Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
lượt xem 44
download
Mời các bạn tham khảo luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sau đây để nắm bắt những nội dung lí luận chung về tư tưởng nhân văn hiện thực; biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________________ Lê Thị Trang TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________________ Lê Thị Trang TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2014 Lê Thị Trang
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Phùng Quý Nhâm, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2014 Lê Thị Trang
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC...............................................................10 1.1. Tư tưởng nhân văn ................................................................................ 10 1.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn............................................... 10 1.1.2. Khái niệm tư tưởng nhân văn trong mối quan hệ với khái niệm nhân đạo, nhân bản ......................................................................... 13 1.1.3. Vấn đề cơ bản của tư tưởng nhân văn ............................................ 14 1.2. Tư tưởng nhân văn hiện thực ................................................................ 19 1.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn hiện thực............................... 19 1.2.2. Bản chất của tư tưởng nhân văn hiện thực ..................................... 22 1.3. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học ................... 24 1.3.1. Tình yêu thương con người. ........................................................... 26 1.3.2. Thái độ của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống hiện thực ......................................................................................... 28 1.3.3. Khơi dậy khát vọng của con người ................................................. 30 1.3.4. Phát triển những năng lực bản chất của con người......................... 31 1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 34 Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ...................35 2.1. Nỗi đau của con người – trọng lực của tình yêu thương ...................... 36
- 2.1.1. Yêu thương, cảm thông đối với những con người dị dạng về nhân hình ........................................................................................ 36 1.1.2. Yêu thương những số phận bất hạnh .............................................. 39 2.2. Vấn đề nhân cách con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ... 40 2.2.1. Sức mạnh của đồng tiền đối với việc tha hóa nhân cách con người ........................................................................................ 41 2.2.2. Sự băng hoại đạo đức, xuống cấp của các chân giá trị truyền thống .................................................................................... 43 2.3. Thiên tính nữ - hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................ 48 2.3.1. Vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác văn học .................................. 48 2.3.2. Thiên tính nữ - tinh thần của cái đẹp .............................................. 49 2.3.3. Thiên tính nữ - tinh thần của vị tha và lòng bao dung .................... 54 2.3.4. Thiên tính nữ - tinh thần của sự hi sinh .......................................... 57 2.4. Khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.............................................................................................. 60 2.4.1. Khát vọng sống trở về hòa hợp với tự nhiên, trở về với bản chất lương thiện trong con người ................................................... 61 2.4.2. Khát vọng tìm kiếm tự do và sống thật với bản chất của mình ...... 64 2.5. Tiểu kết .............................................................................................. 66 Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .......................................................................................... 67 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 67 3.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình .......................... 68 3.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả hành động .......................... 72 3.1.3. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả tâm lý ................................. 76 3.1.4. Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ ......................................... 84
- 3.2. Giọng điệu nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp............................................................ 87 3.2.1. Giọng điệu trăn trở, xót xa .............................................................. 89 3.2.2. Giọng điệu cảm thương .................................................................. 95 3.2.3. Giọng trữ tình, sâu lắng .................................................................. 99 3.3. Điểm nhìn nghệ thuật .......................................................................... 102 3.3.1. Điểm nhìn bên ngoài ..................................................................... 103 3.3.2. Điểm nhìn bên trong ..................................................................... 107 3.4. Tiểu kết ............................................................................................... 109 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng được thoát thai từ quá trình nếm trải, trải nghiệm của nhà văn. Và hơn hết nó được thoát ra từ việc tác giả thấu hiểu nỗi đau mà con người đã trải qua. Chỉ bằng tình yêu thương con người nhà văn mới thấm được nỗi đau ấy và điều đó là động lực căn bản nhất thúc đẩy nhà văn sáng tạo. Bằng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhà văn chia sẻ, cảm thông với những mất mát lớn lao trong cuộc đời con người. Với ý nghĩa đó, tư tưởng nhân văn hiện thực chính là giá trị xuyên suốt nhất vẫn tồn tại dù qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian. Thực ra trong sáng tác văn học, việc nhà văn tiếp thu một tư tưởng nào đó thường không được phát biểu một cách hiển ngôn mà được bộc lộ thông qua hình tượng nghệ thuật đầy ẩn ý. Nằm trong nguồn cảm hứng chung bất tận ấy, nền văn học Việt Nam sau năm 1975 bước tiếp chặng đường khẳng định những giá trị cao đẹp của con người. Các cây bút trẻ lần lượt xuất hiện trên văn đàn với những thành công rực rỡ cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong đội ngũ sáng tác của giai đoạn này, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như môt “hiện tượng lạ”. Tác phẩm của ông đã gây nên một làn sóng xôn xao, tranh luận, những lời khen chê không ngớt của các nhà phê bình lí luận, độc giả trong và ngoài nước.Thế nhưng, không ai có thể phủ nhận tài năng và những đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Thiệp đối với nền văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới. Điều đọng lại sau khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chính là sự tỉnh giác trong mỗi chúng ta. Đôi khi người đọc cảm giác có một sự khô khan cứng nhắc, một giọng văn lạnh lùng tàn nhẫn nhưng ẩn chứa đằng sau nó là sự bao dung, lòng nhân ái, yêu thương, đầy cảm thông chia sẽ đối với
- 2 con người. Bằng những sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã khơi gợi lòng hướng thiện và thức tỉnh lương tri của con người. Hướng con người đi đến khẳng định những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Giúp con người nhận thức cái ác, đẩy lùi cái ác và từ đó cái thiện được nhân rộng Trong hơn hai thập kỷ qua, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp trở thành đối tượng của rất nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học trong và ngoài nước. Trước một con đường đã có rất nhiều người đi và đã đi đến đích thành công, thật sự là khó khăn rất lớn của người viết để tránh những lối mòn đã có sẵn. Song bằng những ấp ủ và dự định của mình người viết mong muốn khám phá sâu hơn những tầng tư tưởng nhân văn hiện thực được Nguyễn Huy Thiệp giấu sâu trong những trang viết của ông. 2. Lịch sử vấn đề Tháng 1 năm 1987, tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp Những ngọn gió Hua Tát được khởi đăng nhưng người đọc vẫn chưa thật sự biết đến tên tuổi của ông. Chỉ đến khi Tướng về hưu xuất hiện, và liên tiếp sau đó là chùm truyện ngắn giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết thì mới thổi bùng lên ngọn lửa dư luận về ông. Các bài phê bình liên tục xuất hiện trên các báo, tập chí. Và một phần ba số bài viết ấy đã được Phạm Xuân Nguyên tập hợp lại và in thành sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn “sẽ nối vòng tay lớn tất cả chúng ta vì một nhà văn ta yêu mến và ngưỡng mộ, vì đông đảo người đọc yêu văn chương Nguyễn Huy Thiệp, và vì một tương lai xán lạn của văn học Việt Nam những ngày mai đây” [34, tr.8]. Trong đó có khá nhiều bài viết đề cấp đến tính nhân văn, tư tưởng nhân văn trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết đầu tiên được in trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồn xuôi gió (9 - 1987) của Hoàng Ngọc Hiến có lẽ là bài viết đầy đủ và sâu sắc nhất về tính nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông cho rằng “câu văn của Nguyễn Huy Thiệp man mác
- 3 cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này chính là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc. Đau thương là quyền lớn nhất của nhà văn để viết về những sự kiện tiêu cực” [34, tr.14]. Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “thiên tính nữ chính là điểm tựa quan trọng của tác giả” [34, tr.19]. Trước hết, “Thiên tính nữ chính là tinh thần của cái Đẹp và tất cả những nhân vật nữ này đều đẹp, mỗi người một vẻ” [34, tr.16] nó còn là tinh thần vị tha và đức tính hi sinh”, “những người phụ nữ đẹp trong truyện ngắn của Nguyên Huy Thiệp dường như sinh ra để cho và cứu giúp những người xung quanh” [34, tr.17]. Để bàn luận thêm về bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Trần Thanh Đạm có bài Về tính nữ, chữ tâm và lòng nhân ái từ một bài viết của anh Hoàng Ngọc Hiến. Trong bài này Trần Thanh Đạm nêu lên một số vấn đề về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học và một số nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp “tác giả có vẻ như lạnh lùng, tàn nhẫn trong việc vạch trần cái xấu, cái ác, cái thối nát, tàn tệ của con người. Nhưng bên trong vẫn cháy bỏng một tình yêu và niềm tin sâu sắc. Cái vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài kia thực ra là để thức tỉnh lương tâm, thiện căn của con người, có khi để đánh động để cảnh giác” [36, tr.199]. Trương Hồng Quang và Nguyễn Mai Xuân với bài viết Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”? in trên Tạp chí Sông Hương (tháng 9-1988), nhận định rằng “đoạn bút ký cuối cùng của Phăng trong“đoạn kết một” tạo nên một “hiệu ứng tẩy rửa” theo phương thức bi kịch. Sự đoạn tuyệt các thiên kiến, khả năng hướng thiện bộc lộ qua câu hỏi đau đớn đầy tính nhân bản “đến bao giờ, hỏi đến bao giờ trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ” ” [34, tr.214]. Thái Hòa trong bài viết Có nghệ thuật Barốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không được in trong Tạp chí Văn học số 2 (3-4- 1989) đã đề cập đến những nghịch lí về thiện - ác, chân - giả, đẹp - xấu.
- 4 Những nghịch lí ấy suy cho cùng chính là khát khao của con người trên con đường hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Thái Hòa cho rằng “và nếu không có tí gì nữa thì cũng phải phơi trần sự thật tàn nhẫn khốc liệt đê nhắc con người sống cho thật hơn, thiện hơn và đẹp hơn. Theo tôi đó mới thật sự là cái Tâm lớn của Nguyễn Huy Thiệp” [34, tr.106]. Gred Lockart, một vị Tiến sỹ trường Đại học Sydney khi lý giải Tại sao tôi dịch truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh in trên Tạp chí Văn học số 4 (7 - 8- 1989) nhận định rằng “Với cách nhìn của một người nước ngoài tôi chỉ muốn đề cập một vài vấn đề mà theo tôi tác phẩm anh Thiệp cũng là đóng góp cho văn học thế giới hiện đại. Tôi thấy như thế chính vì tính chất nhân bản của truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” [34, tr.111]. Gred Lockart phân tích nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã trình bày những vấn đề lớn của nhân loại. Với truyện ngắn “Muối của rừng” ông nhận xét “tôi chưa bao giờ đọc một truyện ngắn độc đáo sâu xa nói về sự phạm tội và cứu rỗi linh hồn của con người như thế”. Hay “Giọt máu khiến ta suy nghĩ đến những nỗi đau của nhân loại” [34, tr.111]. Ông khẳng định “cách nhìn xã hội Việt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh rất bình đẳng, dân chủ. Và cũng phải nói tính dân chủ này là một mặt quan trọng của tính nhân bản trong tác phẩm của anh” [34, tr.112-113]. Và “nguồn gốc của sức mạnh này là tính nhân bản, dân chủ và cách viết cảm thông với nhân loại” [34, tr.115]. Trong bài viết Tư duy tiểu thuyết và Folkore hiện đại của Hoàng Ngọc Hiến (Đà Lạt, 8.1988) đã đi sâu vào phân tích tư tưởng nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ở đó có tình yêu thương và tràn đầy khát vọng của con người. Ông cho rằng “ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng vừa xót xa. Tàn nhẫn có nghĩa là không được thương con người đây là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng phơi bày sự đốn mạt của con người nhưng cuối cùng thì vẫn cứ xót xa không thể không
- 5 thương con người”. “Ngay cả những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ. Truyện của Thiệp có những tiếng khóc òa, câu văn thường man mát cảm giác tê tái, đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình, một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc” [34, tr.356]. Đối với truyện ngắn “Phẩm tiết” Hoàng Ngọc Hiến đã phát hiện ra chất nhân văn khi Nguyễn Huy Thiệp miêu tả Nguyễn Huệ “dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp, nhân cách của Nguyễn Huệ được phát hiện ở những khía cạnh bất ngờ với những phẩm giá nhân văn cao quý” [34, tr.359]. Ngoài ra ông còn khẳng định “Ngô Thị Vinh Hoa là sự hiện thân của tư tưởng nhân văn của tác giả” [34, tr.363]. Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn lại chú ý đến một khía cạnh khác của tư tương nhân văn trong bài viết Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp được in trên báo Văn nghệ số 35-36 (20.8.1988). Ông nhận thấy niềm tin và sự biểu hiện của cái Đẹp qua hình tượng nhân vật Ngô Thị Vinh Hoa “Ngô Thị Vinh Hoa hiện ra như là sự biểu hiện của cái đẹp và sự yếu đuối, những thứ còn lại trên cõi đời này và càng hiếm lại càng đáng quý. Giữa cuộc sống nghiệt ngã phải chăng đây là một phần lí do để chúng ta sống và hi vọng” [34, tr.409]. Nguyễn Thanh Sơn với bài viết Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, (27.6.1995) nhận định rằng “Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa phía sau là một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người. Bởi vậy, những truyện ngắn của ông, với lời văn thâm trầm và ngắn gọn như cổ sử, dẫu chua chát hay tàn nhẫn, vẫn không gây cho chúng ta niềm tuyệt vọng, mà trái lại, vẫn khiến tâm hồn chúng ta tràn lên bao nỗi xót thương đối với những người xung quanh [34, tr.126]. Bài viết Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Đỗ Đức Hiểu được in trên Tạp chí Sông Hương, số 136 (6.2000), đã nhận ra âm hưởng của tình yêu thương đối với con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông cho rằng
- 6 “nhịp mạnh trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu. Tình yêu con người, tình yêu loài người là tinh thần bao trùm các tác phẩm của anh” [34, tr.479]. Và cho rằng Thiệp chính là “ca sỹ của Tình Yêu”. Tạp chí Sông Hương số 155 (01 – 2002) đăng bài Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp của Phạm Phú Phong, trong bài viết này tác giả đã phân tích rất sâu sắc giọng văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Và cho rằng “văn chương vương đạo của anh luôn hướng vào một tầng cao hơn là chủ nghĩa nhân đạo. Đó là thân phận con người trong một thời đại, trong một xã hội mà sức nặng duy lý ở chính trị, ở kinh tế, ở biết bao chuẩn mực đã định sẵn, con người bị ném vào cuộc đời rồi bị biết bao tai biến, biết bao "tha nhân" ràng buộc như không một lối thoát” [84]. Trong những năm gần đây, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sỹ. Chúng tôi đã tìm hiểu một vài luận văn và nhận thấy có nhiều luận văn đề cập đến tư tưởng nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Lê Thị Nguyệt Trong khi nghiên cứu về Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2011) cho rằng “diễn ngôn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn giàu cảm xúc, tạo nên nhạc điệu và chất trữ tình sâu lắng làm cho lời văn thấm đẫm tinh thần nhân bản”. Ngoài ra luận văn còn phát hiện ở những truyện ngắn viết về đề tài lịch sử mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đề cao giá trị nhân bản trong văn học. Trong luận văn Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (2012) Nguyễn Thị Phú Quí cho rằng Nguyễn Huy Thiệp phê phán cuộc sống và con người ở thành thị đầy biến động nhưng xuất phát từ cái nhìn nhân văn, từ sự cảm thông đối với con người và từ tấm lòng nhân ái sâu thẳm của nhà văn. Đinh Thị Phương Trà trong luận văn Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2012) cho rằng yếu tố kì ảo góp phần không nhỏ vào sự
- 7 nghiệp hiện đại hóa văn học Việt Nam đương đại theo lối dân chủ hóa và mang tính nhân văn sâu sắc. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết rất nhiều thể loại như: kịch, tiểu thuyết, lí luận phê bình, truyện ngắn. Tuy nhiên, thể loại tạo nên tiếng vang nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là truyện ngắn. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được in trong cuốn “Nguyễn Huy Thiệp - tuyển tập truyện ngắn” do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xung quanh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều phương diện để nghiên cứu như: lời văn nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, hay đặc trưng truyện ngắn... Thế nhưng trong luận văn này chúng tôi đi sâu nghiên cứu chủ yếu ở phương diện nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là nghiên cứu về tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn của ông. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi xác định những nhiệm vụ cần phải nghiên cứu sau: - Tiến hành nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học. - Nghiên cứu về phương diện nội dung tư tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn của ông. - Để biểu hiện tư tưởng của mình, nhà văn bao giờ cũng lựa chọn cho “đứa con” của mình một hình thức phù hợp cùng với những phương diện nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số phương
- 8 diện nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích nhằm minh họa cho những luận điểm, luận cứ cũng như các lập luận của mình, trên cơ sở phân tích những dẫn chứng cụ thể được trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi còn kết hợp từ nhiều phương pháp để tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản để đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn. - Phương pháp liên ngành: chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ các liên ngành khác trong nghiên cứu văn học như: thi pháp học, ngôn ngữ học, phong các học... - Phương pháp so sánh: chúng tôi sử dụng thao tác so sánh để từ đó rút ra những kết luận có cơ sở trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp khi đối chiếu với các cây bút khác như Nguyễn Minh Châu, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê... về tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học thời kì đổi mới. 5. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy vấn đề tư tưởng nhân văn đã được các nhà phê bình và độc giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các bài nghiên cứu vẫn mang tính chất đơn lẽ, thành phần. Chúng tôi mong muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc, tập trung, toàn diện và có hệ thống về vấn đề tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Khẳng định lại tài năng cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp.
- 9 Xác định những đóng góp của nhà văn về ở phương diện nội dung tư tưởng trong lĩnh vực truyện ngắn nói chung và trong đời sống văn học Việt Nam nói riêng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học. Chương 2: Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- 10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC 1.1. Tư tưởng nhân văn 1.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Văn học nghệ thuật mang nội dung nhân văn từ trong bản chất. Đó là giá trị xuyên suốt nhất trong chiều dài phát triển của văn học nhân loại. Một nền văn học được xem là nhân văn khi nó “quan tâm tới con người, tới những giá trị của con người” (dẫn theo [14, tr.35]). Bởi con người là trung tâm của những sáng tạo văn học. Dostoevski cho rằng “con người là một điều bí ẩn, cần phải khám phá con người…tôi muốn tìm hiểu bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người”(dẫn theo [61, tr.60]). Ở con người luôn tồn tại những suy nghĩ, những tư tưởng cùng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhiệm vụ của văn học là phải khám phá bản chất của con người thông qua phản ánh hiện thực. Ngoài ra văn học còn giúp con người nhận thức khám phá chính bản thân mình từ đó khám phá bản chất của đời sống xã hội. Chủ nghĩa nhân văn là cơ sở hình thành nên tư tưởng nhân văn. Ở cấp độ lịch sử, “Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu văn hóa- tư tưởng nảy sinh ở Italia và một số nước khác ở châu Âu thời Phục hưng (thế kỷ XIV-XVI)” [15, tr.65]. Như vậy, quê hương của chủ nghĩa nhân văn là vùng Bắc Ý, nơi có các đô thị lớn như Venise, Milan, Florence. Chủ nghĩa nhân văn được thực hiện bởi những nhà tư tưởng, những cá nhân ưu tú và giàu tinh thần cách mạng, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ sang các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và sau cùng là Anh. Ở mỗi xứ sở nó có những vùng đất riêng để phát huy những thế mạnh của mình như văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc. Từ đó, chủ nghĩa nhân văn trở thành phong trào cơ bản của thời Phục hưng. Ăngghen cho rằng thời đại Phục hưng được xem là “bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến nay loài người chưa từng thấy” (dẫn theo [8, tr.124]).
- 11 Thời đại này đã đạt được những thành tựu rực rỡ về kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng... Trong lĩnh vực kinh tế, điển hình là hành trình của nhà thám hiểm Cri-xtốp Cô-lôm-bô, đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ, đã mở ra một thời kỳ mới đối với kinh tế hàng hải, gợi những khát khao hiểu biết và chinh phục của loài người. Ngoài ra những phát minh vĩ đại về mặt kỹ thuật, năng lượng, toán học, y học, địa lý và thiên văn làm đảo lộn quan niệm phản khoa học của chế độ phong kiến và hun đúc thêm quyết tâm thay đổi cuộc sống. Bên cạnh đó, những phát minh ra máy dệt, máy hơi nước, máy in… trong lĩnh vực công nghiệp cũng như ứng dụng khoa học vào nông nghiệp đã mang lại mùa màng bội thu trên những cánh đồng châu Âu đã thổi bùng lên khát khao chinh phục, khát khao làm giàu và hưởng thụ cuộc sống. Con người nhận ra rằng không thể chờ đợi đến khi lên thiêng đàng mới hạnh phúc, con người có thể hưởng hạnh phúc ngay trên trần thế này. Bối cảnh đó đã góp phần tạo nên những luồng tư tưởng tiến bộ, đầu tiên là sự hình thành của chủ nghĩa nhân văn. Trở lại lịch sử trước khi chủ nghĩa nhân văn ra đời, con người sống chìm trong “bầu trời ảm đạm của đêm trường Trung cổ” [8, tr.125]. Chế độ phong kiến Trung cổ và nhà thờ Thiên Chúa giáo đã truyền bá nhân sinh quan rất đen tối và nghiệt ngã. Con người thời kỳ này hoàn toàn mất đi giá trị và không thể làm chủ tư tưởng khi đắm chìm trong quan niệm của nhà thờ. Nhà thờ Thiên Chúa giáo quan niệm, con người sinh ra là tội lỗi, trần gian là chốn khổ đau, con người cần phải nhẫn nhục hy sinh phần xác để cứu rỗi linh hồn. Những ai biết chăm lo phần hồn và Đức tin thì khi rời bỏ thể xác sẽ được lên thiên đường gặp mặt Chúa trời. Họ cũng hướng đến trần thế nhưng coi thường những thú vui vật chất và thể xác. Trong khi đó giai cấp phong kiến và tăng lữ ra sức hưởng thụ hoan lạc cuộc sống và đắm chìm trong ăn chơi trác táng. Trung cổ phong kiến đã lợi dụng Đức tin của con người để kìm hãm tinh thần đấu tranh trong quần chúng.
