Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang
lượt xem 8
download
Đề tài nghiên cứu đã khảo sát, thống kê, phân loại và bước đầu giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông nhằm góp phần khẳng định những giá trị phi vật thể của dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc Mông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN DUY HƢNG BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2013 1
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN DUY HƢNG BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HÀ GIANG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ TÚ ANH Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Duy Hƣng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Sau nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” , đến nay Luận văn của chúng tôi đã cơ bản hoàn chỉnh và được phép bảo vệ. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Thị Tú Anh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. Xin cảm ơn khoa sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục, thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc Bảo vệ Luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ông Hùng Đình Quý - Nguyên Giám đốc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang, ông Hùng Đại Kỳ - Cán bộ Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu nghiên cứu và cung cấp nhiều tri thức văn hóa quan trọng trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Mông ở Hà Giang. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian cũng như năng lực nên chắc chắn trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý và phản hồi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hà Giang, ngày 10 tháng 03 năm 2013 Tác giả Trần Duy Hƣng ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÓ TRONG LUẬN VĂN VHDG : Văn học dân gian ĐHSP : Đại học sư phạm GS : Giáo sư GS-TSKH : Giáo sư -Tiến sĩ khoa học GS-TS : Giáo sư - Tiến sĩ H, : Hà Nội NXB : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự VHTT : Văn hóa thông tin iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang Mở đầu. ............................................ 1 Nội dung .......................................... 10 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan 10 1.1. Biểu tượng và biểu tượng trong văn học dân gian ............ 10 1.1.1 Biểu tượng ................................. 10 1.1.2 Biểu tượng trong văn học dân gian .................. 12 1.2. Người Mông và những đặc trưng cơ bản trong văn hóa ......... 13 1.2.1 Nguồn gốc của người Mông ...................... 13 1.2.2 Văn hóa nhận thức của người Mông ................. 15 1.2.3 Văn hóa tổ chức của người Mông ................... 17 1.2.4 Văn hóa ứng xử của người Mông ................... 18 1.3. Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 20 1.3.1 Khái quát về chiếc khèn của người Mông .............. 20 1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn .......... 24 Chƣơng 2. Khảo sát và giải mã những biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông ............................... 28 2.1. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ đưa tiễn người chết (nghi lễ làm ma tươi) ........................... 28 2.1.1 Các biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh của muôn loài do đại hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê) ......... 28 2.1.2 Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của người Mông…………………………………………………………...36 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.1.3 Những biểu tượng ước lệ, tượng trưng trong các bài dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông……………………………...40 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2. Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ làm ma khô .. 44 2.2.1 Biểu tượng Gầu khèn đrâu trống .................. …44 2.2.2 Biểu tượng hình nộm (Cẩu vá, cẩu lê) ................ 47 2.2.3 Biểu tượng Hoa khèn, hoa mưa, hoa nắng, hoa trống ...... 49 Chƣơng 3. Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông .............................. 53 3.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông .. 53 3.1.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật âm nhạc …….57 3.1.2 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật vũ đạo... ….…66 3.2. Quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông . 68 Kết luận .......................................... 75 Tài liệu tham khảo Danh mục công trì nh của tác giả Phụ lục
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn của mỗi dân tộc. Đối với dân tộc Mông ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, kho tàng văn học của họ vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm văn học dân gian đích thực phản ánh đời sống văn hóa của cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã dày công sưu tầm, khám phá thế giới tinh thần ẩn dấu sau mỗi câu ca, điệu hát, bài thơ hay truyện kể của người Mông. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh trong thế giới tinh thần đó còn chưa thực sự được khám phá đầy đủ và đang là những vấn đề mới mẻ cần được khoa học folklore đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu. Sống trên những khu vực có địa hình là núi cao hiểm trở, người Mông đã sớm thích nghi và có cách cảm, cách nghĩ riêng đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Kho tàng văn học dân gian của người Mông có đầy đủ các thể loại từ thần thoại, truyền thuyết cho đến truyện thơ, dân ca. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, những nhà sưu tầm văn học dân gian đã đặt chân đến mảnh đất mà người Mông sinh sống. Một số tác phẩm sưu tầm văn học dân gian Mông đầu tiên là kết quả sưu tầm và biên soạn của tác giả Doãn Thanh với “Dân ca Mèo”, “Truyện cổ dân tộc Mèo”… Có thể thấy rằng các công trình về văn học dân gian Mông vẫn chủ yếu xoay quanh việc sưu tầm mà chưa có nhiều những công trình đi sâu nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể và xuất phát từ cách cảm, cách nghĩ của chủ thể nền văn học đó. Do vậy, việc cần có những công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng đề tài này là điều vô cùng cần thiết, góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hóa dân tộc Mông qua góc nhìn văn học và bảo tồn những di sản quý báu đó. 1.2. Chiếc khèn đối với người Mông từ lâu đã đi vào đời sống như một biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhắc tới người Mông là chúng 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ta nghĩ ngay tới tiếng khèn réo rắt đi vào lòng người. Cũng như các loại nhạc cụ dân tộc khác, khèn Mông chính là công cụ để chuyển tải đời sống tâm hồn và trí tuệ của người Mông. Trong việc thổi khèn, vai trò của những bài dân ca nghi lễ (phần lời của bài khèn) là rất quan trọng vì thông qua nó mà người Mông tiến hành những nghi lễ tâm linh và truyền tải thông điệp tới thế giới xung quanh. Song có một thực tế hiện nay là việc nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Mông thường luận giải trên quan điểm của người nghiên cứu, vẫn chưa xuất phát từ cách nhìn của người trong cuộc. Do đó, thiếu tiếng nói đồng điệu giữa người nghiên cứu và những người trong cuộc. Theo khảo sát ban đầu thì những hạn chế trong việc nghiên cứu này đã dẫn đến sự nhầm lẫn và những kiến giải phiến diện về vai trò, chức năng của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông. Các phương tiện thông tin đại chúng và một số bài nghiên cứu thường đưa biểu tượng chiếc khèn vào trong các lễ hội của người Mông và gắn khèn Mông với chức năng tâm tình, gọi bạn, thể hiện tình yêu đôi lứa. Điều đó dẫn đến cách hiểu sai lệch về bản chất và vai trò của các bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống văn hóa của dân tộc Mông. Vì vậy, với nghiên cứu này chúng tôi thấy cần phải xác định lại và trả lại đúng chức năng cho chiếc khèn Mông. Mỗi bài khèn là một thành tố trong nghi lễ tang ma. Đó chính là những bài dân ca nghi lễ đặc sắc truyền tải thông điệp của người sống với người đã khuất. Việc nhìn nhận các bài khèn Mông có liên quan tới tình yêu đôi lứa theo người Mông nhận định chỉ là do “gái tham tài, trai tham sắc”, những cô gái Mông đem lòng yêu mến những chàng trai biết thổi khèn giỏi. Quan trọng hơn là phải đứng trên góc độ văn hóa của người Mông để nói về chính họ, có như vậy mới dựng lên được bức tranh chân thực nhất về đời sống tinh thần của người Mông đặc biệt là đối với văn học dân gian Mông. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.3. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang, số lượng nghệ nhân am hiểu và còn lưu giữ được những bài dân ca nghi lễ không còn nhiều. Mặt khác, cũng chưa có một công trình nào sưu tầm thật đầy đủ về những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông. Theo thống kê của tác giả Hồng Thao trong “Âm nhạc dân tộc H’Mông” thì người Mông có tới 360 bài khèn để đưa tiễn hồn ma với nhiều “tổ bài khèn” khác nhau và mỗi “tổ bài khèn”như vậy có 13 bài khèn với 13 chủ đề khác nhau. (Dẫn theo Hùng Hà, Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”) [14]. Bên cạnh đó, những trí thức người Mông am hiểu về bản sắc dân tộc có đủ khả năng tổng hợp và sưu tầm lại các bài khèn một cách bài bản, khoa học cũng rất hiếm. Ở địa bàn Hà Giang hiện nay, trong số những người trí thức dân tộc Mông tâm huyết và có đủ trình độ để làm được việc đó phải kể đến tác giả Hùng Đình Quý – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Hà Giang. Ông đã có nhiều công trình sưu tầm dạng song ngữ rất công phu về dân ca Mông thời cổ và hiện đại. Năm 2005, sau nhiều nỗ lực sưu tầm, ông đã xuất bản cuốn “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” với 270 trang, gồm 13 bài ca, 42 bài khèn tang lễ và một bài giới thiệu về lễ làm ma bò của dân tộc Mông. [34] Thiết nghĩ, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về việc sưu tầm thì tác phẩm ra đời là một đóng góp quan trọng trong việc bước đầu hệ thống hóa các sáng tác liên quan đến nghi lễ tang ma của người Mông. Căn cứ vào tính khả thi và tin cậy của tư liệu này, cùng với quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham dự trực tiếp chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” nhằm nghiên cứu khám phá và giải mã các biểu tượng để hiểu hơn về vai trò của khèn đối với đời sống văn hóa của người Mông ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biểu tượng từ lâu đã được giới nghiên cứu văn học dân gian quan tâm tìm kiếm và giải mã. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong văn học dân gian nói chung và biểu tượng trong văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng đã có bề dày nhất định với nhiều bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu liên quan đến biểu tượng văn học dân gian. Trong đó, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau: Bài viết “Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi” của tác giả Vũ Anh Tuấn đã nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian của dân tộc Tày; tác giả Bùi Văn Thành với luận văn Thạc sĩ về “Thế giới biểu tượng thần thoại trong mo Mường”. (Dẫn theo Đặng Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 5] Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian của người Việt như “Tìm hiểu nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, “Biểu tượng cây đa trong ca dao của người Việt” của Phạm Hoàng Oanh. (Dẫn theo Đặng Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 6] Hoàng Thị Phương Loan với “Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam”.[22] Nhìn chung các tác giả đã chú ý tới sự xuất hiện trở đi, trở lại của các biểu tượng trong văn học dân gian và khái quát thành hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định được sự tồn tại của một hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian và bước đầu giải mã thành công. Về lịch sử nghiên cứu văn hóa cũng như văn học Mông, ngay từ thời thực dân Pháp xâm lược vùng thượng du Bắc kỳ đã chú ý tìm hiểu văn hóa các dân tộc ít người nhằm dễ bề cai trị. Những công trình nghiên cứu về người Mông đầu tiên là của linh mục F. Savina, “Những đặc điểm của thuật sa man người Mèo trắng ở Đông Dương” của G. Morechan. (Dẫn theo Trần 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hữu Sơn, 40 năm nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian ở vùng miền núi phía Bắc) [37] Hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khá đầy đủ về đặc điểm của tộc người và văn hóa Mông như “Văn hóa H’Mông” của Trần Hữu Sơn, “Văn hóa dân tộc H’Mông ở Hà Giang” của Trường Lưu - Hùng Đình Quý hay gần đây là một số bài viết như “Phân tích tâm lý H’Mông tộc từ dân ca” của Nguyễn Mạnh Tiến, một số luận văn về văn học dân tộc Mông như “Thơ ca dân tộc Mông” của Hùng Thị Hà, “Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong dân ca Mông Hà Giang” của Vũ Hồng Cường. [11] Trong phạm vi nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian Mông nổi bật lên một số công trình của tác giả Trần Hữu Sơn tiêu biểu như công trình “Một số biểu tượng trong văn hóa dân gian H’Mông”.[36] Tác giả đã nhận định “Văn hóa dân gian tộc người Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều hệ thống biểu tượng đặc thù như biểu tượng về hệ thống cây (có các biểu tượng cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, cây cỏ tranh, ngải cứu, cây ngô, cây kê, cây quả bầu…) biểu tượng về hệ thống loài vật (con gà, con trâu, con ngựa, con lợn, con hổ, con chó…), hoặc biểu tượng về đồ vật ví dụ cây khèn, cái ô, tù và, cái giường…Các biểu tượng trên có tần số xuất hiện nhiều trong nghi lễ, tín ngưỡng phong tục tập quán và văn học dân gian”…[36, Tr 2] Tác giả cũng đã đi giải mã một số biểu tượng cơ bản của văn học dân gian Mông như biểu tượng cây lanh với ý nghĩa “duy trì sự sống của con người là nhu cầu về ăn - mặc”, lanh còn là “vật bảo vệ người H’Mông”, là “tín hiệu văn hóa tộc người”, là “cây thiêng, vật dẫn đường sang thế giới siêu nhiên”, là “vũ khí thiêng trừ tà”… Các tác giả nghiên cứu biểu tượng văn học dân gian Mông mà tiêu biểu là Trần Hữu Sơn đã chỉ ra hệ thống biểu tượng trong văn hóa và giải mã các biểu tượng trên cơ sở truyền thống văn hóa người Mông. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Trần Hữu Sơn, tác giả mới chỉ giải mã các biểu tượng văn hóa trên phương diện tổng thể. Trên góc độ biểu tượng văn 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- học - một thành tố không thể thiếu của văn hóa - tác giả lại chưa đi sâu giải quyết triệt để. Sau sự xuất hiện của cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” của tác giả Hùng Đình Quý năm 2005. Đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào khảo sát cụ thể về các biểu tượng trong phần lời các bài khèn. Những hiểu biết về công trình sưu tầm công phu này cũng mới chỉ được biết đến qua bài giới thiệu của Hùng Hà: “Về cuốn sách Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang của tác giả Hùng Đình Quý” [14]. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu khai thác ở góc độ văn hóa dân tộc Mông nói chung và khảo sát biểu tượng của văn hóa dân gian Mông trên phương diện tổng thể. Do đó, việc giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn nghiên cứu văn học dân gian Mông hiện nay. Với tư cách là một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh, những bài dân ca nghi lễ tang ma gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông thực sự là vấn đề khoa học lý thú và cần được đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, thống kê, phân loại và bước đầu giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông nhằm góp phần khẳng định những giá trị phi vật thể của dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc Mông. Qua việc giải mã các biểu tượng và khẳng định giá trị trường tồn của hệ thống biểu tượng này, luận văn còn chỉ ra nét đẹp trong văn học dân gian Mông và giúp cho chính cộng đồng dân tộc Mông hiểu và gìn giữ tinh hoa văn hóa, văn học của mình. Góp thêm một tiếng nói trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thông qua việc tìm hiểu giá trị văn hóa – văn học của một loại dân ca nghi lễ đặc sắc. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng tới là những biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông (tức những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tài liệu nghiên cứu chính của luận văn là “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”; Hùng Đình Quý dịch và giới thiệu (2005); NXB Khoa học xã hội. [34] Công trình sưu tầm và dịch thuật dân ca từ tiếng Mông ra tiếng Việt này do Chính phủ tài trợ sáng tạo năm 2004 và được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam giao cho tác giả Hùng Đình Quý thực hiện; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đọc duyệt và GS.TS Nguyễn Xuân Kính tổ chức xuất bản. Công trình trên là một nguồn tư liệu khá đầy đủ và đáng tin cậy về các bài khèn của người Mông đang cư trú tại Hà Giang. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số công trình khác có liên quan. Các tư liệu này khi trích dẫn đều được chú thích rõ nguồn gốc, xuất xứ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này là: 5.1. Từ cơ sở lý luận và kết quả của những khảo sát trong thực tế về văn hóa của dân tộc Mông, tiến hành phát hiện và bước đầu giải mã các biểu tượng trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông. 5.2. Cắt nghĩa, làm rõ ý nghĩa của các biểu tượng, từ đó khái quát và chỉ ra giá trị của những bài dân ca nghi lễ tang ma trong đời sống văn hóa của dân tộc Mông. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5.3. Liên hệ thực tế qua điền dã tại địa phương để khẳng định những kết quả nghiên cứu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi xác định một số phương pháp là cơ bản: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xác định rõ những vấn đề lý luận có liên quan, qua đó vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề khoa học. Tác giả luận văn sử dụng một số lý thuyết về văn hóa của phương tây để giải quyết những vấn đề liên quan đến tính sống còn của hệ thống dân ca nghi lễ trong thời đại công nghệ. Phương pháp nghiên cứu phân tích , tổng hợp, so sánh: Quá trình phân tích, tổng hợp và so sánh được tiến hành song song với nhau giúp có những nhận định đúng đắn về vấn đề khoa học đã nêu ra. Đặc biệt, việc giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông là một việc làm tương đối khó khăn do vậy cần một quá trình phân tích, tổng hợp và so sánh kỹ lưỡng mới cho ra những kết luận xác thực. Phương pháp điền dã văn học: Thông qua quá trình điền dã, trực tiếp tham dự, phỏng vấn với nghệ nhân dân gian và tác giả cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” sẽ giúp trau dồi thêm vốn tri thức văn hóa Mông góp phần tích cực vào việc giải mã các biểu tượng theo đúng sự kiến giải của những “người trong cuộc”. Phương pháp so sánh loại hình: Bằng việc so sánh loại hình văn học sẽ làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại, tìm ra những yếu tố nghệ thuật nổi bật trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông. 7. Đóng góp của luận văn Bằng việc khảo sát, giải mã các biểu tượng dựa trên chính truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của người Mông, chúng tôi muốn góp một tiếng nói tích cực vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn học 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- dân gian các dân tộc thiểu số, làm rõ chức năng “thực hành tín ngưỡng” của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông. Khẳng định vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, tài năng của những người nghệ sĩ dân gian, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây cũng là công trình thiết thực cho bản thân và cho các giáo viên trong việc giảng dạy văn học các dân tộc ít người trong nhà trường phổ thông. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan Chương 2: Khảo sát và giải mã những biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông Chương 3: Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Mông 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHẢO SÁT THỰC TẾ CÓ LIÊN QUAN 1.1. Biểu tƣợng và biểu tƣợng trong văn học dân gian 1.1.1. Biểu tượng Tổ chức UNESCO trong toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa (International Thesaurus on Cultural Development) đã nhận định về văn hóa như sau: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thể ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt”. (Dẫn theo Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng) [16, Tr1] Như vậy, biểu tượng (Symbol) là một trong những thành tố không thể thiếu được khi đi nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa. Trong lịch sử triết học, rất nhiều nhà khoa học lớn đã đề cập đến biểu tượng như ở Đức có nhà triết học duy tâm khách quan Heghen, Freud – Bác sĩ về phân tâm học người Áo, nhà dịch học Chu Hy ở Trung Quốc. [16, Tr 2] Từ thời công xã nguyên thủy, khi con người 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- biết lao động và hình thành nên ngôn ngữ để giao tiếp thì cùng lúc đó con người đã gián tiếp hình thành trong tư duy một hệ thống biểu tượng để nhờ đó mà khám phá thế giới khách quan. Mỗi nhà khoa học lại đưa ra cách hiểu khác nhau về biểu tượng của ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu. Xét trên góc độ văn hóa, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng và chắc chắn để duy trì bản sắc đó cũng phải thông qua một hệ thống các biểu tượng. Tìm hiểu thế giới biểu tượng ẩn dấu trong điệu khèn Mông ắt hẳn chúng ta không thể bỏ qua những hiểu biết và khám phá mà nhân loại đã có về biểu tượng. Trên thế giới, người ta còn xây dựng thành một hệ thống tương đối đầy đủ về biểu tượng trong các lĩnh vực của đời sống và làm thành những bộ từ điển về biểu tượng như “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean Chavelier và Alain Gheer Brant. Trên phương diện triết học, từ thời xa xưa Chu Hy – Nhà Dịch học thời Tống đã khẳng định: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia”,[16, Tr1] như vậy biểu tượng chính là mô hình của ý thức con người mà thông qua đó giúp chúng ta liên tưởng tới sự vật, hiện tượng khác. Có lẽ chính vì thế mà chữ viết của Trung Hoa mang tính tượng hình rất rõ rệt, mỗi chữ đều thể hiện một ý nghĩa thông qua tính biểu tượng của nó. Tính biểu tượng (Symbolic) có mặt ở hầu khắp các phạm vi trong đời sống tự nhiên và xã hội. Dưới tư duy của con người, một bộ rễ cây cũng có thể là biểu tượng của một thứ nào đó khác, một con vật cụ thể, nhỏ bé có thể là biểu trưng tinh thần cho một quốc gia, một dân tộc. GS A.A. Radugin trong “Từ điển bách khoa Văn hóa học” định nghĩa “Biểu tượng là một loại ký hiệu đặc biệt thể hiện nội dung thực tế của một điều nào đó”.(Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr10] Nhà phân tâm học Thụy Sỹ C.G.Jung lại đưa ra định nghĩa rằng “Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng”. (Dẫn theo Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng) [16, Tr1] Freud thì xác định “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng”. (Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr10] Trên góc độ nhận thức của văn học - một ngành nghệ thuật cũng đòi hỏi tư duy và tính biểu tượng cao để cảm thụ và sáng tạo nó – Biểu tượng đã được hiểu là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người, về cuộc đời” (Từ điển thuật ngữ văn học) [15, Tr45] Như vậy, dù các nhà khoa học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng nhưng có một điểm chung dễ dàng nhận thấy rằng biểu tượng chính là hình ảnh của những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan được hình thành bằng tri giác, cảm giác của con người. Biểu tượng không nhất thiết phải là sự vật, hiện tượng thực tế mà có khi chỉ là những hình dung chủ quan của con người thông qua nhiều thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. 1.1.2. Biểu tượng trong Văn học dân gian Con người luôn có xu hướng muốn giải mã các biểu tượng xuất hiện trong tự nhiên và đời sống xã hội bởi biểu tượng luôn gợi mở cho chúng ta 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 241 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 267 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 117 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 217 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 173 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 137 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 150 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 150 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 106 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 100 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn