intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới phi lí trong tiểu thuyết “Thiên thần sám hối” và “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

52
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh, của vấn đề phi lí đến sáng tác của tác giả này. Thừa hưởng và phát huy những thành tựu trước đó, chúng tôi chỉ ra sự đa dạng về đặc điểm của con người trong thế giới phi lí và làm rõ những đặc trưng về nghệ thuật mô tả cái phi lí qua ngòi bút của Tạ Duy Anh. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thế giới phi lí trong tiểu thuyết “Thiên thần sám hối” và “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- ĐỖ THANH HUYỀN THẾ GIỚI PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐI TÌM NHÂN VẬT” VÀ “THIÊN THẦN SÁM HỐI” CỦA TẠ DUY ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- ĐỖ THANH HUYỀN THẾ GIỚI PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐI TÌM NHÂN VẬT” VÀ “THIÊN THẦN SÁM HỐI” CỦA TẠ DUY ANH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trƣơng Đăng Dung Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, do PGS.TS Trƣơng Đăng Dung trực tiếp hướng dẫn. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nào khác. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thanh Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trương Đăng Dung, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Văn học, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy,tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thanh Huyền
  5. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 14 Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ PHI LÍ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC ................................................................................................ 15 1.1. Phi lí trong triết học ......................................................................... 15 1.2. Phi lí trong văn học .......................................................................... 18 1.3. Vài nét về yếu tố phi lí trong văn học Việt Nam sau đổi mới ...... 22 Chương 2: CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI PHI LÍ QUA TIỂU THUYẾT “ĐI TÌM NHÂN VẬT” VÀ “THIÊN THẦN SÁM HỐI” CỦA TẠ DUY ANH .33 2.1. Con ngƣời lƣu đày ........................................................................... 33 2.2. Con ngƣời hoài nghi ........................................................................ 45 2.3. Con ngƣời dấn thân ......................................................................... 57 2.4. Con ngƣời cô đơn ............................................................................. 64 Chương 3: NGHỆ THUẬT MÔ TẢ CÁI PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐI TÌM NHÂN VẬT” VÀ “THIÊN THẦN SÁM HỐI” CỦA TẠ DUY ANH......... 75 3.1. Thời gian phi lí ................................................................................. 75 3.2. Không gian phi lí .............................................................................. 84 3.3. Nhân vật vắng mặt và nhân vật kí hiệu ......................................... 89 3.4. Ngôn ngữ, giọng điệu nhiều sắc thái .............................................. 94 KẾT LUẬN ................................................................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 116 1
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ở phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh đã xuất hiện như một trào lưu tư tưởng chính trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lí của triết học thời kì hiện đại. Từ trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh là vấn đề nhân vị, các triết gia đã phát triển thành những phạm trù cụ thể như: phi lí, buồn nôn, hư vô, tự do, lo âu, tha nhân hay nổi loạn, dấn thân, địa ngục... Jean-Paul Sartre cùng một số các tác giả khác ở Paris sau giải phóng đã có những tác phẩm thành công, đáng ghi nhận. Các tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ đề như "nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội, sự phi lí, tự do, cam kết, và hư vô" như là nền tảng của sự hiện sinh con người. Con người tự do lựa chọn cách sống, thái độ sống của mình, nghĩa là con người có ý thức để trở thành hiện sinh; và do đó mà con người luôn đau khổ, dằn vặt, lo âu trong cuộc kiếm tìm và lựa chọn tự do. Trong số các phạm trù đó, vấn đề phi lí là một trong những vấn đề cơ bản, dần dần trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh. “Vấn đề phi lí đã xuất hiện từ F.Rabelai đến các nhà văn lãng mạn như L.Caroll, J.Wift…và một số nhà văn hiện đại khác như là một đối tượng của sáng tác văn học. Nhiều người gọi là biện pháp huyễn tưởng phi lí” [24, tr. 222]. Họ đã xây nên một thế giới huyễn tưởng riêng biệt với những nhân vật hài kịch làm đối tượng châm biếm và hài hước, qua đó rút ra bài học cho thế giới thực tại. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, ở châu Âu rộ lên phong trào văn học phi lí với các tên tuổi nổi tiếng trong lịch sử văn học toàn nhân loại như: Fr.Kafka, Alb.Camus, Eug.Ionesco, S.Beckett… Cao trào đó diễn ra vào khoảng giữa thế kỉ XX. Về cơn bản, phong trào văn học phi lí đã chấm dứt sự tồn tại vào cuối những năm 60, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn kéo dài cho đến tận ngày nay. Không thể phủ nhận một điều rằng, văn học phi lí là một mảng văn học có giá trị. Và có thể nói rằng, tìm hiểu về văn học phi lí là tìm hiểu về một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử văn học nhân loại. 1.2. Tại Việt Nam, văn học phương Tây đã in dấu ấn lên nền văn học từ khá lâu và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học nước nhà. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng mọi nỗ lực đổi mới, cách tân của tiểu thuyết chủ yếu là học theo “lối viết” 2
  7. của phương Tây nói chung, văn học hiện sinh nói riêng. Và gần đây người ta thường nói một cách ngắn gọn là viết theo lối “hậu hiện đại”. Trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã xuất hiện khá nhiều tên tuổi tài năng với một lối viết phá cách, mang đậm dấu ấn của “hậu hiện đại” phương Tây như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh, Dương Hướng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh… Trong số đó, nhà văn Tạ Duy Anh là một cây bút khá nổi với nhiều tập truyện dài và tiểu thuyết, hàng chục truyện ngắn, truyện thiếu nhi, hàng trăm bài tản văn trên các báo. Có thể nói, ông là một trong số ít những nhà văn Việt Nam có những tác phẩm mang đậm tính phi lí, chịu ảnh hưởng nhiều của văn học phương Tây. Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất qua hai tập tiểu thuyết nổi tiếng, đánh dấu tên tuổi của ông là Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối. Với một lối viết mới lạ, phá cách, ông đã góp phần vào việc cách tân và hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu đề tài Thế giới phi lí trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh, người viết mong muốn được tìm hiểu, đào sâu một vấn đề từng là thành tựu của văn học thế giới. Qua đó sẽ thấy được những ảnh hưởng của văn học phương Tây đến Việt Nam như thế nào, nó biến đổi ra sao, có thành công và hạn chế gì. Từ việc nghiên cứu một số tác phẩm của một tác giả đại diện, chúng ta sẽ có những cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về toàn cảnh của một giai đoạn văn học. 1.3. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài Thế giới phi lí trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và “Thiên thần sám hối”của Tạ Duy Anh là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Qua đề tài này, tác giả luận văn sẽ có cái nhìn khách quan và khoa học về những đóng góp của Tạ Duy Anh nói riêng và các nhà văn nói chung trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Những triết lí, quan niệm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm cũng là những bài học quý giá, thiết thực về cuộc sống của con người nói chung. Ta bắt gặp đâu đó một số nhân vật, sự kiện trong tác phẩm như hiện hữu ngay ở ngoài đời thực. Những vấn đề ông đề cập đến trong tác phẩm luôn có giá trị ở mọi thời đại. 3
  8. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn học phi lí là một thành tựu của thế giới và đã được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề phi lí trong các tác phẩm văn học Việt Nam thì chưa có nhiều công trình. Đặc biệt, các bải phê bình, nghiên cứu về Tạ Duy Anh rất ít, chủ yếu là trên các báo mạng. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi thấy các ý kiến mới dừng lại trên tinh thần nghiên cứu tổng quan hoặc bàn luận tản mạn trong một vài tác phẩm đơn lẻ. Vì vậy, người viết đã chọn lọc và tiếp thu những ý kiến được xem là xác đáng, cụ thể nhất và có tính gợi mở để tác giả luận văn triển khai đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, văn học phi lí nói chung Chủ nghĩa hiện sinh khởi nguồn từ phương Tây và người được coi là thủy tổ của nó là S. Kierkegaard (Đan Mạch, 1813-1855). Xuất phát điểm của Kierkegaard là cá nhân cụ thể, quan tâm nhiều đến niềm tin và đam mê. Ảnh hưởng của Kierkegaard khá lớn đối với các triết gia hàng đầu của triết học hiện sinh, đến nỗi người ta cho rằng Hữu thể và Hư vô của J. Sartre ngoài việc có sử dụng chút ít vật liệu từ Hữu thể và Thời gian của Heidegger thì triết luận này của Sartre còn được “gợi hứng” khá nhiều từ những quan điểm của S. Kierkegaard. Có ý kiến cho rằng quan niệm văn chương của Kafka có chịu ảnh hưởng của Kierkegaard khi khẳng định bản chất của sự sinh tồn chính là nỗi bất an. Một số tác phẩm có giá trị của ông như: The Concept of Irony with Continual Reference to Socrates; Either – Or, The Sickness Unto Death; The Book on Adler … F. Nietzche (Đức, 1884-1900) cũng được các nhà nghiên cứu coi là một trong những vị tiền bối của triết học hiện sinh. Ông và Kierkergaard có ý kiến gần nhau đó là đều coi con người là một thế giới huyền bí, sâu thẳm. Lo âu là biểu hiện của cái phi lí của cuộc sống. Tuy nhiên, Kierkegaard với quan điểm luôn giữ vững niềm tin nơi Thiên chúa. Còn Nietzche bắt nguồn từ những tư tưởng đi ngược với truyền thống Hy Lạp do Socrater, Platon và Aristotle để lại. Đầu thế kỉ XX, triết học hiện sinh nổi lên một trường phái đó là “hiện tượng học” của E.Husserl. Có thể nói, tư tưởng của Kierkergaard về con người kết hợp với hiện tượng học của E.Husserl như một phương pháp luận. Suốt nửa đầu thế kỉ XX, 4
  9. M. Heidegger, Jaspers, G. Marcel phát triển nó lên thành những lí thuyết phức tạp, hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt là công trình Hữu thể và thời gian ra đời năm 1927 có thể coi là tác phẩm quan trọng nhất của Heidegger. Ông quan tâm đến tính thời gian vì thời gian làm nên ý nghĩa của tồn tại, cho thấy sự hiện hữu của con người. Có thể thấy rằng: Heidegger còn có đóng góp lớn cho triết học ngôn ngữ thế giới khi khám phá ra những bản chất mới của ngôn ngữ. Trong công trình Trên đường đến với ngôn ngữ, ông gọi “ngôn ngữ là ngôi nhà hữu thể”. Đến giữa thế kỉ XX, J.P. Sartre xuất hiện với tác phẩm Buồn nôn năm 1938 và rất nhiều tác phẩm khác về hiện sinh đã gây chấn động trong xã hội. Từ đây, triết học hiện sinh đã trở thành một trào lưu tư tưởng chính thống, trở thành lối sống của một số thế hệ thanh niên. Quan điểm triết học (hiện sinh vô thần) của Sartre được hình thành trong quá trình đấu tranh chống “chủ nghĩa duy tâm đại học” như là một thứ triết học tách rời đời sống. Tuy nhiên, sự tác động quyết định đến tư tưởng triết học của ông là hiện tượng học của E. Husserl và bản thể học của M. Heidegger. Năm 1943 ra đời tác phẩm triết học cơ bản nhất của Sartre, Hữu thể và vô thể. Sau đó là những tác phẩm khác nhau như Tưởng tượng (1940), Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (1946), Situations (10 tập, 1947-1976), Phê bình lí tính biện chứng (1960), v.v... Phổ biến hơn cả là văn xuôi triết lí của ông như Buồn nôn (1938), Những con đường của tự do (bộ ba, 1945-1949), các vở kịch Ruồi (1943), Chết không mồ (1946), Gái điếm mà lễ độ (1946), Những bàn tay bẩn (1948), Quỷ sứ và thượng đế (1951)... Về phương pháp phê bình hiện sinh, Sartre cho rằng để phát hiện ra trong tác phẩm cái được mặc khải bằng cuộc phiêu lưu đặc biệt của một con người bị thúc đẩy bởi lo âu của mình mà trở thành nhà văn, ông cố gắng sát nhập chủ nghĩa Marx và phân tâm học thành một thứ nhân loại học có thể giải thích con người trong tính toàn vẹn của nó. Có thể thấy rằng, chủ nghĩa hiện sinh đã được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin đi sâu vào một số công trình về chủ nghĩa hiện sinh của một số tác giả tại Việt Nam. Một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề triết học hiện sinh ở Việt Nam đó chính là Trần Thái Đỉnh. Ông đã có những nghiên cứu tỉ mỉ, dễ hiểu 5
  10. và khá đầy đủ trong cuốn Triết học hiện sinh. Ở cuốn sách này, tác giả đã tỏ rõ quan điểm của mình là: "Triết học hiện sinh có thể nguy hiểm và xấu nữa. Nhưng nguy hiểm ở chỗ nào và xấu ở chỗ nào? Bao lâu chúng ta chưa nói một cách đúng đắn và đích xác, thanh thiếu niên vẫn chưa nghe lời chúng ta, và mối nguy hiểm vẫn cứ còn mãi. (...) thuyết hiện sinh có chứa đựng rất nhiều mầm mống tốt trộn lẫn với mầm mống xấu: chính vì những vẻ tốt đẹp kia đã quyến rũ thanh thiếu niên, nhưng vì họ chưa đủ tinh tường để phân biệt, cho nên họ nuốt luôn cả những chất độc pha trộn nơi đó" [39, tr.15- 16]. Bởi vậy, Trần Thái Đỉnh chủ trương "phân biệt rõ ràng" trong mọi sự khen chê, để triết hiện sinh được hiểu đúng, đánh giá đúng. Ông đã làm rõ nguồn gốc của triết học hiện sinh và dừng lại ở sáu phạm trù hiện sinh chính yếu là: buồn nôn, phóng thể, ưu tư, tự quyết, vươn lên, độc đáo. - Ở phạm trù Buồn nôn, Trần Thái Đỉnh đã