Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam trước năm 1945
lượt xem 7
download
Luận văn tìm hiểu cách thức kết hợp, xử l tư liệu lịch sử và hư cấu trong sáng tác văn học cũng như đặc điểm của việc hình dung, phác họa nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong văn chương trước 1945. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam trước năm 1945
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****** HOÀNG THỊ HIÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****** HOÀNG THỊ HIÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HẢI YẾN Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hải Yến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hiên
- LỜI CẢM ƠN Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tâm, chu đáo từ phía TS Trần Hải Yến. Cô đã tận tình hướng dẫn cách trình bày, giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn cô! Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Hiên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................2 2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám .......................................................2 2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám ............................................3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4 4. Phạm vi đề tài ....................................................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5 7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................5 NỘI UNG ................................................................................................................6 Chƣơng 1. Cơ sở lý thu t và th c ti n ...................................................................6 1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm ..........6 1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam ............................6 1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương ..................................11 1.2. Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Th ........................................18 1.2.1. Cuộc đối đầu Việt – Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............... 18 1.2.2. Diễn tiến vắn tắt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vai trò lịch sử của Hoàng Hoa Thám qua nguồn sử liệu Pháp, Việt ..................................................19 Chƣơng 2. Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945 ...........................................................................................................................27 2.1. Lƣ c thuật các phiên ản văn chƣơng Việt Nam về Hoàng Hoa Thám .27 2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám qua trang vi t của các nhà văn Việt Nam ....29 2.2.1. Hoàng Hoa Thám trong tác phẩm Chân tướng quân của Phan Bội Châu ...............................................................................................................29 2.2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S ..............................................................................................36 2.2.3. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên .............................................................................................................41
- 2.2.5. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi Tân ........................................................................................................................49 Chƣơng 3. Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân ..............................56 3.1. Sự khác biệt sử - văn, Pháp - Việt trong chân dung Hoàng Hoa Thám trước 1945 .......................................................................................................................56 3.1.1. Sự khác biệt sử - văn ...................................................................................56 3.1.2. Khác biệt trong hai cách nhìn Pháp - Việt .................................................61 3.2. Một kháng cự bằng văn chương ..................................................................67 3.2.1. Văn chương thời chủ nghĩa thực dân .........................................................67 3.2.2. Sự kháng cự của các tác gi văn học dân tộc thời kì thực dân ..................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như hầu hết các nền văn hóa của văn minh nhân loại, lịch sử và văn học Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc điểm này có thể thấy rõ ở thời kì trung đại, khi mà quan niệm văn sử triết bất phân của văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng mạnh m đến văn học nước nhà. Sang thời hiện đại, chịu tác động của quan niệm phương Tây, văn chương nghệ thuật có vị trí độc lập hơn. Cả lịch sử lẫn văn chương đều có cuộc sống của riêng mình, song mối quan hệ qua lại vẫn tồn tại với những đường n t dần thay đ i. Sáng tạo văn học về đề tài lịch sử thường xuất hiện như một cách làm sống lại những giá trị tinh thần, những kinh nghiệm sống của dân tộc theo cách nhìn của từng nhà văn. Vì vậy, quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu trở thành một vấn đề thường gặp trong thực ti n sáng tác và đời sống l luận phê bình hiện đại. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế n ra vào những năm cuối thế kỷ XIX và mười năm đầu thế kỷ XX là phong trào khởi nghĩa k o dài nhất kể từ khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam (1858). X t về lịch sử, cuộc khởi nghĩa này đã trở thành sự kiện chuyển giao đặc biệt quan trọng của lịch sử Việt Nam. Theo thống kê của Kh ng Đức Thiêm thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã trải dài tới hơn 20 đời T ng trú sứ và Toàn quyền Đông Dương, nếu kể cả quyền T ng trú sứ thì con số lên tới 26 vị kể từ năm 1884 – 1913 [52, 15]. Tên tu i Hoàng Hoa Thám (hay Đề Thám) đã xuất hiện trong ghi ch p của các chí sĩ yêu nước đương thời và cả đối thủ của họ là thực dân Pháp. Cũng theo t ng kết của Kh ng Đức Thiêm thì đã có tới hàng trăm đầu sách được xuất bản sớm nhất vào năm 1888 và muộn nhất vào năm 2009 đề cập tới cuộc khởi nghĩa này [52, 16], và điều ngạc nhiên là phần lớn tác giả là các sĩ quan Pháp và các nhà thực dân [52, 16]. Đồng thời, cách phản ánh về nhân vật này cũng không thống nhất, do quyền lợi dân tộc, chính trị khác biệt nhau. Như vậy, hiện tượng Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo có thể coi là một trường hợp điển hình để khảo sát mối quan hệ giữa lịch sử và văn học, tìm hiểu chủ nghĩa dân tộc ái quốc) trong sáng tác văn học. Đó là những lý do 1
- để người viết lựa chọn đề tài Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam trước năm 1945 cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm văn chương đều phản ánh những biến cố đã qua nhưng được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả. Như trên đã nói, Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử đặc biệt, con người này đã khiến cho người Pháp phải đau đầu trong suốt ba thập kỷ chinh phạt xứ An Nam; còn với người dân Việt Nam, ông là niềm tự hào của lịch sử thời cận hiện đại. Vì vậy, những tư liệu về ông rất đầy đặn, từ cả hai phía Việt Nam và Pháp, tuy nhiên dạng sử liệu nhiều hơn. Trong khuôn kh mã ngành của đề tài luận văn, chúng tôi s nhìn lại những tư liệu mang sắc thái văn chương (văn liệu) như sau: 2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám Được coi sớm nhất là truyện Chân tướng quân của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Truyện Chân tướng quân được đăng tải trên tờ Binh sự Tạp chí ở Hàng Châu (Chiết Giang – Trung Quốc), trong ba số báo 41-43) từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1917. Tác phẩm không đơn giản là một thuật sự lịch sử về thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế mà còn là một khắc họa nghệ thuật. Sau Phan Bội Châu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, còn có một số tác giả khác tìm hiểu và viết về Hoàng Hoa Thám. Có những cuộc khảo sát, thăm dò thực địa để cho ra đời các bài phóng sự, tiểu thuyết lịch sử về Hoàng Hoa Thám. Cuốn Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S, do nhà in Nhất Nam xuất bản năm 1935 nằm trong loại đề tài này. Cũng trong năm 1935, còn có hai tác phẩm nữa ra đời, đó là truyện Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên in trên Phụ trương Ngọ báo, và bài phóng sự dài của Việt Sinh có tiêu đề Bóng người Yên Thế in hai số liên tiếp trên Ngày Nay - một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Vào năm 1943, Cố Nhi Tân bút danh của Phùng Tất Đắc) đã viết tập “Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương”. Đây là những câu chuyện kể về các sĩ phu, văn thân của phong trào Cần Vương, dung lượng cuốn 2
- sách không lớn (khoảng trên 150 trang, theo bản in mới, năm 2015) nhưng có đến 1/3 số trang viết về Hoàng Hoa Thám. Sau 1945 nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám tiếp tục xuất hiện nhưng đều thuộc phần nghiên cứu lịch sử hoặc mảng ấn phẩm dạng giáo khoa thư lịch sử dành cho thiếu nhi1. Phải từ hai thập niên cuối của thế kỷ XX, Đề Thám mới trở lại trong sáng tác của nhà văn đương đại. Có thể kể ra đây tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” của Nguyên Hồng 2 tập, tập 1- 1981, tập 2 - 1993); truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” (2001) của Nguy n Huy Thiệp; tiểu thuyết “Người trăm năm cũ” (2009) của Hoàng Khởi Phong; Hồn thiêng sông núi (2010) của Hoàng Tiến; hoặc 4 tập tiểu thuyết Rừng thiêng Yên Thế (2013) của Huy Cờ... Như vậy có thể thấy rằng Hoàng Hoa Thám là một trong số các nhân vật lịch sử được các nhà văn quan tâm trong suốt thời kỳ dài trên một thế kỉ, dù không liên tục, và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đánh giá các sáng tác nói trên. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào xâu chuỗi những sáng tác văn học liên quan tới nhân vật lịch sử này thành một đề tài chuyên sâu. 2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám Theo nguồn tài liệu của Kh ng Đức Thiêm [52], cuốn Giặc Hoàng Hoa Thám (Hoàng Hoa Tham Pirate) của Paul Chack, xuất bản tại Pháp năm 1933 là một trong những cuốn sách đầu tiên viết bằng phong cách văn chương về Hoàng Hoa Thám. Cuốn sách này có 6 phần, 44 chương, được viết dưới dạng tiểu thuyết tái hiện toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế và chân dung của Hoàng Hoa Thám. Là tác phẩm viết về nhân vật lịch sử Việt Nam nhưng ngôn ngữ là tiếng Pháp nên tác phẩm này mới chỉ được giới sử học Việt Nam biết đến sơ bộ; còn với đời sống văn chương đọc, đánh giá, phẩm bình) ở Việt Nam nó vẫn là đối tượng xa lạ. Trong tình hình đó, tư liệu này cũng s được dẫn dụng trong luận văn ở mức độ nhất định với mục đích làm sáng tỏ thêm cho nguồn văn liệu Việt. 1 Tra cứu trên website của Thư viện Quốc gia Việt Nam http://103.23.144.229/opac/) có thể thấy ngay những đầu sách này. 3
- 3. Mục đích nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu cách thức kết hợp, xử l tư liệu lịch sử và hư cấu trong sáng tác văn học cũng như đặc điểm của việc hình dung, phác họa nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong văn chương trước 1945. - Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong cách nhìn của người Pháp và người Việt về Hoàng Hoa Thám cũng như cuộc khởi nghĩa Yên Thế, và l giải hiện tượng này với tư cách những biểu đạt tinh thần dân tộc từ một vài gợi của các nghiên cứu văn chương thời thực dân. 4. Phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, khảo sát các tác phẩm sau: - Chân tướng quân của Phan Bội Châu - Tự phán của Phan Bội Châu - Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên - Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế2 của Ngô Tất Tố và L.T.S - Bóng người Yên Thế của Việt Sinh - Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi Tân Ngoài những tác phẩm chính này, chúng tôi còn tham khảo thêm các tác phẩm viết về Hoàng Hoa Thám sau 1945 ví dụ Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng, Mưa Nhã Nam của Nguy n Huy Thiệp, Người trăm năm cũ của Hoàng Khởi Phong, Rừng thiêng Yên Thế của Huy Cờ…3) và một số bản dịch từ tư liệu của 2 Trên bản in Microfilm tại thư viện Quốc gia về tác phẩm này chúng tôi thấy như sau: tên sách đầy đủ là "Lịch sử Quân Đề-Thám Yến-Thế", có thêm dòng phụ chú dưới tên sách là "Viết theo cuộc điều tra rất k ". Sách được in thành từng quyển gọi là số , 20 số), nhưng đánh số trang liên tiếp, t ng cộng 320 trang. Tên sách thống nhất ở tất cả các quyển, nhưng dòng chữ chạy phía trên trang thì lại ghi khác nhau, từ quyển tức số) 1 đến 8 ghi "Quân Đề Thám", từ quyển 9 đến 20 ghi "Lịch sử Đề Thám". Đấy là l do sau này tác phẩm được nhắc đến bằng những cái tên khác nhau. Sách do Nhật Nam thư quán ấn hành năm 1935. Ngoài bản in Microfilm, chúng tôi còn sử dụng cả bản trích từ Tuyển tập Ngô Tất Tố, tập 1 của Phan Cự Đệ, xuất bản năm 1977. 3 Xin xem thông tin về tác phẩm này tại http://nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-doc- xem/item/25070902-bo-su-thi-ve-khoi-nghia-yen-the.html 4
- người Pháp viết về Hoàng Hoa Thám để có thêm những đối sánh giúp nhìn nhận đối tượng nghiên cứu chính xác hơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp văn học sử s là cách tiếp cận quán xuyến toàn bộ luận văn. Ngoài ra chúng tôi s sử dụng thêm cách nhìn văn hoá học hoặc liên ngành để đối tượng nghiên cứu có thể được bộc lộ đầy đủ hơn. Việc phân tích chi tiết trong luận văn s được thực hiện bằng các thao tác phân tích tác phẩm theo thể loại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số thao tác như: so sánh, bình luận, khảo sát, thống kê, phân loại và t ng hợp. 6. Đóng góp của luận văn - Chỉ ra những đan xen giữa lịch sử và văn học trong nhân vật Hoàng Hoa Thám, tức là phương thức ứng xử của các nhà văn trước 1945 đối với nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám. - Chỉ ra sự khác biệt trong cách nhìn Pháp - Việt về nhân vật Hoàng Hoa Thám. - Góp phần làm rõ thêm một số phương diện của l thuyết về tiểu thuyết lịch sử và nguyên l sáng tạo văn học từ nguyên mẫu đến lịch sử. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, K t luận và Thƣ mục tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thu t và th c ti n Chƣơng 2: Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945 Chƣơng 3: Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân 5
- NỘI UNG Chƣơng 1 Cơ sở lý thu t và th c ti n 1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm 1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và cứu nước. Kể từ khi có chữ viết, những sự kiện lớn lao của lịch sử đã được các tác giả trí thức Nho giáo phản ánh trong những trang viết của mình. Thời nhà Hồ đầu thế kỷ XV, trong đề tựa cho cuốn Nam Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng viết: Sách Luận ngữ từng nói: trong xóm mươi nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu này vậy , huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã đông đúc, l nào vì ở nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy, thành ra những điều đó bị mất cả, không còn ai được nghe, há chẳng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai, bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là “Nam Ông mộng lục”, phòng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp những điều mới lạ cho người quân tử … [33, 4]. Truyền thống viết dị văn là khuynh hướng thẩm m chi phối sáng tác văn xuôi trung đại toàn khu vực đồng văn như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… Ở Việt Nam, từ thế kỷ X đến XIV, đã có nhiều tác phẩm kể chuyện quái dị như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục… Song, lối viết dị văn của Nam Ông mộng lục chỉ chiếm 20% (6/31 thiên), phần còn lại 25 thiên), Hồ Nguyên Trừng viết về người thật, việc thật bởi ông muốn chứng minh rằng mộng Nam Ông là hiện thực 100%, chỉ có điều nó là k ức4. Nam Ông mộng lục 4 Một số truyện về các nhân vật lịch sử của Nam Ông mộng lục: 1. Nghệ vương thủy mạt: Chuyện vua Trần Nghệ Tông. 2. Trúc Lâm thị tịch: Chuyện về sự băng hà của vua Trần Nhân Tông, hiệu Trúc Lâm 3. Phụ đức trinh minh: Chuyện vợ vua Trần Duệ Tông đi tu. 4. Đức tất hữu vị: Chuyện vua Trần Minh Tông lên làm vua. 6
- được viết qua trí nhớ, trong đó có những tình tiết câu chuyện được trình bày theo ngòi bút hư cấu nghệ thuật. Như vậy, trước thuật này đã được xây dựng không phải trong tinh thần nhất thiết lệ thuộc vào chính sử, mà là một b sung cho chính sử, dựa vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào hư cấu tự do nảy sinh trên cơ sở kinh nghiệm ấy của người sáng tác. Theo cách nói của người xưa, phận sự của sử là truyền tín , qu ở chân ; phận sự của tiểu thuyết là truyền kỳ qu ở huy n ; ngòi bút của sử là thực lục , của tiểu thuyết là hư bút . Tóm lại, sử là thực mà tiểu thuyết là hư [33, 8, số 3], hoặc sử dừng lại ở chuyện đời thường, còn tiểu thuyết lại có thể vươn tới những miền bí ẩn mà con người ít biết hoặc chưa biết [33, 9, số 3]. Như nhiều nghiên cứu đã khẳng định do vấn đề văn tự, phải đến cuối thế kỷ XVII, văn xuôi về lịch sử Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện dưới dạng tiểu thuyết với Nam triều công nghiệp diễn chí. Tác giả Trần Nghĩa trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã sưu tầm được 37 tác phẩm và phân ra 7 loại, dựa trên nội dung và bút pháp miêu tả gồm: tiểu thuyết bút k , tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết công án, tiểu thuyết di m tình và tiểu thuyết du k [33, 11, số 3]. Về nội dung, phản ánh những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đất nước có các cuốn như Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoan Châu ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt Long hưng chí, Việt Lam xuân thu…. và Trùng quang tâm sử. Về nghệ thuật, tác giả Trần Nghĩa chia ra làm hai nhóm: nhóm lấy việc tả thực làm chính gồm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k , và nhóm lấy việc hư cấu làm chính gồm tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết công án, tiểu 5. Tổ linh định mệnh: Chuyện về linh hồn vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho cháu là Trần Minh Tông 6. Văn táng khí tuyệt: Chuyện về vua Trần Thái Tông qua đời. 7. Văn Trinh ngạnh trực: Sự cương trực của Chu Văn An. 8. Thi thán chí quân: Kể việc Trần Nguyên Đán làm thơ tự thán để can gián vua. 7
- thuyết di m tình. Nhóm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k có đặc điểm lấy sử thực làm gốc, nhưng không bê nguyên xi lịch sử mà phải có sự cân nhắc, chọn lọc gia công nghệ thuật mặt khác cũng tham khảo nguồn kể từ dân gian để b sung thêm, làm cho câu chuyện đậm đà hơi thở cuộc sống [33, 12, số 4] hay nói khác đi là bản thân lịch sử được tái hiện một cách nghệ thuật. Ở phương thức trần thuật, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đều trình bày theo kiểu chương hồi. Toàn bộ câu chuyện được tách ra làm nhiều hồi hoặc tiết có quan hệ kh p mở , vừa gián cách, vừa liên tục, hợp lại mà thành [33, 15, số 4]. Bên cạnh đó còn có những đoạn đặt ở đầu, giữa hoặc cuối mỗi hồi nhằm giải thích hoặc đánh giá nội dung sự kiện, nhân vật Đầu thế kỷ XX, lịch sử lại trở thành một đề tài nóng trong đời sống văn học dân tộc. Mở đầu là tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Kỳ vào những năm 20 – 30. Tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ có hai dạng chính, xuất hiện ở hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu có tính chất ngoại sử , khi sáng tác, lịch sử được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả đời sống riêng tư cá nhân của nhân vật không có thật trong lịch sử. Nghệ thuật miêu tả vẫn chưa ra khỏi lối văn chương hồi, kết cấu đơn tuyến, ngôn ngữ biền ngẫu, kết thúc có hậu. Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu. Giai đoạn sau là dã sử , nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ tính cách của con người bình thường, được nhìn nhận và miêu tả từ nhiều phạm trù đối lập, qua đó khích lệ lòng yêu nước, hay chứa đựng những bài học về đạo l sâu sắc. Tiêu biểu cho loại này là các tác phẩm như Việt Nam Lê Thái Tổ của Nguy n Chánh Sắt, Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử, Việt Nam anh kiệt, Việt Nam Lý trung hưng của Phạm Minh Kiên, Ngọn cờ vàng của Đinh Gia Thuyết. Nguy n Tử Siêu là tác giả viết nhiều tiểu thuyết lịch sử hơn cả, ý nguyện của ông là bồi đắp được chút đỉnh về cái quan niệm đối với T quốc , nhắc mọi người nhớ đến cái nghĩa vụ đối với đất nước Hai Bà đánh giặc)5. Tiểu 5 Nguy n Huệ Chi và Vũ Thanh trong bài Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ đã lưu tới không khí thời đại có ảnh hưởng 8
- thuyết lịch sử ra đời một mặt do nhu cầu tinh thần của công chúng đương thời, mặt khác là do yêu cầu của sự đa dạng hóa về đề tài và chủng loại trong tiến trình hiện đại hóa văn học. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy những ảnh hưởng vẫn còn rất đậm của tiểu thuyết c điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân vật. Nhận x t về hiện tượng này, Phan Mạnh Hùng đã lí giải: yêu cầu thực tế sáng tác đòi hỏi văn học hướng tới tầng lớp bình dân là những người lao động bình thường trong xã hội, vốn đã quen thuộc với đề tài trung, hiếu, tiết nghĩa , ở hiền gặp lành của văn học truyền thống. Tâm lí phóng khoáng, thích phiêu lưu mạo hiểm, trung thực nghĩa khí là những vấn đề phản ánh trong nội dung của truyện Tàu. Điều đó cho thấy tại sao có phong trào đọc tiểu thuyết Tàu rộng rãi như vậy ở Nam Kỳ, những truyện này phần lớn là tiểu thuyết lịch sử [18]. Tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Kỳ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của loại hình tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỉ XX, mà đáng kể nhất là sự thay đ i trong quan niệm sáng tác nghệ thuật của nhà văn, quan niệm về con người, khi mà các tác giả đã chú nhiều đến yếu tố đời tư, chất đời thường của nhân vật lịch sử. Tân Dân Tử đã nhấn mạnh tính chất đời tư của nhân vật, quyền năng hư cấu trên sự thật lịch sử của nhà văn: Lịch sử đại lược chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao mà không nói cặn k những sự mảy mún. Còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ cả… Lịch sử đại lược có nói nhơn vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế mà không tả trạng mạo ngữ ngôn, không tả tính tình phong cảnh. Còn lịch sử tiểu thuyết thì tả đủ… khiến cho kẻ đọc ấy d cảm xúc vào lòng, vào trí tựa Gia Long tẩu quốc), nhà văn Nguy n Triệu Luật cho rằng: Nhà viết lịch sử tiểu thuyết không cần theo ph p của sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra… một câu chuyện có thể có ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy . Ở Bắc Kỳ, người dành nhiều tâm huyết cho tiểu thuyết lịch sử có thể kể đến tác giả Nguy n Huy Tưởng với An Tư, Đêm hội Long trì, Bắc Sơn... Khác với các nhà tới sự lựa chọn tiểu thuyết lịch sử của Nguy n Tử Siêu nói riêng và của các nhà văn Nam Kỳ bấy giờ: đó là mong muốn được nói lên khát vọng của cả một dân tộc muốn tìm lại hồn nước, muốn tiếp nối tiếng gọi hồn nước từng một thời cất lên sôi n i với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa Thục… [5]. 9
- văn lãng mạn khác, Nguy n Huy Tưởng viết về lịch sử không phải để trốn vào lịch sử, mà khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực lịch sử đương thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Còn các nhà văn hiện thực lại bám sát sự kiện lịch sử và tham khảo thêm các nguồn dã sử. Giai đoạn 1945–1975, tiểu thuyết lịch sử có chững lại, nhường chỗ cho các tác phẩm theo khuynh hướng sáng tác hiện thực đi vào cuộc sống kháng chiến và hiện thực xã hội chủ nghĩa hoặc mang âm hưởng sử thi đáp ứng yêu cầu cách mạng hóa văn học. Đặc điểm của tiểu thuyết thời kỳ này là nhân vật quần chúng trở thành trung tâm phản ánh, lối viết thoát khỏi hình thức chương hồi, ít yếu tố hư cấu để tạo nên những nhân vật lịch sử mang âm hưởng thời đại, có khả năng c vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu. Sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đ i mới từ 1986 đến nay), tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm một vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn và các tác giả chuyên sâu như Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng, Hồ Quý Ly của Nguy n Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hội thề của Nguy n Quang Thân, Sông Côn mùa lũ của Nguy n Mộng Giác vv… Điều đáng lưu nhất trong tự sự lịch sử thời kỳ này là sự đa dạng quan niệm viết: Thứ nhất là quan niệm tiểu thuyết lịch sử là sự phục hiện lịch sử bằng nghệ thuật, nghĩa là người viết chi tiết hóa lịch sử bằng những chi tiết hoàn toàn có thật, tác giả dùng trí tưởng tượng để tái tạo, còn sáng tạo chỉ xuất hiện với điều kiện là phải có l , có thể xảy ra. Thứ hai là quan niệm lịch sử chỉ là cái đinh để các tác giả treo tác phẩm của mình, có nghĩa là lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn hư cấu truyện hoàn toàn không có thật, thậm chí trái ngược với lịch sử, nhằm gửi gắm những thông điệp của mình về con người và xã hội nhiều khi không liên quan gì đến lịch sử được kể. Thứ a là quan niệm trung thành với lịch sử là trung thành với b n chất của sự kiện lịch sử, của nhân vật lịch sử trên những n t chính để nhà văn có toàn quyền hư cấu. Có thể nói tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã dành không gian rộng rãi cho hư cấu nghệ thuật của nhà văn, nhất là những trang miêu tả đời tư và tâm l , tính cách nhân vật. Không chỉ cách tân về phương thức tái hiện, các tác giả đã không còn xem việc sáng tạo văn 10
- chương chỉ là quá trình di n xướng lịch sử. Thậm chí có những tác phẩm còn đi giải thiêng lịch sử, giải thiêng nhân vật, gi u nhại, đụng chạm đến thần tượng lịch sử như trường hợp Nguy n Huy Thiệp, Nguy n Quang Thân, Võ Thị Hảo… Như vậy, trong chặng đường vận động, phát triển của mình, việc viết tiểu thuyết lịch sử đã trải qua những thay đ i, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thời đại và quan niệm về mối quan hệ sự thật - hư cấu trong viết về lịch sử, quan niệm về chức năng của tiểu thuyết lịch sử. 1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương Trong khu vực các nước thuộc văn hoá chữ Hán thời trung đại, việc ch p sử được coi như một kiểu trước thuật không phân biệt với văn chương. Tư Mã Thiên, người thời Tây Hán đã xác định công việc của người ch p sử như sau: Tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có phải là sáng tác đâu [32, 15]. Theo ông, người viết sử cần có thái độ nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật. Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau: B n kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện. Phần B n kỷ dành cho bậc đế vương. Phần Liệt truyện đề cập đến nhiều nhân vật, từ thường dân đến qu tộc, hoặc các nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha, v.v... Ở Việt Nam, đời Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký. Sang đến đời Lê Thánh Tông, Ngô S Liên cùng với Kiều Phú và Vũ Quỳnh dựa trên những nguồn tư liệu còn sót lại, tham khảo, sưu tầm thêm chính sử, dã sử, ngọc phả mà sắp xếp tu chỉnh cho khoa học hơn, soạn ra bộ Đại Việt Sử ký toàn thư. Trong Tựa sách Đại Việt Sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô S Liên viết: Sử để ghi ch p việc, mà việc hay dở dùng làm gương răn cho đời sau , khi dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư lên vua Lê Thánh Tông, ông cũng nêu rõ quan điểm của mình: Ngày xưa có sử làm tin, điển lớn của nước, để ch p quốc thống lúc ly lúc hợp, để tỏ trị hóa khi thịnh khi suy. Là muốn treo gương răn cho đời sau, há chỉ tỏ rõ cơ vi về dĩ vãng. Tất phải khen chê mọi điều hay dở, thì người sau mới biết khuyên răn, tất phải nghiên cứu tốn nhiều tâm thần, thì trước thuật mới có giá trị, không thể làm cẩu thả, không thể 11
- nói d dàng và công việc của nhà ch p sử là cốt cho thiết thực gọn gàng, bỏ hết rườm rà hoa m …ch p đủ công việc vua tôi các triều, x t rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn… [14, 20]. Như vậy, với các nhà ch p sử, quan điểm của họ là tôn trọng sự thực, dùng truyện đời trước để răn đời sau. Song như trên đã nói, thể văn sử và văn truyện ban đầu chưa có ranh giới rạch ròi. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, tác giả ch p theo lối biên niên, nhưng thỉnh thoảng lại viết khá dài theo kiểu truyện, ví dụ như truyện các vua sáng lập ra triều đại mình như L Công Uẩn, Trần Thái Tông… Sang địa hạt sáng tác văn chương, quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí đã trở thành kim chỉ nam cho các tác giả là nhà nho. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguy n Lộc viết: Quan niệm văn học của Nho giáo biểu hiện một cách tập trung trong hai mệnh đề cơ bản là văn dĩ t i đạo và thi dĩ ngôn chí... Thực ra nói hai mệnh đề nhưng tựu trung vẫn là một. Bởi vì trong thời gian khá dài, người ta vẫn chưa có phân biệt cụ thể giữa văn và thơ… Chí ở đây thực chất cũng chính là đạo [24, 182]. Đặt trong bối cảnh ấy, chúng ta có thể hiểu cách viết sử cũng như sáng tác văn học thời trung đại. Thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI tình hình trên có những thay đ i. Biểu hiện rõ nhất là qua các cuộc tranh luận xoay quanh mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu văn chương, sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và người viết tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề của đời sống hiện đại, sự đồng cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử… Trong giới hạn của luận văn, người viết tạm phác thảo lại một số cuộc tranh luận tiêu biểu: Năm 1957, trong đời sống văn học Việt đã di n ra cuộc tranh luận xung quanh cuốn tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng xoay quanh vấn đề: các đảng viên Tiên Sơn là những người yêu nước hay là những kẻ đi ngược lại với xu thế của lịch sử? Khi viết cuốn tiểu thuyết này, Khái Hưng đã dựa vào hai nguồn: tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và tư liệu về cuộc đời của Phạm Thái, tác giả của Sơ kính tân trang. Điều đáng nói ở đây là Khái Hưng giữ nguyên quan điểm chính thống tôn phò nhà Lê của các tác giả Ngô gia văn phái, đồng thời 12
- kết hợp với quan niệm sáng tác của trường phái lãng mạn. Vì vậy, ông đã l tưởng hóa những nhân vật trẻ tu i của mình trong đảng Tiêu Sơn, miêu tả họ như những anh hùng l tưởng. Nhà thơ Tú Mỡ đã đề cao lòng yêu nước của đảng viên Tiêu Sơn trong việc phò Lê, chống Tây Sơn: Trong quãng đời ấy, họ đã tận tụy hy sinh cho một l tưởng: lòng yêu nước…lòng trung thành, chí khẳng khái, cái nhiệt tình và tinh thần dũng cảm của họ đáng mến phục… [9, 176]. Còn Hoài Thanh cho rằng sai lầm chính của Khái Hưng là đã ca ngợi một bọn phong kiến suy tàn hoàn toàn không có tư cách gì đại biểu cho chính nghĩa và ca ngợi bọn phò Lê mạt chống Tây Sơn, Khái Hưng bất chấp cả sự thật lịch sử…Đối với một quyển tiểu thuyết lịch sử thì đó là một sự tùy tiện quá đáng, nhất là những sự thật lịch sử này giờ đây lại quá hiển nhiên 6. Đồng quan điểm ấy, Phan Cự Đệ nêu rõ: Sự thực những hành động của đám tráng sĩ, tôi trung nhà Lê trong việc phò Lê Chiêu Thống chống Tây Sơn đã đi ngược lại xu thế của lịch sử [9, 176-177]. Cả Hoài Thanh và Phan Cự Đệ đều không chấp nhận cách viết của Khái Hưng, trong khi Tú Mỡ đánh giá cao tính lí tưởng của những nhân vật trong truyện. Quá trình tranh luận ấy họ không chú tới một vấn đề phức tạp hơn: các đảng viên Tiêu Sơn ít nhiều mang màu sắc tâm trạng của con người hiện đại thời kỳ 1930–1945. Những nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn chính là thế giới tâm hồn của nghệ sĩ, phát ngôn cho suy nghĩ cảm xúc chủ quan của tác giả, là một thứ chân dung tác giả . Phạm Thái trong lịch sử vừa mang giấc mộng anh hùng, lại vừa có phong thái của một nghệ sĩ, vừa là khách chinh phu lại vừa là khách tình si. Nhân vật lãng mạn này phù hợp với tâm trạng của một lớp thanh niên sau khi cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị tan vỡ. Không làm được anh hùng ngoài đời thì làm anh hùng trong mộng tưởng. Tiêu Sơn tráng sĩ vì thế mượn lịch sử để chuyển tải tâm sự của một lớp nhà văn lãng mạn mang khát vọng giải phóng khỏi những định kiến, quy phạm cả trong cuộc sống [và có thể cả quan niệm nghệ thuật]. 6 Hoài Thanh 1982), Đánh giá nhân sinh quan Tiêu Sơn tráng sĩ trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.309-310. 13
- Cũng liên quan tới cuốn Hoàng Lê nhất thống chí, năm 1973-1974, trên Tạp chí Văn học và Tạp chí Triết học di n ra cuộc tranh luận giữa các tác giả Vũ Đức Phúc và Lê S Thắng về các vấn đề: Ngô Thì Nhậm có thật sự là một quân sư xuất chúng của dưới triều đại Quang Trung? Nguy n Thiếp là nhân vật lịch sử như thế nào? Lê Sĩ Thắng đánh giá cao hai nhân vật Ngô Thì Nhậm và Nguy n Thiếp, coi đó là những con người toàn tài, đức cao vọng trọng. Phản đối lại điều đó, nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc cho rằng cần đánh giá và nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về vai trò của Ngô Thì Nhậm trong mối quan hệ với Tây Sơn. Từ một số phân tích7, Vũ Đức Phúc đề xuất đừng quá tin vào những chỗ hư cấu của Hoàng Lê nhất thống chí và cần phải nghiên cứu lịch sử với một tinh thần phê phán sáng suốt, đừng quá tin ở tiểu thuyết [40, 129] . Trong cuộc tranh luận này, có thể thấy Vũ Đức Phúc đã đứng ở góc độ của nhà sử học, ông yêu cầu một sự chính xác, công bằng, khách quan khi đánh giá các nhân vật lịch sử trong quá khứ. Vậy Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn chương hay một văn bản lịch sử? Nguy n Lộc - trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX - đã nhận định: Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, lại chịu ảnh hưởng lối tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, vì vậy nên nhiều nhà nghiên cứu hay lầm lẫn, cho đó là tiểu thuyết lịch sử giống như Tam quốc, Thủy hử của Trung Quốc. Thực ra, nếu đi sâu vào đặc trưng kết cấu nghệ thuật của nó, không thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được, mà phải gọi nó là một tác phẩm k sự lịch sử mới đúng [22, 254]. Để làm sáng tỏ kiến của mình, Nguy n Lộc phân tích: Nói đến tiểu thuyết lịch sử là nói đến tưởng tượng, đến hư cấu nghệ thuật… Vấn đề quan trọng đối với nhà tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ hư cấu như thế nào để không phá vỡ tính logic của lịch sử… Người viết tiểu thuyết lịch sử không bắt buộc phải trung thành với tiểu thuyết lịch sử ở cả những chi tiết nhỏ nhất của nó, 7 Tác giả lưu : đó là cuốn sách của họ Ngô nên những điều ca ngợi Ngô Thì Nhậm, đồng thời dè bỉu các tướng lĩnh khác của Tây Sơn như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân càng khiến chúng ta phải cảnh giác [40, 107]. Đối với nhân vật lịch sử Nguy n Thiếp, Vũ Đức Phúc thẳng thắn bày tỏ: Ông ta là một ông già trung hậu, hiền lành, hơi thiển cận, vô tài. Một con người bình thường, trong một lúc nào đó, có ít công với Tây Sơn… [40, 129]. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn