Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật
lượt xem 2
download
Luận văn được triển khai trong 3 chương một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quá trình sáng tác thơ của Chử Văn Long; cái tôi trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long; biểu tượng và ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- LÊ THỊ HIỀN THU THƠ CHỬ VĂN LONG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ DUY NGHỆ THUẬT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Bá Thành HÀ NỘI – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014 Người cam đoan Lê Thị Hiền Thu
- Lời cảm ơn! Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Thành, thầy đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học, phòng Tƣ liệu Khoa Văn học, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, thƣ viện Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Lê Thị Hiền Thu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 5 5. Đóng góp khoa học của đề tài ............................................................................................ 6 6. Bố cục luận văn ................................................................................................................. 7 NỘI DUNG ............................................................................................................................ 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT ........................... 8 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG ............................................. 8 1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật .................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm tƣ duy ..................................................................................................... 8 1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ ......................................................... 10 1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật ........................................................................................... 10 1.1.2.2. Tƣ duy thơ....................................................................................................... 13 1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Chử Văn Long ............................................. 18 1.2.1. Vài nét về tiểu sử Chử Văn Long .......................................................................... 18 1.2.2. Quá trình sáng tác của Chử Văn Long ................................................................... 20 1.2.3. Quan niệm thơ của Chử Văn Long ........................................................................ 27 Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................................... 32 Chƣơng 2: ............................................................................................................................ 33 CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG ... 33 2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ ........................................................................... 33 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Chử Văn Long ...................................................................... 36 2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời ...................................... 36 2.2.2. Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu ......................................................... 48 2.3. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long ............................................................... 58 2.3.1. Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc ........................................................................ 58 2.3.2. Cảm hứng đời tƣ và yếu tố bi kịch trong cuộc sống .............................................. 64 Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................................... 73
- Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG .............. 75 3.1. Biểu tƣợng .................................................................................................................... 75 3.1.1. Khái niệm biểu tƣợng ............................................................................................ 75 3.1.2. Phân biệt hình tƣợng với biểu tƣợng ..................................................................... 76 3.1.3. Tƣ duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tƣợng trực quan............................. 77 3.2. Biểu tƣợng trong thơ Chử Văn Long ............................................................................ 78 3.2.1. Trăng ...................................................................................................................... 78 3.2.2 Mùa xuân ................................................................................................................ 82 3.2.3. Chim ...................................................................................................................... 84 3.2.4. Dòng sông .............................................................................................................. 88 3.2.5. Cỏ ........................................................................................................................... 91 3.2.6. Mộng ...................................................................................................................... 93 3.3. Ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long .............................................................................. 96 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, đậm chất đời thƣờng trong thơ tự do ..................... 99 3.3.2. Ngôn ngữ mang hồn quê trong thơ lục bát .......................................................... 103 Tiểu kết chƣơng 3: ........................................................................................................... 1079 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 1080 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 1113
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ của con ngƣời đối với thế giới khách quan, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng, truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phƣơng tiện ngôn ngữ. Điều đó đã cho chúng ta thấy rằng việc tiếp cận văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tƣ duy nghệ thuật là một hƣớng tiếp cận mang tính hệ thống, có chiều sâu và toàn diện. Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy hình tƣợng, hay nói cách khác tƣ duy nghệ thuật nhằm phản ánh hiện tƣợng có thẩm mỹ. PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam đã làm rõ vấn đề này: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan” [53, tr.57] Tƣ duy thơ là một hình thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật , một vấ n đề lý luận còn rấ t mới nhƣng đầy hấ p dẫn . Việc tìm hiểu khám phá tƣ duy thơ cũng chính là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm lý học sáng tạo. Trong tƣ duy thơ không chỉ tồn tại yếu tố cá nhân mà còn bao hàm cả yếu tố dân tộc, yếu tố thời đại và yếu tố nhân loại. Nó là vấn đề nằm trên cả bình diện nội dung và hình thức, trong mối quan hệ tƣơng tác giữa chủ thể và khách thể. Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thơ ca từ góc độ tƣ duy là một yêu cầu nghiên cứu toàn diện đối với hiện tƣợng thi ca. Nó có khả năng mở ra những cánh c ửa đi vào thế giới nghệ thuật phong phú và bí ẩn . Nghiên cứu thơ từ góc độ tƣ duy tạo những khả năng tiếp cận mới, khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ từ nhiều góc độ khác nhau. 1.2. Thơ Việt Nam sau năm 1975 diễn ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm nghệ thuật, chức năng, nhiệm vụ và phƣơng pháp sáng tác. Thơ trong việc nắm bắt lấy những xúc cảm tinh thần đã phản ánh tất cả các mặt phong phú của đời sống và mở ra nhiều chiều kích. Tƣ duy nghệ thuật thơ từ hƣớng ngoại bắt đầu chú ý đến 1
- hƣớng nội, thơ ƣu tiên thể hiện con ngƣời cá thể mang nặng tâm tình về đời tƣ, thế sự và những suy tƣ mang tính triết lý. Bắt gặp đƣợc tinh thần đổi mới và cảm hứng dân chủ đang tạo điều kiện cho ngƣời nghệ sĩ “tự do sáng tạo”, Chử Văn Long xuất hiện trên thi đàn là một cây bút đầy nhiệt huyết với số lƣợng lớn thơ đã đƣợc xuất bản từ năm 1976 đến nay. Bén duyên thơ từ khá sớm, ở tuổi hai mƣơi ông đã bắt đầu làm thơ trong những năm tháng đi xây dựng kinh tế lâm nghiệp Quảng Ninh. Thời kỳ này, thơ đã cho ông niềm vui hai lần nhận giải những cuộc thi thơ đề tài lâm nghiệp và nhiều bài đƣợc in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ đã khẳng định đƣợc mình với hai lần tặng thƣởng thơ Hà Nội, giải nhì cuộc thi báo Văn nghệ với bài “Ngƣời gánh rơm vào thành phố”. Trong suốt chặng đƣờng sáng tác của mình, nhà thơ đã đóng góp cho nền thơ dân tộc tám tập thơ, một tiểu luận văn chƣơng. Thơ Chử Văn Long không có nhiều sự cách tân, đổi mới về hình thức nghệ thuật nhƣng bằng cảm hứng phê phán hiện thực, những sáng tác của ông cho chúng ta thấy đƣợc những mặt trái của xã hội đằng sau nền kinh tế thị trƣờng. Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo, nhà thơ không ngần ngại phơi bày những bi kịch nhân sinh với khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Cái nhìn tỉnh táo, đầy suy tƣ của nhà thơ về hiện thực ẩn chứa một tình yêu con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc thiết tha của tác giả. 1.3. Với đề tài “Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tƣ duy nghệ thuật”, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện về thơ ông, có thể cắt nghĩa đƣợc hiện thực đời sống qua những trải nghiệm, suy ngẫm; hiểu hơn nỗi niềm ƣu tƣ khắc khoải luôn đau đáu trong trái tim mẫn cảm của thi nhân. Nghiên cứu tƣ duy nghệ thuật thơ Chử Văn Long, chúng tôi mong muốn sẽ có những đánh giá xác thực về một nhà thơ giàu tâm huyết và góp phần mở ra những khám phá mới về thơ đƣơng đại Việt Nam trên hành trình hƣớng đến một nền thơ rực rỡ trong tƣơng lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chử Văn Long là nhà thơ có số lƣợng sáng tác lớn, ông có 8 tập thơ đã xuất bản từ năm 1976 đến nay, trong đó có không ít những bài thơ hay, những câu thơ đẹp. Tuy nhiên, Chử Văn Long và sự nghiệp của ông chƣa đƣợc giới nghiên cứu 2
- quan tâm giới thiệu và nghiên cứu đầy đủ mà chỉ có một số bài phê bình nhỏ lẻ chƣa làm nên tiếng vang trên thi đàn Việt Nam. Trong cuốn Cảm nhận thi ca (Nxb Văn học, 1999), tác giả Trần Văn Lý xếp Chử Văn Long vào một trong năm ngôi sao thơ ca thế kỷ XX (Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Chử Văn Long) và cho rằng tập thơ Ru những trăm năm của Chử Văn Long là tập thơ hay nhất từ năm 1975 đến 2000. Tác giả đánh giá ông là ngƣời đầu tiên bắc đƣợc chiếc cầu giữa thơ phƣơng Đông uyển chuyển sƣơng khói và thơ phƣơng Tây dồn nén, ấn tƣợng. Vẫn biết, việc sắp xếp ngôi vị trong làng văn hoàn toàn là quyền riêng của mỗi ngƣời, song cách sắp xếp nói trên của Trần Văn Lý xếp Chử Văn Long "chung hàng" với các đấng bậc nhƣ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu là chƣa thuyết phục bởi Chử Văn Long, một nhà thơ có sức ảnh hƣởng xã hội còn "khiêm tốn" hơn rất nhiều, và về tuổi tác lại chỉ thuộc hàng con cháu của họ. Điều đó không chỉ gây bất lợi cho Trần Văn Lý mà còn gây cho nhà thơ Chử Văn Long những mối bận tâm không đáng có. Thực tế, ngay khi cuốn sách ra đời đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trên thi đàn. Bên cạnh số ít đồng tình, tán thƣởng cuốn phê bình, có nhiều nhà thơ phản ứng giận dữ, đòi thu hồi sách và bày tỏ ý kiến cá nhân trên nhiều tờ báo. Trong cuộc trò chuyện với nhà thơ Chử Văn Long về thời điểm cuốn sách của Trần Văn Lý ra đời, tôi nhận thấy trong giọng nói của ông, vết thƣơng lòng ngày nào lại đang mƣng mủ: “Quyển sách ra đời vào đúng lúc nhà tôi qua đời, tôi không còn tâm trí để cảm ơn tác giả đã để tên tôi trong sách đó. Khi tôi đọc tên mình trên báo với nhiều lời lẽ khó nghe nhƣ thể tôi ngồi mất chiếc ghế nhà thơ lớn thật, tâm trạng đang buồn tôi lại thấy càng đau lòng hơn, tôi không có thú vui giành giật, cạnh tranh. Tôi làm thơ để động viên mình, động viên con ngƣời, còn ảo ảnh vinh quang nhiều khi phải đổi bằng cả cuộc đời mình”. Nhà thơ cho rằng: “Mỗi ngƣời có cách cảm thơ văn khác nhau và Trần Văn Lý đƣa ra những đánh giá của mình là có cách cảm riêng của anh ấy về thơ tôi…”. Những tâm sự giãi bày của nhà thơ cho tôi hiểu rõ hơn về quan niệm làm thơ của tác giả, ông coi thơ là một ngƣời bạn tri kỷ để tìm niềm an ủi trong cuộc đời nhiều đa đoan, bất hạnh còn địa vị trên văn đàn ông không mƣu cầu hay tranh giành 3
- với ai. Không rõ từ cơ sở nào dẫn tác giả Trần Văn Lý tới cách sắp xếp trên, có thể Trần Văn Lý là một ngƣời hâm mộ thơ của Chử Văn Long, nhƣng chúng tôi tin rằng tiếng thơ của Chử Văn Long vẫn có sức hấp dẫn đối với những đọc giả nếu họ có dịp tiếp xúc với thơ ông. Những phản hồi từ nhiều bài viết của các nhà phê bình, nhà thơ liên tục xuất hiện trên nhiều tạp chí đã không tiếc lời lẽ xúc phạm đến nhà thơ Chử Văn Long. Thậm trí có bài viết Lệch chuẩn hay lệch tâm in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 68 (6/2000) mà nhà thơ Chử Văn Long cho rằng đã “mạt sát” ông thậm tệ và dùng những lời lẽ bỗ bã để bàn về văn chƣơng, đặc biệt là câu nói: “Không thể là nhốt một con đại bàng, một con phƣợng hoàng cùng với vài ba chú gà què chuyên ăn quẩn cối xay” khiến Chử Văn Long phải bức xúc viết thƣ ngỏ buộc tác giả nọ chứng minh “Ai trong những nhà thơ nói trên đã làm điều gì không tốt đẹp với đất nƣớc này”. Tuy nhận định của Trần Văn Lý về nhà thơ Chử Văn Long thiếu khách quan, chƣa thuyết phục nhƣng thơ Chử Văn Long vẫn có một sức sống và đi vào lòng ngƣời đọc bằng sự đồng cảm và sẻ chia về nhân tình thế thái, về những khúc gấp tâm trạng đa chiều trong xã hội hiện đại. Không ít ngƣời yêu thơ Chử Văn Long bởi những vần thơ mộc mạc, dung dị, chân chất nhƣ chính đời thƣờng đang diễn ra. Nhà phê bình Nguyễn Thiết là một trong số ngƣời tìm đƣợc sự đồng cảm trong thơ ông, tác giả có bài viết Chênh vênh giữa mộng và đời in trên báo Văn nghệ - số 4 ngày 23/1/2010. Tác giả bài viết đã thâu lƣợc đƣợc chặng đƣờng thơ Chử Văn Long gắn với những bƣớc ngoặt số phận của nhà thơ. Nguyễn Thiết nhận xét: “Nhìn lại đời thơ Chử Văn Long thấy nhƣ anh sinh ra để hát về những buồn vui thắc thỏm đời thƣờng, những nổi chìm phận số, để vƣơn lên khát vọng làm ngƣời.” Tác giả bài viết ca ngợi về tài sử dụng ngôn từ trong thơ của Chử Văn Long: “Anh đã tạo ra đƣợc nét đẹp riêng về tài sử dụng ngôn từ chính xác mà uyển chuyển… Ở bất cứ thể thơ nào, lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn hay tự do… khi đọc, ta bị cuốn hút bởi vần điệu trong hồn, không còn để ý đến vần điệu thật câu thơ ấy nữa, bởi trong đó chứa đựng cái hơi thở phập phồng cuộc sống quanh ta. Thấy đƣợc điều này mới cảm nhận đƣợc hết chất thi sĩ trong thơ và cả những trang văn của anh chênh vênh giữa mộng và đời.” Bài viết của tác giả đã nắm 4
- bắt đƣợc cái hồn cốt chung nhất về thơ Chử Văn Long; tuy nhiên, bài viết mới chỉ ở phạm vi nhỏ chƣa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ về thơ Chử Văn Long. Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long dƣới góc độ tƣ duy nghệ thuật, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra nhiều hƣớng tiếp cận và nghiên cứu thơ Chử Văn Long. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn khảo sát 8 tập thơ đã xuất bản của Chử Văn Long: Nguồn yêu thƣơng (1976); Tán bàng xanh góc phố (1985); Lời ca từ đất (1987); Bông hồng bỏ quên (1991); Ru những trăm năm (1997); Ngôi sao đã khóc (2000); Ngƣời gánh rơm vào thành phố (2001); Đẹp và Buồn(2008). Ngoài ra chúng tôi liên hệ khảo sát thêm những tiểu luận, phê bình, tản văn của tác giả để góp phần khám phá sâu sắc hơn thế giới nghệ thuật thơ trong ngòi bút của ông. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thơ Chử Văn Long từ phƣơng diện tƣ duy nghệ thuật, trên cơ sở khảo sát hình tƣợng thông qua nội dung và hình thức biểu hiện nhƣ: hình tƣợng cái tôi trữ tình, thế giới biểu tƣợng, ngôn ngữ, giọng điệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách thích hợp những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phƣơng pháp chủ yếu sau: Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử xã hội Đặt đối tƣợng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử và chú ý đặc trƣng cơ bản của thể loại nghiên cứu để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Chử Văn Long, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tƣ tƣởng cũng nhƣ quan niệm và phƣơng thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tƣ duy thơ Chử Văn Long đối với thơ ca dân tộc. Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình Trong phƣơng pháp loại hình, chúng tôi dựa vào những đặc trƣng cơ bản của thơ trữ tình để tìm hiểu tƣ duy thơ Chử Văn Long 5
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu Để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những nét đặc sắc, riêng biệt cùng những biến đổi trong tƣ duy thơ Chử Văn Long, đòi hỏi chuyên luận có sự vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Chử Văn Long với nhau; so sánh đối chiếu giữa thơ của Chử Văn Long với một số nhà thơ cùng thời Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Vận dụng tổng hợp những quan điểm triết học, mỹ học, tâm lý học Mác xít để thấy đƣợc mối giao thoa giữa khoa học – nghệ thuật – thơ ca. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã vận dụng thi pháp học để khảo sát những vấn đề có tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan niệm để chỉ ra những đặc trƣng tiêu biểu của tƣ duy thơ Chử Văn Long. Dùng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những số liệu thống kê, chúng tôi tiến hành khảo sát 8 tập thơ của Chử Văn Long và dựa trên kết quả thống kê trên từng bình diện, chúng tôi đã phân tích và khái quát để tìm ra những đặc điểm của tƣ duy thơ Chử Văn Long. Đồng thời, luận văn vận dụng những thành tựu khoa học của các ngành: lí luận văn học, lí thuyết tiếp nhận, thi pháp học, phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học… trong quá trình nghiên cứu và triển khai. 5. Đóng góp khoa học của đề tài Chử Văn Long là nhà thơ có số lƣợng thơ xuất bản tƣơng đối lớn. Việc nghiên cứu tƣ duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tƣợng, qua ngôn ngữ sẽ góp phần tìm ra những đối sánh giữa số lƣợng và chất lƣợng thơ Chử Văn Long. Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu thơ Chử Văn Long từ góc nhìn tƣ duy nghệ thuật. Đề tài có ý nghĩa đóng góp đối với việc nghiên cứu một cách toàn diện sự nghiệp thơ ca của Chử Văn Long và mong muốn có thể rút ra những kết luận chân xác, thuyết phục về thơ Chử Văn Long trên cả hai mặt nội dung và nghệ 6
- thuật. Qua đó khẳng định hƣớng nghiên cứu từ góc độ thơ nghệ thuật đối với các hiện tƣợng văn học thực sự là một hƣớng nghiên cứu tích cực, cần đƣợc tiếp tục và phát triển. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng : Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật và quá trình sáng tác thơ của Chử Văn Long Chƣơng 2: Cái tôi trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Chử Văn Long Chƣơng 3: Biểu tƣợng và ngôn ngữ trong thơ Chử Văn Long 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC THƠ CỦA CHỬ VĂN LONG 1.1. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm tƣ duy Tƣ duy là một thuật ngữ có tính chất mở với một nội hàm tƣơng đối rộng. Tƣ duy là phạm trù liên quan đến lính vực triết học, tâm lý học,… trong đó có lĩnh vực nghệ thuật. Trong Từ điển triết học của M.Rodentan, P.Iudin có định nghĩa về tƣ duy nhƣ sau: “Tƣ duy là một hoạt động nhận thức lý tính của con ngƣời. khí quan của tƣ duy chính là bộ óc ngƣời với một hệ thống tinh vi gần 16 tỷ tế bào thần kinh” [59, tr.676]. Tƣ duy không chỉ là một sản phẩm xã hội hay chỉ là sản phẩm tự nhiên, mà là sản phẩm có tính tổng hòa của quá trình lịch sử nhân loại. Tƣ duy là kết quả phát triển của vật chất tự tổng hợp qua hàng vạn, hàng triệu năm. Sự ra đời của tƣ duy chính là bằng chứng về sự xuất hiện của con ngƣời. Bởi vậy, có thể định nghĩa: “Con ngƣời là một động vật có tƣ duy”. Tƣ duy (Pensée) là toàn bộ những hoạt động tâm lý của con ngƣời, chỉ có con ngƣời mới có, đó là đời sống trí tuệ của con ngƣời. Để hiểu rõ hơn về khái niệm tƣ duy ta tìm hiểu trong quan hệ của nó với các thuật ngữ khác: Tƣ duy và ý thức, tƣ duy và tƣ tƣởng, tƣ duy và lý trí, tƣ duy và ngôn ngữ, tƣ duy và lôgic… Tƣ duy đƣợc phân biệt với ý thức (conscience). Nói đến ý thức là nói đến sự “phản ánh” hiện thực của hoạt động tâm lý. Hay nói đúng hơn, ý thức là tƣ duy ở trạng thái tĩnh, và tƣ duy là ý thức ở trạng thái động, tƣ duy là hành động nhận thức của con ngƣời. Tƣ duy phân biệt với trí tuệ, trí thông minh (intelligence). Ở một mức độ nào đó, có những con vật có trí thông minh mặc dù chúng không có tƣ duy. 8
- Tƣ duy và lí trí (raison) không phải là một. Nói đến lí trí là nói đến cái lôgic có tính nguyên tắc của nhận thức. Nói đến tƣ duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của các yếu tố tƣ tƣởng và tình cảm, cảm xúc và lí trí nhằm mục đích nhận thức. Tƣ tƣởng (Idée) hay còn gọi là quan niệm tƣ tƣởng, vừa là kết quả vừa là xuất phát điểm của tƣ duy. Quan hệ con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội, con ngƣời với hoàn cảnh sống… là những mối quan hệ chủ yếu tạo nên quan niệm tƣ tƣởng ở mỗi con ngƣời. Tƣ tƣởng, do đó, mang một nội dung quyền lợi, một nội dung tình cảm nào đó. Tƣ tƣởng mang tính chất dân tộc, đoàn thể, quốc gia, tính giai cấp… nghĩa là mang tính chủ quan hơn so với tƣ duy. Tƣ tƣởng nằm ở phạm trù nội dung, tƣ duy nằm ở phạm trù phƣơng pháp. “Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ của con ngƣời đối với thế giới khách quan, quan hệ con ngƣời với con ngƣời và quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng. Truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan hệ đó bằng phƣơng tiện ngôn ngữ. Đó là toàn bộ các chức năng nhận thức của tƣ duy”[53,tr.40]. Theo V.I.Lê nin: “Cái quan trọng đối với tƣ duy là cái mà con ngƣời chƣa biết đến”. Nói đến tƣ duy là nói đến những hoạt động của bộ óc ngƣời ở trạng thái sống động của nó. Tƣ duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não. Đó là một quá trình xử lý lƣợng thông tin do các khí quan cảm giác thu nhận đƣợc. Nói đến “sự sống” trong vận động tƣ duy chính là nói đến cơ sở sinh lý của tƣ duy. Yếu tố “sống” đó sẽ tạo cho tƣ duy một thuộc tính quan trọng, đó là sự trao đổi tinh thần có tính chất giao tiếp, tính chất “cảm ứng” “giao cảm” giữa ngƣời với ngƣời. Bởi vậy, giao tiếp ngôn ngữ là một giao tiếp có tính bề ngoài, còn trao đổi tinh thần, giao lƣu tƣ tƣởng và tình cảm là bản chất của hoạt động tƣ duy. Tƣ duy là một “trạng thái bên trong của vật chất” (Plêkhanôp) nhƣng chỉ có ở vật chất đặc biệt, phát triển ở trình độ cao, tức là ở đầu óc con ngƣời. Mọi quan niệm cho rằng tƣ duy, tinh thần hay ý niệm tồn tại độc lập, bên ngoài đầu óc con ngƣời, đều là quan niệm tƣ duy phi chủ thể, hoặc là tạo ra một chủ thể siêu nhiên đối lập với con ngƣời. Tƣ duy định hƣớng đến sự thành thục, khi sự thành thục đã có thì tƣ duy kết thúc. 9
- Điều này giống với sự nhận thức, khi sự nhận thức chƣa có thì cần phải tƣ duy, khi nhận thức đã có thì tƣ duy kết thúc. Phƣơng tiện để diễn đạt tƣ duy chính là ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, là cái vỏ vật chất của tƣ tƣởng. Không có ngôn ngữ thì tƣ duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính chất bản năng trƣớc hiện thực. Không có tƣ duy thì ngôn ngữ chỉ là tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tƣ duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo, ngôn ngữ tạo điều kiện cho tƣ duy đi sâu vào bản chất sự vật hơn. Tƣ duy là hoạt động nhận thức của con ngƣời. Hoạt động đó ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc có những đặc trƣng phổ biến, tạo thành các phƣơng pháp tƣ duy. Phƣơng pháp tƣ duy phản ánh những bƣớc tiến của nhận thức ở từng thời đại. Về phƣơng diện triết học, căn cứ vào khả năng bao quát hiện thực và trình độ hệ thống hóa, có thể chia phƣơng pháp tƣ duy thành hai loại hình: 1) Phƣơng pháp tƣ duy siêu hình; 2) Phƣơng pháp tƣ duy biện chứng. Phƣơng pháp tƣ duy triết học dù có ƣu thế đến đâu, bao quát đến đâu thì cũng không thể thay thế cho các phƣơng pháp tƣ duy của các ngành khoa học cụ thể, chính xác. Cho nên, chúng ta có một con đƣờng phân loại thứ hai là căn cứ vào các tập hợp của hình thái ý thức xã hội. theo cách phân loại này chúng ta có các nhóm lớn: 1) Tƣ duy khoa học; 2) Tƣ duy nghệ thuật; 3) Tƣ duy tôn giáo. Đối với tƣ duy nghệ thuật, chúng ta có tƣ duy âm nhạc, tƣ duy hội họa, tƣ duy thơ ca… Trong đó, tƣ duy thơ ca có ảnh hƣởng chi phối và phổ biến hơn cả. 1.1.2. Quan niệm về tƣ duy nghệ thuật, tƣ duy thơ 1.1.2.1. Tƣ duy nghệ thuật Tƣ duy nghệ thuật là phƣơng thức sáng tạo của con ngƣời trong lĩnh vực nghệ thuật. Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi thống nhất với quan điểm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục 2006 và ý kiến của tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam, Nhà xuất bản 10
- Đại học Quốc gia Hà Nội 2012. Trong Từ điển thuật ngữ Văn học có nhận định: Tƣ duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con ngƣời hƣớng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phƣơng thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tƣ duy này tạo thành đặc trƣng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức của nó. Tƣ duy nghệ thuật là một phƣơng thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phƣơng tiện của nó là các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có thể trực quan đƣợc. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tƣ duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ƣớc lệ, nó hƣớng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên - cái có thể có, có thể cảm nhận, theo xác suất khả năng và tất yếu. Chính nhờ đặc điểm này mà nội dung khái quát của nghệ thuật thƣờng mang tính phổ quát hơn, triết học hơn so với sự thật cá biệt. Bằng trí tƣởng tƣợng sáng tạo vốn là chất xúc tác của hoạt động tƣ duy nghệ thuật, nghệ sĩ xây dựng các giả thiết, làm sáng rõ các bộ phận còn bị che khuất của thực tại, lấp đầy các “lỗ hổng chƣa biết”. Tính cấu trúc của tƣ duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua các dấu hiệu phát sinh đồng thời, phát hiện các mối liên hệ mới chƣa đƣợc nhận ra… Trên cơ sở nghiên cứu và khái quát những vấn đề về tƣ duy nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam đã bàn về vấn đề tƣ duy nghệ thuật nói chung và tƣ duy thơ nói riêng, tác giả đã đƣa đến kết luận: “Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Đó là điểm phân biệt đầu tiên của tƣ duy nghệ thuật với tƣ duy khoa học.” [53, tr.57] Tƣ duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời sáng tạo. Theo V.I. Lênin: “Chúng tôi không hề coi nhiệm vụ của tƣ duy là làm biến hóa tồn tại, nhiệm vụ của nó chỉ là sắp xếp tồn tại về mặt hình thức”[61, tr.497]. Nhƣ vậy tồn tại là nội dung của tƣ duy nhƣng “hình thức” của nó thuộc về chủ thể sáng tạo. Đối với tƣ duy khoa học thì “hình thức” ấy đƣợc khách quan hóa theo quy luật vận động của khái niệm và quan hệ lôgic giữa các khái 11