cho rằng “con người ta còn sống như những sinh vật. Và sống như sinh vật là một buồn nôn cho triết gia hiện sinh đã ý thức sâu xa về nhân vị con người” [39, tr. 36]. Ông cũng trích ra một đoạn trong tác phẩm Buồn nôn của J.P.Sartre để làm rõ hơn phạm trù này: “Thôi tôi cứ làm như này. An-ny là xong. Tôi cứ sống thừa ra. Ăn, ngủ. Ăn, ngủ. Sống từ từ êm êm như những cây kia, như những vũng nước này, hoặc như cái ghế bọc vải đỏ của toa xe lửa nọ” [39, tr. 21] - Cuộc đời mỗi người đều mang vẻ tầm thường, buồn nôn, cuộc đời đó là một phóng thể. Có nghĩa là con người hóa thành cái khác hành động, chỉ vì người ta bảo mình làm hay nghĩ mình phải làm như thế. Trần Thái Đỉnh nghiên cứu và chia ra hai loại là phóng thể duy tâm và phóng thể duy vật. Phóng thể duy tâm là con người chỉ tưởng tượng và mơ ước, thụ động theo những mẫu người “lí tưởng”. Phóng thể duy vật là con người hành động vô ý thức như một cái máy, chủ yếu sống yên phận trong gia đình, trong nhóm, đoàn thể. - Vì cuộc đời là một phóng thể nên cần thiết con người phải tỉnh ngộ , ý thức về giá trị cao quý và nhân vị của mình. Do đó sinh ra ưu tư. “Ưu tư là trạng thái xao xuyến, băn khoăn về tương lai chưa rõ” [39, tr. 42]. Đó là vẻ đặc sắc của một cuộc hiện sinh đã tự ý thức rằng phải làm mọi cách để thoát ra, dứt ra khỏi cảnh sống thừa, sống như những sinh vật đang tồn tại, những con người phóng thể. 6
  11. - Với tinh thần không bao giờ cam chịu nằm lỳ một chỗ như sinh vật, con người phải có ý thức vươn lên. Đề tài này phát sinh dưới ngòi bút của Kierkegaar bởi “con người phải vươn lên khỏi gia đoạn hiếu mĩ để đạt tới giai đoạn đạo đức, rồi lại phải vươn lên khỏi trình độ đạo đức để tiến lên giai đoạn tôn giáo”. Thánh Augustin, một trong những cụ tổ triết hiện sinh viết “không tiến là lùi rồi”[39, tr. 47]. Vươn lên là lẽ sống của hiện sinh trung thực. Vươn lên là vượt lên chính mình, chiến thắng chính mình. - Trong quá trình vươn lên, con người sẽ trải qua rất nhiều thử thách và đòi hỏi ta phải sáng suốt để quyết định, tự quyết mọi việc về cuộc đời mình. Tự quyết là tự chọn mình, đi liền với ý niệm dấn thân. Có thể nói rằng tôi tự quyết là tôi “dám” là tôi, tôi dám hành động theo sự lựa chọn của tôi. Chính trong hành động tự quyết, triết hiện sinh chứng tỏ hiện sinh là giá trị sống, không phải giá trị tư tưởng. “Liều” là một danh từ hiện sinh. Trong cái “liều” này thì tôi mới tỏ ra là chủ thể, không phải là người hành động thiếu suy nghĩ. - Tất cả hành động của chúng ta phải tự ta thực hiện, không thể ỷ lại vào bất kì ai bởi mỗi người là một độc đáo. Theo Trần Thái Đỉnh, đây là điểm quan trọng nhất, đặc sắc nhất trong số các phạm trù của triết học hiện sinh. “Khi nào tôi đảm nhiệm lấy cô đơn đó là lúc tôi dám làm người có nhân vị độc đáo. Khi đó, tôi sẽ dám phát huy tất cả những khả năng riêng biệt của tôi theo những đường lối chỉ tôi có” [39, tr. 49]. Đánh giá về công trình này, Thụy Khuê đã nhận định: “Cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh là một trong những cuốn sách mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người”. Với những ý kiến phê phán khá gay gắt, tác giả Đỗ Đức Hiểu trong tác phẩm Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa đã tỏ rõ những quan điểm đáng lưu ý trong công trình này. Đúng như tên gọi của cuốn sách, ông đã chỉ ra những mặt tiêu cực của chủ nghĩa hiện sinh khi nó du nhập vào đô thị miền Nam. Ông đã nhận định: “Ở các thành thị miền Nam Việt Nam, những năm bị quân Mĩ xâm lược, văn học hiện sinh chủ nghĩa đã được nhập cảng. Tuy nhiên, nội dung của nó là trụy lạc và chém giết, là thuyết phi luân và đi lính ngụy; nội dung là rời bỏ tính siêu hình và tự biện, 7
  12. tính trừu tượng và hư vô của văn học hiện sinh chủ nghĩa phương Tây”[50, tr. 19]. Ông chỉ ra rằng: “Tự do của nó không phải là thứ “bị tự do” phi lí và siêu nghiệm như Xactơrơ hay Ionexco mà là tự do làm “gái bụi đời” và cầm súng Mĩ”[50, tr.19]. Nhà nghiên cứu tỏ rõ quan điểm phê phán của mình qua một loạt những dẫn chứng, phân tích tỉ mỉ những mặt trái của chủ nghĩa hiện sinh khi “nhập cảng‟ vào miền Nam Việt Nam. Cùng quan điểm với tác giả Đỗ Đức Hiểu, tác giả Hoàng Trinh cũng đề cập đến vấn đề này trong cuốn Phương Tây, văn học và con người. Tác giả cho rằng những lối ăn chơi sa đọa nhất, từ Mĩ và các nước khác đưa sang đã làm “hư hỏng” nhiều người và các thứ văn học nghệ thuật được văn hóa suy đồi phương Tây sau đại chiến tiếp tục, cũng đã ngấm ngầm phát huy những ảnh hưởng tai hại của chúng đối với đời sống tinh thần của một số người ở các đô thị. Nói về vấn đề phi lí, tác giả nhận định: “Trong khi tìm hiểu thuyết phi lí, chúng ta đã thấy được phần nào những nguyên nhân chính trị, xã hội và triết học của chủ nghĩa hoài nghi và tinh thần hủy báng con người trong văn học hiện đại”[122, tr. 150]. Có thể thấy rằng, tác giả Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu đã có những lời lẽ khá gay gắt, thể hiện cái nhìn phiến diện về chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam. Bài nghiên cứu còn khá sơ lược và được tiếp cận từ góc nhìn “phê phán triết học tư sản hiện đại”. Điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả nghiên cứu. Tựu chung lại, những hạn chế đó xuất phát từ giới hạn lịch sử và thời đại. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến các nhà nghiên cứu như: Lê Tôn Nghiêm với các cuốn sách: Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương; Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lí từ Kant đến Heidegger; Những vấn đề triết học hiện đại; Lê Thành Trị với chuyên khảo Hiện tượng luận về hiện sinh, Triết học tổng quát; Nghiêm Xuân Hồng với Nguyên tử, hiện sinh và hư vô, Bùi Giáng với Tư tưởng hiện đại ... Rồi các nhà nghiên cứu Tam Ích, Vũ Đình Lưu, Thế Phong, Nguyễn Trọng văn, Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Trần Xuân Kiêm, Trần Công Tiến, Nguyễn Quốc Trụ... cũng đóng góp nhiều công trình, bài viết về triết học hiện sinh, khiến cho triết học hiện sinh trở thành trào lưu tư tưởng được quan tâm nhất trong giai đoạn này. 8
  13. Đi sâu vào phạm trù phi lí, một trong số những nhà nghiên cứu hàng đầu về vấn đề này ở Việt Nam đó chính là tác giả Nguyễn Văn Dân. Với chuyên luận Văn học phi lí, tác giả đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về văn học phi lí với tư cách là một hiện tượng thống nhất. Tác giả đã chỉ rõ văn học phi lí là một phản ứng của thời đại lịch sử. Ông cho rằng: Trong cái xã hội phi nhân hóa do tác động của cuộc khủng hoảng tinh thần ấy, các nhà trí thức đã nhận thấy một điều phi lí là trong khi sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng đang ngày càng làm cho con người dễ dàng giao tiếp với nhau bao nhiêu, thì các nối quan hệ đạo lí – nhân văn lại càng bị gián đoạn bấy nhiêu. Cuốn chuyên luận đã phân tích rất kĩ sự thống nhất của hai mặt đối lập là Kafka và Camus – hai tác giả tiêu biểu với những tác phẩm mang đậm cái phi lí. Chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả đã có những đánh giá sâu sắc về đóng góp của văn học phi lí cho lịch sử văn học nhân loại ở các mặt: nhận thức, tư tưởng đạo lí – nhân văn, thủ pháp nghệ thuật. Đây có thể nói là một công trình vô cùng công phu, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của tác giả cũng như một số nhà nghiên cứu khác cùng tham gia. Trong công trình Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, Nguyễn Văn Dân tiếp tục đề cập đến vấn đề văn học phi lí với các tiêu đề: Kafka với cuộc chiến chống phi lí, Văn học phi lí – một đóng góp đáng đáng ghi nhận cho lịch sử văn học nhân loại, Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại. Có thể thấy rằng, Fr.Kafka là người có đóng góp vô cùng to lớn trong mảng văn học phi lí của thế giới. Cùng với ông là Alb. Camus, Beckett… Thế giới nghệ thuật của Fr. Kafka đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm sáng tác, nghiên cứu khoa học cũng như quan điểm sống của nhiều nhà văn Việt Nam. Trong bài viết Thế giới nghệ thuật Franz Kafka, nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã dành nhiều sự quan tâm tới những băn khoăn của Kafka về số phận con người trước thiết chế quyền lực phi lí: “Các tác phẩm của Franz Kafka là sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [26, tr. 255]. Trong cuốn Lí luận văn học, nhóm tác giả đã phân tích lịch sử của chủ nghĩa hiện sinh, đại diện là Camus với tác phẩm Người xa lạ. Camus cho rằng cuộc sống 9
  14. và con người đều phi lí: “Sự phi lí gắn bó con người và thế giới lại một cách chặt chẽ đến nỗi chỉ có lòng căm thù mới có thể liên hiệp được những con người lại với nhau”. Từ đó, theo ông, “nghệ thuật vừa là sự khước từ vừa là sự chấp nhận”. “Khước từ” bởi vì cuộc đời là phi lí, nhưng để chống lại nó thì cần có sự phi lí của chính mình, nghĩa là một sự “chấp nhận” từ bên trong [103, tr. 311]. Ngoài ra, vấn đề phi lí còn được đề cập đến trong các công trình, bài viết như: Giáo trình Văn học phương Tây (Nhiều tác giả);Trần Thi Ngọc Chi (2007), Nhân vật trong kịch phi lí, Luận văn Thạc sĩ văn học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; Về văn học phương Tây hiện đại (Phạm Văn Sĩ); Ảo hóa với phi lí (Nguyễn Dương Côn, Nxb Hội nhà văn); Tiểu luận về triết học phi lí (Camus, Tạp chí văn học nước ngoài, số 2/2002)… 2.2. Những nghiên cứu đề cập đến Tạ Duy Anh và tác phẩm của ông Trong khi nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã xem Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn có đóng góp tích cực cho cao trào đổi mới văn xuôi. Cuốn sách Phi lí, hậu hiện đại và trò chơi là tập hợp ba luận văn thạc sĩ được đánh giá cao khi nghiên cứu về trường hợp Tạ Duy Anh do nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình viết lời tựa: “Các tác giả trẻ Cao Tố Nga, Đoàn Thanh Liêm và Phạm Thị Bình đã chọn những cách tiếp cận khác nhau về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, nhằm ghi nhận một ngòi bút tâm huyết, giàu khát vọng cách tân, quan trọng hơn, qua đó nắm bắt những vấn đề có ý nghĩa lý luận và văn học sử đặt ra từ sự chuyển động phong phú, phức tạp của văn học đương đại nước ta” [85, tr.6]. Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, tác giả Bích Thu cũng ghi nhận những thành công của các tác giả đang trên đường thể nghiệm sáng tạo trong cách nhìn và lối viết như Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… Tác giả đã có những đánh giá sắc bén về thực trạng tiểu thuyết từng thời kì và dành nhiều lời khen tặng cho đội ngũ nhà văn thời kì đổi mới: “Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đứng trước nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết. Điều này chứng tỏ sự nghiêm khắc trong sáng tạo và tâm huyết với thể loại của các tiểu thuyết gia đương đại”. 10
  15. Trong bài viết Vài đặc điểm của văn xuôi hiện đại Việt Nam, tác giả Đỗ Ngọc Thạch đã có những nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh và đã đánh giá về cuốn Đi tìm nhân vật rất sâu sắc: “…Tạ Duy Anh đã sử dụng khá linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm (như thủ pháp dòng ý thức và có chương xuất hiện lời thoại kiểu kịch phi lí…). Có thể nói, văn xuôi Việt Nam từ sau cao trào đổi mới (1986), Đi tìm nhân vật chịu ảnh hưởng của văn học hiện sinh, văn học phi lí rất sâu đậm. Cái thế giới mà tác giả đã dẫn dụ người đọc vào là một thế giới cực kì phi lí, trong đó là những con người cá nhân với nỗi cô đơn, lạc loài, bị bỏ rơi, là nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hóa một cách nghiệt ngã” [111 ]. Nhận định trên đã chỉ ra một cách cụ thể những biểu hiện của tư tưởng hiện sinh trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm Đi tìm nhân vật, đặc biệt là các thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. Đặt câu hỏi Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, nhà nghiên cứu Phùng Gia Thế khẳng định: “Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm một giá trị thực sự nhân bản trên cái cuộc sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lí giải những nỗi đày đọa con người từ tiền kiếp”[110]. Tác giả đã chỉ ra những dấu ấn đậm nét của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986, đặc biệt là trường hợp của Tạ Duy Anh. Bên cạnh đó, tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viết Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: trường hợp Tạ Duy Anh cho rằng: “Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của văn học phi lí phương Tây sâu đậm nhất. Rất ít khi, vấn đề con người cá nhân và sự thức nhận về cá nhân lại được tiểu thuyết thể hiện một cách trọn vẹn đến vậy, nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hóa lại sâu sắc đến mức nghiệt ngã đến thế” [34, 86]. Đây có thể coi là một nhận định rất sắc sảo khi nói đến “ảnh hưởng của văn học phi lí phương Tây” vào tác phẩm của Tạ Duy Anh mà Đi tìm nhân vật là một tiểu thuyết chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất. Tác giả Đinh Văn Điệp trong luận văn Thạc sĩ Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương đã nhận định: “Nhà văn muốn cụ thể hóa sự ngự trị của cái phi lí thông qua tâm lí hoài nghi và diễn tả một trạng thái sinh tồn nào đó của nhân vật, để nói nhận ra một sự thật rằng: “luôn phải 11
  16. sống trong những tình huống không xuất phát từ những lựa chọn của mình”[38, tr. 64]. Ở luận văn này, tác giả đã đi sâu làm rõ đặc điểm nhân vật mang tâm thức hiện sinh và nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm của Tạ Duy Anh như: Vũ Thị Thanh Hải (2009), Yếu tố nghịch dị trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội; Vũ Lê Lan Hương (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Giang (2003); Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, Khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn – ĐHSP Hà Nội; Đào Thị Dần (2008), Nhân vật dị biệt trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội... Bên cạnh đó, vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như: Tạ Duy Anh – gương mặt nổi bật trên văn đàn (Nguyễn Trường, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ); Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác (Việt Hoài, bài đăng trên Vietbao.vn)… Như vậy, có thể thấy rằng, Tạ Duy Anh đã nhận được sự quan tâm khá nhiều từ giới nghiên cứu và dư luận nói chung. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên chỉ đề cập đến một phần nào đó của văn học phi lí hoặc một khía cạnh trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tạ Duy Anh. Trong tình hình hạn chế về thời gian và tư liệu nên việc tổng thuật không được đầy đủ như mong muốn. Tuy nhiên, người viết cũng đã cố gắng khái quát, phác họa những nét chính của vấn đề. Bên cạnh những ý kiến có tính chất gợi ý từ thực tế sáng tác của Tạ Duy Anh, còn có sự hỗ trợ của các công trình nghiên cứu về triết học và văn học phi lí trên thế giới được dịch và giới thiệu ở Việt Nam cũng như những công trình nghiên cứu về thực tế sáng tác của văn chương đương đại nước nhà. Đó là điểm tựa vững chắc, tiếp thêm niềm tin cho tác giả luận văn thực hiện đề tài này. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi tư liệu 12
  17. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đi vào khảo sát thế giới phi lí trong hai tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: - Đi tìm nhân vật, Nxb Đồng Nai, 2008. - Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, 2006. Ngoài ra, chúng tôi cũng liên hệ đến một số tác phẩm khác của Tạ Duy Anh và một số tác giả trong và ngoài nước có tác phẩm liên quan đến đề tài của luận văn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu về khái niệm phi lí, vấn đề phi lí trong triết học và trong văn học, làm rõ lịch sử của vấn đề này. - Nghiên cứu con người trong thế giới phi lí được thể hiện trong hai tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. - Tìm hiểu nghệ thuật mô tả cái phi lí trong hai tiểu thuyết của Tạ Duy Anh trên một số phương diện. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Thế giới phi lí trong tiểu thuyết “Thiên thần sám hối” và “Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh, chúng tôi muốn chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh, của vấn đề phi lí đến sáng tác của tác giả này. Thừa hưởng và phát huy những thành tựu trước đó, chúng tôi chỉ ra sự đa dạng về đặc điểm của con người trong thế giới phi lí và làm rõ những đặc trưng về nghệ thuật mô tả cái phi lí qua ngòi bút của Tạ Duy Anh. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Tạ Duy Anh trong công cuộc đổi mới văn học. Và ở một góc độ nhất định, chúng tôi cũng làm sáng rõ hơn những vấn đề đổi mới của thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học đương đại nói chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nghiên cứu, chúng tôi dự định sử dụng hệ thống phương pháp gồm một số phương pháp sau: 5.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong chủ đề về chủ nghĩa hiện sinh, vấn đề phi lí. 13
  18. - Phương pháp tiếp cận liên ngành (triết học, văn học, xã hội học…) - Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể * Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Thu thập, đọc tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu (các công trình khoa học, luận án, luận văn, tạp chí, bài báo… liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh, văn học phi lí, đến Tạ Duy Anh và các tác giả văn xuôi đương đại). - Phân tích, so sánh, hệ thống hóa lí thuyết để xác định cơ sở lí luận và quan điểm về vấn đề nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Nghiên cứu lịch sử triết học hiện sinh, vấn đề phi lí trong triết học và văn học để có cái nhìn bao quát vấn đề. * Phương pháp xử lí thông tin: Dựa trên những tài liệu, thông tin thu thập được, chúng tôi sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích kĩ vấn đề phi lí ở hai tiểu thuyết theo cách nhìn mới. * Ngoài ra, người viết còn sử dụng các thao tác khác như: khảo sát – so sánh, thống kê, phân tích, bình giảng... 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba vấn đề chính: Chương 1: Khái lược về vấn đề phi lí trong triết học và văn học Chương 2: Con người trong thế giới phi lí qua tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh Chương 3: Nghệ thuật mô tả cái phi lí trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh 14
  19. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ PHI LÍ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC Cái phi lí là gì và nguồn gốc của nó như thế nào? Trong phần này, chúng tôi sẽ đi vào trình bày khái quát về vấn đề phi lí trong triết học và văn học. Qua đó, người viết sẽ liên hệ, làm rõ quá trình xuất hiện của “cái phi lí” trong văn học Việt Nam cũng như sự xuất hiện của cây bút Tạ Duy Anh. 1.1. Phi lí trong triết học 1.1.1. Thời kì cổ đại Có thể nói, triết học là khoa học của mọi khoa học. Chính vì lẽ đó, chúng tôi muốn làm rõ lịch sử của vấn đề phi lí qua các thời đại, khởi nguồn là phi lí trong triết học. Trong chuyên luận Văn học phi lí của Nguyễn Văn Dân có viết: “Khái niệm phi lí đã xuất hiện từ thời cổ đại. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Zenon và Aristote đã áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lí logic (tức là phương pháp lập luận dựa vào giả thiết phi lí). Trong lịch sử, Zenon đã đưa ra bài toán rất nghịch lí: Asin – dũng sĩ trong thần thoại Hi Lạp có tài chạy nhanh nhất nhưng vẫn không đuổi kịp được một con rùa. Phương pháp này chứng minh cho thấy những kết quả sai lầm của một giả thiết để bác bỏ giả thiết đó. Hình học Euclide (thế kỉ III trước CN) cũng thường xuyên sử dụng phương pháp ngụy biện để chứng minh các định luật hình học” [39, tr. 14]. Nhìn chung, thời kì này, khái niệm về cái phi lí đã xuất hiện nhưng chưa được đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể. 1.1.2. Thời kì trung đại Đến thời trung đại, nhà bác học La Mã Tertullianus (155-1626) đã dùng phương pháp suy luận phi lí để chứng minh cho chân lí của một sự đánh giá bằng cách chỉ ra tính chất sai lầm của mặt trái sự đánh giá đó. Ông đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Tôi tin vì nó phi lí”. Vào thế kỉ XVI, nhà triết học người Anh Fr.Bacon dùng phương pháp suy luận phi lí để chứng minh cho chân lí bằng cách chỉ ra tính chất sai lầm ở phía phản chân lí. Nhà triết học người Anh khác là Th.Hobbes (1588-1679) lần đầu tiên trong lí thuyết về “các âm thanh vô nghĩa” cũng đã giải thích sự phi lí thông qua sự rối loạn 15
  20. trật tự logic ngôn ngữ học. Ông cho rằng những từ trái nghĩa đứng cạnh nhau thì chỉ làm thành một âm thanh đơn thuần chứ không phải là một khái niệm có nghĩa, ví dụ như cách nói “một vật thể vô thể”. Trên phương diện logic học thì người ta quan niệm những gì tồn tại trái với quy tắc logic đều bị coi là “phi lí”. Có một định nghĩa thứ hai mang tính chất khái quát hơn và nó vượt ra ngoài địa hạt của logic học khi nó cho rằng “tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí, không thể lí giải được bằng tư duy, thì đều được coi là phi lí. Như vậy, cái phi lí là cái phản lí tính” [39, tr. 15]. Định nghĩa này dã được nền triết học phương Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi lí tính từ cuối thế kỉ XVIII và kéo dài suốt hơn một thế kỉ. 1.1.3. Từ cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX Vào cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa phi lí tính hiện đại đã xuất hiện làm cơ sở triết học cho văn học phi lí và kéo dài cho đến tận thế kỉ XX. Georgy Lukacs cho rằng chủ nghĩa này nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đặc điểm của chủ nghĩa phi lí tính là sự mất lòng tin vào khả năng tư duy, đi đến chỗ dùng ý chí thay cho lí trí (chủ nghĩa duy ý chí), dùng trực giác thay cho tư duy (chủ nghĩa trực giác như: chủ nghĩa của Bergson, Croce… Một số người cho rằng cái phi lí tính là nguồn gốc của hoạt động lí tính, của tư duy, nhưng nó không được tư duy biết đến. Những người khác cho rằng chủ nghĩa phi lí tính xuất hiện khi lí trí tỏ ra bất lực trong việc thâm nhập vào bản chất sâu kín cuối cùng của sự việc. Nhiều nhà văn, nhà tiểu luận văn học hoặc nhà thơ ở thế kỉ XX cũng đã tuyên bố sự phá sản của lí trí. Họ đã có xu hướng muốn lật đổ lâu đài của lí trí thuần túy để chỉ đề cập đến cuộc sống sinh động của xã hội, của con người. Có lẽ đây là một phản ứng chống lại những quan niệm cực đoan khô cứng của chủ nghĩa duy lí. Phi lí là một khía cạnh của chủ nghĩa hiện sinh, nói cách khác, một bước phát triển đặc biệt của khái niệm triết học về cái phi lí là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh (với các nhà hiện sinh nổi tiếng như Kierkegaard, Heidegger và Jasper). Cả ba người đều chống lại lí tính, chống lại Descartes, bởi họ cho rằng chủ nghĩa duy lí Descartes chỉ nhằm vào con người trừu tượng chứ không xác định được con người 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2