Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
lượt xem 10
download
Nghiên cứu đề tài "Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng" nhằm làm rõ hơn thành công và những cống hiến của ông cho văn xuôi Nam Bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VŨ THI ̣ LÀ DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VŨ THI ̣ LÀ DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƯƠNG – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Võ Văn Nhơn. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Bình Dương, ngày 18 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Vũ Thị Là i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, anh chị, bạn bè cùng gia đình. Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS. TS Võ Văn Nhơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo các điều kiện thuận lợi nhấ t cho chúng tôi được học tập và hoàn chin̉ h luận văn. Ban Giám hiệu Trường THCS Bình Thắng B, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi về mo ̣i mặt trong quá trình tôi làm việc, học tập và thực hiện luận văn. Gia đình và bạn bè đã động viên tôi học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 18 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Vũ Thị Là ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2 2.1. Những công trình nghiên cứu về dấu ấn văn hóa Nam Bộ ............................. 2 2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến dấu ấn văn hóa Nam Bộ qua các tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng .................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 4.1. Phương pháp phân tích tác phẩ m ...................................................................... 6 4.2. Phương pháp thố ng kê ....................................................................................... 6 4.3. Phương pháp hệ thống ....................................................................................... 6 4.4. Phương pháp tổ ng hợp ....................................................................................... 6 4.5. Các phương pháp khác ....................................................................................... 6 5. Đóng góp của đề tài............................................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 7 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA NAM BỘ VÀ TÁC PHẨM CỦ A NGUYỄN QUANG SÁNG ................................................................ 8 1.1. Khái niêm ̣ về văn hóa và văn hóa Nam Bô ...................................................... ̣ 8 1.1.1 Khái niêm ̣ về văn hóa ...................................................................................... 8 1.1.2. Khái niêm ̣ về văn hóa Nam Bô ̣...................................................................... 9 1.1.3. Mố i quan hê ̣ giữa văn hóa và văn ho ̣c ........................................................ 10 1.2. Nguyễn Quang Sáng – nhà văn của vùng quê Nam Bô ................................ ̣ 11 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Quang Sáng ........................................................ 11 1.2.2. Sự nghiê ̣p sáng tác văn học........................................................................... 13 ̣ nghê ̣ thuâ ̣t về con người của Nguyễn Quang Sáng ................... 14 1.3. Quan niêm 1.3.1. Con người tâ ̣p thể ......................................................................................... 15 iv
