Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
lượt xem 8
download
Nội dung luận văn "Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng" gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Khái quát về văn học thiếu nhi và nhà văn Vũ Hùng; Đặc điểm về nội dung phản ánh trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng; Đặc điểm về nghệ thuật thể hiện trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẬU THỊ MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VŨ HÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 82 20 121 BÌNH DƯƠNG – Năm 2019
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẬU THỊ MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VŨ HÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 82 20 121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƯƠNG – Năm 2019 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Thanh Truyền. Các nội dung và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Đậu Thị Mai ii
- LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Khoa Ngữ văn, các thầy cô Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. PGS.TS. Bùi Thanh Truyền đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Quý thầy cô giảng dạy sau Đại học, khóa 2016-2018 đã truyền đạt, hướng dẫn cho tôi những tri thức bổ ích. Đồng nghiệp trường Trung Tiểu học PéTrus Ký cùng gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ tinh thần tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy cô. Trân trọng cảm ơn. Bình Dương, ngày tháng năm 2019 Tác giả Đậu Thị Mai iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 9 5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 10 6. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 10 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ NHÀ VĂN VŨ HÙNG ……………………………………………………………………………….12 1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi ......................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ......................................................................12 1.1.2. Đặc điểm của văn học thiếu nhi ................................................................13 1.1.3. Tiến trình văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam ........................................15 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Hùng ................................................. 17 1.2.1. Đôi nét về tác giả Vũ Hùng ........................................................................17 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Vũ Hùng ..............................................................20 1.2.3. Quan niệm văn chương của Vũ Hùng ......................................................26 1.2.3.1. Văn chương là tiếng nói về môi sinh ........................................................ 26 1.2.3.2. Nhà văn là người góp phần gìn giữ sự sống của môi trường ................... 28 Tiểu kết ....................................................................................................................... 30 iv
- Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỦA VŨ HÙNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................................................... 32 2.1. Bức tranh về thiên nhiên, đại ngàn .................................................................. 32 2.1.1. Bức tranh toàn cảnh về núi rừng ..............................................................32 2.1.2. Cảnh sắc thiên nhiên ..................................................................................36 2.2. Những phác thảo về thế giới động vật, con người ........................................... 44 2.2.1. Thế giới động vật gần gũi, gắn bó với con người .....................................44 2.2.1.1. Loài voi ..................................................................................................... 45 2.2.1.2. Những muông thú khác ............................................................................ 50 2.2.2. Con người với những trải nghiệm qua nhiều hoàn cảnh sống ................57 2.2.2.1. Con người trong chiến tranh loạn lạc. ...................................................... 57 2.2.2.2. Con người giữa ngàn thiêng ..................................................................... 60 2.3. Thông điệp về mối quan hệ giữa con người với môi trường .......................... 63 2.3.1. Hạnh phúc của con người là được bầu bạn với thiên nhiên, môi trường63 2.3.2. Trân quý, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, vô sự với tự nhiên .................67 Tiểu kết ....................................................................................................................... 70 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỦA VŨ HÙNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .......................................................................................................... 72 3.1. Cốt truyện trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng ............................................ 72 3.1.1. Cốt truyện sự kiện, hành động giàu kịch tính...........................................73 3.1.2. Cốt truyện đơn tuyến giản dị, gần gũi với trẻ thơ .....................................77 3.1.3. Cốt truyện mang nhiều tính tự truyện .......................................................80 3.2. Ngôn ngữ trong trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng .................................... 83 3.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện chân chất, mộc mạc ................................................83 v
- 3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại .....................................................................................86 3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm .......................................................................94 3.3. Giọng điệu trong trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng .................................. 98 3.3.1. Giọng điệu tâm tình giàu xúc cảm .............................................................99 3.3.2. Giọng điệu ngợi ca, hào sảng...................................................................103 3.3.3. Giọng triết lí với những suy nghiệm về hành xử của con người với Mẹ - Tự nhiên .............................................................................................................107 3.4. Kết cấu trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng ................................................ 112 3.4.1. Kết cấu theo trình tự thời gian .................................................................112 3.4.2. Kết cấu tâm lí ............................................................................................116 Tiểu kết ..................................................................................................................... 119 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 124 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... PHỤ LỤC vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Mảng sáng tác này có tầm quan trọng rất lớn vì sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành nhân cách của trẻ em và là hành trang cho mỗi con người trên suốt đường đời. Văn học thiếu nhi không chỉ làm giàu tâm hồn các em mà còn giúp phát triển trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết và hướng các em có lối sống giàu lòng nhân ái. Đội ngũ tác giả sáng tác truyện cho thiếu nhi ngày càng được hình thành và bổ sung thêm. Một số tác giả quen thuộc như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Ma Văn Kháng, Nguyễn Nhật Ánh…đã góp phần làm phong phú hơn kho tàng truyện dành cho các em nhỏ. Văn học dành cho thiếu nhi đã trải qua khá nhiều những thăng trầm, thử thách, nhất là trong thời kì hiện đại, cùng với sự phát triển và giao lưu về văn hóa, trẻ em dường như bị thu hút bởi những truyện tranh từ nước ngoài. Các tác phẩm truyện Việt Nam dành cho thiếu nhi có xu hướng bị lãng quên. Có một nhà văn dùng vốn sống phong phú và cả đời của mình để viết cho trẻ nhỏ những câu chuyện rất hay và hấp dẫn đó là nhà văn Vũ Hùng. Ông được độc giả biết đến là nhờ “viết từ sự trải nghiệm của bản thân”. Những trang văn của Vũ Hùng luôn thức tỉnh tấm lòng lương thiện ở mỗi người đặc biệt là các em nhỏ. Đọc truyện của tác giả trẻ thơ sẽ thêm yêu thiên nhiên, yêu loài vật. Tác phẩm của Vũ Hùng vun đắp tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻ có những cái đẹp từ suy nghĩ đến hành động. Bạn đọc biết đến sáng tác của nhà văn từ những năm 1960 và năm 2016 tập truyện 12 cuốn của tác giả viết về muông thú, núi rừng và thiên nhiên do nhà xuất bản Kim Đồng đạt giải vàng tại giải thưởng Sách Việt Nam. Vũ Hùng rất khiêm tốn và với những nhiệt huyết dành trọn cuộc đời mình viết cho thiếu nhi., ông đã chiếm cho mình một chỗ đứng trong danh sách những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi rất thành công. Sau khi nhận giải Vàng sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam cho bộ sách 12 cuốn dành cho thiếu nhi, nhà văn đã tái bản thêm 6 cuốn hoàn thành bộ sách gồm 18 cuốn dành cho thiếu nhi rất giá trị. 1
- Mới đây 18 tác phẩm văn học thiếu nhi của nhà văn được vinh danh tại giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2017. Việc nghiên cứu đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng sẽ làm cho bức tranh văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng thêm đa sắc và hoàn chỉnh hơn. Chính vì thế được viết một luận văn về tác giả Vũ Hùng với đề tài“ Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng” là niềm vinh dự và tự hào sâu sắc đối với người viết. Đồng thời người viết cũng thỏa được lòng mong muốn nghiên cứu về một hiện tượng của văn học thiếu nhi thông qua việc vận dụng những tri thức đã lĩnh hội được từ những học phần. 2. Lịch sử vấn đề Dường như việc nghiên cứu về một tác giả viết truyện cho thiếu nhi là một điều quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên…nhưng nghiên cứu về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của tác giả Vũ Hùng thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Cho nên theo tìm hiểu của người viết đề tài này là đề tài hoàn toàn mới. Và bài viết này cũng là những phát hiện mới mẻ đối với đối tượng đề tài. Sau đây là những bài viết liên quan đến cuộc đời cũng như nghiên cứu về truyện thiếu nhi của tác giả. 2.1. Những nghiên cứu về cuộc đời của Vũ Hùng Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam có đăng hai bài liên quan đến cuộc đời của nhà văn Vũ Hùng với nội dung như sau: Nhà văn Vũ Hùng giao lưu với bạn đọc tại Hà Nội; Nhà văn Vũ Hùng: Thời gian ở Lào đã làm tôi biến đổi! của tác giả Cảo Thơm. 2.2. Những nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Vũ Hùng Với bài viết Phát hành 6 tập truyện muông thú đầy nhân văn của nhà văn Vũ Hùng do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đăng trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam. Qua bài viết tác giả đã có những đánh giá rất sâu 2
- sắc về tập truyện với thiên nhiên hùng tráng, dữ dội; cuộc sống con người khi đất nước hòa bình độc lập. Tác giả Mai Anh với bài viết Nhà văn Vũ Hùng: Ẩn sau thiên nhiên là những bài học về cuộc đời trên báo An ninh thủ đô khẳng định rằng “có đọc những tác phẩm của Vũ Hùng mới thấy Vũ Hùng xứng đáng là bậc thầy mô tả thiên nhiên của nền văn học Việt Nam. Bẵng đi 25 năm sinh sống, định cư ở Pháp, phải đến khi nhà văn Vũ Hùng quay về Việt Nam 1 năm trước, những tác phẩm văn học thiếu nhi nổi danh từ những năm 60 của thế kỷ trước mới lại có dịp đến với độc giả trẻ. Có đọc những tác phẩm đó mới thấy, Vũ Hùng xứng đáng là bậc thầy mô tả thiên nhiên của nền văn học Việt Nam. Nếu so với những cây bút xuất sắc viết về thiếu nhi mà nền văn học Việt Nam đã từng có được như nhà văn Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Tô Hoài… thì có lẽ cái tên Vũ Hùng ít được người đọc trẻ tuổi biết đến. Nhưng đối với các lứa độc giả thuộc thế hệ đi trước, có lẽ không ai là không từng một lần đọc những tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, “Mùa săn trên núi”, “Sao Sao”, “Vườn chim”…” (Mai Anh, 2015). Tác giả Hà Anh có hai bài viết về nhà văn Vũ Hùng đó là Thêm 6 tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng đến với độc giả “nhí” và Nhà văn Vũ Hùng lấy cái đẹp để cảm hóa con người. Với bài viết thứ nhất tác giả viết “Tiếp nối thành công của sự trở lại ấy, NXB Kim Đồng đã tái bản thêm 6 tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, gồm: Phía Tây Trường Sơn, Bí ẩn của rừng già, Chim mùa, Các bạn của Đam Đam, Biển bạc và Phượng hoàng đất, hoàn chỉnh bộ sách giá trị gồm 18 cuốn dành cho thiếu nhi của ông”. Bài viết thứ 2 tác giả đưa ra nhận định rằng “Cái đẹp trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng lay động và vun đắp thiếu nhi ngay cả khi các em chưa biết chữ. Cái đẹp từ trong suy nghĩ, trong ứng xử con người với con người, con người với thiên nhiên và con người với loài vật” (Hà Anh, 2017). Nhà văn Lê Phương Liên, nguyên Trưởng ban Văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam, giới thiệu về nhà văn Vũ Hùng và bộ sách đoạt giải Vàng Sách hay giải thưởng Sách Việt Nam 2016 với bài viết Nhà văn Vũ Hùng - 3
- tươi thắm tình yêu tuổi thơ và thiên nhiên. Nhà văn viết “Đã 10 năm nay (2006 - 2016), Tiểu ban Sách thiếu nhi Hội đồng Giải thưởng Sách Việt Nam đã âm thầm lặng lẽ làm công việc đọc và xét giải thưởng Sách Hay hàng năm. Với vốn sống phong phú trải đời như thế, ông không viết tiểu thuyết xã hội mà lại dành tất cả sự nghiệp cho việc viết cho trẻ em, về muông thú, thiên nhiên… Phải là người có tâm từ bi hỉ xả mới có thể tĩnh lặng ngòi bút đi sâu vào gợi tả vẻ đẹp của phần THIỆN của con người trong tất cả những trang văn của mình. Đời bộ đội của ông chắc là có nhiều kỷ niệm về súng đạn… ấy thế mà ông chỉ viết về con Voi (trong Sống giữa bầy voi, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn), con Cu li (trong Con Cu li của tôi, Cu li lùn), viết về hươu, nai muông thú hoang dã trong rừng gắn bó với đời sống hồn nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số trong Mùa săn trên núi, Sao Sao… rồi về những con ong trong Giữ lấy bầu mật… Tôi cho rằng nếu chỉ có sự hiểu biết về đời sống các con vật bằng sự từng trải và cả việc học hỏi nữa, cũng chưa đủ để viết nên những trang văn rất đẹp, từng lời văn êm nhẹ thấm sâu vào lòng người. Vũ Hùng chắc phải có một tình cảm thật sâu nặng với sự tồn vong của đời sống muôn loài, với sự trăn trở về đời sống hoang dã trong rừng sâu núi thẳm lại thật sự gắn bó tác động tương hỗ với đời sống con người trong xã hội hiện đại sống giữa những tiện nghi. Bởi con người nếu chỉ ích kỷ vì mình vì sự tinh khôn của mình mà ra tay tàn sát loài vật làm mất đi sự cân bằng sinh thái trên trái đất thì chính con người sẽ gánh chịu quy luật nhân quả. Riêng tôi khi đọc Vũ Hùng giữa một bầu không khí thế giới có tiếng “bom khủng bố” bất chợt nổ ở đây đó…, tôi lại càng thấy những trang văn của ông có sức mạnh lay động và thức tỉnh tâm hồn thơ trẻ của các em nhỏ. Đó là sức mạnh của lòng Thiện. Những trang văn về tình yêu thiên nhiên và loài vật của Vũ Hùng sẽ đến với trẻ em, như một chất đề kháng của tâm hồn chống lại sự thâm nhập của sự vô cảm, tính ác đang hiện diện dữ dội. Tôi nghĩ rằng có lẽ chính vì nhà văn Vũ Hùng từng phải sống trong một đời sống khắc nghiệt, chứng kiến nhiều việc ác nên ông đã phải dùng ngòi bút trải lòng mình trên trang giấy, trước hết để gìn giữ một ước mơ sống tốt đẹp 4
- cho chính mình và rồi để truyền tình yêu thương của mình cho mọi người” (Lê Phương Liên, 2016). Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam, trên trang văn hóa và giải trí có bài viết Tôn vinh những áng văn đẹp viết cho trẻ em của nhà văn Vũ Hùng của tác giả Thanh Mai. Bài viết Có đoạn viết như sau: “Có đứa trẻ khi đọc hoặc nghe đọc những tập truyện của Vũ Hùng thậm chí đã thốt lên: “Chắc ông đã từng là con voi”. Và ngày hôm nay, Vũ Hùng xứng đáng được tôn vinh về những gì ông đã công hiến cho nền văn học nước nhà” (Thanh Mai, 2017). Trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tác giả Diệu Thùy có bài viết với nhan đề Người viết chuyện luật rừng nhận giải vàng sách hay. Trong bài viết có nhận định của nhà văn Cao Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng phía Nam, nhận xét: “Vũ Hùng là một trong những nhà văn quan trọng nhất của tuổi thơ tôi và bạn bè thế hệ 6X. Trong những trang văn giản dị mà tinh tế của ông, thế giới rừng già, muông thú…hiện ra vừa kỳ vĩ, bí hiểm lại vừa gần gũi, trong trẻo lạ lùng. Ở đó, “luật rừng” chính là cội nguồn làm nên vẻ đẹp nguyên sơ bất tận của rừng và con người chúng ta, muốn hạnh phúc, chỉ cần biết cách chung sống và đón nhận từ bà mẹ thiên nhiên những bài học trực quan sinh động vô giá, hằng ngày” (Diệu Thùy, 2016). Báo Dân Sinh có bài viết Nhà văn Vũ Hùng mang thiên nhiên kì thú đến với thiếu nhi. Tác giả Minh Vũ đã tổng hợp một số nhận định như sau nhà văn Trần Đức Tiến khẳng định: “Nhà văn Vũ Hùng là một trong những tác giả quan trọng nhất trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam với một lối văn chương chuẩn mực. Tác phẩm của ông không chỉ dành cho thiếu nhi, mà còn hướng đến cả những người lớn đang có nguy cơ đánh mất tuổi thơ, đánh mất kí ức của mình” (Minh Vũ, 2015). “Gần như cả đời văn của mình, nhà văn Vũ Hùng viết về muông thú, từ ông voi bồ tượng cho tới con ong cái kiến mỏng manh! Nhưng đọc các trang viết về loài vật của ông lại được ghi nhớ những câu chuyện rất người” - nhà văn Trần Quốc Toàn nhận định. Nói về Vũ Hùng, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn chia sẻ: “Ở tuổi 70, tôi vẫn bị Vũ Hùng lôi cuốn từ tập này tới tập khác. Và tôi chợt nhận ra, ở trang sách của 5
- Vũ Hùng còn có một bề sâu khác, đó là chiều sâu nhân bản, nó bao quát từ những mảng miêu tả thiên nhiên muông thú cho tới con người. Thiên nhiên trong văn Vũ Hùng có tính hợp lý cao độ. Đó không phải là một thiên nhiên hỗn độn. Ngược lại, ở đây luôn luôn ngự trị trật tự và một cái gì đó giống như sự lương thiện. Khi viết về loài nào, Vũ Hùng cũng thường chú ý tới việc chúng được cha mẹ hướng dẫn ra sao khi bước vào đời. Trường học đầu tiên là các gia đình. Ngựa non Antai học làm ngựa trong sự hướng dẫn ân cần của mẹ. Hươu sao được cha mẹ đặc biệt khuyến khích trên đường đi tìm những vùng đất mới. Các gia đình không níu kéo và bênh vực những trẻ lười biếng, mà đào tạo chúng thành những con thú tự tin, tự trọng, dám đối mặt với mọi thách thức của đời sống. Tại sao lại có một thiên hướng rõ rệt đó, từ lâu tôi đã tự hỏi mà không biết. Chỉ đến thời gian gần đây, đọc các đoạn hồi ký Vũ Hùng viết về gia đình mình trong Mái nhà xưa, thì tôi mới thật hiểu. Chính Vũ Hùng đã được giáo dục trong một môi trường nhân bản mà ông đã miêu tả...” (Minh Vũ, 2015). Báo Tiền phong có bài Thừa truyện tranh, thiếu tác phẩm văn học của tác giả Huệ Mai. Tác giả đã đặt ra một số câu hỏi để hỏi nhà văn Vũ Hùng như “Thiên nhiên là đề tài chính trong tác phẩm của ông trước đây. Từng có hai tác phẩm viết cho thiếu nhi đoạt giải thưởng Hội Nhà văn, dành phần lớn tác phẩm cho thiếu nhi, thời gian qua ông có theo dõi mảng văn học thiếu nhi? Và thấy văn học thiếu nhi nói chung của Việt Nam thiếu gì?”. Nhà văn Vũ Hùng đã trả lời: “Sách cho trẻ em hiện nay nhiều truyện tranh và thiếu tác phẩm văn học. Trẻ em yêu thích truyện tranh vì dễ đọc, diễn biến nhanh, thỏa trí tò mò, tìm hiểu. Nhưng ngôn ngữ trong truyện tranh thường ngắn ngủn, không giúp cho tâm hồn cảm thụ cái đẹp của văn chương. Thiếu nhi cần một nền văn học phù hợp với tâm hồn trong trắng của các em. Nền văn học đó phải mang đậm tính nhân văn, chỉ tính nhân văn chứ không phải những “tính” gì khác! Nên khuyến khích để có nhiều tác phẩm văn học cho các em, để tâm hồn các em được nuôi dưỡng trong cái Thiện, cái Đẹp” (Huệ Mai, 2014). 6
- Tác giả Thất Sơn đăng trên báo Vnexpress với nội dung bài viết Nhà văn Vũ Hùng tiếp tục kể chuyện muông thú với những lời nhận định: “Sáu tác phẩm vừa mới phát hành của nhà văn sinh năm 1931 giúp độc giả vén màn thế giới kì thú của các loài chim, voi…ở rừng già. Qua chuyện kể các loài vật trong sách, Vũ Hùng mang những đến bài học bổ ích, sâu sắc về cuộc sống. Đó là: cuộc đời nhiều thăng trầm của "cô voi" làm xiếc tên Bê trong truyện Con voi xa đàn, cô chó Nhật Kratiê bị lưu lạc trong Những kẻ lưu lạc, hay câu chuyện xúc động về tình cảm của một người chiến sĩ dành cho con cu li - người bạn rừng đã theo chân anh đi khắp nẻo trong Con culi của tôi” (Thất Sơn, 2015). Bài viết có nhan đề Vũ Hùng và những cuốn sách mang thông điệp của cái đẹp của tác giả Nguyễn Thụy Anh đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Tác giả Thụy Anh đã nói rằng Vũ Hùng là người đã gieo hạt mầm cái đẹp ở khắp mọi nơi với hơn 40 đầu sách viết về những câu chuyện về loài voi, về rừng và về con người khiến người đọc choáng ngợp trước những vẻ đẹp lỗng lẫy ấy. Vũ Hùng đã góp công vào việc vun đắp cho sự tinh tế, nhân văn của tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn con trẻ. Tác giả Tô Chiêm trên tạp chí Gia đình và trẻ em có bài viết Nhà văn Vũ Hùng đoạt giải vàng sách hay - niềm vui và nỗi buồn. Trong bài viết nhà thơ Hồng Thanh Quang chia sẻ: “Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi biết nhiều thứ hơn qua những câu chuyện về thiên nhiên của bác Vũ Hùng. Tôi đọc thấy yêu thiên nhiên của đất nước mình, thấy được sự bí ẩn của thiên nhiên kì thú”. Tác giả Tô Chiêm đưa ra ý kiến của mình “Những tác phẩm của Vũ Hùng đều làm lũ trẻ chúng tôi thời đó mê đắm. Chúng tôi mơ tới những khu rừng Trường Sơn huyền bí, mơ thành những chàng quản tượng kiêu hùng, mơ tới những đêm đi săn kì bí, tưởng tượng ra những con voi chiến sĩ… Thiển nghĩ các tác phẩm văn học sẽ có đời sống lâu dài hơn khi tác giả viết theo tình yêu của con người, về quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Tôi nghĩ như vậy bởi những cuốn sách còn đọng lại trong tôi tới giờ là những cuốn sách về tình yêu 7
- con người, trong đó có “Mùa săn trên núi”, “Người quản tượng và con voi chiến sĩ”, “Phía Tây Trường Sơn” của Nhà văn Vũ Hùng” (Tô Chiêm, 2017). Năm 2016, học viên cao học Huỳnh Bảo Ngọc trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng. Tác giả đã nghiên cứu về thế giới nhân vật, không gian, thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng. Đến năm 2017, học viên cao học Trần Thị Minh Chánh trường Đại học Văn Hiến đã viết đề tài luận văn của mình là Truyện thiếu nhi của Vũ Hùng từ góc nhìn phê bình sinh thái. Qua luận văn, tác giả đã cho độc giả thấy được sinh thái hiện nay là một chủ đề đang được quan tâm và mang tính khả dụng, các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng đã làm cho độc giả cảm nhận được sự quan tâm của tác giả tới vấn đề sinh thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trọng tâm mà đề tài hướng tới đó là tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tập truyện gồm 18 cuốn dành cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu 18 cuốn truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng. - Truyện ngắn Con voi xa đàn - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2014) - Truyện ngắn Con Culi của tôi- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2014) - Truyện ngắn Những kẻ lưu lạc- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2014) - Truyện ngắn Vườn chim- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2014) - Truyện ngắn Bầy voi đen- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2014) 8
- - Truyện ngắn Người quản tượng và con voi chiến sĩ- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Mùa săn trên núi- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Giữ lấy bầu trời- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Chú ngựa đồng cỏ - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015 ) - Truyện ngắn Mái nhà xưa- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Sao Sao - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Sống giữa bầy voi- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2015) - Truyện ngắn Phía Tây Trường Sơn - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) - Truyện ngắn Bí ẩn của rừng già- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) - Truyện ngắn Chim mùa - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) - Truyện ngắn Các bạn của Đam Đam- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) - Truyện ngắn Biển bạc- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) - Truyện ngắn Phượng hoàng đất- Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2017) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phân tích tác phẩm truyện, khai thác tối đa nội dung cũng như nghệ thuật trong 18 tác phẩm của Vũ Hùng. 4.2. Phương pháp thống kê 9
- Dùng phương pháp này để thống kê những hiện tượng mang tính phổ biến trong 18 tác phẩm của Vũ Hùng để xác định những hiện tượng nổi bật nhất. 4.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu truyện của Vũ Hùng với các truyện cùng thể loại của một số tác giả khác như Tô Hoài, Võ Quảng…để làm nổi bật nội dung cũng như nghệ thuật truyện của tác giả. 4.4. Vận dụng lý thuyết thi pháp học Vận dụng lý thuyết thi pháp học nhằm soi rọi những truyện ngắn của Vũ Hùng dưới góc nhìn thi pháp, nhằm để phân tích làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vũ Hùng. 5. Đóng góp của đề tài - Luận văn có thể được xem là một nghiên cứu đầu tiên và khá mới nghiên cứu về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng. Luận văn đưa ra một hướng tiếp cận mới đó là đi sâu phân tích đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng. - Luận văn sẽ giúp cho độc giả có thể biết, yêu quý và trân trọng mảng văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi của tác giả Vũ Hùng nói riêng. Đồng thời công trình có thể cung cấp tài liệu cho những ai quan tâm đến mảng văn học thiếu nhi và đặc điểm về nội dung, nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của người chiến sĩ Trường Sơn, nhà văn Vũ Hùng. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được triển khai thành ba phần chương: Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi và nhà văn Vũ Hùng. 10
- Chương một đề cập khái quát về văn học thiếu nhi đó là khái niệm, đặc điểm và tiến trình văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam. Bên cạnh đó khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và quan niệm sáng tác của Vũ Hùng. Chương 2: Đặc điểm về nội dung phản ánh trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng. Chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm về nội dung phản ánh trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng. Đó là bức tranh sinh động về thiên nhiên, đại ngàn; một mặt khám phá những phác thảo ấn tượng về thế giới động vật, con người cũng như thông điệp giàu tính thời sự, nhân văn về mối quan hệ giữa con người với môi trường. Chương 3: Đặc điểm về nghệ thuật thể hiện trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng. Nhiệm vụ của chương này là nêu lên được đặc điểm nổi bật về nghệ thuật thể hiện trong truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng, chúng tôi đi sâu phân tích cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong trong truyện thiếu nhi của Vũ Hùng. 11
- NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ NHÀ VĂN VŨ HÙNG 1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi 1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Khi nhắc tới văn học thiếu nhi người đọc sẽ liên tưởng đến những tác phẩm với những nội dung và nghệ thuật thật trong trẻo, trẻ em được nuôi dưỡng bằng những lời ru à ơi, những câu chuyện cổ tích… Khi đọc những tác phẩm có nội dung như vậy, ta sẽ thấy rằng cuộc sống chỉ toàn tiếng cười và màu hồng. Nhưng có những tác giả không chỉ đề cập đến những cuộc sống màu hồng đó mà đã hướng bạn đọc nhỏ đến sự mới mẻ của cuộc sống, về thiên nhiên, con vật và cả con người, để từ đó giúp các em cảm nhận và rút ra những bài học quý giá của cuộc sống. Nhà văn đã không ngần ngại đưa trẻ nhỏ vào một thế giới hoàn toàn hiện thực, nơi đây thường xảy ra những cuộc đụng độ của các loài vật với nhau, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên môi trường với các loài động vật. Nơi đây luôn xuất hiện sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu để từ những câu chuyện trẻ em đọc có thể rút ra được những bài học cho mình. Nhà văn chủ động không che giấu phần trái của hiện thực mà phải làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh được thể hiện ở nhiều bình diện, sắc thái khác nhau. Để rồi, khi lắng lòng mình trước mỗi trang viết, mỗi bạn đọc nhỏ tuổi lại tự soi mình trong đó, tìm ra cái đẹp thật sự. Theo Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam văn học thiếu nhi là “những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi và nhiều khi, cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” (Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam). 12
- Văn học thiếu nhi là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa tuổi khác nhau của trẻ em, được nhìn qua lăng kính của đôi mắt trẻ thơ. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ: Mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, hướng tới cái đẹp, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ,… (Lã Thị Bắc Lý, 2015). Nói tóm lại, Văn học thiếu nhi là những tác phẩm trong đó trẻ em là nhân vật trung tâm hoặc được nhìn bằng ánh mắt của trẻ em, bằng tất cả tình cảm trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ nhất. Các em rất thích các tác phẩm dành cho thiếu nhi vì nội dung thường đơn giản, dễ hiểu và mang một bài học rất ý nghĩa. Những tác phẩm dành cho thiếu nhi có nội dung bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và giáo dục các em từ khi tâm hồn còn là một tờ giấy trắng đến khi trưởng thành. 1.1.2. Đặc điểm của văn học thiếu nhi Văn học thiếu nhi được sự quan tâm của rất nhiều thế hệ nhà văn từ những bạn nhỏ tuổi đến các nhà văn lớn tuổi. Văn học thiếu nhi mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Nó cũng thực hiện các chức năng chung của văn học như: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giải trí. Năm chức năng này luôn tác động và có mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng do đối tượng của văn học thiếu nhi chủ yếu phục vụ các bạn đọc nhỏ tuổi nên có những đặc điểm được nhấn mạnh hơn. Tính giáo dục được coi là đặc điểm cơ bản nhất của văn học thiếu nhi. Nhà văn Tô Hoài, người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác cho các em đã khẳng định tầm quan trọng của chức năng này: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”. Hay Võ Quảng cũng quan niệm “Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo dục: giáo dục cái hay, cái đẹp cho thiếu 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 146 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn