intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ bước đầu đưa ra những thông tin có tính chất định tính về mảng thơ ca của Phùng Quán, đồng thời làm rõ được tầm quan trọng của mảng thơ ca trong số những sáng tác của ông. Từ đó góp phần hoàn thiện hơn bức chân dung nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn Phùng Quán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THU HẰNG THƠ PHÙNG QUÁN TỪ GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam 1
  2. Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THU HẰNG THƠ PHÙNG QUÁN TỪ GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành Hà Nội – 2013 2
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ em trong suốt những năm học Cao học và tạo điều kiện để em thực hiện luận văn này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS. Nguyễn Bá Thành, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn. Em đã học được ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc và thái độ làm việc hết mình. Xin gửi đến thầy sự biết ơn và kính trọng chân thành nhất. Cảm ơn gia đình và những người bạn thân thiết đã luôn tin tưởng, động viên và giúp đỡ em. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Vũ Thu Hằng 3
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 9 5. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn ............................................................ 10 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 10 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 11 Chương 1: Khái quát về tư duy nghệ thuật và quá trình sáng tác của Phùng Quán ...11 1.1. Khái niệm tư duy nghệ thuật và tư duy thơ ....................................................... 11 1.1.1. Tư duy nghệ thuật .......................................................................................... 11 1.1.2. Tư duy thơ ..................................................................................................... 12 1.2. Quá trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Phùng Quán .......................... 18 1.2.1. Sơ lược về tiểu sử ............................................................................................ 18 1.2.2. Sự nghiệp văn học ........................................................................................... 19 1.2.3. Tìm hiểu thơ Phùng Quán từ góc độ tư duy nghệ thuật ................................. 26 Chương 2: Nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán .. 29 2.1. Cái tôi trữ tình ................................................................................................... 29 2.1.1. Cái tôi công dân ............................................................................................. 30 2.1.2. Cái tôi nội cảm ................................................................................................ 42 2.1.3. Hình ảnh người mẹ ......................................................................................... 52 2.2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán: Phê phán, đấu tranh đến cùng với những mặt trái của xã hội ................................................................... 55 Chương 3: Biểu tượng và ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Phùng Quán ........ 61 3.1. Biểu tượng nghệ thuật ........................................................................................ 61 3.1.1. Liên tưởng, tưởng tượng ................................................................................. 61 4
  5. 3.1.2. Một số biểu tượng đặc sắc............................................................................... 66 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................................................... 72 3.2.1. Ngôn ngữ đời sống, khẩu ngữ ......................................................................... 72 3.2.2. Ngôn ngữ triết lí .............................................................................................. 78 3.3. Cấu tứ và thể loại ............................................................................................... 81 3.3.1. Cấu tứ .............................................................................................................. 81 3.3.2. Thể loại............................................................................................................ 85 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một thời gian dài đã trôi qua sau những biến động chính trị, xã hội, văn hóa mà báo Nhân văn và tập san Giai phẩm tạo ra, và khi những ảnh hưởng và hậu quả của nó đối với đời sống văn học Việt Nam đã dần trở thành một phần của lịch sử văn học thì cũng là lúc nhu cầu xét lại, đánh giá lại những tác phẩm nghệ thuật, những tác giả thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm trở thành một xu hướng nghiên cứu, viết lịch sử văn học ở Việt Nam. Trước hết phải kể đến hai tư liệu khá đầy đủ về Nhân văn-Giai phẩm là Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí xuất bản tại Sài Gòn năm 1959, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, và Bọn “Nhân văn-Giai phẩm” trước tòa án dư luận cùng năm 1959 in ở Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Tuy nhiên, hai tư liệu này đều đánh giá Nhân văn-Giai phẩm trên quan điểm chính trị một chiều, một tư liệu thì thiên về phê phán, đả kích, một tư liệu thì thiên về ca ngợi, cường điệu hóa vai trò của Nhân văn-Giai phẩm. Ngoài ra, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các tác giả mà cuộc đời họ cách này hay cách khác phải chịu những ảnh hưởng nhiều mặt từ sự thất bại của Nhân văn-Giai phẩm. Trên phương diện học thuật có thể kể đến những tên tuổi như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo; trên phương diện nghệ thuật thị giác có các họa sĩ như Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng; trên phương diện âm nhạc có Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Tử Phác. Còn trên phương diện văn học, những người được nói đến nhiều nhất là các nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt. Nghiên cứu về thơ văn Phùng Quán không được đề cập đến nhiều. Nghiên cứu này của chúng tôi, chính là một nỗ lực nhỏ nhằm khỏa lấp những khoảng trống trong việc đánh giá những cống hiến nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ Phùng Quán. Nghiên cứu này cũng xuất phát từ nhu cầu cần thiết đưa ra một góc nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về nhóm Nhân văn-Giai phẩm và về lịch sử văn học Việt Nam thời kì hiện đại. Khi bàn luận hay nhắc đến nhóm Nhân văn-Giai phẩm, việc Phùng Quán ít được nhắc đến hơn những nhà thơ như Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt là điều có thể lí giải. Thơ Phùng Quán không nổi bật bằng mảng văn xuôi của ông, thơ ông 6
  7. cũng ít nhiều bị coi là đơn điệu, ít cách tân hơn những nhà thơ như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt. Thơ Phùng Quán là mảng ít được bàn tới, chưa nói đến việc xa hơn là có những nghiên cứu quy mô về thơ ca của ông. Đây là một nguyên nhân thứ hai, khiến chúng tôi, trong luận văn này đặc biệt chú ý đến trường hợp thơ Phùng Quán, như một nỗ lực tiếp theo, hầu cung cấp một hình dung đầy đủ hơn về gia tài văn chương nghệ thuật của ông. Từ góc độ lí thuyết nghiên cứu thơ ca những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu nghệ thuật lấy trọng tâm là cấu trúc tác phẩm, tự sự tác phẩm, tự sự cá nhân tác giả đã có những thành quả vang dội với tên tuổi của những nhà nghiên cứu như Andrew H. Miller, Caroline Rosenthal, Eve O'Callaghan (những nghiên cứu về các sáng tác của nữ giới), Roberto Gonzalez Echevarria (tự sự trong văn học Mỹ Latin), Irene Kacandes (tự sự văn chương bình dân)… và ngày càng có nhiều thêm những tác giả, tác phẩm mới ra đời, đề cập đến phương diện nội tại của tác phẩm nghệ thuật. Và đôi khi, trong dòng chảy của nghiên cứu văn học đương đại đó, do quá nhấn mạnh vào tác phẩm mà người ta chưa đem đến cảm giác thỏa đáng cho người đọc. Một phần là vì tác giả và tác phẩm vốn là hai phạm trù không thể tách rời trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Trong bối cảnh đó, có một số xu hướng đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc cân bằng hai yếu tố này trong nghiên cứu văn học. Tác phẩm là nơi chúng ta soi thấy những vấn đề của tác giả. Và tác giả trở thành một chủ thể sáng tạo thực sự những giá trị của nghệ thuật. Sau một quá trình cân nhắc, chúng tôi nhận thấy tính chất khả thi và thuyết phục của những nghiên cứu liên quan đến tư duy nghệ thuật và sự thể hiện của tư duy nghệ thuật trên văn bản. Những nghiên cứu này sẽ đề cập toàn diện hơn mối quan hệ vốn phức tạp giữa tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tác và kết quả của quá trình sáng tác là tác phẩm. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn áp dụng hướng nghiên cứu này với thơ của Phùng Quán, như một nghiên cứu trường hợp (case study), một hiện tượng nghệ thuật cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phùng Quán sớm nổi danh với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và trường ca Tiếng 7
  8. hát trên địa ngục Côn Đảo nhưng có thể nói những phê bình, đánh giá về ông cũng như tác phẩm của ông chỉ bắt đầu xuất hiện sau vụ Nhân văn-Giai phẩm (1957-1958). Ngay sau đó, tên tuổi và tác phẩm của ông lại biến mất khỏi văn đàn. Chỉ đến khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội nhà văn (3.2.1988), những bài phê bình đánh giá về ông và tác phẩm của ông mới xuất hiện trở lại. Như vậy, chúng tôi tạm chia phê bình, đánh giá về Phùng Quán thành hai giai đoạn: trước khi Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội nhà văn (1988) và sau năm 1988. Mặt khác, khi nhắc đến Phùng Quán, người ta thường nghĩ đến một nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, hơn là một nhà thơ có ảnh hưởng rộng khắp và có tính cách tân như một số nhà thơ cùng thời với ông. Chính bởi vậy sẽ rất khó khăn để tìm được những nghiên cứu cụ thể về thơ của ông. Số lượng nghiên cứu liên quan đến thơ Phùng Quán là không nhiều. Trước năm 1988, phê bình về thơ Phùng Quán rất ít, chủ yếu tập trung trong hai tư liệu: Bọn “Nhân văn-Giai phẩm” trước tòa án dư luận và Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân văn Giai phẩm” trên mặt trận văn nghệ. Ngoài ra, có bài thơ ““Lời mẹ dặn” có phải là bài thơ chân thật?” của Trúc Chi phê bình bài Lời mẹ dặn của Phùng Quán. Những phê bình về thơ Phùng Quán trong giai đoạn này chỉ tập trung trong thời gian ngắn (1957-1958). Đáng chú ý, phê bình về thơ Phùng Quán trong thời gian này đã kết hợp công kích cả con người, nhân cách của ông. Đây là tính chất phê bình văn chương một thời: thơ chính là người, thơ nói những lời hay ý đẹp thì con người làm ra thơ cũng cao cả, tuyệt vời, ngược lại, thơ nói lên những ý kiến trái chiều thì tác giả của nó hẳn cũng là kẻ chống phá, có mưu đồ phản động. Thứ nhất, về mặt nhân cách, Phùng Quán bị đánh giá là một cá nhân có những biểu hiện chống đối, đi ngược lại với những yêu cầu của lí tưởng chung. Tác giả Xuân Dung đánh giá Phùng Quán là kẻ “ăn chơi đàng điếm”, làm tâm hồn quần chúng xa rời những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đời sống lúc bấy giờ: “Đó là chưa nói tới những câu chuyện ăn chơi đàng điếm làm “ngẩn ngơ bao điệu tâm hồn” như Phùng Quán” [49, tr. 44]; Tác giả Lưu Trùng Dương cho rằng Phùng Quán xa rời quần chúng, không chung tay xây dựng sự nghiệp chung, mà còn “phá 8
  9. phách”, “chửi bới lung tung”, đó là thái độ của một kẻ “vong ân”, “bội nghĩa”: “Phùng Quán phá phách vô kỷ luật, không chịu làm việc theo phân công của tổ chức và chửi bới lung tung những người khuyên ngăn hắn, kể cả Đảng và quân đội là những người có công ơn nuôi nấng dạy dỗ hắn cho nên người.” [49, tr. 108]; Tác giả Bàng Sĩ Nguyên thì đánh giá Phùng Quán là kẻ bất tài nhưng lại gian lận, háo danh: “Trong văn nghệ cũng có số ít người như Phùng Quán (mới học hơn lớp ba mà mộng vào Đại học đã được Tửu chấm gian điểm định đưa vào Đại học làm tay chân).” [49, tr. 119]. Về vị trí của Phùng Quán trong vụ Nhân văn-Giai phẩm, tác giả Hồng Cương cho ông là kẻ nhẹ dạ, cả tin, dễ kích động, một đối tượng để xúi giục, lôi kéo vào phong trào chống Đảng và Chính phủ: “Như đối với Phùng Quán và Phan Vũ thì chủ trương “chẳng cần xúi giục một việc gì cụ thể, chỉ cần khích một câu” là Phùng Quán và Phan Vũ sẵn sàng làm đủ mọi việc mà Trần Dần muốn, như Phùng Quán và Phan Vũ đã tự kiểm thảo là trong thời kỳ Nhân văn chờ khi có biểu tình nổ ra là sẵn sàng xung phong vác cờ đi đầu và cầm súng bắn vào Đảng và Chính phủ.” [49, tr. 130]. Tương tự với ý kiến của Hồng Cương, Tố Hữu cho rằng: “Anh chàng Phùng Quán trẻ tuổi rơi vào tay mụ ngoáo ộp Thụy An, tên phù thủy Trương Tửu, có khác gì con dê con ấy.” [23, tr. 32]. Thứ hai, về mặt tác phẩm, chất lượng tác phẩm của ông bị đánh giá là tồi. Lưu Trùng Dương cho rằng những điều Phùng Quán viết ra đao to búa lớn, nhưng thực chất là rỗng tuếch: “Phùng Quán mở mồm là hùng hổ lắp đi lắp lại như con vẹt mấy tiếng “lớn”, “vĩ đại”, “bất tử”…” [49, tr. 109]. Lưu Trùng Dương mượn lời những tác giả khác trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm để chê bai tác phẩm của Phùng Quán: “Phùng Quán trâng tráo khoe “quyển” “Chiến sĩ mù” chính tao cũng thấy tồi nhưng tao cũng cứ đút vào nhà xuất bản để lấy tiền”. [49, tr. 110]. Bàng Sĩ Nguyên “giễu nhại” bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán, cho rằng nguyên mẫu “người mẹ” và những lời khuyên dạy của mẹ về lẽ sống ở đời thực chất là Trương Tửu, người đã cho Phùng Quán những cái “danh hão”: “phục Tửu như thánh sống, coi Tửu nói như “lời mẹ dặn.” [49, tr. 119]. Những tác phẩm của Phùng Quán cũng như của những tác giả Nhân văn-Giai phẩm bị Vũ Đức Phúc cho là cố ý “bôi bác”, bôi đen, hạ thấp giá trị của những người vốn được tôn sùng như “thánh 9
  10. nhân”, không bao giờ mắc sai lầm. “Đọc qua một ít “tác phẩm” của họ như “Những người khổng lồ” của Trần Duy, “Bức thư gửi một người bạn cũ” của Trần Lê Văn. “Chống tham ô lãng phí” của Phùng Quán (Giai phẩm mùa thu tập I và tập II), “Con người Trần Dần” của Hoàng Cầm (Nhân văn số 1) chúng ta thấy họ bôi bác cán bộ, bộ đội ta thành những hạng người hèn hạ, quan liêu, tham ô, lãng phí, độc đoán, hách dịch, tóm lại là “không tim”, “không óc”, “đáng khinh”, “đáng ghét”.” [49, tr. 117] Sáng tác của Phùng Quán cũng như của những nghệ sĩ Nhân văn-Giai phẩm bị tác giả Quang Đạm chỉ trích là “nấm độc”, “cỏ dại” gieo rắc những tư tưởng phi chính thống, đi ngược lại những yêu cầu chính trị bấy giờ: “Đặc biệt là nhiều bài của Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán… thì chỉ là những cỏ dại, những nấm độc. Để cho những thứ đó mọc bừa lên một cách tự phát theo ý muốn của Nhân văn-Giai phẩm thì lãnh đạo chẳng còn là lãnh đạo, và xã hội nhất định sẽ biến thành một cái “Thiên đường riêng của văn học nghệ thuật” phản động.” [49, tr. 198-199] Nguyên Hồng xác nhận những sai lệch trong tư tưởng tác phẩm của Phùng Quán và các tác giả của Nhân văn- Giai phẩm: “Hay với những bài thơ như “Lời mẹ dặn”, “Ông vỗ ngực” nhận thấy có thái độ và tư tưởng có nhiều sai lệch, chủ định đăng lên rồi phê bình nhưng rồi buông trôi hay chỉ làm một cách hời hợt.” [49, tr. 303] Tố Hữu cho rằng tác phẩm của Phùng Quán và các tác giả Nhân văn-Giai phẩm là sự bôi xấu chế độ: “Được bọn “Nhân văn cổ võ, khen ngợi”, báo Văn lại cho ra cả một loạt bài và tranh của bọn Nhân văn ra mặt chống Đảng, đả kích dư luận phê bình, bôi đen chế độ: “Hãy đi mãi” của Trần Dần, “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán.” [23, tr. 22] Trên đây là hai tư liệu đánh giá, phê bình chính thống về Phùng Quán. Còn bài thơ ““Lời mẹ dặn” có phải là bài thơ chân thật?” của Trúc Chi là hiện tượng phê bình giấu mặt. Theo Phùng Quán, đây là bài thơ làm ông vừa buồn cười vừa giận, và hơn hai mươi năm ông đã đi tìm tác giả của bài thơ ấy để làm rõ ngọn ngành. Phải đến năm 1979, khi được một người bạn gửi tặng tập thơ Một đôi vần ông mới biết Trúc Chi chính là Hoàng Văn Hoan. Nhưng lúc này Hoàng Văn Hoan đã “tị nạn chính trị” ở Trung Quốc. Trong bài thơ này, Trúc Chi phê phán lời thơ của Phùng Quán là kiểu nói ỡm ờ, nói yêu ghét mà không nói rõ là yêu ghét “ai”. Trúc 10
  11. Chi đưa ra cái lí: người mẹ đã dạy con không đến nơi đến chốn, cần dạy con phân biệt kẻ xấu, người tốt để ghét hay yêu. Trúc Chi lập luận chính vì sự ỡm ờ, bất minh đó mà lời thơ của Lời mẹ dặn thực chất là sự cổ vũ cho một lòng yêu ghét bất chính. Như vậy, giai đoạn trước năm 1988, cũng như các tác giả khác trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm, Phùng Quán bị đánh giá trên cả mặt tư cách con người và tác phẩm. Bản chất các đánh giá này quy kết ông là kẻ “phá hoại”, có mưu đồ bất chính với chế độ. Sau năm 1988, chúng tôi thống kê được những công trình, bài viết của các tác giả sau về thơ Phùng Quán: - Nhớ Phùng Quán, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, 2003. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đời tư và sáng tác thơ của Phùng Quán. - Văn đàn-thời sự và bình luận, Nguyễn Hoàng Sơn, Nxb Văn học, 2003. Nguyễn Hoàng Sơn đưa ra bình luận về một số sáng tác của vài tác giả, trong đó có Phùng Quán. - Phùng Quán viết “Trăng hoàng cung”, Hà Khánh Linh, Nxb Thuận Hóa, 2007, ghi lại hoàn cảnh và chặng đường viết tiểu thuyết thơ Trăng hoàng cung. - Phùng Quán còn đây, Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007, ghi lại những di cảo của Phùng Quán và những hồi ức của bạn bè về ông. - Những gương mặt thân yêu: Ghi chép về một số nhà văn, Huy Thắng, Nxb Hội nhà văn, 2008. Cuốn sách gồm những bài viết về quá trình sáng tạo, về cuộc đời và những kỉ niệm với một số nhà văn, nhà thơ. Trong đó, Huy Thắng đưa ra khá nhiều ý kiến trái chiều về cuộc đời “cá trộm, rượu chịu, văn chui” của Phùng Quán. - “Về một bài thơ của Phùng Quán” đăng ở Tạp chí Thơ số 3 (2008) và đăng lại trong Tạp chí Nhật Lệ số 160 (tháng 7/2008) của tác giả Hoàng Thái Sơn, bàn luận về bài thơ Hoa sen của Phùng Quán. Trong bài viết này, Hoàng Thái Sơn cho rằng Phùng Quán đã suy diễn, bình giá văn chương mà không căn cứ vào văn bản. Ông cho rằng Phùng Quán đã hiểu lầm về những giá trị của “bùn”, đã “quay lưng lại với triệu triệu đồng bào”, đã đọc thơ mà như “đấu tố”. 11
  12. - Phản bác lại ý kiến của Hoàng Thái Sơn về bài Hoa sen, tác giả Mai Văn Hoan có bài “Phùng Quán nhầm lẫn hay Hoàng Thái Sơn nhầm lẫn?”. Mai Văn Hoan cho rằng Hoàng Thái Sơn đã nhầm lẫn trên nhiều phương diện, khẳng định trong bài thơ Hoa sen Phùng Quán đã đứng về phía nhân dân để phê phán phường bội nghĩa vong ân. [41] - Tác giả Mai Văn Hoan tiếp tục tranh luận với Hoàng Thái Sơn về những yếu tố nghệ thuật của bài thơ Hoa sen. Mai Văn Hoan phản đối ý kiến của Hoàng Thái Sơn cho rằng việc Phùng Quán sử dụng thao tác lập luận phê bình trong một bài thơ là không hợp lí. Ông cũng cho rằng việc Hoàng Thái Sơn phê bình về thơ và cả nhân cách của Phùng Quán là một việc “nhầm lẫn, đã trót quy chụp nặng nề với một nhà thơ mà về tài năng lẫn nhân cách đều đáng kính nể”. [42] - Những người thắp lửa: Tiểu luận và chân dung văn học, Nguyễn Chu Nhạc, Nxb Văn học, 2009. Cuốn sách gồm những bài tiểu luận về nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam, nước ngoài, đề cập đến những con người thật, những sự việc có thật trong đó có nhà thơ Phùng Quán. - Nhà phê bình Đường Văn cũng có bài bình luận về bài Hoa sen của Phùng Quán. Đường Văn cho rằng Phùng Quán đã “xuấ t phát từ quan niê ̣m giai cấ p xã hô ̣i rấ t cực đoan và có phầ n bảo thủ , dung tu ̣c để phân tić h tác phẩ m , đánh giá thiên lê ̣ch tác giả và kế t án .” Ông cũng cho rằng Phùng Quán đã hiểu hạn hẹp và cứng nhắc về chữ “gần” trong bài ca dao. - Quê quán của thơ: Tiểu luận và bút kí thơ, Ngô Minh, Nxb Thuận Hóa, 2013. Cuốn sách gồm các bài tiểu luận, bút kí viết công việc sáng tác thơ, phê bình về thơ của các nhà thơ, trong đó có Phùng Quán. Những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này như đã nói đến ở trên, không phải là quá nhiều. Ngoài ra, khi xét đến lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm hiểu về lịch sử của phương pháp được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn này. Từ góc độ này, chúng tôi đã thừa hưởng được về mặt phương pháp những nghiên cứu của những nhà nghiên cứu tiền bối như Nguyễn Bá Thành, Mã Giang Lân, Hà Minh Đức, Lí Hoài Thu… Những nhà nghiên cứu này đã có những công 12
  13. trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư duy thơ, những nghiên cứu đã gợi mở rất nhiều cho chúng tôi trên bình diện lí thuyết văn chương. Hầu hết những nghiên cứu này đều là những nghiên cứu có tính chất thị phạm và khả năng trở thành hình mẫu cho những nghiên cứu tương tự về tư duy thơ. Theo thống kê của chúng tôi, sử dụng hướng nghiên cứu tư duy nghệ thuật cho nhóm tác giả trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, hiện có những công trình sau: “Thơ Trần Dần – Từ quan niệm nghệ thuật đến hành trình sáng tác (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Thị Hạnh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2009); “Thơ Lê Đạt nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2010); “Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” (Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Phương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2012). Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về tư duy thơ trong thơ Phùng Quán, nên chúng tôi ít nhiều hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định cho đề tài này, cũng như bổ sung một mảnh ghép theo hướng nghiên cứu này về tác giả, tác phẩm trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn là tư duy thơ của Phùng Quán. Những tư liệu thơ Phùng Quán mà chúng tôi sưu tầm được giới hạn chủ yếu trong những tuyển tập sau: Thơ Phùng Quán 1932 – 1995 (1995), Nxb Hội Nhà văn. Đây là tuyển tập thơ đầu tiên được chính thức công bố của Phùng Quán sau khi ông đươc phục hồi hội tịch Hội nhà văn, nhờ công sưu tầm lại của vợ ông là bà Vũ Thị Bội Trâm. Thơ Phùng Quán (2003), Nxb Văn học, Hà Nội. Đây là tuyển tập gần như đầy đủ nhất các tác phẩm thơ của Phùng Quán (74 bài thơ) nên được chúng tôi sử dụng là nguồn tài liệu chính. Nhớ Phùng Quán (2003), Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. Đây là tuyển tập ngoài những sưu tầm thơ Phùng Quán, còn có thêm những phần viết về tiểu sử, cuộc đời của Phùng Quán giúp soi rọi thêm những vấn đề liên quan đến Nhân văn-Giai phẩm cũng như những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành tư tưởng của 13
  14. nhà thơ. Trong số những tác phẩm của Phùng Quán, chúng tôi lưu ý trường hợp của tiểu thuyết thơ Trăng hoàng cung. Đây là tác phẩm có thể loại đặc biệt, có kết cấu như một tiểu thuyết gồm 13 chương, có cấu trúc tự sự, có cốt truyện, có trình tự lớp lang các tình tiết được kể lại xoay quanh tình yêu đơn phương cay đắng của nhân vật chính. Nhưng điểm đặc biệt là bên cạnh những lời kể chuyện bằng văn xuôi là sự xen kẽ của 14 bài thơ. Mười bốn bài thơ này nếu không có những lời kể chuyện xen vào thì không thể kết nối với nhau. Dựa trên tài liệu Phùng Quán viết “Trăng hoàng cung” của Hà Khánh Linh, chúng tôi nhận thấy ban đầu Phùng Quán chỉ viết riêng lẻ từng bài thơ để gửi tặng “Nàng thơ” của ông (tức Hà Khánh Linh). Sau đó, ông đã thêm vào những lời kể chuyện, dẫn dắt để kết nối các bài thơ thành một câu chuyện tình yêu với đầy đủ cung bậc cảm xúc. Phùng Quán cũng nhắc đến điều này trong phần Hậu từ của Trăng hoàng cung: “Nó xuất xứ từ những bài thơ tình tôi viết tặng mối tình si mê mộng tưởng và… trong cơn say bất tận. Đến lúc tỉnh mộng, tỉnh mê, tỉnh say, và đã ở cách xa nàng ngàn dặm, tôi đọc lại, thêm vào những lời chú giải… Và thế là tự nhiên không khiến cuốn tiểu thuyết thành hình.” Vì vậy, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể tiếp cận tác phẩm này từ góc độ tư duy thơ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này giới hạn trong những bài thơ trong ba tuyển tập thơ ca trên. Chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm thêm những bài thơ được xuất bản lẻ tẻ trên hệ thống báo chí Việt Nam trước và sau Nhân văn-Giai phẩm để bổ sung và mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để tiếp cận thơ Phùng Quán: Phương pháp tiểu sử tác giả: Từ những đặc điểm về tiểu sử của tác giả, chúng tôi đánh giá sự ảnh hưởng của những đặc điểm này lên sự nghiệp văn học của ông. Phương pháp nghiên cứu lịch sử xã hội: Chúng tôi khảo sát và đánh giá các vấn đề về thơ Phùng Quán trong sự soi chiếu với hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm 1954-1995. Từ đó, có thể thấy những tác động nhất định của các 14
  15. vấn đề lịch sử xã hội lên thơ Phùng Quán, cũng như cách Phùng Quán phản ứng trước các tác động đó. Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh thơ Phùng Quán với thơ của một số tác giả Nhân văn-Giai phẩm để tìm ra những điểm tương đồng, dị biệt nhất định giữa các sáng tác của họ, ngõ hầu đưa ra những kiến giải ban đầu về vị trí, vai trò của Phùng Quán trong Nhân văn-Giai phẩm. Phương pháp thống kê: Khi khảo sát thơ Phùng Quán trên một số bình diện cụ thể như: sự xuất hiện của các biểu tượng, cách sử dụng đại từ nhân xưng… chúng tôi phải sử dụng phương pháp thống kê để bạn đọc tiện theo dõi. Phương pháp nghiên cứu loại hình: Chúng tôi sử dụng những đặc trưng về thể loại để nghiên cứu về ngôn ngữ, biểu tượng, cấu tứ, thể loại trong thơ Phùng Quán. 5. Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn Luận văn của chúng tôi sử dụng một số thuật ngữ như tự sự, tư duy thơ, nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu loại hình văn học là những thuật ngữ lí thuyết chuyên sâu. Đối với từng trường hợp, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ có những giới định nội hàm ngắn gọn và cụ thể. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ bước đầu đưa ra những thông tin có tính chất định tính về mảng thơ ca của Phùng Quán, đồng thời làm rõ được tầm quan trọng của mảng thơ ca trong số những sáng tác của ông. Từ đó góp phần hoàn thiện hơn bức chân dung nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn Phùng Quán. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, luận văn sẽ được cấu trúc như sau: Chương 1. Khái quát về tư duy nghệ thuật và quá trình sáng tác của Phùng Quán Chương 2. Nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán Chương 3. Biểu tượng và ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Phùng Quán 15
  16. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA PHÙNG QUÁN 1.1. Khái niệm tƣ duy nghệ thuật và tƣ duy thơ 1.1.1. Tƣ duy nghệ thuật Tư duy là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng. Tư duy của con người có bản chất xã hội, chịu sự chế ước của các nhu cầu xã hội và sử dụng ngôn ngữ, là cái chỉ tồn tại trong xã hội loài người. Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy hướng đến sự thành thục, khi sự thành thục đã có thì tư duy kết thúc. Tư duy nghệ thuật là tư duy sáng tạo của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. “Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Phương tiện của nó là các biểu tượng, tượng trưng và có thể trực quan được. Cơ sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính định giá ước lệ, nó hướng tới sự nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính, mang nội dung khả nhiên, có thể cảm thấy, theo xác suất khả năng và tất yếu.” [16, tr. 281]. Như vậy, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo trong việc lựa chọn biểu tượng nghệ thuật để truyền tải cách tư duy, cách nhìn thế giới của mình. Trong sáng tạo nghệ thuật, tư duy hình tượng là kiểu tư duy đặc thù. Cái tôi nghệ sĩ tham gia vào quá trình tư duy với chức năng điều khiển, điều chỉnh tư duy đi theo đúng quy luật nhận thức và đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. Nó nội quan hóa thực tại và tự biểu hiện mình qua hình tượng nghệ thuật. Đó là sự thống nhất hài hòa giữa cảm tính và lí tính, giữa chủ quan và khách quan. 16
  17. 1.1.2. Tƣ duy thơ 1.1.2.1. Tư duy thơ là sự thể hiện cái tôi đang tư duy Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Trong Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là “bản tốc kí nội tâm”. Nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh, từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì vậy, về bản chất, mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình.” [71, tr. 166] Theo định nghĩa của Karx Marx thì “cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính người, có quan hệ tích cực với thế giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình.” [79, tr. 66]. Như vậy, cái tôi vừa mang bản chất xã hội, vừa mang dấu ấn cá nhân. Cái tôi là sự thể hiện của chủ thể trong nhận thức và sáng tạo, là nền tảng của sự sáng tạo. Vì vậy, với một hoạt động đặc trưng là sáng tạo nghệ thuật, cái tôi đương nhiên giữ vai trò chủ đạo. Nhân vật trữ tình trong sáng tạo nghệ thuật là sự biểu hiện trực tiếp của cái tôi đang tư duy. Trong thơ trữ tình, cái tôi trữ tình đóng một vai trò quan trọng. Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, thơ trữ tình “chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học.” [16, tr. 317] Cái tôi trữ tình có nhiều biểu hiện nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, nó được biểu hiện dưới hai dạng chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Tuy nhiên, do sự chi phối quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại 17
  18. mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định. Thứ nhất là cái tôi trữ tình trực tiếp, cái tôi thứ nhất, khi nó phản ánh tình cảm của cái tôi, ta có tư duy thơ thiên về hướng nội, khi nó phản ánh khách thể, ta có tư duy thơ thiên về hướng ngoại. Hướng nội và hướng ngoại trong tư duy thơ không đối lập mà bao hàm. Có hướng nội trực tiếp, và có hướng nội gián tiếp; hướng ngoại cũng có hướng ngoại trực tiếp và hướng ngoại gián tiếp. Giữa chúng có mối quan hệ tương đồng, tuy nhiên tư duy thơ lúc thiên về chủ thể, lúc thiên về khách thể. “Hướng ngoại gián tiếp là đặt chủ thế ở vị trí thứ yếu, không quan trọng. Mục đích phản ánh của thơ là hiện thực khách quan. Cái tôi, chỉ là phương tiện phản ánh hiện thực mà thôi. Nhưng cái tôi ở đây là cái tôi hiện thực, cái tôi trữ tình không đối lập với cái tôi tác giả, phản ánh những tình cảm điển hình, những trạng thái tiêu biểu của cái tôi trong mọi liên hệ đối với thực tại. Đặc điểm này dễ bị lẫn với đặc điểm hướng nội gián tiếp. Nhưng hướng nội gián tiếp thì mục đích biểu hiện là cái chí khí cá nhân, tình cảm cá nhân. Tình cảm, chí khí ấy không mang tính chất đại diện cố ý cho cái chung. Còn hướng ngoại gián tiếp thì cái riêng được nhấn mạnh ở khía cạnh đại diện cho cái chung chứ không phải được nhấn mạnh ở phía đặc thù.” [73, tr. 216]. “Như chúng ta đã biết, thơ trữ tình được coi là “những bản tốc kí nội tâm”. Nhưng nội tâm không chỉ là những lời độc thoại. Nội tâm cũng được biểu hiện bằng hình ảnh, bằng biểu tượng trực quan. Khi trong thơ không còn những sự lí giải, biện luận có tính chủ quan mà chỉ giữ lại những biểu tượng, những hình ảnh hiện thực khách quan, cái tôi trữ tình ẩn khuất đi để cho hình ảnh tự vận động… thì ta nói tư duy thơ hướng ngoại hoàn toàn, hay hướng ngoại trực tiếp.” [73, tr. 218] Một điểm cần nhấn mạnh là cái tôi trữ tình không hoàn toàn đồng nhất và trùng khít với cái tôi của nhà thơ mà là sự thể hiện tinh thần và tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Thứ hai là cái tôi trữ tình gián tiếp, cái tôi thứ hai, hay cái tôi đã được nghệ thuật hóa trong tác phẩm. Cái tôi này là cái tôi nhập vai, mang nhiều vai. Theo GS. Hà Minh Đức, đó là trường hợp nhập vai vào một nhân vật nào đó, có thể có thật (ví dụ như trong bài Mẹ Tơm – Tố Hữu). Nhưng cái tôi trực tiếp vẫn có mặt trong 18
  19. tác phẩm, biểu hiện ở cách cảm cách nghĩ. Và ngay từ cảm hứng chủ đạo đến giọng điệu thi ca vẫn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo. 1.1.2.2. Tư duy thơ là sự khôi phục sáng tạo các biểu tượng trực quan để bộc lộ nhận thức chủ quan Thơ có một khả năng biểu đạt phong phú nhờ hệ thống biểu tượng đa dạng. Biểu tượng trong thơ vừa mang tính chất biểu tượng thính giác, vừa mang tính biểu tượng thị giác. Chính vì thế mà trong thơ vừa có nhạc vừa có họa. Trong cuốn Từ điển triết học của M.Rudentan và P.Iudin, biểu tượng được hiểu là “hình ảnh cảm tính cụ thể về những hiện tượng của thế giới bên ngoài. Biểu tượng cùng với cảm xúc và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính… Tri giác phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động vào giác quan của chúng ta trong những trường hợp cụ thể nhất định. Biểu tượng phản ánh khái quát hơn, trừu tượng hơn.” [40, tr. 62]. Tư duy hình tượng là đặc trưng của nghệ thuật. “Tư duy logic thường thoát khỏi những biểu tượng trực quan mà chủ yếu vận dụng khái niệm. Tư duy khoa học mang tính khách quan. Ở tư duy hình tượng, các biểu tượng trực quan do quá trình quan sát, thu nhận được là công cụ trực tiếp của tư duy. Có thể coi tư duy hình tượng là quá trình khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan. Sáng tạo các biểu tượng mới và thể hiện lại dưới một hình thức cụ thể. Còn tư duy toán học, tư duy logic là làm biến đổi các mối quan hệ đã biết để tìm các mối quan hệ mới giữa các khái niệm, các đại lượng.” [71, tr. 28] Cụ thể trong văn học, biểu tượng văn học “là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện.” [20, tr. 20] Trong Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng được định nghĩa là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của hiện tượng, vừa thể hiện một quan điểm, một tư tưởng, hay triết lí sâu xa về con người và cuộc đời…” [ 16, tr. 23] Tuy có tính khái quát và phổ biến, nhưng biểu tượng không mang giá trị cũ 19
  20. mòn, mà luôn sống động nhờ sự làm mới biểu tượng từ trong tư duy của người nghệ sĩ. Biểu tượng trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm nhưng mang những ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc. Biểu tượng mang tính đa nghĩa, tính văn hóa truyền thống. Biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, của tâm lí, quan niệm dân tộc và thời đại. Biểu tượng đôi khi cũng mang sắc thái riêng của người sáng tác. Nhờ có tính biểu tượng mà ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu đạt phong phú, sâu sắc hơn ngôn ngữ thường nhật. Bên cạnh đó, sự lặp lại các biểu tượng tạo nên những mô típ quen thuộc trong thế giới nghệ thuật riêng của nhà thơ. Khi đó biểu tượng cho thấy những ám ảnh, những suy nghĩ sâu kín của nhà thơ. Trong Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Tư duy thơ nói riêng cũng như lao động trí óc nói chung đã để lại trong sản phẩm của nó dấu ấn của một cuộc hành trình, hành trình của trí tưởng tượng.” [71, tr. 66]. Tưởng tượng trong tư duy thơ khác với tưởng tượng trong khoa học “Trí tưởng tượng của nhà khoa học khác với nhà thơ ở chỗ, nhà khoa học thì mã hóa các tài liệu cảm tính, quy chúng về các đại lượng, các kí hiệu và con số, quan sát và biểu diễn sự vận động của hiện thực thành sự vận động của khái niệm, của kí hiệu. Khả năng tưởng tượng của tư duy khoa học là ở chỗ trừu tượng hóa, vô hình hóa các sự vật và hiện tượng. Còn nhà thơ thì cụ thể hóa, hình tượng hóa hiện thực khách quan theo một đường dây liên tưởng.” [71, tr. 59] Liên tưởng, tưởng tượng trong thơ không bị ràng buộc bởi cái có thật, tư duy thơ chấp nhận khả năng tưởng tượng của nhà thơ, chấp nhận cái được biểu đạt là cái có thật từ những liên tưởng, tưởng tượng của nhà thơ. Như vậy, liên tưởng, tưởng tượng mở ra khả năng vô tận cho nhà thơ tiếp cận với cuộc sống, mở ra những ý hướng mới, phát hiện những phẩm chất mới. Nhưng mỗi nhà thơ, khi đứng trước cùng một đối tượng, sẽ có những liên tưởng, tưởng tượng khác nhau bởi tư duy thơ của họ khác nhau. Qua hệ thống biểu tượng ta sẽ thấy được những nét đặc thù của từng nhà thơ. 1.1.2.3. Tư duy thơ thể hiện quan niệm sáng tác của nhà thơ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1