Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh
lượt xem 7
download
Luận văn "Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm chỉ ra được sức hấp dẫn của nghệ thuật sáng tác của Sơn Khanh đối với công chúng Nam Bộ. Đánh giá và khẳng định vai trò đóng góp của Sơn Khanh trong chặng đường văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chặng đường phát triển hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm thế kỷ XX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ BÌNH AN SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN SƠN KHANH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ BÌNH AN SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN SƠN KHANH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƯƠNG – 2022
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Võ Văn Nhơn. Các thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu luận văn đều là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Bình Dương, ngày 9 tháng 3 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Bình An i
- Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và quý thầy cô trong Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức, tạo điều kiện cho tôi và các học viên tham gia vào môi trường học tập khoa học, hữu ích. Trong quá trình học tập tại trường, tôi đã được học những kiến thức hay, bổ ích từ sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô. Những bài học quý báu đó đã giúp cho tôi có cơ hội học hỏi, bổ sung, hoàn thiện bản thân trong kiến thức chuyên ngành Văn học Việt Nam, và từ đó tạo nguồn động lực để tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Văn Nhơn đã luôn tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn, và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi sớm hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Phương Thúy đã tận tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi các nguồn thông tin tài liệu quý giá để tôi có thể thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Kết quả đề tài luận văn được hoàn thiện bằng tất cả khả năng và tâm huyết của tôi, song không thể tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe. Bình Dương, ngày 9 tháng 3 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Bình An ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU... ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 11 6.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 11 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 11 7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 11 Chương 1. VĂN HỌC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 VÀ NHÀ VĂN SƠN KHANH ..................................................................................................... 13 1.1. Khái quát bối cảnh văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954 .................... 13 1.1.1. Tình hình chung.......................................................................................... 13 1.1.2. Đặc điểm văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954 .................................... 14 1.2. Nhà văn Sơn Khanh....................................................................................... 19 1.2.1. Tiểu sử của Sơn Khanh .............................................................................. 19 1.2.2. Sự nghiệp văn học của Sơn Khanh............................................................. 21 1.2.3. Quan điểm sáng tác của Sơn Khanh ........................................................... 24 *Tiểu kết...............................................................................................................28 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC THƠ CỦA SƠN KHANH .................... 29 2.1. Những cảm hứng chính trong thơ của Sơn Khanh ........................................ 29 2.1.1. Cảm hứng tình yêu ..................................................................................... 29 2.1.1.1. Tiếng lòng - Nỗi niềm tình yêu đôi lứa ................................................... 29 iii
- 2.1.1.2. Tiếng lòng – Khát vọng trong tình yêu ................................................... 33 2.1.2. Cảm hứng xã hội – thế sự ........................................................................... 34 2.1.2.1. Tiếng lòng – Tiếng nói thân phận đôi lứa trong xã hội thực dân nửa phong kiến ............................................................................................................ 34 2.1.2.2. Tiếng lòng – Chạm đến vấn đề giai cấp và giới tính ............................... 37 2.2. Nghệ thuật trong sáng tác thơ ca của Sơn Khanh ......................................... 39 2.2.1. Phá cách so với thơ truyền thống ............................................................... 39 2.2.1.1. Thể thơ .................................................................................................... 39 2.2.1.2. Cái tôi trữ tình ......................................................................................... 44 2.2.2. Ngôn ngữ gợi cảm giác .............................................................................. 48 2.2.3. Giọng điệu da diết, trầm hùng cổ kính ....................................................... 51 *Tiểu kết............................................................................................................... 53 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC VĂN XUÔI CỦA SƠN KHANH ........ 54 3.1. Những cảm hứng chính trong văn xuôi của Sơn Khanh ............................... 54 3.1.1. Cảm hứng yêu nước ................................................................................... 54 3.1.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người ........................................ 55 3.1.1.2. Thực trạng xã hội đương thời .................................................................. 57 3.1.1.3. Hướng đến ý thức và quá trình thay đổi nhận thức của con người ......... 63 3.1.2. Cảm hứng xã hội – thế sự ........................................................................... 71 3.1.2.1. Giàu tính đạo lý ....................................................................................... 71 3.1.2.2. Đề cao tính dân chủ ................................................................................. 75 3.1.3. Cảm hứng tình yêu ..................................................................................... 76 3.1.3.1. Tình yêu lãng mạn ................................................................................... 77 3.1.3.2. Tình yêu và lý tưởng ............................................................................... 78 3.2. Nghệ thuật trong sáng tác văn xuôi của Sơn Khanh ..................................... 80 3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................... 80 3.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................. 80 3.2.1.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật ....................................................... 83 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ .................................................................. 88 3.2.2.1. Ngôn ngữ mang sắc thái địa phương ...................................................... 88 3.2.2.2. Ngôn ngữ mang tính triết lý .................................................................... 90 3.3.3. Tính đa thanh trong giọng điệu .................................................................. 92 iv
- 3.3.3.1. Giọng điệu tâm tình ................................................................................. 93 3.3.3.2. Giọng điệu triết luận................................................................................ 95 3.3.3.3. Giọng điệu hoạt kê ................................................................................ 100 *Tiểu kết.............................................................................................................102 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 104 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 108 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 1 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình phát triển của văn học Việt Nam luôn gắn chặt với lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước, luôn vận động, thay đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn với đặc trưng riêng biệt: văn học Trung đại (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), là thời kỳ hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có giao lưu với nền văn hóa trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc; văn học hiện đại với hai thời kỳ lớn (đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945; và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX), là thời kỳ văn học phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, tiếp thu tinh hoa văn học của nhiều nước trên thế giới. Chính sự vận động và phát triển không ngừng theo thời gian đã giúp đất nước ta có điều kiện hình thành nên kho tàng văn học đồ sộ và mang đặc sắc của nhiều vùng miền. Đi sâu vào khám phá văn học nơi vùng đất Nam Bộ, chúng ta thấy được đời sống văn học nơi đây phong phú khi từng trải qua biến động thăng trầm của lịch sử. Văn học Nam Bộ thời kỳ hiện đại đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ và là một bộ phận tiên phong của văn học dân tộc. Nam Bộ đã sớm trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, do Pháp trực tiếp cai trị và chịu nhiều ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục. Một thế hệ trí thức mới xuất hiện đã đi tiên phong trong việc xây dựng văn học quốc ngữ Latinh thay cho chữ Hán, chữ Nôm. Khi máy in và báo chí xuất hiện, văn học chữ quốc ngữ ngày càng được phát triển mạnh mẽ hơn. Một lực lượng sáng tác chuyên nghiệp chịu sự ảnh hưởng cả từ văn học Trung Hoa và văn học phương Tây xuất hiện: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu,… có xu hướng sáng tác trong nhiều thể loại như dịch văn học, phóng tác, kí, tiểu thuyết, truyện ngắn,…bằng chữ quốc ngữ, mang nội dung thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân chủ, giàu tính đạo lí, có ý thức hướng ngoại. Đối tượng của họ là hướng đến là quần chúng có nhu cầu đọc sách, giải trí. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX, quá trình sáng tác và tiếp nhận, thưởng thức văn học ở 1
- Nam Bộ tiếp tục thay đổi, giao thoa. Văn học lúc này được xem như một vũ khí đấu tranh, vừa là con đường tiến lên hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu giành độc lập, vừa thể hiện tinh thần dân tộc và tư tưởng xã hội. Hàng loạt cây bút Nam Bộ có tấm lòng yêu nước, mong muốn đem một ít khả năng của mình góp vào công cuộc xây dựng mặt trận văn hóa, nghệ thuật đã mạnh dạn sáng tác trên nhiều thể loại để phục vụ cho xã hội, cho kháng chiến. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng giai đoạn, chúng ta lại thấy ở giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954 là thời điểm mà các văn nghệ sĩ bắt đầu và tập trung sáng tác, khai thác vấn đề giành độc lập cho dân tộc. Chẳng hạn như nhà văn Sơn Khanh, trong mục tiêu văn học chung là độc lập dân tộc, ông đã hướng ngòi bút của mình tới đông đảo quần chúng bình dân, đặc biệt là lớp thanh niên ưu tú trong xã hội, một nguồn tinh thần nhận thức tiến bộ, để tạo ra một xã hội mới, nơi những con người có tư tưởng hiện đại làm chủ đất nước, tự làm chủ bản thân. Với sự kế thừa và lòng yêu nước được hun đúc, cùng với khả năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo, Sơn Khanh đã thể hiện quan điểm và mong muốn của ông qua nhiều tác phẩm, đã phần nào để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả Nam Bộ một thời. Việc quay trở về lịch sử văn học để tìm hiểu, nghiên cứu các tác giả văn học của quá khứ đã có công cống hiến tri thức và tinh thần cho văn học dân tộc, cụ thể là nghiên cứu trường hợp Sơn Khanh, một nhà văn Nam Bộ, nơi vùng đất văn học đang còn bị phai mờ, thất thoát do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, là điều cần thiết. Với đề tài nghiên cứu Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc phát hiện, lưu giữ và phục hồi lại vị trí, các giá trị văn học của nhà văn trong vùng đất văn học Nam Bộ, từ đó có giúp văn học Nam Bộ có một diện mạo hoàn chỉnh hơn. 2
- 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Khi tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài luận văn Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh, người viết nhận thấy có một số thông tin, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: ❖ Về thơ ca Năm 1939, Trần Giang Long, một người em, một người bạn tâm giao của Sơn Khanh, đã nhận định về tập thơ Tiếng lòng như sau: “lấy tư cách là một độc giả tập Tiếng lòng, tôi không dám lợi dụng cái tình bạn bè và ngòi bút để bộc bạch những cảm tưởng trái ngược của lòng tôi, mà là để cho anh thấy sự thành công của anh trong lúc tim mòn óc vỡ, tựa mình lên án để nghe tiếng gọi bi đát của đáy lòng” (Sơn Khanh, 1942). Đối với Trần Giang Long, tập thơ đầu tay của Sơn Khanh là một thành công đem đến cảm giác tột cùng thăng hoa cho ông và các thanh niên nam nữ đương thời. Mặc dù Tiếng lòng là bước đầu tiên trong chặng đường sáng tác của Sơn Khanh, nhưng bằng những cảm xúc xuất phát từ tận đáy lòng, sự đau thương mà Sơn Khanh cảm nhận được trong không – thời gian xã hội đầy biến động đã tạo nên chất thơ sâu lắng từ tiếng lòng chân tình của mình, từ đó tạo nên một tập thơ Tiếng lòng với nguồn âm điệu dồi dào, câu văn tự nhiên, khơi gợi lên hương vị chua cay của ái tình, nỗi lòng của các “thanh niên nam nữ đau khổ vì yêu, đem lại cho các thiếu nữ ngây thơ, đài các hay hèn hạ, một tâm tình tha thiết, cao thượng, chật vật, chói rọi vào lòng đời theo tiếng gọi của vật chất và tiền tài, một ánh sáng của quả tim” (Sơn Khanh, 1942). Từ những nỗi đau rạn nứt đó, Tiếng lòng còn trở thành nguồn an ủi trong khúc ly tao, để người đọc có thể trải lòng mình ra với những dư âm, hoài niệm. Nhận định của Trần Giang Long đã giúp cho ta có cái nhìn sơ lược về bước thành công ban đầu của nhà văn trong sự nghiệp sáng tác, thấy được tập thơ đã phần nào để lại giá trị tích cực trong lòng độc giả và tạo thành dấu ấn phong cách riêng trong sáng tác của Sơn Khanh. 3
- Năm 2012, Lê Tường Vi có bài viết Tìm hiểu thơ ca đô thị miền Nam giai đoạn 1945 – 1954 đăng trên tạp chí Sài Gòn năm 2012 có nhắc đến tập Thơ mùa giải phóng (1949), trong đó có sự tham gia của Sơn Khanh. Tập thơ thể hiện đặc điểm tư thế dấn thân của thơ ca đô thị miền Nam. Qua đó, tác giả cho người đọc thấy được tinh thần tự vấn về trách nhiệm của người thi sĩ trong thời đại chinh chiến. Đến năm 2013, trong bài viết Thơ mới Nam Bộ 1932 – 1945 của Đoàn Lê Giang in ở cuốn sách Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự Lực văn đoàn, tác giả có nói đến một khía cạnh về giọng điệu trầm hùng trong thơ ca của Sơn Khanh. Tiếp cận mỗi bài viết trên, chúng ta đều có được những thông tin thú vị về Sơn Khanh. ❖ Về văn xuôi Sau thành công của tập thơ Tiếng lòng, năm 1949 Sơn Khanh tiếp tục sáng tác một vài tác phẩm văn xuôi khác và đã để lại dấu ấn thành công nhất định như: truyện dài Giai cấp, tiểu thuyết dài Tàn binh, truyện dài trào phúng Loạn. Các tác phẩm này đã phần nào thu hút sự chú ý, quan tâm các nhà nghiên cứu, trong đó có Nguyễn Văn Sâm. Nguyễn Văn Sâm đặc biệt chú ý đến vấn đề giai cấp trong tác phẩm này, ông cho Giai cấp và Tàn binh là hai tác phẩm chủ yếu thể hiện tư tưởng giai cấp và quan niệm của nhà văn Sơn Khanh. Trong cuốn Văn chương tranh đấu miền Nam (1969), Nguyễn Văn Sâm đã phân tích cụ thể tác phẩm Giai cấp và Tàn binh để cho chúng ta thấy được con người điển hình của thời đại mà Sơn Khanh đã xây dựng. Đó là những thanh niên thiếu nữ có tư tưởng phóng khoáng, muốn sống tự do và tự làm chủ lấy mình. Nhân vật đại diện cho tư tưởng của Sơn Khanh đó là Long và Ngôn. Về tư tưởng và quan niệm giai cấp, Nguyễn Văn Sâm đã chỉ ra chỗ khéo léo của Sơn Khanh trong việc xây dựng, dẫn dắt hai cuộc tình giữa Long và Ngôn; giữa Long và Huệ. Sau đổ vỡ tình yêu do giai cấp gây ra, Sơn Khanh đã thể hiện quan điểm của mình, rằng: “Không! Vì họ không cùng giai cấp, ở trong giai cấp người ta mới lựa chọn tình yêu” (Sơn Khanh, 1949; Nguyễn Văn Sâm, 1969) tức có nghĩa là giai cấp chỉ là cái cớ làm cho tình yêu của đôi thanh niên như Long, Ngôn, Huệ, tan vỡ. Nguyên nhân chính vẫn là 4
- do “lòng ham danh chuộng lợi của đời người” (Sơn Khanh, 1949; Nguyễn Văn Sâm, 1969). Để giải quyết được nguyên nhân trên, chỉ có con đường là đấu tranh, để cải tạo lại một xã hội lành mạnh, công bằng với những con người có ý thức tiến bộ không chứa lòng ham danh chuộng lợi. Vì vậy, Sơn Khanh xây dựng hình ảnh nhân vật Long, Ngôn tham gia chiến đấu cho cách mạng. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Sâm còn chỉ ra khuyết điểm trong cách giải quyết vấn đề giai cấp của nhà văn Sơn Khanh. Ông cho rằng con đường tham gia vào cách mạng mà các nhân vật lựa chọn chỉ có công dụng kết thúc câu chuyện, chứ chưa thật sự giải quyết hiệu quả vấn đề về giai cấp. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Sâm còn chỉ ra nét cá biệt trong ngòi bút sáng tác của Sơn Khanh, một nhà văn khai thác sâu về tinh thần nhân vật khác biệt so với các nhà văn đương thời chỉ khai thác về ngoại cảnh. Từ tinh thần chán ngấy của Long ở Giai cấp thì đến Tàn binh là nơi dày đặc nội tâm của Ngôn. Tóm lại, lời nhận định sâu sắc của Nguyễn Văn Sâm qua hai tác phẩm Giai cấp và Tàn binh của Sơn Khanh về vấn đề giai cấp đã cho người đọc nhìn nhận được những giá trị thẩm mỹ văn học nhất định của nhà văn Sơn Khanh. Với cái nhìn khách quan, Nguyễn Văn Sâm còn cho người đọc chúng ta thấy Sơn Khanh – một nhà tiểu thuyết luận đề, hướng ngòi bút đến các đối tượng trong xã hội. Chính vì ý thức được việc viết và sáng tạo của mình phải đặt vào hoàn cảnh, nhu cầu chung của xã hội, nên Sơn Khanh đã dốc lòng làm hết nhiệm vụ của mình: “Ông biết nhìn vấn đề dưới một khía cạnh, một sắc thái mới, tuy nhiên văn ông với những câu ngắn, quá mới nên không được sự ưa chuộng của giới bình dân và hình ảnh ông đưa ra không thi vị lắm mà cũng không cụ thể để có thể khích động dễ dàng” (Nguyễn Văn Sâm, 1969). Từ những lời nhận định xác đáng đó, người đọc phần nào thấy được mặt thành công và hạn chế của Sơn Khanh. Vào tháng 6 năm 1970, Nguyễn Văn Sâm có tiếp tục có những lời nhận định xác đáng trong “Lời bạt” cuốn tiểu thuyết Nước độc của Sơn Khanh. Nguyễn Văn Sâm cho rằng “Nước độc diễn tả cuộc đời “địa ngục trần gian” của những người không may lỡ ký giao kèo làm phu cạo mủ trên rừng cao su đất đỏ, nơi con người sống không ra con người, nơi con người lao động Việt Nam biến 5
- thành bọn nô lệ trong chế độ mãi nô”. Dưới góc nhìn của Nguyễn Văn Sâm, tiểu thuyết này là một đề tài không mấy xa lạ nhưng lại có khía cạnh tích cực trong văn chương Việt lúc đó. Nhà văn đã chú ý khai thác đến một nhóm người yếu thế tạo ra ảnh hưởng, gây uy tín trong quần chúng để đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh, tàn ác. Việc khai thác của nhà văn đã góp phần làm tăng giá trị của con người, cụ thể hơn là giá trị sống quyết liệt của dân tộc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ở thời loạn. Sâu xa hơn nữa, những dòng văn trong tiểu thuyết Nước độc của Sơn Khanh đánh thức nhận thức của người Việt về dụng ý của người ngoại quốc khi vào đất nước ta. Những lời nhận định của Nguyễn Văn Sâm đã cho chúng ta thấy thêm năng lực sáng tác tài tình của nhà văn Sơn Khanh trong những năm ngắn ngủi tham gia vào hạt địa văn chương đấu tranh. Đến năm 1972, cuốn sách Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 – 1950 của Nguyễn Văn Sâm đã được tác giả triển khai, bổ sung một số phân tích, nhận định của mình về các nhà văn Nam Bộ trong giai đoạn văn học tranh đấu. Nếu trước đó, cuốn Văn chương tranh đấu miền Nam (1969) chỉ nghiên cứu văn học theo đường lối cổ điển, tức là Nguyễn Văn Sâm tách các sáng tác của các nhà văn ra khỏi đường lối chính trị, phân tích tác phẩm, làm rõ hệ thống tư tưởng của nhà văn trong khép kín, không liên hệ đến thời đại, thì trong Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 - 1950, Nguyễn Văn Sâm đã đặt vị trí văn chương Nam Bộ trong hoàn cảnh lịch sử. Theo ông, văn chương Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1950 diễn ra sôi nổi qua nhiều cách thức hoạt động như công khai, bí mật và có mục đích rõ ràng là đánh đuổi thực dân Pháp, thông qua ba khía cạnh chính, đó là: trình bày dã tâm thống trị của người Pháp, mô tả hình ảnh đau thương của dân tộc dưới chế độ, kêu gọi người dân giải quyết vấn đề bằng cách lên đường cứu nước. Cùng với các nhà văn khác, Sơn Khanh đã ý thức được việc viết văn của mình, mong muốn các sáng tác văn chương tạo ra ảnh hưởng tích cực đến quần chúng. Việc đặt các tác phẩm của Sơn Khanh trong bối cảnh lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn trong mục đích và tư tưởng sáng tác của nhà văn. Chẳng hạn như, trước tình hình đời sống con người Nam Bộ bị cai 6
- trị dưới chế độ thực dân Pháp, tác phẩm Giai cấp của Sơn Khanh nhằm mục đích “tố cáo người Pháp đã có thái độ trịch thượng, kẻ cả, coi dân Việt Nam thuộc từng lớp hèn kém không thể bình đẳng với họ” (Nguyễn Văn Sâm, 1972). Sự phân biệt giai cấp giàu nghèo, thấp kém, địa vị quyền uy dẫn đến những bất công trong xã hội và chính những người dân nghèo khổ sẽ là nạn nhân chịu những tủi nhục, cay đắng do thực dân gây ra; hay những đớn đau thân xác của người dân phải chịu đựng dưới chế độ thực dân, như trong tác phẩm Nước độc. Một địa ngục trần gian đã được phơi bày qua hình ảnh những người dân phu cạo mủ trên các đồn điền cao su Pháp “người bị bắt lại, sau những trận đòn trừng phạt” (Nguyễn Văn Sâm, 1972). Không chỉ dừng ở nỗi đau thân xác, hành động và tội ác của thực dân đã khiến cho người đọc không thể bàng hoàng khi trong Loạn, Sơn Khanh đã “đặt chúng ta trước nỗi đau lòng khi nhận chân được sự ức hiếp, bóc lột, đánh đập, vu oán,… của bọn chủ điền tàn ác, bọn chức dịch làng xã vô nhân đối với những người dân quê nghèo khổ” (Nguyễn Văn Sâm, 1972). Người dân bị cai trị, dẫn đến những hệ quả khó lường, khiến cho giá trị con người trở nên thấp bé và mơ hồ, lệch lạc, thiếu đi nhận thức hành động đúng đắn về thân phận, số phận. Sau tất cả, Sơn Khanh đã mô tả, tái hiện thực trạng tội ác mà thực dân đã gây ra. Mục đích chính của Sơn Khanh là làm cho người dân thức tỉnh, kêu gọi họ lên đường kháng chiến, tự mình vùng dậy, đấu tranh giải thoát cho chính bản thân mình, điều này được thấy rõ qua tác phẩm Tàn binh, Nước độc. Những phân tích, nhận định về trường hợp sáng tác của nhà văn Sơn Khanh trong cuốn sách Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 – 1950 đã cho chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn về tư tưởng sáng tác của nhà văn Sơn Khanh. Ngoài những đóng góp nghệ thuật cho văn học Nam Bộ nói chung và văn học Việt Nam hiện đại nói chung, Sơn Khanh còn là người chiến sĩ trên mặt trận văn học, đóng góp vào công cuộc giải phóng dân tộc của quốc gia. Thời gian gần đây, nhà văn Sơn Khanh vẫn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Vào năm 2016, hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy trong bài Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đến tiểu thuyết ở đô thị 7
- Nam Bộ năm 1945 – 1954 (in trong Văn chương phương Nam một vài bổ khuyết) đã phân tích, so sánh về sự ảnh hưởng của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đối với nhà văn Sơn Khanh qua ba luận điểm chính: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý, thế giới nhân vật. Trong đó, luận điểm tiểu thuyết luận đề và thế giới nhân vật là hai yếu tố mà hai tác giả cho rằng là những điểm nổi bật. Từ bài viết trên, chúng ta đã phần nào thấy được những giá trị độc đáo mang phong cách sáng tác của nhà văn Sơn Khanh. ❖ Về Sơn Khanh Có thể thấy rằng Nguyễn Văn Sâm là một cây bút sắc sảo, phê bình và nhận định xác đáng về Sơn Khanh. Những thông tin mà chúng ta biết được về Sơn Khanh ít nhiều là do Nguyễn Văn Sâm lưu giữ và truyền đạt lại. Cũng như bao chiến sĩ văn nghệ ở Nam Bộ, quá trình sáng tác văn chương của Sơn Khanh đã từng gây ấn tượng với người đọc đương thời và các văn nghệ sĩ cùng thời. Tuy nhiên, những biến cố thăng trầm của lịch sử đã khiến cho nhiều tác phẩm của nhiều cây bút bị lấp mờ, trường hợp của Sơn Khanh cũng là điều khó tránh khỏi. Vì thế, bài phỏng vấn Đến với Sơn Khanh một giờ do Nguyễn Văn Sâm giới thiệu, đã giúp cho người đọc chúng ta có thêm những thông tin về Sơn Khanh, một nhà văn từng gây tiếng vang lớn ở Nam Bộ. Qua bài phỏng vấn, chúng ta có thể biết thêm về quá trình đến với sáng tác, quan niệm trong sáng tác, cũng như những hiểu biết của Sơn Khanh về những người cầm bút cùng thời. Hiện nay, những mảng thông tin về Sơn Khanh đã được xuất hiện trên trang mạng Wikipedia như bài Nguyễn Văn Lộc (Thủ tướng) đăng tải vào ngày 8 tháng 2 năm 2020. Trang mạng này cho chúng ta biết một vài nét chính về tiểu sử của Sơn Khanh (tức là Nguyễn Văn Lộc). Tóm lại, chúng ta thấy Sơn Khanh đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình trong suốt thời gian qua. Các bài viết về Sơn Khanh, về những tác phẩm của Sơn Khanh đã phần nào cho chúng ta hiểu biết thêm về Sơn Khanh. Dựa vào những thông tin, công trình nghiên cứu liên quan đến Sơn 8
- Khanh từ trước đến nay, người viết sẽ tổng hợp thành hệ thống, để từ đó làm cơ sở và phát triển thêm để luận văn có nội dung khoa học và có giá trị sâu sắc hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài luận văn Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh, người viết đưa ra các mục tiêu nghiên cứu chính như sau: Nêu ra được tình hình chung của văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954 và những ảnh hưởng của nó tác động đến quá trình sáng tác của Sơn Khanh. Nêu ra được đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác văn học của Sơn Khanh. Chỉ ra được những thành công và hạn chế trong quá trình sáng tác văn học của Sơn Khanh. Chỉ ra được sức hấp dẫn của nghệ thuật sáng tác của Sơn Khanh đối với công chúng Nam Bộ. Đánh giá và khẳng định vai trò đóng góp của Sơn Khanh trong chặng đường văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chặng đường phát triển hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm thế kỷ XX. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Gồm các tác phẩm chính của Sơn Khanh đã được xuất bản: Tiếng lòng (thơ, 1942, Sài Gòn); Giai cấp (truyện dài, Sống Chung, 1949); Tàn binh (tiểu thuyết dài, Sống Chung, 1949); Loạn (truyện dài trào phúng, 1949); Nước độc (tiểu thuyết, Nam Cường, 1971). 9
- Ngoài ra, người viết còn mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với một số tác phẩm của một số tác giả có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Sơn Khanh để đối chiếu, so sánh khi cần thiết. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh, người viết sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phê bình tiểu sử tác giả: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin của nhà văn Sơn Khanh nhằm thấy được tài năng, phong cách và thành công nhất định của tác giả trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để sưu tầm, tổng hợp các thông tin, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh. Để từ đó, người viết phân tích, đánh giá các thông tin đã tìm được và các tác phẩm của Sơn Khanh nhằm làm rõ đặc điểm nghệ thuật nổi bật của nhà văn trong sáng tác. Phương pháp so sánh: Trong chừng mực nhất định, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu Sơn Khanh với một số các nhà văn khác cùng giai đoạn hoặc giai đoạn trước đó nhằm thấy được dấu ấn riêng và thành công nổi bật trong sự nghiệp văn học của Sơn Khanh, đồng thời làm tăng giá trị thuyết phục cho các vấn đề được đề cập đến. Phương pháp loại hình: Phương pháp này được sử dụng để phân loại các đặc điểm trong tác phẩm của Sơn Khanh thành những nhóm có sự tương đồng, thống nhất chung, cũng như sự khác biệt với một số nhà văn khác, từ đó cho thấy được sự nghiệp văn học của Sơn Khanh có nhận được ảnh hưởng từ các người nghệ sĩ khác và cũng có những sáng tạo riêng với những thành công nhất định. 10
- Phương pháp thi pháp học: Phương pháp này được sử dụng để thấy được mặt ưu điểm cũng như hạn chế của Sơn Khanh trong sáng tác qua một số góc nhìn như: nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm. Phương pháp liên ngành: phương pháp này vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhằm tìm hiểu và lý giải một số quan điểm của nhà văn, thấy được sắc thái thẩm mỹ nghệ thuật Nam Bộ trong sáng tác của Sơn Khanh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn cung cấp cho người đọc những thông tin xác thực và hệ thống về Sơn Khanh. Luận văn tập trung vào tìm hiểu các tác phẩm của Sơn Khanh giai đoạn 1942 đến 1950 để có cái nhìn bao quát trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Luận văn hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị ngòi bút của Sơn Khanh, đóng góp của ông đối với văn học Nam Bộ và đối với văn học nước nhà. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu về Sự nghiệp văn học của nhà văn Sơn Khanh, người viết có điều kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc về nhà văn Sơn Khanh và gìn giữ các giá trị văn học quá khứ ở Nam Bộ, góp phần làm phong phú nền văn học Việt Nam. Đồng thời, người viết hy vọng đề tài luận văn sẽ góp một phần nhỏ kiến thức vào việc học tập, giảng dạy văn học trong nhà trường. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có ba chương: Chương 1. Văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954 và sự xuất hiện của nhà văn Sơn Khanh. Trong chương này, người viết trình bày trong 15 trang nội dung liên quan đến bối cảnh văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954; sự xuất 11
- hiện của Sơn Khanh được thể hiện qua tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nhà văn. Qua đó, người viết sẽ chỉ ra quan điểm sáng tác của nhà văn Sơn Khanh và những đóng góp của nhà văn trong văn học Việt Nam. Từ đó, những nội dung trong chương một là cơ sở, định hướng xuyên suốt để người viết nghiên cứu, phân tích các sáng tác của Sơn Khanh ở chương hai, chương ba. Chương 2. Đặc điểm sáng tác thơ của Sơn Khanh. Ở chương này, người viết trình bày nội dung trong 24 trang. Người viết sẽ làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ của Sơn Khanh. Qua đó, người viết có cơ sở để khẳng định bước thành công ban đầu trong sự nghiệp sáng tác thơ của Sơn Khanh. Chương 3. Đặc điểm sáng tác văn xuôi của Sơn Khanh. Nội dung này được trình bày 48 trong trang. Có thể nói, văn xuôi là mảng sáng tác thành công nhất trong sự nghiệp văn học của Sơn Khanh. Các tác phẩm do Sơn Khanh sáng tác đều mang phong cách độc đáo của nhà văn và toát lên sắc thái đặc trưng Nam Bộ. Các tác phẩm của Sơn Khanh còn mang giá trị văn học nhân văn và giá trị văn học hiện thực sâu sắc, góp phần làm phong phú cho văn học Nam Bộ và văn học hiện đại Việt Nam. Người viết phân tích, đối chiếu, so sánh văn xuôi của Sơn Khanh với một số tác phẩm của nhà văn khác có ảnh hưởng đến lối viết của Sơn Khanh trong các khía cạnh như thể loại, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu để thấy được tài năng và phong cách của Sơn Khanh. Từ đó, người viết đúc kết để có cái nhìn khái quát, khách quan hơn về những thành công và hạn chế của Sơn Khanh, góp phần khẳng định giá trị văn học của nhà văn trong văn học Nam Bộ nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 12
- Chương 1. VĂN HỌC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 VÀ NHÀ VĂN SƠN KHANH Chương này trình bày hai vấn đề: khái quát bối cảnh văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954 và nhà văn Sơn Khanh. Phương pháp phê bình tiểu sử tác giả, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp liên ngành được sử dụng để nghiên cứu về tình hình xã hội Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954, cụ thể hơn là khái quát đặc điểm văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954, và tiểu sử nhà văn Sơn Khanh như các sáng tác văn học và quan điểm sáng tác. Những thông tin trong chương này được trình bày theo kiểu sử liệu và sẽ được dùng làm tiền đề, cơ sở khoa học ở chương 2 và chương 3. 1.1. Khái quát bối cảnh văn học Nam Bộ giai đoạn 1945 đến 1954 1.1.1. Tình hình chung Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một bước ngoặt quan trọng cho dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ, kết thúc thời kỳ thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ và mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do. Trong không khí sôi sục những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn thể nhân dân Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh, quyết liệt đấu tranh giành chính quyền. Ở Nam Bộ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân diễn ra sôi nổi qua cuộc biểu dương lực lượng của hơn một triệu người ngay trung tâm Sài Gòn và hàng vạn người ở các tỉnh lị Nam Bộ. Họ vui mừng, phấn khởi, hân hoan trong không khí độc lập của đất nước và với tâm thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc. Đến ngày 23 tháng 9 năm 1945, với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam gây hấn. Chúng đánh chiếm Sài Gòn và Nam Bộ với dã tâm xâm chiếm và thống trị đất nước ta một lần nữa. Ngày 23 và ngày 24 tháng 10 năm 1945, Pháp mở cuộc tấn công vào các tỉnh Đông Nam Bộ như Thủ Dầu Một, Biên Hòa,… Lúc đó nhân dân Nam Bộ cương quyết không chịu cảnh mất nước, nô lệ dưới tay thống trị của thực dân Pháp lần nữa nên đã cùng nhau phối hợp, đánh đuổi giặc Pháp trong suốt chín năm gian khổ, hiểm nguy. Ngày 7 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 234 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 314 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 120 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 162 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 165 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 102 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn