intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1 - Thể loại trường ca và hành trình sáng tác của Trần Anh Thái; chương 2 - chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái nhìn từ phương diện nội dung và chương 3 - Phương thức biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ MAI LIÊN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA TRẦN ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ MAI LIÊN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA TRẦN ANH THÁI Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN ĐỨC Hà Nội – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến PGS. TS Hà Văn Đức – người thầy đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thiện luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn đến nhà thơ Trần Anh Thái, người đã cung cấp cho tôi những tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Cuối cùng là lời cảm ơn dành đến gia đình, người thân và bạn bè đã cùng đồng hành, ủng hộ. Tác giả luận văn Vũ Mai Liên
  4. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................ 8 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN ANH THÁI ............................................................................... 10 1.1. Khái niệm trƣờng ca và sự phát triển của trƣờng ca Việt Nam hiện đại...... 10 1.1.1. Khái niệm trường ca .......................................................................... 10 1.1.2. Sự phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại ................................. 11 1.2. Đề tài chiến tranh trong trƣờng ca Việt Nam hiện đại....................... 17 1.2.1. Nội dung của trường ca Việt Nam hiện đại ....................................... 17 1.2.2. Cảm hứng về chiến tranh trong trường ca Việt Nam hiện đại .......... 21 1.3. Hành trình sáng tác của Trần Anh Thái ............................................. 24 1.3.1. Quan điểm của Trần Anh Thái về trường ca ..................................... 24 1.3.2. Hành trình sáng tác ........................................................................... 27 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28 CHƢƠNG 2: CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA TRẦN ANH THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ......................................... 30 2.1. Hình ảnh quê hương, đất nước trước chiến tranh .................................... 30 2.2. Hiện thực chiến tranh tàn khốc ................................................................ 34 2.2.1. Cuộc sống trong chiến tranh gian khổ............................................... 35 2.2.1.1. Cuộc sống của người lính nơi chiến trường ................................ 35 2.2.1.2. Cuộc sống của những người ở hậu phương ................................ 47 1
  5. 2.2.2. Sự hi sinh, mất mát sau chiến tranh................................................... 52 2.3. Số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh ....................................... 56 2.3.1. Số phận người lính .......................................................................... 56 2.3.2. Thân phận người phụ nữ ................................................................. 60 2.4. Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh .............................................. 66 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 68 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA TRẦN ANH THÁI............................................................... 71 3.1. Kết cấu đa dạng ...................................................................................... 71 3.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian ........................................................... 72 3.1.2. Kết cấu theo mạch trữ tình – triết luận.............................................. 74 3.2. Một số biểu tƣợng nổi bật...................................................................... 77 3.2.1. Con đường .......................................................................................... 79 3.2.2. Máu .................................................................................................... 82 3.2.3. Lửa ..................................................................................................... 83 3.3. Sự kết hợp nhiều thể thơ .......................................................................... 84 3.3.1. Thơ truyền thống và sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống . 85 3.3.2. Thơ tự do ............................................................................................ 86 3.3.3. Thơ văn xuôi....................................................................................... 87 3.3.4. Sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại nội tâm ................................. 89 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu ......................................................................... 92 3.4.1. Ngôn ngữ phong phú, được sử dụng linh hoạt .................................. 92 3.4.1.1. Hệ thống ngôn ngữ phong phú, giàu sắc thái biểu cảm .............. 92 3.4.1.2. Cách sử dụng ngôn từ linh hoạt................................................... 93 3.4.2. Giọng điệu đa thanh........................................................................... 98 3.4.2.1. Giọng điệu trầm lắng, xót thương ............................................... 99 3.4.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lý .......................................................... 100 2
  6. 3.4.2.3. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca................................................. 102 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 103 C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 3
  7. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sự phát triển nhiều biến động của xã hội hiện đại, con người có xu hướng xa rời dần văn học nói chung, với những thể loại như thơ, đặc biệt là trường ca hay tiểu thuyết. Sự trôi chảy của thời gian hay vòng xoáy của cuộc sống hiện tại khiến người ta không còn nhiều thì giờ dành cho những cuốn tiểu thuyết kinh điển dày hàng vài trăm đến nghìn trang. Thay vào đó, là sự đọc tranh thủ những tác phẩm truyện ngắn, bút kí rồi dần dà là những mẩu tin nhanh trên mạng internet hay bản tin thời sự... Giới trẻ lại thường có những mối quan tâm hứng thú tới một loại truyện có xu hướng xa rời hiện thực hay lí tưởng, mơ mộng hóa hiện thực, đó là truyện ngôn tình. Tuy nhiên, cũng cần có sự nhìn nhận lại một cách khách quan, trong đời sống văn học gần đây có sự “trở lại” của thể loại trường ca – một thể loại vốn không gây được thiện cảm với bạn đọc nói chung và thế hệ các học trò nói riêng bởi “đặc tính” dài và khó đọc. Do đó, cần thiết có những bài nghiên cứu về trường ca để kịp có những nhận xét, đánh giá khách quan, xác đáng những đặc điểm hay vai trò, vị trí của thể loại này trong sự phát triển chung của nền văn học dân tộc. Trong một loạt các tác giả trường ca, Trần Anh Thái xuất hiện như một bông hoa nở muộn nhưng cũng không kém phần rực rỡ: ông được đánh giá là cây bút trường ca tiêu biểu cho thế hệ những người viết trường ca cùng thời với mình. Những tác phẩm của ông thu hút được sự chú ý và ấn tượng từ nhiều nhà nghiên cứu. Đã có những cuộc tọa đàm văn học về trường ca Trần Anh Thái như một hiện tượng nổi bật với những nhận định xác đáng, khách quan và hầu hết đều là những lời khen ngợi, có người đã gọi ông là “nhà trường ca” bởi chỉ trong thời gian 10 năm (1999 - 2009), ông đã “trình làng” 3 trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời (1999), Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007). Do vậy, nghiên cứu về trường ca Trần Anh Thái vẫn đang là một nhiệm vụ cần thiết và khá thú vị được đặt ra trong giới nghiên cứu cũng như trong những công trình nghiên cứu của sinh viên hay học viên. Ở phương diện khác, một đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại luôn là đề tài “nóng hổi” trong văn chương. Ta đã thấy một dàn đồng ca chống 4
  8. Mỹ với những tác phẩm mang đậm âm hưởng sử thi và ngợi ca những cuộc kháng chiến oanh liệt đó. Đến trường ca Trần Anh Thái, đề tài chiến tranh lại trở lại nhưng được đề cập đan xen với những suy tư, trăn trở về nhiều vấn đề của cuộc sống hiện tại – sau chiến tranh. Đặc biệt, tác giả có cái nhìn về chiến tranh khác với cách nhìn của những người viết trường ca thời kì trước cũng như những người cùng thế hệ: cái nhìn không biên giới, không phe phái địch – ta, cái nhìn hướng về số phận của con người. Với chúng tôi, tính đến thời điểm làm việc về đề tài này, trường ca là một đối tượng còn mới mẻ, xa lạ và “khó nhằn”, trước giờ chưa có sự quan tâm xác đáng đến thể loại này. Bởi vậy nhân đây, chúng tôi sẽ có cơ hội làm việc nhiều hơn với trường ca; từ đó hiểu hơn và phá bỏ rào cản tâm lí về thể loại văn học này. Bởi tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về trường ca đến nay chủ yếu là các bài đăng trên các tạp chí. Mỗi bài tập trung làm sáng rõ một phương diện, khía cạnh về trường ca. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hậu đã được xuất bản thành sách, 2013 - Trường ca Việt Nam hiện đại từ góc nhìn thể loại, Trường ca, vấn đề thể loại (Mã Giang Lân – tạp chí văn hóa 1982); Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại (Diêu Lan Phương – tạp chí văn học); Khái niệm về trường ca (Từ Sơn – Tạp chí văn nghệ quân đội); Trường ca – cảm hứng, bản lĩnh và sức vóc của người viết (Nguyễn Trọng Tạo – Tạp chí văn học); Trường ca (Phạm Huy Thông – Tạp chí văn học); Đi về cội nguồn một trường ca (Huy Thông – Báo văn nghệ); Về thể loại trường ca và tính chất của nó (Trần Ngọc Vương – Tạp chí văn nghệ quân đội)… Trong nhà trường, đề tài nghiên cứu về trường ca dần được chú ý và khai thác nhiều hơn. Các tác giả chủ yếu dựa trên những bài viết lý thuyết ít ỏi về trường ca để khám phá tập trung nhưng toàn diện trường ca của một hoặc một nhóm tác giả. Trong luận án Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm (2008), tác giả Mai Bá Ấn đã khảo sát và chỉ ra đặc điểm trường ca của nhóm ba tác giả trên ở cả 5
  9. phương diện đề tài, cảm hứng và nghệ thuật biểu hiện. Diêu Lan Phương, trong luận án tiến sĩ Thể loại trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển và những đặc điểm của trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam. Bởi tính khái quát trong đối tượng nghiên cứu, luận án này cung cấp một tư liệu quý cho người đi sau khi tiếp cận thể loại trường ca, đặc biệt trường ca trong văn học hiện đại. Ngoài ra, còn nhiều luận văn, luận án khác nghiên cứu về trường ca của nhiều tác giả khác như trường ca Hữu Thỉnh, trường ca Lê Thị Mây, … Trần Anh Thái được xếp vào lớp những nhà thơ mới viết trường ca nhưng lại có những sáng tác gây được tiếng vang. Đến nay, đã có khá nhiều bài viết đăng trên tạp chí và các công trình nghiên cứu trong nhà trường đề cập đến trường ca của ông. Nội dung các bài nghiên cứu, phê bình phong phú: phong cách, giọng điệu, ngôn từ, hình tượng …trong trường ca Trần Anh Thái. Đến nay, đã có hai buổi tọa đàm về trường ca Trần Anh Thái được tổ chức. Một là cuộc hội thảo thơ mang tên: Nhà thơ Trần Anh Thái với thể loại trường ca do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhiều nghiên cứu, phê bình tiêu biểu như GS Trần Đình Sử, PGS.TS Nguyễn Văn Long, PGS.TS Lý Hoài Thu, GS Trần Ngọc Vương, TS Chu Văn Sơn,… cùng đông đảo các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong cả nước. Trong buổi tọa đàm này, hầu hết các bản tham luận đều có những đánh giá, phê bình xác đáng đối với trường ca Trần Anh Thái và khẳng định sự thành công của cây bút mới “nổi” này. Buổi thứ hai được tổ chức vào ngày 4 tháng 6 năm 2009, tại Viện Văn học Việt Nam, mang tên “Trường ca Trần Anh Thái”. Trong đó có sự tham gia của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu có tiếng đến từ các trường đại học như PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Lý Hoài Thu, PGS.TS Lưu Khánh Thơ, PGS.TS Ngô Văn Giá, … Mỗi người nghiên cứu và đánh giá trường ca Trần Anh Thái từ một phương diện, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều có những ngợi ca đối với nhà thơ này. Những buổi tọa đàm này rất quan trọng trong việc đưa trường ca Trần Anh Thái đến với bạn đọc và khẳng định tài năng mới nở rộ của nhà thơ quân đội này. Ngoài ra rất nhiều bài báo, phê bình xuất hiện trên các Tạp chí văn nghệ Quân đội, báo Văn nghệ, Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện văn 6
  10. học… đề cập đến trường ca Trần Anh Thái. PGS.TS Ngô Văn Giá nhận xét: Tôi đã đọc, đã nung nấu nhiều mô hình trường ca, từ Bài ca chim Chơ Rao của Thu Bồn cho đến nay, qua nhiều trường ca thì thấy rằng, Trần Anh Thái đã có những đóng góp rất lớn về nội dung, tư tưởng, thi pháp…Trần Anh Thái đã có hướng mở cho trường ca [35, tr265]. Nhận xét về phương diện cấu trúc và ngôn ngữ trong trường ca Trần Anh Thái, PGS.TS Lưu Khánh Thơ viết: Trần Anh Thái đã cách tân trường ca của mình. Anh vừa trung thành với truyền thống, vừa phá cách. Ở Đổ bóng xuống mặt trời, cấu trúc theo cốt truyện, có chủ đề. Trường ca Ngày đang mở sáng đi theo mạch cảm xúc. Cả ba trường ca của Trần Anh Thái đều sử dụng các biểu tượng nghệ thuật. Lượng những câu thơ hay rất nhiều, không chỉ về chiến tranh, mà về nhân thế, về lẽ sống, Trần Anh Thái có cách tân về thi pháp [35, tr266-267]. PGS.TS Lý Hoài Thu cũng có những nhận xét mang tính bao quát về trường ca Trần Anh Thái: Trần Anh Thái làm mới mình, mới thể loại. Cấu trúc thơ Trần Anh Thái lỏng, nhưng có sức hút mạnh. …những đoạn có âm hưởng chiến trận, Trần Anh Thái đã thành công lớn[35, tr271]. Đồng thời nhà nghiên cứu thẳng thắn chỉ ra điểm mạnh cũng là điểm yếu trong trường ca Trần Anh Thái: tâm trạng quá nhiều day dứt, âu lo khiến sự liền mạch bị loãng ra [35, tr271]. Như vậy, nhìn trên tổng thể, các cuộc tọa đàm, các bài báo, hầu hết đều có những ý kiến ngợi ca và khẳng định sự sáng tạo trong trường ca Trần Anh Thái cũng như khả năng sáng tác ở nhà thơ miền biển này. Trên cơ sở những bài nghiên cứu, tham luận này, đã có một số luận văn trong các trường đại học nghiên cứu về trường ca Trần Anh Thái. Có thể kể đến Trường ca Trần Anh Thái nhìn từ góc độ thể loại của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phong cách trường ca Trần Anh Thái của Bùi Thị Thủy, Làng trong trường ca Trần Anh Thái từ góc nhìn văn hóa của Nguyễn Thị Thuấn. Mỗi công trình đều cố gắng chỉ ra những nét đặc trưng trong trường ca Trần Anh Thái từ phương diện phong cách, ngôn ngữ, giọng điệu đến văn hóa. Từ các công trình nghiên cứu trên, đã có những nhận định, đánh giá ban đầu trên nhiều phương diện về trường ca Trần Anh Thái. Tuy nhiên, những nhận định mới dừng lại ở mức độ khái quát trên ba trường ca đầu: Đổ bóng xuống mặt trời, 7
  11. Trên đường và Ngày đang mở sáng, trường ca sau này – Mỗi loài hoa một mặt trời chưa được đề cập đến nhiều, cũng chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu sâu về nội dung biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. Vì vậy, những công trình đi trước vừa là cơ sở lí thuyết vừa là những gợi mở để chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài: Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn được tiến hành với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. - Mục đích: Trong 04 trường ca đã ra mắt, đề tài chiến tranh được đề cập đến trong ba trường ca, do vậy, chúng tôi có mong muốn nghiên cứu để chỉ ra những đặc điểm về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. Bên cạnh đó, để chỉ ra những điểm độc đáo trong trường ca viết về đề tài chiến tranh của Trần Anh Thái, chúng tôi có ý đặt các tác phẩm trong mối tương quan so sánh với một số trường ca tiêu biểu thời kì trước. - Phạm vi: Đến nay, Trần Anh Thái đã cho ra mắt bạn đọc 04 trường ca, tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát 03 trường ca coi chiến tranh như đề tài chính: Đổ bóng xuống mặt trời, Ngày đang mở sáng, Mỗi loài hoa một mặt trời. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái, chúng tôi tiến hành kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp loại hình: áp dụng trong việc tiếp cận đối tượng theo đặc điểm thể loại trường ca. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: dùng trong việc lí giải, phân tích tác phẩm ở phương diện nghệ thuật. - Phương pháp so sánh: dùng trong việc liên hệ, so sánh đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác (trường ca của một số tác giả khác hoặc các sáng tác khác của chính Trần Anh Thái…) để soi chiếu và làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng đó. - 8
  12. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Thể loại trường ca và hành trình sáng tác của Trần Anh Thái Chương 2: Chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Phương thức biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái 9
  13. B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN ANH THÁI 1.1. Khái niệm trƣờng ca và sự phát triển của trƣờng ca Việt Nam hiện đại 1.1.1. Khái niệm trường ca Thiết nghĩ, trong mọi công trình, đều cần phải có sự lí giải rõ ràng nội hàm khái niệm đối tượng đang được đề cập đến. Về khái niệm trường ca, đến nay vẫn tồn tại dưới nhiều luồng ý kiến khác nhau, chưa có một sự thống nhất rõ ràng. Trong cuốn Thuật ngữ lí luận văn học (của trường Đại học Sư phạm Vinh - 1974) có viết: Thuật ngữ trường ca xuất hiện như là để dịch một danh từ nước ngoài. Danh từ Poema trong tiếng Nga chỉ một thể loại văn học dân gian Nga truyền thống với đặc trưng là tác phẩm thơ thể hiện một nội dung lớn có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc. Nhiều khi trường ca được dùng một cách rộng rãi để chỉ một tác phẩm thơ dài hơi không nhất thiết phải có nội dung lớn. Trong trường hợp này, trường ca chỉ có ý nghĩa là bài ca, bài thơ dài [28, tr14]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2009: trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca (poème) cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi (épopée) thời cổ và thời Trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả. Diêu Lan Phương – trong luận án - đã đưa ra khái niệm trường ca và thống nhất sử dụng với nghĩa: trường ca là những tác phẩm được viết bằng văn vần, có kết cấu chặt chẽ, có nội dung cảm hứng lớn thường là những chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái chung, của quê hương, đất nước, dân tộc, con người. Nhìn trên tổng thể, các ý kiến dù không đồng nhất vẫn hướng đến những điểm chung: Về mặt hình thức, trường ca có quy mô, dung lượng lớn; về nội dung, trường ca thường đề cập đến những vấn đề mang tính lịch sử của cộng đồng, thời đại. Chúng 10
  14. tôi cho rằng sự kết hợp giữa hai khái niệm của nhóm tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học và tác giả Diêu Lan Phương sẽ tạo thành một khái niệm trường ca hoàn chỉnh hơn: trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình, được viết bằng văn vần và có kết cấu chặt chẽ; có nội dung cảm hứng lớn thường là những chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái chung, của quê hương, đất nước, dân tộc, con người. Như vậy, trong luận văn của mình, chúng tôi mạnh dạn thống nhất sử dụng khái niệm trường ca với cách hiểu như trên. 1.1.2. Sự phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại Hoàn cảnh ra đời của trƣờng ca nói chung Balzac từng nói “nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”, nhà phê bình Trương Tửu cũng đồng quan điểm khi cho rằng xã hội nào thì sinh ra nhà văn nấy. Thời đại, giáo dục gia đình và tình hình xã hội luôn tạp những ảnh hưởng đến nhân cách nhà văn và tác phẩm văn học. Giữa xã hội và văn học có mối quan hệ tác động qua lại. Văn học là tấm gương phản ánh một cách chân thực, khách quan thời đại mà nó được sinh ra. Chứng cứ là qua văn chương, ta có thể thu nhận được những hiểu biết, tri thức về một thời đại đã qua. Đơn cử nền văn học dân gian Việt Nam ta: đó không chỉ là kho tàng tri thức mà dân gian đúc kết lại là lưu truyền cho muôn đời sau mà còn là sự phản ánh đời sống lao động cũng như tâm hồn phong phú của cha ông. Mặt khác, chính thời đại, xã hội đã sinh ra văn học như một công cụ, phương tiện để ghi lại sự vận động và diễn tiến của nó. Sự đa dạng trong nhu cầu phản ánh dẫn đến sự phong phú trong hệ thống thể loại văn học. Mỗi nhu cầu phản ánh khác lại đòi hòi sinh ra một thể loại văn học phù hợp: ca dao, tục ngữ, thành ngữ để ghi lại những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất của nhân dân, phản ánh đời sống sinh hoạt của một đất nước lớn lên từ nền nông nghiệp lúa nước; truyền thuyết với những chi tiết hư cấu, tưởng tượng dựa trên sự thật lịch sử thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân trước những nhân vật, sự kiện lịch sử; khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm để nói thay tâm sự, nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhiều bất công – một điều chưa từng có trong văn học giai đoạn trước, đã đánh dấu một giai đoạn phát triển trong văn học với sự xuất 11
  15. hiện của chủ nghĩa nhân đạo; phong trào Thơ mới với những cách tân táo bạo và toàn diện (cả về nội dung và nghệ thuật) đã thể hiện sự bứt phá của cái “tôi” cá nhân khi tách ra khỏi cái “ta” chung và làm nên một giai đoạn rực rỡ, tươi sáng cho nền văn học dân tộc, một mốc son cho sự chuyển đổi ngoạn mục từ thơ cũ sang thơ mới. Tất cả đều ra đời trong những hoàn cụ thể và có tính riêng biệt, đặc trưng. Như vậy, mỗi thể loại văn học khi ra đời đã được trao một sứ mệnh, một chức năng cụ thể, riêng biệt trong nhiệm vụ chung là phản ánh đời sống xã hội, đồng thời được “người” sinh ra nó tạo cho những đặc điểm về hình thức và nội dung phù hợp với chức năng phản ánh. Sự ra đời của trường ca không nằm ngoài quy luật trên: gắn bó với một hoàn cảnh xã hội đặc thù – hoàn cảnh xảy ra cuộc chiến tranh giữa các dân tộc. Tuy nhiên, theo Hegel, không phải cuộc chiến tranh nào cũng có thể là một môi trường đủ những tính chất để trường ca ra đời, đó phải là những cuộc chiến tranh mang tính sử thi, tức “những cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc xa lạ đối với nhau” [28, tr.23]. Hegel chỉ rõ tiến trình của trường ca: ban đầu khởi thủy từ những bài thơ “đề trên mộ, thơ cách ngôn” và “trường ca về vũ trụ và thần linh” [28, tr.21]; sau tiến triển thành những trường ca sử thi ra đời vào thời điểm xảy ra “xung đột trạng thái chiến tranh” giữa hai dân tộc, “nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính lịch sử mà một dân tộc đưa ra với dân tộc khác” [28, tr. 23], “gắn liền với cái toàn thể của thời đại và của đời sống dân tộc”, “vẽ lên các sự kiện và các biến cố cụ thể” [28, tr. 21]; cuối cùng “trường ca chân chính – chủ yếu ra đời vào thời kì trung gian trong đó một dân tộc thoát khỏi tình trạng mê muội của nó và cảm thấy tinh thần của nó thức tỉnh bắt đầu tạo nên một thế giới dành riêng cho nó và nó cảm thấy sống ở đó là thoải mái” [28, tr. 21]. Tựu chung, trường ca ra đời trong bối cảnh xã hội xảy ra những cuộc chiến tranh. Nó được đòi hỏi phản ánh những vấn đề mang tính rộng lớn, thuộc về thời đại, về cộng đồng, do đó phải có đặc điểm phù hợp về mặt dung lượng, vừa đảm bảo tính tự sự, vừa đảm bảo tính trữ tình. Vậy trường ca Việt Nam có ra đời dựa trên những bối cảnh xã hội, những đòi hỏi về hình thức và nội dung như vậy không? 12
  16. Sự ra đời của trƣờng ca Việt Nam Cùng nằm trong quy luật trên, trường ca Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh đất nước xảy ra chiến tranh liên miên, nó gắn liền và phản ánh hiện thực lịch sử đó. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc, hai phần ba thời gian đất nước chìm trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, từ cuộc chiến đánh đuổi giặc Ân thời vua Hùng (gắn với truyền thuyết Thánh Gióng), quân Tần thời Thục Phán An Dương Vương đến khoảng thời gian nghìn năm Bắc thuộc (bắt đầu từ khi An Dương Vương làm mất nước vào tay Triệu Đà) và sau này là kháng chiến chống đế quốc, thực dân. Trong suốt những cuộc chiến đó, dù lớn nhỏ, nhân dân ta luôn đồng sức, đồng lòng hướng tới mục đích cao nhất: tiến hành đấu tranh, giành độc lập dân tộc. Để thắng lợi, biết bao thế hệ đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu và nước mắt. Bao nhiêu con người, có người được biết mặt đặt tên, trái lại có người sống vô danh, chết cũng vô danh đã cùng nhau làm nên đất nước này. Họ đã ngã xuống, quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh, và vì đó họ đã làm nên một trang sử hào hùng, chói lọi – trang sử của một dân tộc anh hùng. Văn học – với vai trò là người thư kí trung thành – nhất định phải lưu dấu lại những trang sử hào hùng ấy, những người con đã anh dũng hi sinh và cả những người còn sống. Do đó, chủ nghĩa yêu nước là một chủ đề xuyên suốt và là truyền thống lớn trong văn học Việt Nam, từ những truyền thuyết như Thánh Gióng hay sử thi Đăm Săn, Xinh Nhã của các dân tộc Tây Nguyên đến những tác phẩm trung đại như Tỏ Lòng (Phạm Ngũ Lão), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) và tiêu biểu là Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) đến những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết sau này của văn học hiện đại, đặc biệt là những tác phẩm viết về chiến tranh như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Ký sự miền đất lửa (Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Đất miền Đông (Nam Hà)…. Nhìn chung, trải qua những cuộc chiến tranh, nền văn học dân tộc có những sự vận động sôi nổi phù hợp với thực tế lịch sử, người ta không chỉ viết về chiến tranh trong chiến tranh mà cả khi những cuộc chiến đã lùi xa, đề tài này vẫn luôn là cảm hứng sôi sục, là mảnh đất cho nhà văn nhiều cơ hội sáng tạo. 13
  17. Về phần mình, trường ca cũng như các thể loại khác: tiếp tục kế thừa cảm hứng truyền thống của văn học dân tộc – chủ nghĩa anh hùng, lòng yêu nước. Trường ca không có số lượng câu chữ lớn như truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng lại “vạm vỡ” hơn các tác phẩm thơ rất nhiều trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức. Do đó, trường ca xuất hiện và phát triển như một thể loại “sáng giá” với “dáng hình” và “tâm hồn” rộng mở để có thể đủ sức bao chứa một chuỗi sự kiện lớn và một cảm hứng lớn. Nói cách khác là chỉ trường ca mới có thể vừa giúp tác giả tái hiện những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc, những cuộc đời tươi đẹp, đáng tự hào của biết bao người anh hùng lại vừa bộc lộ những suy tư về quê hương, đất nước, con người,... Cũng có thể, sự ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước triền miên chìm trong những cuộc chiến tranh vệ quốc mà Nikulin trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam đã nhận định “trường ca đặc trưng cho văn học Việt Nam” (trích theo Diêu Lan Phương). Xét trên phương diện diễn tiến thể loại, Diêu Lan Phương đã lí giải và phân tích rất cụ thể sự hình thành và phát triển của thể loại trường ca. Trong đó, tiền đề của tư duy hình thức trường ca là thơ trường thiên, cụ thể tác giả công trình có đề cập đến ba thể loại thơ trường thiên có ảnh hưởng đáng kể: diễn ca lịch sử, truyện Nôm và ngâm khúc. Mặt khác, tác phẩm sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, như Đăm Săn và Xinh Nhã có những sự liên hệ mật thiết về hình thức cũng như nội dung trường ca hiện đại. Tóm lại, sự phát triển của những thể loại văn học trên mang tính tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, vận động và phát triển của trường ca hiện đại Việt Nam sau 1945. Như vậy, chính những cuộc chiến liên miên trong tiến trình lịch sử của dân tộc đã trở thành một nền tảng cơ sở để thể loại trường ca ra đời với mục đích ban đầu là tái hiện lại những sự kiện, biến cố mang tính cộng đồng, toàn dân tộc và ca ngợi tinh thần đấu tranh của dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sau là thể hiện những trải nghiệm, suy ngẫm của con người về chiến tranh sau khi đất nước đã đi qua. Nói cách khác trường ca được sinh ra từ cái nôi là bối cảnh lịch 14
  18. sử đầy đau thương, oai hùng của đất nước, đồng thời nó cũng là tấm gương phản chiếu chính thực tại xã hội đã sinh ra mình. Các giai đoạn phát triển của trƣờng ca Việt Nam từ sau 1945 Như đã đề cập ở trên: trường ca chân chính “ra đời vào thời kì trung gian trong đó một dân tộc thoát khỏi tình trạng mê muội của nó và cảm thấy tinh thần của nó thức tỉnh bắt đầu tạo nên một thế giới dành riêng cho nó và nó cảm thấy sống ở đó là thoải mái [28, tr21]. Trong đó, những trường ca sử thi ra đời vào thời điểm xảy ra những xung đột trạng thái chiến tranh mà đó phải là cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc, nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính lịch sử mà một dân tộc đưa ra với dân tộc khác [24, tr23]. Sau đó, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có khẳng định thêm trường ca (poème) cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi (épopée) thời cổ và thời Trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả [13, tr376]. Nếu dựa vào những căn cứ này, chúng ta có thể khẳng định rằng thể loại trường ca thế giới hay của Việt Nam cũng đều đã có từ rất lâu đời và có mối liên hệ mật thiết với sử thi, đồng nghĩa với việc trường ca có một tiến trình hình thành và phát triển rất dài. Tuy nhiên, trong công trình này, với đối tượng nghiên cứu là trường ca Trần Anh Thái – thuộc giai đoạn sau 1945, chúng tôi chỉ tập trung đến sự phát triển của trường ca hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 trở lại đây. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Diêu Lan Phương, chúng tôi mạn phép trình bày một cách sơ lược các thời kì phát triển của trường ca Việt Nam từ 1945 đến nay. Theo đó, sự phát triển của trường ca từ 1945 đến nay được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: - 1945 – 1965: ngợi ca cách mạng tháng Tám và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. - 1965 – 2000: khuynh hướng sử thi và trữ tình suy tưởng song song - 2000 đến nay: trường ca đang dần dần xóa bỏ “khoảng cách sử thi” với đời sống. Tác giả - dựa trên cơ sở nghiên cứu các cách phân chia trước đó - đã đưa ra một cách chia hợp lý nhất và phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi xin phép sử dụng lại kết quả phân chia này và không trình 15
  19. bày lại các đặc điểm phát triển của trường ca trong từng giai đoạn đó, chỉ tập trung nói nhiều về giai đoạn 2000 đến nay – giai đoạn có chứa các trường ca là đối tượng nghiên cứu của công trình và đề cập đến những đặc điểm của các giai đoạn trước đó như tư liệu để nghiên cứu và có sự so sánh, đối chiếu. Từ cách chia trên, có thể nhận thấy sự phát triển, vận động cả nội dung lẫn hình thức thể hiện trong trường ca. Về nội dung: có sự biến chuyển từ tái hiện, phản ánh hiện thực đời sống và các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân sang cảm hứng về đời tư, thế sự và những cảm nghiệm về con người, cuộc đời. Hình thức thể hiện từ kết cấu đậm chất tự sự, có cốt truyện sang kết cấu đậm yếu tố trữ tình và giảm tự sự. Ở giai đoạn từ 2000 đến nay, trường ca tưởng chừng như đã xa dần công chúng bởi văn học đã càng ngày càng trở nên phai mờ do bị thay thế bởi các phương tiện công nghệ thông minh và thú vị, hấp dẫn hơn.Tuy nhiên, nó đã có một cuộc quay lại ngoạn mục và gây được không ít tiếng vang mà Trần Anh Thái chính là một trong những tác giả tiêu biểu cho những sự trở lại ấy. Ta gặp lại Hữu Thỉnh với Sức bền của đất, Trần Mạnh Hảo với Điện Biên Phủ … và lần đầu tiên gặp Trần Anh Thái trên địa hạt của trường ca nhưng lại rực rỡ và đặc sắc vô cùng với 4 tập trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời (1999), Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007), Mỗi loài hoa một mặt trời (2014). Nhìn trên phương diện lịch sử, thời đại, giai đoạn này là lúc những cuộc chiến tranh đã lùi xa, những tháng ngày mưa bom bão đạn trên mảnh đất quê hương đã lùi xa. Tuy nhiên, không vì vậy mà cảm hứng chiến tranh trong các trường ca bị xao nhãng hay lãng quên. Trái lại, đề tài này vẫn luôn là mảnh đất sống cho những tâm hồn dồi dào sự sáng tạo. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, trường ca giai đoạn 2000 đến nay có những chuyển biến tích cực trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện. Bản thân trường ca luôn được trang bị những đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh thực tại xã hội và nhu cầu phản ánh, cùng với đó, trên mảnh đất cảm hứng viết về chiến tranh và thể loại văn học “khó nuốt” – trường ca, các tác giả viết trường ca cũng không ngừng tìm tòi, sáng tạo để có thể cho ra đời những tác phẩm thu hút được bạn đọc và gây những sự chú ý không vừa trong giới nghiên 16
  20. cứu. Một đặc trưng tiêu biểu của trường ca giai đoạn này chính là xóa dần đi “khoảng cách sử thi” với đời sống. Tất cả những điều này để được thể hiện rõ nét trong các trường ca, tiêu biểu là những sáng tác được đề cập ở trên và các trường ca của tác giả Trần Anh Thái. 1.2. Đề tài chiến tranh trong trƣờng ca Việt Nam hiện đại 1.2.1. Nội dung của trường ca Việt Nam hiện đại Nếu không xét đến hình thức khởi thủy của trường ca là những diễn ca lịch sử, truyện Nôm và khúc ngâm; chỉ chú ý đến hình thức hiện tại của trường ca mà manh nha là từ những năm 1945 và căn cứ vào cách phân chia trên, có thể cho rằng trường ca hiện đại được tính từ năm 1945. Tính đến thời điểm này, lịch sử đất nước đã trải qua bao năm tháng đau thương mà anh hùng: đó là quãng thời gian dài dằng dặc như đêm trường trung cổ chống lại tình trạng “một cổ hai tròng” – thực dân và phong kiến. Tuy nhiên, ngay sau thời điểm tuyên bố độc lập, đất nước vẫn chưa vắng bóng quân thù khi một lần nữa tiến hành kháng chiến trường kì chín năm chống thực dân Pháp ở miền Bắc, sau đó là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Chính hai cuộc chiến chống đế quốc, thực dân này là hoàn cảnh lịch sử phôi thai cho sự ra đời của trường ca hiện đại. Chính việc ra đời trong hoàn cảnh đó có tác động lên việc hình thành những nội dung chính được thể hiện trong trường ca, tất cả đều xoay quanh hình tượng đất nước, số phận con người, đương nhiên đề tài chiến tranh và người lính không thể thiếu. Có thể nói đây là những nội dung chủ đạo trong trường ca hiện đại Việt Nam từ khi bắt đầu nở rộ cho đến tận thời kì đương đại. Sau thời điểm cách mạng tháng Tám 1945, khi chiến tranh đã qua đi, đất nước tạm giành độc lập và tiến lên xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, các tác giả - hưởng ứng đường lối thống nhất chỉ đạo của Đảng về văn hóa, văn nghệ: văn học là một thứ vũ khí, người cầm bút là người chiến sĩ chiến đấu bằng ngòi bút của mình, tất cả hướng tới ca ngợi đất nước đã hòa bình, độc lập; ca ngợi những con người đã anh dũng hi sinh, những con người còn sống đang hăng say xây dựng cuộc sống mới. Các tác phẩm được ra đời với cảm hứng ngợi ca sâu sắc và đậm khuynh hướng sử thi. Càng về sau, khi chiến tranh đã lùi xa, đề tài chiến tranh vẫn chưa thôi nóng 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2