intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

51
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm thêm những điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam, chủ yếu là Truyện Kiều với dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc; đồng thời mong muốn bước đầu tìm một hướng nghiên cứu mới cho Truyện Kiều, cùng với những hướng nghiên cứu đã có để hiểu thấu đáo hơn một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân

  1. Đại học quốc gia Hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ----------------------------- Trịnh Văn Định Truyện kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 Hà Nội – 2009
  2. Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu Sở dĩ chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu này là vì những lí do dưới đây: Một là, về vấn đề vị trí của Truyện Kiều trong lịch sử văn học trung đại đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như: tiếp cận Truyện Kiều từ thi pháp học, từ phong cách học, từ thiền học, từ văn hoá học…Nhưng chưa thấy có công trình nào nhìn tác phẩm này từ góc nhìn nhóm thể loại tài tử giai nhân. Hai là, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, thời trung đại, có một loại tác phẩm được mệnh danh là “tiểu thuyết tài tử giai nhân” (Trung Quốc) và “truyện Nôm tài tử giai nhân” (Việt Nam). Trước đây, ở Trung Quốc giới nghiên cứu không đánh giá cao loại tác phẩm này, song gần đây những nghiên cứu về tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc đã được tăng cường và người ta đã nhận thức lại giá trị văn học của nhóm tiểu thuyết này. ở Việt Nam, có lẽ giáo sư Trần Đình Hượu là người đã nêu vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống “truyện Nôm tài tử giai nhân” qua bài viết “ Hoa tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm” (Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại). Trong bài viết này, ông đã coi Hoa tiên, Phan Trần, Truyện Kiều là “truyện Nôm tài tử giai nhân”. Tuy vậy, ở thời điểm giáo sư Trần Đình Hượu viết bài này, ở Trung Quốc chưa có phong trào nghiên cứu sâu tiểu thuyết tài tử giai nhân nên tất nhiên có một số vấn đề của loại tiểu thuyết có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam chưa được nói đến. Tiếp tục những gợi ý quý báu của giáo sư Trần Đình Hượu, tham khảo những thành tựu nghiên cứu mới về tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc, chúng tôi muốn tìm thêm một điểm nhìn để hiểu thấu đáo hơn một trong những tác phẩm truyện Nôm tài tử giai nhân. Đây cũng chính là mục đích lớn nhất của luận văn. 2. ý nghĩa của đề tài Chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ vào việc tìm hiểu mối quan hệ văn học giữa hai nước Việt - Trung. Tìm thêm những điểm tương đồng và khác biệt giữa truyện thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam, chủ yếu là Truyện Kiều với dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc.
  3. Đồng thời mong muốn bước đầu tìm một hướng nghiên cứu mới cho Truyện Kiều, cùng với những hướng nghiên cứu đã có để hiểu thấu đáo hơn một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Truyện Kiều, cụ thể là nghiên cứu những dấu ấn và sự khác biệt của Truyện Kiều so với hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân và truyện thơ Nôm tài tử giai nhân. Phương pháp làm việc là đặt Truyện Kiều vào dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân. Việc khái quát thành tựu nghiên cứu của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc chỉ là cơ sở lý luận, và nêu một số tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc và một số truyện thơ Nôm tài tử giai nhân nhằm chứng minh nhận định, so sánh sự giống và khác nhau mà thôi. 4. Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên nhìn Truyện Kiều dưới góc nhìn nhóm thể loại tài tử giai nhân 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về vấn đề vị trí của Truyện Kiều trong lịch sử văn học trung đại, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có những chuyên luận: Truyện Kiều nhìn từ lịch sử phát triển của thể loại truyện Nôm (Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm ) của giáo sư Đặng Thanh Lê; Truyện Kiều dưới góc nhìn thi pháp học của giáo sư Trần Đình Sử (Thi pháp Truyện Kiều), Truyện Kiều dưới góc nhìn phong cách học của giáo sư Phan Ngọc (Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều), Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán của thiền sư Thích Nhất Hạnh (Thả một bè lau - Truyện Kiều dƣới cái nhìn thiền quán) Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa học - nhân học văn hoá của phó giáo sư - tiến sĩ Trần Nho Thìn (Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn văn hoá); có nhiều bài so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện, so sánh Truyện Kiều với các câu chuyện viết về Thuý Kiều, …Trong các công trình trên, có những công trình trực tiếp hay gián tiếp, dù ít dù nhiều cũng đã đề cập đến một số phương diện nhìn Truyện Kiều từ nhóm thể loại tài tử giai nhân. Tuy nhiên để xây dựng hệ thống lý thuyết về nhóm thể loại tài tử giai nhân làm căn cứ nghiên cứu Truyện Kiều thì chưa thấy có công trình nào đề cập đến.
  4. Để thấy rõ hơn được vấn đề, chúng tôi điểm lại một số công trình trực tiếp đề cập đến vấn đề nhìn Truyện Kiều từ nhóm thể loại tài tử giai nhân. Trước hết là công trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của tác giả Đặng Thanh Lê, lần đầu tiên một công trình tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại. Nhưng cần khu biệt rõ cách tiếp cận của tác giả Đặng Thanh Lê và cách tiếp cận của chúng tôi. Như tên gọi của cuốn sách, Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, thực chất là nhìn Truyện Kiều trong mối quan hệ với và chỉ truyện thơ Nôm, trong đó có cả truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học, cụ thể là tác giả đặt Truyện Kiều trong lịch sử hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm, trên cơ sở đó tác giả kết luận Truyện Kiều là thành tựu rực rỡ nhất của thể loại này: “Sự phân tích lịch sử trong trường hợp này cho phép nhìn nhận về cơ sở khách quan góp phần tạo nên những thành tựu rực rỡ của Truyện Kiều: Sự hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm” [20, tr. 7]. Như vậy, cách tiếp cận vấn đề của tác giả Đặng Thanh Lê và chúng tôi có điểm tương đồng và dị biệt. Cùng tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại, trong đó tác giả Đặng Thanh Lê nhìn Truyện Kiều từ lịch sử phát triển của thể loại truyện Nôm nói chúng, trong khi đó, chúng tôi cũng nhìn Truyện Kiều từ góc nhìn thể loại, nhưng nhìn từ nhóm thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa, nơi mà có Kim Vân Kiều truyện là truyện gốc Truyện Kiều, đồng thời, một mặt so sánh Truyện Kiều với loại hình tiểu thuyết tài tử gian nhân Trung Hoa, mặt khác cũng so sánh Truyện Kiều với truyện thơ Nôm tài tử giai nhân Việt Nam để làm nổi bật Truyện Kiều. Mặt khác, xét về phương pháp tiếp cận, tác giả Đặng Thanh Lê nhìn lịch sử phát triển truyện Nôm dưới các nhìn xã hội học và đấu tranh giai cấp: “Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chưa phản ánh được vận mệnh người phụ nữ lao động nghèo khổ, nhưng qua nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã khái quát nhiều phương diện của vận mệnh, tính cách người phụ nữ trong mối quan hệ với những thế lực phong kiến xấu xa tàn bạo” [20, tr. 161]. Kế thừa thành quả nghiên cứu trên, áp dụng phương pháp nghiên cứu loại hình học, văn hóa học, văn học so sánh, cùng với thành tựu nghiên cứu mới nhất của Trung Quốc về tiểu thuyết tài tử giai nhân, chúng tôi tiến tới xác định một điểm nhìn mới nghiên cứu Truyện Kiều: Truyện Kiều nhìn từ loại hình tiểu thuyết tài tử giai nhân.
  5. Có thể nói trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, giáo sư Trần Đình Sử là người đầu tiên giới thiệu với độc giả Việt Nam những đặc điểm chung nhất về tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa. Năm 2002, cuốn Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sử ra đời, đáng chú ý là bài viết - Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân”, vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề mà người viết đang tìm hiểu. Trước hết, chúng tôi sẽ tóm lược những nội dung chính trong bài viết này của giáo sư Trần Đình Sử và sau đó đưa ra nhận xét về mục đích của tác giả. Khẳng định tính chất mới mẻ trong hướng đi của mình, giáo sư Trần Đình Sử viết: “ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu Truyện Kiều trong thể loại truyện Nôm, đã có ý kiến so sánh Truyện Kiều với truyền thống tiểu thuyết Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, so sánh Truyện Kiều với các truyện viết về Thuý Kiều ở Trung Quốc, nhưng chưa thấy có tài liệu xem xét Truyện Kiều trong dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân, một hiện tượng văn học đáng chú ý của văn học Trung Quốc, đã có ảnh hưởng đáng kể đến văn học Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và ít nhiều có tính loại hình đối với nền văn học các nước ấy.” [45, tr. 39] Trước hết, giáo sư Trần Đình Sử nêu lên nguồn gốc và vai trò của tiểu thuyết tài tử giai nhân: “Tiểu thuyết tài tử giai nhân là dòng tác phẩm phát tích từ tiểu thuyết nhà Đường, như Ly hồn truyện của Trần Huyền Hựu, Liễu Thị truyện của Hứa Nghiêu Tá, Oanh Oanh truyện của Nguyên Chẩn, Vô Song truyện của Tiết Điều, dưới hình thức truyện ngắn truyền kỳ, nhưng thực sự hình thành từ cuối đời Minh đến Thanh, thịnh hành vào thời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long (Thế kỷ thứ XVII - XVIII), rồi sau đó suy thoái, chuyển hoá thành loại tiểu thuyết rẻ tiền của phái “uyên ương - hồ điệp” đầu thế kỷ XX…Thành tựu của dòng tiểu thuyết này là không đáng kể trong rừng rậm tiểu thuyết Trung Quốc, song nó có vai trò bước đệm của quá trình chuyển hoá từ Kim Bình Mai đến Hồng lâu mộng” [45, tr. 40]. Mặt khác, giáo sư Trần Đình Sử nêu đặc điểm, dung lượng, những tác phẩm tiêu biểu, tóm tắt khung cốt truyện tác phẩm, ông khẳng định: “Hầu hết những truyện trên đều có tính chất công thức khuôn sáo” [45, tr. 40].
  6. Sau đó, giáo sư nêu lên ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân đối với ba nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tiếp tục bài viết của mình, giáo sư Trần Đình Sử nêu nhận xét của giới học thuật Trung Quốc về nhược điểm của tiểu thuyết tài tử giai nhân: “Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ trước đến nay chưa bao giờ đánh giá cao loại tiểu thuyết này.... Châu Vĩ Dân thì cho rằng loại tiểu thuyết này thường thiếu điểm nhìn nghệ thuật cố định, thiếu mạch lạc nhất quán trước sau, cốt truyện có sử dụng nhiều yếu tố ngẫu nhiên, trùng hợp, hiểu lầm, thiếu cơ sở đời sống cho nên không tạo được cảm giác chân thực. Đó là những thiếu sót nghiêm trọng về mặt nghệ thuật” [45, tr. 42]. Giáo sư Trần Đình Sử tán thành quan điểm này “Quả vậy, đây là loại tiểu thuyết có rất nhiều nhược điểm về nghệ thuật”[45, tr. 42]. Không chỉ nêu lên những khuyết điểm của tiểu thuyết tài tử giai nhân, giáo sư Trần Đình Sử cũng ghi nhận những thành tựu của loại tiểu thuyết này: “Tư tưởng chủ đạo của tiểu thuyết tài tử giai nhân là đề cao tài tình…Tách người tài tình khỏi trung, hiếu, tiết, nghĩa để mà thương xót người tài tình, là một bước tiến trên lịch trình nhân đạo hoá văn học, đề cao cá tính, ngợi ca khát vọng hạnh phúc cá nhân” [45, tr. 43]. Đi vào cụ thể hơn, giáo sư Trần Đình Sử nêu lên những quan niệm về người tài tử. Ông chủ yếu dẫn những nhận xét của Thiên Hoa Tàng chủ nhân và những nhà nghiên cứu Trung Quốc: “Tài tử là người có hai con mắt nhìn suốt sáu cõi, một tấm lòng để suốt nghìn thu, khi đặt bút viết thì mưa sa gió táp, khi mở miệng thì tú đoạt sơn xuyên, mỗi khi gặp xuân hoa thu nguyệt thì lâm ly cảm khái” [45, tr. 44]. Nhận xét về nghệ thuật của tiểu thuyết tài tử giai nhân, giáo sư Trần Đình Sử viết: “Tuy vậy, kế thừa truyền thống lớn của tiểu thuyết Trung Quốc từ truyền kỳ đời Đường, tiểu thuyết thế sự Kim Bình Mai, tiểu thuyết anh hùng Tam Quốc diễn nghĩa tiểu thuyết tài tử giai nhân kết hợp được yếu tố “kỳ” và “xảo”, yếu tố mưu mẹo, cơ trí tạo thành tính hấp dẫn, chỉ có yếu tố con người đời thường mới đem lại hai hệ quả mới: tăng cường miêu tả chi tiết cụ thể và chú ý miêu tả tâm lý con người” [45, tr. 45]. Nhận xét chung về tiểu thuyết tài tử giai nhân, giáo sư Trần Đình Sử viết: “Tóm lại, bước tiến của tiểu thuyết tài tử giai nhân là một bước tiến nửa vời. Về mặt nghệ thuật nó
  7. chưa đột phá được giới hạn của tiểu thuyết cũ, về tư tưởng cũng chưa có một quan niệm con người thực sự dân chủ. Chính vì vậy mà nó càng sớm suy thoái và đã bị vượt qua. Nhưng cái đáng chú ý của nó là thoát khỏi cái khung diễn nghĩa lịch sử, hướng về đời thường với những quan hệ người và người trong sinh hoạt, đặc biệt là tình yêu tự do. Điều đó làm cho loại tiểu thuyết này có một ảnh hưởng rộng rãi, đặc biệt ở nước ngoài như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Tiếp đó, giáo sư Trần Đình Sử nêu lên ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân đối với ba nước nói trên, trong đó ông nhấn mạnh ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân đối với văn học Việt Nam là sâu đậm hơn cả: “ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc đối với văn học Việt Nam có thể nói là đậm nét hơn cả.”[45, tr. 49]. Tỉ mỉ hơn nữa, tác giả nêu con số cụ thể bao nhiêu tác phẩm truyện thơ Nôm Việt Nam ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc, tác phẩm mở đầu…, ông còn lí giải tại sao có hiện tượng vay mượn cốt truyện rầm rộ như vậy: “Tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc sở dĩ ảnh hưởng không nhỏ tới văn học Việt Nam, ngoại trừ giải phóng cá tính, tình yêu tự do nói trên, còn bởi nó là một dòng văn học thông tục đại chúng mang lại thị hiếu thị dân” [45, tr. 52]. Kết thúc bài viết, giáo sư Trần Đình Sử nói rõ mục đích bài viết của mình: “Đặt Truyện Kiều trong truyền thống tiểu thuyết tài tử giai nhân không phải để xem nó thuần tuý như một tiểu thuyết tài tử giai nhân…Đặt Truyện Kiều vào dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân để dễ dàng nhận thấy rằng: 1. Tiểu thuyết tài tử giai nhân kích thích ở các nhà văn Việt Nam đương thời khát vọng tình yêu lứa đôi, lòng yêu thương những kẻ tài tình, mà thực chất là con người cá nhân trong xã hội phong kiến. 2. Nguyễn Du rõ ràng có khuynh hướng khẳng định con người cá nhân, tình yêu đôi lứa và, hơn nữa, thể hiện cảm hứng quý phái, sang trọng. 3. Nhưng đồng thời không nên đồng nhất Đoạn trƣờng tân thanh với tiểu thuyết tài tử giai nhân, bởi giữa chúng có những điều khác biệt” [45, tr. 53,54]. Như vậy, trước hết, bài viết của giáo sư Trần Đình Sử là một bài viết nằm trong hệ thống nghiên cứu mà giáo sư đang nghiên cứu đó là thi pháp học, bài viết nằm trong hệ thống của Thi pháp Truyện Kiều. Vì vậy, định hướng và mục đích nghiên cứu giữa chúng tôi và giáo sư Trần Đình Sử là không giống nhau. Giáo sư Trần Đình Sử bao quát những vấn đề chung nhất để khẳng định Truyện Kiều chịu ảnh hưởng của không khí tiểu thuyết
  8. tài tử giai nhân và khẳng định có những điểm giống và điểm khác. Nhưng giáo sư vì định hướng nghiên cứu của mình nên chưa chứng minh điểm giống và điểm khác, nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau đó. Thực chất đề tài của chúng tôi là thừa nhận tiểu thuyết tài tử giai nhân là một loại hình tác phẩm và chúng tôi đặt Truyện Kiều vào trong loại hình tác phẩm đó, tìm điểm tương đồng và khác biệt. Tương đồng, tức là Truyện Kiều có dấu ấn của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Khác biệt là chệnh ra ngoài loại hình tiểu thuyết tài tử giai nhân. Chúng tôi giải thích cơ chế đó. Tóm lại, góc nhìn của giáo sư Trần Đình Sử là thi pháp học, góc nhìn của chúng tôi là loại hình học, tiến thêm một bước nữa, dùng văn hóa học - nhân học văn hoá để giải thích vấn đề này. Hai là, bài viết của giáo sư Trần Đình Sử cập nhật những thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc những năm 1987 và 1994 (Xem phần chú thích hai nhận định mà giáo sư Trần Đình Sử trích của hai học giả Trung Quốc là Lư Hữu Cơ. Tiểu thuyết nhân tình lên ngôi, trong sách : Thế giới nghệ thuật thần quái tình hiệp. Trình Nghị Trung soạn, Nxb Trường Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 1994, tr 221; và Châu Vĩ Dân Bàn về tƣ tƣởng thẩm mỹ của Thiên Hoa Tàng chủ nhân, trong Nghiên cứu lý luận văn học cổ điển tùng san, tr.12, Thượng Hải, 1987,tr. 341). Nhưng chúng tôi cũng xin trích dẫn thêm một số những nhận định mới (2003) về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân của các học giả Trung Quốc. Trước hết xin trích dẫn một nhận xét từ góc nhìn tự sự học đánh giá vai trò, vị trí của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Từ góc nhìn này ông Bành Long Kiện viết: “Trung Quốc vốn có truyền thống trọng lịch sử. Chính truyền thống trọng lịch sử này làm cho mô thức tự sự văn học Trung Quốc bẩm sinh yếu ớt, đồng thời hình thành quan niệm tự sự từ trước thời tiên Tần “trọng kết quả mà coi thường quá trình”, quan niệm này ảnh hưởng rất lớn đến tự sự học sau này. Tiểu thuyết tài tử giai nhân xuất hiện thời kỳ Minh Thanh với những tình tiết éo le, phức tạp, quanh co vừa thay đổi quan niệm tự sự này, vừa tích cực bổ sung những khuyết điểm bẩm sinh yếu ớt của tự sự học tưởng tượng, chính vai trò này thể hiện ý nghĩa tự sự học phi phàm của tiểu thuyết tài tử giai nhân” [64, tr. 100 - 103]. Nhà nghiên cứu Đổng Nhạn có nhận xét khá ôn hoà và sâu sắc: “Trong lịch sử văn học Trung Quốc, tiểu thuyết tài tử giai
  9. nhân là một mắt xích yếu ớt, nhưng lại không thể khuyết hoặc thiếu mắt xích yếu ớt này, nếu thiếu nó lịch sử tiểu thuyết (Trung Quốc) không liên hoàn, một số hiện tượng lịch sử tiểu thuyết không thể giải thích được. Nó đóng vai trò là cầu nối từ Kim Binh Mai đến Hồng lâu mộng. Nó hấp thụ ý thức sáng tạo của văn nhân trong Kim Bình Mai, dùng ngôn ngữ thông dụng để miêu tả nhân tình, vứt bỏ dâm tục trong Kim Bình Mai, lấy nhàn đạm tân thanh viết câu chuyện kỳ tình kỳ sự, có tác dụng làm chuyển đổi văn phong. Đồng thời nó cung cấp cho Hồng lâu mộng kinh nghiệm sáng tạo, nó nói với Hồng lâu Mộng rằng: đừng có đi rong ruổi với những văn từ hư ảo, làm cho Tào Tuyết Cần ngộ ra, tránh xa loại văn phong này” [70, tr. 5]. Mục đích trích dẫn của chúng tôi là muốn đưa thêm những cái nhìn đa chiều, những đánh giá mới nhất về tiểu thuyết tài tử giai nhân của học giả Trung Quốc, để chúng ta có cái nhìn mới hơn về loại hình văn học này. Luận văn của chúng tôi nằm trong xu thế nghiên cứu này. Có thể nói, bài viết của giáo sư Trần Đình Sử gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn này. Một trong những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi đến với hướng tiếp cận này là bài viết: “Hoa Tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm” trong cuốc sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại của giáo sư Trần Đình Hượu, Nxb Giáo dục, Năm 1999. ở Việt Nam, có lẽ giáo sư Trần Đình Hượu là người đầu tiên nêu vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống truyện Nôm tài tử giai nhân, trong đó giáo sư coi những truyện Nôm bác học như : Hoa tiên, Phan Trần, Truyện Kiều là những truyện Nôm tài tử giai nhân: “Hoa tiên được Nguyễn Huy Tự chuyển dịch từ một ca bản, một thể loại văn học đô thị của Trung Quốc. Sau Nguyễn Huy Tự, một tác giả chưa biết tên dịch Phan Trần và Nguyễn Du dịch Kim Vân Kiều truyện…có thể nhìn hoạt động đó thành một trào lưu văn học mà nội dung xoay quanh truyện Nôm, đúng ra là một loại truyện Nôm mà chúng tôi gọi là “truyện Nôm tài tử giai nhân” [17, tr. 155,156]. Không chỉ chỉ ra nhóm thể loại truyện Nôm tài tử giai nhân, giáo sư Trần Đình Hượu còn chỉ ra vai trò của Hoa tiên và nhóm tác giả của nó, đóng góp vào trào lưu chuyển dịch và bình phẩm truyện Nôm tài tử giai nhân và đặc biệt là vai trò cầu nối từ Hoa tiên đưa đến ra đời Truyện Kiều: “Hoa tiên đã mở đường cho Truyện Kiều, nhưng có
  10. Truyện Kiều, Hoa tiên trở thành mờ nhạt; có Thuý Kiều Dao Tiên trở thành mờ nhạt. Hoa tiên là một truyện ái tình, một truyện hôn nhân và gia đình, không phải là tiểu thuyết xã hội, không chứa đựng nhiều dung lượng xã hội. Nhưng đó là một truyện thơ ái tình đầu tiên và Nguyễn Huy Tự đã có công mở đầu cho một con đường không phải không có ý nghĩa lớn trong cuộc sống tinh thần trong xã hội phong kiến nước ta lúc đó [17, tr. 177]. Mặt khác, giáo sư Trần Đình Hượu còn chỉ ra, tuy Truyện Kiều “cũng là một truyện tài tử giai nhân” cùng loại hình với truyện Nôm tài tử giai nhân: Phan Trần, Sơ kính tân trang…nhưng Truyện Kiều không đơn thuần là truyện tài tử giai nhân nữa: “Truyện Kiều ở dạng nguyên tác để hấp dẫn Nguyễn Du, cũng là một truyện tài tử giai nhân, cũng nói về tình yêu, cho nên tác giả của nó mới gọi là Kim Vân Kiều truyện. Nhưng Nguyễn Du viết lại thành Đoạn trƣờng tân thanh đã đưa nhân vật của mình vào đời sống xã hội. Đặt Thuý Kiều không chỉ trước vấn đề tình yêu. Thuý Kiều cũng không còn chỉ là giai nhân tài sắc mà là một con người chịu mọi tủi nhục, đặc biệt sắc sảo khôn ngoan, ứng phó với mọi hoàn cảnh đau đớn để giành quyền sống mà không thoát được” [17, tr. 177]. Như vậy, những gợi ý từ bài viết của giáo sư Trần Đình Hượu là rất quan trọng. Cụ thể là việc xác định tên và nhóm truyện Nôm tài tử giai nhân và chỉ ra dấu ấn tài tử giai nhân và vấn đề khác của Truyện Kiều với nhóm thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân. Những gợi ý này là vô cùng quý báu giúp cho chúng tôi tiến hành đề tài này. Tóm lại, những gợi ý từ công trình nghiên cứu vừa nêu trên, kết hợp với tham khảo những thành tựu nghiên cứu mới nhất của Trung Quốc về tiểu thuyết tài tử giai nhân, chúng tôi muốn tìm một góc nhìn mới nghiên cứu Truyện Kiều. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp loại hình học: Như tên gọi của đề tài : Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân, thực chất chúng tôi đồng ý với các nhà nghiên cứu Trung Quốc coi tiểu thuyết tài tử giai nhân là một loại hình tác phẩm văn học, Truyện Kiều gợi hứng từ Kim Vân Kiều truyện của nhóm loại hình tác phẩm này nên có nhiều dấu ấn của nhóm tiểu thuyết này.
  11. - Phương pháp tổng hợp: Người viết tiến hành tổng thuật những thành tựu nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc trong vòng 10 năm trở lại đây. Trên có sở đó làm tiền đề để ứng dụng vào nghiên cứu Truyện Kiều. - Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật những điểm giống và khác nhau giữa Truyện Kiều và hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân và truyện thơ tài tử giai nhân, người viết phải tiến hành so sánh Truyện Kiều với tác phẩm đó trên nhiều cấp độ khác nhau. - Phương pháp phân tích: Người viết áp dụng phân tích để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp liên ngành: Những tác phẩm văn học trung đại nói chung và tiểu thuyết tài tử giai nhân nói riêng đều chứa đựng rất nhiều mã văn hoá thời trung đại. Do vậy, phải sử dụng biện pháp liên ngành để giải thích mã văn hoá đó. - Trong quá trình viết, người viết áp dụng từng phương pháp cụ thể, hoặc kết hợp các phương pháp tuỳ theo đặc thù mỗi chương, mỗi phần. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương Chương 1: Những vấn đề của tiểu thuyết tài tử giai nhân được giới nghiên cứu Trung Quốc nêu lên gần đây Chương 2: Truyện Kiều - Những yếu tố của tiểu thuyết tài tử giai nhân Chương 3: Truyện Kiều - Những yếu tố không thuộc tiểu thuyết tài tử giai nhân.
  12. Chương 1 Những vấn đề của tiểu thuyết tài tử giai nhân được giới nghiên cứu Trung Quốc nêu lên gần đây. 1.1. Về nội dung 1.1.1. Định nghĩa tiểu thuyết tài tử giai nhân Trong Từ hải, mục từ “tài tử” định nghĩa như sau: “Thời cổ gọi người tài đức kiêm toàn. (Tả truyện, năm thứ 18 Văn Công) : “Xưa Cao Dương Thị có tám người tài tử. “Tề thánh quảng uyên, minh doãn thành đốc” (tạm dịch là tài giỏi uyên thâm, công minh chính trực) người trong thiên hạ gọi là “bát khải” (tám niềm vùi)”. Về sau gọi người có văn tài “ Tân Đƣờng thƣ, Nguyên Chẩn truyện” “Chẩn đặc biệt giỏi về thơ, danh tiếng sánh ngang bằng với Cư Dị (Bạch Cư Dị)….trong cung gọi là “ Nguyên tài tử”[93, tr. 32]. Trong mục từ “giai nhân”, Từ hải dẫn ra ba nghĩa” 1. Mỹ nữ. “Cổ thi 19 bài” : “Yên Triệu nhiều giai nhân, người đẹp nhan sắc như ngọc”. 2. Người đẹp. Trong văn thơ cổ thường chỉ người nhớ nhung “Sở từ. Cửu Chƣơng. Bi hồi phong”: “Duy giai nhân chi vĩnh đô hề, Canh thống thế nhi tự huống” (tạm dịch lúc nào cũng nhớ về giai nhân, năm canh thống thế mà tự cho 3. Người có tài. “Tam Quốc chí. Nguỵ Chí. Tào Sảng truyện “Bùi Tùng Chi chú dẫn “Nguỵ Thị Xuân Thu”: „Giai nhân Tào Tử Đan, sinh nhữ huynh đệ, độc nhĩ” cha Sảng, Tử Đan là Tào Chân” [93, tr. 286]. Trong Hán ngữ đại từ điển, mục từ “tài tử” giải thích tương tự trong Từ hải: “thời cổ gọi người tài đức kiêm toàn. (Tả truyện, năm thứ 18 Văn Công) : “Xưa Cao Dương Thị có tám người tài tử…. “Tề thánh quảng uyên, minh doãn thành đốc” (tạm dịch là tài giỏi uyên thâm, công minh chính trực) người trong thiên hạ gọi là bát khải (tám niềm vui)”. Sau đó giải thích thêm : “Sau này chủ yếu chỉ người có tài hoa. Thời Đường, Chu Khánh Dư trong thơ “Tống đậu tú tài”: “Giang Nam tài tử nhật phân phân, …”(dịch nghĩa là tài tử Giang Nam ngày càng đông.) [77, tr. 37]. Mục từ “giai nhân”, về cơ bản cũng giải thích tương tự Từ hải nghĩa thứ nhất (1) và (2), không có nghĩa thứ ba (3) như Từ Hải, nhưng bổ sung “giai nhân” còn có nghĩa là “Thê tử gọi chồng mình”.[77, tr. 236]. Trong Hán ngữ đại từ điển còn giải thích luôn cả nhóm từ “tài tử giai nhân” như sau: “Gọi nam nữ thanh niên có tài mạo”[77, tr.
  13. 37]. Như vậy về cơ bản, hai cuốn từ điển giải thích giống nhau. Tóm lại, nhóm từ “tài tử giai nhân”, trong đó “tài tử” luôn chỉ người nam giới có tài hoa, về sau chủ yếu chuyên biệt hoá và hẹp nghĩa hoá chỉ tài hoa văn chương, cụ thể là tài thơ. “Giai nhân” thông thường để chỉ người đẹp, nữ giới. Nhưng trong hoàn cảnh nhất định cũng chỉ nam giới. “Tài tử giai nhân” là nam nữ thanh niên có tài mạo. Trong cuốn Sơ lƣợc lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lỗ Tấn coi truyện viết về tài tử giai nhân là một nhánh “dị lưu” của tiểu thuyết nhân tình: “Những truyện như Kim Bình Mai, Ngọc Kiều Lý đã được khen ngợi là chuyện hay, kẻ học đòi làm nổi lên đông, mà một mặt lại sinh ra lưu phái khác, chuyện lấy nhân vật, kể sự trạng đều không giống nhau, chỉ còn tên sách là theo lối cũ như Ngọc Kiều Lê, Bình Sơn Lãnh Yến vv…đều thế cả, đến như cốt truyện thì đại để là tài tử giai nhân, chắp nối lại bằng những tình tiết văn nhã phong lưu, lấy việc lo công danh, xây dựng đôi lứa làm chủ, ban đầu thì hoặc có dở dang trắc trở cuối cùng thì phần nhiều đều được như ý muốn buổi đầu vì vậy mà đương thời cũng gọi là giai thoại”,[48, tr. 245]. Theo giới nghiên cứu Trung Quốc, nhóm từ “tiểu thuyết tài tử giai nhân” được chính thức gọi từ thời điểm này. Theo tác giả Đổng Nhạn, nguồn gốc nhóm từ “tài tử giai nhân” xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ nhà Đường. Người dùng nhóm từ này đầu tiên là Lý ẩn. Trong “Tiêu tƣơng lục - Hồ Diên Dực”: “ Thiếp Ký và Quân Phỉ(Thất) Phối đều gọi là tài tử giai nhân”. Tài tử là nam tử có văn tài xuất chúng; giai nhân là nữ tú có dung mạo mỹ lệ. Mô hình hôn nhân lý tưởng thời Đường là sự kết hợp giữa nam tài nữ tú”. Tiếp đó, tác giả dẫn tiếp từ “tài tử giai nhân” xuất hiện thơ văn thời Tống “Ngọc nữ giao tiên phụng. Giai nhân” : “…Tự cố đến kim, tài tử giai nhân, không thiếu được thanh niên đôi lứa song mỹ…đa tài đa nghệ..” [70, tr. 1] Nữ tác giả Vương Dĩnh, dưới cái nhìn loại hình học cho rằng: “Từ khi văn học cổ điển Trung Quốc là một thể loại độc lập, đến khi kết thúc thời đại của văn học cổ điển Trung Quốc, những tiểu thuyết miêu tả tài tử giai nhân trong hiện thực xã hội, đề tài tình yêu lấy thơ ca làm môi giới ái tình đều là tiểu thuyết tài tử giai nhân. Chỉ cần nó phù hợp quy định đề tài miêu tả quá trình luyến ái của tài tử giai nhân, hơn nữa là những tiểu thuyết độc lập về ý nghĩa, bất luận là tác phẩm văn ngôn, hay bạch thoại, bất luận là khắc
  14. bản đơn biên hay là tiểu thuyết được tuyển vào tuyển tập tiểu thuyết, đều được xem là phạm vi nghiên cứu của tiểu thuyết tài tử giai nhân. Chỉ có như vậy mới có thể bao quát được toàn diện toàn bộ lịch trình diễn hoá, phái sinh, phát triển, biến dị, việc hình thành các lưu phái, suy vi của tiểu thuyết tài tử giai nhân”. [91.tr. 51- 55] Trong cuốn Trung Quốc phân thể văn học sử, tiểu thuyết quyển, do Lý Tu Sinh và Triệu Nghĩa Sơn chủ biên giới thuyết về tiểu thuyết tài tử giai nhân như sau: “Cuối Minh đầu Thanh, trên văn đàn tiểu thuyết Trung Quốc lại xuất hiện một kỳ quan, một khối lượng đồ sộ tiểu thuyết tài tử giai nhân, mà sau đó phát triển mạnh đến cuối thời kỳ nhà Thanh. Về số lượng có khoảng trên bẩy tám mươi bộ, nhưng thường xuyên xem nhất khoảng ba mươi bộ, thông thường có khoảng hai mươi hồi. Loại tiểu thuyết này lấy việc miêu tả nam nữ thanh niên tài mạo song toàn, câu chuyện tình yêu trải qua nhiều khó khăn thử thách làm nội dung chủ yếu, nhân vật chính nhất định là tài tử và giai nhân, họ thường lấy thơ tương ngộ, đính ước thề nguyền, sau đó do tiểu nhân phá hoại, gặp khó khăn, sau cùng do tài tử bảng vàng đề danh, hoặc nhận được sự giúp đỡ của vua hoặc hiền thần, và phu thê đoàn tụ. Từ góc độ lịch sử tiểu thuyết mà xét nó là một hiện tượng độc đáo, có địa vị riêng trong lịch sử văn học Trung Quốc.” [76, tr. 343] Căn cứ vào Từ hải, Hán ngữ đại từ điển, căn cứ vào cách hiểu của các học giả Trung Quốc, căn cứ vào đặc trưng, vào nguồn gốc và nguyên nhân hình thành tiểu thuyết tài tử giai nhân (chúng tôi trình bầy dưới đây) chúng tôi có thể định nghĩa về tiểu thuyết tài tử giai nhân như sau: “tiểu thuyết tài tử giai nhân” là loại hình tiểu thuyết có từ lâu đời, manh nha từ thời nhà Hán (các nhà nghiên cứu thống nhất rằng Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ Liệt truyện là câu chuyện tình yêu đầu tiên) [67, tr. 3], rải rác xuất hiện thời Lục Triều trong các loại truyện chí nhân, chí quái, chí dị, cơ bản định hình từ thời nhà Đƣờng, phát triển cuối đời Minh, nở rộ cực thịnh đầu đời Thanh, suy thoái cuối thời kỳ nhà Thanh. Là loại hình tiểu thuyết lấy tình yêu hôn nhân của tài tử và giai nhân là nội dung chủ yếu, nhân vật chính nhất định là tài tử và giai nhân. Tài tử và giai nhân, ngoài vẻ đẹp sắc mạo ra, buộc phải có một thứ tài năng cốt tử là tài thơ ca. Tài nhả ngọc phun châu là tiêu chí hàng đầu của cả tài tử và giai nhân. Tiểu thuyết tài tử giai nhân là sản phẩm đặc trƣng duy có thời kỳ Minh Thanh. Bởi nó phát biểu một tình yêu lý tƣởng tâm linh, phản ánh
  15. tâm thái của văn nhân thời kỳ này. Vì thế, toàn bộ kết cấu tiểu thuyết tài tử giai nhân đƣợc cấu trúc quanh một chữ “trinh”. Đây là đặc trƣng cơ bản nhất của tình yêu tài tử giai nhân. Mô thức tự sự đƣợc công thức hóa: vừa gặp đã yêu, tiểu nhân phá hoại và cuối cùng nhất định phải đại đoàn viên. 1.1.2. Nguồn gốc tiểu thuyết tài tử giai nhân Thời kỳ nhà Hán - khởi đầu của mô hình truyện tài tử giai nhân Các học giả Trung Quốc ngày nay cho rằng, câu chuyện Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ, trong Tây Kinh tạp ký là truyện đầu tiên của loại hình tiểu thuyết tài tử giai nhân: “Văn Quân vốn người yểu điệu xinh tươi, lông mày xanh như sắc núi phía chân trời, vẻ mặt như đóa hoa sen, da trắng ngần mền mại bóng bẩy như mỡ đọng, mười bẩy tuổi đã goá chồng, tính tình không câu nệ gò bó, vì mến mộ văn tài của Tương Như mà đã liều vượt ra ngoài lễ giáo” [53, tr. 94]: “Trong Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ Liệt truyện ghi lại câu chuyện tình lãng mạn giữa Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân…Tư Mã Tương Như là tài tử tiêu biểu, Trác Văn Quân là một khuê nữ. Mối tình của họ được xem là khởi đầu của mô hình truyện tài tử giai nhân”[67, tr. 3] Truyện chí nhân, chí quái, chí dị thời Lục Triều - thời kỳ xuất hiện rải rác mô hình tiểu thuyết tài tử giai nhân. Thứ nhất, nó đã có nhân vật mang những tiêu chí của giai nhân (mặc dù chưa đậm nét) (xem thêm phần đặc trưng loại hình nhân vật, mục giai nhân của chúng tôi trong luận văn này). Trong U minh lục, có truyện Mãi phấn nhi (Cô gái bán phấn): “Nhà kia rất giàu, chỉ được mỗi đứa con trai, nuông chiều quá mức. Đi chợ chơi, thấy một thiếu nữ rất đẹp bán phấn” [53, tr. 66]. Trong Liệt dị truyện, có truyện Đàm Sinh, miêu tả người con gái đẹp như sau: “Một hôm vào quãng nửa đêm, có một cô gái tuổi mười năm mười sáu, dung nhan phục sức xinh đẹp, sang trọng tuyệt vời, đến nguyện kết duyên với chàng”. Trong những truyện thời kỳ này cũng đề cập đến những nhân vật “tài tử si tình”, đương nhiên chỉ là những dấu ấn mà thôi : “Bàng A ở đất Cự Lộc, vẻ người khôi ngô tuấn tú” [53,tr. 72]. Anh chàng Đàm Sinh còn có cả dấu ấn của tay tài tử yêu thích thơ ca: “Đàm Sinh tuổi đà bốn mươi mà chưa vợ, thường cảm khái buồn phiền, ngâm đọc Kinh thi cho khuây khoả” [53,tr. 42]. Hai là, đã có những cảnh gặp và yêu nhau ngày từ khi gặp lần đầu tiên giữa nam nữ thanh niên, đã có những khắc khoải
  16. nhớ mong, mong muốn được sống với tình yêu, thậm chí người con gái còn chủ động tìm đến với những cảm giác khoái lạc (Bàng A truyện). Chàng trai trong truyện Cô gái bán phấn, vừa gặp cô đã đem lòng yêu cô, và đã có những biểu hiện “si tình” ngay khi gặp lần đầu. Hoặc như cô gái trong truyện Bàng A, vừa nhìn trộm đã yêu chàng... Ba là, đã có nhưng kết thúc có hậu, trai gái yêu nhau được sống với nhau. Trong truyện Ngƣời con gái bán phấn, trải qua những hiểu lầm nhất định, nhưng rồi cô gái và chàng trai cũng toại nguyện mong ước, chàng trai sau khi chết, cảm động tấm lòng của cô gái khóc thảm thiết, đã sống trở lại, kết duyên cùng cô gái . Những câu chuyện trên tuy có gợi cho người đọc đến không khí của những trai tài gái sắc trong tiểu thuyết tài tử giai nhân nhưng dấu ấn và dư âm của thời kỳ đầu của tiểu thuyết còn ảnh hưởng sâu sắc của thần thoại truyền thuyết, “ngụ ý của tác giả muốn viết một bộ sử thần quỷ” (Bành Long Kiện), minh hoạ thần đạo là chủ yếu. Do vậy, trong truyện có không khí kì ảo, ma quái khá rùng rợn. Về nhân vật, chủ yếu là những nhân vật tiên, quỷ, ma quá. Cô gái vợ của Đàm Sinh trong truyện cùng tên nửa người nửa ma. Hoặc như trong Bạch Thuỷ tố nữ, giai nhân mang dáng dấp của một cô tiên từ trong vỏ ốc bước ra, sau đó bay về trời…, hoặc sự chết đi sống lại của chàng trai trong Cô gái bán phấn, chết đi sống lại rất kì diệu… Đặc biệt, đáng chú ý là sách Thế thuyết tân ngữ, là cuốn sách tiêu biểu truyện chí nhân thời kỳ Nguỵ Tấn, trong sách có nhiều truyện viết về tình yêu trai gái như: Hiền viện, Ôn Kiệu thú phụ, Giả Sung nữ tƣ Hàn Thọ, trong đó đặc biệt đáng chú ý là Giả Sung nữ tƣ Hàn Thọ. Trong truyện có những điểm mới, vượt qua những câu chuyện tình yêu khác cùng thời, đánh dấu mốc quan trọng trên bước đường phát triển của tiểu thuyết tài tử giai nhân sau này. Thứ nhất, đây là truyện viết về những chàng trai và cô gái là người chứ không phải thần tiên, ma quỷ như những tác phẩm vừa nêu trên. “Hàn Thọ đẹp cả về ngoại hình và ăn mặc, Giả Sung cho mời đến làm phụ tá.” Người yêu Hàn Thọ là con gái Giả Sung “Mỗi bận Giả Sung tập họp mọi người tại nhà mình, con gái Giả Sung nhìn trộm qua cửa sổ sơn màu xanh, thấy Thọ đem lòng yêu thích”. (Xin nói thêm sách ghi chép những nhân vật có thật trong khoảng thời gian cuối thời Hán và thời Nguỵ Tấn. Vì thế đọc truyện mang đến cho người đọc như những câu chuyện có thật, vắng bóng yếu
  17. tố thần kỳ như những tác phẩm vừa nêu trên). Thứ hai, kết cấu có dáng dấp của mô hình tiểu thuyết tài tử giai nhân (xem thêm mô thức tự sự trong luận văn này). Ban đầu, con gái Giả Sung vừa nhìn đã yêu Hàn Thọ, bởi “Hàn Thọ đẹp cả về ngoại hình và ăn mặc”, bắt đầu tương tư suy nghĩ, chút cảm xúc vào thơ “Thường ấp ủ tình cảm trong lòng, phát ra thành thơ ca ngâm vịnh”. Chứng tỏ giai nhân có cảm xúc, gần người thật hơn. Để gặp mặt nhau cũng nhờ người hầu gái, (người hầu gái là trung gian của tài tử giai nhân đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết tài tử giai nhân sau này). Đặc biệt, cuộc hò hẹn giữa họ chẳng khác gì Chàng Kim cô Kiều, chàng Lương Sinh và cô Dao Tiên: “đến ngày như đã hò hẹn, họ gặp nhau trong đêm, họ vốn hơn hẳn mọi người về sự lanh lợi, nhảy qua tường vào mà không bị một ai phát hiện”. Thứ ba, thái độ của Giả Sung - cha cô gái, tức bố vợ tương lai của Hàn Thọ, khi biết con gái mình vụng trộm với Hàn Thọ, không những không trách mắng mà còn tán thành, ủng hộ, che dấu cho họ “Sung bèn bắt bọn hầu gái của con gái tra vấn, chúng cứ sự thực mà nói. Sung giữ kín chuyện và gả con gái cho Thọ.” (những trích dẫn truyện Giả Sung nữ tƣ Hàn Thọ người viết dẫn theo tác giả Trần Nho Thìn, Văn học Trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn văn hoá, [52, tr. 530, 536] Giả Sung khác nào Sơn Hiển Nhân, cha của Sơn Đại trong Bình Sơn Lãnh Yến, mọi việc chiều theo con gái mình. Nhận xét về loại hình nhân vật tài tử trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh, tác giả Đổng Hiểu Lệ rất tinh tế khi nhận xét rằng “Tài tử (tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh) đều thể hiện rõ nét phong độ của danh sỹ thời Nguỵ Tấn” [71, tr. 4]. Nhưng có điều, đây là cuốn sách ghi chép về danh nhân đời Nguỵ Tấn nên nó gần với loại ghi chép chân dung hơn là những sáng tác tiểu thuyết. Truyện truyền kỳ đời Đường - định hình về cơ bản mô hình tiểu thuyết tài tử giai nhân. Nếu như tiểu thuyết tài tử giai nhân là cầu nối giữa Kim Bình Mai và Hồng lâu mộng thì truyện truyền kỳ đời đường là cầu nối giữa truyện chí nhân, chí quái, chí dị thời Lục Triều với tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. Không có tiểu thuyết tài tử giai nhân thì không có Hồng lâu mộng, không có truyện truyền kỳ đời Đường thì không có tiểu thuyết tài tử giai nhân: “nó là mắt xích yếu ớt trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, nhưng không thể khuyết hoặc thiếu nó được, thiếu nó tiểu thuyết sẽ không liên hoàn”[70, tr. 5]. Nữ tác giả Vương Dĩnh cho rằng, truyện truyền kỳ đời Đường là “dưỡng tố nghệ
  18. thuật của tiểu thuyết tài tử giai nhân” [92, tr. 186]. Đánh giá về truyện truyền kỳ đời Đường, Lỗ Tấn viết: “Tiểu thuyết cũng như thơ đến thời Đường có một cuộc biến đổi, tuy còn chưa rời hẳn việc sưu tầm chuyện kỳ lạ, ghi chép lại việc bỏ rơi song tự thuật uyển chuyển, lời văn hoa mỹ diễm lệ, so với thể cách thời Lục Triều trình bầy thơ thiển, đại khái thì bước diễn tiến thì rất rõ ràng, mà rõ ràng hơn cả là thời kỳ bắt đầu có ý thức làm tiểu thuyết” [48, tr. 93]. Thời kỳ đầu (618 - 779), truyện truyền kỳ còn đượm màu sắc thần quái như Ly hồn ký (Trần Huyền Hậu), Liễu Nghị (Lý Triều Uy). Bởi: “Có thể xem truyện “truyền kỳ tài tử giai nhân đời Đường”, hấp thụ dưỡng chất từ các tác phẩm thần quái từ thời đại trước, trong tiểu thuyết tài tử giai nhân đóng vai trò quan trọng từ sự chuyển tiếp từ truyện chí quái đến truyền kỳ”, [83, tr. 19]. Tuy viết về truyện thần quá, linh dị nhưng không phải để minh hoạ thần đạo như truyện thời Lục Triều nữa, mà nhân vật có nhân tính. Đến thời kỳ thứ thứ hai (780 - 820), là thời kỳ cực thịnh, “phong cách thay đổi lớn” (Đổng Nhạn).” Các truyện tiêu biểu là Hoắc Tiểu Ngọc truyện, Liễu Thị truyện, Lý Oa truyện, đặc biệt là Vô Song truyện và Oanh Oanh truyện. Nhưng truyện này về cơ bản đã định hình mô hình tiểu thuyết tài tử giai nhân, “ảnh hưởng trực tiếp tiểu thuyết tài tử giai nhân”, “thực sự là những tiểu thuyết tài tử giai nhân điển hình” [83, tr. 17]. Điểm nổi bật dễ thấy nhất là truyện truyền kỳ đời Đường đã từng bưới thoát khỏi sự trói buộc của thần đạo, nhân vật là thần tiên ma quái chỉ chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ đầu. Thời kỳ sau đã nhường chỗ cho nhân vật là trai tài gái sắc, là những trang tài tử và giai nhân trần thế, miêu tả tình yêu trần thế, tình yêu trong hiện thực cuộc sống. “khói bếp nhân gian thay thế hương lửa của thiên đường” (Đổng Nhạn). Từ việc ghi chép người thật việc thật, nên những truyện tình yêu trai tài gái sắc li kỳ càng là chủ đề yêu thích của văn nhân thời Đường. Trong các truyện vừa nêu trên, một khối lượng lớn tài tử và giai nhân đã xuất hiện, chất lượng tài tử và giai nhân cũng đã tăng so với thời kỳ Lục Triều. Đặc biệt đã có những tài tử và giai nhân sánh ngang hàng với tài tử và giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. Trước hết về hình tượng tài tử. Tuy không phải đồng loạt tài tử đều đạt được các tiêu chí của tài tử điển hình như trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh (xem thêm loại hình nhân vật tài
  19. tử trong luận văn này), nhưng đã có những tài tử thật sự làm người ta nghĩ ngay đến tài tử thời Minh Thanh. Chính những nhân vật này ảnh hưởng trực tiếp đến tài tử thời Minh Thanh. Trước hết, các tài tử đa phần đều xuất thân từ gia đình quyền quý và có học hành, đều thi đỗ làm quan: “Khoảng năm Đại Lịch có chàng nho sĩ họ Lý, tên ích, tuổi vừa đôi mươi, thi đỗ tiến sĩ…Sinh vốn con nhà danh giá, tuổi trẻ, có tài văn chương, câu đẹp lời hay, không ai sánh kịp. Những người thành đạt, các bậc kỳ cựu đều thán phục tài Sinh. Sinh cũng cậy mình đài các phong lưu, muốn có người bạn đời, lùng tìm danh kỹ…”[56, tr. 75], Không chỉ là con nhà quyền quý, một điều kiện cốt tử của tài tử phong lưu là tài nhả ngọc phun châu. Truyện truyền kỳ đã có tài tử kiểu này. Trong Truyện Oanh Oanh, Trương Sinh dùng thơ để thổ lộ tình cảm với Oanh Oanh: “Trương mừng rỡ, vội làm luôn hai bài thơ xuân đưa cho Hồng Nương mang tới cho nàng” [56, tr. 109]. Lê Hàn Dực dùng thơ để gửi gắm tình cảm của mình với Liễu Thị trong Liễu Thị truyện: “Dùng túi lụa, đựng bùa vàng, viết mấy câu : Liễu chƣơng Đài Ngày trƣớc xanh tƣơi, nay còn đó? Cho dẫu nhành dài rủ nhƣ xƣa, Hẳn đã bị tay ai vin bẻ” [56, tr. 167, 168] Rõ ràng những chàng trai này rất giống với hình bóng của Yến Bạch Hạm và Bình Như Hành dùng thơ xướng hoạ, tỏ tình với Sơn Đại và Lãnh Giáng Tuyết trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. Ngoài là trang nam tử có tài mạo song toàn, thơ văn giỏi giang, thi đỗ làm quan ra, tài tử thời kỳ này cũng có những nhân vật mang khí khái phong lưu, thuỷ chung của chàng tài tử như: Phương Châu, Kim Trọng… Sinh trong Lý Oa truyện vì nhan sắc của Lý Oa sẵn sàng đổi tất cả gia sản để cưới được nàng: “chỉ sợ nàng không bằng lòng thôi, chứ tiếc gì trăm vạn”, [56, tr. 90]. Khi hết tiền, bị lừa, sống vất vưởng, cha sinh không nhận, đi hát thuê cho phường đám ma “Tiếng hát du dương, ai oán, rung động cả núi rừng” [56, tr. 98], sống dở chết dở “Một hôm tuyết lớn. Sinh bị đói rét dày vò, cứ lần mò đi trong gió tuyết, cất tiếng xin ăn rất thê thảm. Ai nghe cũng xót thương”, sau khi được Lý Oa chữa bệnh, động viên tinh thần, khuyên chàng quay lại con
  20. đường thi cử, cuối cùng chàng thi đỗ, không quên nghĩa cũ thuỷ chung như nhất, cưới Lý Oa làm vợ “Oa đã thành hôn, bốn mùa lễ tiết, trọn đạo vợ chồng” [56, tr. 105]. Kiểu tình yêu thuỷ chung như nhất trải qua khó khăn, hiểu lầm, chết đi sống lại rất gần với sự li tán hợp tan nhưng thuỷ chung son sắc giữa Dao Tiên và Phương Châu, giữa Phan Tất Chánh và Trần Kim Liên.... Nó khá giống với nhân vật tài tử Phường Châu, Phan Tất Chánh... Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có những chàng tài tử bạc nhược, yếu đuối, không dám từ bỏ công danh phú quý giành lấy người mình yêu, tình yêu chẳng qua chỉ là sự ham mê sắc dục, thoả mãn sắc dục mà thôi, như chàng Trương Sinh trong Hoắc Tiểu Ngọc truyện. Tóm lại, tài tử thời kỳ này có nhiều dấu ấn của tài tử trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh, nhưng nó chưa xuất hiện đồng loạt và đạt mức điển hình như trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. So với hình tượng tài tử, hình tượng giai nhân là đặc sắc hơn cả, nó thực sự là những giai nhân tiêu biểu, là hình ảnh giai nhân trực tiếp ảnh hưởng đến giai nhân sau này. Họ đều là những tài nữ, không chỉ sắc mạo bên ngoài, mà còn có tài thơ ca, cả tài trí, sự dũng cảm, lòng can đảm, sáng suốt, cùng tài tử vượt qua thử thách, giải thoát bản thân, bản lĩnh vững vàng, chẳng khác nào giai nhân Sơn Đại và Lãnh Giáng Tuyết trong Bình Sơn Lãnh Yến. Trước hết về nhan sắc, đều là giai nhân tuyệt sắc. Lý Oa là một giai nhân hoàn mỹ: “Bên cánh cửa khép hờ, có một thiếu nữ mặc áo xanh, búi tóc trái đào, đứng tựa lan can, vẻ người yểu điệu thướt tha, thực là một trang giai nhân tuyệt sắc…”[56, tr. 91]. Nó khác xa với cách miêu tả giai nhân thời Lục Triều “thấy một thiếu nữ rất xinh đẹp, đem lòng yêu mến” [53, tr. 66]. Nó không khác xa nhiều lắm với cách miêu tả giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. Không chỉ có vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp bên trong của các giai nhân thời kỳ này cũng được các tác giả miêu tả khá kỹ, đặc biệt tài làm thơ. Thơ không chỉ thể hiện tài năng của giai nhân, thể hiện giá trị của mình, nó còn là thông điệp tình yêu được truyền đến với người tình. Đây là khâu mấu chốt không thể thiếu trong bất kỳ một tiểu thuyết tài tử giai nhân nào. Hình thức này chính thức bắt đầu từ truyện tài tử giai nhân đời Đường. Oanh Oanh làm thơ hò hẹn với Trương Sinh : Đợi trăng buồng phía tây, Đón gió ngỏ cửa này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0