intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

59
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu chính là hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhìn từ góc nhìn lý luận giới, luận văn làm nổi bật điểm tương đồng cũng như góc nhìn mới của Nguyễn Du so với cái nhìn nam quyền truyền thống mang tinh thần Nho giáo, qua đó mà xác định bản chất chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ PHƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU ĐỌC THEO LÝ LUẬN VỀ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƢỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU ĐỌC THEO LÝ LUẬN VỀ GIỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn - HÀ NỘI, 2013 -
  3. LỜI CẢM ƠN Với niềm kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến qúy thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Nho Thìn - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Nguyễn Thị Phƣợng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .............................................................................. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 11 4. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................................... 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 13 NỘI DUNG .............................................................................................................. 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI14 1.1. Quan điểm giới (gender) .............................................................................. 14 1.2. Quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại ........................ 18 1.2.1. Quan điểm “tam tòng tứ đức” .................................................................. 18 1.2.2. Quan điểm đề cao trinh tiết ...................................................................... 24 1.2.3. Quan điểm kỳ thị nữ sắc: .......................................................................... 28 1.3. Nguyễn Du với tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du ........................................... 31 CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU ............................................................................. 37 2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đức hạnh ......................................................... 38 2.2 Hình tƣợng ngƣời phụ nữ phản diện ........................................................... 48 2.3. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ tài sắc, tài tình .................................................. 53 2.4. So sánh ngƣời phụ nữ trong Thơ chữ Hán với ngƣời phụ nữ trong Truyện Kiều……………………………………………………………………...72 2.4.1. Sự khác biệt giữa người phụ nữ trong Thơ chữ Hán và Truyện Kiều 72 2.4.2. Sự tương đồng giữa người phụ nữ trong Thơ chữ Hán và Truyện Kiều .. 89
  5. CHƢƠNG 3: CÁI MỚI CỦA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU TRONG TRÀO LƢU VĂN HỌC MANG TÍNH NỮ QUYỀN THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX ................................. 95 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 123
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là nhân học. Nghiên cứu văn học là môn khoa học về con người thì cần chú ý đến con người với các nhân tố cấu thành khác nhau, trong đó có nhân tố giới (gender). Giới là vấn đề văn hóa xã hội. Sự hình thành những chuẩn mực lý tưởng về người nam/ người nữ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố văn hóa xã hội, như kinh tế, đạo đức, tập tục… Lẽ tất yếu, ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc lại có quan niệm giới khác nhau. Cách ứng xử, hành động, vị trí và số phận của người phụ nữ trong một thời kỳ, giai đoạn lịch sử đều bị chi phối bởi quan điểm về giới. Bên cạnh đó, văn học là nhân học, văn học là tấm gương phản chiếu sống động nhất về đời sống, văn hóa thực tại. Vì vậy, các nhân vật nữ trong một thời đại văn học là sản phẩm tất yếu của cách nhìn về giới trong giai đoạn này. Nghiên cứu nhân vật nữ trong một loạt tác phẩm của một tác giả trong giai đoạn văn học cụ thể chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như là cái lý bên trong của hình tượng. Từ đó hiểu được tư tưởng quan điểm của nhà văn, nhà thơ đối với các số phận tính cách cá nhân mà quan niệm về con người cá nhân được mở ra, mỗi tác giả, mỗi thời đại đều có thêm những đường nét mới. Trong xã hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, đã có một thời kỳ dài giữa người đàn ông và người phụ nữ không có sự công bằng từ địa vị, quyền lợi. Nói cách khác, đó là một xã hội nam quyền, người đàn ông có vai trò chủ chốt, là "lực lượng" nắm quyền và "điều khiển" xã hội. Họ có quyền áp đặt chuẩn mực về cái đẹp, về hành vi, về đạo đức cho người phụ nữ. Từ thời kỳ văn học viết, kiểu nhân vật trữ tình cũng như tác giả chủ yếu là những người đàn ông, có đôi ba trường hợp xuất hiện nhân vật phụ nữ, nhưng những nhân vật này lại được nhìn qua lăng kính tư tưởng nam quyền... Từ sau thế kỉ XVIII hình tượng người phụ nữ được xuất hiện với tần suất nhiều hơn và tạo được dấu ấn về sự thay đổi tư tưởng, cách nhìn nhận của nam giới từ thời trung đại.