- 1.3.2. Con người cá thể ........................................................................................... 16 1.3.3. Con người tin ̀ h nghiã .................................................................................... 17 Chương 2. CẢNH SẮC LÀ NG QUÊ VÀ CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM NGUYỄN QUANG SÁNG ........................................................................ 19 ̣ 2.1. Thiên nhiên Nam Bô ........................................................................................ 19 ̣ ́ điạ lý, điạ hin 2.1.1. Vi tri ̀ h và khí hâ ̣u ................................................................. 19 2.1.2. Thiên nhiên gắ n với sông nước .................................................................... 20 2.2. Lao đô ̣ng sản xuấ t và đời số ng tinh thầ n ....................................................... 27 2.2.1. Lao đô ̣ng sản xuấ t ......................................................................................... 27 2.2.2. Đời số ng văn hóa tinh thầ n .......................................................................... 32 2.2.2.1. Nhà cửa ....................................................................................................... 32 2.2.2.2. Đời số ng tâm linh ....................................................................................... 36 2.2.2.3 Văn hóa ẩ m thực ......................................................................................... 41 2.3. Con người Nam Bô ̣ .......................................................................................... 51 2.3.1. Hình thức bên ngoài ..................................................................................... 51 2.3.1.1. Trang phu ̣c ................................................................................................. 51 2.3.1.2. Ngôn ngữ..................................................................................................... 55 2.3.2. Phẩ m chấ t con người Nam Bô ..................................................................... ̣ 57 2.3.2.1. Lố i số ng phóng khoáng, bô ̣c trực, chân thành ........................................ 57 2.3.2.2. Giàu đức hy sinh, tro ̣ng đa ̣o nghia, ̃ đoàn kế t .......................................... 61 2.3.2.3. Dũng cảm, yêu nước .................................................................................. 62 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRUYỆN MANG ĐẬM DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ ........................................................................................................ 64 4.1. Nghê ̣ thuâ ̣t trần thuật ...................................................................................... 64 4.2. Nghê ̣ thuâ ̣t xây dựng tin ̀ h huố ng .................................................................... 71 4.3. Nghê ̣ thuâ ̣t xây dựng hình ảnh tương phản .................................................. 72 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 81 v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với hơn năm mươi năm gắ n với sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Quang Sáng đã để la ̣i cho văn học Viê ̣t Nam nói chung và văn ho ̣c Nam Bô ̣ nói riêng những tác phẩ m mang dấ u ấ n đậm nét của riêng miǹ h. Là người đươ ̣c sinh ra và lớn lên ở vùng đấ t Nam Bô ̣, ông gắn bó, trân tro ̣ng, yêu mế n thiên nhiên và con người nơi đây. Chiń h vì vâ ̣y, trong các sáng tác, ông hầ u như dành tro ̣n tình yêu cho mảnh đất thân thương ấy. Trong những năm tháng chiế n đấ u chống giă ̣c ngoa ̣i xâm, ông thể hiê ̣n tình yêu mañ h liê ̣t với vùng đấ t Nam Bô ̣ qua các tác phẩ m của mình. Nguyễn Quang Sáng là mô ̣t cây bút lao đô ̣ng bề n bỉ và hế t sức nghiêm túc, cộng với tài năng văn chương, mới hơn hai mươi tuổ i, ông đã có đươ ̣c phong cách riêng của mô ̣t nhà văn có tài năng. Những sáng tác của ông ngay từ những ngày đầu đã đươ ̣c giới văn chương đánh giá cao, nhâ ̣n được sự quan tâm của đông đảo độc giả và quần chúng. Đă ̣c biê ̣t với phong cách viế t rấ t mô ̣c ma ̣c, chân thành và gio ̣ng văn đậm chấ t Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã nhâ ̣n đươ ̣c nhiề u giải thưởng: Giải thưởng báo Thống Nhất 1959, Giải thưởng tạp chí Văn nghệ Quân Đội 1959, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 và năm 1993, Giải thưởng Bông sen vàng liên hoan phim toàn quốc năm 1980, Huy chương vàng liên hoan phim Mát-xcơ-va năm 1981 cho bộ phim Cánh đồng hoang,... Trong đó phải kể đến giải thưởng danh giá: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghê ̣ thuật đợt II năm 2000. Với thành công rực rỡ ấy, ông đã khẳ ng đinh ̣ đươ ̣c vị thế và tầ m ảnh hưởng của mình trong nền văn ho ̣c Viê ̣t Nam, đặc biê ̣t là trong nền văn xuôi Nam Bộ. Ông cũng là người từng giữ nhiề u chức vu ̣ quan tro ̣ng của Hô ̣i Nhà văn Viê ̣t Nam, góp phầ n không nhỏ vào viê ̣c phát triể n văn hóa Nam Bô ̣. Những nghiên cứu về các tác phẩ m của nhà văn, đă ̣c biê ̣t là các tài liê ̣u, sách báo, luâ ̣n văn viế t về dấ u ấ n văn hóa Nam Bô ̣ - đóng góp của ông cho văn xuôi Nam Bô ̣ cũng khá nhiề u nhưng chưa thành hê ̣ thố ng. Chính vì vâ ̣y, chúng tôi đã ma ̣nh da ̣n cho ̣n đề tài Dấu ấn văn hóa Nam bộ trong một số tác phẩm của 1
- Nguyễn Quang Sáng nhằ m làm rõ hơn thành công và những cố ng hiế n của ông cho văn xuôi Nam Bô ̣ nói riêng và nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ trpng văn học Đầ u tiên phải kể đế n luận văn của tác giả Nguyễn Thi ̣Điê ̣p với đề tài Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Cầ n Thơ năm 2009. Luâ ̣n văn đã tìm hiể u đươ ̣c những đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bô ̣. Đồ ng thời, luận văn cũng lý giải về sự ảnh hưởng và tác đô ̣ng của văn hóa Nam Bộ đế n tư tưởng nghê ̣ thuật của nhà văn Sơn Nam. Tiếp theo là luâ ̣n văn thạc si ̃ của tác giả Pha ̣m Thi ̣Minh Hà về Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Hồ Biể u Chánh tại Đa ̣i ho ̣c Đà Nẵng năm 2014. Công trình góp phần ghi nhận cuô ̣c số ng Nam Bô ̣ qua quang cảnh miền quê, hiǹ h ảnh người nông dân, những phong tục, tâ ̣p quán trong đời sống của người dân Nam Bộ. Luận văn cũng giúp chúng tôi có thêm những ý tưởng quý giá khi thực hiê ̣n đề tài. Bên cạnh đó bài báo của tác giả Nguyễn Thi ̣ Kim Tiế n đươ ̣c in trên Tạp chí Văn ho ̣c Nghê ̣ thuâ ̣t số 392, tháng 2-2017 với nhan đề Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn cũng đưa ra những nhâ ̣n đinh ̣ về đất đai, con người, lịch sử khẩn hoang cũng như quá trình phát triển của Nam Bộ qua các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam. Bằng một bút pháp giản dị, Sơn Nam đã dựng nên một bức tranh sống động về những sinh hoạt văn hóa Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ở bài báo này, người đọc sẽ được hiểu về quá trình khẩn hoang ở Đồng bằng Sông Cửu Long với sông rạch, rừng chồi, đầm lầy, là môi trường của sốt rét mãn tính; đến việc hình thành nên nết ăn, nếp ở, tập quán, sinh hoạt của con người vùng Nam Bộ. Sức sống của vùng đất từ thời kỳ khai hoang qua nhiều thế hệ đã tạo nên chân dung diện mạo một vùng văn hóa trong đó định hình nên dân tộc tính, để rồi tinh thần đó bám rễ vào sáng tác văn chương của những người đã từng gắn bó sâu sắc với mảnh đất này. Theo Sơn Nam, ở vùng Đồng bằ ng Sông Cửu Long, môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện chi phối sự chuyển đổi phương thức sống của người 2
- dân nơi đây như dễ thay đổi nơi cư trú, đi tìm mảnh đất dễ làm ăn. Do đó, họ dễ dàng chấp nhận sống lưu động, thay đổi nghề nhanh chóng. Mặt khác, do nguồn lợi thiên nhiên sẵn có, thời tiế t ổ n đinh, ̣ cá tôm dồi dào nên họ thích “làm cật lực cho rồi việc, chớ không làm rề rề như lục bình trôi. Xong rồi nghỉ, lo việc khác, bằng không thì vui chơi thoải mái”. Đồng bằng là kiểu “văn minh sông rạch”, mối quan hệ giữa người với người cũng nhờ chiếc ghe là phương tiện giao thông. Trong các mối quan hệ, họ đối đãi bình đẳng, không câu nệ, không cần trả ơn. Và họ quan niệm, vốn liếng, nhà cửa, sức khỏe, sinh mạng hiện còn được là nhờ bạn bè, người dưng. Vì vậy, người nơi đây thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét kẻ thay lòng đổi dạ, không chấp nhận những kẻ “năng thuyết bất năng hành, cách nói vòng vo tam quốc, rào trước đón sau” mà họ là những con người tính khí nóng nảy, bộc trực, lắm khi đến mức thô bạo. Nét tính cách truyền thống đó, đến nay vẫn được di dưỡng, dù cho vùng đất lục tỉnh đã trải qua những giai đoa ̣n thăng trầm của cuộc sống. Bài báo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngân Trang với Cảm quan văn hóa trong sáng tác của Sơn Nam trên Tạp chí Văn hóa Nghê ̣ thuâ ̣t số 377, tháng 11 năm 2015, cho chúng ta thấy một số nét đặc trưng của văn hóa vùng đất và con người Nam Bộ qua văn hóa ứng xử, qua cách sinh hoạt và qua mố i quan hê ̣ giữa con người với thiên nhiên. Từ đó, tác giả làm nổi bâ ̣t cuô ̣c số ng gắ n bó với thiên nhiên và chan hòa với thiên nhiên để có cuộc sống an yên, tình cảm. 2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến dấu ấn văn hóa Nam Bộ qua các tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng Trong Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi Pháp - Chân dung của Lý Hoài Thu (2007) đã dành nhiều trang viết về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, trong đó có cung cấp một số đặc điể m phong cách truyện ngắn và đặc biệt đã làm nổi bật chất Nam Bộ trong ngôn ngữ, văn phong của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong luận văn tha ̣c si ̃ văn ho ̣c của Nguyễn Thi ̣ Mỹ Châu (2011), tác giả nhận thấy “Nguyễn Quang Sáng đã trút hết tâm huyết của mình vào việc xây dựng hình ảnh những người nông dân chất phác của Nam Bộ trở thành những 3
- nhân vật văn học đầy cá tính với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Họ là những con người sống bộc trực, hồn nhiên và giàu tình nghĩa, thủy chung. Đó cũng chính là những phẩm chất cao quý của người dân miền quê sông nước này.” Cũng viết về đề tài chiến tranh, nhưng các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng không tập trung vào việc xây dựng hình ảnh những anh hùng của thời đại mà nhà văn chỉ viết về những điều rất nhỏ, rất bình dị trong cuộc sống. Luận án tiế n si ̃ văn ho ̣c của Lê Thi ̣ Phương (2017) đã tìm hiểu những vấn đề lí luận về phong cách, đặc biệt là phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nguyễn Quang Sáng đươ ̣c xem như một trong những gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn đã đóng góp cho văn học và cho cả điện ảnh Việt Nam những tác phẩm có giá trị. Nghiên cứu về các tác phẩ m của ông, chúng ta tìm thấy những nét độc đáo, mới mẻ trong phong cách nghệ thuật. Trên cơ sở đó, luận án khẳng định vai trò, dấu ấn phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Quang Sáng đối với sự phát triển văn ho ̣c dân tộc. Bài nghiên cứu “Đất và người trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng” đăng trên báo Online Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Ngọc Phú (2019) đã nhận xét về người Nam Bộ “họ mang tầm vóc của một anh hùng, kết tinh sức mạnh của cộng đồng như: cô giao liên Thu (Chiếc lược ngà); chị xã đội trưởng Dung (Chị xã đội trưởng); chị Nhung (Chị Nhung) với mưu trí dày dặn kinh nghiệm, tự tin đối phó với kẻ thù; Sa Rết (Nàng Sa Rết) kiên cường bảo vệ bí mật cách mạng; em gái nhỏ (Quán rượu người câm); hay những bác nông dân can trường, nghĩa khí, gác bỏ tình riêng.” Trong bài Một khế ước văn hóa Nam Bộ của tác giả Đỗ Ngo ̣c Yên đăng trên báo Điê ̣n tử của Bô ̣ Văn hóa, Thể thao và Du lich ̣ thì “phần lớn những người đã từng tiếp xúc hay đọc các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ở hầu hết mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, học vấn, địa vị xã hội... đều cho rằng ông là người mang đậm chất Nam Bộ như là một khế ước văn hóa, kể cả trong cuộc sống đời thường cũng như trong tác phẩm văn chương”. Nguyễn Quang Sáng thể hiê ̣n chấ t Nam Bô ̣ ấ y ngay trong mố i quan hê ̣ giao tiế p với ba ̣n bè: cách nói chuyê ̣n mô ̣c ma ̣c, khôi hài, vui vẻ. Còn trong văn chương, ông phản ánh tiń h 4
- cách người dân Nam Bô ̣ với vài nét: tính trung thực, ngay thẳng, không ưa dối trá. Chỉ vài điể m đó tiń h cách người dân Nam Bô ̣ đã hiể n hiê ̣n rõ ràng. Còn với nhà thơ Trầ n Đăng Khoa, ông nhâ ̣n xét về các tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng: “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm chết người cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn đang vây bủa mù mịt, cũng có thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ, dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.” Ngoài ra, cũng có một số bài viết, nhận định khác bàn về tác phẩ m Nguyễn Quang Sáng cũng như những yếu tố văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của ông được đăng trên các báo, ta ̣p chi,́ các trang website uy tín. Tấ t cả đề u là những tài liê ̣u vô cùng quý giá, cần thiết, mang tính chất gơ ̣i ý cho chúng tôi trong quá trình thực hiê ̣n đề tài. Như vậy, từ khi ra đời, các tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng đã được đông đảo giới chuyên môn và độc giả quan tâm. Từ đó, chúng ta có những đánh giá xác đáng, ghi nhận thành công và những đóng góp của ông cho văn ho ̣c. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà luận văn đề cập tới là: Những biểu hiện văn hóa Nam Bô ̣ đươ ̣c biểu hiện trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi khảo sát giới hạn cho luận văn là 9 truyện ngắn, 1 truyện vừa và 1 tiể u thuyế t của Nguyễn Quang Sáng. Cụ thể, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu từ các tác phẩm sau: - Ông Năm Hạng (Truyện ngắn, 1959) - Đấ t lửa (Tiểu thuyết, 1963) 5
- - Chi ̣ xã đội trưởng (Truyện ngắn, 1966) - Chiế c lược ngà (Truyện ngắn, 1966) - Người đàn bà Tháp Mười (Truyện ngắn, 1966) - Quán rượu người câm (Truyện ngắn, 1967) - Con gà trống (Truyện ngắn, 1970) - Cái áo thằng hình rơm (Truyện vừa, 1975) - Người dì tên Đợi (Truyện ngắn, 1995) - Cái gáo mù u (Truyện ngắn, 1997) - Dân chơi (Truyện ngắn, 1998) 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Vâ ̣n du ̣ng phương pháp này nhằ m chỉ ra đươ ̣c việc sử dụng kiến thức của nhiều ngành giúp chúng ta làm rõ được vấn đề. Từ đó, chúng ta thấ y đươ ̣c nô ̣i dung phản ánh của tác phẩ m cũng như tư tưởng của nhà văn. 4.2. Phương pháp thố ng kê Giúp ta có đươ ̣c những số liê ̣u đầ y đủ nhấ t về đề tài. Các dữ liê ̣u về đề tài đươ ̣c sắ p xế p một cách khoa ho ̣c, rõ ràng. 4.3. Phương pháp hệ thống Nghiên cứu về dấ u ấ n văn hóa Nam Bô ̣ cầ n phải đă ̣t chúng ở trong một hệ thống nhất định, trong mô ̣t môi trường, mô ̣t thời điể m nhấ t đinh ̣ để thấ y đươ ̣c tính tổng thể cũng như tính hài hòa của dấ u ấ n văn hóa Nam Bô ̣ trong toàn bô ̣ nô ̣i dung đươ ̣c tác giả phản ánh. 4.4. Phương pháp tổ ng hợp Từ việc phân tích các tác phẩ m, chúng ta vâ ̣n du ̣ng phương pháp tổ ng hơ ̣p để có cái nhìn toàn diê ̣n, rút ra những nhâ ̣n đinh ̣ chung về sự viê ̣c, hiê ̣n tươ ̣ng. 4.5. Các phương pháp khác Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: so sánh, đố i chiếu, ...để đi sâu khai thác các yếu tố liên quan đến dấ u ấn văn hóa Nam Bô ̣ trong mô ̣t số tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng. 6
- 5. Đóng góp của đề tài Từ góc nhìn chủ quan, chúng tôi nhận thấy đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về những dấu ấn văn hóa của Nam Bô ̣ như trang phục, phong tu ̣c, phẩ m chấ t của con người Nam Bô ̣ trong mô ̣t số tác phẩ m Nguyễn Quang Sáng. Do đó, nếu thực hiện thành công đề tài này, luận văn sẽ có những đóng góp sau đây: - Chỉ ra được những dấu ấn văn hóa Nam Bô ̣ trong các tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng. - Khẳng định được những đóng góp to lớn của Nguyễn Quang Sáng trong nề n văn xuôi Nam Bô ̣ nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề về lí thuyết văn hóa, văn hóa Nam Bô ̣ và tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng Chương 2. Cảnh sắc làng quê và con người Nam Bô ̣ trong tác phẩ m của Nguyễn Quang Sáng Chương 3. Dấ u ấ n văn hóa Nam Bô ̣ trong nghệ thuật xây dựng truyện của Nguyễn Quang Sáng 7
- Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA NAM BỘ VÀ TÁC PHẨM CỦ A NGUYỄN QUANG SÁNG ̣ về văn hóa và văn hóa Nam Bô ̣ 1.1. Khái niêm ̣ về văn hóa 1.1.1 Khái niêm Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian, … Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh, …). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ, …). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn, …) Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt, văn hóa được dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Còn theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, ... Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo 8
- và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” Theo Hồ Chí Minh, văn hóa đươ ̣c hiể u là “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Trong khái niệm này, khái niê ̣m văn hóa được hiểu đơn giản nhưng đầ y đủ văn hóa là những gì phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c đić h số ng cũng như khả năng sinh tồ n của con người. Còn theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor thì "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Như vậy, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. ̣ về văn hóa Nam Bô ̣ 1.1.2. Khái niêm Dựa vào điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, văn hóa Việt Nam chia thành 6 vùng. Vùng văn hóa để chỉ một không gian có những tương đồng về hoàn cảnh, tự nhiên, dân cư sinh sống, … Ở đây chỉ xin đề cập tới vùng văn hóa Nam Bộ. Văn hoá Nam Bộ là văn hóa của một vùng đất nằm ở cực Nam của Tổ quốc. Đây là một nội dung khá quan tro ̣ng vì nó liên quan mâ ̣t thiế t tới văn ho ̣c 9
- Nam Bộ. Ở đây, những kiến thức về văn hoá Nam Bộ được tìm hiểu qua các ngành như: Văn hóa học, Ngữ văn, Xã hội học. Về đặc điểm tự nhiên, xã hội: Vùng Nam Bộ nằm ở lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, khí hậu có hai mùa: Mùa khô – mùa mưa rõ rệt. Pha ̣m vi vùng văn hóa Nam Bộ bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồ ng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Riạ - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồ ng Tháp, Cầ n Thơ, Hâ ̣u Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Có thể chia thành ba tiể u vùng văn hóa: tiể u vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ và tiể u vùng Sài Gòn. Về điạ hình, đây là một vùng đồ ng bằ ng sông nước rất đặc trưng, có diện tích hơn 6 triệu ha và có độ phì nhiêu cao nhấ t trong tấ t cả các đồ ng bằ ng nước ta. Cư dân Nam Bộ gồm: người Việt, người Chăm, người Hoa và cư dân bản địa Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông. Văn hóa Nam Bộ mang đậm dấu ấn sông nước, đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây; âm nhạc có vọng cổ, cải lương, hát tài tử; Tôn giáo, tín ngưỡng khá đa dạng và có tính phức hợp. 1.1.3. Mố i quan hê ̣ giữa văn hóa và văn ho ̣c Văn học có vai trò quan tro ̣ng trong việc phản ánh nền văn hóa dân tộc. Mo ̣i phương diê ̣n của văn hóa đươ ̣c phản ánh trong nhiề u tác phẩ m văn ho ̣c như phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t, ẩ m thực, .… Theo Trầ n Hoài Anh “Tiếp xúc với tác phẩm văn học cũng chính là tiếp xúc với những giá trị văn hóa được nhà văn phản ánh trong đó, nhất là những tác phẩm văn học mà đối tượng phản ánh là những vấn đề văn hóa như tác phẩm văn học viết về phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, các truyền thuyết lịch sử, lễ hội…. Dấu ấn văn hóa ở những tác phẩm văn học thuộc thể tài này là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học ứng dụng, khi chúng ta tìm hiểu các giá trị văn hóa nhìn từ văn học, dựa trên cơ sở lý thuyết liên ngành giữa văn học và văn hóa”. Từ nhâ ̣n đinh ̣ 10
- này, ta thấ y văn hóa và văn ho ̣c có mố i quan hê ̣ gắ n bó, văn hóa là nề n tảng để văn ho ̣c phát triể n. Văn ho ̣c phát triể n phản ánh mo ̣i phương diê ̣n của văn hóa. Như vậy, xét về một ý nghĩa nào đó, nhà văn chính là người đã tái hiện văn hóa dân tộc bằng văn học. Đến với các tác phẩm văn học cũng chính là đế n với những giá trị văn hóa được nhà văn phản ánh trong đó, nhất là những tác phẩm văn học xoay quanh các vấn đề văn hóa. 1.2. Nguyễn Quang Sáng – nhà văn của vùng quê Nam Bô ̣ 1.2.1. Vài nét về tiể u sử Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/1/1932 tại làng Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Quê hương ông cũng là một vùng đất có truyền thống cách mạng, có nhiề u phong tu ̣c tâ ̣p quán tốt đẹp, là cái nôi sinh thành của nhiều danh nhân, văn nghệ sĩ, chiế n si ̃ yêu nước. Nguyễn Quang Sáng xuất thân trong một gia đình giàu tinh thần yêu nước và truyền thống dân tô ̣c. Cha ông làm nghề thơ ̣ ba ̣c, có nhiề u mố i quan hê ̣ thân thiết với nhiều nhà cách ma ̣ng, trong đó có nhà cách ma ̣ng Châu Văn Liêm. Nhờ đó, ông đã sớm hiểu biết những vấn đề quốc gia đại sự. Ông đã tham gia bộ đội, làm liên lạc cho Vệ quốc đoàn tỉnh Long Châu Tiền khi mới 14 tuổi. Sau đó, ông hành quân từ Long Châu Sa (Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc), băng sông Tiền, qua sông Hậu, về U Minh. Đơn vị từng trấn giữ chiến trường Bảy Núi – tức Thất Sơn, mở nhiều chiến dịch. Vậy là, tuổi ấu thơ của nhà văn được rèn luyện trong máu lửa chiến tranh, nhờ đó đã hun đúc nên cốt cách kiên cường của một cán bộ cách mạng, mô ̣t nhà văn lớn. Năm 1948, Nguyễn Quang Sáng được cử đi học thêm về văn hoá để chuẩn bị cán bộ cho kháng chiến lâu dài. Ông đươ ̣c kết nạp Đảng, từ năm 1950 – 1952, ông được cử về làm cán bộ Phòng Chính trị Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ. Ở tuổ i đôi mươi, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự trưởng thành hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ông nghiên cứu lịch sử nhất là lịch sử tôn giáo của vùng đất Nam Bộ. Quê hương ông chính là một phần của lịch sử. Ông xót xa thấ y Phật giáo Hòa Hảo phát sinh ngay trong gia đình, họ tộc, thôn xóm. Chính những hiể u biế t chưa că ̣n ke,̃ chưa tới nơi tới chố n của người dân nơi đây, đã đẩ y bao cha me ̣ 11
- mấ t con, bao đứa con thơ phải bơ vơ, bao cặp vợ chồng xa cách, bao đôi lứa yêu nhau trên đôi bờ chiến tuyến. Giă ̣c lơ ̣i du ̣ng cơ hô ̣i đẩ y nhân dân ta vào cuô ̣c tương tàn thảm khốc. Chính lịch sử quê hương và cuộc đời bộ đội ở khắp các chiến trường miền Tây đã tạo nên vốn sống phong phú và có giá tri ̣ cho quá trình viết văn của Nguyễn Quang Sáng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, những kỷ niệm một thời sôi nổi, một thời đa ̣n bom khói lửa ùa về . Nguyễn Quang Sáng bắt đầu sáng tác nhằ m giới thiệu con người quê hương và cuộc kháng chiến ở miền Nam. Truyện ngắn Người quê hương, và các tiểu thuyết Nhật ký người ở lại, Đất lửa ra đời. Năm 1966, cao trào đánh Mỹ cứu nước được kêu go ̣i và phát động rộng raĩ . Nguyễn Quang Sáng đã vượt dãy Trường Sơn trở lại chiến trường Đồng Tháp Mười. Trong các tác phẩm của ông nổi bật là những cô gái giao liên, dân công, cán bộ địa phương... đang làm nên nghiệp lớn trong thời đại chiến tranh. Mùa khô năm 1967, ông trở về R. Mùa xuân năm 1968 lại theo bộ đội hành quân với tư cách phóng viên, theo đường dân công tải đạn trên những con đường mở trận về chiến trường Sài Gòn. Nguyễn Quang Sáng cũng từng tận mắt nhìn thấy và đứng trong làn khói bom đạn trên đường phố, và chứng kiến những hoạt động chiến đấu của những con người dũng cảm – các chiến sĩ biệt động. Những tháng ngày số ng gian khổ cùng anh em đồng chí đồ ng đội sẽ là vốn sống, tư liê ̣u quý giá để tạo nên các tác phẩm có giá trị về chiến tranh của ông sau này. Sau khi bị những trận sốt rét rừng hành ha ̣, sức khỏe ông bi ̣ yế u đi nhiề u, Nguyễn Quang Sáng trở lại miền Bắc năm 1972. Từ đây, sự nghiệp viết văn thực sự đơm hoa thơm, kết trái ngo ̣t. Có nhiề u thành tựu nổi bật trong sáng tác văn chương, Nguyễn Quang Sáng từng được bầu vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn các khoá II và khoá III. Sau ngày thống nhất đất nước, ông về công tác tại Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký – tức Chủ tịch Hội Nhà văn trong thời gian hơn mười năm. 12
- Như vâ ̣y, đi thực tế, lao động nghệ thuật nghiêm túc, miệt mài, Nguyễn Quang Sáng đã nêu một tấm gương sáng về sự cố ng hiến cho sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học. Ở tuổi tám mươi, Nguyễn Quang Sáng vẫn viết và còn khắc khoải về quê hương miền Tây vùng sông nước mà nhà văn đã có dịp đi thực tế gần một năm tới nhiều vùng sâu, vùng xa, ăn ngủ, sinh hoạt cùng dân, lắng nghe tậm tư, nguyện vọng của người dân để nhận ra được bao điều mới lạ. Để rút ra một kết luận: “Một khi anh còn đi vào cuộc sống, còn lắng nghe những hơi thở của cuộc sống thực, thì anh vẫn còn có thể viết văn được”. 1.2.2. Sự nghiê ̣p sáng tác văn học Về văn xuôi: - Con chim vàng (Truyện ngắn, 1956) - Người quê hương (Truyện ngắn, 1958) - Ông Năm Hạng (Truyện ngắn, 1959) - Đấ t lửa (Tiểu thuyết, 1963) - Chi ̣ xã đội trưởng (Truyện ngắn, 1966) - Chiế c lược ngà (Truyện ngắn, 1966) - Người đàn bà Tháp Mười (Truyện ngắn, 1966) - Quán rượu người câm (Truyện ngắn, 1967) - Chiếc lược ngà (Truyện ngắn, 1968) - Bông cẩm thạch (Truyện ngắn, 1969) - Con gà trống (Truyện ngắn, 1970) - Chiếc áo thằng hình rơm (Tiể u thuyế t, 1975) - Mùa gió chướng (Tiể u thuyế t, 1975) - Người con đi xa (Truyện ngắn, 1977) - Bàn thờ tổ một cô đào (Truyện ngắn, 1985) - Tôi thích làm vua (Truyện ngắn, 1988) - Con mèo của Foujita (Truyện ngắn, 1991) - Người dì tên Đợi (Truyện ngắn, 1995) - Cái gáo mù u (Truyện ngắn, 1997) - Dân chơi (Truyện ngắn, 1998), ... 13
- ̣ bản phim Về kich - Mùa gió chướng (1977) - Cánh đồng hoang (1978) - Pho tượng (1981) - Cho đế n bao giờ (1982) - Mùa nước nổi (1986) - Dòng sông hát (1988) - Câu nói dối dầ u tiên (1988) - Thời thơ ấu (1995) - Giữa dòng (1995) - Như một huyền thoại (1995), … Nguyễn Quang Sáng là nhà văn làm viê ̣c nghiêm túc, có sức sáng tác dồi dào, không ngừng nghỉ. Do đó, mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới, tác phẩ m la ̣i được đón nhận nồng nhiệt và có sức hút đặc biệt với độc giả. ̣ nghê ̣ thuâ ̣t về con người của Nguyễn Quang Sáng 1.3. Quan niêm Macxim Gorki đã khẳ ng đinh: ̣ “Văn ho ̣c là nhân ho ̣c”. Đó là nghê ̣ thuâ ̣t miêu tả, biểu hiê ̣n con người. Con người chính là đố i tươ ̣ng chủ yế u của văn ho ̣c. Dù đề tài miêu tả là gi,̀ nhân vâ ̣t là ai thì văn học đều nhằm mục đích thể hiện các vấ n đề liên quan đế n con người. Hồ Chí Minh định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Như vậy, con người không phải là những cá thể biệt lập mà con người được xác định trong các mố i quan hệ xã hô ̣i, trong lao động sản xuấ t. Thực tế cho thấy, con người muố n tồ n ta ̣i phải đảm bảo các nhu cầ u thiế t yế u như ăn ở, đi la ̣i, giao lưu, đă ̣c biê ̣t là phải có lao động, phải có ngôn ngữ, phải có tư duy hay chế tạo công cụ lao động, ... Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Với Nguyễn Quang Sáng, quan niệm nghệ thuật về con người của ông thể hiê ̣n rõ cái nhin ̀ , cái 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 155 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 147 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn