Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Thụy
lượt xem 9
download
Luận văn "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Thụy" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp người đọc có thể tiếp cận tương đối đầy đủ đường văn Dương Thụy và dấu ấn của cô trong nền văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Và hơn hết, là cách xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác của nữ nhà văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Thụy
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN MINH NGUYỆT THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN MINH NGUYỆT THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƢƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN ***** Tôi xin cam đoan: Luận văn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kì tài liệu nào và chƣa công bố nội dung này bất kì ở đâu. Các tƣ liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trên các tạp chí, các website. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Bình Dƣơng, ngày 15 tháng 12 năm 2018 Tác giả Trần Minh Nguyệt
- LỜI CẢM ƠN ***** Trong quá trình thực hiện đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy”, tôi đã gặp không ít khó khăn. Nhƣng nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè nên tôi đã hoàn thành luận văn này. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo cơ hội cho học viên chúng tôi tham gia làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi còn muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã từng trực tiếp giảng dạy tôi, cung cấp cho tôi những kiến thức phong phú trong suốt quá trình tôi theo học lớp cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, cũng nhƣ Thƣ viện Tỉnh Bình Dƣơng đã tạo điều kiện cho tôi sƣu tầm, tham khảo tƣ liệu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên khích lệ, sự giúp đỡ tận tình, sự tận tụy hƣớng dẫn của PGS. TS Bùi Thanh Truyền trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, ngƣời thân - những ngƣời đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 NỘI DUNG .......................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN DƢƠNG THỤY .................................................................................................. 10 1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học............................................................... 10 1.1.1. Khái niệm nhân vật .............................................................................. 10 1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học ................................ 14 1.1.3. Biện pháp xây dựng nhân vật văn học ................................................. 16 1.1.4. Nhân vật trong văn học hậu hiện đại ................................................... 20 1.2. Nhà văn Dƣơng Thụy................................................................................. 24 1.2.1. Đƣờng văn Dƣơng Thụy ...................................................................... 24 1.2.2. Dấu ấn tiểu thuyết Dƣơng Thụy trong đời sống văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI ...................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT CHỦ YẾU TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY .................................................................................................. 32 2.1. Kiểu nhân vật mang khát vọng hòa nhập toàn cầu .................................... 32 2.1.1. Nhân vật “công dân quốc tế ” trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam .... 32 2.1.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật với hƣớng vọng vƣơn ra thế giới trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy ........................................................................................ 35 2.1.2.1. Khát khao tri thức ............................................................................. 35 2.1.2.2. Đƣơng đầu với thử thách .................................................................. 38
- 2.1.2.3. Chấp nhận đánh đổi .......................................................................... 43 2.2. Kiểu nhân vật trải nghiệm ......................................................................... 46 2.2.1. Cách hiểu về nhân vật trải nghiệm trong văn học ............................... 46 2.2.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật trải nghiệm trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy .................................................................................................. 48 2.2.2.1. Trải nghiệm cách thức làm việc, học tập ......................................... 48 2.2.2.2. Trải nghiệm tình yêu......................................................................... 2.2.2.3. Trải nghiệm văn hóa ......................................................................... 57 2.3. Kiểu nhân vật chấn thƣơng ........................................................................ 68 2.3.1. Khái lƣợc về dạng thức nhân vật chấn thƣơng trong văn học ............ 68 2.3.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật chấn thƣơng trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy .................................................................................................. 70 2.3.2.1. Chấn thƣơng trƣớc những biến chuyển của lịch sử ......................... 70 2.3.2.2. Chấn thƣơng trƣớc những đổi thay của hiện thực xã hội ................. 74 2.3.2.3. Chấn thƣơng trƣớc những biến chuyển tƣ tƣởng, quan niệm sống .. 78 2.4. Kiểu nhân vật truy tìm bản ngã ................................................................. 81 2.4.1. Bản ngã và dạng thức nhân vật truy tìm bản ngã trong văn học ......... 81 2.4.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật truy tìm bản ngã......................................92 2.4.2.1. Sự trăn trở, ƣu tƣ và quyết định lựa chọn đƣờng hƣớng .................. 83 2.4.2.2. Đề cao tự do ..................................................................................... 86 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY ................................................................................ 91 3.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động ......................................... 91 3.1.1. Ngoại hình những con ngƣời phù hợp gu thẩm mỹ của giới trẻ ......... 91 3.1.2. Hành động khám phá, dấn thân của tuổi trẻ thời đại toàn cầu hóa ..... 96 3.2. Xây dựng nhân vật qua tâm lí, tính cách ................................................. 100 3.2.1. Tâm lí sinh động, vi tế của những ngƣời trẻ tuổi .............................. 100 3.2.2. Tính cách mạnh mẽ, sôi nổi, năng động............................................ 104 3.3. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................ 108 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại sinh động ........................................................... 108 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tinh tế ............................................................... 113 3.3.3. Ngôn ngữ tả, kể chân thực ................................................................ 116
- 3.4. Xây dựng nhân vật qua không gian và thời gian nghệ thuật .................... 120 3.4.1. Không gian xã hội mang tính toàn cầu hóa ....................................... 120 3.4.2. Thời gian với sự đan cài hiện thực và tâm tƣởng .............................. 127 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 132 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ......................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 135 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ năm 1986 trở đi là chặng đƣờng đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện; kích thích những cải cách kinh tế và khơi dậy những suy nghĩ mới, những tìm tòi, sáng tạo trong giới trí thức, văn nghệ sĩ. Nhìn chung, văn học giai đoạn này đã vận động theo khuynh hƣớng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con ngƣời và hiện thực đời sống, đã khám phá con ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con ngƣời ở nhiều phƣơng diện của đời sống. Nền tảng của sự đổi mới trong văn học thời kì này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn học, tức là giác ngộ của văn học về vai trò của nó trong xã hội, ý nghĩa của nó đối với con ngƣời. Trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đầu thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hƣớng ngoại, hội nhập thế giới, vì thế cảm thức văn học hậu hiện đại du nhập vào Việt Nam là hiện tƣợng hợp quy luật. 1.2. Có thể nói, văn học mang cảm thức hậu hiện đại đang từng bƣớc lên ngôi, khẳng định vị thế của mình và nó đã tác động rất mạnh mẽ đến quan niệm sáng tác của nhà văn Việt Nam, đặc biệt là những cây bút trẻ. Sự thay đổi này đã chi phối quan điểm, đề tài, cách xây dựng nhân vật... trong văn học đƣơng đại làm cho khu vƣờn văn học ngày càng ngập tràn hƣơng sắc. Sự “cởi trói” văn nghệ chính là điều kiện cho văn học phát triển, nó không chỉ là kết quả của sự hội nhập giữa nhiều luồng văn hóa thông tin mà còn là kết quả của sự đổi mới nhận thức của một thế hệ mà theo Nguyễn Thanh Sơn là “đang lớn dần, một thế hệ đã đủ xa cách để vƣợt qua khỏi những mặc cảm và giáo điều trong cả văn học và cuộc sống”. Thế hệ đó chính là những nhà văn nhƣ Trang Hạ, Phan Việt, Dƣơng Thụy, DiLi, Ngô Thị Giáng Uyên, Nguyễn Phƣơng Mai, Huyền Chip, Hoàng Yến Anh, Nguyễn Thiên Ngân … Điểm chung trong những tác phẩm của họ là “đi và viết”, phản ánh chân thực về con ngƣời và văn hóa những vùng đất mà họ từng qua. Họ viết trên đƣờng đi, thể hiện sự thay đổi quan điểm về cách nhìn nhận xã hội, con ngƣời, sự việc… Đặc biệt, trong những tác phẩm của họ, hiện lên những nhân vật tự tin, giàu khát vọng, đại diện cho 1
- cả một thế hệ trẻ trƣởng thành trong giai đoạn Việt Nam vƣơn tầm ra thế giới để hòa nhập. 1.3. Dƣơng Thụy – cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong việc thể hiện những khát vọng của tuổi trẻ đã chạm tới một mảng đề tài mà ít ai chạm tới, đó là mảng đề tài về du học sinh và những trải nghiệm đầy mới mẻ ở xứ sở xa xôi. Chính vì thế mà nhân vật cô xây dựng hầu hết là những ngƣời Việt trẻ, mang tƣ tƣởng tiến bộ trong cách nghĩ và cách sống của thế hệ mình. Đi nhiều nơi trên thế giới, tinh thần rộng mở và khoáng đạt, thế nên trong tác phẩm của nhà văn trẻ này, con ngƣời với các quốc tịch khác nhau đều hiện ra trong tính cách sinh động, diện mạo gần gũi, có thể thấu hiểu nhau dù không cùng sắc tộc... Trong các sáng tác của Dƣơng Thụy luôn hiện ra nhiều dạng nhân vật mới, với kiểu tâm trạng, tính cách chƣa từng hiện diện trƣớc đây: những ngƣời trẻ hiện đại dám sống và nghĩ theo cách riêng, dám chấp nhận áp lực cuộc sống và công việc, biết cách hoá giải thử thách để bƣớc lên nấc thang thành đạt... nhƣng tận sâu thẳm tâm hồn họ, không thể phủ nhận đƣợc những xúc cảm yếu đuối, tự ti. Nữ nhà văn họ Dƣơng còn tạo nên một mảng màu khác biệt khi những trang viết của cô luôn dí dỏm, tƣơi vui, văn phong trong trẻo... Và không thể phủ nhận thế mạnh nổi bật khi đọc tác giả này là cách xây dựng cốt truyện sinh động, hấp dẫn với những diễn biến trong các câu chuyện luôn rẽ ngoặt đầy bất ngờ, lôi cuốn ngƣời đọc trên từng trang viết với rất nhiều xúc cảm đan xen. Dẫu phong cách của cô không mang đặc điểm văn chƣơng hậu hiện đại đậm đặc nhƣng những gì cô thể hiện trên trang viết vẫn phảng phất dấu ấn hậu hiện đại của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Nghiên cứu tiểu thuyết Dƣơng Thụy, ngƣời viết tìm hiểu sâu hơn về thế giới nhân vật phong phú, đa dạng cũng nhƣ những cách thức xây dựng các nhân vật ấy của nhà văn. Từ đó có thể nhận thấy sự đóng góp riêng của nhà văn trẻ này vào sự vận hành của xã hội nói chung văn chƣơng nói riêng trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI, góp thêm một cái nhìn chân xác vào toàn cảnh nền văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy” để nghiên cứu trong đề tài luận văn này. 2
- 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về văn xuôi Dương Thụy Dƣơng Thụy là một nhà văn trẻ, đƣợc sinh ra và trƣởng thành trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ không chỉ của văn học mà còn của toàn xã hội. Cô lại có dịp đƣợc du học ở các nƣớc phƣơng Tây nên cô có điều kiện tiếp thu và đối chiếu hai dòng tƣ tƣởng Đông - Tây. Những tác phẩm của cô mang những gam màu tƣơi sáng, tự tin của ngƣời trẻ khi dấn thân hòa nhập toàn cầu. Dƣơng Thuỵ từng là một ngƣời làm báo năng động và giàu kinh nghiệm, rồi chuyển sang lĩnh vực quan hệ công chúng, nên trong tác phẩm của cô ngƣời đọc luôn tìm thấy một trữ lƣợng thông tin đáng kể về cuộc sống du học xứ ngƣời, về môi trƣờng làm việc mang phong cách hiện đại, về văn hóa lịch sử ở những vùng đất mà cô đã từng qua... Công trình nghiên cứu về sáng tác của Dƣơng Thụy chƣa thật sự nhiều và cũng chƣa thể hiện đƣợc sự bao quát toàn diện một cách kỹ càng, khoa học. Có khoảng gần hai mƣơi bài viết, đơn thuần chỉ là những bài nhận xét, đánh giá và cảm nhận đăng trên các báo Thanh niên, Phụ nữ, Pháp luật, Văn nghệ.... Trong những bài viết trên, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra những nhận xét, đánh giá rất khách quan nhƣng cũng không kém phần sâu sắc, chân thành của bạn văn và ngƣời đọc Dƣơng Thụy. Trong bài viết Năm cuốn sách làm rung động trái tim người đọc của Dương Thụy đăng trên http://emdep.vn, Lê Đức đã đánh giá Dƣơng Thụy là “một trong những cây bút nữ thành công nhất trên văn đàn hiện nay với nhiều tác phẩm văn học lãng mạn đốn tim ngƣời đọc” (Lê Đức (2005)). Trong bài viết Dương Thụy và...một chuyện tình hiếm hoi đăng trên https://tto.tuoitre.vn, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã nhận xét về Dƣơng Thụy: “Dƣơng Thụy, cây bút có thể nói là "100% TP.HCM" (vì sinh đúng năm 1975 tại đúng thành phố vừa đƣợc đổi tên là TP.HCM), có đủ điều kiện để viết Oxford thƣơng yêu. Những khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Pháp, Anh... không chỉ giúp cô trở thành một trong số ít cây bút trẻ có vốn tri thức dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nƣớc rất khó đụng đến: cuộc sống của giới sinh viên Việt ở châu Âu” (Nguyễn Đông Thức (2007)). 3
- Nhà văn Phan Hồn Nhiên trong bài viết Một thế giới dưới nắng mặt trời trên http://www.duongthuy.net, cho rằng: “Dƣơng Thụy giữ một thái độ sáng suốt, soi chiếu nhân vật một cách công bằng và chẳng ngại ngần mà không nói thẳng tận cùng bản chất. Từ một anh sếp Tây biết làm việc, biết hƣởng thụ, biết cách tranh thủ tình cảm các nhân viên Việt một cách láu lỉnh, cho đến cô gái trẻ lãng mạn, xao lòng nhƣng luôn cố gắng "bóp thắng" đúng lúc đều hiện ra rất chân thật. Ngay cả vấn đề chừng nhƣ khá nhạy cảm là sex, Dƣơng Thụy cũng có cách đề cập độc đáo: hài hƣớc, không che đậy úp mở và không tránh né. Đọc những truyện nhƣ thế, không những chẳng thấy rợn bởi sự dung tục, ngƣời đọc còn đƣợc chia sẻ với Dƣơng Thụy đôi mắt nhìn tƣơi tắn và trong trẻo” (Phan Hồn Nhiên (2008)). Theo nhà báo Hải Miên trong Dương Thụy và truyện diễm tình, đăng trên https://thanhnien.vn: “Chúng ta có đầy những nhà văn phức tạp và đau khổ, nhƣng có rất ít ngƣời viết văn đơn giản, vui vẻ và hóm hỉnh nhƣ Dƣơng Thụy. Dƣơng Thụy là ngƣời đơn giản, vui vẻ và hóm hỉnh, hệt nhƣ truyện ngắn của cô. Cô tự nhiên và duyên dáng, văn cô cũng tự nhiên và duyên dáng” [52]. Cũng trong bài viết trên, còn có thêm nhận xét: “Không có sự nhàu nhĩ hay tàn úa nào của dấu vết tháng năm cuộc đời trên giọng văn sinh động, tƣơi rói chất sống ấy. Sự đơn giản, nhân hậu và hóm hỉnh chƣa bao giờ rời bỏ cô và vì thế cũng ở lại mãi trong văn của cô, trở thành một thứ "hƣơng liệu" riêng, mời gọi khiến ngƣời ta phải tìm đến và quyến luyến” (Hải Miên (2008)). Trong bài báo Dương Thụy: Sâu sắc, cầu tiến đăng trên https://nld.com.vn, nhà báo Hòa Bình viết: “Văn của Dƣơng Thụy trong sáng và dễ đọc nhƣng gửi gắm ý tứ sâu sắc về thời đại, về con ngƣời và tính nhân văn trong hành vi sống đang ngày càng cạn kiệt ở bất cứ quốc gia, vùng đất nào. Nói nhƣ thế không có nghĩa là góc nhìn bi quan; ngƣợc lại, văn Dƣơng Thụy nhƣ một khu vƣờn đầy hoa thơm, trái ngọt mà nếu mệt mỏi, bạn có thể bƣớc vào nghỉ chân. Khu vƣờn ấy nào chỉ có hoa mà còn vài chú sâu thấp thoáng trong lá, hƣơng tình yêu ngọt ngào và tiếng chim líu lo rất nhẹ” (Hòa Bình (2015)). Nhà văn trẻ Văn Thành Lê cũng có nhận xét về Dƣơng Thụy trong bài viết Nhà văn Dương Thụy: Viết trong yêu và thương, hồn nhiên..., đăng trên http://vnca.cand.com.vn: “Bằng giọng văn sống động đặc trƣng, cách kể 4
- chuyện hóm hỉnh duyên dáng, lối xây dựng tình huống bất ngờ, khó đoán trƣớc, chi tiết dồi dào và chân thực, Dƣơng Thụy dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vô cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cƣời. Với các ông bố bà mẹ hiện đại, chia sẻ chân thành của nhà văn mang đến nhiều bài học về kĩ năng sống dành cho con trẻ cũng nhƣ việc ngƣời lớn nuôi dạy con trẻ. Đọc bộ 3 "SuSu và GoGo", bỗng giật mình nhận ra: Khi ta thƣơng yêu con trẻ thì cũng là khi ta cần thƣơng yêu hơn cha mẹ của mình” (Văn Thành Lê (2016)). Tác giả An Huy nhận xét trong bài viết Dương Thụy và Những cung đường tỏa nắng trên http://bazaarvietnam.vn: “Lặp lại chính mình là điều thƣờng xảy ra và các nhà văn đƣờng dài luôn cảnh giác với “nguy cơ” này. Nhƣng Dƣơng Thụy dễ dàng vƣợt qua rào cản của việc "lặp lại " để tạo dựng nên một phong cách riêng, không nhàm chán và không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai khác. Thử mƣờng tƣợng nếu chị viết khác đi, ít bao dung hơn trong cái nhìn cuộc sống, ít tình yêu hơn trong các mối quan hệ con ngƣời, ít tiếng cƣời hơn cho những điều bình thƣờng bé nhỏ, đó mới là điều khiến những ai yêu mến Dƣơng Thụy tiếc nuối. Bởi, không còn là sáng tác cho riêng cảm hứng cá nhân, trang viết mang tên Dƣơng Thụy đã trở thành phản chiếu tƣơi đẹp của cuộc sống hiện tại, để những ngƣời trẻ nhìn vào đấy, tìm thấy niềm khát khao và sự vững tin, khoác ba lô lên vai, bƣớc ra những con đƣờng lớn hoàn thiện giấc mơ của chính mình” (An Huy (2016)). Thùy Phƣơng trong Nhà văn Dương Thụy dắt con trẻ bước ra với thế giới, đăng trên https://news.zing.vn, đánh giá: “Nếu nhƣ các nhà văn với các sáng tác kể trên, phần đa viết cho thiếu nhi là viết cho hồi ức, viết cho ấu thơ của mình, hoặc viết nhƣ là ghi nhật kí, lƣu giữ kí ức cho con trẻ trong nhà, câu chuyện quẩn quanh từ nhà đến trƣờng, thì Dƣơng Thụy đi xa hơn thế, cả về mặt địa lý lẫn những điều nhà văn trao gửi” (Thùy Phƣơng (2017)). Nhà báo H. Thƣơng trong bài viết Nhà văn 7X Dương Thụy “bỗng nhiên bé lại”, đăng trên https://thethaovanhoa.vn, nhận xét: “Bằng cách kể chuyện hóm hỉnh duyên dáng, Dƣơng Thụy đã dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vô cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cƣời. Có thể nói, đến thăm những xứ sở tuyệt vời trên thế giới không còn là giấc mơ xa vời với những cô bé, cậu bé. Chỉ cần khoác ba lô lên vai, và bay cùng bố mẹ là khám phá và tận hƣởng niềm vui...” (H. Thƣơng (2017)). 5
- Ngoài ra, còn các bài viết khác về nhà văn Dƣơng Thụy nhƣ Nhà văn Dương Thụy viết sách cho thiếu nhi (Tam Kỳ (2017), đăng trên trang Vnexpress ngày 08/4/2017); Nữ nhà văn Dương Thụy (Dƣơng Loan (2017), đăng trên hoduongvietnam.com.vn, ngày 10/03/2017); Nhà văn best-seller dương thụy lần đầu làm…'trẻ con' (Lê Công Sơn (2017), đăng trên Thanh niên online ngày 09/04/2017)... Từ những bài viết trên, có thể thấy tác giả của các bài viết đã đọc tƣơng đối đầy đủ và kĩ càng những sáng tác của nữ nhà văn họ Dƣơng này. Đồng thời cũng đã có một sự tìm hiểu nhất định nào đó khi cầm bút viết về cô hoặc chuẩn bị những câu hỏi rất bao quát quá trình sáng tác của cô khi phỏng vấn. Theo đó, điểm gặp gỡ chung nhất giữa các tác giả chính là cái nhìn tổng quan về đƣờng văn Dƣơng Thụy: thế giới nhân vật phong phú, đa dạng; tƣ tƣởng hiện đại, sâu sắc; nhân sinh quan tích cực, lạc quan; giọng văn trong trẻo, tƣơi tắn... Thế nhƣng để gọi sự tìm hiểu và những nhận định trên là những công trình nghiên cứu khoa học thật sự thì vẫn chƣa xác đáng. 2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Dương Thụy Trên những trang viết của Dƣơng Thụy, thế giới nhân vật hiện lên vô cùng sống động, đa dạng. Đó không chỉ là thế giới trẻ con với Susu và Gogo trong những cuộc du hành sang Paris, Singapor… đầy lý thú. Đó còn là tuổi học trò với những nhân vật hồn nhiên, trong trẻo với những rung động cảm xúc đầu đời nhẹ nhàng, trong sáng nhƣ trong Búp bê băng giá, Cắt đuôi, Con quỷ nhỏ... Hoặc là những ngƣời nƣớc ngoài khác lạ màu da màu tóc, khác biệt văn hóa, ngôn ngữ... sang Việt Nam làm việc thời mở cửa. Nhƣng đặc sắc hơn tất cả là những công dân thế hệ @, dám dấn thân nhập cuộc để thử thách bản thân, để thực hiện ƣớc mơ hoài bão và trên tất cả là để hòa mình vào dòng chảy văn hóa đa sắc diện, xóa mờ khoảng cách không gian trong thời đại toàn cầu. Ngƣời viết đã tìm hiểu những bài báo viết về tác giả Dƣơng Thụy và về những nhân vật trong sáng tác của cô, ngƣời viết nhận thấy trong đó vô vàn những nhận xét tƣơng đối xác đáng, sâu sắc nhƣng chủ yếu mang tính cảm xúc hơn là tính logic, khoa học. Trong bài báo Nhà văn Dương Thụy viết sách cho thiếu nhi, đăng trên https://giaitri.vnexpress.net, ngày 08/4/2017, nhà báo Tam Kỳ viết: “Ở SuSu và GoGo đi Paris, hai nhân vật chính học cách làm quen với ngƣời nơi xứ lạ, tiếp xúc 6
- với nền văn hóa mới. Ở SuSu và GoGo đi Nhật Bản, bên cạnh ngắm phong cảnh, tìm gặp các nhân vật hoạt hình yêu thích, tận hƣởng món ăn ngon, SuSu và GoGo còn trải qua một hành trình bên cạnh ông bà mình và hiểu rõ hơn về họ. Ở SuSu và GoGo đi Singapore, hai nhân vật chính lạc vào cánh rừng kỷ Jura, nằm bên vịnh biển, dƣới bóng "siêu cây", lắng nghe những bản nhạc thần tiên... Từ đó, SuSu và GoGo cùng nhau lớn lên, thấm thía giá trị của tình cảm gia đình” (Tam Kỳ (2017)). Nhà báo Bạch Mai trong bài viết Cây bút trẻ Dương Thụy: “Tôi ngưỡng mộ người phụ nữ hiện đại”, http://www.duongthuy.net, cho rằng: “Nhân vật nữ của Thụy thƣờng là những nhân viên chuyên nghiệp trong bộ váy văn phòng lịch lãm, lƣơng vài ba ngàn đô Mỹ một tháng, đi công tác nƣớc ngoài nhƣ đi chợ, làm việc với chủ trƣơng “ work smater, not harder”. Dƣơng Thụy muốn nói gì thông qua những bạn trẻ năng động ấy ? Họ là hình ảnh “công dân toàn cầu” chăng?” (Bạch Mai (2008)). Trong bài viết Dương Thụy và Những cung đường tỏa nắng đƣợc đăng trên http://bazaarvietnam.vn, tác giả An Huy nhận xét: “Không còn là sáng tác cho riêng cảm hứng cá nhân, trang viết mang tên Dƣơng Thụy đã trở thành phản chiếu sinh động của cuộc sống hiện tại. Những ngƣời trẻ nhìn vào đấy, tìm thấy những nhân vật thú vị, cùng niềm khát khao và sự vững tin, khoác ba lô lên vai, bƣớc ra những con đƣờng lớn hoàn thiện giấc mơ của chính mình” An Huy (2016)). Ngoài những bài báo nói trên, chƣa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu về nhà văn Dƣơng Thụy và những nhân vật trong sáng tác của cô một cách hoàn chỉnh. Chính vì thế ở đề tài này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu về thế giới nhân vật và cách xây dựng nhân vật trong những sáng tác của Dƣơng Thụy, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết, một cách bao quát, toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài luận văn “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy”, ngƣời viết mong muốn qua đó, ngƣời đọc có thể tiếp cận tƣơng đối đầy đủ đƣờng văn Dƣơng Thụy và dấu ấn của cô trong nền văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Và hơn hết, là cách xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác của nữ nhà văn này. Cụ thể hơn là thế giới nhân vật và cách xây dựng nhân vật trong những tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn, nhằm bổ sung cho 7
- ngƣời đọc thêm một phần tri thức mới mẻ về nhà văn Dƣơng Thụy cũng nhƣ các nhân vật trong tiểu thuyết của cô. Ngoài ra, khi đề tài nghiên cứu hoàn thành, còn góp thêm một góc nhìn về thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong văn học đƣơng đại và phần nào thấy đƣợc sự vận động tiếp biến của văn học Việt Nam với văn học thế giới trong thời đại toàn cầu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn hƣớng đến đối tƣợng nghiên cứu là thế giới nhân vật trong những tiểu thuyết của Dƣơng Thụy với các kiểu nhân vật mới lạ hơn so với nhân vật trong văn chƣơng giai đoạn trƣớc. Đồng thời, ngƣời viết còn nghiên cứu những cách thức sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng tác của Dƣơng Thụy tƣơng đối đa dạng: truyện ngắn, du kí, tiểu thuyết…. Bên cạnh những sáng tác dành cho ngƣời lớn, tác giả còn có một số tác phẩm dành cho trẻ con rất hồn nhiên, tinh nghịch và lôi cuốn. Phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về thế giới nhân vật của Dƣơng Thụy trong những tiểu thuyết sau: - Oxford thương yêu, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2010 - Cung đường vàng nắng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2012 - Chờ em đến San Francisco, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2014 - Nhắm mắt thấy Paris, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2015 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Theo phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học, ta có rất nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu văn học, riêng với đề tài luận văn này ngƣời viết chọn các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết khảo sát từng nhân vật, từng tác phẩm của Dƣơng Thụy ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, tổng hợp lại với những nhận định chung. Phân tích tổng hợp làm cho những nhận định đánh giá về nhân vật thêm vững chắc. 5.2. Phương pháp so sánh: ngƣời viết đối chiếu, so sánh tiểu thuyết Dƣơng Thụy với các tác giả khác trong nền văn học đƣơng đại để tìm ra những nét tƣơng 8
- đồng và dị biệt trong cách xây dựng nhân vật, từ đó khẳng định những nét riêng độc đáo của Dƣơng Thụy. 5.3. Phương pháp tâm lí học: phân tích tâm lý tác giả khi xây dựng nhân vật và diễn biến tâm lý nhân vật trong tác phẩm. 5.4. Phương pháp văn hóa học: tìm hiểu mối tƣơng quan giữa văn học và văn hóa trong bối cảnh xã hội toàn cầu hóa. 6. Đóng góp của luận văn Đến nay có thể nói chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về các sáng tác của Dƣơng Thụy, nhất là các nhân vật một cách bao quát, toàn diện. Với luận văn này, ngƣời viết tập trung tìm hiểu tiểu thuyết của Dƣơng Thụy với mong muốn đóng góp thêm cái nhìn tổng quan hơn về thế giới nhân vật trong các tác phẩm của cô. Đồng thời, luận văn có thể bổ sung thêm một cái nhìn tổng quan hơn về văn học đƣơng đại Việt Nam trong bối cành toàn cầu hóa. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Giới thuyết về nhân vật văn học và nhà văn Dƣơng Thụy - Chƣơng 2. Các kiểu nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy - Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy Luận văn này có kết cấu 3 chƣơng nhƣ vậy vì ý đồ nghiên cứu của ngƣời viết là khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy một cách sâu sắc và toàn diện nhất có thể. Theo đó, Chƣơng 1 sẽ cung cấp những khái luận chung về nhân vật trong tác phẩm văn học và đôi nét về nhà văn Dƣơng Thụy. Chƣơng 2 sẽ tập trung làm rõ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy, bao gồm các kiểu nhân vật đặc biệt, độc đáo rất phù hợp với sự vận hành của xã hội đƣơng đại. Nhiệm vụ của chƣơng 3 là khám phá nghệ thuật xây dựng nhân vật với những cách thức mới mẻ, hấp dẫn. 9
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN DƢƠNG THỤY Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Ở đó ngƣời sáng tạo – nhà văn – gửi gắm tâm hồn, tƣ tƣởng, ý thức, quan điểm của mình về xã hội, cuộc đời, con ngƣời. Nghiên cứu tác phẩm văn học tức là khám phá các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm. Tiếp nhận tác phẩm văn học không chỉ tiếp nhận cái nó vốn có mà còn phải đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử, vào giai đoạn mà nó ra đời, vào trào lƣu nghệ thuật... Tất cả các yếu tố trên có nhiệm vụ góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm nhƣng trong đó, việc xây dựng nhân vật là điều kiện quyết định chất lƣợng chủ yếu nhất. Vì thế, khi đọc một tác phẩm, thƣờng là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tƣ của nhân vật luôn là cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc. Sức sống của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào sức sống của nhân vật mà họ sáng tạo, mỗi nhân vật là tiếng lòng của ngƣời viết về cuộc đời, con ngƣời. Tùy từng giai đoạn lịch sử, tùy vào tƣ tƣởng quan niệm về con ngƣời... mà nhà văn có cách thức xây dựng nhân vật riêng biệt. Theo đó, các nhà văn đƣơng đại Việt Nam mang đến cho văn học nhiều kiểu nhân vật phong phú, đa dạng. Dƣơng Thụy, với một đƣờng văn đầy đặn cũng đã đóng góp một dấu ấn rất riêng về tƣ tƣởng, đề tài lẫn cách xây dựng nhân vật độc đáo. 1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật Văn học có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của ngƣời Việt Nam. Ngƣời bình dân rất yêu chuộng văn thơ, không chỉ văn thơ dân gian mà cả những tác phẩm của văn chƣơng bác học. Triều đình chọn ngƣời làm quan không chỉ qua các cuộc thi võ mà còn qua các cuộc thi văn. Tài năng văn chƣơng cũng đƣợc xem trọng nhƣ tài kinh bang tế thế. Hơn nữa, đối với ngƣời Việt Nam văn chƣơng ít 10
- mang tính chất là một phƣơng tiện, một hoạt động mƣu cầu cái đẹp thuần túy. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật thƣờng bị phủ nhận và gần nhƣ tồn tại không đáng kể trong lịch sử văn học dân tộc. Sự quan tâm đến cái đẹp hình thức ít khi nào chiếm ƣu thế trong tƣ tƣởng thẩm mĩ của ngƣời Việt Nam. Văn chƣơng đối với ngƣời Việt Nam có thể xem là một hình thức sống, một cách ứng xử đối với thế giới và với cuộc đời. Ngày nay, những biến đổi nhanh mạnh và phức tạp của đời sống hiện thực có sự ảnh hƣởng sâu xa đến thế giới tinh thần của con ngƣời và làm biến đổi tƣ duy, sáng tạo của nhà văn. Vì thế, nhà văn xây dựng tác phẩm văn học (cụ thể là thể loại văn xuôi) bằng cách tái tạo cuộc sống xã hội, con ngƣời sau quá trình trải nghiệm. Trƣớc kia, trong thời chiến, nhà văn viết về cuộc chiến đấu đang diễn ra với tƣ cách là ngƣời trong cuộc – ngƣời chiến sĩ. Vì vậy họ tự nguyện coi bản thân mình là ngƣời tuyên truyền, ngƣời cổ vũ đầy nhiệt huyết cho cuộc chiến ấy. Và đôi lúc, vai trò tuyên truyền cổ động đã mạnh hơn, lất át ngƣời nghệ sĩ. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, xã hội vận hành trong một guồng máy mới, nhà văn lại đảm nhận một vai trò mới: đào sâu, phát hiện những phƣơng diện khác của đời sống thực tế; khám phá những vấn đề mới nảy sinh có liên quan trực tiếp đến từng con ngƣời và toàn xã hội. Con ngƣời đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng những phƣơng tiện văn học đƣợc gọi là nhân vật văn học. Những con ngƣời này có thể xuất hiện một hay nhiều lần, đƣợc miêu tả kỹ hay sơ lƣợc, sinh động hay không rõ nét, giữ vai trò nhƣ thế nào trong tác phẩm, có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với ngƣời đọc. Có thể khái quát về nhân vật văn học theo khái niệm sau: “Nhân vật văn học là những con ngƣời có tên hoặc không tên, có những tính chất địa vị nhất định, xuất hiện trong tác phẩm để làm những hành động nhất định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định, nhằm thể hiện những tƣ tƣởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh” (Trần Đình Sử, 2007, tr 26). Theo một khái niệm khác thì “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã đƣợc nhà văn nhận thức tái tạo, thể hiện bằng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” (Trần Đình Sử, 2011, tr 73). Theo đó, ta có thể khẳng định, nhà văn sáng tạo nhân vật, miêu tả nhân vật và nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung 11
- cảm nhận của tác giả và nhân vật sẽ đƣợc hiện lên thông qua các phƣơng tiện nghệ thuật và tài năng đặc biệt của nhà văn ấy. Nhân vật là hình bóng của con ngƣời đƣợc phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật, hoặc khái niệm nhân vật nếu xét theo nghĩa rộng, không chỉ có con ngƣời mà còn có các con vật, cây cối, đồ vật, hình ảnh thiên nhiên... nhƣng mang đặc tính của con ngƣời. Nhân vật chính là hình tƣợng con ngƣời với toàn bộ những đặc điểm: ngoại hình, hành động, suy nghĩ... và nó mang tính ƣớc lệ, không đồng nhất với con ngƣời hiện thực. Ý nghĩa của nhân vật chỉ có đƣợc trọn vẹn khi ta xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong cùng một tác phẩm. Cách xây dựng nhân vật phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của thời đại và của mỗi nhà văn. Quan niệm này có mối quan hệ mật thiết với quan điểm đạo đức, triết học, tôn giáo, tâm lý... Những quan niệm này không mang tính chất mặc định, mà nó luôn thay đổi theo sự vận hành của các yếu tố khác trong xã hội, nó thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng của con ngƣời trong một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy khi xem xét nhân vật, ngƣời ta cũng soi chiếu từ nhiều góc độ: văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học... Các thành tố tạo nên nhân vật bao gồm: tinh thần, tƣ tƣởng, cảm xúc, ý chí, điều kiện sống, ý thức và hành động. Theo Trần Đình Sử: “Hình thức văn học suy cho cùng là hình thức chiếm lĩnh đời sống, tức là hình thức nhìn và cảm đời sống. Nhà văn sáng tạo hình tƣợng cũng là để nhìn cho tận mắt mọi bề mặt, bề sâu cuộc sống, để cảm cho rõ, cho hết các ý nghĩa giá trị của nó.” (Trần Đình Sử, 2007, tr 14). Chẳng hạn, trƣớc đây, trong thời trung đại, nhân vật đƣợc xây dựng theo tiêu chí, quan điểm Nho gia, là biểu tƣợng hoàn hảo của Tam cƣơng - ngũ thƣờng. Đến thời hiện đại, nhân vật chính của đa số các tác phẩm hều hết là nhân vật chính diện, là ngƣời tốt để minh họa cho một thế hệ trong thời cuộc anh hùng với cảm hứng chủ đạo là nhiệt tình ca ngợi, khẳng định. Giờ đây trong sáng tác của các nhà văn thuộc thế hệ mới, hình tƣợng nhân vật không còn mang tính chất minh họa nữa; nó trở thành một cơ thể sống, một hình thức tồn tại sinh động. Ngƣời đọc có thể tiếp cận hình tƣợng từ nhiều phía, có thể rút ra những kết luận khác nhau từ một tác phẩm. Thế giới con ngƣời thật mênh mông, phong phú với bao nhiêu là cuộc đời, số phận, tính cách.. khác nhau. Tƣơng tự nhƣ vậy, thế giới nhân vật cũng không kém cạnh, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả, mỗi giai đoạn văn học là có bấy nhiêu kiểu loại 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 234 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 314 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 120 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 164 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 133 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 97 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn