intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nhận diện việc Phan Khôi đã quan tâm đến vấn đề phụ nữ trong giai đoạn giao thời như thế nào. Đồng thời, tìm hiểu những tác động đến không khí xã hội, văn chương về chính vấn đề này, cũng như những đường hướng phát triển chung của văn hóa dân tộc mà Phan Khôi đã tạo ra khi đưa vấn đề phụ nữ lên báo chí và vào sáng tác văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi

  1. Ơ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ CAO CẨM THI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG TRƯỚC TÁC CỦA PHAN KHÔI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ CAO CẨM THI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG TRƯỚC TÁC CỦA PHAN KHÔI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN HẢI YẾN HÀ NỘI - 2013
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 9 7. Các chữ viết tắt.......................................................................................... 9 NỘI DUNG................................................................................................. 10 Chương 1. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và vấn đề phụ nữ............. 10 1.1. Khi giới nữ trở thành một vấn đề xã hội ...................................... 10 1.1.1. Phụ nữ trong diễn ngôn truyền thống ......................................... 10 1.1.2. Phụ nữ trong những chuyển biến lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX .............................................................................. 18 1.2. Phương tiện và phạm vi thể hiện quan điểm về phụ nữ.............. 22 1.2.1. Phương tiện truyền tải thông tin về vấn đề phụ nữ..................... 22 1.2.2 Phạm vi thể hiện vấn đề phụ nữ................................................... 26 1.3. Phan Khôi - những trải nghiệm tri thức ...................................... 30 1.3.1. Nền tảng học vấn, tư tưởng của Phan Khôi ................................ 30 1.3.2. Hoạt động báo chí của Phan Khôi .............................................. 34 Tiểu kết ....................................................................................................... 37 Chương 2. Nhà báo Phan Khôi và vấn đề phụ nữ ................................. 39 2.1. Những vấn đề phụ nữ qua các bài báo của Phan Khôi ............... 39 2.1.1. Nguyên tắc chung: Nam nữ bình quyền ..................................... 39 2.1.2. Phụ nữ trong môi trường gia đình............................................... 41 2.1.3. Phụ nữ trong môi trường xã hội................................................. 52 1
  4. 2.2. Những tương tác và tranh luận của Phan Khôi với học giả đương thời về vấn đề phụ nữ ............................................................................ 61 2.2.1. Tranh luận về bình quyền nam nữ .............................................. 62 2.2.2. Tranh luận về phụ nữ trong gia đình .......................................... 65 2.2.3. Tranh luận về phụ nữ trong môi trường xã hội........................... 68 2.3. Nghệ thuật viết báo của Phan Khôi ............................................... 74 2.3.1. Cơ sở lập luận ............................................................................. 74 2.3.2. Phong cách báo chí……………………………………………. 77 Tiểu kết ....................................................................................................... 85 Chương 3. Tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra và vấn đề phụ nữ ........................ 87 3.1. Vấn đề phụ nữ qua cốt truyện và nhân vật .................................. 87 3.1.1. Cốt truyện.................................................................................... 87 3.1.2. Nhân vật ...................................................................................... 89 3.2. Đặc thù diễn ngôn của tác phẩm ................................................... 97 3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................... 97 3.2.2. Ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện .......................................... 100 3.3. Giao thoa và khoảng cách giữa diễn đàn xã hội và diễn đàn nghệ thuật ...................................................................................................... 105 Tiểu kết ..................................................................................................... 107 KẾT LUẬN .............................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 111 PHỤ LỤC ................................................................................................. 117 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm đầu thế kỷ XX, việc thay đổi chế độ cai trị sang dân sự của thực dân Pháp đã gây nên nhiều thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam. Những thay đổi trong xã hội và ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng từ phương Tây (trong đó có vấn đề bình quyền nam nữ và giải phóng phụ nữ) đã làm hình thành nên vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Trước thực tế đó, vốn là một học giả thức thời với chủ trương duy tân cải cách mạnh mẽ, Phan Khôi đã tích cực luận giải vấn đề này. Các bài báo về phụ nữ và liên quan đến phụ nữ chiếm một phần lớn trong sự nghiệp của Phan Khôi, cũng là những trang viết giá trị nặng tâm lực và giàu trí lực của ông, làm sôi động không khí báo chí, tư tưởng đương thời. Tuy nhiên, cho đến nay, những đóng góp của Phan Khôi đối với vấn đề phụ nữ trong bối cảnh hiện đại hóa dân tộc đầu thế kỉ XX vẫn chưa được nhìn nhận một cách hệ thống và thấu đáo. Việc đánh giá như thế nào về vị trí của Phan Khôi như một nhà nữ quyền với hệ thống các bài nghị luận, phê bình, khảo cứu, bút chiến, sáng tác vẫn đang để ngỏ. Đó là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi. Với đề tài này, người viết đi vào khảo sát và đánh giá những luận bàn của Phan Khôi xung quanh vấn đề phụ nữ. Cùng với các ngôn luận trên báo chí của ông, chúng tôi kết hợp tìm hiểu cuốn tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra (1939), hướng đến nhận diện đầy đủ hơn công lao của Phan Khôi với tư cách một cây bút canh tân trong môi trường hợp pháp của chế độ thuộc địa. 2. Lịch sử vấn đề 3
  6. Trong khóa luận tốt nghiệp: Đóng góp cho văn học của Phan Khôi qua báo chí những năm 20- 30 của thế kỷ XX (tháng 6/ 2012), chúng tôi đã trình bày đầy đủ lịch sử vấn đề nghiên cứu tác gia Phan Khôi. Vì vậy ở đây, chúng tôi chỉ tập trung nhìn lại những đánh giá về vấn đề phụ nữ trong di sản của Phan Khôi và một số tác giả cùng thời với ông. Vương Trí Nhàn trong Nghiệp văn có bài viết Phan Khôi, hình ảnh còn lại đã đề cập đến phương diện này ở Phan Khôi. Nhà nghiên cứu đưa ra một cái nhìn chung về Phan Khôi, đó là: “người can dự” vào những vấn đề xã hội ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, người “đi trước thời đại” với sự nhạy cảm và bộc trực của một “nhà thăm dò” những vấn đề quan yếu nảy ra trong đời sống. Ông đưa ra ví dụ tiêu biểu: “Cuộc đấu tranh để từ bỏ những ràng buộc cổ hủ đối với phụ nữ là một vấn đề lớn của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ... Phan Khôi với các bài báo vài ngàn chữ của ông đã rải rác ra đời sớm hơn các tiểu thuyết, chẳng hạn bài Tống Nho với phụ nữ in ra từ 13/8/1931, bài Một cái hại của chế độ đại gia đình: bà gia với nàng dâu in ra 20/8/1931. Hai bài này đã khiến cho nhà thơ nổi tiếng đương thời như Tản Đà hết sức bất bình, ông viết rằng như vậy là Phan Khôi “loạn ngôn hoặc chúng, gây bại hoại phong hóa”. Ngày nay, đọc lại từ khoảng cách xa về thời gian, người ta nhận thấy Phan Khôi tuy xuất thân từ cựu học nhưng đã có tư tưởng khá mới, và trong một số việc, ông còn đi trước cả Tự lực văn đoàn” [33,28]. Lại Nguyên Ân - người đã “trục vớt” đáng kể di sản báo chí của Phan Khôi cũng có một số bàn luận về Phan Khôi với vấn đề giới nữ. Ông nhận định, đương thời, Phan Khôi là người làm sắc hơn, rõ hơn những khái niệm gọi là “nữ học, nữ quyền”. Gần đây nhất (18/6/2011), trong bài tham luận Phan Khôi và Đạm Phương nữ sử, qua một bức thư và một bài báo, khi đề cập đến mối liên hệ giữa Phan Khôi và Đạm Phương (qua cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề phụ nữ do Phan Khôi chủ trì trên tờ PNTV), Lại Nguyên Ân 4
  7. đã đưa ra so sánh: “mức độ cởi mở và công bằng hơn cho nữ giới, trong cách đặt vấn đề của nữ sĩ Đạm Phương, là còn khá dè dặt, trong khi đó, cách đặt vấn đề nữ quyền của Phan Khôi, nêu ra sau nữ sĩ chừng 7-8 năm, là mạnh mẽ hơn nhiều, căn bản hơn nhiều, quyết liệt hơn nhiều... Sự gặp gỡ, một cách gián tiếp, dưới dạng trao đổi bằng thơ tín, giữa Phan Khôi với Đạm Phương nữ sử, trong cuộc trưng cầu ý kiến của tuần báo PNTV năm 1929, tựu trung chỉ có vậy; đó là sự đồng thuận về ý kiến trên một vấn đề đời sống rất quan thiết là giới nữ, cũng chính là một vấn đề xã hội, dưới cái nhìn duy tân, yêu cầu “cải lương” nhiều mặt trong quan niệm sống, trong sinh hoạt xã hội, hướng theo các chuẩn mực của văn minh Âu Tây” [49]. Ngoài Lại Nguyên Ân và Vương Trí Nhàn, một số tác giả khác đều có đề cập đến việc học giả Phan Khôi “dũi” vào những vấn đề liên quan đến phụ nữ và bênh vực cho họ, nhưng chưa có một công trình, bài viết nào đi vào hệ thống, chiều sâu để lí giải, đánh giá tư cách ấy qua trước tác của ông. Về việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ qua báo chí giai đoạn giao thời nói chung, có thể kể đến tác giả Đặng Thị Vân Chi với cái nhìn khá bao quát Dòng báo phụ nữ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong bài viết này, tác giả diễn giải về quá trình hình thành diễn đàn phụ nữ và sự ra đời của dòng báo phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám cũng như đội ngũ tác giả đã tạo ra sự hùng hậu của dòng báo này. Đồng thời, thâu tóm lại nội dung chính của các tờ nữ báo, đó là: phản ánh vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội; vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ; cuộc sống sinh hoạt của các tầng lớp phụ nữ. Tiếp tục mạch quan tâm này, bài viết Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX của Đặng Thị Vân Chi tìm hiểu nhận thức của Phan Bội Châu đối với vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Qua so sánh với những học giả khác, nhà nghiên cứu đi đến nhận định: Phan Bội Châu là người có tinh thần triệt để hơn hết khi đánh giá cao khả năng cách mạng của 5
  8. người phụ nữ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX và nhận thức các tư tưởng dân chủ tư sản về phụ nữ [50]. Nhiều bài viết của các tác giả bàn luận về đóng góp của Đạm Phương nữ sử với vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Nguyễn Khoa Diệu Biên với: Bà Đạm Phương và công tác giáo dục nữ giới trên Tạp chí Đồng Khánh MTX - Huế - 1994; Thế Thanh với Đạm Phương - người rung tiếng chuông đòi quyền sống của phụ nữ từ hồi đầu thế kỷ (Báo Đại Đoàn Kết, số xuân năm 1998), hay Lê Thanh Hiền với loạt bài trên các tạp chí Văn hóa nghệ thuật; Cánh buồm... Điểm chung của các bài viết này là đề cao những nỗ lực của Đạm Phương trong việc vận động phát triển cuộc sống cho phụ nữ, quan tâm đến vấn đề nữ học, hướng nghiệp, hướng dẫn cách thức tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái để phụ nữ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Về những đóng góp cho vấn đề phụ nữ, không chỉ có Phan Bội Châu hay Đạm Phương nữ sử, Phan Thị Bạch Vân cũng được nhìn nhận như một tác gia nữ đã tích cực đấu tranh cho nữ quyền vào đầu thế kỷ XX. Khi bàn luận về “tinh thần phụ nữ” đương thời ở Nữ lưu thư quán Gò Công, tác giả Lê Tâm với bài viết Phan Thị Bạch Vân và tinh thần phụ nữ, đã khẳng định vai trò của nhà báo, nhà văn Phan Thị Bạch Vân như là trụ cột tinh thần cho một trong những hoạt động đầu tiên của phụ nữ Nam Kỳ, thể hiện bước chuyển mình của thời đại đối với các vấn đề canh tân. Lê Tâm cũng nhận diện lại một số tiểu thuyết như: Giám hồ nữ hiệp, Nữ anh tài, Kiếp hoa thảm sử, Lâm Kiều Loan, cho thấy sự tiến bộ của nhà văn Phan Thị Bạch Vân trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ mới, có bản lĩnh, tự chủ trong tình yêu, hôn nhân, sự nghiệp, dám hy sinh vì nghĩa lớn. Có hai nghiên cứu của học giả nước ngoài về “Vấn đề phụ nữ thời kỳ cận đại qua tư liệu báo chí”. Trong tập Essay into Vietnamese pasts (Những bài tiểu luận về Việt Nam xưa) của Shawn Mc Hale có bài viết Printing and 6
  9. power: Vietnamese debates over women’s place in society, 1918-1934 (In ấ n và quyền lực: Các cuộc tranh luận ở Việt Nam về vị trí của người phụ nữ trong xã hội 1918-1934), tác giả đã đưa ra một số nhận định về những ý nghĩa của cuộc tranh luận trên 2 tờ báo: Nữ giới chung và PNTV về vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Tác giả David Marr với bài viết The 1920s women’s right debates in Vietnam (Những cuộc tranh luận về nữ quyền ở Việt Nam trong những năm 1920) trong cuốn Vietnamese tradition on Trial 1920-1945 (Truyền thống Việt Nam trước thử thách 1920-1945) cho rằng: ngay từ những năm 1920, vấn đề phụ nữ nhanh chóng trở thành “trung tâm điểm mà các cuộc thảo luận khác thường xoay quanh nó”, và ông đề cập đến vai trò nổi bật của một số tờ báo như: Nữ giới chung, PNTV hay tổ chức Hội nữ công của Đạm Phương nữ sử. Cả Shawn Mc Hale và David Marr đều chủ yếu khảo sát trên qua hai tờ báo Nữ giới chung và PNTV. Những bài viết trên của các tác giả đều ít nhiều có liên quan đến nội dung của đề tài Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi mà chúng tôi thực hiện. Đó cũng là cơ sở, nguồn tư liệu được người viết tận dụng cho việc liên hệ, đối sánh, để đem đến một cái nhìn tổng quát, khách quan về nhận thức và mức độ đóng góp của Phan Khôi trong vấn đề phụ nữ cho văn hóa, văn học, xã hội đương thời. 3. Phạm vi nghiên cứu Khoảng thời gian, tư liệu Phan Khôi có vai trò tâm điểm trên diễn đàn báo chí và văn chương trong khoảng thời gian từ 1928 đến năm 1939. Dựa trên nguồn tư liệu là 5 ấn phẩm đăng báo của Phan Khôi trong các năm 1928, 1929, 1930, 1931, 1932 do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và công bố, chúng tôi lọc ra được 57 bài báo Phan Khôi viết về phụ nữ. Khảo sát thêm các báo từ năm 1933 đến năm 1939 mà Phan Khôi tham gia với các vai trò khác nhau như: 7
  10. tiếp tục vai trò chủ bút cho PNTV (1933, 1934); bắt đầu là chủ bút kiêm cây viết chính của PNTĐ (1933, 1934); Tràng An (1935); là sáng lập kiêm chủ bút của Sông Hương (1936 đến tháng 3/1937); là cộng tác viên cho loạt báo: Thực nghiệp dân báo (1933), Hà Nội báo (1936), Đông Dương tạp chí tục bản (1937-1938), Thời vụ (tháng 7&8.1938), Dư luận (tháng 8& 9/1938), Tao đàn (1939), chúng tôi tìm được thêm 20 bài báo của ông về vấn đề phụ nữ (thực chất, từ sau 1935, Phan Khôi không có bài viết nào về vấn đề phụ nữ). Tổ ng hơ ̣p la ̣i, 77 bài báo đã lựa lo ̣c nói trên sẽ là tư liê ̣u khảo sát chính của luận văn. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp tìm hiểu cuốn tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra1 (năm 1939), tác phẩm cũng mang tư tưởng nữ quyền mà Phan Khôi đã thể hiê ̣n trên báo chí. Phạm vi vấn đề Trong luận văn này chúng tôi không tìm hiểu toàn bộ di sản phong phú của Phan Khôi mà giới hạn diện nghiên cứu, khảo sát của mình trong vấn đề phụ nữ qua các bài báo và tiểu thuyết thể hiê ̣n quan niệm, nhận thức của ông. 4. Mục đích nghiên cứu Như tên luận văn Vấn đề phụ nữ trong trước tác của Phan Khôi, ở đây, Phan Khôi được đánh giá trên tư cách một tác giả văn học trình bày một vấn đề xã hội. Mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là nhận diện việc Phan Khôi đã quan tâm đến vấn đề phụ nữ trong giai đoạn giao thời như thế nào. Đồng thời, tìm hiểu những tác động đến không khí xã hội, văn chương về chính vấn đề này, cũng như những đường hướng phát triển 1 Cuốn tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra do nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm Lại Nguyên Ân cung cấp. Chúng tôi xin cảm ơn ông đã bảo lưu được một văn bản hiện nay đã trở thành quý hiếm và chia sẻ với chúng tôi tư liệu này. 8
  11. chung của văn hóa dân tộc mà Phan Khôi đã tạo ra khi đưa vấn đề phụ nữ lên báo chí và vào sáng tác văn học. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, người viết nhìn nhận, đánh giá đóng góp về một vấn đề tư tưởng - xã hội trong trước tác của một nhà báo, tác giả văn học. Bản thân đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều vấn đề: Lịch sử, văn hóa, xã hội, báo chí... trong những mối liên hệ đa chiều. Bởi vậy, người viết vận dụng những phương pháp tiếp cận: nghiên cứu liên ngành, văn học sử và nghiên cứu văn học từ văn hóa. Để cụ thể hóa những phương pháp đó, người viết sử dụng những thao tác thống kê, khảo sát, tổng hợp kết hợp phân tích, lý giải những quan niệm của Phan Khôi về vấn đề phụ nữ như: nữ quyền, vị trí của phụ nữ, giải phóng phụ nữ... Thao tác so sánh (đồng đại, lịch đại) cũng là không thể thiếu, đặc biệt là đặt đối tượng nghiên cứu trong không khí văn hóa, văn học - báo chí đương thời, đồng thời cố gắng khu biệt đối tượng để nhận diện những đóng góp riêng cũng như những giới hạn của tác giả. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo , nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và vấn đề phụ nữ Chương 2: Nhà báo Phan Khôi và vấn đề phụ nữ Chương 3: Tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra và vấn đề phụ nữ 7. Các chữ viết tắt NGC : Nữ giới chung PNTV: Phụ nữ tân văn PNTĐ: Phụ nữ thời đàm ĐPTB: Đông Pháp thời báo TLVĐ: Tự lực văn đoàn 9
  12. NỘI DUNG Chương 1 Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và vấn đề phụ nữ 1.1. Khi giới nữ trở thành một vấn đề xã hội 1.1.1. Phụ nữ trong diễn ngôn truyền thống Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi chế độ phong kiến tồn tại một cách dai dẳng và bền vững. Giai cấp thống trị phong kiến đã sử dụng các phương tiện khác nhau để biến hệ tư tưởng Nho giáo trở thành ý thức hệ chi phối nhận thức, hành vi, thiết chế, tâm lí và tập tục xã hội. Với tính chất nam quyền mạnh mẽ, Nho giáo đã phân định không gian và phạm vi rạch ròi cho nam-nữ, trong đó, vị thế chủ chốt tất yếu là nam giới. Trong xã hội Nho giáo, người đàn ông nắm trong tay quyền quyết định và phụ nữ là người phục tùng (phu xướng, phụ tùy). Những quan niệm “phụ nhân nan hóa”, “tam tòng, tứ đức” của Nho giáo là mạng lưới lí thuyết phản động đã tạo ra sự bất bình đẳng giới trong xã hội phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thứ nhất, phụ nữ bị xem là thấp kém hơn và chỉ đáng để phục vụ cho nam giới. Quan niệm đó ấn định rất rõ ràng trong đời sống văn hóa, người phụ nữ luôn bị coi và tự coi là “phái yếu”, tồn tại một cách “khiêm nhường” bên cạnh “phái mạnh”. Chữ “tài”, chữ “trí” chỉ gắn liền với người quân tử, kẻ trượng phu. Phụ nữ bị xếp chung hàng với hạng tiểu nhân. Họ không có quyền đi học hay tham gia thi cử, không có mặt trong bộ máy quản lí làng xã hay có bất kì tiếng nói nào trong những vấn đề “nghị sự”. Thực tế ấy xuất phát từ một quan niệm đầy miệt thị: “Phụ nhân nan hóa”. Khổng Tử cho 10
  13. rằng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (chỉ có đàn bà và bọn tiểu nhân là khó nuôi dạy. Hễ ta gần gũi thì khinh nhờn, hễ ta xa cách thì oán ghét). Từ đó nảy sinh tư tưởng trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, tạo nên chế độ tôn tộc, gia trưởng, cha truyền con nối theo người đàn ông. Thứ hai, Nho giáo qui định phụ nữ phải giữ đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Thân phận người phụ nữ được xác định phụ thuộc tuyệt đối vào đàn ông, “khuê môn bất xuất”. Như một qui ước đã được mặc định, phụ nữ có bổn phận lớn nhất là chăm sóc và phụng dưỡng những người đàn ông (cha, chồng, con trai), theo từng giai đoạn trong đời mình. Khi chồng chết, người phụ nữ góa vẫn phải thủ tiết thờ chồng. Trương Vĩnh Ký khi trích lời cổ nhân Nho gia, trong Minh Tâm Bửu Giám phần nói về phụ hạnh, có viết: “Trong đàn bà góa, có người nghèo khổ, có nên lấy chồng lại nữa chăng? Và trong trường hợp này câu trả lời: sự đói rét là sự rất nhỏ, chứ sự lỗi tiết là điều rất lớn”. Nếu lỗi tiết, người phụ nữ thậm chí có thể phải chịu hành hạ, ngược đãi một cách dã man nhất2. Sự bất bình đẳng thể hiện ở chỗ: Người phụ nữ giữ gìn trinh tiết cho một chồng, trong khi người đàn ông có thể có nhiều vợ, được bỏ vợ khi người vợ không đẻ được con trai hoặc thất xuất (phạm một trong 7 tội: không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tị, bệnh hiểm nghèo). Trong chế độ phong kiến Việt Nam, luật Hồng Đức (ban hành năm 1483) và luật Gia Long (ban hành năm 1815) đều công nhận và bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền, thể hiện rõ nhất ở tình trạng đa thê. Chế độ cung tần thực chất là đỉnh cao phát triển nhất và dã man nhất của chế độ đa thê. 2 Luật Gia Long - điển hình cho sự áp bức phi nhân đối với người phụ nữ - đã đề ra các cực hình, nhục hình đối với họ như: gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông, voi giày ngựa xéo… 11
  14. Nguyên tắc thành văn “tam tòng” thực chất là cái cùm để giam cầm nữ giới, “đẩy vị trí của họ xuống hàng kẻ nô lệ, nô lệ không chỉ về kinh tế, chính trị, văn hóa, mà nô lệ cả về tình cảm và tình dục” [3,25]. Thứ ba, Nho giáo đặt ra nguyên tắc người phụ nữ phải trau dồi “tứ đức”. “Tứ đức” là “nữ hữu tứ hạnh” gồm: Phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công – qui định khắt khe về hành vi đạo đức và hành vi sinh hoạt của người phụ nữ 3. Việc trau dồi “tứ đức” yêu cầu phụ nữ phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Những tiêu chuẩn này thực chất là công cụ áp chế tinh thần người phụ nữ, ăn sâu vào tiềm thức của họ quán tính: “tự mình tu dưỡng, tự mình ràng buộc, tự mình nhược hóa mình”. Thuyết “tam tòng, tứ đức”, hay “phụ nhân nan hóa” là rào cản vô hình, hà khắc trói buộc tự do và kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ. Nó cũng là thước đo duy nhất để xã hội định giá họ, đồng thời, làm cơ sở đưa vào luật tục và văn chương; đồ ng thời các hình thức văn chương cũng luôn đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng để chuyể n tải những bài gia huấ n hoă ̣c bô ̣c lô ̣ quan điể m của người viế t về người phu ̣ nữ. Nhiều nho gia đã dành thời gian tâm sức soạn các tác phẩm Gia huấn, Nữ huấn với mục đích giáo dục “tại gia” cho phụ nữ, thay thế cho giáo dục học đường. Các bài gia huấn, nữ huấn thường tập hợp những lời dạy dỗ, hướng dẫn, bao quát toàn bộ cuộc đời một người phụ nữ từ khi còn bé ở nhà với cha mẹ cho đến khi làm dâu và tới lúc về già. Hình thức văn bản hầu hết dưới dạng văn vần, thể loại lục bát, dễ nhớ, dễ truyền khẩu, và vì thế “có thể 3 “Công” là công việc. Công việc của người phụ nữ truyền thống là dành cho gia đình, tề gia nội trợ, sinh con đẻ cái để dòng họ đông đúc, phục vụ cả nhà chồng, lựa ý chồng để “nâng khăn, sửa túi” hợp đạo làm vợ. “Dung” là dung nhan, dung mạo, dáng dấp thể hiện ra ở bên ngoài gương mặt, trên thân hình. Dung đòi hỏi người phụ nữ ra vào e lệ, đi đứng khép nép. Dù trong lòng đau khổ hay giận dữ vẫn phải kìm nén cho gương mặt nhẹ nhàng, tươi cười. “Ngôn” là lời ăn, tiếng nói. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải dùng những lời lẽ ngọt ngào, lựa lời cho đúng ý người nghe để không bị chạnh lòng, giận dữ. Đàn bà con gái không được cười to, nói lóng, bàn vào mọi việc trong nhà. “Hạnh” là đức hạnh, phẩm giá. “Hạnh” đòi hỏi người phụ nữ phải chịu thương chịu khó, phục tùng chồng và gia đình chồng. Đàn bà suốt đời phải giữ tiết hạnh, thủy chung dù chồng có năm thê bảy thiếp. 12
  15. làm lời khuyên răn được, làm châm ngôn cho bọn đàn bà con gái [51], có thể lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cổ huấn nữ ca của tác giả Đặng Xuân Bảng là một tác phẩm tiêu biểu cho việc giáo dục phụ nữ tại gia. Cổ huấn nữ ca gồm 468 câu, viết theo thể thơ lục bát. Tác phẩm giảng giải chi tiết, cụ thể mọi vấn đề phụ nữ cần nhận thức, ứng xử, trong đó, Đặng Xuân Bảng dành 39 câu (câu 369 đến câu 408) để lưu ý phụ nữ về cách xử thế trong trường hợp chẳng may phải chịu cảnh góa chồng: Kiên trinh hai chữ là đầu, Đá trơ trơ vững, gương lầu lầu trong… … Dẫu mà tuổi trẻ đầu xanh Quyết lòng ở vậy, chẳng tình trăng hoa Bướm ong đâu mặc người ta Nước trong, trăng sáng mới là gái trinh… Phụ nữ được khuyến khích không tái giá, ở vậy thờ chồng, nuôi con. Và phẩm giá cao đẹp nhất của họ được khẳng định là đức đoan chính, ý thức giữ gìn tiết trinh. Quan niệm được rao giảng phổ cập bằng thơ ca đó đã chi phối mạnh mẽ số phận của người phụ nữ qua nhiều thế hệ. Song hành với sự nêu gương và đề cao đến mức cực đoan về đức hạnh, nhà nho né tránh hoặc phê phán vẻ đẹp dung mạo của người phụ nữ: Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông (Gia huấn ca4) Nguyễn Trãi không dưới một lần cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn hậu quả “mất quốc gia, lìa thiên hạ, bại tan gia thất, tổn hại tinh thần” từ nữ sắc: 4 Bản Gia huấn ca được cho là bản gia huấn đầu tiên và là bản được nhắc đến nhiều nhất từng được công bố gắn với tên tuổi của Nguyễn Trãi. Gia huấn ca dạy cho đàn bà, con gái biết an phận với vai trò thứ yếu và phụ thuộc trong xã hội. 13
  16. Sắc là giặc đam làm chi Thuở trọng còn phòng có khi suy Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi Bại tan gia thất đời từng thấy Tổn hại tinh thần sự ích chi Phu phụ đạo thường chăng được chớ Nối tông họa phải một đôi khi (Giới sắc) Nữ sắc - một thứ tự thân nó đáng được trân trọng, nâng niu, đã bị các nhà đạo đức phong kiến “hạ giá” xem như một thứ cám dỗ, „tội đồ”, cần phê phán và loại bỏ. Lê Thánh Tông khi vịnh về Dương Quí Phi đã coi người con gái đẹp này là yêu ma mê hoặc Đường Huyền Tông, gây nên viễn cảnh mù mịt đáng sợ của vương triều. Đến thế kỷ XVI, Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục càng làm rõ hơn thái độ kỳ thị của nhà nho với nữ sắc. Kiểu nhân vật phụ nữ có dung nhan xinh đẹp, hấp dẫn đàn ông nhưng lại là những yêu quái, hồ ly đội lốt người được tác giả xây dựng như là biểu trưng cho quan niệm đương thời: phụ nữ chứa chất sự mê hoặc, là nguồn gốc của tội lỗi, gây nên oan nghiệt, sai trái, lụn bại cho những đấng nam nhi (nàng Liễu, nàng Đào (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây), Giáng Hương (Từ Thức gặp tiên), Thị Nghi (Truyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Truyện cây gạo)... Bên cạnh đó, Truyền kỳ mạn lục còn có kiểu nhân vật phụ nữ chính diện, điển hình cho những phẩm chất, tiết hạnh truyền thống: công dung ngôn hạnh, xứng đáng là bậc liệt nữ. Đó là Nhị Khanh (Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Lệ nương (Truyện Lệ nương), Vũ Thị Thiết (Truyện người con gái Nam Xương), những người chung thuỷ, luôn chăm lo hiếu nghĩa, khao khát cuộc sống bình thường. 14
  17. Nhưng xã hội loạn ly đẩy họ ra khỏi nếp nhà yên bình , phải chịu đo ̣a đày, bất công, và cuối cùng bị đẩy tới cái chết. Đặc biệt, hành động tuẫn tiết theo chồng hay lấy cái chết để chứng minh tiết hạnh với người chồng của họ được tác giả khuyến khích, ngợi ca. Truyền kỳ mạn lục là một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao vai trò của hình tượng nhân vật nữ trong văn chương nhà nho. Nhân vật người phụ nữ chiếm số lượng lớn trong tác phẩm, có tới 10/20 truyện trong tập lấy nhân vật chính là người phụ nữ, nhiều câu chuyện về cuộc đời họ còn được gọi thẳng ra, trở thành tiêu đề truyện. Tuy với nhãn quan, tư tưởng phong kiến, nhà văn không tránh khỏi cái nhìn khắt khe đến cay nghiệt đối với người phụ nữ khi đòi hỏi họ phải có "nhân thân trong sạch", tuyệt đối trung trinh, nhưng trong cách miêu tả của Nguyễn Dữ, vẫn ẩn chứa niềm thương cảm với những nghịch cảnh mà họ đương đầu. Khi lựa chọn đối tượng phản ánh trung tâm là người phụ nữ với những bất hạnh và khát vọng hạnh phúc, Nguyễn Dữ đã là người đầu tiên đưa số phận người phụ nữ vào văn học trung đại Việt Nam, dự báo cho những thay đổi về hình tượng người phụ nữ trong văn học nhà nho những giai đoạn sau. Sang thế kỷ XVIII-XIX, đời sống văn học đã có những thay đổi tích cực. Theo cách nói của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, đó là thời đại của văn học chủ tình. Trong trào lưu văn học này, các tác phẩm văn học xuất sắc đều có nội dung về tình yêu, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Nhân vật trung tâm là người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm: người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, những nàng Dao Tiên trong Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Nhân vật phụ nữ đã bước vào văn chương với một tư cách, tính chất hoàn toàn khác biệt. 15
  18. Họ là đối tượng thẩm mỹ, chứ không chỉ là đối tượng phản ánh. Sự hiện diện phong phú của những số phận, nhan sắc, cảm xúc, khát vọng, tình yêu… tự thân phản ánh một vấn đề lớn - vấn đề phụ nữ, góp vào đời sống văn học một giá trị nhân văn cao cả. Các tác giả đều nói lên một cách sâu sắc, thấm thía địa vị thấp kém, nghịch cảnh éo le, số phận khổ đau cũng như tâm tư của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Chẳng hạn, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm với đề tài người chinh phụ chờ chồng đi chiến trận trở về (Chinh phụ ngâm) đã thể hiện được những tâm sự thầm kín, những khát khao về đời sống tinh thần và thể xác của người chinh phụ. Trong Chinh phụ ngâm có những diễn đạt đầy ám ảnh sự mỏi mòn đến khô héo của người phụ nữ khi phải xa chồng: Ca quyên ghẹo, làm rơi nước mắt Trống tiều khua, như rứt buồng gan Võ vàng đổi khác dung nhan Khuê ly mới biết tân toan dường này Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lại tập trung khai thác tâm trạng sầu thảm và bi kịch của người cung phi. Trong khi diễn tả sâu sắc và đầy xúc động thế giới nội tâm của người con gái bị hủy hoại tuổi xuân, bị quân vương thất sủng nơi cung cấm, nhà thơ gián tiếp lên án chế độ cung tần, sự áp bức tột cùng về giới đối với phụ nữ. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, màu sắc ái ân, nhục thể của cả hai tác phẩm là nét nữ quyền nổi bật, vượt qua được định kiến nói chung của văn chương nhà nho [54]. Đứng ở vị trí là người phát ngôn cho giới mình, Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại, đã có những bài thơ bày tỏ niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thức, tâm hồn, trí tuệ của giới nữ. Bà nêu bật vẻ đẹp bên trong (Bánh trôi nước; Con ốc nhồi; Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, phồn thực của các cô gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); và cũng táo bạo đi vào 16
  19. đến từng chi tiết của vẻ đẹp cơ thể phụ nữ (Thiếu nữ)… Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn ngẩng cao ở tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh với ý thức về giá trị bản thân. Gắn chặt đời mình cùng với số phận bi đát, bé nhỏ trong vòng lễ giáo khắc nghiệt, thơ Xuân Hương phản kháng mạnh mẽ sự bất công của chế độ đa thê: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung (Làm lẽ) Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem như tác phẩm đỉnh cao về tính nhân văn trong việc phản ánh số phận người phụ nữ. Nhân vật Thúy Kiều là biểu tượng cho sự phá vỡ những nguyên tắc đã nghiễm nhiên “mặc định” của chế độ nam quyền. Kiều dám mạnh dạn, chủ động đến với tình yêu của mình, vượt qua đi cái rào cản “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Bước chân “xăm xăm” ấy của Kiều đã cho thấy bản lĩnh của người nữ nhi đạp lên kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến để tìm lấy hạnh phúc cá nhân. Từ thời đại của Nguyễn Du, nhiều người đã cho Truyện Kiều là một cuốn dâm thư đáng bị lên án. Cho đến những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Truyện Kiều vẫn bị những nhà nho cuối cùng, vốn được coi là những người có tư tưởng tiến bộ (Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Ngô Đức Kế) phê phán. Họ chủ yếu dựa vào hai lập luận của luân lí Nho giáo để chê trách và lên án Kiều: Thứ nhất, nàng đã không “tòng nhất chi chung” với Kim Trọng mà đi lấy hai người đàn ông khác; thứ hai, nàng đã không “tuẫn tiết” để giữ lấy tấm thân trong sạch suốt 15 năm đọa đầy chốn thanh lâu nhơ nhớp. Điều đó cho thấy tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại của Nguyễn Du, cái nhìn cảm thông, yêu thương, trân trọng đặc biệt dành của một nhà Nho, một người nam nhi dành cho người phụ nữ. 17
  20. Như vậy, từ những tác phẩm của Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, đến những sáng tác vào thế kỷ XVIII, XIX với đỉnh cao Truyện Kiều đã là bước tiến dài trong lịch sử văn học về sự bênh vực quyền sống và quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Từ việc bị khinh miệt, kiêng dè, nữ giới được công nhận và ngợi ca về sắc đẹp, tài năng, và được bênh vực về quyền được hạnh phúc một cách trực diện. Đó là một sự biến chuyển lớn trong việc tiếp cận nữ quyền của văn chương trung đại. 1.1.2. Phụ nữ trong những chuyển biến lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Viê ̣t Nam, tạo ra những biến đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nền kinh tế có tính xã hội hóa cao của phương thức sản xuất tư bản không còn phù hợp với chế độ gia đình cũ nữa. Phụ nữ dù muốn hay không cũng bị cuốn hút vào các hoạt động sản xuất xã hội. Các trào lưu tư tưởng mới, các thành tựu khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật từ phương Tây thông qua sách báo nước ngoài tràn vào Việt Nam, góp phần hình thành phương pháp tư duy duy lý tồn tại bên cạnh lối tư duy duy cảm của người Việt. Những nề nếp, kỷ cương, đạo đức và lối sống của một xã hội phương Đông đóng cửa hàng ngàn năm đến nay đã bị một phen lung lay. Chưa bao giờ ảnh hưởng của thế giới bên ngoài dội đến các sĩ phu Việt Nam mạnh đến như vậy. Những tác động của tân thư, tân văn và sự bùng nổ của phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc, của tư tưởng dân chủ châu Âu đã tạo ra những thức nhận đáng kể cho họ. Những trí thức vốn thâm nhiễm văn hóa Trung Hoa từ máu thịt như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… đã nỗ lực tự vứt bỏ, tự phủ định, hướng tới một cuộc canh tân văn hóa, cải cách sinh hoạt có 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2