- niệm. Đối với tƣ duy nghệ thuật “hình thức” ấy là sự biểu hiện trực tiếp của quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và trình độ văn hóa của ngƣời sáng tạo. Tƣ duy nghệ thuật khác với tƣ duy khoa học ở chỗ “tƣ tƣởng tình cảm không chỉ là năng lƣợng của tƣ duy mà còn là đối tƣợng nhận thức của tƣ duy…” [53,tr.58]. Hình tƣợng nghệ thuật đƣợc coi là hình tƣợng của cảm xúc, nghĩa là “năng lƣợng” tình cảm còn đọng lại trong hình tƣợng nhƣ là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành. Tuy vậy, nếu đối lập lý trí với tình cảm, tƣ duy khoa học với tƣ duy nghệ thuật, chúng ta sẽ đi đến chỗ coi nghệ thuật chỉ bao hàm những yếu tố trực giác, những ấn tƣợng cảm tính mà không có ý nghĩa sâu sắc, không mang nội dung trí tuệ. Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tƣ duy. Ngôn ngữ nghệ thuật mang những đặc điểm loại hình nhất định. Các biểu tƣợng trực quan do quá trình quan sát thu nhận đƣợc là công cụ trực tiếp của tƣ duy. Nhƣng mỗi loại hình nghệ thuật lại hƣớng về một loại biểu tƣợng nhất định. Chẳng hạn nhạc sĩ chỉ quan tâm đến sức biểu hiện của âm thanh, sắc thái thẩm mỹ của âm thanh, nghĩa là chú ý đến các biểu tƣợng thính giác. Còn họa sĩ gắn cuộc sống tinh thần của mình với những biểu tƣợng thị giác, với đƣờng nét và màu sắc, với quy luật phôi hợp sáng – tối. Ngôn ngữ thể hiện của các ngành nghệ thuật nhƣ âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc… dƣờng nhƣ đã thoát khỏi thứ ngôn ngữ thƣờng ngày mà vƣơn tới một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ riêng biệt. Cho nên tƣ duy nghệ thuật không đơn thuần là biểu hiện của tƣ duy cụ thể, gắn liền với các biểu tƣợng trực quan mà còn phản ánh trình độ tƣ duy trừu tƣợng và khái quát ở giai đoạn cao. Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tƣợng, tƣ duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tƣ duy nghệ thuật vì thế lấy phƣơng tiện tƣ duy là các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có thể trực quan đƣợc với cơ sở là tình cảm, cảm xúc của ngƣời nghệ sĩ, thông qua trí tƣởng tƣợng phong phú và sự liên tƣởng tinh tế mà ngƣời nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tƣợng, biểu tƣợng mới. Qua trình sáng tạo đó luôn đƣợc bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở 12
- tƣ duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những tƣ tƣởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn và sử dụng những phƣơng tiện và biện pháp phù hợp. Tƣ duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tƣơng lai và một tài năng sáng tạo nghệ thuật. Tƣ duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tƣ tƣởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện riêng bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tƣ duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.1.2.2. Tƣ duy thơ Thơ ca là một loại hình nghệ thuật nằm trong phƣơng thức biểu hiện trữ tình, là một thể loại văn học quen thuộc và gần gũi với con ngƣời ở mọi thời đại. Khác với thể loại truyện, kí, kịch, thơ trực tiếp gắn với tâm hồn con ngƣời, nó xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín của con ngƣời đối với cuộc sống. Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm con ngƣời. Trong sự vận động của cảm xúc, hình thái vận động thơ là từ cảm xúc đến suy nghĩ, từ những rung động trực tiếp đến chiều sâu nhận thức. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đƣờng đi và số phận của chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại, tác gải kịch thể hiện tính cách và hành động con ngƣời qua những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình thế giới quan của con ngƣời, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ đƣợc trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Tƣ duy thơ đã đƣợc đề cập đến khá nhiều lần trong các công trình mỹ học, tâm lý học sáng tác, ngôn ngữ học và lý luận văn học… nhƣng chƣa thực sự trở thành một đối tƣợng nghiên cứu của một ngành khoa học xã hội nào. Thuật ngữ “tƣ duy thơ” còn chƣa có đƣợc một vị trí xác lập trong hệ thống các thuật ngữ mỹ học hay lý luận văn học. Tuy vậy, tần số xuất hiện của nó ngày càng nhiều hơn trong các tác phẩm lý luận văn học và thi pháp học hiện đại. 13
- Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy nghệ thuật, nhƣng nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ ngôn ngữ thơ. Phƣơng tiện ngôn ngữ của tƣ duy thơ là một phƣơng tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên thơ có thể biểu hiện đƣợc nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp. Biểu tƣợng thi ca vừa mang tính chất biểu tƣợng thính giác, vừa mang tính chất thị giác, nghĩa là trong thơ vừa có nhạc, vừa có họa. Bàn về đặc điểm của tƣ duy thơ, PGS.TS Nguyễn Bá Thành nhận định: “Đặc điểm quan trọng nhất của tƣ duy thơ là sự thể hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tƣ duy. Cái tôi trữ tình trong thơ đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng biểu hiện cái chủ thể đến mức nhƣ là nhận vật số một trong mọi bài thơ” [53, tr.59] Do sự chi phối của quan niệm thơ và phƣơng pháp tƣ duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định. Lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam là lịch sử phát triển của thơ trữ tình. Đã là thơ trữ tình thì không thể gọi là hoàn toàn “phi ngã”, cho dù trong thơ chỉ có “mây, gió, trăng, hoa”. Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Tản Đà đều đã tự xƣng tên mình trong một số bài thơ. Nhƣng do quan niệm về cái cá nhân và ý thức về cái bản ngã chƣa mạnh mẽ nên cái tôi trữ tình còn ẩn khuất sau những nhân vật trữ tình khác. Các nhà thơ thời kỳ phong kiến đa số không trực tiếp viết về cái tôi nhƣ ở thời kỳ thơ lãng mạn. Thơ Mới ra đời, cái tối trữ tình dành lấy vị trí trung tâm trong mọi bài thơ. Nhƣng cả thơ bác học thời phong kiến và thời kỳ Thơ Mới, tƣ duy thơ đều thiên về hƣớng nội, nghĩa là mục đích nhận thức và phản ánh của thơ không phải là cái khách thể, cái hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có tính lịch sử cụ thể mà nhà thơ đang sống. Tuy vậy, về mặt ý nghĩa khách quan của nó, thơ bao giờ cũng phản ánh đƣợc một khía cạnh nhất định của tƣ tƣởng và tình cảm một thời đại, qua thơ, chúng ta có thể nắm bắt đƣợc sự phát triển và bối cảnh lịch sử của từng thời đại. Tƣ duy thơ phản ánh những tình cảm cộng đồng và tƣ duy thời đại. Về mặt nội dung nhận thức, có thể coi tƣ duy thơ là biểu hiện cụ thể và sinh động của những tƣ tƣởng triết học, chính trị, đạo đức dƣới dạng phổ biến nhất của một cộng 14
- đồng ngƣời. Tập hợp các sáng tác thơ theo nội dung tƣ tƣởng và đối tƣợng phản ánh, ta tháy rằng thơ ca là sự phản ánh tinh vi của ý thức hệ có tính giai cấp, có tính lịch sử. Thơ ca phong kiến phản ánh những tâm trạng tiêu biểu, những con ngƣời điển hình của giai cấp quý tộc phong kiến, phản ánh những quan niệm tình cảm đạo đức theo mô hình giá trị mà xã hội phong kiến đã thiết lập. Thơ ca thời kỳ tƣ bản chủ nghĩa cũng phản ánh tâm tƣ tình cảm của những con ngƣời trong xã hội đó. Thơ ca cách mạng lấy hiện thực cách mạng làm đối tƣợng nhận thức và phản ánh. Sự thay đổi của cơ chế xã hội đã kéo theo sự thay đổi của toàn bộ thƣợng tầng kiến trúc, thay đổi các quan niệm về cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Đó là nguyên nhân làm thay đổi hƣớng vận động của tƣ duy thơ. So với tƣ duy logic thì tƣ duy hình tƣợng có đƣợc một phạm vi rộng rãi hơn cho sự liên tƣởng và quyền tƣởng tƣợng của ngƣời sáng tạo. Tƣ duy thơ chấp nhận một khả năng tƣởng tƣợng dƣờng nhƣ vô tận của nhà thơ. Trí tƣởng tƣợng là biểu hiện trực tiếp của năng lực tƣ duy hình tƣợng. Nhà thơ Sóng Hồng đã nói: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tƣởng tƣởng”. Trí tƣởng tƣợng của nhà khoa học khác với nhà thơ ở chỗ, nhà khoa học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về các đại lƣợng, các ký hiệu và con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện thực thành sự vận động của khái niệm, của ký hiệu. Khả năng tƣởng tƣợng của tƣ duy khoa học là ở chỗ trừu tƣợng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tƣợng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tƣợng hóa hiện thực khách quan theo một đƣờng dây liên tƣởng. Đối với sáng tác thơ, trí tƣởng tƣợng tạo nên tứ thơ, ý thơ và cả lời thơ. Liên tƣởng trong thơ càng đa dạng thì biểu tƣợng càng sinh động, nhận thức càng sâu sắc, cảm xúc càng dồi dào và phong phú hơn. Tuy vậy, chúng ta không thể nào quy mọi liên tƣởng thơ thành sự lựa chọn tất yếu theo con đƣờng của tƣ duy lôgic. Tƣ duy nghệ thuật chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo. Lôgic thơ ca gắn liền với các yếu tố ngẫu nhiên, phi lý tính. Cái tất yếu trong mục đích biểu hiện, trong nội dung tƣ tƣởng và ý đồ sáng tác đã không gạt bỏ cái ngẫu nhiên theo lôgic chủ quan: Lôgic chủ quan bao hàm cả cái hợp lý và cái phi lý, cả lý trí và tình cảm, cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Nhà thơ Tố Hữu tâm sự rằng cái tƣ tƣởng chủ đề 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 242 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 268 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 120 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 218 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 155 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 174 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 105 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 176 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 152 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 164 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 150 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 108 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn