intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự vận động của thể loại truyền kỳ từ Truyền kỳ mạn lục đến Truyền kỳ tân phả

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

56
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn là một công trình tìm hiểu về quá trình vận động về thể loại truyền kỳ dựa trên hai tác phẩm cụ thể là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Tác giả cũng hi vọng luận văn sẽ đưa ra một kiến giải về sự vận động và biến đổi của một hiện tượng văn học được khá nhiều người quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Sự vận động của thể loại truyền kỳ từ Truyền kỳ mạn lục đến Truyền kỳ tân phả

  1. QU N N Ọ O Ọ N N N ----------------------- PH M THỊ LAN ANH SỰ VẬN NG CỦA THỂ LO I TRUYỀN KỲ TỪ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ẾN TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ LUẬN N SĨ huyên ngành: Văn học Việt Nam N – 2019
  2. QU N N Ọ O Ọ N N N ----------------------- PH M THỊ LAN ANH SỰ VẬN NG CỦA THỂ LO I TRUYỀN KỲ TỪ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ẾN TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ LUẬN N SĨ huyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vương N - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của GS.TS Trần Ngọc Vương cùng sự góp ý của các Giáo sư – Tiến sĩ trong hội đồng chấm luận văn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó. Dù đã rất nỗ lực, song do khả năng và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những điểm khuyết thiếu. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các Giáo sư – Tiến sĩ cũng như quý học giả quan tâm. Người thực hiện Phạm Thị Lan Anh
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ẦU .............................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 4 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................... 9 6. Cấu trúc luận văn................................................................................... 10 hương 1: Á L ỢC CHUNG VỀ THỂ LO I TRUYỀN KỲ.......... 11 1.1. Khái niệm thể loại ............................................................................. 11 1.2. ặc trưng của thể loại truyền kỳ ........................................................... 12 1.2.1. Đặc trưng về nội dung ...................................................................... 12 1.2.2. Đặc trưng về nghệ thuật .................................................................... 13 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyền kỳ ở Việt Nam 16 1.3.1. Giai đoạn thế kỷ X-XIV ...................................................................... 16 1.3.2. Giai đoạn thế kỉ XV - XVII ................................................................. 19 1.3.3. Giai đoạn thế kỷ XVIII – cuối thế kỷ XIX .......................................... 24 hương 2: N ỰU CỦA TRUYỀN KỲ VIỆ N M ẾN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC................................................................................................. 27 2.1. Tích hợp kinh nghiệm truyền kỳ khu vực...................................... 27 2.1.1. Sự tích hợp trong cốt truyện .......................................................... 27 2.1.2. Sự tích hợp trong kỹ xảo xây dựng nghệ thuật............................. 36 1
  5. 2.2. Bàn về khả năng thâu hóa thành tựu của văn học dân gian Việt Nam trong Truyền kỳ mạn lục ................................................................... 41 2.2.1. Sự thâu hóa về chủ đề, đề tài ......................................................... 42 2.2.2. Sự thâu hóa về cốt truyện .............................................................. 45 2.2.3. Sự thâu hóa trong trình bày nhân vật ........................................... 46 2.3. Thành tựu của Truyền kỳ mạn lục................................................... 47 hương 3: SỰ TÍCH HỢP CỦA CÁC YẾU TỐ TRUYỀN KỲ TỪ SAU TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ẾN TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ ............................ 63 3.1. ình hình văn bản của Truyền kỳ tân phả ........................................ 63 3.2. Những xu hướng mới của truyện truyền kỳ tích hợp trong Truyền kỳ tân phả .................................................................................................... 64 3.2.1. Quá trình “tục hóa” để tiến tới ........................................................ 64 3.2.2. Những xu hướng mới trong nội dung ............................................. 68 3.2.3. Những xu hướng mới về nghệ thuật biểu hiện ............................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 2
  6. PHẦN MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền kỳ là một thể loại văn học đặc trưng của văn học Việt Nam thời kỳ trung đại. Khởi nguồn của thể loại này ở nước ta xuất phát từ nền văn học cổ đại Trung Hoa. Từ đây, nó trở thành một thể loại mang lại nhiều thành tựu cho nền văn học của các nước ông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc… với những Kim ngao tân thoại (Kim Thời Tập – Hàn Quốc), Gia tì tử (Asai Ryohi – Nhật Bản), Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu – Trung Quốc)… Khi mới hình thành ở Việt Nam, tiêu biểu là Thánh Tông di thảo tương truyền của vua Lê Thánh Tông, truyền kỳ chưa được coi là một thể loại mà mới chỉ được xem xét trên phương diện tác phẩm. Chỉ đến khi Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời ở thế kỷ XVI, tạo thành một tiếng vang lớn thì truyện truyện truyền kỳ mới gây được sự chú ý. Từ đây truyền kỳ trở thành một thể loại xuyên suốt trong tiến trình văn học Trung đại Việt Nam với lần lượt các tác phẩm ra đời sau đó như Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích… Từ thế kỷ thứ XV ra đời tác phẩm gây tiếng vang lớn là Truyền kỳ mạn lục - đánh một dấu mốc quan trọng cho chặng đường phát triển của thể loại truyền kỳ phải trải qua hai thế kỷ “im ắng”, chúng ta mới lại thấy sự xuất hiện tiếp tục của thể loại truyền kỳ với Truyền kỳ tân phả ( oàn Thị iểm). Như vậy, Truyền kỳ mạn lục không phải là một dấu son rực rỡ chấm hết cho truyện truyền kỳ ở Việt Nam. Mặc dù, truyện truyền kỳ trước và sau Truyền kỳ mạn lục khá phát triển nhưng khi nhắc đến thể loại truyền kỳ, người ta không biết nhiều đến các tác phẩm khác mà chỉ tập trung chú ý vào ngôi sao sáng nhất của thể loại này. ây là một thiệt thòi đáng kể của truyền kỳ trong sự phát triển đa dạng và không ngừng của nền văn học Việt Nam nói chung và nền 3
  7. văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Sau gần hai thế kỷ để xuất hiện một tác phẩm mới chắc chắn Truyền kỳ tân phả sẽ có những sự vận động và biến đổi so với sáng tác của giai đoạn trước. Ngay ở nhan đề tác phẩm, chữ “tân” đã cho chúng ta thấy điều ấy. Quá trình hình thành, phát sinh, phát triển, hoàn thiện và tiêu vong là lẽ tất nhiên của mọi hiện tượng đời sống xã hội. Các sáng tạo tinh thần không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Thể loại truyền kỳ hình thành và phát triển ở thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, mặc dù không còn xuất hiện trong văn học hiện đại nữa nhưng đó chính là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyện ngắn và tiểu thuyết. Truyện truyền kỳ ở Việt Nam mặc dù được các nhà nghiên cứu quan tâm khá nhiều nhưng họ chủ yếu khai thác ở khía cạnh từng tác phẩm cụ thể, riêng lẻ là chính, nhất là dành sự quan tâm đặc biệt cho Truyền kỳ mạn lục hoặc nghiên cứu truyền kỳ ở mức độ khái quát hóa cao theo cả một giai đoạn hay một khía cạnh chung cùng xuất hiện ở các tác phẩm truyền kỳ. Vì thế, luận văn của chúng tôi ra đời với mong muốn bước đầu tìm hiểu về sự vận động của thể loại thông qua hai tác phẩm cụ thể là Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả để thấy được con đường đi của truyền kỳ qua hai thế kỷ, cũng từ đó dần định hình được hướng phát triển của thể loại trong bối cảnh văn hóa, văn học chung của nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Truyện truyền kỳ là một đề tài rộng lớn và đã được nhiều người nghiên cứu khai thác trên nhiều phương diện khác nhau, có thể nghiên cứu từng tác phẩm nhỏ lẻ hoặc nghiên cứu các phương diện cụ thể cùng xuất hiện ở nhiều tác phẩm hay tiến trình hình thành, phát triển của thể loại từ khi hình thành đến khi phát triển… ác bài nghiên cứu này xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí, sách báo và công trình khoa học… Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và 4
  8. Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm đã được khá nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu nhưng chưa có công trình nào lựa chọn hai tác phẩm để nhìn ra sự vận động trong thể loại truyền kỳ. Về Truyền kỳ mạn lục, phương diện tên tác giả, niên đại tác giả sống, số lượng tác phẩm... là những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, những đóng góp của Truyền kỳ mạn lục cho thể loại, mối tương quan giữa Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc)… cũng rất được quan tâm. Có thể kể những nghiên cứu như: “Bàn thêm về tác giả, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục” của Lại Văn ùng trên Tạp chí văn học số 10/2002; “Truyền kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện?”, “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh văn học” của Nguyễn ăng Na in trong Con đường giải mã văn học trung đại của NXB Giáo dục năm 2006, “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” in trên Tạp chí văn học số 7/1987 của Nguyễn Phạm Hùng, “Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyền kỳ Đông Á” của Vũ Thanh, bài viết “Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại” của Trần Nghĩa in trên Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1987… Trong chương trình Trung học phổ thông, các em học sinh cũng mới chỉ được tiếp cận với tác phẩm nhỏ lẻ nằm trong Truyền kỳ mạn lục (là Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) chứ chưa được tìm hiểu khái quát về sự phát triển chung của thể loại truyền kỳ. Như vậy các em mới được giới thiệu về một sô tác phẩm được coi là kiệt tác của thể loại truyền kỳ trong kho tàng văn học dân tộc. Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn làm đối tượng, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về tác phẩm như “Đoàn Thị Điểm và Truyền kỳ tân phả” của Bùi Thị Thiên Thai in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An tháng 9 năm 2010; “Mối liên hệ giữa Truyền kỳ tân phả và lễ hội văn hóa dân gian” của Trần Thị Băng Thanh 5
  9. và Bùi Thị Thiên Thai trên trang báo điện tử của Viện Văn học tháng 8 năm 2011 hay Luận văn Thạc sĩ “Khảo sát giá trị văn bản Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm” của Trần Thị Hải Bình năm 2009… Xét trên phương diện nghiên cứu về thể loại, các nhà nghiên cứu, những người soạn sách cũng đã có ý thức tổng hợp, tập hợp các tác phẩm được gọi chung là truyền kỳ. Ở nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã có công xác lập tên gọi của tác phẩm cũng như đánh giá về tình trạng lưu giữ văn bản của các tác phẩm truyền kỳ. iển hình có công trình luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại” của Phạm Văn Thắm năm 1996. ông trình đã xác lập được những tiêu chí để nhận diện và xác lập danh mục truyện truyền kỳ đồng thời nghiên cứu tình trạng văn bản, xác định niên đại, tác giả của tác phẩm, từ đó nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của truyện truyền kỳ, góp phần xác định giá trị của truyện truyền kỳ. Một công trình khác cũng có vai trò tập hợp các tác phẩm truyền kỳ đó là bộ sách Truyện truyền kỳ Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục, phát hành năm 1999. Bộ sách là công trình biên soạn, dịch và tổng hợp các tác phẩm truyền kỳ, đưa ra những khái quát chung về cuộc đời tác giả, nội dung tư tưởng của tác phẩm chứ chưa có sự nhìn nhận, so sánh các tác phẩm truyền kỳ với nhau để thấy mối tương quan và sự phát triển trên phương diện thể loại của các truyện truyền kỳ. Như vậy bộ sách này cũng mới chỉ mang chức năng tổng hợp và giới thiệu là chính. Xét trên phương diện nghiên cứu về đặc điểm, sự vận động của thể loại, chúng ta có thể kể đến những trang viết về một số vấn đề lí luận của văn học trung đại Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa, trong đó có nhắc đến thể loại truyền kỳ trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” của GS.TS Trần Nho Thìn, NXB Giáo dục, năm 2008; bài nghiên cứu “Thể 6
  10. loại truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm” của P S. TS Vũ Thanh in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX – Những vấn đề lý luận và lịch sử - Trần Ngọc Vương (chủ biên), NXB ại học quốc gia Hà Nội, năm 2015. Ở bài viết này, Vũ Thanh có đề cập đến sự vận động của thể loại truyện kỳ ảo trong đó có nhắc đến truyền kỳ, mà cụ thể là Truyền kỳ mạn lục – được coi là đỉnh điểm của sự phát triển này. Ông tập trung đi sâu vào tìm hiểu sự vận động từ văn học dân gian ảnh hưởng đến thể loại truyện kỳ ảo, cho đến khi Truyền kỳ mạn lục ra đời và bỏ ngỏ giai đoạn sau đó từ sau Truyền kỳ mạn lục cho đến cuối thế kỷ XIX. Ông là một người dành khá nhiều tâm huyết khi nghiên cứu về thể loại truyền kỳ với nhiều những bài viết khác như “Những biến đổi của yếu tố “kì” và „thực” trong truyện truyền kỳ Việt Nam” in trên Tạp chí Văn học số 6 năm 1994, “Truyền kỳ Việt Nam thế kỷ XIX”, “Dư ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại” in trong công trình Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001… Và nhiều bài viết khác phân tích tác giả, tác phẩm truyền kỳ cụ thể. Các công trình của ông mang tính khái quát chung cho một hoặc một vài giai đoạn lịch sử phát triển của truyền kỳ, những đặc điểm đặc trưng của thể loại hoặc đi vào phân tích từng tỉ mỉ tác phẩm, mở ra nhiều luận giải sắc bén cho những người muốn tìm hiểu về thể loại truyền kỳ tham khảo. Ngoài ra còn có một số công trình luận văn thạc sĩ như “Đặc điểm truyện truyền kỳ Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX” của Lương Thị Huyền Thương năm 2009 đã trình bày được các đặc trưng cụ thể của thể loại truyền kỳ và đưa ra những so sánh cho thấy những điểm mới trong truyện truyền kỳ giai đoạn thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, “Vị trí của thể loại truyền kỳ trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam” của Trần Nghi Dung năm 2012 nghiên cứu về vai trò của thể loại truyền kỳ vừa là cầu nối 7
  11. giữa văn học dân gian với văn học viết vừa là thể loại đánh dấu sự phát triển của văn xuôi trung đại và ảnh hưởng đến văn học hiện đại. Có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án viết về các tác phẩm truyền kỳ, các khía cạnh về đặc trưng thể loại, về quá trình hình thành, phát triển của thể loại truyền kỳ, tuy vậy, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sự vận động của thể loại thông qua hai tác phẩm nổi bật là Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả. Luận văn “Sự vận động của thể loại truyền kỳ từ Truyền kỳ mạn lục đến Truyền kỳ tân phả” hi vọng đóng góp được một cái nhìn mới mẻ trên phương diện thể loại thông qua hai kiệt tác truyền kỳ của dân tộc. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chính của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả in trong cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam Tập 1, do Trần Nghĩa chủ biên, NXB Thế giới, năm 1997 và cuốn Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam của ỗ Thị Hảo chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, năm 2010. Theo đó, tổng số truyện chúng tôi khảo sát sẽ là 26 truyện: Truyền kỳ mạn lục (20 truyện), Truyền kỳ tân phả (6 truyện). Ngoài ra là một số tác phẩm khác được sử dụng trong quá trình phân tích, so sánh là Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp), Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên)… 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiếp cận vấn đề bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau để có cái nhìn bao quát toàn diện rồi đi đến phân tích, lý giải và đưa ra những lí luận cụ thể cho công trình nghiên cứu. ác phương pháp được sử dụng sẽ là: 8
  12. Phương pháp so sánh, đặt hai tác phẩm văn học trong một mối tương quan dựa trên các phạm trù cụ thể để so sánh, đối chiếu cho thấy sự vận động, biến đổi từ Truyền kỳ mạn lục đến Truyền kỳ tân phả, ngoài ra còn có sự so sánh văn học dưới cái nhìn tương quan với văn hóa và lịch sử để thấy được sự tác động qua lại giữa lịch sử, các vấn đề đời sống với văn học. Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm hướng tới chỉ ra và so sánh cụ thể các luận cứ để tìm ra đặc điểm cho thấy sự vận động về thể loại của truyền kỳ. Phân tích – tổng hợp: Thao tác này nhằm đi vào nghiên cứu từng tác phẩm cụ thể để đưa ra những luận cứ và lí luận cho vấn đề mình cần giải quyết. Sau đó tổng hợp lại các ý kiến để khái quát, bao quát vấn đề. Sử dụng phương pháp này chúng tôi muốn có một sự nhìn nhận đa chiều để không bị bỏ sót ý. Bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp khoa học, chúng tôi muốn xác lập được hệ thống luận điểm, luận cứ khoa học, từ đó lí giải và làm sáng tỏ vấn đề. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn là một công trình tìm hiểu về quá trình vận động về thể loại truyền kỳ dựa trên hai tác phẩm cụ thể là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm. húng tôi cũng hi vọng luận văn sẽ đưa ra một kiến giải về sự vận động và biến đổi của một hiện tượng văn học được khá nhiều người quan tâm. Luận văn hi vọng sẽ là một đóng góp tích cực cho sự khẳng định giá trị của một thể loại đã từng ít được quan tâm trong quá khứ. 9
  13. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của luận văn chia làm ba chương: hương 1: Khái lược chung về thể loại truyền kỳ hương 2: Thành tựu của truyền kỳ Việt Nam đến Truyền kỳ mạn lục hương 3: Sự tích hợp của các yếu tố truyền kỳ từ sau Truyền kỳ mạn lục đến Truyền kỳ tân phả. 10
  14. hương 1: Á L ỢC CHUNG VỀ THỂ LO I TRUYỀN KỲ 1.1. Khái niệm thể loại Khái niệm truyền kỳ dựa trên nhiều cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên cái cốt lõi để tạo nên truyện truyền kỳ chính là yếu tố “kỳ” và “ảo”. Theo lời iáo sư Vũ Ngọc Khánh: “Theo đúng nghĩa đen của nó, truyền kỳ chỉ có nghĩa là truyền đi, kể lại một sự lạ. Sự lạ này có thể là chuyện của thần thánh của ma quái, chuyện có những thông tin dị biệt đối với việc đời. Bao nhiêu những vấn đề ứng mộng mị, huyền ảo, hư thực hàm hồ đều có thể gọi là kỳ cả”. (Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam – GS. Vũ Ngọc Khánh - Nguyễn Quang Ân, NXB Văn hóa - Thông tin, HN, 1995). Truyền kỳ là một thể loại văn học được bắt nguồn từ Trung Quốc. ây là một thể loại thịnh hành và phát triển nhất là vào đời ường. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “truyền kỳ” có nghĩa là “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời ường. Tên gọi này cuối đời ường mới có. Kỳ có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu”(Lê Bá Hán, Trần ình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục). Theo Từ điển Văn học (bộ mới) thì Truyền kỳ là “một hình thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các môtip kỳ quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện của ý nghĩa trần thế” [10] theo ỗ ức Hiểu, Nguyễn Huệ hi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế giới). Khi du nhập vào Việt Nam, truyện truyền kỳ có một dạng thức ngắn gọn giống như một truyện ngắn của thời kỳ hiện đại. ó là sự tiếp thu từ một 11
  15. nền văn học gốc, dựa trên các yếu tố văn hóa, đặc trưng dân tộc và cảm quan, ý thức sáng tạo của tác giả mà truyện truyền kỳ của các tác giả Việt Nam giữ được nét riêng của người Việt, gắn với truyền thống, văn hóa người Việt. 1.2. ặc trưng của thể loại truyền kỳ 1.2.1. Đặc trưng về nội dung Truyện truyền kỳ là một thể loại sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo, ly kỳ làm nên những câu chuyện đặc sắc để từ đó thể hiện những tâm tư, tình cảm của tác giả, thường là những suy nghĩ, phản ánh về hiện thực đương thời. Hiện thực đó có thể là một hiện thực tối tăm, đầy rẫy chiến tranh đấu đá như trong Nam Xương nữ tử lục, chiến tranh loạn lạc khiến người chồng Vũ Thị Thiết phải xung quân ra chiến trận. Trong xã hội ấy cũng có những thành phần tham quan tham nhũng, sự bất công xã hội hiển hiện rõ rệt, điển hình như trong Túy Tiêu truyện, nàng Túy Tiêu bị quan Trụ quốc họ Thân nhìn trúng, bị bắt về làm vợ ông. ến khi Dư Nhuận hi làm đơn kiện cáo lên tận triều đình cũng không ai giải quyết cho chàng vì uy thế của quan Trụ quốc quá lớn, không ai dám động vào. Rồi hiện thực những đời vua gần hết thời, vua quan trụy lạc, như hình ảnh của vua Hồ án Thương trong Na Sơn tiều đối lục. ó là một vị vua“ tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn kho của để mở phố Hoa Nhai, phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay bị giết, kẻ nói điều nịnh thì được thưởng, lòng dân động lay…”. òn quan lại trong triều thì tham của đút lót, chạy chọt khắp nơi để hòng có chức cao, ăn chơi xa hoa vô độ, “kêu xin chạy chọt lúc nào cũng rộn rịp những người ra vào, vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy”, “khoản đãi khách khứa mỗi ngày tốn phí đến hàng chuông thóc”, hay như trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, vua Trần Phế 12
  16. ế bị con cáo vạch trần là kẻ có những việc làm tàn bạo: “đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân không phải thời; giẫm trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn không phải chỗ, quanh đầm mà vậy, bọc núi mà đốt, không phải lẽ […] tạm quay xe giá, để khiến người và vật đều được bình yên?”. Không chỉ ở chốn trần gian, nơi quan trường, kể cả trong nơi thờ cúng như đền thờ miếu mạo, tình trạng tham ô, ăn của đút lót cũng xảy ra liên miên. Tên Bách hộ họ Thôi chiếm đoạt ngôi đền của thần nước Việt rồi tha hồ hưng yêu tác quái mà không ai trong đấng tối cao biết đến chỉ vì các đền miếu xung quanh đều ăn của đút lót của hắn trong Tản Viên từ phán sự lục. Ngay cả hiện thực về một xã hội hỗn loạn về luân thường đạo lý cũng được thể hiện trong truyện truyền kỳ, đó là bạn bè thấy vợ bạn đẹp bèn bày cách chơi cờ bạc để bạn cược vợ, rồi khi bạn thua âm mưu cướp vợ bạn trong Người nghĩa phụ Khoái Châu. Truyện truyền kỳ còn mang đậm giá trị nhân văn. ó là niềm cảm thương sâu sắc của tác giả đối với các nhân vật của mình, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội đương thời. Người phụ nữ hiện lên trong các tác phẩm truyền kỳ phần lớn mang trong mình nét đẹp nết na, là người phụ nữ của gia đình, hết mực vì chồng, vì con, thậm chí còn hi sinh thân mình vì quốc gia đại sự. Tuy vậy, số phận của họ lại gặp nhiều ngang trái, thường không có cái kết suôn sẻ như là bị hàm oan phải chết oan nghiệt, có tài năng nhưng không được dùng (nàng Phù Dung trong Truyện đền thiêng nơi cửa bể thuộc Truyền kỳ tân phả có ý dâng biểu và Kê minh tập sách). 1.2.2. Đặc trưng về nghệ thuật Dùng cái ảo kết hợp với cái thực làm phương thức truyền tải nội dung, thể hiện giá trị nội dung là giá trị hiện thực và nhân văn. Yếu tố kỳ ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp 13
  17. dẫn. Thông qua cái kỳ ảo, các tác giả truyện truyền kỳ kể về một thế giới khác, vừa là qua thế giới đó để lột tả thế giới hiện thực, lại vừa là một khát vọng ở một cuộc sống khác (cuộc sống chốn thiên cung, thần tiên…). Thế giới tình cảm phong phú của con người với yêu ma cũng là một đặc trưng cho sự kết hợp giữa hiện thực và kỳ ảo, điển hình là trong sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. ó là cuộc tình của hai nàng yêu hoa Liễu và ào với chàng học trò Hà Nhân ở phía trại Tây, chàng à Nhân đắm đuối trong cuộc tình ấy cho đến khi được ông già hàng xóm nói cho biết là khu vườn ấy của một nhà quan đã bị bỏ hoang 20 năm nay không có ai ở thì lấy đâu ra hai người con gái đẹp. ay như chàng Từ Thức vì may mắn trong một lần giải cứu cho một cô gái lại chính là nàng tiên rồi được lấy tiên làm vợ. Chàng Phạm Tử ư được một lần lên du ngoạn ở chốn thiên cung để có cái nhìn về một thế giới khác hoàn toàn mới mẻ, đây cũng chính như khát vọng của Nguyễn Dữ muốn được thoát ra khỏi cuộc sống đầy u tối của một xã hội đương thời mà ông đang sống, muốn bước ra khỏi tối tăm, loạn lạc để được thỏa sức vẫy vùng… Những motip có từ trong dân gian cũng xuất hiện nhiều ở trong các tác phẩm truyền kỳ, bởi đây được coi là một trong những cội nguồn quan trọng nhất của thể loại truyền kỳ ở nước ta. Tiêu biểu nhất đó là hiện tượng sinh đẻ kỳ lạ khi bà mẹ của gã trà đồng thấy một ngôi sao rơi vào bụng mà đẻ ra một cậu con trai (Chuyện gã trà đồng giáng sinh – Truyền kỳ mạn lục), vợ quan Hành khiển đêm hôm ấy chiêm bao thấy rắn cắn vào mạng sườn ở dưới nách bên tả sau đó có mang sinh ra hai người con trai (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị - Truyền kỳ mạn lục)… cho chúng ta nhớ đến truyện cổ tích Sọ Dừa nổi tiếng. ay như truyện Chồng dê trong Thánh Tông di thảo gợi cho ta nhớ đến câu chuyện Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê trong dân gian… Motip truyện ở hiền gặp lành, ác giả ác báo cũng có xuất hiện ở trong các tác phẩm truyện truyền 14
  18. kỳ, như là trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Truyền kỳ mạn lục, chàng Tử Văn vì nỗi bất bình tên Bách hộ họ Thôi cướp đền của thần người Việt, hưng yêu tác quái, làm hại đến dân, chàng bèn mang lửa đến đốt đền. Mặc dù bị tên Bách hộ họ Thôi kiện dưới âm ty, nhưng vì là làm việc nghĩa nên kết cục hắn ta mới là người bị nhốt lại. Nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương nết na, thùy mị, là nàng dâu hiếu thảo, nhưng vì bị oan mà phải tự vẫn. Tuy vậy kết cục, nàng cũng được minh oan và yên phận với cuộc sống cung nữ dưới thủy cung. Nhân vật truyện truyền kỳ hiện lên chủ yếu qua sự miêu tả về ngoại hình bên ngoài, qua tài năng, ngôn ngữ của nhân vật chứ không chú trọng vào miêu tả diễn biến tâm lý, nội tâm nhân vật. Vẻ đẹp phẩm chất thể hiện qua những hoàn cảnh mà nhân vật đó phải trải qua, thông qua những cử chỉ, lời nói của nhân vật ấy, giống như nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương, nàng yêu chồng, thể hiện nỗi nhớ chồng bằng cách hằng đêm chỉ lên vách mà nói với bé ản đó là cha bé, hay khi bị chồng nghi oan thì hết sức muốn giải thích nhưng không được thì đành tuẫn tiết… ay như nàng Giáng Kiều trong Cuộc kỳ ngộ ở Bích Câu vì muốn khuyên can Tú Uyên bớt rượu chè bê tha thì xướng những bài thơ nhắn nhủ, rồi khi bị chàng đuổi đi cũng chỉ khóc mà van xin ở lại. Người phụ nữ liễu yếu đào tơ thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói mềm mỏng, còn như xây dựng nhân vật nam nhi lại chú tâm vào tài năng của nhân vật đó, như là tài thơ mà nhất là tài nhạc của Dư Nhuận hi, tài thơ không ai sánh bằng của Tú Uyên,… ó là cách thể hiện của mỗi nhân vật ở trong các câu chuyện này của các tác giả truyện truyền kỳ. 15
  19. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyền kỳ ở Việt Nam 1.3.1. Giai đoạn thế kỷ X-XIV Chiến thắng năm 938 trên sông Bạch ằng của Ngô Quyền mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta. Từ đây dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ một nghìn năm Bắc thuộc, đánh dấu thời kỳ hòa bình, độc lập, tự chủ. Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ ngày càng được đề cao, không chỉ ở phương diện chính trị, quân sự mà còn cả trong văn hóa, văn học. Nhất là khi có sự xuất hiện của văn học viết. Văn học viết Việt Nam khi mới ra đời còn chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học dân gian và có sự tiếp thu về thể loại từ nền văn học Trung oa như thơ phú, văn chính luận, văn xuôi viết về lịch sử... Những tác phẩm thời kỳ này chủ yếu được sưu tầm từ truyện dân gian, được ghi chép, chỉnh lý hoặc gắn liền với chức năng tôn giáo, lễ nghi, ghi chép hành trạng các vị cao tăng... Một số tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này đó là Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp); Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên); Báo cực truyện; Thiền uyển tập anh… Nét đặc trưng nhất của thể loại truyền kỳ đã bắt đầu xuất hiện trong các tác phẩm này chính là yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Dù mới chỉ là những manh nha ban đầu, chủ yếu là những ghi chép, tính sáng tạo còn chưa nhiều nhưng những tác phẩm này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo bước tiền đề, đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại truyền kỳ ở những kỷ tiếp đó. Việt điện u linh tập kể về các vị thần linh được thờ cúng ở Việt Nam, trong đó có các nhân quân (vua chúa), hạo khí anh linh(thần sông, thần núi), quân thần (bề tôi trung liệt)… Theo bài Tựa đề năm Khai ựu nguyên niên (1329, đời Trần Hiến Tông) của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm: "những bậc sáng suốt, ngay thẳng mới gọi là thần; không phải những 16
  20. loại dâm tà, yêu quái, ma quỷ cũng gọi là thần đâu!” 27 vị thần được thờ cúng ở Việt Nam xuất hiện trong truyện không chỉ kể về công trạng của thần lúc sinh thời mà còn kể về sự hiển linh độ dân giúp nước sau khi mất theo công thức "dương trợ-âm phù". ây chính là những nét làm nên sự huyền ảo, kỳ lạ của các câu chuyện. Và những chi tiết kỳ ảo trong Việt điện u linh tập thường gắn với sự báo mộng, hiện hồn… Như Truyện Bố Cái Đại Vương (tức Phùng ưng), Truyện Trương Hống, Trương Hát, v.v… là truyện kể về việc thần linh đời trước đã "hiển linh" để "phù trợ" các anh hùng đời sau chống quân xâm lược. Thiền uyển tập anh viết về sự tích, hành trạng của 68 vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời inh, Lê, Lý, thuộc các phái Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni a Lưu hi, Thảo ường. Theo lời của òa Thượng Thích Thanh Tứ, “Thiền uyển tập anh là một tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo Việt Nam mà còn là một tác phẩm truyện ký có giá trị về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian”. (Trích Lời Tựa của òa thượng Thích Thanh Tứ in ở đầu sách Thiền uyển tập anh (bản dịch của Nguyễn ức Thọ và Nguyễn Thúy Nga). Tác phẩm thường có những dữ kiện mang màu sắc kỳ ảo, gắn liền với sự ra đời, hành trạng của các vị thiền sư, sự cứu độ cho nhân dân và những phép biến hóa huyền bí... Theo nhận xét của các tác giả trong Từ điển Văn học Việt Nam – từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX về Thiền uyển tập anh thì “các thiên tiểu truyện, truyện ký lịch sử ở đây có thể đồng thời được xem như những tác phẩm truyền kỳ” (Lại Nguyên Ân, Từ điển Văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, NXB Q N, 2005; t481). Sự đầu thai hóa kiếp, biết rõ về số kiếp của mình; sư chữa bệnh hủi cho dân chỉ bằng niệm chú vào nước lá rồi phun lên người bệnh, sư đi lại không cần mở cửa… là những yếu tố mang màu sắc kỳ lạ, hoang đường xuất hiện 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0