intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang" hướng tới việc đưa ra những đặc điểm nổi bật, độc đáo trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. Qua đó thấy được bút pháp sáng tạo trong xây dựng nhân vật của nhà văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN NỮ LÊ QUỲNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN QUỲNH TRANG ẬN NT Ạ Ĩ CHUYÊN NGÀNH: N ỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 BÌN DƯƠNG – 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN NỮ LÊ QUỲNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN QUỲNH TRANG ẬN NT Ạ Ĩ CHUYÊN NGÀNH: N ỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 NGƯỜ Ư NG D N Ọ TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN BÌN DƯƠNG – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang là chương trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Tiến. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Nữ Lê Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, người đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ phận sau Đại học, Khoa văn học, trường Đại học Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và làm luận văn một cách thuận lợi. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình đã ủng hộ, động viên tôi. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Nữ Lê Quỳnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 5 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1. NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUỲNH TRANG ............................................................................... 7 1.1. Nhân vật văn học ....................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm nhân vật................................................................................ 7 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học ............................................................... 11 1.1.3. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết ..................................................... 12 1.2. Nguyễn Quỳnh Trang, một trong những nhà văn nữ tiêu biểu cuả văn xuôi đương đại ................................................................................................. 16 1.2.1. Quan niệm sáng tác văn chương ......................................................... 16 1.2.2. Văn chương Nguyễn Quỳnh Trang với những nhà văn cùng thế hệ... 22 Chương 2. KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN QUỲNH TRANG ............................................................................................... 25 2.1. Nhân vật cô đơn ....................................................................................... 25 2.1.1. Cô đơn trong gia đình .......................................................................... 25 2.1.2. Cô đơn trong xã hội ............................................................................. 33 2.1.3. Cô đơn trong tình yêu .......................................................................... 40 2.2. Nhân vật tìm kiếm ................................................................................... 43 2.2.1. Tìm kiếm tự do .................................................................................... 43 2.2.2. Tìm kiếm tình yêu ............................................................................... 45 2.2.3. Tìm kiếm giới tính ............................................................................... 48
  6. 2.3. Nhân vật tha hóa ...................................................................................... 50 2.3.1. Tha hóa dục vọng ................................................................................ 50 2.3.2. Tha hóa phẩm chất, đạo đức ................................................................ 54 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN QUỲNH TRANG ........................................................... 58 3.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình và cách đặt tên ............................. 58 3.1.1. Qua ngoại hình .................................................................................... 58 3.1.2. Qua cách đặt tên .................................................................................. 61 3.2. Xây dựng nhân vật qua tâm lí ................................................................ 63 3.2.1. Miêu tả tâm lí qua hành động .............................................................. 63 3.2.2. Miêu tả tâm lí qua những giấc mơ ...................................................... 67 3.3. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ .......................................................... 70 3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, hiện đại .................................................. 70 3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ dung tục, đời thường ............................................. 75 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 82