  7. Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong những tác giả viết nhiều, thể hiện nhiều những quan điểm về phụ nữ, về giới so với những tác giả thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Đại thi hào cũng có những đóng góp lớn về thể loại, và đạt được thành tựu cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Trong văn học trung đại, nội dung được trình bày chịu sự quy định của hình thức ngôn ngữ và thể loại. Văn học Nôm thường không chính thống nên tác giả trung đại dễ dùng các thể văn Nôm để biểu đạt tư tưởng nhân đạo phi Nho giáo. Còn văn học chữ Hán thường có tính chính thống cao hơn văn học Nôm. Vì vậy nghiên cứu sáng tác của một tác giả phải chú ý đến cả hai hình thức ngôn ngữ văn tự Hán-Nôm. Giới nghiên cứu đã bàn nhiều về cái mới, về tư tưởng nữ quyền của Nguyễn Du trong truyện thơ Nôm Truyện Kiều. Nhưng vấn đề phụ nữ trong thơ chữ Hán của ông có những đặc trưng gì, có điểm gì khác biệt, tương đồng so với truyện thơ Nôm? Đây hiện vẫn đang là vấn đề cần được nghiên cứu hệ thống. Đó là lý do vì sao phải nghiên cứu người phụ nữ trong thơ chữ hán Nguyễn Du. Chọn đề tài Nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới là chọn một cách tiếp cận mới để luận giải thái độ hay cách nhìn phụ nữ của Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa nam quyền thời trung đại. Luận văn chú ý đến quan điểm của Nguyễn Du, một tác giả nam giới đối với người phụ nữ, tìm hiểu tác giả quan tâm đến phương diện nào ở người phụ nữ, những phương diện đó có gì mới, có gì tương đồng, riêng biệt so với các tác giả khác. Qua đó để hiểu thêm về bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về quan điểm tư tưởng, cách nhìn nhận của ông đối với xã hội, với giới nói chung và với người phụ nữ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Về vấn đề Nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới, luận văn tìm hiểu về những nghiên cứu, những thành tựu đã có khi các nhà nghiên cứu, phê bình tiếp cận với mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Nếu tác phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn đã có bề dày nghiên cứu với hàng trăm vấn đề được khai thác để thấy được tinh hoa văn hóa cũng như thành công trong tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du thì thơ chữ Hán của ông lại chưa nhận được sự quan tâm đúng
  8. mức của các nhà nghiên cứu. Hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung sưu tầm, giới thiệu, in lại, dịch mới… thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Người có công mở đường cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du là Đào Duy Anh. Trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều, lần đầu tiên vị trí của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định “về hình thức cũng nhƣ về nội dung, thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể đề vào hàng với thơ Cao Bá Quát và có thể đem so sánh với thơ Đƣờng". (Sđd. tr.207). Đặc biệt Đào Duy Anh là người đầu tiên khẳng định rằng những sáng tác chữ Hán này "là nguồn tƣ liệu quí giá đế tìm hiểu cái phẩm cách phức tạp và bi đát" của Nguyễn Du. Có thể nói đây là những ý kiến có giá trị gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ở các giai đoạn sau. Trước hết, phải kể đến các bộ lịch sử văn học mới được biên soạn mà ở đó, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có được một vị trí xứng đáng. Trong cuốn Lƣợc thao lịch sử văn học Việt Nam (nhóm Lê Quý Đôn, Nxb. Xây đựng, H. 1957), Trương Chinh khẳng định thơ chữ Hán chẳng những "là nguồn tƣ liệu rất quý để tìm hiểu tác giả Truyện Kiều", mà còn “phải đƣợc kể là những tác phẩm bậc nhất trong văn thơ chữ Hán của cha ông ta ngày trƣớc”. Theo ông, những sáng tác đó không phải làm để tiêu khiển thù ứng "mà là thứ thơ chân thành, xuất phát tự tâm can"... Ông còn nhấn mạnh rằng giá trị độc đáo nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là “đã có một ngòi bút hiện thực, điều hiếm gặp trong các thi tập thời xƣa". Xuân Diệu khi viết Con ngƣời Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Tạp chí Văn nghệ số 58, tháng 3 năm 1962) đã nghiêng hẳn về cái nhìn buồn thương, day dứt của Nguyễn Du trước cuộc đời. Tác giả cho rằng, giống như Khuất Nguyên xưa, Nguyễn Du “mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu ngƣời, nên cái đau khổ của ông là một đau khổ lớn có tính chất đại diện cho nhân loại”. Xuân Diệu cũng đi sâu vào một số bài thơ tiêu biểu như Sở kiến hành; Thái bình mại ca giả, Phản chiêu hổn... để thấy nỗi uất hận, căm phẫn cùa Nguyễn Du với xã hội phong kiến. Tất cả đều chửng tỏ một tấm lòng “yêu thƣơng con ngƣời đến cháy ruột cháy gan”.
  9. Năm 1965 trong Lời giới thiệu công trình Thơ chữ Hán Nguyễn Du (bản in lại năm 2012), Trương Chính phân tích một cách cụ thể và sâu sắc nhiều vấn đề. Khi bàn về thái độ của Nguyễn Du với các triều đại, Trương Chính đã có nhiều kiến giải riêng. Ông không tán thành quan điểm của Đào Duy Anh về vấn đề này và cho rằng tâm trạng u uất của Nguyễn Du không bắt nguồn từ tâm sự người bề tôi phải thờ hai vua. Trái lại nó bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực của nhà thơ với thời đại mình; từ sự thất vọng với cái xã hội phong kiến thối nát đương thời. Cũng chính nỗi đau đớn. thất vọng này đã khiến Nguyễn Du tìm đến những triết lí bi quan, tiêu cực... Đây là những ý kiên rất xác đáng, có giá trị gợi mở cao. Cũng vào tháng 11 năm 1965, Tạp chí Văn học đăng bài viết Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du của Nguyễn Huệ Chi. Có thể nói ông là người đầu tiên trực tiếp đặt ra vấn đề nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du để thấy hình ảnh của chính tác giả "một hình ảnh rất động trƣớc mọi biến cố của cuộc đời". Từ đó ông phác họa chân dung của một con người "mất phƣơng hƣớng" giữa cuộc đời dâu bể; hoàn toàn bế tắc trong một giai đoạn '"cực kì thối nát tan rữa” của chế độ phong kiến. Trong con người ấy đã luôn xảy ra xung đột giữa "một bên là tƣ tƣởng chính thống... một bên là hiện thực chói chang, sừng sững". Đặc biệt, ông khẳng định Nguyễn Du "là con ngƣời tƣ tƣởng" với bao mâu thuẫn, giằng xé dồn nén trong tâm can. Nhưng vượt lên khối mâu thuẫn phức tạp ấy - là nguồn cảm hứng nhân đạo lớn lao sâu sắc. Nó bao trùm thế giới nhân vật mà ông tạo dựng trong thơ chữ Hán. Nguyễn Du không dừng lại ở sự thương khóc họ - mà còn khái quát được bản chất của một xã hội: chà đạp lên mọi nhân phẩm... tha hóa mọi tính cách... làm tan vỡ mọi giá trị cao đẹp nhất. Bài viết của Nguyễn Huệ Chi đã mơ ra một hướng đi trên hành trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du: kiếm tìm chân dung của chính tác giả - như một hình tượng được biếu hiện trực tiếp qua những bài thơ viết về mình và biểu hiện gián tiếp qua các đôi tượng trữ tình Nguyễn Thị Nương, giảng viên khoa Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội đã có chuyên luận Con ngƣời Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (NXB Đại học Sƣ Phạm, H. 2010). Ở chuyên luận này, tác giả đã bao quát được khá toàn diện chân dung con
  10. người Nguyễn Du qua chính cách nhìn của ông ở cả hai phương diện: hướng nội (thơ tự họa) và hướng ngoại (hệ thống nhân vật). Tác giả đã sử dụng tư liệu chính đó là văn bản thơ chữ Hán làm cơ sở, tiền đề hiểu thêm về chính phong cách thơ cũng như con người Nguyễn Du đặt trong bối cảnh của thời đại. Có thể nói, ở giai đoạn đầu một số tác giả còn khuôn hẹp giá trị của bộ phận sáng tác này vào việc thể hiện tâm sự của Nguyễn Du đối với triều đại phong kiến đương thời. Sau đó các nghiên cứu mới tiếp tục khai thác những nội dung cảm xúc sâu xa hơn như niềm trăn trở của nhà thơ trước thân phận con người và cuộc đời. Mỗi nhà nghiên cứu, bằng vốn sống, vốn văn hóa của mình đã làm sống dậy những tình cảm, tư tưởng mà Nguyễn Du ký thác trong thơ. Lê Thước, Đào Duy Anh khẳng định giá trị của thơ chữ Hán trong việc phản chiếu cuộc đời và tâm sự Nguyễn Du; Nguyễn Huệ Chi phát hiện con ngƣời tƣ tƣởng và hình tƣợng tự họa đặc sắc…; Nguyễn Lộc khẳng định vấn đề trung tâm trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du là nỗi đau đời… Nhìn chung, khi nghiên cứu tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều chú trọng nghiên cứu con người nhà thơ thể hiện trong các tác phẩm mà hầu như chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới các hình tượng nhân vật nữ trong tập thơ này. Góc nhìn nhân vật nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du được đề cập trong các công trình nghiên cứu như: Tìm hiểu về nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán Nguyễn Du của Đào Phương Anh, khoa Văn học, hệ tại chức K19, 2005 và So sánh đề tài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến của Nguyễn Thị Hiền, khoa Văn học, hệ chính quy K51, năm 2010. Tuy nhiên trong hai luận văn này, sự tìm hiểu nhân vật nữ còn khá sơ lược, chưa mang tính chuyên khảo và chưa vận dụng lý luận với giới để tìm và hiểu về các nhân vật phụ nữ trong tập thơ. Thơ chữ Hán là tập thơ được khá nhiều các nhà nghiên cứu tập trung khai thác nhưng hầu hết chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách có chiều sâu, mang tính hệ thống về Nhân vật nữ nhìn từ góc độ Giới. Điều này khiến việc nhìn nhận về giới trong thơ Nguyễn Du nói chung và trong thời đại Nguyễn Du sống chưa được đánh giá và khai thác đúng mức. Chính vì thế, luận văn hy vọng góp một phần nhỏ theo
  11. hướng nghiên cứu giới của nhân vật nữ để nhìn quan điểm tư tưởng tác giả, thời đại cũng như quan điểm chung của thời đại về giới một cách toàn diện hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính trong luận văn của chúng tôi chính là các kiểu nhân vật người phụ nữ trở thành hình tượng nhân vật chính trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Theo Lê Thƣớc - Trƣơng Chính (2012), in lại theo bản 1965, NXB Văn học, H) . Chúng tôi hy vọng rằng, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các thế hệ đi trước và vận dụng phương pháp, cơ sở lý luận hiện đại, luận văn sẽ góp phần tìm thêm những nét mới trong hình tượng nhân vật người phụ nữ cũng như quan điểm về giới, thái độ quan điểm về thời đại của ông. Các nhân vật là phụ nữ nhưng không phải hình tượng nhân vật như người mẹ, người vợ, người con gái hái sen… không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn Để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn, chúng tôi chọn nghiên cứu thêm hình tượng phụ nữ trong một vài tác phẩm văn học Việt Nam trung đại và tư liệu lịch sử, tư liệu văn hoá để so sánh khi cần thiết. Một số tư liệu tiêu biểu là: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Gia huấn ca, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… 4. Mục đích nghiên cứu: Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu chính là hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhìn từ góc nhìn lý luận giới, luận văn làm nổi bật điểm tương đồng cũng như góc nhìn mới của Nguyễn Du so với cái nhìn nam quyền truyền thống mang tinh thần Nho giáo, qua đó mà xác định bản chất chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng nữ quyền, biểu hiện rõ rệt của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du, điểm khác biệt và nhất quán trong hành trình sáng tác của Nguyễn Du, từ thơ chữ Hán đến thơ Nôm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
  12. Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm giới; khái niệm giới tính, quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại; nữ giới trong văn học viết Việt Nam thời kì trung đại; tư tưởng nhân đạo cũng như đặc điểm văn hóa, xã hội thời kỳ trung đại qua sáng tác của Nguyễn Du. Phân loại, phân tích, cắt nghĩa các hình tượng phụ nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du từ góc nhìn giới gồm người phụ nữ chính diện lý tưởng và người phụ nữ phản diện theo quan điểm Nho giáo, cái mới, phi Nho giáo của Nguyễn Du khi nhìn các nhân vật này. Theo quan niệm Nho gia, cái đẹp gắn liền với phạm trù đạo đức, gắn liền với những chuẩn mực mà chính nam giới quy định. Nhân vật chính diện từ đó được xem như những người phụ nữ tiết hạnh, trinh liệt, có thể lấy cái chết để minh chứng hay bảo vệ cho quan niệm này. Ngược lại, những yếu tố thiên về đời sống bản năng tự nhiên, không phù hợp chuẩn mực được đặt ra sẽ bị coi là xấu, tầm thường. Đó là những người phụ nữ có lối sống tự do, nhất là tự do yêu đương, tình yêu mang đậm nét yếu tố thân xác. Qua hình tượng người phụ nữ nhìn từ góc độ Giới, bằng tinh thần nhân đạo của mình, Nguyễn Du vẫn cố gắng chỉ ra bi kịch và sự bất công của xã hội nam quyền đã gây nên những số phận đầy xót xa và bi kịch cho người phụ nữ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Để nhìn nhận bất kỳ vấn đề, khía cạnh nào trong một tác phẩm văn học một cách toàn diện thì việc cần thiết là đặt tác phẩm trong bối cảnh văn hóa, xã hội của tác phẩm đó khi ra đời. Bởi điều hiển nhiên, một tác phẩm văn học sinh ra trong một thời kỳ nhất định ít nhiều bị chi phối bởi hệ tư tưởng, quan điểm của chính thời đại đó. Văn học trung đại Việt Nam là “cuốn từ điển” phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, xã hội cũng như cách nhìn nhận của con người trong thời kỳ này. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII cuối thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, hệ tư tưởng vững chắc của xã hội Trung Hoa. Không thể phủ nhận, Nho giáo đã tạo nên hệ thống xã hội có tôn ti, trật tự, hệ thống xã hội được sắp xếp
  13. theo những quan điểm, chuẩn mực nhất định. Cũng chính vì hệ tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng lớn từ đời sống đến văn học, đã khiến cho thân phận người phụ nữ từ thực tế đến trong văn học có số phận khá “thiệt thòi” và xuất hiện nhiều bi kịch. Quan điểm văn hóa này cũng sẽ giúp chúng tôi hiểu đúng đắn về cách xây dựng nhiều hình tượng nhân vật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Phƣơng pháp hệ thống, tổng hợp: Tập thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được tổng hợp khá đầy đủ, gồm 250 bài thơ với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi phần trong tập thơ đều được tác giả thể hiện vấn đề thực tại cuộc sống đến những tâm sự về thời thế qua nhiều chủ đề như thiên nhiên, đất nước, qua những câu chuyện về người anh hùng, người kĩ nữ… Chính vì vậy, để có cách nhìn vấn đề người phụ nữ ở góc độ giới một cách toàn diện và sâu sắc, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp để xử lý thông tin một cách đầy đủ và nhiều chiều. Phƣơng pháp so sánh: Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, luận văn sử dụng phương pháp so sánh. Chúng tôi dự kiến sẽ so sánh người phu nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du với nhân vật nữ trong Truyện Kiều. Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh với cách nhìn nhận vị trí, số phận của các hệ thống nhân vật nữ trong các tác phẩm của các tác giả trước và sau Nguyễn Du cả chữ Hán và chữ Nôm. Điều đó giúp luận văn đưa ra những quan điểm khách quan, toàn diện về tư tưởng tiến bộ của đại thi hào Nguyễn Du. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu ngƣời phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du từ quan điểm giới. Chƣơng 2: Hình tƣợng nhân vật ngƣời phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
  14. Chƣơng 3: Cái mới của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong trào lƣu văn học mang tính nữ quyền thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI 1.1. Quan điểm giới (gender) Khái niệm thuật ngữ Giới cùng những công trình nghiên cứu dựa trên lý thuyết về giới đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Không chỉ trong thực tế xã hội mà trong văn học, các nhà nghiên cứu đều vận dụng những quan điểm về giới làm tiền đề cho những công trình của mình. Trong luận văn Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới, chúng tôi muốn tìm và hiểu rõ khái niệm giới, bởi đó là cơ sở để khai thác tác phẩm, chuỗi tác phẩm, tìm ra những thành công và hạn chế của tác giả trong một giai đoạn văn học nhất định. Theo David Glover và Cora Kapla, thuật ngữ Gender xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1963 trong Sex in Society (Sex trong xã hội) của Alex Comfort – một nghiên cứu thuộc về tình dục học (sexology), nhưng thuật ngữ này chỉ thật sự nhận được sự quan tâm đặc biệt với công trình Sex and Gender: On the Development of Masculinity and Femininity (1968) (Giới và giới tính: về sự phát triển của nam tính và nữ tính) của Robert J. Stoller. Như được nhận thấy ngay từ nhan đề của cuốn sách, Gender bắt đầu được nhìn nhận trong sự khu biệt với sex. Với Stoller, sex thuộc về sinh vật học còn gender thuộc phạm vi của tâm lí học. Hai năm sau, Kate Millett viết lại luận điểm của Stoller Sex thuộc về sinh vật học, gender thuộc về tâm lí học, và vì thế thuộc về văn hóa. Chính nét nghĩa cuối cùng đã tạo ra sự đối lập
  15. giữa sex và gender như là sự đối lập giữa tự nhiên và văn hóa. Bắt đầu từ đây, những nghiên cứu về gender có được sự quan tâm đặc biệt bởi lẽ nó là một đầu mối quan trọng để kiến tạo nên phạm trù chủ thể (subject) – một phạm trù luôn ám ảnh trong những suy tư triết học về con người. Theo quan điểm của Hoàng Bá Thịnh trong bài Tiểu luận xã hội học về giới thì Giới được hiểu như sau: Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội” [78, tr.54]. Theo tài liệu Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, giới được khái quát như sau: Giới (Gender) tức là nói đến đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội. Khác với giới tính là các đặc điểm sinh ra đã có, các đặc điểm giới của nam và nữ đƣợc hình thành và phát trỉnh trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân do sự tƣơng tác của các nhân với mội trƣờng xã hội (gia đình, nhà trƣờng, thông tin đại chúng...). Các đặc điểm này đƣợc xây dựng do sự phối hợp giữa yếu tốc khách quan là sự mong đợi của xã hội đối với ngƣời nữ hay nam và yếu tố chủ quan là cách mà ngƣời nữ hay nam đó muốn xã hội nhìn nhận họ. Chính vì thế, trong khi các đặc điểm giới tính rất ít thay đổi thì các đặc điểm về giới lại rất đa dạng tùy thuộc vào điều kiện địa lý, thể chế, xã hội, lịch sử... Qua việc liệt kê một số quan điểm về giới, chúng ta có thể hiểu Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ. Nó là sản phẩm của xã hội, văn hóa. Giới là những đặc điểm mà xã hội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Giới thường bao gồm nhiều vấn đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã
  16. hội… Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc… Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại trong cách hiểu của các công trình nghiên cứu, Giới (Gender) lại thường bị dùng lẫn lộn với Giới tính (sex). Giới tính chỉ nhấn mạnh đến tính (nam/ nữ) thì Giới nhấn mạnh sự phân biệt nam, nữ trên phương diện xã hội. Tức là quan điểm giới mà chúng tôi sử dụng không những bao gồm Giới tính mà còn bao gồm cả phương diện văn hóa - xã hội của họ như trong mối quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ. Văn hóa là đa dạng trong không gian và biến đổi không ngừng trong thời gian nên một khi thừa nhận gender là một kiến tạo văn hóa thì chúng ta tất yếu phải chấp nhận một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam tính (masculinity) hay nữ tính (femininity). Nam tính hay nữ tính biến đổi một cách đa dạng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác; và ngay trong một nền văn hóa thì nam tính và nữ tính cũng luôn biến đổi từ thời kì này sang thời kì khác. Nữ tính chủ yếu tồn tại trong không gian của gia đình, nam tính chủ yếu được hình thành trong không gian xã hội, cộng đồng. Sự lưỡng phân này mặc nhiên thừa nhận vai trò vượt trội và thống trị của nam giới với nữ giới. Những quy phạm về nữ tính và nam tính, vì thế, không phải là một tồn tại có tính chất tự nhiên mà là sản phẩm được kiến tạo từ tương quan quyền lực nói trên. Nữ tính là những đặc trưng cho giới tính nữ trong một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó. Theo quan điểm về giới trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nữ tính thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng... Quan hệ giữa nam tính và nữ tính là một quan hệ quyền lực (bao hàm sự phân biệt tôn ti) nên nó có thể được sử dụng để nhận thức về những quan hệ quyền lực khác, đặc biệt là quan hệ chủng tộc trong thời kì bành trướng của phương Tây trên phạm vi toàn thế giới. Những nghiên cứu của E. Said trong Đông phương học (Orientalism) cho thấy phương Đông dưới con mắt phương Tây đã bị nữ tính hóa tối đa (thụ động, bị thuần phục) để tô đậm một phương Tây với quyền năng của
  17. nam tính (phiêu lưu, chinh phục và chủ động). Ở cấp độ này, quan hệ về giới tính đã trở thành một công cụ văn hóa để biểu đạt những tương quan quyền lực. Trước đây, nhân vật nam, nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp: áp bức hay bị áp bức; theo quan điểm đạo đức: đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật. Bởi từ góc độ giới, chúng ta nhìn nhận rõ hơn bản chất của một thời kỳ xã hội phương Đông nam quyền, những tiêu chuẩn để xã hội đánh giá nữ giới bị quy chiếu từ điểm nhìn của người đàn ông. Đó là những tiêu chuẩn kép có lợi cho đàn ông nhưng bất công, bất lợi cho phụ nữ, khắt khe nghiêm ngặt với phụ nữ nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới. Vì thế, chỉ những người phụ nữ đáp ứng các chuẩn mực Nho gia yêu cầu thì được đánh giá là chính diện lý tưởng còn người phụ nữ vượt ra ngoài khuôn phép sẽ bị coi là phản diện. Trong triết học Trung Hoa, nữ tính là âm trong cặp âm, dương. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ban đầu âm và dương có nghĩa là bóng tối và ánh sáng, nhưng về sau chúng không có hàm nghĩa cố định nữa. Chúng được xem là cách để miêu tả các mối quan hệ giữa vạn vật. Trong vũ trụ luận của Lão-Trang, âm được đồng nhất với tự nhiên và đàn bà – các nguyên lý được đánh giá cao hơn là dương, văn hóa và nam tính. Trái lại, trong Nho giáo chính thống, âm và dương lại liên quan tới các mối quan hệ mang tính tôn ti của con người và quan hệ quyền lực giữa những gì mang tính âm và tính dương lại bị đảo ngược. Người vợ bị coi là thấp kém hơn người chồng, như là âm so với dương. Ngay cả một bề tôi hoặc một ông quan nhà nho cũng được xem là âm trong mối tương quan với tính dương của vua chúa, và điều đó vẫn đúng ngay cả khi cả hai người trong mối quan hệ cặp đôi này đều là đàn ông. Âm và dương thể hiện những mối quan hệ có tính tôn ty, phụ thuộc lẫn nhau không nhất thiết là giữa đàn ông và đàn bà, mặc dù những gì thuộc dương thường có đặc trưng là thường gắn với những nguyên lý của đàn ông và âm thì gắn với những nguyên lý của phụ nữ. Vì thế, nam tính và nữ tính không phải là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực. Chúng vừa là những
  18. qui ước xã hội về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức và cách ứng xử theo giới của chính họ. Trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu giới để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam, nữ. Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều được nghiên cứu từ quan điểm giới để thấy được quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của Nho giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình không còn trong trắng. Từ đó chi phối đến hành động, nàng từ chối tình vợ chồng với Kim Trọng. Qua đó ta có thể hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bất hạnh của Kiều, từ nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm giới. Từ những khái niệm tổng quát nhất, cơ bản nhất về Giới và Giới tính (gồm nam tính và nữ tính) sẽ phần nào giúp luận văn tìm hiểu, khai thác triệt để cách nhìn nhận theo quan điểm về Giới một cách toàn diện và khách quan nhất về các hình tượng nhân vật nữ trong Tập thơ chữ Hán Nguyễn Du. Từ quan điểm về Giới, luận văn sẽ có thêm cơ sở phân tích, khái quát được những đặc trưng về người nữ, cách nhìn nhận của người nam đối với người nữ trong một bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội thời trung đại. Từ đó nhìn nhận rõ hơn về sự tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Du, với tư cách là một người nam, có cách nhìn mới mẻ và nhân văn đối với cách hành xử, số phận, cuộc đời của người nữ trong xã hội. Đó cũng chính là cách để đánh giá cũng như hiểu hơn về tư tưởng, quan điểm nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và tiến bộ của đại thi hào Nguyễn Du. 1.2. Quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại 1.2.1. Quan điểm “tam tòng tứ đức” Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận định: Chúng ta vẫn nói văn học là nhân học. Nói văn hóa học thực ra là phải nói đến con ngƣời. Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con ngƣời và hoạt động của nó trong không gian và thời gian xác định. Con ngƣời trong văn học mỗi thời kỳ lịch sử lại có một diện mạo riêng chịu sự quy định của quan niệm về con ngƣời lý tƣởng trong thời đại ấy". [73, tr.17]. Tác phẩm văn học không chỉ phản ánh tư tưởng, quan điểm của tác giả trong
  19. thời đại của mình mà còn thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, những quy định, quy tắc, luật lệ giữa con người với nhau trong xã hội ấy. Nghiên cứu về lịch sử vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc, Tani Barlow nhận thấy, trong xã hội Trung Quốc truyền thống không có một từ chỉ khái niệm phụ nữ (woman) nói chung mà chỉ có các từ biểu thị những vai giới tính của một người phụ nữ ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ: là con gái khi ở gia đình – là vợ khi đi lấy chồng – là mẹ khi có con. Không mấy khó khăn để tìm thấy ở đây những ảnh hưởng sâu đậm từ Nho giáo. Những vai giới tính của người phụ nữ nói trên là hoàn toàn tương ứng với nguyên lí tam cương (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Tình hình cũng tương tự như thế ở Việt Nam, ít nhất từ thế kỉ thứ X và ngày càng trở nên đậm nét dưới ảnh hưởng kéo dài của Nho giáo trong lịch sử. Lẽ đương nhiên là có những khác biệt do môi trường văn hóa tạo ra. Trong xã hội phương Đông thời trung đại, một điều được mặc nhiên thừa nhận và liên tục củng cố cả bằng luật pháp lẫn phong tục, văn hoá và văn chương là địa vị đứng trên của người đàn ông so với người phụ nữ. Đối với chồng, họ phải tôn thờ như ông trời của mình. Nghĩa vụ của họ là phải sinh được con trai nối dõi và “nâng khăn, sửa túi” cho chồng. Trong văn hoá người Việt, giới có tác động không nhỏ đến sự phân công lao động giữa người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình. Người đàn ông luôn là người giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Mọi lĩnh vực có liên quan đến đời sống gia đình như: làm nhà, dạm vợ, gả chồng cho con cái, chăn nuôi, trồng trọt… nhất nhất đều do người đàn ông chủ gia đình quyết định. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo góp phần làm cho chế độ phụ hệ gia trưởng trong người Việt thêm củng cố. Phản ánh lại xã hội Việt Nam thời phong kiến, văn học trung đại Việt Nam trong cái nhìn lịch sử, nhất là từ khi hệ thống văn tự được xác lập, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Họ áp đặt các chuẩn mực về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ, bất công bất lợi cho người phụ nữ và có lợi cho nam giới. Văn học trung đại nói chung là nền văn học của nam giới, tác giả của những thành tựu văn học cũng như hạn chế đều chủ yếu là nam giới. Và những tác phẩm của họ
  20. viết ra đều phản ánh quan điểm tư tưởng, cách nhìn nhận vấn đề của chính nam giới hay phản ánh hình tượng của họ. Thời kỳ đầu của văn học viết, lực lượng chủ yếu là tăng lữ, quý tộc và nhà nho (Khương Công Phụ với bài phú hiện còn Bạch Vân chiếu xuân hải, nhà sư Đỗ Pháp Thuận với Quốc tộ) cho tới Trần Tế Xương và Tản Đà hầu hết đều là những thành viên của “giới tính thứ nhất”. Do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội chi phối. Do những quy ước và quan niệm bất bình đẳng về giới tồn tại hơn 8 thế kỷ đã khắc sâu vào đời sống văn hóa tinh thần cũng như trong văn học, khiến người phụ nữ "mặc nhiên" phải phụ thuộc vào đàn ông. Họ luôn bị ràng buộc bởi trách nhiệm trong gia đình và là bộ phận luôn chịu sự thiệt thòi khi so sánh với nam giới về quyền lợi, địa vị xã hội. Trong một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Lê Thánh Tông đã xuất hiện hình tượng người phụ nữ, nhưng họ đều được tạo nên bởi lăng kính thiên kiến của các nhà nho chính thống, đó là những người nam giới, là nhà nho và họ là lực lượng chính chịu sự chi phối của các quy tắc, quan niệm xã hội. Tư tưởng Tam tòng tứ đức là một trong những tư tưởng nổi bật nhất được du nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều đau khổ, bất hạnh cho người phụ nữ khi sống trong xã hội bị áp đặt bởi tư tưởng này. Có thể nói, Tam tòng tứ đức trở thành một luật lệ bó buộc cách suy nghĩ, hành động đến số phận của người phụ nữ, đòi hỏi sự phục tùng của họ đối với đàn ông suốt cuộc đời. Đó là tư tưởng thể hiện đậm đặc địa vị thấp hèn, thụ động của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Dường như tư tưởng "tam tòng" đã ăn sâu vào tiềm thức của toàn xã hội. Là quy chuẩn để đánh giá hành xử, đạo đức của người phụ nữ, và cũng là nguyên nhân của những số phận, cuộc đời bi kịch của họ trong xã hội. Khái niệm Tam tòng về cơ bản được hiểu như sau: Tại gia tòng phụ (在家從父): người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha; Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng; Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai. Câu “Tam tòng” từ sách Lễ Ký, thiên Tang Phục, Tử hạ truyện, nguyên văn: vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử, chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2