Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu vị trí mảng phê bình, lý luận trong sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, từ đó khẳng định những đóng góp toàn diện của Chế Lan Viên đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ YẾN CHI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ YẾN CHI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành Hà Nội-2015 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bá Thành. Những nhận xét, đánh giá của các tác giả khác mà tôi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng cụ thể. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến Chi 3
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Bá Thành, giảng viên khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi tận tình, tâm huyết trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Sự chỉ dẫn của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống phƣơng pháp, kiến thức cũng nhƣ kỹ năng hết sức quý báu để tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân, gia đình và bạn bè – những ngƣời đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến Chi 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 3 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………….. 3 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………….. 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát…………... 9 4. Mục đích nghiên cứu………………………………………… 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………….. 10 6. Cấu trúc luận văn..................................................................... 11 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA CHẾ LAN VIÊN………….................. 12 1.1. Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên……………………………. 12 1.1.1. Thơ ca……………………………………………………... 12 1.1.2. Văn xuôi dƣới dạng bút kí…………………………………. 17 1.1.3. Phê bình và tiểu luận……………………………………… 21 1.1.4. Quan hệ giữa phê bình, lý luận và sáng tác trong sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên.......................................................... 27 1.2. Giá trị của phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên……………... 35 1.2.1. Cổ vũ thúc đẩy phong trào sáng tác……………………… 35 1.2.2. Những nhận định khách quan và khoa học về thơ……….... 38 1.2.3. Nghệ thuật phê bình độc đáo…………………………….... 42 Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………………... 51 Chƣơng 2: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ NHÀ THƠ VÀ NGHỀ LÀM THƠ.................................................................................. 52 2.1. Thi sĩ – thi nhân của thế giới siêu hình........................................... 52 2.2. Thi sĩ – Nhà thơ chiến sỹ…………………………………………. 55 2.2.1. Nhà thơ với vấn đề “Sống và viết” ……………………… 55 2.2.2. Nhà thơ là ngƣời nghệ sỹ giàu cá tính sáng tạo…………... 62 5
- 2.2.3. Nhà thơ – ngƣời nghệ sỹ có tƣ tƣởng lớn, tình cảm lớn…... 67 2.2.4. Làm thơ là một nghề............................................................. 77 Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………. 82 Chƣơng 3: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ……… 84 3.1. Thơ là tiếng nói cất lên từ thế giới siêu thực trong tột cùng cảm xúc........................................................................................................... 85 3.2. Thơ không chỉ là tiếng nói của cảm xúc mà còn là tiếng nói của lí 89 trí trƣớc hiện thực khách quan.................... 3.2.1. Thơ là ngọn lửa cháy sáng từ hiện thực…………………... 89 3.2.2. Thơ là ngọn lửa soi sáng hiện thực...................................... 93 3.2.3. Thơ cần có ý, có tƣ tƣởng và trí tuệ...................................... 100 3.3. Thơ là tiếng nói của trí tƣởng tƣợng................................................ 106 3.4. Vấn đề hình thức trong thơ.............................................................. 108 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................... 115 KẾT LUẬN........................................................................................... 116 6
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX ghi dấu những thành tựu đáng kể của các tác gia lớn, trong đó không thể không nhắc tới Chế Lan Viên. Hoài Thanh nói về ông với sự khâm phục sâu sắc: “Nhà thơ không thể lấy kích tấc thƣờng mà đo đƣợc”[1, tr. 57]; Nguyễn Văn Hạnh gọi ông là “Nhà thơ của thế kỉ”; Nguyễn Bá Thành viết về ông với tầm vóc “bậc thi bá” của dân tộc. Ông xứng đáng ở vị trí tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh sự nghiệp thi ca đồ sộ (14 tập thơ), Chế Lan Viên còn là một cây bút phê bình – tiểu luận sắc sảo, với những suy tƣ đa chiều và giàu tính triết lý. 9 tập phê bình – tiểu luận thực sự đã góp phần không nhỏ làm phong phú hơn giá trị nhiều mặt của sự nghiệp văn học Chế Lan Viên. 1.2. Chế Lan Viên là nhà thơ luôn trăn trở với nghề, vì nghề, canh cánh một tấm lòng tha thiết với nghề. Sự nghiệp sáng tác của ông đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Nhƣng ở thời điểm nào, dù sáng tác trong hoàn cảnh nào, những suy tƣ về thơ trong ông vẫn có một vị trí lớn lao. Phát biểu quan niệm nghệ thuật thơ qua thơ, với Chế Lan Viên là chƣa thể nói hết những ấp ủ của lòng mình, ông đƣa những quan niệm ấy vào trong những trang phê bình và tiểu luận sắc sảo, trí tuệ và tài hoa. Song từ trƣớc tới nay, mảng lý luận này của Chế Lan Viên thực sự chƣa đƣợc giới nghiên cứu đi sâu. Một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ, những đóng góp lớn trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu, lí luận nghệ thuật của Chế Lan Viên ở đây còn để ngỏ. Vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận làm đối tƣợng nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Chế Lan Viên với vai trò là tác gia lớn của nền văn học thế kỉ XX, các bài viết và các công trình nghiên cứu tập trung khai thác: con 7
- đƣờng thơ Chế Lan Viên (Các tập thơ của Chế Lan Viên và khuynh hƣớng vận động của thơ ông); phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên; tìm hiểu, phân tích, bình luận, đánh giá các tác phẩm đặc sắc ở tất cả các thể loại của Chế Lan Viên; tìm hiểu con ngƣời nhà thơ qua kí ức bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân. Về các tập tiểu luận và phê bình văn học của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã quan tâm bình giá, nhận xét ngay từ những ngày đầu mới xuất bản, song số lƣợng bài viết và công trình nghiên cứu còn xuất hiện thƣa thớt và chƣa toàn diện. Hầu hết các bài viết chỉ tập trung đến một vài tập tiểu luận, phê bình đơn lẻ. Giá trị đóng góp của mảng phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên vì thế cũng chƣa đƣợc nhìn nhận ở tính hệ thống. Đồng thời quan niệm nghệ thuật thơ trong những bài phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên cũng chỉ mới đƣợc đề cập đến dƣới dạng những lời nhận định, những ý kiến đánh giá, những nhận xét chung chung. Năm 1963, trên tạp chí Văn học, số 6, Triêu Dƣơng viết Phê bình cuốn Phê bình văn học của Chế Lan Viên. Phần đầu tiên trong bài viết của mình, Triêu Dƣơng đề cập đến lý luận về nghề nghiệp của Chế Lan Viên. Đi qua những suy nghĩ, kiến giải của Chế Lan Viên về vấn đề sống và viết, về cái sáo trong thơ, về sự thành công của Huy Cận hay Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của Xuân Diệu...Triêu Dƣơng cho rằng đây là “Những đóng góp nghiêm túc của một ngƣời đã sống lâu năm trong nghề, bây giờ nghĩ về nghề, cố gắng truyền đạt lại cho lớp ngƣời đi sau những kinh nghiệm thiết thân rất đáng hoan nghênh” [1, tr. 489]. Hồ Sĩ Vịnh trong Nghĩ về “Suy nghĩ và bình luận” của Chế Lan Viên (12/1973) đã thấy, “Suy nghĩ và bình luận trong tập sách còn là những điều nghĩ và bàn luận về thơ”[1, tr. 478]. Hồ Sĩ Vịnh khẳng định “Vấn đề lý tƣởng thơ ca đặt ra trong Suy nghĩ và bình luận rất mới” [1, tr. 480]. Ông khâm 8
- phục sâu sắc sức sống của ngòi bút phê bình trong Suy nghĩ và bình luận: “Không phải chỉ ở đây, trong Suy nghĩ và bình luận, nhƣng nhất là ở đây, Chế Lan Viên là nhà phê bình đã đƣa văn phê bình trở về với cuộc sống xanh tƣơi sinh động” [1, tr. 481]. Đọc Nghĩ về Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên, chúng tôi có đƣợc nhiều gợi ý từ tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong quá trình tìm hiểu quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Giọng văn xuôi tiểu luận của Chế Lan Viên (1/1/1982) đã nhận xét: “Chế Lan Viên của thơ – đó là chân dung nhìn nghiêng, Chế Lan Viên của văn xuôi - ấy mới là chân dung nhìn thẳng” [1, tr. 511]. Ông phát hiện ra “Giọng của một ngƣời có nghề đi truyền nghề, dạy nghề, tâm sự và lý sự về nghề của mình”[1, tr. 513]. Và chúng tôi nhận thấy, qua gợi ý của Lại Nguyên Ân, sự đổi giọng của một nhà thơ để nói lên quan niệm nghệ thuật của mình qua phê bình và tiểu luận bằng một “cái tôi biện lý”. Vẻ đẹp của văn Chế Lan Viên đƣợc Nguyễn Xuân Nam viết năm 1995. Đọc Chế Lan Viên nhiều lần, Nguyễn Xuân Nam đã phải dừng lại suy nghĩ: “Làm sao một ngƣời từng viết những vần thơ siêu hình hƣ ảo trƣớc kia lại có thể viết những trang văn lý lẽ sắc sảo và thắm thiết tình đời đến thế?”[1, tr. 508]. Ông trân trọng những trang văn của Chế Lan Viên trong thời chống Mỹ và coi đó là những trang văn của một ngƣời “muốn cho thơ văn sát với cuộc đời hơn, có ích hơn” [1, tr. 509]. Trong bài viết của mình, Nguyễn Xuân Nam đã nhận diện những đổi thay tích cực về quan niệm thơ của Chế Lan Viên song nhƣ chính tác giả đã nói ở phần kết luận: “Tôi cứ muốn xem bài viết này nhƣ một phác thảo về những đóng góp của Chế Lan Viên về lý luận, phê bình và bút ký” [1, tr. 510], nên ông mới chỉ dừng ở những nhận xét khái quát mà chƣa đi sâu vào việc làm rõ từng khía cạnh của quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua những trang phê bình tiểu luận. 9
- Trong Một phong cách phê bình trực cảm mới (1999) tác giả Hoàng Nhân có những nhận xét tinh tế về phong cách phê bình của Chế Lan Viên và cho rằng: “Chế Lan Viên đã tiếp tục một phong cách phê bình trực cảm từ thời Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam nhƣng hòa nhập nhiều yếu tố tích cực mới từ sau thắng lợi của cách mạng và bút pháp của một nhà thơ tài hoa của Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa trên đá (1984)”...[1, tr. 518]. Đồng thời Hoàng Nhân cũng có những phát hiện sâu sắc về quan niệm của Chế Lan Viên đối với nghệ thuật: “Chế Lan Viên yêu cầu cao về nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng nhằm biểu hiện sinh động nội dung” [1, tr. 521] và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống : “Sự sống bao giờ cũng cao hơn nghệ thuật, sự sống tự nó là nghệ thuật rất cao” [1, tr. 521]. Tha thiết với sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, năm 2010, tác giả Hà Minh Đức đã ra mắt bạn đọc cuốn “Chế Lan Viên ngƣời trồng hoa trên đá”. Tập sách là những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện của tác giả về sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên trong đó có phê bình, tiểu luận. Trong bài “Dòng văn xuôi sắc sảo và trí tuệ”, tác giả Hà Minh Đức đánh giá cao những đóng góp của Chế Lan Viên trong việc đƣa lý luận vào thực tiễn sáng tác cũng nhƣ cách Chế Lan Viên dùng thực tiễn để giải quyết những vấn đề của sáng tác văn nghệ. Đi qua những bài viết, bài nói chuyện của Chế Lan Viên, từ “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề”, đến “Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân” Hà Minh Đức khẳng định: “Chế Lan Viên thông minh, trí tuệ và linh hoạt trong đối thoại. Bài viết, bài nói của anh bao giờ cũng để lại nhiều ý tƣởng sắc sảo, gây ấn tƣợng”[15, tr. 180]. Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số những công trình có liên quan đến việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá các phƣơng diện trong quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên. 10
- Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, sáng tác của ông đi qua những chặng đƣờng đầy biến động của lịch sử, vì thế, sự nghiệp sáng tác ấy không đơn giản, một chiều. Quan niệm thơ vì thế cũng đa dạng, phong phú, phức tạp và chia làm nhiều chặng khác nhau với quá trình vận động, biến đổi không ngừng. Những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, đề cập đến quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thực sự là một dòng chảy mạnh mẽ, liên tục và chƣa bao giờ đứt đoạn kể từ Điêu tàn cho đến ngày hôm nay. Trong đó chúng tôi chú ý đến những công trình lớn: Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tƣởng (1999), chuyên luận của Nguyễn Bá Thành; Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2004), chuyên luận của Hồ Thế Hà và Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2006), chuyên luận của Đoàn Trọng Huy. Nguyễn Bá Thành và chuyên luận Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tƣởng đã đem đến những nhận định sâu sắc về nghệ thuật suy tƣởng và suy tƣởng trong thơ Chế Lan Viên. Khẳng định suy tƣởng là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy thơ, trong quá trình khai thác chất suy tƣởng trong thơ Chế Lan Viên qua các thời kỳ, tác giả đã nhận ra sự “phong phú vô biên” của một hồn thơ tự do, phóng túng. Tìm hiểu những quy luật vận động của toàn bộ tƣ tƣởng và tình cảm của nhà thơ thể hiện qua tác phẩm, Nguyễn Bá Thành đã chỉ cho ngƣời đọc thấy, thơ Chế Lan Viên “có một số đã không đi theo con đƣờng mòn mà thơ ca xƣa nay vẫn đi, tức là con đƣờng: “từ trái tim đi đến trái tim”. Thơ ông đi theo con đƣờng trí tuệ để đến với trái tim”[46, tr. 198]. Con đƣờng ấy đã là một con đƣờng thơ rất riêng của một quan niệm nghệ thuật thơ độc đáo đã đƣợc định hình trong suốt hành trình thơ kéo dài hơn nửa thế kỉ của thơ Chế Lan Viên. Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà, khi khám phá “Thế giới thơ rộng rinh, kỳ ảo và nhiều biến hóa của Chế Lan Viên” đã dành cả chƣơng 1 trong cuốn 11
- chuyên luận của mình để làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên. Căn cứ ở thơ viết về nghề và căn cứ ở chất thơ, ở phƣơng thức thể hiện, ở mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, Hồ Thế Hà trình bày những quan niệm đặc sắc về nghệ thuật của Chế Lan Viên ở ba mốc thời kỳ đặc biệt: Điêu tàn, từ Vàng sao hƣ vô đến sao vàng cách mạng và Những lá thơm hái lúc về già. Đồng thời chuyên luận cũng trình bày khá cụ thể quan niệm về hình thức nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên. Chế Lan Viên là nhà thơ suy nghĩ nhiều và sâu sắc về những khát vọng và giá trị vĩnh cửu của cuộc sống cách mạng, của Tổ quốc và sứ mệnh của thi ca. Nhận thức về quan niệm thơ của Chế Lan Viên, Hồ Thế Hà khẳng định: “Từ những quan niệm về thơ thể hiện ở nội dung và hình thức đƣợc chứng nhận qua một đời thơ đã đƣa địa vị Chế Lan Viên lên tầm một trong rất ít những nhà thơ hiện đại Việt Nam xuất sắc”[16, tr. 64]. Trong Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tác giả Đoàn Trọng Huy đã nhận định: Chế Lan Viên là ngƣời nghệ sỹ sáng tác có quan niệm rõ ràng về nghệ thuật. Ông cho rằng, không ai viết nhiều thơ về thơ nhƣ Chế Lan Viên, cũng ít ngƣời viết phê bình, tiểu luận về thơ nhiều nhƣ vậy. Thƣờng xuyên, liên tục trong cả đời thơ, Chế Lan Viên phát biểu bằng nhiều cách, ở trong nƣớc và trên diễn đàn quốc tế. Tìm hiểu thơ viết về thơ của Chế Lan Viên, tác giả phát hiện và trình bày về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên nổi bật ở ba phƣơng diện: Hình thức thơ là vũ khí; lấy đá mới tạc nên thần mới và nền thơ chung cần có rất nhiều cá tính riêng. Nhìn chung cả ba tác giả đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên, có cái nhìn khái quát và đƣa ra những nhận định sâu sắc. 12
- Điểm lại lịch sử nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên và quan niệm thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên, chúng tôi có những nhận xét nhƣ sau: - Các nhà phê bình nghiên cứu đã có sự nhìn nhận đánh giá sâu sắc và hệ thống về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên qua thực tế sáng tác của ông ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. - Các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá cao giá trị của các tập phê bình tiểu luận văn học của Chế Lan Viên, đồng thời có những luận điểm quan trọng, khái quát, những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên. - Tuy nhiên, các bài viết chỉ đi vào một khía cạnh nào đó hay dừng lại ở một tập tiểu luận, phê bình văn học cụ thể mà chƣa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống về toàn bộ hoạt động phê bình, lý luận văn học của Chế Lan Viên cũng nhƣ hệ thống quan niệm nghệ thuật thơ đƣợc phát biểu qua những trang phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát 3.1. Với đề tài Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận, luận văn tập trung khảo sát 9 tập tiểu luận - phê bình văn học của tác giả nhƣ sau: - Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nxb Thép mới, Hà Nội, 1952. - Nói chuyện thơ văn (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. - Vào nghề (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1962. - Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1962. - Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1971. - Bay theo đƣờng dân tộc đang bay, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1976. - Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981. - Nàng tiên trên mặt đất, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1985. 13
- - Ngoại vi thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế,1987. 3.2. Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát các bài thơ nghĩ về nghề, về thơ, văn xuôi, các bài viết đăng báo...của Chế Lan Viên. 4. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi đặt ra hai mục đích chính khi tiến hành nghiên cứu đề tài này: 4.1. Tìm hiểu vị trí mảng phê bình, lý luận trong sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, từ đó khẳng định những đóng góp toàn diện của Chế Lan Viên đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc. 4.2. Tìm hiểu những đóng góp về quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp chủ yếu sau: 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học lịch sử: Đặt quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên thể hiện trong các tập phê bình và tiểu luận trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội để tìm hiểu, phân tích và lý giải. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tiểu sử Chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống và hoạt động xã hội của tác giả nhƣ là một yếu tố quan trọng chi phối quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ sáng tác, lý luận của Chế Lan Viên. 5.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi vận dụng phƣơng pháp phân tích để tìm hiểu sâu sắc và sáng tỏ những quan niệm nghệ thuật thơ mà Chế Lan Viên gửi gắm trong mỗi trang phê bình và tiểu luận. Từ đó tổng hợp 14
- khái quát để có đƣợc những nhận định, ý kiến đánh giá làm sáng lên những nét đặc trƣng, tiêu biểu trong quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên. 5.4. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu So sánh đối chiếu quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thể hiện trong phê bình tiểu luận và thực tế sáng tác của chính ông; So sánh đối chiếu quan niệm nghệ thuật thơ đƣợc Chế Lan Viên trình bày trong các giai đoạn trƣớc và sau Cách mạng, để thấy điểm thống nhất và những mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn qua các thời kỳ văn học. So sánh đối chiếu quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên và các tác giả khác cùng thời để thấy những nét độc đáo và riêng biệt. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tƣơng ứng với các mục đích nghiên cứu đã nêu trên, luận văn đƣợc triển khai qua ba chƣơng : Chƣơng 1: Tổng quan về phê bình và tiểu luận trong sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên Chƣơng 2: Quan niệm của Chế Lan Viên về nhà thơ và nghề làm thơ Chƣơng 3: Quan niệm của Chế Lan Viên về thơ 15
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA CHẾ LAN VIÊN 1.1. Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên 1.1.1. Thơ ca Suốt hành trình thơ của mình, bằng tài năng và bản lĩnh của ngƣời nghệ sỹ hết lòng vì nghệ thuật, Chế Lan Viên thực sự đã chinh phục đƣợc những đỉnh cao của các thời kỳ thi ca. Điêu tàn xuất hiện giữa đồng bằng Thơ mới (1932-1945) “sừng sững nhƣ một tháp Chàm chắc chắn và lẻ loi bí mật” (Hoài Thanh). Cách mạng đến, hƣớng ngƣời thi sĩ đi từ “thung lũng đau thƣơng đến cánh đồng vui”, tiếng thơ cô đơn lạc lõng một thời nay cất cao thành lời thức tỉnh, “không chỉ ơ hời mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan” (Chế Lan Viên). Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thƣờng, chim báo bão thực sự là Những bài thơ đánh giặc, đã làm rạng rỡ cho nền văn học chiến đấu chống ngoại xâm. Cho đến khi Chế Lan Viên bƣớc về phía sông Mê bến Lú, ngƣời đọc của thời kì đổi mới lại một lần nữa sửng sốt khi ba tập Di cảo thơ đƣợc xuất bản. Có thể khẳng định, Chế Lan Viên, đã sống hết mình với lịch sử, dân tộc và thời đại. Ông xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XX. Mở đầu cho sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên là tập Điêu tàn (1937). Với 37 bài thơ, ngƣời thi sĩ 17 tuổi đã khiến dƣ luận đặc biệt chú ý bởi một tâm hồn nghệ sĩ thiên phú, bởi nỗi cô đơn đầy ám ảnh và bế tắc trong thơ và đặc biệt là thế giới nghệ thuật bí ẩn với bóng tối, yêu ma làm rợn ngợp và hoang mang ngƣời đọc. Điêu tàn là âm thanh của chết chóc, khóc than. Những tháp Chàm bí mật, câm nín mấy trăm năm chợt nấc lên uất nghẹn. Điêu tàn là bi kịch của đất nƣớc Chiêm Thành đã bị vùi sâu vào quá khứ. Nhƣng Điêu tàn còn là bi kịch tình thần của một nhà thơ, của một thế hệ các 16
- nhà thơ, gửi gắm trong đó bi kịch mất mát đau thƣơng của dân tộc. Tiếng thơ ấy vì thế đã khiến biết bao ngƣời đã phải lắng tai nghe. Cùng những biến thiên vĩ đại của lịch sử dân tộc sau Cách mạng tháng Tám, vƣợt qua “thung lũng đau thƣơng”, thơ Chế Lan Viên bắt đầu một hành trình mới. Gửi các anh gồm 14 bài thơ, in năm 1955, ra đời sau 10 năm nhà thơ Chế Lan Viên gắn bó với Cách mạng. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tập thơ này có ý nghĩa nhƣ một sự nhận đƣờng. Đó là những xót xa đau đớn của nhà thơ khi nghĩ về mẹ đang bị cầm chân nơi đất giặc, “Bốn phía là gƣơm bốn bề là sắt”, nghĩ về nhân dân trong cảnh “Ngút trời đồng bốc lửa”. Đó là những xúc động mãnh liệt trƣớc những hi sinh cao đẹp của ngƣời chiến sỹ nơi “Bốn bề núi dựng/ Núi hiên ngang bốn bề vách đứng/ Canh mồ cho anh”. Đó là ngọn lửa căm thù bùng cháy khi nhà thơ ghi khắc nỗi đau lớn của quê hƣơng để “Nhớ lấy để trả thù”. Có thể nói, sống chân thành, sâu sắc với hiện thực đời sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Chế Lan Viên đã đƣa thơ ông thoát khỏi dĩ vãng buồn thƣơng để trở về với cuộc đời hiện tại trong niềm tin yêu. “Khi đã có hƣớng rồi”, Chế Lan Viên nhanh chóng khẳng định mình nhƣ một thi sĩ tiên phong. Năm 1960, mừng Đảng ta 30 tuổi, Chế Lan Viên xuất bản tập Ánh sáng và phù sa với 69 bài. Sự thật của cuộc sống và chiến đấu lớn của nhân dân đã in bóng trong từng trang thơ của Chế Lan Viên sống động, chân thực. Tập thơ phản ánh, ngợi ca cuộc sống mới đang đổi thay trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp thêm tiếng nói đấu tranh cùng miền Nam trong lửa đạn. Tiếng nói vƣợt lên “nỗi đau” cũ để tiếp nhận “niềm vui” mới đƣợc cái tôi trữ tình Chế Lan Viên thể hiện sâu sắc, có chiều sâu của một cái tôi giàu suy tƣ, chiêm nghiệm. Chế Lan Viên đã trở thành ngƣời thi sĩ ca hát vẻ đẹp muôn màu sắc của thời đại 17
- mới, say sƣa, mê mải lƣợn trăm vòng trên tổ quốc thân yêu để thu nhận “Ngàn núi trăm sông diễm lệ” vào hồn thơ đang căng tràn sức sống của mình. Nối tiếp Ánh sáng và phù sa, những tập thơ Hoa ngày thƣờng, chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc và Đối thoại mới lần lƣợt đƣợc ra đời trong những năm kháng chiến chống Mỹ hào hùng và quyết liệt. Hoa ngày thƣờng, chim báo bão xuất bản năm 1967, gồm 49 bài thơ. Chùm thơ Hoa ngày thƣờng giản dị, gần gũi và giàu chất sống. Với những Bé Thắm đàn, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Con đi sơ tán xa…ngƣời đọc gặp một Chế Lan Viên cởi mở với những đề tài riêng tƣ mà đời thƣờng, mộc mạc. Những lời ru tha thiết nhƣ Con cò, giọng điệu bi bô khi Con tập nói…là cuộc sống, là chất sống ngời lên vƣợt qua sự hủy diệt khốc liệt của chiến tranh. Tập thơ không dừng ở đó, bên cạnh Hoa ngày thƣờng là cánh Chim báo bão. Thơ Chế Lan Viên đã tiến sát hơn tới những tuyến đầu của cuộc chiến đấu của dân tộc và thời đại. Trong tập thơ có nhiều bài thơ chống Mỹ rất trữ tình mà cũng rất quyết liệt nhƣ: Cái hầm chông giản dị, Ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng, Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa… Xuất bản năm 1972, giữa những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Những bài thơ đánh giặc thực sự đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Phác thảo cho một trận đánh, một bài thơ diệt Mỹ đã vừa vạch trần âm mƣu thâm độc của đế quốc Mỹ vừa phản ánh chân thực khí thế hào hùng của quân và dân ta trong quá trình chuẩn bị chiến dịch Khe Sanh – Đƣờng Chín – Nam Lào. Với “Phản diễn ca” hay “phản diện ca” về học thuyết Nichxơn, Chế Lan Viên đã kiên quyết phản bác lại những luận điệu sảo trả của Nichxơn trong những cuộc viễn du thƣơng lƣợng của chúng. Thời sự hè 72 – Bình luận đƣợc Chế Lan Viên viết khi cả nƣớc đang sôi sục căm thù vì những vụ ném bom B.52 xuống Hải Phòng của đế quốc Mỹ. Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên không chỉ bám sát 18
- những sự kiện nóng hổi mang tính thời đại mà còn có những lời giải thấu đáo trƣớc những vấn đề bức thiết trong đời sống chính trị, báo trƣớc viễn cảnh phát triển của tình hình, làm tăng thêm lòng tin tƣởng vào thắng lợi của nhân dân. Tiếp nối những âm vang nung đốt trong Những bài thơ đánh giặc, cuối năm 1973 Chế Lan Viên xuất bản tập thơ Đối thoại mới. 68 bài thơ trong tập thơ này cho thấy một sức viết dồi dào và sự thúc bách của thời đại. Bên cạnh mảng thơ chống Mỹ gồm những bài thơ dài, có dung lƣợng lớn và chiếm vị trí quan trọng, trong tập thơ còn xen lẫn những bài thơ ngắn và những chùm tứ tuyệt dịu nhẹ, êm đềm. Cả tập thơ vì thế có đƣợc sự cân bằng thời sự và cuộc sống, giữa trí và tình. Tự nguyện đem thơ phục vụ lợi ích cách mạng, Chế Lan Viên vì thế cũng đã dứt khoát lựa chọn sứ mệnh mới cho thơ: “Thơ cần có ích cho cuộc đời, cho nhân dân”. Với quan niệm ấy, thơ Chế Lan Viên đã đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và thực sự trở thành con đẻ của thời đại, của Tổ quốc, của Nhân dân. Cũng nhƣ bao nhà thơ khác, Chế Lan Viên đã viết về Bác Hồ với niềm cảm hứng mãnh liệt. Hoa trƣớc lăng ngƣời (1976) với 14 bài thơ làm rải rác trong khoảng hai mƣơi năm là tấm lòng của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Bằng tất cả sự kính trọng, yêu thƣơng, biết ơn vô hạn, thơ Chế Lan Viên đã đem đến cho ngƣời đọc một bức chân dung bằng thơ giản dị, thanh cao, thiêng liêng, vĩ đại về Ngƣời. Sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên kết tinh trong những tập thơ Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986). Khép lại một giai đoạn thơ kháng chiến, Ngày chiến thắng và Thơ bổ sung trong tập Hái theo mùa đƣợc Chế Lan Viên viết trong những ngày náo nức của tháng 5 năm 1975, có ý nghĩa nhƣ khúc ca khải hoàn trong ngày đất 19
- nƣớc trọn niềm vui. Bên cạnh đó Hái theo mùa còn là những xúc cảm đời thƣờng với hơn 40 bài tứ tuyệt giàu sức gợi. 15 bài thơ trong tập Hoa trên đá là một chất thơ mới của nhà thơ đang tìm hƣớng đi mới cho thơ, đang muốn vƣợt lên chính mình để làm mới thơ. Qua giông bão chiến tranh, sau những bài thơ hùng tráng, giờ đây hồn thơ Chế Lan Viên chín lại một lần nữa trong những khúc trữ tình không còn trẻ trung nhƣng sâu lắng, tha thiết, thấm tận đáy lòng. Ở các tập thơ Hoa trƣớc lăng Ngƣời, Hái theo mùa và một phần Hoa trên đá, Ta gửi cho mình, thơ Chế Lan Viên vẫn là tiếng kèn xung trận, tiếng hát cất cao ngợi ca, cổ vũ nhân dân. Nhƣng càng về sau đặc biệt trong ba tập Di cảo (xuất hiện sau khi Chế Lan Viên qua đời) thơ Chế Lan Viên lắng lại, đằm sâu trong suy tƣởng, thơ lặn vào trong, viết cho riêng mình. Di cảo thơ của Chế Lan Viên do nhà văn Vũ Thị Thƣờng – ngƣời bạn đời của ông, tuyển chọn và giới thiệu tới bạn đọc. Ba tập Di cảo thơ với 567 bài thơ (bao gồm cả những bài thơ hoàn chỉnh và những bài còn ở dạng phác thảo) là những dằn vặt, mâu thuẫn trong nội tâm Chế Lan Viên, là sự “sám hối”, “phản tỉnh” xuất hiện đâu đó, là những xao xác đến nao lòng từ bề ngoài an nhiên bình đạm…Chỉ với 3 tập thơ mà “Nghìn trò cƣời khóc”. Ngƣời đọc thấy một Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, tƣởng đã hiểu ông và thơ ông đến ngọn ngành, lại tƣởng chừng nhƣ chƣa hiểu. Di cảo thơ chính là ba mặt còn lại của“Tháp Bayon bốn mặt” trong những suy tƣởng về thơ và đời của Chế Lan Viên. Đi qua các chặng đƣờng thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy: thơ Chế Lan Viên có một diện mạo phong phú và phức tạp. Ông là nhà thơ bản lĩnh, tha thiết với thời đại, mê mải tìm tòi và hầu nhƣ không bao giờ bằng lòng với những gì đã đạt đƣợc. Ngƣời đọc tìm thấy trong thơ Chế Lan Viên tiếng nói của một cái tôi trữ tình đa giọng điệu. Khi đau đớn bi ai, khi hào 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn