chép có nội dung trùng với những truyện kể dân gian Châu Ro ở xã Lý Lịch, Vĩnh Cửu – Đồng Nai trước đó nhưng có đôi chỗ khác nhau về cách diễn đạt và có thêm một số câu nói viết theo ngôn ngữ của người Châu Ro. 4.2.
- Ngoài ra, những năm gần đây, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về dân tộc Châu Ro có liên quan đến đề tài. Các công trình chủ yếu là nghiên cứu về dân tộc học, văn hóa, văn nghệ dân gian của người Châu Ro. Riêng phần văn học dân gian Châu Ro được các tác giả đề cập đến nhưng vẫn khái quát, chung chung, chưa thể hiện sự nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Sau đây là những công trình nghiên cứu chung về dân tộc Châu Ro: - Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng, Nguyễn Thành Đức, năm 2004. Tài liệu chủ yếu tập trung về đặc điểm chung về nghệ thuật biểu diễn dân gian của người Mạ, Châu Ro, Stiêng. Bên cạnh đấy, tác giả cũng quan tâm đến vài khía cạnh của văn học dân gian Châu Ro và có cái nhìn phác thảo về mặt nội dung của các thể loại văn học dân gian Châu Ro nhằm hướng tới giải thích và ca ngợi thế giới tự nhiên và con người đang lao động trên vùng đất cư trú. Ở đây tác giả đã chỉ ra những truyền thuyết về những vị thần khổng lồ sáng tạo ra thế giới và loài người, về những cuộc đại hồng thủy, về cuộc tranh chấp giữa các thần… là nội dung rất phổ biến… Truyện về loài thú ẩn chứa những tình cảm, lời khuyên con cháu; truyện miêu tả sự khôn ngoan, thông minh và thủy chung, chân thành của người Châu Ro. Nhìn chung, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chung về đặc điểm văn học dân gian dân tộc Châu Ro mà chưa có phân loại truyện theo thể loại một cách cụ thể, hay đi sâu hơn vào những vấn đề về kiểu nhân vật tiêu biểu hoặc là môtip truyện… - Truyền thống của người Chơ Ro, Nguyễn Thành Đức, 2006. Tài liệu đi sâu vào vấn đề Họ truyền thống của người Châu Ro ở 2 Ấp Đức Thắng và Đồng Xoài xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Tác giả đề cập đến nguồn gốc của hai họ lớn nhất của người Châu Ro: Chrau Lun (Cá Sấu) và Bi Cu (Cây gõ mật) có liên quan đến hai truyện cổ khá phổ biến trong đời sống của họ là Truyền thuyết về họ Chrau Lun và Bi Cu của người Châu Ro. Qua hai truyện cổ chủ đạo về dòng họ Châu Ro, ta thấy luật tục về dòng Họ của người Châu Ro rất nghiêm khắc nó vẫn được lưu truyền từ xa xưa
- qua nhiều đời con cháu. Nó cấm tất cả con trai con gái cùng dòng Họ không được lấy nhau. Bên cạnh đấy, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm những tài liệu khác nghiên cứu về văn hoá Châu Ro như: Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Viện dân tộc học – NXB KHXH, 2008; Tập quán cư trú và nhà ở cổ truyền của người Chơ ro ở Đồng Nai, Lâm Nhân, 2008; Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer – NXB văn hóa dân tộc, Đỗ Thị Hòa (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân, Lê Mai Oanh, Nguyễn Cảnh Phương, 2008; Đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Nguyễn Văn Huy, Lê Duy Đại, Nguyễn Quý Thao, Vũ Xuân Thảo, 2009. Nhìn chung, hầu hết những công trình nghiên cứu trên về dân tộc học, văn hóa, văn nghệ dân gian... đã cung cấp kiến thức bổ trợ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi về lịch sử nguồn gốc, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Châu Ro. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian Châu Ro ở trên đã tập hợp được một số lượng truyện cổ dân gian Châu Ro qua văn bản nhưng chưa đi vào phân loại, mô tả cấu tạo chiều sâu của các thể loại. Đấy là lý do để đề tài luận văn của chúng tôi tiếp tục triển khai. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp sưu tầm, điền dã. Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi thực hiện những chuyến điền dã, thực địa. Chúng tôi tập trung khai thác các đối tượng như: già làng, nghệ nhân, dân thường… Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác, khoa học, mới có điều kiện đối chiếu, phân tích giải mã các văn bản. Thực chất đây là phương pháp quan sát tham gia (Paticipant observation) trong nhân học văn hoá.
- 5.2. Phương pháp thống kê, phân loại Sau khi thực hiện phương pháp trên, chúng tôi phải tiến hành phương pháp hệ thống phân loại tư liệu. Dùng phương pháp này, chúng tôi muốn sắp xếp tư liệu một cách khoa học để từ đó có thấy được cơ cấu truyện cổ dân gian của tộc người Châu Ro hiện tại. 5.3 Phương pháp cấu trúc Mô tả cốt truyện, các môtip, nhân vật tiêu biểu. Từ đây rút ra được các đặc điểm về mặt cấu tạo thể loại. 5.4. Phương pháp so sánh Phương pháp này giúp cho việc so sánh đối chiếu những văn bản kể truyện cổ Châu Ro đã công bố với những bản kể do chúng tôi sưu tầm được để thẩm định lại độ chính xác của những văn bản đã công bố. Trong chừng mực so sánh với truyện cổ dân gian với các tộc người khác. 5.5. Phương pháp liên ngành Phương pháp này rất cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi, bởi nó giúp chúng tôi có cái nhìn đa diện, nhiều chiều mang tính toàn vẹn và đưa ra những đánh giá, nhận định một cách khoa học. 6. Đóng góp luận văn 1. Luận văn hy vọng sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu về truyện cổ dân gian của đồng bào Châu Ro một cách đầy đủ hơn. 2. Bước đầu thống kê, phân loại một cách tổng thể về truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro. 3. Giới thiệu một số nét văn hóa thể hiện qua các truyện cổ dân gian dân tộc Châu Ro.
- 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 3 chương tập trung vào những vấn đề sau: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI CHÂU – RO 1. Lịch sử, xã hội Châu Ro 2. Đặc điểm văn hoá truyền thống Hai phần này, luận văn tập trung nêu một số nét về lịch sử, văn hoá của tộc người Châu Ro làm cơ sở khảo sát nguồn truyện dân gian. 3. Tình hình tư liệu Để đảm bảo tính khách quan, luận văn tiến hành khảo sát tất cả các văn bản về truyện cổ Châu Ro đã được công bố, đồng thời đối chiếu với tư liệu điền dã của bản thân. Tiểu kết: CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHÂU RO. 1. Vấn đề thể loại truyện cổ dân gian Châu Ro 2. Tìm hiểu về người kể truyện cổ dân gian Châu Ro – Người “giữ hồn” của làng. Nhiệm vụ của chương 2 là tập trung phân loại truyện cổ Châu Ro một cách hợp lý hơn. Ở đây chúng tôi muốn đưa thêm cái nhìn về truyện kể trong cuộc sống thực tại qua các nghệ nhân. Tiểu kết: CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHÂU RO. 3.1. Kiểu truyện người lấy vật, vật lấy người 3.2. Kiểu truyện về Cọp (hổ) 3.3. Môtif tiêu biểu, Môtip con số 6,7 3.4. Vấn đề tiếp nhận truyện cổ Châu Ro của người Châu Ro.
- Tóm lại chương III nhằm mô tả cấu tạo của thể loại cổ tích, đây là thể loại tiêu biểu nhất trong hệ thống truyện cổ dân gian Châu Ro. C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHỤ LỤC
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI CHÂU – RO Để tìm hiểu về truyện cổ dân tộc Châu Ro, không thể không có những hiểu biết nhất định về lịch sử - xã hội – văn hóa Châu Ro. Việc nghiên cứu những cội nguồn lịch sử văn hóa này giúp ta lí giải những lớp lịch sử văn hóa đã tạo nên, kết tinh, lắng đọng ở trong văn học dân gian Châu Ro đặc biệt là truyện cổ của tộc người này như thế nào. 1. LỊCH SỬ, XÃ HỘI CHÂU – RO 1.1. Tên tộc người Châu Ro là một trong những dân tộc ít người bản địa cư trú lâu đời ở vùng trung du Đông Nam Bộ. Người Châu Ro được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Người Khmer gọi họ là Ph'nôông. Sách báo cũ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 gọi họ là Ro, Tô, Xôp (Coop)... Tên tự gọi của dân tộc Châu Ro là Chrau - Jro, trong đó Chrau có nghĩa là Người hay Nhóm người, Tập đoàn người, còn Jro là một danh từ riêng chỉ cộng đồng của họ. Ngoài ra, người Châu Ro còn được gọi bằng các danh từ có âm gần như: Châu Ro, Chơ Ro, Chro, Chrau, Jơ Ro, Dơ Ro..., hay bằng một danh từ phiếm chỉ: người Thượng. Sự khác nhau này là thuật ngữ, tên gọi cổ còn lưu truyền, hoặc giữa tên gốc bản địa và tên phiên âm đã Việt hóa. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, người Châu Ro còn bị gọi là Mọi. Trong các tài liệu, sách báo từ sau năm 1975, sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), “Tộc danh Chrau Jro còn gắn liền với tên gọi một giống lúa nếp cổ truyền mà đồng bào rất thích gieo trồng: n’hpal Chrau Jro. Người Việt gọi giống lúa này là nếp cái (nếp mẹ)”[74, tr205] Theo các văn bản Nhà nước, từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003 đều dùng thuật ngữ Châu Ro để chỉ tộc người (từ gốc là Chrooo). Như vậy Châu Ro có nghĩa là người Ro. Vì thế, trong công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian Châu Ro, chúng tôi dùng thuật ngữ Châu Ro để gọi tên của tộc người này. Thuật ngữ Châu Ro đã được phiên âm ra tiếng Việt và đã Việt hóa.
- 1.2. Địa bàn cư trú Người Châu Ro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Đông Dương, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn -Khơ me, dòng Nam Á thuộc chi miền núi phía Nam. Trước khi có mặt trên những địa bàn cư trú hiện nay, người Châu Ro phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai, sau đó một số toả đi vùng khác. Người Châu Ro sinh tụ trên một địa bàn không rộng, tập trung chủ yếu của tỉnh Đồng Nai, thuộc các huyện Xuân Lộc (xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ), Định Quán, Long Khánh (phường Xuân Vinh, phường Xuân Bình), Định Quán (xã Túc Trưng), Vĩnh Cửu (xã Phú Lý), Long Thành (xã Phước Thái, Phước Bình), một phần thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Ngãi Giao) và Bình Thuận (Tánh Linh). Nhiều cứ liệu khoa học, lịch sử và tư liệu điền dã thì người Châu Ro là một trong những cư dân bản địa, sống lâu đời ở Đồng Nai, cùng với tộc người Mạ, Xtiêng mà trước đây gọi là tiểu vương quốc Mạ. Theo Nguyễn Tắc Dĩ: “Sắc tộc Châu Ro là một chi phái thuộc tiểu vương quốc Mạ ngày xưa, chịu ảnh hưởng người Chăm, người Raglai … Gồm các bộ tộc Tro, Mru, Butwa, Bà giêng, Chalat … Họ cùng cư trú ở vùng rừng, đồi núi thấp.”[8, tr55] 1.3. Phân bố dân số và dân cư Theo số liệu thống kê “Người Chơ Ro ở Việt Nam là 26.455 người” [51, tr38], và số liệu của Tổng cục thống kê qua Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 “người dân tộc thiểu số Châu Ro ở Việt Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người dân tộc thiểu số Châu Ro cư trú tập trung tại các tỉnh Đồng Nai 15.174 người, chiếm tỷ lệ 56,5% tổng số người Châu Ro tại Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 7.632 người, tỉnh Bình Thuận 3.375 người, Thành phố Hồ Chí Minh 163 người, tỉnh Bình Dương 134 người, tỉnh Bình Phước 130 người...” [2].
- Họ cư ngụ vùng rừng có đồi núi thấp. Người Châu Ro có nhiều dòng tộc cư trú ở các địa bàn khác nhau. Dòng họ Chrau Lưn, B’Giêng, Bi Cu sống ở vùng Túc Trưng, Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Chrau M’Xang ở vùng Võ Đắc, Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Bô glao ở vùng Gia Rai, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. M’Rơ ở vùng Bàu Lâm, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.4. Lịch sử tộc người Người Châu Ro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Đông Dương, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me thuộc chi miền núi phía Nam. Tộc người Châu Ro thuộc nhóm loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng, về mặt ngôn ngữ, thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me, dòng Nam Á, chưa có chữ viết riêng. Tiếng nói của họ gần giống tiếng nói của người Mạ, Cơ-ho, Xtiêng, Co, song lượng từ Khơ-me trong tiếng Châu Ro tương đối nhiều. Người Châu Ro phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai. Người Châu Ro là cư dân có mặt sớm trên vùng Đồng Nai. Theo các nguồn sử liệu, trước khi lưu dân Việt đến Đồng Nai khẩn hoang lập nghiệp vào thế kỷ XVI, thì người Châu Ro, Mạ cùng các nhóm người Mạ, Kơ Ho, X’Tiêng đã từng cư trú và sinh sống. Chính vì vậy, người Châu Ro và những nhóm cư dân trên được xem là cư dân bản địa, cư dân gốc, cư dân tại chỗ của vùng Đồng Nai. Dựa trên một số kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Đông Nam Bộ đồng thời liên kết với những dấu vết nhân chủng và ngôn ngữ, tộc người Châu Ro (cùng với với một số tộc người Mạ, Xtiêng…) là hậu duệ của cư dân cổ Môn Khơ-me và là dân bản địa sinh sống lâu đời ở Đông Nam bộ ngày nay. Cuộc sống của các cư dân này đã có ít nhiều liên kết chặt chẽ, nhằm quản lý khu vực sinh sống rộng lớn của mình. Theo tài liệu Hill Tribes of Vietnam, volume 1, Introduction and Overview (Tạm dịch: Các tộc người ở Việt Nam, tập 1, Giới thiệu và Tổng quan), qua 3 lần phân loại các nhóm dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Châu Ro đã được nhìn nhận theo ba kết luận khác nhau. Trong lần phân loại đầu tiên, năm 1959 [52, tr12], “Việt Nam có 63
- dân tộc thiểu số (Minorrity Groups, người Câu Ro là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Mạ”. Ở lần phân loại thứ hai, năm 1973, “Việt Nam có 59 dân tộc (Ethnic Groups), nhưng không thấy xuất hiện tên gọi Châu Ro (Chơ – ro) trong danh sách phân loại”[48, tr15]. Lần phân loại thứ ba và năm 1979, “Việt Nam có 54 dân tộc, người Châu Ro chính thức được liệt kê trong danh sách phân loại này, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme”[52, tr 17,19]. Một số người dân cao tuổi ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết: xưa kia, cha ông họ kể lại rằng tổ tiên của người Châu Ro ở vùng đất thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo già làng và những người dân ở ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai thì địa bàn cư trú xưa kia của ngưởi Châu Ro là khu vực ngã ba Bà Hào, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Một truyền thuyết liên quan đến quá trình tộc người của người Châu Ro được vợ chồng ông bà Điểu Sao (ấp Đồng Xoài, xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) kể lại rằng: “Từ hồi xa xưa, có hai vợ chồng nhà nọ sinh được ba cô con gái. Không may, một thời gian ngắn sau khi sinh con, cả hai vợ chồng cùng mất đi. Ba cô gái trở thành mồ côi cha mẹ, tự lo kiếm sống qua qua ngày. Do phải tự lo kiếm sống cho bản thân nên ba cô gái đã lạc mất nhau, mỗi người đi một nơi, làm ăn sinh sống và vợ chồng nhà nọ sinh được ba cô gái. Không may, một thời gian ngắn sau khi sinh con, cả hai vợ chồng cùng mất đi. Ba cô con gái trở thành mồ côi cha mẹ, tự lo kiếm sống xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái ở đó. Một người đến Gia Ray (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), một người đến Bình Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) và một người ở Túc Trưng (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Theo tiếng người Châu Ro, đó là ba vùng Pôprưng, Pôptoi và Pôplau”[32, tr19]. Đây là môtip phổ biến trong truyện cổ về nguồn gốc tôc người của các dân tộc dãy Trường sơn. Cũng theo ông Điểu Sao, người dân Châu Ro xưa kia không sống tập trung trong ấp và xã như bây giờ. Pôprưng được tính từ suối Tambung quay ngược xuống Túc Trưng. Pôptoi là khu vực ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu ngày nay.
- Pôplau là vùng đất từ bảo Chánh tới Gia Huỳnh, Trảng Táo. Ở Pôplau có con suối Chọc Lau nằm trên núi Chứa Chan ( thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Các thế hệ người Châu Ro xưa kia đã trải qua nhiều biến động lớn, khu vực cư trú thường là nơi tranh chấp triền miên của các tộc người láng giềng. Họ buộc phải di cư liên tục, cuộc sống không ổn định. Mặc dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, người Châu Ro vẫn giữ vững được sức sống tộc người, không ngừng sáng tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Sau quá trình lịch sử tộc người nhiều biến động, hiện nay, người Châu Ro sinh sống chủ yếu ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.5. Hoạt động kinh tế Người Châu Ro vốn có nghề truyền thống cổ xưa là kinh tế nương rẫy, hái lượm, săn bắn, du canh còn nhiều dấu ấn sản xuất nguyên thủy công xã nông thôn, mọi người cùng làm, cùng hưởng. đến nay đã có nhiều thay đổi tiến bộ về nhiều mặt. Người Châu Ro đã có khả năng trồng lúa, rẫy, lúa nước do ảnh hưởng của phương thức sản xuất kinh tế của người Việt. Nguồn kinh tế chủ yếu của người Châu Ro là nghề làm rẫy. Để có được cái rẫy, họ phải trải qua nhiều khâu thao tác như chặt cây, phơi nắng cho cây khô, đốt cây trước khi có trận mưa đầu mùa đổ xuống và dọn sạch những tàn cây chưa cháy hết. Họ biết thu thập kinh nghiệm thời tiết như xem mây, nghe sấm, nhìn hướng gió để quyết định ngày đốt rẫy phù hợp, làm cho rẫy cháy đều, cháy sạch mà các khu rừng xung quanh không bị cháy. Công cụ phát rẫy là rựa quéo (vra). Thời gian phơi lá khoảng trên dưới một tháng, sau đó dọn rẫy và đốt. Sau cơn mưa đầu mùa, người ta bắt đầu trồng ngô, tỉa lúa, theo lối chọc lỗ tra hạt. Trong trồng cấy lúa nước, khâu làm đất phụ thuộc vào mùa mưa sớm hay muộn (thường vào tháng 6,7 âm lịch). Người Châu Ro xưa dùng từng đôi trâu kéo cày bừa, chưa biết dùng phân bón, làm thủy lợi. Nhìn chung, phương thức canh tác trồng lúa nước của người Châu Ro tương tự như người Kinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn