intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng rõ những đặc trưng về đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng cũng như đóng góp của nhà văn Nguyên Hương cho dòng văn học viết về tuổi học trò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THU HUYỀN ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU TUYẾT TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 U N VĂN THẠC S BÌNH DƯƠNG – 2021
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ THU HUYỀN ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 U N VĂN THẠC S NGƯỜI HƯỚNG D N H A HỌC TS HỒ VĂN QUỐC BÌNH DƯƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi, đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Hồ Văn Quốc. Toàn bộ các dữ liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu có sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 8 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thi Thu Huyền i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS. Hồ Văn Quốc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy còn định hƣớng, gợi mở và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong chƣơng trình Thạc sĩ Văn học Việt Nam – Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có những tài liệu quý báu tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt khóa học, cùng các thầy cô, cán bộ Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhà văn Nguyên Hƣơng đã nhiệt tình trao đổi qua mail cung cấp cho tôi những thông tin về tác phẩm và giúp tôi hoàn thành bài phỏng vấn để có thêm cứ liệu xác tín cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã hết lòng động viên tôi hoàn thành khóa học này và cô Nguyễn Thị Hoàng Dung, Hiệu trƣởng Trƣờng Trung học cơ sở Hiệp Phƣớc đã luôn tạo điều kiện để tôi có thời gian chuyên tâm hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 12 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Huyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................................2 2.1. Những công trình, bài viết về nhà văn Nguyên Hương..................................3 2.2. Những công trình, bài viết về bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương .............................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................. 9 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................................9 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...........................................................................10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................ 10 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài ..........................................................................10 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ..............................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ..........................................................................10 5.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu ..................................................................10 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp ................................................................ 10 5.3. Phương pháp hệ thống – cấu trúc .................................................................11 6. Đóng góp của luận văn.........................................................................................11 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................12 CHƢƠNG 1 NHÀ VĂN NGUYÊN HƢƠNG VÀ DÒNG VĂN HỌC VIẾT CHO TUỔI HỌC TRÒ .........................................................................................................13 1.1. Học trò và dòng văn học viết cho tuổi học trò ................................................13 1.1.1. Học trò từ góc nhìn tâm lý học lứa tuổi......................................................13 1.1.2. Khái lược về dòng văn học viết cho tuổi học trò ........................................16 1.2. Nguyên Hƣơng - Nhà văn phố núi ...................................................................20 1.2.1. Nhà văn Nguyên Hương với duyên nợ văn chương ..................................20 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hương ................................ 23 1.3. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hƣơng ............................................26 1.3.1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyên Hương ....................................26 1.3.2. Nhà văn Nguyên Hương “thích chơi” với lứa tuổi học trò .......................30 Tiểu kết chƣơng 1 .....................................................................................................34 iii
  6. CHƢƠNG 2 ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG...................................................................35 2.1. Tuổi học trò với câu chuyện học tập ............................................................... 35 2.1.1. Các “chiêu trò” trong học tập .....................................................................35 2.1.2. Sự nỗ lực vươn lên trong học tập ............................................................... 39 2.2. Tuổi học trò với câu chuyện tình bạn ............................................................... 42 2.2.1. Những mẫu thuẫn trong tình bạn............................................................... 43 2.2.2. Tình bạn cao quý, thiêng liêng ....................................................................46 2.3. Tuổi học trò với câu chuyện tình yêu .............................................................. 49 2.3.1. Một tình yêu hồn nhiên, trong sáng ........................................................... 50 2.3.2. Một tình yêu thầm kín, ngộ nhận ............................................................... 53 Tiểu kết chƣơng 2 .....................................................................................................57 CHƢƠNG 3 ĐỀ TÀI HỌC TRÒ TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT TỚ MUỐN ĐI CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN .................................................................58 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .........................................................................58 3.1.1. Khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật ..............................................58 3.1.2. Phân tích tâm lý nhân vật............................................................................63 3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu và cốt truyện .......................................................67 3.2.1. Kết cấu lắp ghép, đồng hiện ........................................................................68 3.2.2. Cốt truyện ly kì, phân mảnh ........................................................................73 3.3. Nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu ..................................................78 3.3.1. Ngôn ngữ “đậm chất học trò” .....................................................................79 3.3.2. Giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch ............................................................. 83 Tiểu kết chƣơng 3 .....................................................................................................88 KẾT LUẬN ..................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 91 PHỤ LỤC .....................................................................................................................96 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam, bên cạnh những cây bút nam tài năng, đem lại nhiều thành công vang dội thì nền văn xuôi nƣớc ta, đặc biệt từ sau 1986, còn xuất hiện rất nhiều cây bút nữ tài năng không kém. Những nhà văn nữ đã đem lại một làn gió mới cho nền văn xuôi đƣơng đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm của các nhà văn nữ đang ngày càng chiếm ƣu thế trên diễn đàn văn học tạo nên một trào lƣu sáng tác rất hiện đại, mới mẻ và đậm chất nữ tính. Điều đó đồng nghĩa với việc sự xuất hiện của họ đang dần khẳng định vị trí, vai trò đóng góp của dòng văn học phái nữ trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Những cái tên đƣợc nhắc đến nhƣ: Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phong Điệp, Lê Minh Hà, Đỗ Thị Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà…đang ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc với độc giả cả nƣớc. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp tận tụy, mệt mài của nhà văn nữ phố núi Nguyên Hƣơng. 1.2. Nguyên Hƣơng thuộc thế hệ nhà văn nữ trƣởng thành thời kỳ hậu chiến với tinh thần hoạt động nghệ thuật miệt mài, đầy nhiệt huyết. Trong hoạt động nghệ thuật, Nguyên Hƣơng đã cho ra đời hàng loạt các truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, tản văn…Và có thể nói, dù ở thể loại nào, các tác phẩm của nhà văn cũng tạo đƣợc hiệu ứng, thu hút đông đảo bạn đọc. Bằng năng lực quan sát tinh tế cùng trí thông minh sắc sảo nhạy bén của phụ nữ, Nguyên Hƣơng đã phát hiện và mạnh dạn khám phá những vấn đề nóng bỏng của thời đại, tạo nên những kiểu nhân vật phong phú, đa dạng, riêng biệt và hấp dẫn. Ở họ có sự thể hiện chân thực về tình cảm và đời sống nội tâm phong phú. Với cái nhìn thấu suốt, nhạy bén, Nguyên Hƣơng đã có những khám phá mới mẻ, sâu sắc quá trình vận động của cuộc sống. Đó là những vấn đề tƣởng chừng nhƣ rất giản dị nhƣng lại vô cùng ý nghĩa và thâm thúy. Tác phẩm của Nguyên Hƣơng hƣớng tới rất nhiều đề tài nhƣ gia đình, giáo dục, tuổi học trò... Trong đó, đề tài viết về học trò của nữ nhà văn lại thành công truyền tải thông điệp sâu sắc, ý nghĩa. Vì thế, Nguyên Hƣơng đã trở thành một trong những cây bút viết cho tuổi học trò sung sức nhất hiện nay. 1.3. Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ và vô cùng tinh nghịch. Tuổi học trò với những trải nghiệm đầu đời cùng bao nhiêu kỉ niệm ngây ngô, ngọt ngào và 1
  8. những rung động thầm kín đã trở thành một đề tài khá quen thuộc của văn học; đã có không ít cây bút trẻ dành sự quan tâm cho đối tƣợng này. Nguyên Hƣơng cũng vậy, những tác phẩm của nhà văn tuy không nhiều nhƣng đã tạo ra ấn tƣợng mạnh với độc giả và đối tƣợng học trò nhƣ: Sếp phó, Gia sư, Mối tình đầu, Học trò phố huyện, Ngày có bốn mùa, Tớ muốn đi cùng trời cuối đất... Việc tìm hiểu những tác phẩm viết cho tuổi học trò của Nguyên Hƣơng sẽ giúp ta thấy rõ đƣợc sự quan tâm cũng nhƣ sự trăn trở của nhà văn dành cho lứa tuổi này. Trong thời đại công nghệ kĩ thuật phát triển nhƣ hiện nay, trẻ em rất dễ tiếp xúc với các sản phẩm tinh thần không lành mạnh (sách, truyện, tranh ảnh, trò chơi…mang nội dung tiêu cực) và dễ bị tiêm nhiễm những thói hƣ tật xấu từ những sản phẩm giải trí đó. Chính vì thế, những tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò ra đời sẽ tạo thành lá chắn bảo vệ các em, và hơn nữa là giúp thanh lọc tâm hồn, giúp các em có thể sống đúng với lứa tuổi của mình. Nguyên Hƣơng là một trong những nhà văn đã thành công trong vai trò và trách nhiệm nặng nề đó. Tác giả đã mang đến cho văn học tuổi thơ một luồng sinh khí mới mẻ, dí dỏm, nhẹ nhàng, sâu lắng và đánh bật những góc cạnh gai góc với tƣ tƣởng nhân văn cao cả. Với sự thành công viết về đề tài học trò nhƣ thế nhƣng nhìn chung vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hƣơng. Hơn thế, một số tác phẩm của cô đã đƣợc dựng thành phim điện ảnh và đƣợc sự đón nhận của công chúng. Tất cả những lí do trên đã thôi thúc ngƣời viết quyết định chọn đề tài: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương để nghiên cứu. Qua đó, ngƣời viết hi vọng sẽ hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về thể nghiệm mới trong đề tài học trò của cô, thấy đƣợc dấu ấn tiềm năng mà nhà văn đã gửi gắm trong những tác phẩm của mình. Không chỉ dừng ở đó, ngƣời viết muốn khẳng định sự đóng góp cũng nhƣ vị trí của nhà văn Nguyên Hƣơng trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Bƣớc ra từ mốc son của giải thƣởng Văn học tuổi 20, Nguyên Hƣơng đã trở thành một hiện tƣợng khá thú vị trong nền văn học đƣơng đại Việt Nam; thu hút sự quan tâm không chỉ ở độc giả mà còn ở giới nghiên cứu, phê bình. Để có cái nhìn toàn diện, hệ thống về lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ trình bày qua hai chủ điểm sau: 2
  9. 2.1. Những công trình, bài viết về nhà văn Nguyên Hương Trong bài viết Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích đăng trên báo trực tuyến Phụ nữ Việt Nam, tác giả Phong Linh bày tỏ rõ quan điểm chung trong lối viết của nhà văn Nguyên Hƣơng. Tác giả nhấn mạnh nét duyên dáng, giản dị và thâm trầm thƣơng mến mà nhà văn dành cho thiếu nhi luôn hiện diện trong những tác phẩm của cô dù ở thể loại nào: “Nguyên Hƣơng vốn làm nghề thợ may rất lâu trƣớc khi viết văn. Con đƣờng đến với văn chƣơng của chị êm đềm nhƣ chính những câu chuyện cổ tích chị đem đến cho độc giả. Đọc văn Nguyên Hƣơng, dễ nhận thấy nét duyên dáng, giản dị mà thâm trầm thƣơng mến chị dành cho trẻ thơ. Dù viết ở thể loại nào, chị cũng luôn giữ trong mình nét đẹp đẽ chân thành ấy” (đăng trên trang https://nxb kimdong.com.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-lai-truyen-co-tich). Từ quan điểm trên, tác giả thẳng thắn nhận định giá trị, thông điệp cốt lõi trong từng truyện cổ tích viết lại xoay quanh giáo dục tình yêu thƣơng: “Những truyện cổ viết lại của Nguyên Hƣơng chủ yếu xoay quanh việc giáo dục trẻ em lòng yêu thƣơng, chân thành, tinh thần dũng cảm, biết ơn cuộc sống, đƣợc dẫn giải bằng giọng văn nhẹ nhàng, trong trẻo với những cốt chuyện đơn giản, gần gũi với đời sống trẻ thơ, giúp các em thích thú, đồng thời dễ tiếp cận với những ý nghĩa của câu chuyện” (đăng trên trang https://nxb kimdong.com.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-lai-truyen-co-tich). Ở bài viết Cổ tích mới của nhà văn Nguyên Hương: món quà tinh thần cho trẻ thơ đăng trên báo Khánh Hòa online, tác giả Thành Nguyễn đã khẳng định giá trị của các truyện cổ tích mới của Nguyên Hƣơng. Bằng những cảm hứng từ những truyện cổ tích, nhà văn Nguyên Hƣơng đã viết nên bộ truyện cổ tích mới với những sáng tạo mạnh mẽ về chi tiết, nhân vật, pha trộn ít nhiều chất di dỏm. Ngƣời viết còn nhận định: “Bằng giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm, nhà văn Nguyên Hƣơng đã kể cho các em nghe chuyện nhiều cuộc đời, nhiều số phận; từ đó, đặt ra cho các em những nhận thức ban đầu về ý nghĩa cuộc sống, khơi gợi khát vọng hƣớng đến những giá trị nhân văn: Nhân - lễ - trí – tín”. Và “với những sáng tạo mạnh về chi tiết, nhân vật, lời văn mƣợt mà, pha trộn ít nhiều chất dí dỏm, những truyện cổ tích của Nguyên Hƣơng thực sự là một nét mới của văn học thiếu nhi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (đăng trên trang https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/201605/co-tich-moi-cua-nha-van-nguyen-huong- mon-qua-tinh-than-cho-tre-tho-2437080/). 3
  10. Tác giả Lê Nhật Ký trong một bài viết truyện cổ tích hiện đại của nguyên Hƣơng có tên Tính hiện đại trong nghệ thuật kể chuyện cổ tích của Nguyên Hương đã khẳng định rằng “Sức hấp dẫn của truyện cổ tích Nguyên Hƣơng, theo chúng tôi, đó là việc nhà văn đã phả vào “chuyện xƣa, tích cũ” một sắc màu hiện đại, khiến cho mỗi câu chuyện của chị vừa quen thuộc, vừa mới mẻ trong con mắt trẻ thơ” (đăng trên trang http://lenhatky.blogspot.com/2016/tinh-hien-ai-trong-nghe-thuat-ke-chuyen.html). Tác giả đi sâu chỉ ra những phƣơng diện mà truyện cổ tích hiện đại trở thành ấn tƣợng với bạn đọc. Đó là phƣơng diện nhân vật với tên gọi, hệ thống ngôn ngữ qua lớp từ ngữ hiện đại, khẩu ngữ quen thuộc mà trẻ thời hiện đại hay sử dụng, ngôn ngữ hội họa trong truyện cổ tích Nguyên hƣơng có giá trị biểu lộ tâm lý nhân vật. Ngoài ra, tính hiện đại còn thể hiện qua cách mở đầu và kết thúc tác phẩm. Cùng quan điểm với tác giả Lê Nhật Ký, trong bài viết Tính hiện đại của nghệ thuật kể chuyện trong truyện cổ tích Nguyên Hương, tác giả Đào Thủy Hậu chỉ ra những biểu hiện của tính hiện đại trong lối sáng tác của nhà văn Nguyên Hƣơng bằng việc nêu ra đặc điểm về nhân vật, sự vật – sự việc – chi tiết, mở đầu và kết thúc, tên gọi và cốt truyện. Những nét hiện đại trong lối viết đã thể hiện đƣợc tấm lòng nhân ái, bao dung của nhà văn đối với cuộc sống, con ngƣời. Tác giả khẳng định “Muốn đem đến cho ngƣời đọc những thanh âm trong trẻo nhất của cuộc đời, để mỗi ngƣời tự nhìn lại chính mình, tự soi xét, tự chiêm nghiệm và tự vƣơn lên” (đăng trên trang http://phamngochien.com/view/tinh-hien-dai-trong-nghe-thuat-ke-chuyen-co-tich-cua- nguyen-huong/2053). Và tác giả luôn hi vọng truyện của nhà văn sẽ đến với bạn đọc thật nhanh “Hi vọng truyện của bà đến nhanh hơn và nhiều hơn với bạn đọc, ngƣời nghiên cứu văn học để sớm phát hiện ra những giá trị mới về giáo dục, thẩm mỹ, nhận thức. Có nhƣ vậy mới khích lệ đƣợc tinh thần viết văn, đặc biệt là viết cho trẻ thơ hiện nay” (đăng trên trang http://phamngochien.com/view/tinh-hien-dai-trong-nghe-thuat- ke-chuyen-co-tich-cua-nguyen-huong/2053). Trong bài viết Biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn đăng trên báo Hà Nội mới, Tác giả Việt Nhật cho rằng “Dƣờng nhƣ càng thêm tuổi những sáng tác của Nguyên Hƣơng càng “trẻ hóa”, khi thì gắn với tuổi mới lớn với Nếu chúng mình nắm chặt tay nhau, Sếp phó, Đồ thông minh ngốc xít, Tớ muốn đi cùng trời cuối đất…, lúc lại dành cho lứa tuổi nhi đồng nhƣ Cô bé ganh tị, Chữ A và chữ E, Hai viên ngọc ước… Chị 4
  11. cũng có duyên với nhiều giải thƣởng viết cho thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên. Bƣớc vào địa hạt văn chƣơng dành cho thiếu nhi, dƣờng nhƣ Nguyên Hƣơng sáng tác càng sung sức hơn, bút pháp đa dạng hơn” (đăng trên trang https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/sach/952653/biet-yeu-thuong-se-song-dep-hon). Những đánh giá của tác giả Việt Nhật giúp ta thấy khi viết cho tuổi mới lớn, nhà văn Nguyên Hƣơng nhƣ đƣợc sống lại với tuổi thơ trong những năm tháng rực rỡ bên ngôi trƣờng đã xa. Mặt khác, Tác giả còn bày tỏ quan niệm của Nguyên Hƣơng trong cuộc sống “Dẫu cuộc sống có ra sao thì trong khát vọng vƣơn lên cần đƣợc dẫn dắt bởi yêu thƣơng và trách nhiệm” (đăng trên trang https://hanoimoi.com.vn/tin- tuc/sach/952653/biet-yeu-thuong-se-song-dep-hon). Trong một bài phỏng vấn Nhà văn Nguyên Hương: "Viết văn cũng như tỉa tót gốc cà phê" của báo tuổi trẻ Online, tác giả Lam Điền đã thẳng thắn trao đổi quan niệm viết văn của Nguyên Hƣơng “Trở lại vấn đề "tỉa tót gốc cà phê", khi lâu quá mà ít thấy thợ tỉa tót nào cho ra sản phẩm tốt, với điều kiện thực tại ở Việt Nam, chị có nghĩ là bởi thiếu gốc cà phê hay là thiếu thợ, hay là cái gì khác nữa?” (đăng trên trang https://tuoitre.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-van-cung-nhu-tia-tot-goc-ca-phe- 97331.htm). Tác giả Lam Điền đã đƣa ra cái khó trong câu trả lời phỏng vấn của Nguyên Hƣơng vì cô cần phải vƣợt qua đƣợc cái cá nhân chủ nghĩa và phải bao quát đƣợc nhiều khía cạnh “Thật tình là, khi đọc những bài phỏng vấn, tôi thấy… khó nói quá đi mất. Tôi rất ngại đề cập đến những vấn đề nhƣ thế. Vì muốn trả lời, mình phải vƣợt qua đƣợc cá nhân chủ nghĩa, và phải bao quát đƣợc nhiều nhiều” (đăng trên trang https://tuoitre.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-van-cung-nhu-tia-tot-goc-ca-phe- 97331.htm). Cũng tại một bài phỏng vấn khác của báo tuổi trẻ online Nhà văn Nguyên Hương: "Viết văn là việc tôi vui được làm hằng ngày". Tác giả AT đã chỉ ra điểm nhấn trong quan niệm viết văn của Nguyên Hƣơng khi câu hỏi của tác giả sử dụng sai ý diễn đạt “Chị có cho việc viết văn là cái mà chị phải làm mỗi ngày không?”. Theo tác giả AT chia sẻ câu trả lời của Nguyên Hƣơng nhƣ khẳng định với những độc giả yêu văn học rằng viết văn không phải là việc phải làm mỗi ngày mà viết văn là việc mà nhà văn vui khi đƣợc làm nhƣ một món quà tinh thần hằng ngày “Thích đƣợc làm mỗi ngày chứ không phải làm mỗi ngày". Mình thích viết, và vẫn viết mỗi ngày” (đăng trên 5
  12. trang https://tuoitre.vn/nha-van-nguyen-huong-viet-van-la-viec-toi-vui-duoc-lam- hang-ngay-426710.htm). Tóm lại đã có rất nhiều công trình, bài viết về nhà văn Nguyên Hƣơng. Tuy nhiên nhìn một cách khái quát cho thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu tập trung đề cập đến những vấn đề liên quan đến: truyện cổ tích nhƣ món quà dành tặng trẻ thơ mang đến những bài học về ý nghĩa giáo dục phẩm chất và tâm hồn trẻ nhỏ; truyện cổ tích viết lại; tính hiện đại trong lối viết và cách kể chuyện cổ tích; kèm thêm một số bài viết đề cấp đến quan niệm viết văn của Nguyên Hƣơng. Vì thế, chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình, bài viết nào có chiều sâu và mang tính khái quát về nữ nhà văn phố núi với chặng đƣờng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Những công trình, bài viết về bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hương Bên cạnh những công trình, bài viết về tài năng sáng tác truyện cổ tích làm nên tên tuổi của Nguyên Hƣơng còn một số công trình, bài viết nhận định đánh giá mảng truyện viết về đề tài học trò của cô. Suốt hai thập kỉ qua, Nguyên Hƣơng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những trang viết chân thực, giàu cảm xúc về tuổi học trò qua hàng loạt tác phẩm nhƣ Lời hứa của mùa hè, Gia sư, Sếp phó, Học trò phố huyện, Hoa rù rì, Ngày có bốn mùa, Nếu chúng mình nắm chặt tay nhau…Trong số đó, tập truyện dài Học trò phố huyện, Nguyên Hƣơng đã giới thiệu những hình ảnh rất sinh động về cuộc sống, học tập, sinh hoạt của thanh thiếu niên vùng rừng núi Tây Nguyên thơ mộng cùng với nắng gió và bạt ngàn rừng cà phê. Tác phẩm đƣợc chuyển thể thành phim với nhan đề Cà phê Hí Mắt của đạo diễn Trần Quang Đại. Từ sự thành công của bộ phim đã khơi nguồn động lực cho niềm đam mê để nhà văn biết con đƣờng cống hiến cho nghệ thuật là đúng hay sai. Sau một thời gian thử nghiệm và tìm tòi nghiên cứu, Nguyên Hƣơng trình làng bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất vào năm 2018. Tác phẩm là thể nghiệm mới gây đƣợc tiếng vang và đƣợc nhiều độc giả ƣa chuộng. Với bài viết trên báo Nhân Dân điện tử Tớ muốn đi cùng trời cuối đất - một thể nghiệm mới, tác giả Thiên Hƣơng đã nêu rõ quan điểm về tài năng viết của nhà văn Nguyên Hƣơng. Tác giả cho rằng Nguyên Hƣơng là một nữ nhà văn biết lèo lái, làm mới tác phẩm của mình bằng bút pháp nghệ thuật để chinh phục đƣợc đối tƣợng học 6
  13. trò tuổi teen hiện đại “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất dành cho lứa tuổi học trò của nhà văn Nguyên Hƣơng. Với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kỳ ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút, cho thấy một Nguyên Hƣơng không ngừng sáng tạo, thể hiện bút lực của nhà văn trong hành trình chinh phục độc giả tuổi teen hiện đại” (đăng trên trang https:// nhandan.vn/nghe-doc-xem/to-muon-di-cung-troi-cuoi-dat-mot-the-nghiem- moi-318825). Tác giả còn làm sáng Nguyên Hƣơng ở góc độ là một nhà tâm lý học vừa năm bắt tâm lý mà còn hiểu trọn vẹn suy nghĩ, mong muốn rồi thành mơ hồ với nhân vật của tuổi học trò “Nhà văn Nguyên Hƣơng tỏ ra thấu hiểu, nắm bắt và thể hiện tinh tế, sâu sắc cảm xúc mãnh liệt nhƣng cũng mơ hồ, bảng lảng nhƣ sƣơng của mối tình học trò” (đăng trên trang https://nhandan.vn/nghe-doc-xem/to-muon-di-cung-troi-cuoi-dat-mot- the-nghiem-moi-318825). Thêm một bài viết về sự trách nhiệm với tác phẩm của nhà văn Nguyên Hƣơng Tớ muốn đi cùng trời cuối đất - Thể nghiệm mới của nhà văn Nguyên Hương trong tác phẩm dành cho teen trên trang báo Pháp luật Plus. Tác giả Khánh Chi đã thẳng thắn nêu quan điểm: “Với khả năng kể chuyện hấp dẫn, nhà văn Nguyên Hƣơng luôn tạo ra những tình huống bất ngờ, khiến độc giả bị cuốn vào câu chuyện một cách tự nhiên” (đăng trên trang https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/to-muon-di-cung-troi- cuoi-dat--the-nghiem-moi-cua-nha-van-nguyen-huong-trong-tac-pham-danh-cho-teen- d65680.html). Viết với sự trách nhiệm và yêu thƣơng nhƣng không quên tạo cho câu truyện những tình tiết bất ngờ, lí thú tạo cho ngƣời đọc sự cuốn hút, đê mê mỗi khi chìm vào tác phẩm của nhà văn. Hơn thế tác giả Khánh Chi còn còn chia sẻ trải nghiệm của ngƣời cùng sát cánh trong công việc cùng nhà văn Nguyên Hƣơng đó là nhà thơ Hƣờng Lý – biên tập bộ sách kể “Bộ truyện Tớ muốn đi cùng trời cuối đất, chúng tôi đã bàn bạc trao đổi với nhau khá kỹ ngay từ đề cƣơng và trong suốt quá trình chị sáng tác, nhƣng thực sự chị vẫn làm tôi bất ngờ khi đọc bản hoàn chỉnh. Chị đƣa vào những nhân vật phụ vô cùng độc đáo nhƣ ông thày Bảy, Ông Nội, Quý, Đức Khoa… Chị thay đổi đề cƣơng một cách “chóng mặt”, vì chị sống cuộc sống của nhân vật và để nhân vật dẫn dắt câu chuyện. Và bởi vậy mà chị có những cách xử lý tình huống rất thông minh, nhƣ cho mối tình thầm lặng mƣời mấy năm của Vũ là sự in vết, nhƣ chi tiết Vũ bốc khói, giải quyết mọi nút thắt bằng một câu nói dối về điểm toán 7
  14. của Sao Khuê…Sống với nhân vật “sâu nặng” quá nên hôm chúng tôi làm xong công việc cuối cùng để hoàn tất bộ truyện, chị đã khóc vì phải chia tay những nhân vật của mình làm tôi cũng thấy rƣng rƣng…”” (đăng trên trang https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/to-muon-di-cung-troi-cuoi-dat--the- nghiem-moi-cua-nha-van-nguyen-huong-trong-tac-pham-danh-cho-teen-d65680.html). Từ những chia sẻ của nhà thơ Hƣờng Lý cho thấy nhà văn luôn làm việc có trách nhiệm, sống trong nhân vật và luôn dành tình cảm cho nhân vật để khi chia tay thì cảm xúc lƣu luyến nhƣ ngƣời thân. Vì yêu những nhân vật học trò nên Nguyên Hƣơng đã vẽ lên thế giới học đƣờng với muôn vàn màu sắc và cũng không kém những chiêu trò để lấy điểm cao, giành học bổng, thậm chí còn để hạ bệ kẻ hơn mình vì bao lo toan, áp lực học hành thi cử, trong những mối quan hệ bạn bè phức tạp và cả những cảm xúc không gọi thành tên của mối tình đầu. Nhƣng ở đó, tình bạn bè vẫn luôn tỏa sáng, cùng giúp nhau trong lúc khó khăn, động viên nhau vƣợt qua kì thi căng thẳng, là chỗ dựa cho nhau khi tình cảm đi vào bế tắc… Trong bài viết của tác giả Bảo Ngọc NXB Kim Đồng ra mắt dòng ấn phẩm mới cho độc giả từ mười 16 tuổi trở lên trên trang ICTPRESS. Tác giả đã viết nội dung giới thiệu bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất tại lễ ra mắt sách của nhà xuất bản Kim Đồng. Đây là một thƣơng hiệu giới thiệu tới bạn đọc những cuốn sách truyền cảm hứng đồng thời là nơi đón nhận những tác giả, tác phẩm sáng tạo, những dự án thể nghiệm mới, góp thêm những sắc màu đa dạng và mới mẻ. Trong buổi ra mắt này, bộ truyện Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của Nguyên Hƣơng đƣợc tác giả Bảo Ngọc giới thiệu với nội dung “Sau bộ truyện 5 tập Cậu bé trần gian & những chuyến rong chơi, nhà văn Nguyên Hƣơng trở lại cùng bạn đọc tuổi teen của Kim Đồng với bộ truyện Tớ muốn đi cùng trời cuối đất gồm 3 tập, có tựa là Tan biến, Trôi dạt và Tạm biệt. Những cô bé, cậu bé đang ở năm cuối trung học với bao âu lo thi cử và những rung động đầu đời, những ƣớc mong thanh xuân và đối diện với những thực tại học đƣờng đôi khi rất trần trụi, những nhiệt thành trong sáng và vấp váp sai lầm” (đăng trên trang https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/sach/952653/biet-yeu-thuong-se-song-dep- hon). Trong một bài viết đăng trên báo Tuyên Quang Online Tớ muốn đi cùng trời cuối đất. Câu chuyện về tháng năm rực rỡ của tuổi trẻ. Tác giả bài báo thẳng thắn trao 8
  15. đổi cho độc giả thấy đƣợc một Nguyên Hƣơng sau một thời gian chăm chỉ tìm tòi và thử nghiệm đã đem trình làng bộ ba Tớ muốn đi cùng trời cuối đất với nhiều cách viết mới mẻ và sử dụng yếu tố kì ảo, lối kể chuyện lôi cuốn dễ dàng khiến ngƣời đọc nhớ lại thời tuổi trẻ sôi nổi với nhiều trò nghịch ngợm, hồn nhiên. Ở đó, tình bạn vẫn luôn tỏa sáng, cùng giúp nhau trong lúc khó khăn “Với khả năng kể chuyện hấp dẫn, nhà văn Nguyên Hƣơng luôn tạo ra những tình huống bất ngờ, khiến độc giả bị cuốn vào câu chuyện một cách tự nhiên. “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” cho thấy một Nguyên Hƣơng không ngừng sáng tạo, thể hiện bút lực của nhà văn trong hành trình chinh phục độc giả tuổi teen hiện đại” (đăng trên trang https://baotuyenquang.com.vn/tin- tuc/to-muon-di-cung-troi-cuoi-dat-cau-chuyen-ve-thang-nam-ruc-ro-cua-tuoi-tre- 97278.html). Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng, thế nhƣng còn chƣa đƣợc sâu sắc và mang tính khái quát, chỉnh thể và toàn diện về đề tài học trò trong tác phẩm. Mặt khác, bàn về đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết ấy, các nhà nghiên cứu phê bình chủ yếu chỉ đề cập đến tính mới, tính sáng tạo trong sáng tác của Nguyên Hƣơng đem lại sức cuốn hút ở độc giả yêu văn học và cũng không quên nhắc đến vấn đề làm nên sự thành công của những tác phẩm là trách nhiệm và yêu thƣơng. Thiết nghĩ, việc đi sâu tìm tòi và nghiên cứu về đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của Nguyên Hƣơng là điều rất thú vị và mang tính khoa học. Điều này rất cần thiết cho việc đi sâu tìm hiểu sự nghiệp sáng tác cho tuổi học trò nhằm khẳng định giá trị tác phẩm cũng nhƣ tài năng của một nữ nhà văn luôn chăm chỉ với nghề. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hƣớng đến mục tiêu làm sáng rõ những đặc trƣng về đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng cũng nhƣ đóng góp của nhà văn Nguyên Hƣơng cho dòng văn học viết về tuổi học trò. 9
  16. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để đạt mục đích nghiên cứu đã nói ở trên, luận văn cần thực hiện những mục tiêu cụ thể sau: Một là, luận giải những vấn đề chung về nhà văn Nguyên Hƣơng và dòng văn học viết cho tuổi học trò; hai là, làm sáng tỏ đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng từ phƣơng diện nội dung phản ánh, cụ thể là những câu chuyện về học tập, tình yêu, tình bạn của tuổi học trò; và phƣơng thức thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vật; tổ chức kết cấu, cốt truyện; kiến tạo ngôn ngữ, giọng điệu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là bộ tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của Nguyên Hƣơng, gồm ba tập có tên: Tan biến (tập 1), Trôi dạt (tập 2), và Tạm biệt (tập 3), do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2018. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có so sánh, đối chiếu với những tác phẩm khác của nhà văn Nguyên Hƣơng nhƣ Học trò phố huyện, Ngày có bốn mùa, Sếp phó, Gia sư… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Với đề tài Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau: 5.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu đƣợc ngƣời viết sử dụng nhằm chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt khi viết về đề tài học trò của nhà văn Nguyên Hƣơng so với các nhà văn khác. 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phƣơng pháp này sử dụng cho mục đích phân tích bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của Nguyên Hƣơng để làm sáng tỏ đề tài học trò trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trên cơ sở đó, chúng tôi đƣa ra những kết luận 10
  17. có tính khái quát nhằm góp thêm một tiếng nói trong việc định hƣớng sáng tạo cho các nhà văn hôm nay khi viết về đề tài học trò. 5.3. Phương pháp hệ thống – cấu trúc Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi ý thức đặt các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn và chỉ ra mối quan hệ nội tại của nó. Cụ thể ở đây, ngƣời viết luận giải đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của Nguyên Hƣơng trong sự liên hệ với dòng văn học viết cho tuổi học trò. Đồng thời, chúng tôi còn làm rõ mối quan hệ ngầm ẩn về nội dung, hình thức nghệ thuật giữa ba tập tiểu thuyết của Nguyên Hƣơng. 5.4. Phương pháp phê bình thi pháp học Phƣơng pháp phê bình thi pháp học đƣợc ngƣời viết sử dụng để nghiên cứu trong luận văn với mục đích phân tích hình thức nghệ thuật của bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất. Ngƣời viết tập trung chú ý đến những yếu tố: hình tƣợng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu… Ngoài các phƣơng pháp trên, để kiến giải các khía cạnh khác nhau của đề tài một cách sâu sắc, toàn diện; chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp phê bình văn học nhƣ: Phê bình xã hội học, phê bình tiểu sử học. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng ở phƣơng diện nội dung và nghệ thuật xây dựng hình ảnh học trò trong tác phẩm. Luận văn đã trình bày và phân tích làm nổi bật các vấn đề của tuổi học trò ở những khía cạnh nhƣ: tình yêu với những rung động đầu đời, sự thiêng liêng, cao quý của tình bạn, những mâu thuẫn nhằm làm tăng sự gắn bó khăng khít trong tình bạn và những nỗ lực vƣơn lên trong học tập để hoàn thiện bản thân… Tất cả những khía cạnh đó góp phần làm nên nét độc đáo riêng cho hình ảnh học trò trong sáng tác của Nguyên Hƣơng. Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên trong việc giảng dạy các bài văn về đề tài học trò, tâm lý trẻ thơ trong chƣơng trình Ngữ văn Trung học Phổ thông. Sinh viên và học viên có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu mở rộng về các đề tài này trong sáng tác của một số nhà văn đƣơng đại khác, đặc biệt là các nhà văn nữ. 11
  18. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo; phần Chính văn đƣợc triển khai trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Nhà văn Nguyên Hƣơng và dòng văn học viết cho tuổi học trò (23 trang). Ở chƣơng này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến đề tài, cụ thể là giới thuyết về tuổi học trò và dòng văn học viết cho tuổi học trò; đồng thời, tìm hiểu về nhà văn Nguyên Hƣơng qua các phƣơng diện: duyên nợ văn chƣơng, quan niệm nghệ thuật, và hành trình sáng tạo của chị. Qua đó, ngƣời viết đi đến khẳng định nhà văn Nguyên Hƣơng “thích chơi” với tuổi học trò. Chƣơng 2: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng nhìn từ nội dung phản ánh (23 trang). Nội dung chƣơng hai, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài trên những phƣơng diện nội dung. Bắt đầu từ tuổi học trò với câu chuyện học tập liên quan đến các chiêu trò song song với sự nỗ lực vƣơn lên trong học tập. Tiếp đến là tuổi học trò với câu chuyện tình bạn; ở nội dung này ngƣời viết triển khai qua những mẫu thuẫn và sự cao quý thiêng liêng trong tình bạn. Cuối cùng là tuổi học trò với câu chuyện tình yêu, ở nội dung này đƣợc thể hiện rõ qua tình yêu hồn nhiên trong sáng và tình yêu thầm kín ngộ nhận. Chƣơng 3: Đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn Nguyên Hƣơng nhìn từ phƣơng thức thể hiện (34 trang). Ở chƣơng này, ngƣời viết tập trung vào các phƣơng diện hình thức nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm; từ cách xây dựng nhân vật đến việc lựa chọn kết cấu, cốt truyện cũng nhƣ ngôn ngữ, giọng điệu làm nổi bật đề tài học trò trong bộ ba tiểu thuyết Tớ muốn đi cùng trời cuối đất của nhà văn phố núi Nguyên Hƣơng. 12
  19. CHƢƠNG 1 NHÀ VĂN NGUYÊN HƢƠNG VÀ DÒNG VĂN HỌC VIẾT CHO TUỔI HỌC TRÒ 1.1. Học trò và dòng văn học viết cho tuổi học trò 1.1.1. Học trò từ góc nhìn tâm lý học lứa tuổi Từ lâu, học trò đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít văn nghệ sĩ; đồng thời, là đối tƣợng quan tâm đặc biệt của các nhà tâm lý học. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lứa tuổi này và thống nhất cho rằng: tuổi học trò là lứa tuổi dễ nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Vì sao nhƣ vậy? Để hiểu rõ điều này trƣớc hết chúng ta cần xác định thế nào là học trò? Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Vietlex định nghĩa: “Học trò là ngƣời học ở bậc phổ thông, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, thời đi học đồng nghĩa với học sinh” (Từ điển Tiếng Việt) (2009). Còn Từ điển Bách khoa toàn thƣ Wikipedia định nghĩa “Học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (6 – 18 tuổi) đang học tại các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông” (đăng trên trang https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_sinh). Từ những định nghĩa trên, chúng tôi rút ra những điểm nổi bật về khái niệm học trò nhƣ sau: Một là, về thuật ngữ học trò còn đƣợc gọi là học sinh; hai là, về bậc học, học trò là ngƣời học ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; ba là, về độ tuổi, học trò có độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi thì tuổi học trò đƣợc phân chia thành các giai đoạn theo từng độ tuổi nhƣ sau: giai đoạn nhi đồng (6 – 11 tuổi), giai đoạn thiếu niên (11- 15 tuổi), giai đoạn đầu thanh niên (15 – 18 tuổi). Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi sẽ xuất hiện những đặc điểm tâm sinh lý nổi bật do sự chi phối của những yếu tố sinh lý (sự phát triển thể chất, sinh lý), xã hội (điều kiện sống và các hoạt động, các mối quan hệ cùng những yêu cầu đặt ra cho trẻ trong giai đoạn đó), cũng nhƣ những nét tâm lý đặc trƣng về nhận thức, tình cảm, nhân cách… Trong luận văn này, chúng tôi không có tham vọng kiến giải các đặc trƣng tâm sinh lý của học trò ở cả ba độ tuổi nhƣ đã nói ở trên; mà chỉ tập trung vào độ tuổi từ 15 13
  20. đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn đầu thanh niên ứng với bậc trung học phổ thông. Cũng cần nói thêm vì sao chúng tôi chỉ đề cập đến độ tuổi “bất kham” này. Bởi lẽ, nó gắn với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Nhìn từ góc độ tâm lí học lứa tuổi, giai đoạn đầu thanh niên đã có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành nhân cách. Ở độ tuổi này, các em đã có sự phát triển bình thƣờng, hài hòa, cân đối về mặt thể chất hay nói một cách khác các em đã có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Vì thế, các em có thể bắt tay làm đƣợc những công việc nặng nhọc của ngƣời lớn nên thƣờng đƣợc gọi là “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Mặt khác, hoạt động trí tuệ, tƣ duy ngôn ngữ, phẩm chất, ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi đầu thanh niên, các em học sinh vẫn còn dễ bị kích thích và có những biểu hiện giống tuổi thiếu niên. Tuy nhiên nguyên nhân không phải chỉ do yếu tố sinh lý mà còn do cách sống của cá nhân dẫn đến tập tành, bắt chƣớc hút thuốc lá, uống bia, đua xe, không giữ đƣợc sự cân bằng trong học tập, lao động, vui chơi… Ngoài thể chất thì điều kiện sống và hoạt động cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến với các em. Đầu tiên, vấn đề phải đƣợc nói đến là vị trí trong gia đình; lứa tuổi đầu thanh niên đã có nhận thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân với gia đình nhƣ ngƣời lớn. Điển hình, học trò ở lứa tuổi này bắt đầu quan tâm đến nền nếp, lối sống, cách sinh hoạt và tạo điều kiện kinh tế phụ giúp gia đình bằng việc vừa học vừa lao động. Thứ hai là vị trí trong môi trƣờng học tập, đây vẫn là hoạt động chủ đạo nhƣng tính chất và mức độ đƣợc đòi hỏi cao hơn lứa tuổi thiếu niên – Trung học Cơ sở. Vì vậy, các em cần có tính tự giác ý thức, độc lập hơn. Bởi vì, nhà trƣờng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, không chỉ trang bị nội dung kiến thức mà còn hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Từ đó, việc hình thành câu lạc bộ, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để học trò phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đƣợc hƣởng ứng mạnh mẽ. Thứ ba là vị trí trong xã hội, học trò ở lứa tuổi này đã đƣợc thoát khỏi phạm vi nội bộ của nhà trƣờng, đƣợc tự do tham gia vào các hoạt động xã hội và các em đã có suy nghĩ chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai. Vì vậy, hoạt động xã hội sẽ giúp các em tiếp xúc nhiều tầng lớp để đúc kết kinh nghiệm sau này. Những yếu tố trên đều ảnh hƣởng đến việc hình thành nhân cách sống của lứa tuổi đầu thanh niên, và sự tự ý thức là dấu hiệu rõ nhất. Nó là một đặc điểm nổi bật 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2