intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đưa ra một cách hiểu về khái niệm huyền thoại và thi pháp huyền thoại và tìm ra những biểu hiện của tư duy huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên các phương diện thi pháp: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== NGUYỄN THỊ TRANG THI PHÁP HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRANG THI PHÁP HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Như Trang. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Người thực hiện Nguyễn Thị Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Như Trang, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình. Xin cám ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 CHƢƠNG 1: HUYỀN THOẠI VÀ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .......................................................... 11 1.1. Khái niệm huyền thoại ............................................................................. 11 1.2 Một số khuynh hướng tiếp cận văn học từ góc độ huyền thoại ................ 15 1.2.1 Trường phái nghi lễ - huyền thoại ......................................................... 15 1.2.2 Các thuyết về biểu tượng ....................................................................... 16 1.2.3 Phân tâm học.......................................................................................... 17 1.2.4 Trường phái thi pháp lịch sử.................................................................. 19 1.3 Huyền thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.................................. 20 CHƢƠNG 2: HUYỀN THOẠI TRONG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT . 28 2.1 Cốt truyện và các motif huyền thoại ......................................................... 28 2.1.1 Motif giấc mơ – dự báo - linh cảm......................................................... 29 2.1.2 Motif chuyển kiếp (tiền kiếp - hậu kiếp)................................................. 37 2.1.3 Motif sinh nở và hóa thân thần kì .......................................................... 39 2.2. Các biểu tượng huyền thoại gắn liền với nhân vật................................... 43 2.2.1 Trăng ...................................................................................................... 45 2.2.2 Cú mèo.................................................................................................... 50 2.2.3 Cái bóng ................................................................................................. 52 2.3 Kiểu nhân vật nghịch dị ............................................................................ 53 2.3.1 Nhân vật huyễn hoặc .............................................................................. 54 2.3.2 Nhân vật dị thường ................................................................................. 57
  6. CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN VÀTHỜI GIAN HUYỀN THOẠI............ 70 3.1 Không gian huyền thoại ............................................................................ 71 3.1.1 Không gian núi rừng huyền bí ............................................................... 72 3.1.2 Không gian cõi âm ................................................................................ 75 3.1.3 Không gian vô thức ................................................................................ 79 3.1.4 Không gian của những câu chuyện cổ ................................................... 80 3.2Thời gian huyền thoại ................................................................................ 82 3.2.1 Thời gian thực - ảo ................................................................................. 82 3.2.2 Thời gian vô thức ................................................................................... 84 3.2.3 Thời gian đêm......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài So với các thể loại văn học khác tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện khá muộn. Thế nhưng, nó không chịu lép vế trước những thể loại đã ra đời trước đó.Tiểu thuyết đã có những thành tựu đáng kể, những bứt phá lớn góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Trong bối cảnh nền văn học đương đại đầy biến đổi phức tạp, tiểu thuyết đã chứng minh được sức sống của nó với thời gian. Theo tiến trình phát triển của tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung, tiểu thuyết luôn đứng trước những yêu cầu, thách thức và cơ hội mới của thời đại đặt ra. Từ sau 1986, tiểu thuyết đã có những chuyển biến lớn lao, hòa chung với không khí mới của đời sống văn học. Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết đã làm tiền đề cho tiểu thuyết thay đổi, trở nên năng động, dân chủ và mang tính đối thoại cao. Các nhà văn có điều kiện để sáng tạo, tìm tòi, cách tân mới làm phong phú cho văn học nước nhà, tạo nên “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp). Nhiều cây bút tiểu thuyết đã khẳng định được vị trí của mình như: Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Thị Hoài… Từ những năm 90 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam xuất hiện trào lưu tiểu thuyết mới với những cách tân táo bạo, những tìm tòi sâu sắc, những thể nghiệm đáng trân trọng như: Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận… Sử dụng yếu tố huyền thoại vào cấu trúc tiểu thuyết được coi như là một trong những hướng chuyển biến, đổi mới quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nguyễn Bình Phương là một nhà văn đã tạo được tên tuổi của mình trên nền văn học Việt Nam đương đại, trở thành cái tên quen thuộc trong giới phê bình nghiên cứu chuyên. Tuy nhiên, tác phẩm của nhà văn này có phần “khó đọc” và “kén” độc giả nên chưa được đông đảo bạn đọc biết đến. Nguyễn Bình Phương thống nhất lối viết trong các tác phẩm của mình, nhưng 1
  8. ở mỗi một tiểu thuyết nhà văn lại có một sự sáng tạo mới về thi pháp tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã thành công bước đầu trong việc cách tân tiểu thuyết với một kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo. Nhiều năm trở lại đây, Nguyễn Bình Phương luôn được coi là điển hình của tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại và được dư luận chú ý. Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận định: “nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại,ưu tiên số một chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Là sản phẩm thành công nhất của trường viết văn Nguyễn Du, kiên định trong những ý tưởng nghệ thuật, các sángtác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiêu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn kỹ thuật sáng tác và mô hình tiểu thuyết.” (77) Huyền thoại cũng là yếu tố làm nên “cái hay” , “cái khó”, “cái độc đáo” của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Với đề tài “Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” chúng tôi muốn kế thừa, đi sâu vào tìm hiểu phong cách của tác giả cũng như những đóng góp của nhà văn trên hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về một nhà văn của văn học Việt Nam hiện đại. 2.Lịch sử vấn đề Nguyễn Bình Phương bắt đầu cho ra mắt những tác phẩm ấn tượng của mình từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Tập trường ca Khách của trần gian (1986) bộc lộ rõ một phong cách lạ đầy huyễn hoặc. Nhà văn đã có những tập thơ như Lam chướng(1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Buổi câu hờ hững, Thơ Nguyễn Bình Phương (2005). Và tập Xa xăm gõ cửa là tuyển tập in các tập thơ đã xuất bản cùng với một số bài thơ rải rác khác. Năm 2010, thơ của Nguyễn Bình Phương cùng một số nhà thơ: Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy… được chọn dịch trong tập Tuyển tập thơ 2
  9. Việt Nam được xuất bản vào tháng 3 năm 2010 và nhận được những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, chính những tác phẩm văn xuôi mới tạo cho Nguyễn Bình Phương một dấu ấn khác lạ trên văn đàn. Các tiểu thuyết: Bả giời (1991, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2004 tái bản), Vào cõi (Nhà xuất bản Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (Nhà xuất bản Văn học, 1994), Người đi vắng (Nhà xuất bản Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nhà xuất bản Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thủy (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2004), Ngồi (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006), Mình và họ (Nhà xuất bản Trẻ, 2014) Ngoài ra, Nguyễn Bình Phương còn viết một số tiểu luận, truyện ngắn và bút ký: truyện ngắn Đi (in trên Văn nghệ trẻ số ra ngày 10/1/1999), bút ký Lững thững với ngàn năm (2009) Cùng với các nhà văn trẻ cùng thời như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà… Nguyễn Bình Phương luôn luôn cố gắng, nỗ lực tìm ra hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vì vậy, các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương luôn có lối viết lạ cùng với những cách tân, sáng tạo. Chính điều đó làm cho các sáng tác tiểu thuyết của nhà văn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình. Cho đến nay, tiểu thuyết của nhà văn này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Dù vậy ta có thể tìm thấy tác phẩm của nhà văn đã được đề cập thường xuyên trong các bài viết được in trên nhiều cuốn sách. Các công trình nghiên cứu, bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chủ yếu tập trung vào những cách tân, sáng tạo nghệ thuật cũng như kĩ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn và về kết cấu, thể loại. Một số công trình nghiên cứu đi vào đánh giá khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết một giai đoạn hay một khía cạnh của văn học Việt Nam trong đó lấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm dẫn chứng, chẳng hạn: 3
  10. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – một cái nhìn khái quát (Nguyễn Thị Bình) trong sách Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Tản mạn về Nguyễn Bình Phương (Phùng Văn Khai) trong sách Phác họa mấy chân dung văn học Những công trình này khái quát diện mạo, đặc điểm, xu hướng của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới trong đó có đề cập đến các sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Trong Phác họa mấy chân dung văn học, Phùng Văn Khai viết: “Nhìn từ một phía nào đó, các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dường như ưa thích đi trên một sợi dây mỏng manh…Trong cõi nhân gian rộng lớn này, tìm ra một con đường mới, hăng hái đương đầu với những việc tưởng sức mình không kham nổi mà quyết chí thành bại vui buồn sướng khổ với nó là một việc mà những cây bút dễ dãi, hời hợt chẳng bao giờ lựa chọn. Dám thoát ra khỏi cái véo von xung quanh, véo von từ xưa cũ đang trỗi dậy, nhăn nhở chiếm lĩnh, cố thủ… ngòi bút này sống chết tìm tòi những ý tưởng mới với một cảm xúc chín chắn, mãnh liệt đôi lúc có phần cực đoan, bí hiểm…”(48; tr117) Một số bài viết, chuyên luận nghiên cứu cụ thể về từng tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chẳng hạn như bài viết của Đoàn Ánh Dương, Đoàn Cầm Thi, Nguyễn Mạnh Hùng... Trong bài viết Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết, Đoàn Ánh Dương đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức kết cấu và phương thức huyền thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, và đề cao tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy“ Thoạt kỳ thủy xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Thoạt kỳ thủy là tiểu thuyết tiêu biểu cho phương thức kỳ ảo trong lối viết của Nguyễn Bình Phương. Nhưng đồng thời cũng là nơi thể hiện nhiều nét thành công trong việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật…”(20; tr84) 4
  11. Đoàn Cầm Thi với các bài viết: Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên; Người đàn bà nằm : từ thiếu nữ ngủ ngày đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương tiếp cận sáng tác của Nguyễn Bình Phương từ góc độ tâm lí học hiện đại và dưới cái nhìn phân tâm học. Từ đó tác giả chỉ ra chất vô thức và tình dục trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Tác giả có những nhận xét chính xác: “Vô thức chiếm vị trí trung tâm trong Thoạt kỳ thủy, được diễn tả trong một văn phong chậm, ngắn, chính xác, phản ánh một tư duy đang khảo sát chiêm nghiệm. Tác giả có những kiến giả khá độc đáo: “Cô đơn. Lo sợ. Vô hình. Bí ẩn. Khoảng trống. Người đi vắng là một trong những khởi điểm của dòng chảy Nguyễn Bình Phương vào thế giưới vô thức, mộng mị, hồng hoang.”(82) Hay “Nguyễn Bình Phương còn đi xa hơn nữa trong cuộc khai phá tình dục, khi anh đặt khái niệm này bên cạnh tâm linh…bên cạnh hạnh phúc khoái lạc là khổ đau, cô đơn, cuộc sống luôn kề cái chết…”(83) Đoàn Cầm Thi đã có một so sánh khá thú vị khi liên hệ giữa Thoạt kỳ thủy và Thơ điên của Hàn Mặc Tử trong việc tạo hình. Nguyễn Mạnh Hùng trong “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ? đánh giá tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương “không chỉ lạ hóa nội dung và hình thức biểu hiện mà còn làm một thay đổi lớn về thể loại tiểu thuyết không phải bằng lý luận mà bằng hình tượng nghệ thuật.” (45) và đó cũng là nguyên nhân khiến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khó đọc. Ngoài ra, những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong những năm gần đây được các sinh viên, học viên các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội), Đại học sư phạm Hà Nội (ĐHSP Hà Nội), Viện Văn học… tìm hiểu sâu thông qua nhiều báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ ở những khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như: 5
  12. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương – Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội của Nguyễn Thị Phương Diệp Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội của Vũ Thị Phương Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH &NV – ĐHQG Hà Nội của Nguyễn Thị Phương Diệp Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội của Nguyễn Thúy Hằng Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội của Đào Cư Phú Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương - Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội của Nguyễn Thị Thu Huyền Bên cạnh, những bài viết chủ yếu tập trung vào những đổi mới nghệ thuật và kỹ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, còn có những công trình khai thác vấn đề kết cấu, thể loại. Trong bài viết Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng “ Ngồi” là cuốn tiểu thuyết xuất sắc “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất sắc.”(77) Tác giả cho rằng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là kiểu tiểu thuyết mới – phản tiểu thuyết. Phùng Gia Thế trong loạt bài: Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã tìm hiểu về những đặc điểm hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn này. Tác giả cho rằng: “Nguyễn Bình Phương là nhà văn của cái đương đại. Dầu có nói về quá khứ thì cảm quan cuộc sống của nhà văn vẫn tràn ngập hơi thở hôm nay: sự đổ vỡ, khủng hoảng niềm tin, những 6
  13. vùng đau. Đọc Nguyễn Bình Phương người ta bàng hoàng đau đớn về thân phận con người. Tiểu thuyết của anh dung chứa thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại…(81) Nguyễn Chí Hoan với các bài viết: Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy; Những hành trình qua trống rỗng lại quan tâm nhiều đến kĩ thuật viết trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Đó là các kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng hiện, lối hành văn “tạo ra một sắc thái tượng trưng trùng hợp rõ rệt với đối tượng mô tả - cái thoạt kỳ thủy.”(43) Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết – luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội của Hồ Bích Ngọc khám phá bước đầu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc độ thể loại. Luận văn chỉ ra tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự hiện đại hóa từ ý thức mới về kết cấu đến quan niệm về nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Bên cạnh các bài viết trên, một số luận văn, khóa luận, báo cáo khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương cùng với những nhà văn cùng thời để chứng minh cho một số điểm cách tân về thể loại, cấu trúc của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cụ thể như: Bước đầu tìm hiểu đặc trưng thể loại tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam 1986 – 2006, qua hai tác giả Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương – Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội, Phạm Thị Trang Tiểu thuyết Việt Nam năm năm đầu thế kỉ XXI, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Phạm Thị Thu Hiền Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XXI - luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội, Hoàng Cẩm Giang Luận văn của Hoàng Cẩm Giang khi đề cập tới kiểu kết cấu xoắn kép và trùng điệp văn bản đã lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương làm dẫn chứng: “tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được kiến trúc bởi hai mạch 7
  14. chính: một (có thể gọi là “vô thanh”) kể về cuộc hành trình im lặng của bốn người đàn ông không quen biết trên một chuyến xe trở về làng xưa với những kiếm tìm và hy vọng hoàn toàn khác nhau; và một (có thể gọi là “cuồng thanh”), được khu biệt bởi hai trục nhân vật: ông Trình và đại gia đình Trường hấp – những kẻ sôi sục hướng đến kho báu bí ẩn chìm dưới lòng đất. Người đọc có thể “nhảy cóc” để tìm thấy cốt truyện của từng mạch hoặc đọc từ đầu đến cuối đan xen các mạch để tìm cảm giác về một hiện thực “rối bời”, không thể nào nắm bắt.” (29,tr 112) Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy thi pháp huyền thoại chưa được nhìn nhận một cách hệ thống. Các công trình, các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có ý nghĩa gợi mở đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn. Luận văn của chúng tôi đi sâu nghiên cứu về thi pháp huyền thoại của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có đồng thời hướng đến một cái nhìn khách quan về phương diện thi pháp huyền thoại của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – một phương diện đóng góp nổi bật của Nguyễn Bình Phương vào hành trình cách tân chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tính đến nay, Nguyễn Bình Phương cho ra đời tám tiểu thuyết: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Mình và họ. Tuy vậy, luận văn không tập trung vào tất cả tiểu thuyết mà chỉ chú trọng nghiên cứu bốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã xuất bản: Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991) Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994) 8
  15. Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999) Thoạt kỳ thủy(Nxb Hội nhà văn, 2004) Lý do chúng tôi chỉ chọn bốn tiểu thuyết nêu trên làm đối tượng nghiên cứu vì trong bốn tiểu thuyết ấy thi pháp huyền thoại được sử dụng đậm nét. Bên cạnh đó, trong quá trình phân tích ở một số khía cạnh, chúng tôi sẽ so sánh tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương với tiểu thuyết của một số nhà văn cùng thời cùng sử dụng yếu tố huyền thoại để thấy được nỗ lực tìm tòi thể nghiệm kỹ thuật viết tiểu thuyết hiện đại và con đường riêng của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Khi nghiên cứu thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tập trung vào các khía cạnh: cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đưa ra một cách hiểu về khái niệm huyền thoại và thi pháp huyền thoại và tìm ra những biểu hiện của tư duy huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên các phương diện thi pháp: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Đồng thời luận văn hướng đến chỉ ra đóng góp Nguyễn Bình Phương vào sự phong phú và sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chúng tôi mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận sáng tác văn học của các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng của thi pháp huyền thoại trong những năm gần đây. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu Với những định hướng đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: Phương pháp thi pháp học: được vận dụng để khai thác các yếu tố hiện thực của tiểu thuyết trong mối liên hệ/sự chi phối của yếu tố huyền thoại. 9
  16. Phương pháp liên văn bản: đặt tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trong mối liên hệ với các văn bản khác. Phương pháp văn hóa học: giúp nhận diện và giải mã các yếu tố của thi pháp huyền thoại được thể hiện qua tác phẩm nghiên cứu từ phương diện văn hóa. Trong quá trình triển khai các luận điểm, chúng tôi sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp so sánh, thống kê hệ thống. 6.Bố cục luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương Chương 1: Huyền thoại và huyền thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 2: Huyền thoại trong cốt truyện và nhân vật Chương 3: Không gian và thời gian huyền thoại 10
  17. CHƢƠNG 1: HUYỀN THOẠI VÀ HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Khái niệm huyền thoại Huyền thoại là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội hàm của nó thay đổi không ngừng theo chiều dài lịch sử. Huyền thoại được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do bắt nguồn từ những quan điểm khác nhau về chức năng của huyền thoại hoặc bắt nguồn từ những quan niệm đa dạng về mối quan hệ giữa huyền thoại với tôn giáo nghệ thuật, triết học, nghi lễ. Các nhà nghiên cứu chia huyền thoại thành hai nhóm chính là hệ huyền thoại của các nền văn minh cổ đại: Hy Lạp, La Mã cổ đại, Ai Cập… và huyền thoại của các nhóm cộng đồng nguyên thủy. E.M.Menletinsky trong cuốn Thi pháp của huyền thoại cho rằng: “Huyền thoại đôi khi mang tính chất của truyện cổ tích, thần thoại hoặc truyền thuyết địa phương và không chỉ kể về các vị thần mà còn kể về các anh hùng : nhiều người trong đó thậm chí còn có nguyên mẫu trong lịch sử.” (57; tr233) Henri Benac trong Dẫn giải ý tưởng văn chương, ở mục từ huyền thoại đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về huyền thoại: huyền thoại có thể là “một câu chuyện hoang đường”, “ thể hiện một tư tưởng triết học.”(8; tr 582) Phùng Văn Tửu trong Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới cho rằng: “Có thể nói một cách khái quát huyền thoại là những hình tượng gián tiếp, có tầm khái quát lớn và lung linh đa nghĩa. Nó là hình ảnh tượng trưng với quy mô lớn hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu.” (88; tr214) Từ điển thuật ngữ văn học đồng nhất thần thoại với huyền thoại: “thần thoại còn gọi là huyền thoại… Đó là toàn bộ những truyện hoang đường về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên.” (61) 11
  18. Ở nước ta, myth được dịch sang tiếng Việt tồn tại hai thuật ngữ song song là huyền thoại và thần thoại. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa thần thoại thì nó chỉ là một thể loại của văn học dân gian chỉ những câu chuyện kể về thế giới cổ xưa còn huyền thoại là thần thoại được viết theo kiểu mới đưa vào nhiều ý nghĩa và nội dung hiện đại theo chủ quan của nhà văn. Điều này không đúng với cách sử dụng thuật ngữ myth trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy nội hàm khái niệm huyền thoại được hiểu theo ba hướng dưới đây: Hướng thứ nhất, huyền thoại (tiếng Anh: myth; tiếng Pháp: mythe; tiếng Nga: mif) bắt nguồn từ“mythos” trong tiếng Hi Lạp. “Mythos” có nghĩa đen là lời, lời nói, câu chuyện. Đặc điểm cần chú ý khi nhắc tới “mythos” là tính mơ hồ. V.I.Dal trong cuốn Từ điển giải thích tiếng Nga cho rằng: “huyền thoại là lĩnh vực của cái phi thường, kỳ lạ, hoang đường.”(95) Theo đó huyền thoại đồng nhất với cái kì ảo (fantastic), cái thần kì (magic). Trong khoa học về huyền thoại, thuật ngữ này được định nghĩa là những truyện kể thiêng liêng, giải thích quá trình hình thành và phát triển của nhân loại. Huyền thoại có kì ảo, thần kì nhưng đó không phải là tất cả mà huyền thoại còn mang những đặc điểm của riêng. Nội hàm của khái niệm huyền thoại rộng hơn kì ảo. Huyền thoại là một kiểu tư duy nghệ thuật còn kì ảo thiên về thủ pháp. Hướng thứ hai đồng nhất hoặc bị ghép khái niệm huyền thoại với khái niệm truyện cổ tích (fairy tales) và truyền thuyết (legend) – những thể loại của văn học dân gian. Dù gọi theo cách nào thì các khái niệm ấy đã gợi lên tính thiêng liêng, kỳ ảo, ma quái. Huyền thoại là khái niệm được mở rộng không chỉ là các câu chuyện cổ xưa mà còn có cả huyền thoại hiện đại và tương lai. Truyện cổ tích có mối quan hệ mật thiết với huyền thoại ở nhiều khía cạnh. Trong Thi pháp của huyền thoại E.M.Menletinsky đã khẳng định: “Sự phân biệt chủ yếu ở đây diễn ra theo tuyến hiêng liêng/không thiêng liêng và tính chân xác nghiêm ngặt/tính chân xác không nghiêm ngặt, chứ hoàn toàn không 12
  19. thể có những sự khác nhau về cấu trúc… truyện cổ tích mới là “văn học nghệ thuật” xét về đặc trưng của nó”(57; tr354) và “Truyện cổ tích thoát thai từ huyền thoại, đó là một điều chắc chắn.”(57; tr355) Ông cũng lí giải mối quan hệ giữa huyền thoại và truyện cổ tích ở sự vay mượn các motif, biểu tượng, những điểm tương đồng trong cốt truyện, nhân vật… cần phải thấy rõ huyền thoại không phải là một thể loại văn học mà nó là con đẻ của các nhà văn, một thủ pháp được các nhà văn sử dụng để sáng tác. Hướng thứ ba huyền thoại được hiểu là một kiểu tư duy. Theo cách hiểu này, tư duy huyền thoại mang một số đặc trưng như: Huyền thoại hướng đến mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, thông qua việc miêu tả sự hỗn loạn, đối lập để nhấn mạnh sự hài hòa của vũ trụ trong mối quan hệ với con người, huyền thoại và nghi lễ dung hòa với nhau. Trong huyền thoại, nhận thức về thế giới dựa trên những trực giác và cảm nhận. Các đối tượng được nhìn dưới cái nhìn chủ quan và thường được nhân cách hóa. E.M.Melentinsky trong Thi pháp của huyền thoại nói: “Sự phân tách không rõ ràng chủ thể - khách thể, vật chất – tinh thần.” (57; tr214) trong tư duy nguyên hợp của huyền thoại. Ngôn ngữ huyền thoại có cả tính chủ quan và khách quan đồng thời nó có sự đồng nhất giữa “chủ thể và khách thể, đối tượng và kí hiệu,sự vật và ngôn từ, thực thể và tên gọi, vật thể và thuộc tính của nó.”(57; tr139) Huyền thoại đưa ra những phạm trù kép mang tính đối lập. Levib- Strauss, V.V.Ivanov, T.Toporov đã chỉ rõ sự tồn tại của các cặp đối lập trong huyền thoại như: sống – chết, may – rủi, trên – dưới, bầu trời – mặt đất… Và theo E.M.Menlensky đó là nguồn gốc của các huyền thoại về tục hôn nhân đối ngẫu. L.V.Yaroshenko, trong công trình nghiên cứu về chủ nghĩa tân huyền thoại thế kỉ XX, nhấn mạnh sự phá vỡ mối liên hệ nhân – quả của tư duy huyền thoại. Huyền thoại có sự va chạm của hai bình diện: bình diện bề nổi 13
  20. (cái bên ngoài, cái lịch sử cụ thể) và bình diện sâu (ý nghĩa bên trong, triết học khái quát). Tư duy huyền thoại hướng đến những mô hình và kiểu mẫu đã có từ trước. Tìm hiểu những cốt truyện huyền thoại, ta thấy chúng thường tái tạo lại những sự kiện thần bí, những vấn đề nảy sinh từ thời nguyên thủy. Hai phạm trù thời gian tồn tại trong huyền thoại là quá khứ và hiện tại (huyền thoại và hiện đại/ “cái thiêng liêng” và “cái phàm tục”). E.M.Meletinsky nói: “Tư duy huyền thoại về nguyên tắc là phi lịch sử, bỏ qua tính hỗn tạp của lịch sử, quy tất cả những thay đổi nhiều lần của thời gian theo kinh nghiệm phàm tục vào sáng tạo một lần, được hoàn tất trong thời gian huyền thoại mang tính tiên nghiệm.”(57; tr273) Thời gian tiên nhiệm được tái tạo lại trong các nghi lễ. Những đặc điểm của tư duy huyền thoại ở trên được nhận diện qua các cổ mẫu (archetype). Cổ mẫu thường được tái tạo, sử dụng theo nhiều phương thức và mức độ không giống nhau ở từng giai đoạn của từng nền văn học. Ở huyền thoại hiện đại, các mẫu gốc thường tồn tại dưới dạng ẩn, rất khó phát hiện. Muốn tìm ra mẫu gốc phải nghiên cứu ý nghĩa của các hình tượng. Cổ mẫu là kênh biến đổi nội dung huyền thoại.(K.Jung) Luận văn chọn cách hiểu thứ ba về huyền thoại, coi đó là cơ sở để triển khai các luận điểm của mình. Đồng thời chúng tôi cũng tiếp cận khái niệm huyền thoại từ góc độ phương pháp sáng tác. Các nhà văn hiện đại sử dụng thi pháp của huyền thoại để sáng tạo nên tác phẩm của mình. Huyền thoại xâm nhập vào toàn bộ hệ thống văn hóa, trào lưu, trường phái… và ảnh hưởng đến các thể loại của văn học như kịch, thơ ca đặc biệt là tiểu thuyết. Có quan điểm cho rằng tiểu thuyết là thể loại tiếp cận “cái hiện tại chưa hoàn thành” và vẫn luôn “hoài niệm quá khứ và điểm khởi đầu cho mình” và huyền thoại chính là “kí ức thể loại” của những tác phẩm văn học viết. E.M.Menlentinsky trong Thi pháp huyền thoại nhận xét: “ Chủ nghĩa 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0