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam ngày càng có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tựu quan trọng. Văn học thời kỳ này phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới và những cách nhìn hoàn toàn mới. Đề tài được mở rộng theo hướng tiếp cận với hiện thực đời sống. Quan điểm sáng tác của nhà văn cũng mang những sắc thái thẩm mỹ mới. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút nữ đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn xuôi giai đoạn này. Họ là những cây bút giàu nội lực sáng tạo. Những tìm tòi, đổi mới về tư tưởng, chủ đề, về hình thức nghệ thuật và có những đóng góp quan trọng tạo nên diện mạo chung cho những bước phát triển của văn học hiện đại. Ngay từ khi mới xuất hiện với tiểu thuyết đầu tay của mình, nhà văn trẻ Nguyễn Quỳnh Trang đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình. Những tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang đều mang tính thời sự sâu sắc, khắc họa được cuộc sống của thế hệ trẻ trong cuộc sống hiện tại. Tuy là nhà văn trẻ nhưng Nguyễn Quỳnh Trang đã ghi dấu cách viết riêng của mình trong văn học Việt Nam đương đại. Dù chỉ mới giới thiệu tới bạn đọc một số tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng với niềm đam mê văn chương và tài năng của mình, chị đã gặt hái được nhiều thành công. Là một nhà văn thế hệ 8X, đọc tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang ta thấy được cuộc sống bề bộn với những gam màu sáng tối, một thể giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phú. Đó là những con người dám nghĩ, dám sống nhưng cũng mang đầy tâm trạng hoang mang, lạc lõng. Có thể nói, sự xuất hiện và những đóng góp trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang thời gian qua là điều không thể phủ nhận nhưng thực tế, tiểu thuyết của nhà văn vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Quỳnh Trang luôn có những đánh giá trái chiều. Qua khảo sát chúng tôi thấy những bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang không nhiều, đặc biệt là chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. 1
  8. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang với mong muốn tiếp tục khẳng định vị trí, tài năng của nhà văn trong tiến trình phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời lựa chọn đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp một cái nhìn mới mẻ về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang, qua đó mong muốn lý giải được sự thành công của tác giả về cả nội dung lẫn nghệ thuật. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại bám sát cuộc sống ở thì hiện tại của nó. Trong thời đại ngày nay sự nóng hổi của các sự kiện cuộc sống và tính kịp thời của những điều được miêu tả trong tiểu thuyết là vấn đề quan trọng hàng đầu. Các tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang ngay từ khi ra đời đã thu hút được sự quan tâm chú ý của bạn đọc và giới phê bình văn học. Đã có khá nhiều nhận xét, đánh giá của giới phê bình về tác phẩm của chị. Trong buổi tọa đàm về tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang, khi nói về những đổi mới, cách tân trong sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Hải Ninh đã nhận xét:“Tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang cho thấy sự táo bạo của cây bút trẻ này, táo bạo vì dám đụng chạm đến tất cả những cái hót nhất trong đời sống hôm nay” (Phong Điệp, 2011). Cũng trong buổi tọa đàm ra mắt tiểu thuyết mới tại trung tâm văn hóa Pháp, nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: “Miêu tả sắc sảo là điểm mạnh trong truyện ngắn của Nguyễn Quỳnh Trang song đôi lúc người đọc vẫn thấy lạnh lẽo, nản lòng. Ở tiểu thuyết, cô đã tiến thêm được một bước khi cho người đọc thấy tương lai ở phía trước. Dù câu chuyện ban đầu tản mạn mỗi tiểu mục nói về một nhân vật nhưng cuối cùng tác giả đã kết luận được: Cuộc sống đáng quý, hãy sống hết lòng” (Phong Điệp, 2011). Còn nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan đánh giá: “Điều gì làm nên sức lôi cuốn của một câu chuyện về cõi nội tâm? Là tính thành thật của câu chuyện đó. Nguyễn Quỳnh Trang cho thấy rõ trong tác phẩm này cái thiên hướng và năng lực của cô kể một câu chuyện lớn trong một quy mô nhỏ” (Phong Điệp, 2011). 2
  9. Và cũng theo Nguyễn Quỳnh Trang để hiểu chính mình và sự tồn tại của mình thì cách duy nhất là đi sâu vào nội tâm, đời sống tinh thần của nhân vật. Trong buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ tư mang tên 9X’09 tại Hà Nội với cái nhìn về vấn đề đạo đức, nhân sinh nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét: “Nguyễn Quỳnh Trang ở mỗi cuốn tiểu thuyết đều trăn trở, thao thức với khía cạnh nào đó của vấn đề đạo đức, nhân sinh. Ông cho rằng người cầm bút như vậy là có trách nhiệm với xã hội” (Mộc Miên, 2014). Ngoài những nhận xét đánh giá thì cũng có một số khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn Quỳnh Trang. Tiêu biểu như: Cảm thức cô đơn trong tiểu thuyết 1981 (Nguyễn Quỳnh Trang) và Người ăn chay (Han Kang) cuả Nguyễn Thị Thanh. Một số dấu hiệu hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang, năm 2015 của Trần Thị Ngát. Cả hai luận văn chỉ mới dừng lại ở một khía cạnh nhất định về chủ nghĩa hiện sinh và cảm thức cô đơn trong một vài tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang. Thông qua những công trình nêu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, mỗi bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau và cũng có không ít ý kiến trái chiều nhau nhưng các bài viết đều có chung một đặc điểm là, thừa nhận những cách tân mới mẻ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. Thứ hai, các bài viết chỉ mới dừng lại ở những nhận xét đánh giá, hoặc những vấn đề hiện sinh. Chưa có bài viết nào đi sâu và nghiên cứu về thế giới nhân vật. Điều đó tạo tiền đề để chúng tôi tiếp tục khai thác sâu hơn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn này. Tìm hiểu về Nguyễn Quỳnh Trang cũng như thế giới nhân vật trong sáng tác của chị đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà phê bình. Nhưng ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau và cách lý giải vấn đề cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến nay đã có nhiều ý kiến đánh giá cao và khẳng định tài năng cũng như đóng góp của Nguyễn Quỳnh Trang trong sự phát triển của văn học hiện đại. Ngay sau khi những tác phẩm đầu tay đến với bạn đọc và các nhà phê 3
  10. bình văn học, Nguyễn Quỳnh Trang đã trở thành một trong những cây bút trẻ mà khi nói đến sự đổi mới văn học và sự vận động của thể loại tiểu thuyết thì không thể không nhắc tới những tác phẩm của chị. Tiếp nối và kế thừa những người đi trước, luận văn chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang. Và lựa chọn đề tài này với mong muốn bằng sự khảo sát và nghiên cứu của mình nhằm khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới việc đưa ra những đặc điểm nổi bật, độc đáo trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. Qua đó thấy được bút pháp sáng tạo trong xây dựng nhân vật của nhà văn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chỉ ra những điểm nổi bật trong việc thể hiện hình tượng ở phương diện loại hình nhân vật, theo đó đưa ra những bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào bốn cuốn tiểu thuyết 1981 (NXB Văn Học, 2007) Nhiều cách sống (NXB Hội Nhà Văn, 2008) Mất ký ức (NXB Hội nhà văn, 2012) 9X’09 (NXB Hội nhà văn, 2014) 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp loại hình: Nhận diện những đặc điểm của tiểu thuyết qua việc quy chiếu vào loại nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang, từ 4
  11. đó, thấy được những quan niệm sáng tác, quan niệm về con người thông qua tác phẩm của chị. Phương pháp so sánh: Chỉ ra điểm giống và khác nhau về thế giới nhân vật qua tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang đồng thời so sánh với các nhà văn nữ khác. Phương pháp thống kê: Thống kê các tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang, cũng như những tác phẩm của các tác giả khác trong văn xuôi Việt Nam đương đại, các công trình nghiên cứu và những đánh giá, nhận xét. Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá. 6. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang luận văn chỉ ra được vai trò của nhân vật trong tác phẩm và loại hình nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang. Qua đó, chúng tôi hy vọng đây là công trình chỉ ra được đóng góp của nhà văn trẻ thế hệ 8X, Nguyễn Quỳnh Trang đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương Chương 1: Nhân vật văn học và quan niệm sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang. Trong chương này chúng tôi nêu khái niệm về nhân vật văn học và nhân vật văn học trong tiểu thuyết. Đồng thời chỉ ra những quan niệm về con người cũng như quá trình sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang. Chương này chúng tôi trình bày có dung lượng mười tám trang. Chương 2: Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang. Ở chương hai, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá các loại hình nhân vật cụ thể trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. Các loại hình nhân vật gồm: Nhân vật cô đơn, nhân vật bản năng và nhân vật tha hóa. Chương này có dung lượng ba mươi ba trang. 5
  12. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Quỳnh Trang. Luận văn đã chỉ ra những phương thức nghệ thuật cơ bản trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình và cách đặt tên, thứ hai là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động và motip giấc mơ, cuối cùng là nghệ thụât xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ. Chương này chúng tôi trình bày trong dung lượng hai mươi trang. 6
  13. Chương 1 NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUỲNH TRANG 1.1. Nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là phương tiện cơ bản nhất để nhà văn thể hiện hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật để thể hiện nhận thức, cách nhìn của mình về một cá nhân nào đó, một loại người, một vấn đề hiện thực nào đó của xã hội. Về khái niệm nhân vật, Tô Hoài trong cuốn Sổ tay viết văn cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Lý giải nhận định này ta có thể hiểu rằng nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật thể hiện tư tưởng của tác giả thông qua tác phẩm của mình. Thành công hay thất bại của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cách xây dựng nhân vật của tác giả. Khi nhắc đến nhân vật trong tác phẩm văn học người đọc thường hiểu đó là con người được xây dựng bằng các phương tiện của văn học. Thông thường nhân vật có thể là những con người được miêu tả thông qua tác phẩm. Nhưng trong nhiều trường hợp nhân vật lại ở phạm vi rộng hơn, nó có thể là sự vật hay đồ vật được“người hóa”, nhân cách hóa mang tâm hồn tính cách như con người. Điều này được nói rõ hơn trong cuốn Lý luận văn học, Hà Minh Đức định nghĩa như sau: “Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là một sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách... và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người... cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể 7
  14. hiện nổi bật trong tác phẩm” (Hà Minh Đức, 2006). Những dấu hiệu này thường được biểu hiện ngay từ đầu và thông thường sự phát triển về sau của nhân vật cũng gắn bó mật thiết với những miêu tả ước lệ ban đầu. Ví dụ như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ta có thế thấy rõ điều này, ngay từ khi giới thiệu nhân vật hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân ta dường như được báo trước về số phận mỗi người sau này. Trong khi Thúy Vân được miêu tả: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế mà tác giả đã phác họa được chi tiết vẻ đẹp của một "tuyệt thế giai nhân", một thiếu nữ "sắc nước hương trời". Khác với vẻ đẹp "sắc sảo", "mặn mà" của Thúy Kiều, Thúy Vân lại mang vẻ đẹp "trang trọng". Đó là vẻ đẹp toát tên từ con người cao sang, đứng đắn và quý phái ít ai có được. Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa từ ngoại hình đến tính cách, mỗi nét trên gương mặt của nàng đều thể hiện điều đó. Khuôn mặt Vân tròn đầy và hiền dịu như ánh trăng đêm rằm. Nằm dưới đôi lông mày dài, hơi đậm là một đôi mắt đẹp được ví với "mắt phượng mày ngài". Bút pháp tiêu biểu của văn học trung đại là bút pháp ước lệ tượng trưng. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để bút pháp này để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nói vậy để thấy được nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc loại hình nghệ thuật khác, nhân vật văn học được thể hiện qua chất liệu ngôn từ. Vì vậy nhân vật văn học đòi hỏi bạn đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, sự liên tưởng để dựng nên một con người hoàn chỉnh với các mối quan hệ xã hội quanh mình. Biểu hiện của nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Có nhân vật hiện ra khá hoàn thiện từ ngoại hình, nội tâm cho đến hành động, tiểu sử như ở trong các tác phẩm tự sự. Có nhân vật lại chỉ hiện ra qua ngôn ngữ trong kịch bản văn học. Có nhân vật chỉ được bộc lộ qua cảm xúc, ý nghĩa như nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Có nhân vật không được miêu tả chân dung, 8
  15. ngoại hình, hành động. Có nhân vật chỉ đơn giản là những con vật, những đồ vật được nhân hóa… hiện ra muôn màu, muôn vẻ. Thế giới nhân vật do nhà văn sáng tạo ra rất phong phú. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng và căn cứ vào phẩm chất nhân vật có thể chia ra nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian. Xét ở tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm có thể chia ra nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét từ góc độ thể loại có thể có nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình. Xét từ góc độ cấu trúc nhân vật ta có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách. Còn trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học, cho rằng: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha…) cũng có thể không có tên riêng, khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm (...) nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” (Lê Bá Hán, 2007). Từ nhận định này ta có thể biết muốn nhận định một nhân vật ta có thể căn cứ vào các đặc điểm của nó. Đầu tiên ta có thể căn cứ vào tên gọi của nhân vật, thông thường mỗi nhân vật đều có tên gọi riêng cụ thể như Chí Phèo, Tràng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Nương, Trọng Thủy,… Nhưng cũng có khi nhân vật được gọi tên theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giới tính, tiểu sử hay một đặc điểm đặc biệt của nhân vật như lão tiều phu, anh thợ săn, lão phú ông, thằng sở khanh,… Cũng có khi nhân vật được gọi tên theo tên gọi của những nhân vật được nhân cách hóa, hoặc cũng có thể được gọi bằng tên gọi những nhân vật tưởng tượng hư cấu như Bụt, Diêm Vương, Ma Vương,… Trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ 9
  16. thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” (Lại Nguyên Ân, 2003). Từ đây ta có thể hiểu nhân vật trong tác phẩm văn học là con người hay những sự vật, đồ vật mang tính cách của con người được xây dựng bằng phương tiện của nghệ thuật ngôn từ. Ý nghĩa của nhân vật được thể hiện ở khả năng biểu đạt và truyền tải thông điệp của nó tác phẩm. Sáng tạo ra nhân vật nhà văn đã thể hiện được những cá thể nhất định và các quan niệm của các nhân vật đó trong các mối quan hề xã hội. Khi bắt gặp một nhân vật trong tác phẩm ta không thể chỉ hiểu một số phận, một cuộc đời mà còn còn hiểu ý nghĩa cuộc đời, thông điệp xã hội mà tác giả đã gửi gắm vào đó. Mỗi nhân vật sẽ là tiếng nói của nhà văn, là quan điểm của nhà văn về con người, về cuộc đời và rộng hơn là về xã hội. Do vậy sức sống của nhân vật, sự trường tồn của nhân vật rất lớn. Những nhân vật được xây dựng thành công có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, tồn tại qua nhiều thế hệ có khi còn trở thành những tượng đài ngôn từ bất hủ qua nhiều thập kỉ. Những nhân vật đó không còn nằm yên trong trang sách mà đã bước ra giữa cuộc đời làm nên tên tuổi cho nhà văn. Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm văn học, thể hiện những quan niệm nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhà văn xây dựng nhân vật không chỉ để phản ánh hiện thực mà còn để phản ánh tư tưởng nghệ thuật, sự sáng tạo của mình về đời sống, con người trong tác phẩm. Nói tóm lại, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể. Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang nói riêng. 10
  17. 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học Nhà văn xây dựng nhân vật như là một phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực. Như vậy, chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và con người, đồng thời qua đó cũng thể hiện những hiểu biết, những ước mơ kì vọng về cuộc sống của con người. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên thể hiện niềm tự hào của Dân tộc Việt Nam về nòi giống của mình. Các vị thần như thần Trụ Trời, thần Gió, thần Mưa trong các câu chuyện thần thoại thể hiện những nhận thức về sức mạnh của tự nhiên mà con người nguyên thủy chưa giải thích được. Hay nhân vật anh hùng Hecralet với mười hai kì công trong thần thoại Hi Lạp chính là những mong ước có được sức mạnh để chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống. Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng là niềm tin và hi vọng có được sức mạnh để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc Việt. Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề mà còn là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lý giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả, chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của nhân vật như sau: Đối với nội dung tác phẩm, nhân vật là phương tiện quan trọng để nhà văn khái quát hiện thực đời sống. Hiện thực đời sống được tái hiện thông qua thế giới nghệ thuật mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm, trong đó nhân vật lại là yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật ấy. Nó là phương tiện khái quát những tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nhân vật là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Nói cách khác nó là công cụ, là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới và rộng lớn mang tính sâu sắc hơn. Đối với hình thức tác phẩm, nhân vật đóng vai trò quyết định tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức. Nói như G.N.Pospelov thì: “Nhân vật là 11
  18. phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ vừa kết cấu” (G.N.Pospelov, 1985). Có thể nói, những quan niệm và vai trò của nhân vật là tiền đề lý thuyết không thể thiếu khi nghiên cứu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tác phẩm của một nhà văn nói riêng. Nhân vật văn học do nhà văn sáng tạo nên, trên cơ sở quan sát những con người trong cuộc sống xã hội. Thế nên, nhân vật văn học có ý nghĩa quan trọng đối với nhà văn. Một trong những căn cứ để đánh giá tài năng nghệ thuật của nhà văn chính là nhân vật mà họ đã xây dựng trong tác phẩm. Một nhân vật thành công không chỉ khái quát được hiện thực cuộc sống, những tính cách, những quy luật mà còn phải hấp dẫn được độc giả. Có những nhân vật có sức sống bất tử với thời gian như: Tấm, Thúy Kiều, Hoạn Thư, Chí Phèo, AQ, Romeo, Juliet, Tào Tháo, Trương Phi,… Sức hấp dẫn của nhân vật có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là họ rất độc đáo. Ví như Chí Phèo trong trí nhớ của người đọc là hình ảnh của một con quỷ dữ làng Vũ Đại, triền miên trong những cơn say, cách đến nhà Bá Kiến xin được đi ở tù lại, cách đập đầu ăn vạ, cách trêu ghẹo Thị Nở: thấy Thị Nở kêu, Chí kêu to hơn, là khát vọng làm người lương thiện,… Như vậy, nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vì vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật. Chính vì thế mà chúng ta thấy có nhiều người không nhớ tên tác giả nhưng lại rất nhớ tên các nhân vật do tác giả ấy tạo dựng nên. Tóm lại, nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của mỗi nhà văn. Nó là hình thức, là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống, thể hiện quan niệm, tư tưởng của bản thân. 1.1.3. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết Tiểu thuyết luôn đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các nhà nghiên cứu - phê bình văn học, buộc họ phải có cách thức nhìn nhận, soi xét từ những hướng nghiên cứu chưa có tiền lệ. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu vẫn là vấn đề nhân vật. Vì, suy cho cùng thì các phương diện của nghệ thuật tự sự đều phải quy về nhân vật, vì nhân vật là tâm điểm của tác phẩm và trực tiếp gắn với bản chất của 12
  19. hoạt động sáng tạo: Không có nhân vật thì không có nghệ thuật tự sự. Người nghệ sĩ sáng tạo ra nhân vật chỉ để làm một việc duy nhất: con người thì phải hướng về con người. Đây là một nhận thức giản dị, nhưng đằng sau phạm trù nhân vật chứa đựng bao nhiêu lớp nghĩa, kéo dài đến tận cùng của sự sáng tạo. Từ đó ta có thể hiểu rằng nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân vật được khắc họa đầy đặn, rõ nét, sinh động và đa dạng. Nhân vật tiểu thuyết là kết quả của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn toàn, có thể dựa theo nguyên mẫu ngoài đời, nhưng nó đều là “nhân vật sống”. Nó không chỉ có ngoại hình, ngôn ngữ, hành động mà còn có đời sống nội tâm phong phú. Ở nhân vật tiểu thuyết còn có thể chứa đựng cả nhân vật kịch, nhân vật trữ tình. Có thể nói nhân vật tiểu thuyết bao hàm nhiều kiểu và loại nhân vật văn học khác nhau. Ta có thể hiểu rằng nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”. Nói một cách khác, nhân vật là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn chia sẻ. Nhân vật tiểu thuyết luôn có mối liên hệ với cuộc đời. Nó là hình bóng của con người, có tác động đến lối sống của con người. Cho nên trong phương thức xây dựng nhân vật, dù theo quan niệm nào, phương thức nào thì nhân vật tiểu thuyết cũng bắt nguồn từ cuộc đời thực và phải độc lập với tác giả. Nhân vật tiểu thuyết phải có đời sống riêng, số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật và logic của đời sống. Có như thế nhân vật mới có sức sống lâu dài trong lòng người người đọc. Cuộc sống vẫn luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn của văn học. Nhà tiểu thuyết luôn tìm thấy ở cuộc đời những chất liệu để xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật. Cho nên nhân vật tiểu thuyết vừa là sản phẩm lại vừa là chủ thể tác động đến cuộc sống. Trong cuộc đời không hiếm những con người lấy nhân vật tiểu thuyết làm khuôn mẫu, làm lẽ sống. Những nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết nhiều khi có sức ám ảnh rất lớn đối với con người ngoài cuộc đời. Nhưng không vì thế mà đồng nhất nhân vật tiểu thuyết với con người ngoài cuộc 13
  20. đời. Bởi vì nhân vật tiểu thuyết là nhân vật của hư cấu và tưởng tượng, là nhân vật có tính chất điển hình được xây dựng theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực xã hội một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, có khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng và phức tạp, có khả năng tái hiện về bức tranh mang tính rộng lớn và bao quát về bộ mặt của xã hội. Và để làm nên thành công của tiểu thuyết chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố nhân vật, trong tiểu thuyết nhân vật giữ vai trò chủ chốt quyết định sự thành bại của tác phẩm. Nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của mọi sự sáng tạo là trọng điểm để nhà văn lý giải mọi vấn đề của đời sống. So với các thể loại văn học khác, nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả tinh tế nhiều mặt và sống động như con người ở quanh ta. Bởi vậy nên nhân vật tiểu thuyết mang những đặc trưng riêng, có thể kể đến như sau: Đầu tiên có thể nói nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan hệ khác nhau để làm bộc lộ tính cách. Hay nói cách khác, tính cách có mối quan hệ với hoàn cảnh. Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như cuộc đời thật. Tính cách là mấu chốt quan trọng của nhân vật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết thường xây dựng nên rất nhiều những nhân vật có tính cách sắc nét và nổi bật như: Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, tác giả đã xây dựng nên những tính cách đặc trưng như tính cách gian hùng của Tào Tháo, tính cách nóng nảy của Trương Phi, tính cách mềm mỏng và nhu nhược của Lưu Bị,… Thứ hai, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch hay nhân vật trong truyện trung cổ,… Nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ và dằn vặt của của đời. Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều quan hệ và đặc biệt không chỉ tích hợp về lượng mà phải thay đổi về chất. Phải khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác. Điều đó tạo cho nhân vật tính cách đa dạng, sống 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2