intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc nhìn nữ quyền luận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

128
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là ứng dụng cơ sở lí luận về phê bình nữ quyền vào làm sáng tỏ những biểu hiện của nữ quyền qua nhân vật nữ trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa. Từ đó, chúng tôi xác định vị trí của tác giả trong dòng văn học Việt Nam sau đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc nhìn nữ quyền luận

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN NGỌC ÁNH VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ KIM HÕA DƢỚI GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8229030.04 Hà Nội - 2020
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ NỮ QUYỀN VÀ HÌNH TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN THỊ KIM HOÀ .................................................................. 10 1.1. Khái lược về lịch sử nữ quyền ................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm nữ quyền .............................................................................. 10 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của nữ quyền luận ............................................ 11 1.1.3. Ý thức nữ quyền trong dòng văn học Việt Nam ................................... 13 1.2. Hành trình nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa .................................... 17 1.2.1. Nguyễn Thị Kim Hòa và hành trình sáng tạo nghệ thuật ..................... 17 1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa................................. 20 CHƢƠNG 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ KIM HÕA QUA HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ ........................................ 23 2.1. Nhân vật nữ - hình tượng trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Kim Hòa . ……………………………………………………………………………….23
  3. 2.1.1. Nhân vật nữ - nhân vật chính trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa ......................................................................................................................... 23 2.1.2. Những người phụ nữ bất hạnh .............................................................. 25 2.2. Ý thức nữ quyền của nhân vật nữ trong văn xuôi của Nguyễn Thị Kim Hòa .................................................................................................................. 33 2.2.1. Ý thức về vẻ đẹp và vai trò của người phụ nữ trong xã hội .................. 33 2.2.1.1. Ý thức về vẻ đẹp thân thể ................................................................... 33 2.2.1.2. Ý thức về thiên chức làm mẹ ............................................................. 37 2.2.2. Tinh thần đấu tranh cho bình đẳng giới .............................................. 408 2.2.2.1. Đấu tranh xóa bỏ quan niệm tòng thuộc và những ràng buộc ......... 408 2.2.2.2. Ý thức bình đẳng về dục tính ........................................................... 453 2.2.2.3. Người phụ nữ tự chủ trong mưu cầu hạnh phúc .............................. 497 CHƢƠNG 3: SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ KIM HÕA NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN ..................... 554 3.1. Điểm nhìn trần thuật............................................................................... 554 3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 55 3.1.2. Điểm nhìn bên trong............................................................................ 620 3.2. Giọng điệu trần thuật .............................................................................. 675 3.2.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ......................................................... 675 3.2.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí ....................................................... 742 3.2.3. Giọng điệu đậm chất trữ tình .............................................................. 786 3.3. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................... 842 3.3.1. Ngôn ngữ giàu cảm xúc ...................................................................... 842
  4. 3.3.2. Ngôn ngữ mang tính phồn thực .......................................................... 931 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 986 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bước ra khỏi mưa bom bão đạn chiến tranh, văn học sau năm 1986 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ý thức cái tôi cá nhân. Không chỉ vậy, nhà văn còn có cái nhìn đa chiều để khai thác hiện thực ở nhiều góc độ. Với xu hướng dân chủ hóa, văn học hướng ngòi bút của mình để xác lập sự bình đẳng về giới. Luồng gió mới của thời đại với những đường lối Đổi mới đã trở thành cú hích cho sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút nữ, đặc biệt ở thể văn xuôi sau năm 1986: Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban… Họ muốn trở thành người mang sứ mệnh tự hát khúc nhạc của thân phận nữ, tự khẳng định vẻ đẹp và vai trò, thiên chức của bản thân trong xã hội. Qua những trang văn, người cầm bút đã gián tiếp thể hiện “ý thức nữ quyền”. Và vấn đề về giới là điều văn học đương đại Việt Nam nói chung, Nguyễn Thị Kim Hòa nói riêng đã và đang còn trăn trở. 1.2. Nguyễn Thị Kim Hòa là nhà văn giàu nghị lực thuộc thế hệ 8x. Năm 2009, Kim Hòa cho ra đời sáng tác đầu tay. Với nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường văn chương, nhà văn họ Nguyễn đã dần khẳng định được ví trí của mình trong lòng bạn đọc. Nguyễn Thị Kim Hòa luôn có những tìm tòi, khám phá để phản ánh lên trang viết sự đa dạng của cuộc sống con người. Ngoài những “rung động đặc biệt” dành cho lứa tuổi thiếu nhi, nhà văn còn dành tình cảm đặc biệt của mình cho những người phụ nữ: “Tôi hay nghĩ về những người phụ nữ quanh tôi: Những người thân yêu ruột thịt, bạn bè, hàng xóm, những người quen sơ hay cả những người chưa gặp một lần. Tất cả họ, dù khác nhau về hoàn cảnh sống, gia đình hay vị trí xã hội, vẫn có chung nhau một khát khao cháy bỏng 1
  6. khôn cùng về hạnh phúc. Câu chuyện về thứ khát khao ấy đeo đẳng tôi. Những bi kịch hay hạnh phúc từ thứ khát khao ấy ám lấy tôi. Dồn đuổi. Thôi thúc. Nên tôi viết” [17]. Việc tìm hiểu hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc độ nữ quyền luận là cơ hội cho chúng tôi khám phá tư tưởng và nghệ thuật cũng như tâm hồn nhà văn. 1.3. Trong nửa thế kỉ qua, thế giới đã chứng kiến những biến chuyển quan trọng liên quan đến giới tính. Học thuyết nữ quyền đã ảnh hưởng đến nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong phê bình văn học. Nghiên cứu văn học dưới góc độ phê bình nữ quyền là hướng nghiên cứu đầy triển vọng và gợi mở nhiều hứng nghiên cứu. Ở Việt Nam, phê bình văn học nữ quyền chưa có bề dày lịch sử phát triển và trưởng thành. Việc vận dụng lí thuyết nữ quyền vào nghiên cứu tác phẩm chưa được chú ý đúng mực. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận nội dung và nghệ thuật đứa con tinh thần của tác giả. Thực trạng nghiên cứu văn học đó và sức lôi cuốn của trang văn Nguyễn Thị Kim Hòa đã thôi thúc chúng tôi chọn lựa đề tài: Văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc nhìn nữ quyền luận. Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn mở thêm một cánh cửa để bước sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa. Đồng thời, chúng tôi còn xác định tầm ảnh hưởng của phê bình nữ quyền tới phương thức nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1986 2
  7. Trước sự trỗi dậy của làn sóng nữ quyền, giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã có những nhìn nhận khách quan về vấn đề này. Trong bài nghiên cứu Phê bình văn học nữ quyền, Lý Lan từng khẳng định: “Sự phát triển lực lượng nhà văn nữ trong gần một thế kỷ qua, nhất là ba thập niên gần đây và những thành tựu họ đạt được đã khẳng định sự tồn tại và khởi sắc của một nền văn học nữ Việt Nam đương đại, và thực tế này đòi hỏi những lí thuyết văn học tương thích để phân tích phê bình và đánh giá” [28]. Sự phát triển nhanh chóng về lực lượng nhà văn nữ và thành tựu họ đóng góp cho nền văn học nước nhà đã đặt ra nhiệm vụ mới cho giới phê bình, nghiên cứu. Mở đầu bài viết Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại, Đoàn Ánh Dương có viết: “Chiến tranh kết thúc, rồi đất nước đổi mới, cùng với bước ngoặt của cả dân tộc, văn học nữ Việt Nam cũng từng bước chuyển mình” [9]. Giới phê bình nghiên cứu đã nhìn nhận sự chuyển mình của nền văn học nói chung và văn học nữ nói riêng. Dấn thân vào cuộc viết, nhà văn đã tạc tạo nên hình tượng người phụ nữ giữa cuộc sống đời thường ngổn ngang những âu lo, trăn trở. Năm 2006, Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại đã nhận xét: “Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết số phận của mình. Người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội” [11]. Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy hình ảnh người phụ nữ trong thời đại mới dám đứng lên đòi thế bình đẳng và khẳng định vị thế mình trong xã hội. Bởi lẽ đó, âm hưởng nữ quyền ngày càng rõ nét trong văn học Việt Nam đương đại. 3
  8. Bùi Thị Thủy trong bài Dấu hiệu nữ quyền trong văn học nữ Việt Nam đương đại có viết: “Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết số phận của mình. Người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Nhiều phụ nữ được cử giữ những chức vụ cao trong hệ thống chính trị. Nhưng quan trọng hơn, ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học” [43]. Bùi Thị Thủy đã có những đánh giá về sự thay đổi vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Từ thực tế trong hiện thực cuộc sống đã giúp các nhà văn tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ. Âm hưởng nữ quyền đã vang vọng trong các sáng tác làm nên làn sóng thay đổi tư tưởng đã ăn sâu trong tiềm thức của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Cùng chung hướng nghiên cứu này, chúng ta không thể không kể đến một số bài viết như: Văn xuôi các nhà văn nữ sau 1975 nhìn từ diễn ngôn giới (Thái Phan Vàng Anh), Tản mạn về dục tính và nữ quyền (Nguyễn Vy Khanh), Quan niệm về thân thể người nữ trong văn học Việt Nam – một cái nhìn phác thảo (Mai Thị Hồng Tuyết – Hoàng Thị Duyên và công trình nghiên cứu công phu với tên Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (Trần Huyền Sâm)… Bước sang đầu thế kỉ XXI, nghiên cứu nữ quyền mới chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu đơn lẻ. Và đến năm 2008, lần đầu tiên có luận văn nghiên cứu sâu về phê bình nữ quyền. Với tâm huyết của mình, Hồ Khánh Vân đã bảo vệ thành công đề tài Từ lí thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác phẩm nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Và sau đó đã xuất hiện nhiều hơn những đề tài nghiên cứu, khóa luận, 4
  9. luận văn nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trong văn học. Đặc biệt giới nghiên cứu chú ý đến hai công trình luận án làm về xu hướng này của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân và Mai Thị Thu. Đó là Vấn đề phái tính và âm 30 hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân (Luận án tiến sĩ văn học – Học viện Khoa học xã hội – Năm 2013) và Luận án Tinh thần nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 của tác giả Mai Thị Thu (Luận án tiến sĩ Ngữ văn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội – Năm 2015). Đây được xem là hai công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về ý thức nữ quyền trong các tác phẩm văn xuôi. Như vậy, thông qua các bài viết và công trình nghiên cứu, ta có thể thấy ý thức nữ quyền chỉ mới xuất hiện ở nước ta vào những năm cuối thể kỉ XX nhưng ảnh hưởng của nó để lại rất lớn. Lí thuyết về nữ quyền với những nội dung đúng đắn đã trở thành một điểm tựa thúc đẩy hành trình khám phá tác phẩm văn chương, đặc biệt là văn xuôi nữ. Từ những kết quả nghiên cứu, ta có thể nhận thấy vấn đề chung trong văn học Việt Nam đương đại là sự xuất hiện đông đảo của lực lượng các nhà văn nữ, đặc biệt họ đã tự cất tiếng nói riêng cho giới mình để tìm được sự bình quyền. Và có một sự thật hiển nhiên không thể chối bỏ là nữ quyền luận đã tác động lớn đến nhận thức của người cầm bút, đặc biệt là các nhà văn nữ - người tự cầm chìa khóa mở cánh cửa mới cho chính giới nữ. 2.2. Lịch sử nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa Với sức viết bền bỉ, Nguyễn Thị Kim Hòa đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm văn xuôi ghi dấu ấn như: Nho đắng, Đỉnh khói, Ngoài cửa sổ nắng tan (truyện ngắn); Cơn lũ vẫn chưa qua (truyện dài); Sa mạc & Những vệt nhớ (tản văn); Tay chị tay em, Thần Cupid có nhầm không, Cút cà cút kít, 5
  10. Leng keng Noel, Công chúa nhỏ chăn cừu, Chiếc áo của Gián đất (sáng tác cho thiếu nhi). Trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2013 – 2014, cô gái trẻ đến từ Ninh Thuận đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi với 3 truyện ngắn: Hương thôn dã, Đỉnh khỏi và Thôi mùa cỏ cháy. Trong buổi trả lời phỏng vấn VanVN.Net, nhà văn Nguyễn Bình Phương – Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội đã nhận xét: “Ở chùm truyện đoạt giải nhất của Nguyễn Thị Kim Hòa thì mỗi truyện có một lối khai thác và cách đề cập tới thân phận con người riêng, sâu sắc mà cũng rất dữ dội. Đó là tác giả có kĩ thuật viết rất tốt, nhuần nhuyễn, không khiên cưỡng. Với những điều ấy, tôi nghĩ ban Chung khảo có căn cứ để hy vọng đây là một tác giả có nội lực đi bền bỉ để tiến tới một sự nghiệp chứ không chỉ là một cây bút trẻ của thời của đoạn” [19]. Nguyễn Xuân Thủy trong bài viết phần Phụ lục cuốn truyện ngắn Đỉnh khói từng nhận xét: “Tìm trong chữ nghĩa nhặt ra nụ cười” [19, tr. 173]. Ẩn sau mỗi câu, mỗi chữ là tình yêu đời, yêu người của nữ nhà văn. Một nụ cười mãn nguyện, một niềm vui hân hoan của Kim Hòa khi viết nên những điều đáng viết cho cuộc sống này. Các bài viết về văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa đa phần là những bài báo điện tử mang tính chất giới thiệu sách, điểm tin, được viết với phong cách phê bình truyền thông cập nhật, ngắn gọn nhưng không đi sâu phân tích, cắt nghĩa, lí giải. Dưới đây là những bài viết tiêu biểu: - Thân phận và khát khao của người phụ nữ trong Đỉnh khói của Nguyễn Thị Kim Hòa. - Tác giả trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa – Vượt qua khiếm khuyết để tỏa sáng. - Nguyễn Thị Kim Hòa: Đôi tay cày cánh đồng chữ - Thân phận người phụ nữ trong huyền ảo lịch sử. 6
  11. - Nguyễn Thị Kim Hòa: “Lạc quan và hy vọng là bạn của tôi”. Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa chưa nhiều và chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề ý thức nữ quyền. Thực tế đó thôi thúc chúng tôi tiếp tục đi sâu khám phá, làm sáng tỏ vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ý thức nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dựa trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Ở luận văn này, chúng tôi tập trung làm nổi bật ý thức nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dựa trên việc: - Lược thảo sự xuất hiện của nhân vật nữ theo tiến trình thời gian lịch sử. - Phân tích sự ám ảnh về thân phận nhân vật nữ và khẳng định ý thức nữ quyền ẩn lấp bên trong họ. - Khám phá nghệ thuật biểu hiện ý thức nữ quyền trong sáng tác Nguyễn Thị Kim Hòa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi nghiên cứu những tác phẩm văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa, tập trung vào 3 tập truyện ngắn và truyện dài sau: - Nho đắng (2012), Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. - Cơn lũ chưa qua (2014), Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đỉnh khói (2015), Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có sự mở rộng so sánh với một số tác phẩm khác của Nguyễn Thị Kim Hòa và các nhà văn đương đại khác. 7
  12. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là ứng dụng cơ sở lí luận về phê bình nữ quyền vào làm sáng tỏ những biểu hiện của nữ quyền qua nhân vật nữ trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa. Từ đó, chúng tôi xác định vị trí của tác giả trong dòng văn học Việt Nam sau đổi mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc nhìn nữ quyền luận, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Trên phƣơng diện phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp loại hình: Sử dụng lí thuyết nữ quyền và trần thuật học để nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa dưới góc nhìn giới Phƣơng pháp tự sự học: Vận dụng lí thuyết tự sự để phân tích dấu ấn nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Để làm sáng tỏ vấn đề xoay quanh nhân vật nữ, chúng tôi vận dụng phối hợp tri thức của các ngành và chuyên ngành khác như nhân học, phân tâm học và xã hội học. - Trên phƣơng diện thao tác khoa học: Phƣơng pháp thống kê: Sưu tầm, thu thập, tổng hợp tài liệu về văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa và hệ thống sự xuất hiện nhân vật nữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật nhằm làm nổi bật ý niệm mà tác giả gửi gắm đằng sau mỗi nhân vật nữ. Phƣơng pháp so sánh: Đối chiếu với một số tác phẩm có hình tượng nhân vật nữ tiểu biểu để thấy rõ những nét độc đáo trong cách thể hiện của Nguyễn Thị Kim Hòa. 6. Đóng góp của luận văn 8
  13. Nghiên cứu nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Thị Kim Hòa, chúng tôi hi vọng luận văn có thể đem lại một số đóng góp sau: - Giới thiêu gương mặt mới trong nền văn học Việt Nam đương đại. - Góp thêm một góc nhìn về nhân vật nữ trong sáng tác Nguyễn Thị Kim Hòa với những đặc trưng tiêu biểu cho giới nữ. - Góp thêm một hướng tiếp cận, nghiên cứu đối với hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi. - Góp phần khẳng định giá trị của văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa và vị trí văn học sử của tác giả Nguyễn Thị Kim Hòa. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương: Chƣơng I: Lịch sử nữ quyền và hành trình nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa Chƣơng II: Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa qua hệ thống nhân vật nữ Chƣơng III: Sắc thái nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Kim Hòa nhìn từ phƣơng diện biểu hiện 9
  14. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ NỮ QUYỀN VÀ HÌNH TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN THỊ KIM HOÀ 1.1. Khái lƣợc về lịch sử nữ quyền Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) là một trào lưu tư tưởng chống lại chế độ nam quyền, đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ. Trong văn học, nhà văn đã lên tiếng bảo vệ người phụ nữ, thể hiện rõ ý thức về bình đẳng giới. Theo sự vận động và phát triển, lí thuyết nữ quyền đã du nhập vào Việt Nam. Nhìn về dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại, ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những cây bút nữ mang âm hưởng nữ quyền. 1.1.1. Khái niệm nữ quyền Theo Từ điển Cambiridge, nữ quyền là niềm tin nữ giới được trao cho các quyền, cơ hội giống như nam giới và được đối xử theo cùng một cách. Theo từ điển Oxford, nữ quyền là sự ủng hộ quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng giới. Năm 2003, K.Bhasin đưa ra quan điểm của mình về nữ quyền như sau: “Nữ quyền là sự nhận thức về quyền lực lực gia trưởng, sự bóc lột ở các cấp độ vật chất và tư tưởng về lao động, sinh sản, và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung; và hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm biến đổi tình trạng đó” [42]. 10
  15. Năm 2007, Hoàng Bá Thịnh đưa ra nhận định nữ quyền là “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ với niềm tin dựa trên nguyễn tắc rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới về chính trị, kinh tế, luật pháp,…” [42]. Hiểu theo nghĩa từ nguyên, nữ quyền là quyền lợi của người phụ nữ. Cụ thể, nữ quyền là: “Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm “nữ quyền” ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ trong tương quan với nam giới để đạt đến cái gọi là “nam nữ bình quyền”. Ở cấp độ hẹp thì “nữ quyền” có mối liên quan với các khái niệm như “giới tính”, “phái tính” là những công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam/ nữ) thì khái niệm “nữ quyền” không chỉ dừng lại đó mà mục đích của nó hướng tới là sự bình quyền của nam nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới.” [43]. Như vậy, nữ quyền là quyền lợi bình đẳng của người phụ nữ so với nam giới trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Và nữ quyền trong văn học là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của những cây bút nữ để đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. Người cầm bút đã giãi bày những trăn trở, suy tư về hiện thực cuộc sống và thông qua đó họ thẳng thắn bày tỏ vị trí, vai trò và quyền lợi của nữ giới. Và đặc biệt, qua văn chương, người phụ nữ trong xã hội đã cho thấy sự bình quyền giữa nam và nữ. Họ không ngần ngại để thổ lộ những điều thầm kín, bày tỏ những khát vọng giải phóng những uẩn ức bên trong sâu thẳm tâm hồn. 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của nữ quyền luận Nữ quyền là môt phạm trù lịch sử. Vào năm 1830, thuật ngữ phong trảo nữ quyền (Feminism) lần đầu tiên được đưa ra và đến năm 1837, nó chính thức được đưa vào trong cuốn từ điển Pháp. Trải qua mỗi thời đại, trên mỗi 11
  16. vùng lãnh thổ, vấn đề nữ quyền lại được đề cập tới với những biểu hiện khác nhau. Từ khoảng năm 1848 đến 1918, đây là thời kỳ đấu tranh đầu tiên của phong trào nữ quyền. Cuộc cách mạng Pháp đặt những dấu mốc đầu tiên, được đánh dấu bằng sự ra đời cuốn Biện minh cho quyền phụ nữ của Mary Wollstonecraft – “tổ mẫu của chủ nghĩa nữ quyền”. Cuốn sách có nội dung trọng tâm là hướng sự quan tâm vào giáo dục bình đẳng giới và sự tham gia tích cực của phụ nữ vào các ngành nghề của nam giới. Những hoạt động bước đầu của người phụ nữ đã đặt những viên gạch nền móng vững chắc để họ có thể đi xa hơn trong cuộc đấu tranh dành bình quyền. Đến với nước Mĩ, làn sóng nữ quyền thứ nhất tập trung vào sự đấu tranh cho quyền phụ nữ về chính trị, đặc biệt là quyền bầu cử. Người phụ nữ muốn xác nhận vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Từ năm 1918 đến năm 1968, đây được coi là làn sóng nữ quyền thứ hai. Những nhà lí luận nổi tiếng ở giai đoạn này là: Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier (1772 - 1837) người Pháp và Robert Owen (1772 - 1858) người Anh. Tiêu biểu hơn cả là Marie olympe de Gouge - tác giả của bản tuyên ngôn nhân quyền về giới nữ, là người đầu tiên trên thế giới đứng lên đòi quyền lợi cho người da đen. Ở một số nước phương Tây, do quyết liệt đấu tranh, người phụ nữ đã được hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Sau khi có quyền công dân trong tay, họ nhận thấy bản thân vẫn bị đối xử bất công. Cùng chung sống trong một xã hội nhưng người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới về tiền lương và bị lạm dụng tình dục… Trước thực trạng đó, phụ nữ lại một lần nữa cùng nhau đứng lên, đấu tranh liên quan đến vấn đề cải cách xã hội như: tự do ở trường học cho trẻ; chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và cần chấm dứt việc lạm dụng tình dục… Chính 12
  17. sự trỗi dậy của các nước phương Tây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của người phụ nữ phương Đông. Họ bắt đầu thấy rõ mình có quyền bình đẳng, ngang hàng với nam giới. Từ năm 1968 đến nay, phong trào đấu tranh cho nữ quyền tiếp tục dậy sóng nhưng tập trung chủ yếu vào những năm 90 của thế kỉ XX. “Làn sóng nữ quyền thứ ba” – thuật ngữ xuất hiện dùng để xác định giai đoạn mới trong lịch sử của thuyết nữ quyền luận. Làn sóng này hướng sự quan tâm đến sự khác biệt bên trong người phụ nữ. Các lý thuyết thuộc làn sóng thứ ba bao gồm: Lý thuyết nữ quyền và phát triển, lý thuyết giới và phát triển, lý thuyết nữ quyền các nước đang phát triển và lý thuyết về nữ quyền phụ nữ da đen. Tác giả tiêu biểu là Doris Lessing. The Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng) xuất bản năm 1962 được đánh giá là công trình vĩ đại nhất trong sự nghiệp của bà. Tác phẩm được coi như tuyên ngôn của chủ nghĩa nữ quyền. Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ phương Tây cùng với lí thuyết nữ quyền đã du nhập vào Việt Nam tạo nên luồng sinh khí mới. Nếu giai đoạn trước, văn học là mảnh đất riêng dành cho nam giới, những tài năng nổi bật như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm… được coi là những hiện tượng độc đáo thì đến đầu thế kỉ XX, các tác giả nữ xuất hiện ngày một nhiều. Vấn đề người phụ nữ và ý thức nữ quyền trong đã được thể hiện trong văn học và thu hút giới báo chí vào khoảng nửa đầu thế kỉ XX. Đã xuất hiện hàng trăm tờ báo bằng chữ quốc ngữ và có nhiều tờ báo dành riêng cho người phụ nữ: Nữ giới chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929 - 1935), Phụ nữ thời đàm (1930 - 1934), Phụ nữ tân tiến (1932 - 1934), Nữ công tạp chí (1936 - 1938)… 1.1.3. Ý thức nữ quyền trong dòng văn học Việt Nam 13
  18. Yếu tố nữ quyền chưa thực sự phát triển mạnh mẽ để trở thành trào lưu lớn trong văn chương ở Việt Nam, tuy nhiên, trong những tác phẩm văn học đã có thể hiện ý thức nữ quyền ở các cấp độ và sắc thái khác nhau. Và kể từ sau năm 1986, ý thức nữ quyền mới được nói đến một cách trực tiếp. Tìm về với đời sống tâm linh của người Việt, ta sẽ thấy tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng phổ biến đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Sau khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này đã kết hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu tạo nên nét văn hóa sinh hoạt riêng trong cộng đồng người Việt. Trong những ngôi chùa trên dải đất hình chữ S, ta không khó để bắt gặp hình ảnh của ban thờ Phật và ban thờ Mẫu. Từ đời này qua đời khác, người Việt vẫn truyền tụng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết về sức mạnh khởi nguyên, giải thích về sự kiến tạo vụ trụ và nguồn gốc giống nòi của người phụ nữ như: Nữ Oa đội đá vá trời, Con Rồng cháu Tiên… Có lẽ bởi vậy, trong sâu thẳm tiềm thức mỗi người dân vẫn luôn trân trọng, giữ thái độ thành kính đối với người phụ nữ. Bước qua dòng chảy của văn học dân gian với những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, tìm về với văn học trung đại, ta thấy rõ trong suốt mười thế kỉ dài đằng đẵng, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Dưới sức ép của Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ, văn học tập trung hướng tới cái ta chung mang tính quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, vẫn có những cây bút ghi dấu ấn với một phong cách nghệ thuật riêng, đầy táo bạo và mạnh mẽ như: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan... Bên cạnh những tác giả nữ, những cây bút nam cũng dành nhiều sự quan tâm đến thân phận của người phụ nữ. Và đến thế kỉ XVIII, trên diễn đàn văn học xuất hiện nhiều sáng tác của Nguyễn Gia thiều, Nguyễn Du, Trần Tế Xương… đậm tinh thần nhân đạo và giá trị nhân văn. Bằng tài năng và trái tim của người nghệ sĩ, họ đã sáng 14
  19. tạo nên những hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu bền. Những thành tựu rực rỡ đó đã trở thành tiền đề cho sự xuất hiện ngày một nhiều của người phụ trên cả phương diện đội ngũ sáng tác và trong cả thế giới nghệ thuật. Từ năm 1945 đến 1975: Ở miền Bắc, do yêu cầu phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu nên ngòi bút nhà văn chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bởi lẽ đó, vấn đề nghiên cứu ý thức phái tính hay tiếng nói nữ quyền không thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Ở miền Nam, tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng hết sức mờ nhạt, mặc dù đời sống sáng tác cũng phong phú và quan điểm của nhà cầm quyền cũng tỏ ra cởi mở trong việc du nhập nhiều lí thuyết phê bình văn học phương Tây. Bước ra khói bụi của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ năm 1975, tiếp nhận tư tưởng Đổi mới, hàng loạt nhà văn nữ đã xuất hiện trên diễn đàn văn học Việt Nam. Nhà văn Võ Phiến từng nhận xét: “Chúng ta đang có nền văn chương đổi phái tính”. Sau năm 1986, văn học phần đông gắn liền với các tên tuổi như: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài… Trên những trang văn của mình, nhà văn nữ khai thác số phận người phụ nữ, hướng sự quan tâm đến khao khát hạnh phúc và quyền sống của họ. Cùng là phái nữ, nhà văn văn dễ dàng khai thác nội tâm nhân vật. Có những trăn trở, có những lo toan và có cả những đớn đau, tất cả được người cầm bút diễn tả tinh tế. Viết về người phụ nữ, văn học đương đại tập trung nhiều vào đề tài tình yêu. Trước kia, văn học trung đại thường né tránh để người phụ nữ bộc lộ tình yêu. Hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều cũng khiến nhiều nhà nho đương thời khó chấp thuận. Và đến cuối thế kỉ XX, với cái nhìn hiện đại, sự chủ động đi kiếm tìm tình yêu của Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mới nhận được sự ngợi ca. Và 15
  20. những thập kỉ cuối thế kỉ XX, chúng ta không khó để bắt gặp những trang văn bộc lộc trực tiếp khao khát về tình yêu tròn đầy và hạnh phúc lứa đôi. Người phụ nữ giờ đây có thể cất bài ca yêu đương một cách tự do, không gò bó và ràng buộc. Khuynh hướng duy nữ không chỉ thể hiện ở sự xuất hiện đông đảo của lực lượng nhà văn nữ mà còn ở số lượng tác phẩm sáng tác và kiểu nhân vật phong phú. Người đọc biết đến Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Bến không chồng của Dương Hướng, Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà đứng trước gương của Y Ban, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Xưa kia chị đẹp nhất làng của Tạ Duy Anh… Mỗi đứa con tinh thần đều sự nỗ lực của nhà văn trên hành trình sáng tạo. Với số phận riêng, phong cách riêng, tác giả đã tạo nên những tiếng nói và giọng điệu riêng. Bùi Việt Thắng đánh giá: “Những cây bút nữ đã góp phần quan trọng làm cho văn đàn sôi nóng lên, hấp dẫn hơn nhờ vào sự đa hương sắc của tác phẩm” [38]. Trước sự đánh giá cao của giới phê bình văn học, nhà văn càng ý thức rõ sứ mệnh trên con đường sáng tạo văn chương: không để đứa con tinh thần của mình có anh em song sinh với bất kì tác phẩm nào. Về phương diện nội dung, các nhà văn hiện đại Việt Nam tự thôi thúc mình mở rộng phạm vi phản ánh về thế giới phụ nữ. Trong văn học trung đại, người phụ nữ đã trở thành đề tài cho nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác, đem lại thành tựu rực rỡ nhưng phải đến với văn học đương đại, hình ảnh người phụ nữ mới thực sự được quan tâm và thể hiện một cách phong phú, đa dạng. Không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, xót thương hay ngợi ca vẻ đẹp giới nữ, những cây bút đương đại đã có cái nhìn đa chiều khi soi chiếu họ. Trong một bản thể, luôn có cả cái tốt – cái xấu, cao thượng – hèn nhát, mạnh mẽ - yếu 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2