- 12 Trước tình hình đó, chủ nghĩa nhân văn ra đời nhằm đưa con người thoát khỏi siềng xích trói buột của chế độ phong kiến thời Trung cổ và nhà thờ Thiên Chúa giáo, và chống lại nhân sinh quan chán đời và khổ hạnh của chủ nghĩa khổ hạnh và triết học diệt dục. Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn đã làm thay đổi hệ thống tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh quan của con người, loại bỏ những quan niệm trái với tự nhiên, mở ra một tương lai hoàn toàn mới cho nhân loại. Thế giới quan lấy thượng đế làm trung tâm đã nhường chỗ cho thế giới quan lấy con người làm trung tâm. Chủ nghĩa nhân văn đề cao quyền sống của con người, đặt biệt là quyền tự do cá nhân, đòi hỏi quyền sống tự nhiên và tự do ngay trần thế này. Những tư tưởng này được xem là bước ngoặc quan trọng trong quá trình giải phóng tinh thần và ý thức của nhân loại. Chủ nghĩa nhân văn tìm thấy ở thời kỳ cổ đại tinh thần trân trọng và đề cao con người. Đi sâu nghiên cứu những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp- La Mã đã bị lãng quên và mất đi ở thời kỳ Trung cổ. Tìm thấy ở đó vẻ đẹp nhân văn, những biểu tượng sáng ngời về vẻ đẹp của con người, về tinh thần đấu tranh cho tự do và bình đẳng. Nó hướng văn học nghệ thuật vào sáng tạo và ca ngợi vẻ đẹp của trần thế cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn của con người. “Nó trở thành lý tưởng thẩm mỹ có sức định hướng cho những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật và quy định bản chất của mỗi nền văn học nghệ thuật” [15, tr.77]. Như vậy, tư tưởng nhân văn hình thành trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng. Nó không tồn tại một cách độc lập mà tồn tại đồng thời bên cạnh các trào lưu văn hóa – tư tưởng khác. Thực ra, tư tưởng nhân văn có trong hệ tư tưởng mọi thời đại kể cả thời kỳ Trung cổ, nhưng đến thời Phục hưng, những tư tưởng nhân văn mới được hội tụ lại thành các trào lưu nhân văn và được nâng lên thành Chủ nghĩa nhân văn. Nghĩa là, tư tưởng nhân văn mang trong mình đầy đủ bản chất của tư tưởng nhân văn truyền thống vốn tồn
- 13 tại ở các nền văn hóa trước đây kết hợp với những thành quả của thời đại. Vậy nên, tư tưởng nhân văn được xem là tư tưởng tiến bộ nhất của thời đại Phục hưng, là sự đóng góp lớn lao đối với lịch sử tư tưởng của nhân loại. 1.1.2. Khái niệm tư tưởng nhân văn trong mối quan hệ với khái niệm nhân đạo, nhân bản Trong văn học, khi tìm hiểu về tư tưởng nhân văn cần quan tâm đến các khái niệm gần gũi khác như nhân đạo, nhân bản. Tư tưởng nhân bản nhằm mục đích xem xét con người trên bình diện triết học, nó quan tâm đến bản chất người dưới góc độ tự nhiên với những bản năng vốn có của con người. Khái niệm này thiên về khía cạnh bản thể của con người. Vì vậy các nhà triết học nhân bản đồng nhất con người với tự nhiên. Coi bản chất của con người mang tính sinh học, như một thực thể của đời sống. Trong khi đó tư tưởng nhân đạo được xem là đường đi của con người, là con đường để trở thành con người đúng nghĩa. Do đó thuật ngữ này thiên về khía cạnh đạo đức. Vấn đề nhân đạo trước đây được xem là vấn đề phổ quát nhất và mang tính nhân loại sâu sắc. Nó thể hiện tình yêu thương, đồng cảm và cảm thông đối với nỗi đau, niềm day dứt của con người cũng như lên án gay gắt những thế lực chà đạp lên quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Trong văn học, tinh thần nhân đạo có mặt trong hầu hết các thể loại xuyên suốt các thời đại. Nó được xem là giá trị cơ bản, vĩnh hằng trong các giá trị của văn học. Tư tưởng nhân văn hiểu theo từng từ tố thì “nhân” là người, “văn” có nghĩa là vẻ đẹp. Nhân văn có thể được hiểu là những giá trị đẹp đẽ nhất, hướng đến vẻ đẹp của con người. Con người được thể hiện trong chủ nghĩa nhân văn không phải là con người mang tính phổ quát toàn nhân loại mà là con người với tư cách là một cá nhân, cá thể. Ngay từ đầu, khái niệm nhân văn không xuất hiện một cách rõ nét như khái niệm nhân đạo bởi cảm hứng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn