intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Phiên Bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú – Hành trình từ văn học đến điện ảnh

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

29
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu “Tiểu thuyết Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú - Hành trình từ văn học đến điện ảnh” có 3 chương, cụ thể như sau: Khái quát về cải biên học và đối tượng nghiên cứu; Tính cải biên khả thi của tiểu thuyết Phiên bản; Phim “Hương Ga” - Sự hồi đáp của đạo diễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Phiên Bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú – Hành trình từ văn học đến điện ảnh

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *********** PHẠM TUẤN KIỆT TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ - HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG – 2019
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT . PHẠM TUẤN KIỆT TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH TÚ - HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 82 20 121 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS ĐÀO LÊ NA BÌNH DƢƠNG – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả nội dung nghiên cứu của đề tài: “Tiểu thuyết Phiên Bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú – Hành trình từ văn học đến điện ảnh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Mọi sự giúp đỡ về số liệu và nội dung cho việc thực hiện luận văn này đã được xin phép và cảm ơn tác giả. Ngoài ra, các thông tin và số liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng; được phép công bố. Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Học viên thực hiện Phạm Tuấn Kiệt i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện thành công luận văn tốt nghiệp “Tiểu thuyết Phiên Bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú – Hành trình từ văn học đến điện ảnh”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất nhất đến giảng viên - TS. Đào Lê Na. Cô là người đã trực tiếp hướng dẫn; tận tình đưa ra những nhận xét, góp ý thẳng thắng và đã luôn giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là PGS. Nguyễn Văn Kha; TS Hà Thanh Vân - những người đã đã từng tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và chỉ dạy tôi về kỹ năng; kiến thức trong suốt những năm tháng tôi học tại trường. Cảm ơn quý thầy cô đã tạo nền tảng vững chắc và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà văn Nguyễn Đình Tú; đạo diễn Ngô Quốc Cường vì đã hỗ trợ cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình; các anh/ chị đồng nghiệp đã luôn ủng hộ sự lựa chọn của tôi, động viên tôi trong suốt thời gian học và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn những người bạn thân thiết đã luôn đồng hành, ủng hộ và động viên, giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn để tôi có thể chuyên tâm hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Học viên thực hiện Phạm Tuấn Kiệt ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... ii MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 10 5. Cấu trúc của luận văn ...................................................................... 11 Chƣơng 1 Khái quát về cải biên học và đối tƣợng nghiên cứu ........... 12 1.1 Những nền tảng của cải biên học ................................................... 12 1.1.1. Khái niệm cải biên ................................................................ 13 1.1.2. Lí thuyết cải biên - sự phức hợp của các lí thuyết ................. 20 1.2. Tiểu thuyết “Phiên bản” – Sự sáng tạo của nhà văn .................... 24 1.3. Phim “Hƣơng Ga” - Sản phẩm của quá trình cải biên ................. 27 1.3.1. Thông tin khái quát về “Hương Ga” ..................................... 27 1.3.2. Tóm tắt nội dung phim .......................................................... 28 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................. 30 Chƣơng 2 Tính cải biên khả thi của tiểu thuyết “Phiên Bản” ............. 31 2.1. Những thuận lợi khi cải biên từ văn học sang điện ảnh ............... 31 2.1.1. Đề tài tội phạm ..................................................................... 31 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết và điện ảnh .................................. 35 2.1.3. Hệ thống hình ảnh - biểu tƣợng ............................................. 36 2.1.4. Kết cấu của tiểu thuyết ......................................................... 39
  6. 2.2. Những thách thức từ ngôn ngữ văn học sang điện ảnh ................ 41 2.2.1. Độ dài văn bản và thời lƣợng phim ....................................... 42 2.2.2. Sự khắt khe từ công chúng .................................................... 44 2.2.3. Văn hóa và kiểm duyệt ......................................................... 47 2.2.4. Chọn lựa diễn viên cho nhân vật ........................................... 53 2.2.5. Ngôn ngữ văn học ................................................................. 55 2.2.6. Tƣ tƣởng của tác phẩm ......................................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................. 66 Chƣơng 3 Phim “Hƣơng Ga” - sự hồi đáp của đạo diễn ..................... 69 3.1. Cải biên cấu trúc tự sự trong phim “Hƣơng Ga” ......................... 69 3.1.1. Khả năng cải biên bằng hình ảnh và màu sắc ......................... 85 3.1.2. Khả năng cải biên bằng âm thanh và diễn xuất ...................... 88 3.2. Cải biên về tình tiết ....................................................................... 93 3.3. Cải biên tƣ tƣởng tôn giáo .......................................................... 104 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................... 109 KẾT LUẬN ......................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 112 PHỤ LỤC THAM KHẢO ................................................................... 116
  7. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học và điện ảnh có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Mối quan hệ gắn bó này là sự kết hợp của hai sinh thể mặc dù có giá trị riêng, có đời sống độc lập tách biệt nhau thế nhƣng, giữa điện ảnh và văn học vẫn liên tục có “sự trao đổi” ý tƣởng và nội dung. Văn học và điện ảnh liên tục hỗ trợ cho nhau để tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cho từng lĩnh vực. Văn học cung cấp ý tƣởng sáng tạo cho nhà làm phim để xây dựng nên sản phẩm cho lĩnh vực điện ảnh. Thế nhƣng, đôi khi chính bộ phim điện ảnh của các đạo diễn lại tác động ngƣợc đến tác phẩm văn học. Nếu xét theo quy luật cải biên từ văn học sang điện ảnh, văn học rõ ràng đã tác động đến các tác phẩm cải biên theo một chiều - đó là điều mà các công trình nghiên cứu trƣớc đây thƣờng nhấn mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, có những sản phẩm điện ảnh sau khi đƣợc thực hiện cải biên từ văn học đã làm rõ ý nghĩa hoặc bổ sung thêm ý nghĩa cho tác phẩm văn chƣơng – làm cho tác phẩm văn chƣơng thêm phần giá trị. Trong lịch sử của ngành điện ảnh, khi đứng trƣớc nhu cầu về thị hiếu ngày càng tinh tế và có chiều sâu của công chúng, những tác phẩm điện ảnh buộc phải liên tục biến hóa để đáp ứng nhu cầu nội tại của cung – cầu thị trƣờng giải trí và thƣơng mại. Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung cấp cho điện ảnh những mẫu hình tƣợng nhân vật đa dạng, phong phú từ diện mạo lẫn tính cách. Phim cải biên từ văn học gắn liền với đi ện ảnh từ thời kỳ đầu cho đến tận bây giờ. Theo dòng chảy của sự phát triển xã hội và khoa học – kỹ thuật, mối quan hệ này diễn ra ngày càng đa dạng hơn. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp của rất nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ: hình ảnh, âm thanh, ngôn từ… Khi xuất hiện sự kết hợp giữa văn học và điện ảnh, sự kết hợp giữa nhà làm phim với tác giả văn học thì kết quả của quá trình cải biên thƣờng là những tác phẩm điện ảnh thú vị và hấp dẫn vì có sự đối thoại của hai loại hình nghệ thuật. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi làm phim điện ảnh cải biên từ tác phẩm văn học thì tác phẩm cải biên thƣờng sẽ 1
  8. đƣợc chú ý và có nhiều ngƣời biết đến hơn. Phim điện ảnh cải biên đƣợc chú ý bởi hai nguồn công chúng. Thứ nhất đó là những công chúng đã đọc và biết đến tác phẩm văn học trƣớc đó; thứ hai đó là bộ phận những công chúng lần đầu xem và ấn tƣợng bởi nội dung phim điện ảnh. Ngoài ra, những tác phẩm văn học đƣợc cải biên thƣờng có câu chuyện thú vị nên tạo động lực cho các nhà làm phim khai thác. Do đó, các tác phẩm điện ảnh đƣợc cải biên từ văn học cũng thƣờng có câu chuyện thú vị và hấp dẫn từ sự tiếp nhận và sáng tạo thêm của nhà làm phim. Mỗi ngƣời đọc đến với tác phẩm văn học sẽ có những cách tiếp nhận khác nhau tuỳ vào kinh nghiệm sống, kiến thức và những trải nghiệm cá nhân. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy rằng, phim điện ảnh cải biên có cuộc sống mới so với tác phẩm văn học nguồn vì chúng đƣợc triển khai thông qua sự tiếp nhận của riêng ngƣời đọc là nhà làm phim và đƣợc thể hiện trong một hình thức nghệ thuật khác - Chúng tôi gọi đó là sản phẩm của sự cải biên từ văn học sang điện ảnh. Những tác phẩm điện ảnh có sự cải biên dựa vào những sáng tác văn học xuất hiện ngày càng nhiều. Các sản phẩm cải biên này luôn khẳng định giá trị riêng biệt của điện ảnh và văn họ c trƣớc sự đánh giá từ khán giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học – điện ảnh. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay điện ảnh đã có nhiều sự thay đổi và phát triển cả về nội dung lẫn kỹ thuật thể hiện. Có thể nhận định rằng sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình với những thƣớc phim đơn sơ ban đầu vốn không có câu chuyện và kịch tính dần lâu đã trở thành một loại hình nghệ thuật mới. Trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan tr ọng bậc nhất của xã hội hiện đại. Kể từ sau năm 1895, điện ảnh chính thức ra đời. Trải qua hơn 120 năm kể từ ngày ra đời, trong những năm gần đây, các bộ phim điện ảnh cải biên từ tác phẩm văn học luôn thu hút sự chú ý của ngƣời xem. Đó là những nhận định hết sức phong phú từ công chúng sau khi tiếp nhận phim cải biên từ văn học. Công chúng khi mới đón nhận phim điện ảnh cải biên chủ yếu thiên về so sánh sự giống nhau và khác nhau của phim và tác phẩm văn học. Họ quan tâm đến cốt truyện trong phim điện ảnh cải biên có gì thay đổi 2
  9. so với tác phẩm văn học nguồn? Bối cảnh; không gian và thời gian bị dịch chuyển hay giữ nguyên? Hệ thống nhân vật có điều gì mới lạ? Diễn viên có thể hiện hết linh hồn của nhân vật nhƣ trong tác phẩm văn học hay không?… Công chúng càng đặt ra câu hỏi, càng đƣa ra những yêu cầu khắt khe, càng chứng tỏ rõ ràng hơn sức mạnh và yếu tố thành công khi tiến hành cải biên tác phẩm văn học thành phim điện ảnh. Cũng chính vì điều này, các nhà sản xuất phim điện ảnh nói chung và dòng phim điện ảnh cải biên không ngừng tự làm mới mình, luôn sản xuất phim một cách tích cực và luôn hƣớng tới thị hiếu công chúng. Trên thế giới hiện nay, có thể tìm thấy khá nhiều công trình viết về phim cải biên. Tuy nhiên ở Việt Nam, số lƣợng những bài viết, những c ông trình nghiên cứu chuyên sâu về cải biên học thật sự vẫn còn nhiều hạn chế. Đa phần những bài viết này phân tích sự giống và khác nhau của tác phẩm cải biên với tác phẩm văn học. Vì thế các lí thuyết về cải biên học của thế giới vẫn chƣa đƣợc giới thiệu và áp dụng sâu rộng, mà phần lớn những bài nhận xét đều viết từ góc nhìn xem văn học là văn bản gốc, điện ảnh là tác phẩm bậc hai, phái sinh. Đa số vẫn còn đề cao tuyệt đối vị trí của tác phẩm văn học và nhà văn mà quên đi giá trị của đạo diễn và sản phẩm phim điện ảnh. Chính điều này đã làm mất đi sự trọn vẹn của hành trình đi từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật hình ảnh; âm thanh. Thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng để có thể hiểu đƣợc giá trị của một bộ phim cải biên phải nhìn ở nhiều góc độ. Cách nhìn nhận phải có sự công bằng đối với quá trình sáng tạo của ngƣời thực hiện cải biên một tác phẩm từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Đề tài cũng làm rõ con đƣờng của sự chuyển hóa và cộng hƣởng của tác phẩm khi đi từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật hình ảnh và ngƣợc lại chứ không phải là sự so sánh sự giống nhau và khác nhau trên phƣơng diện loại hình. Tiểu thuyết “Phiên bản” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Tú ra mắt độc giả lần đầu vào tháng 03 năm 2011. “Phiên bản” là tiểu thuyết mang tính hiện thực xã hội, là bi kịch về sự tha hoá của con ngƣời dƣới tác động của hoàn cảnh xã hội. Từ khi ra đời đến nay (2009 - 2019), tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú đã đƣợc độc giả 3
  10. trong nƣớc đón nhận nồng nhiệt. Điều này đƣợc chứng minh là qua liên tiếp 7 lần tái bản kể từ năm 2009 với số lƣợt in hơn 14.000 bản tiểu thuyết. Bên cạnh đó, tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú cũng là cuốn tiểu thuyết mang đậm chất điện ảnh trong cách viết và trình bày nội dung. Trong tiểu thuyết “Phiên bản”, nhà văn Nguyễn Đình Tú đã để các mảng ký ức, nội dung đƣợc sắp xếp xáo trộn với nhau nhƣ thủ pháp dựng phim, nhiều câu văn giàu hình ảnh. Những độc giả tinh hoa có thể nghiên cứu và lí giải tác phẩm này bằng những lý thuyết hậu hiện đại, tìm hiểu khả năng cải biên tác phẩm văn học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2014, bộ phim “Hương Ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cƣờng chính thức công chiếu tại các rạp phim Việt Nam và tạo đƣợc tiếng vang tích cực. Đây là phim cải biên từ tiểu thuyết “Phiên bản”. Chính vì lẽ đó cho nên khi đƣợc công chiếu trên cả nƣớc, “Hương Ga” đã thu hút ngƣời xem cũng nhƣ nhận đƣợc nhiều nhận xét đánh giá từ các bình luận đơn giản đến các bài phê bình chuyên về văn học và điện ảnh. Mặc dù tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh “Hương Ga” đã thành công khi đƣợc công chúng đón nhận. Thế nhƣng, nhìn chung vẫn chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu về hành trình đi từ tác phẩm văn học “Phiên bản” đến tác phẩm điện ảnh “Hương Ga”. Vai trò cùa đạo diễn phim cải biên vẫn còn chƣa đƣợc nhận định xứng đáng. Với mong muốn nghiêm túc thực hiện một đề tài nghiên cứu về vấn đề cải biên học cũng nhƣ làm rõ mối quan hệ trên chặng hành trình từ văn học đến điện ảnh của tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh “Hương Ga” bằng cách áp dụng những lí thuyết cải biên học, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: Tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú - Hành trình từ văn học đến điện ảnh. 4
  11. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Cải biên từ văn học đến điện ảnh Cải biên học là một vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử điện ảnh thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề này vẫn còn khá mới, mặc dù phim cải biên đã xuất hiện khá lâu trong nền điện ảnh nƣớc nhà. Qua quá trình tìm hiểu có phần còn hạn chế về tƣ liệu, chúng tôi tạm thống kê lại những công trình nghiên cứu về cải biên học nhƣ sau. Năm 2009, Trƣơng Nữ Diệu Linh có công trình Từ tác phẩm văn học đến phim truyện điện ảnh, Luận văn cao học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn đã nêu các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm văn học qua góc nhìn điện ảnh nhƣ: ngôn từ, cốt truyện, hình tƣợng nghệ thuật,… khái quát các đặc trƣng của phim điện ảnh. Sự chuyển dịch kí hiệu nghệ thuật từ thế giới trừu tƣợng của văn học đến thế giới hữu hình của điện ảnh. Ngƣời viết đã phân tích nêu lên những vấn đề về tiếp nhận văn học và sự cảm thụ tác phẩm phim cải biên. Năm 2010, Đỗ Thị Ngọc Điệp với luận văn thạc sĩ Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) đã nêu lên một số vấn đề tự sự học trong việc chuyển thể. Vấn đề về cốt truyện, nhân vật, kết cấu trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh đƣợc phân tích rõ ràng. Đó là một quá trình tiếp thu các yếu tố tự sự, sau đó bổ sung, cải biên để phù hợp với tác phẩm điện ảnh. Năm 2012, Nguyễn Thị Hoa trong luận văn thạc sĩ Từ trang viết đến màn bạc: chuyển thể điện ảnh và sự hội đáp của người xem/người đọc qua một số tác phẩn văn học Việt Nam đương đại đã đƣa ra những quan điểm về chuyển thể điện ảnh từ các tác phẩm văn học. Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lí luận, giải thích các khái niệm chuyển thể là gì và sự chuyển dịch nội dung hình thức từ tác phẩm văn học sang điện ảnh. Đứng trên lí thuyết về tiếp nhận, ngƣời viết đã vận dụng khái niệm tầm đón đợi, cách tiếp nhận đối với một tác phẩm chuyển thể. Từ việc vận dụng những lí thuyết về phim chuyển thể, Nguyễn Thị Hoa đã phân tích những tác phẩm phim cụ thể để làm rõ hơn về lí thuyết tiếp nhận. Cũng trong năm 2012, Nguyễn Thị Ngọc Diễm có công trình nghiên cứu Vấn đề chuyển thể tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sang điện ảnh. Ngƣời viết đã nêu ra một số vấn đề lí thuyết về văn học và điện ảnh trong đó có thế giới ngôn ngữ và hình tƣợng, đồng thời liệt kê những điểm chung của hai loại hình nghệ 5
  12. thuật này. Tác giả công trình đã thấy đƣợc sự đồng điệu trong quan niệm nghệ thuật giữa văn học và điện ảnh, thế giới trừu tƣợng và những biểu hiện cụ thể. Ngƣời viết cũng khẳng định rằng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là một biện pháp nâng cao tính văn học trong phim. Năm 2014, Hội điện ảnh Việt Nam cho xuất bản quyển Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh của Phan Bích Thủy. Đây có thể xem là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh về cải biên học ở nƣớc ta. Tác giả công trình đã chỉ ra và nêu bật đƣợc mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau giữa văn học và điện ảnh, tuy nhiên vẫn dùng khái niệm chuyển thể chứ chƣa dùng Khái niệm cải biên (Adaptation). Những yếu tố của văn học khi đi vào điện ảnh đƣợc chú ý và cải biên nhƣ thế nào cùng những đặc trƣng của quy trình sản xuất phim chuyển thể đã đƣợc thể hiện trong công trình. Ngoài ra, Phan Bích Thủy còn thống kê những tác phẩm điện ảnh đƣợc cải biên từ tác phẩm văn học trong điện ảnh Việt Nam, những thành công và những hạn chế đi kèm trong quá trình dựng phim cải biên. Cũng trong năm 2014, Nguyễn Thị Kim Yến đã thực hiện công trình Từ văn học đến điện ảnh trong phim của của Đặng Nhật Minh. Tác giả đã trích dẫn những khái niệm khoa học về văn học và điện ảnh đồng thời nêu bật điểm giống và khác nhau của hai loại hình nghệ thuật này. Tuy là hai loại hình độc lập nhƣng cả văn học và điện ảnh có chung những đặc điểm nhƣ tính sáng tạo nghệ thuật, các chức năng chính (giải trí, nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp, dự báo…), cùng có những phƣơng pháp xây dựng nhân vật và kết cấu tự sự bên cạnh đó cũng có những biện pháp nghệ thuật khác nhƣ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tƣợng trƣng… Ngƣời viết cũng chỉ ra đƣợc những nét khác biệt giữa văn học và điện ảnh đó là về chất liệu sáng tác, quá trình sáng tạo và sự tiếp nhận của ngƣời đọc/ngƣời xem. Nguyễn Thị Kim Yến đã lựa chọn phân tích trƣờng hợp đạo diễn Đặng Nhật Minh để lí giải những nét độc đáo và khác biệt khi cải biên tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh. Luận văn còn đƣa ra một số đặc điểm về thực trạng điện ảnh nƣớc nhà và cũng phát hiện hƣớng đi mới của dòng phim nghệ thuật Việt Nam. Năm 2015, Lƣu Thị Nhƣ Trang, Kẻ trộm sách của Markus Zusak – Từ văn học đến điện ảnh khóa luận tốt nghiệp năm 2015, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Khóa luận đã giới thiệu Khái niệm cải biên (Adaptation) học, tóm tắt về lịch sử hình thành và phá triển của điện ảnh, các trƣờng phái phim nghiên cứu điện 6
  13. ảnh một cách độc lập. Thông qua trƣờng hợp cải biên tác phẩm Kẻ trộm sách phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải biên tác phẩm văn học thành phim. Năm 2016, Lê Thị Dƣơng với luận án tiến sĩ “Hiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ở Việt Nam – Nghiên cứu liên văn bản” tác giả đã dành hẳn một chƣơng trong công trình để trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu từ đó đƣa ra hƣớng đi mới cho đề tài của mình là hƣớng nghiên cứu lien văn bản. Tác giả Lê Thị Dƣơng đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ở lý thuyết chuyển đổi ký hiệu liên văn bản hết sức chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại vấn đề về “sự trung thành”. Phần nhiều tập trung vào sự giống và khác của phim điện ảnh cải biên so với tác phẩm nguồn nhƣ thế nào. Năm 2017, Tiến sĩ Đào Lê Na trong công trình nghiên cứu Chân trời của hình ảnh từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira đã có những thống kê về lịch sử cải biên học trên thế giới. Lí thuyết về cải biên học là sự phức hợp của các lí thuyết liên văn bản, phiên dịch học, văn hóa học, giải kiến tạo đã đƣợc trình bày trong luận án. Tác giả công trình còn nêu bật góc nhìn mới từ văn học đến điện ảnh, đó là một hành trình tuy khác biệt nhƣng vẫn có điểm giao nhau, phân tích tính cải biên khả thi và sự hồi đáp của ngƣời tiếp nhận đối với tác phẩm phim cải biên. Tác giả nhận định rằng văn học và điện ảnh là hai loại hình độc lập với nhau nên không thể phán xét tác phẩm điện ảnh có trung thành với tác phẩm văn học đến từng chi tiết không. Việc cải biên tác phẩm văn học chỉ là một cách đọc của nhà làm phim đối với tác phẩm ấy. Tóm lại, về lịch sử nghiên cứu vấn đề, đa số các công trình nghiên cứu đều chú trọng sử dụng phƣơng pháp so sánh để tìm ra điểm giống và khác với tác phẩm tiền đề. Đa phần vẫn còn sử dụng thuật ngữ chuyển thể thay vì thuật ngữ cải biên. Tác phẩm sau khi đƣợc cải biên ít đƣợc nhìn nhận và xét trên một bình diện độc lập mà luôn bị đặt trong hệ quy chiếu so sánh giữa hai loại hình nghệ thuật khác biệt nhau về cách thể hiện. Nếu cứ cố gắng tìm ra đâu là gốc và đâu là sản phẩm hậu chuyển đổi, chúng tôi cho rằng sẽ rất khó để hiểu hết hành trình cải biên từ văn học đến điện ảnh. Chính vì lý do đó mà giá trị của các tác phẩm từ quá trình cải biên chƣa đƣợc đánh giá đúng nơi công chúng ở chiều hƣớng định nhận. 7
  14. 2.2. Tác giả Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết “Phiên bản” Nhà văn Nguyễn Đình Tú từ năm 2002 đến nay, tuy chỉ mới góp mặt vào làng văn Việt Nam 17 năm nhƣng đã để lại những tác phẩm sáng tác đáng ghi nhận về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Tú và các tác phẩm của anh từ nghệ thuật, phong cách sáng tác đến nội dung, các mặt hiện thực của cuộc sống đƣợc phản ánh… cũng ngày càng nhiều, cụ thể nhƣ sau: Bản thân Nguyễn Đình Tú là một sĩ quan quân đội, hoạt động binh nghiệp song song với công việc sáng tác văn chƣơng, cho nên Nguyễn Đình Tú và các sáng tác của ông trƣớc hết gây đƣợc sự chú ý từ các nhà văn quân đội nhƣ Nam Hà, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai... Các nhà văn trên đã có những đánh giá sắc sảo về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú trong các bài viết:“Một khái niệm mới về tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”; “Nguyễn Đình Tú và “Nháp”; “Phiên bản”- Một mệnh đề mang tính tường luận lý thú”. Ngoài ra, cây bút văn dồi dào hiện thực Nguyễn Đình Tú còn thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà phê bình văn học nhƣ Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Chí Hoan, Ngô Tự Lập, Văn Giá, Inrasara, Trần Tố Loan, Đoàn Minh Tâm, Đoàn Ánh Dƣơng, Trịnh Sơn, Đào Bá Đoàn, Bùi Việt Thắng, Ngô Hƣơng Giang... Các nhà phê bình văn học trên cũng đã đƣa ra những nhận xét có giá trị về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú qua các bài viết nhƣ: “Kín - một dòng tiểu thuyết miên man”; “Từ Hồ sơ một tử tù” đến “Nháp” - một chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”; “Phiên bản - Hồ sơ một sự thanh tẩy” ; “Hoang tâm -hay sự trở về với căn tính văn hóa”; “Thế hệ Nháp;Bên dòng Sầu Diện - Cách tiếp cận chiến tranh của người viết trẻ”; “Dịch chuyển tiêu cực trong tiểu thuyết Nháp”; “Lối viết nước đôi hay phép lợi thế trong tiểu thuyết Phiên bản” Bên cạnh đó, liên quan đến các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú cũng có những bài viết lớn, nhỏ đƣợc in trên báo chí và các diễn đàn văn học nhƣ: Hoài Hƣơng với “Nháp hay sự yếm thế trong tâm hồn con người”; Nguyễn Thanh Tú với “Nháp hay sự nối dài những bi kịch”; Phạm Thùy Linh với “Phiên bản” - góc tiếp cận nhân văn; Nghiêm Tuấn Anh với “Phiên bản” những mảng tối của cuộc đời; Hƣơng Giang với “Phiên bản” của bạo lực và tình người; Phong Lan với Nguyễn 8
  15. Đình Tú và hé lộ “Kín”; Lãm Nguyên với “Kín – cuộc tìm lối của người trẻ”; Tiểu Quyên với “Nhà văn Nguyễn Đình Tú - Nội lực sáng tạo không giới hạn”; Dƣơng Tử Thành với “Nguyễn Đình Tú không tránh sắc dục trong sách mới”.… 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Khám phá, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi ý tƣởng, tái tạo nội dung, sự dịch chuyển ký hiệu văn bản thể hiện gắn với lý thuyết cải biên học để từ đó làm rõ hành trình đi từ nghệ thuật ngôn từ của văn học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh. Làm rõ những những thông điệp đầy tính nhân văn ẩn chứa trong tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú cũng nhƣ trong phim điện ảnh “Hương Ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cƣờng. 3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về đối tƣợng nghiên cứu Để thực hiện trọn vẹn đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi chú trọng vào cuốn tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, xuất bản ngày 11 tháng 7 năm 2014, nội dung chính thức 328 trang. Đồng thời ngƣời nghiên cứu đề tài cũng khảo sát thêm một vài các tiểu thuyết đã xuất bản và đã đƣợc cải biên thành phim để đối chiếu làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó chúng tôi cũng song song tìm hiểu và nghiên cứu về bộ phim điện ảnh “Hương Ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cƣờng. Bản phim phát hành tại cụm rạp CGV ngày 27/10/2014. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình cải biên của tiểu thuyết “Phiên bản” từ văn học sang điện ảnh. Chúng tôi nhận định rằng nội dung của tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điên ảnh “Hương Ga” chắc chắn có sự thay đổi khi chuyển đổi từ bề mặt văn bản lên màn ảnh nghe nhìn. Thuật ngữ chuyển thể chỉ chú trọng vào sự chuyển đổi thể loại mà chƣa tƣờng minh đến vấn đề thay đổi nội dung. Để thực hiện đƣợc công trình nghiên cứu này chúng tôi định hƣớng ngay từ đầu về lý thuyết nền. Về hƣớng nghiên cứu chúng tôi sử dụng thuật ngữ cải biên (Đào Lê Na, 2015) và các lý thuyết liên văn bản thay vì sử dụng thuật ngữ chuyển thể mang nặng tính so sánh 9
  16. và chƣa chính xác. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về tác phẩm “Phiên bản” về hành trình của sự cải biên từ văn học sang điện ảnh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tác phẩm “Phiên bản” và các nghiên cứu về lý thuyết cải biên học. Chúng tôi nhận thấy rằng cần có sự kết hợp nhiều lí thuyết nghiên cứu khác nhau để áp dụng vào lí giải đề tài, cụ thể chúng tôi định hƣớng nhƣ sau. Phương pháp thi pháp học: Nghiên cứu thi pháp của tác phẩm “Phiên bản” để thử lí giải nét đặc biệt thu hút độc giả mọi thời đại và không phân biệt biên giới. Chúng tôi áp dụng lí thuyết này cũng để tiếp cận cách tạo nên thế giới nghệ thuật của truyện kể cùng với những màu sắc cuộc sống của nhân vật trong truyện. Phương pháp tự sự học: Để thu hút đƣợc ngƣời nghe cũng nhƣ ngƣời đọc thì mỗi câu chuyện luôn phải có ngƣời trần thuật xuất sắc, họ đóng vai trò kể lại câu chuyện. Ngƣời kể truyện trong tác phẩm “Phiên bản” đã rất thành công với giọng kể cũng nhƣ phƣơng pháp tự sự kể chuyện của mình. Phương pháp tiếp nhận văn học: Áp dụng phƣơng pháp này cho việc phân tích hiệu ứng của tác phẩm đối với độc giả. Từ đó, chúng tôi có thể tiến hành lí giải các tình huống truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật, cốt truyện và mục đích sáng tác của các tác giả cũng nhƣ sự yêu thích và sức sống lâu bền của “Phiên bản”. Phương pháp nghiên cứu loại hình: Áp dụng lí thuyết này để nghiên cứu một cách độc lập tƣơng đối hai loại hình văn học và điện ảnh, để từ đó lí giải tác phẩm theo các đặc trƣng nghệ thuật của mỗi loại hình. Phương pháp nghiên cứu liên văn bản: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi lí giải những văn bản nhỏ trong một chỉnh thể văn bản lớn là tác phẩm, từ đó soi rọi cho việc nghiên cứu song song những biến chuyển từ văn học đến điện ảnh và sự tác độn g trở lại của điện ảnh đối với văn học. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học và điện ảnh là hai loại hình tồn tại độc lập với nhau, áp dụng lí thuyết về cải biên học để tìm hiểu những yếu tố văn học và điện ảnh có trong tác phẩm văn học và bộ phim cải biên. 10
  17. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu “Tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú - Hành trình từ văn học đến điện ảnh” có ba phần. Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung luận văn có độ dài 101 trang, cụ thể nhƣ sau: CHƢƠNG 1: Khái quát về cải biên học và đối tƣợng nghiên cứu  Dung lượng: 19 trang  Những nền tảng của cải biên học về khái niệm và lý thuyết  Tiểu thuyết “Phiên bản” - nhà văn Nguyễn Đình Tú  Phim điện ảnh “Hương Ga” - đạo diễn Ngô Quốc Cƣờng  Tiểu kết chƣơng 1 CHƢƠNG 2: Tính cải biên khả thi của tiểu thuyết “Phiên bản”  Dung lượng: 39 trang  Những điều kiện thuận lợi để cải biên  Những thách thức từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh  Tiểu kết chƣơng 2 CHƢƠNG 3: Phim “Hƣơng Ga” - Sự hồi đáp của đạo diễn  Dung lượng: 43 trang  Cải biên cấu trúc tự sự  Cải biên tình tiết  Cải biên tƣ tƣởng tôn giáo  Tiểu kết chƣơng 3 11
  18. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ CẢI BIÊN HỌC VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Những nền tảng của cải biên học Từ cuối thế kỉ XIX cho tới nay, cách nhìn về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh với việc điện ảnh vay mƣợn ý tƣởng và nội dung của các lĩnh vực khác bao gồm văn học và âm nhạc “đã không ít lần xem nhẹ nhau, cứu rỗi nhau, học hỏi từ nhau, và làm méo mó bản ngã tự phong của nhau” (Timothy Corrigan, 2013). Dựa trên các đặc trƣng về các phƣơng diện nghệ thuật, điện ảnh đƣợc định danh riêng biệt là một bộ môn nghệ thuật của hình ảnh và sự chuyển động hình ảnh. Theo phân loại của Hegel thì sáu lĩnh vực có từ trƣớc khi điện ảnh ra đời đó là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thơ ca. Điện ảnh đƣợc xem là nghệ thuật thứ bảy ra đời vào năm 1895. Các tác phẩm điện ảnh mới ra đời đƣợc trình chiếu đầu tiên ở phƣơng Tây, sau đó lan sang các nƣớc ở các khu vực khác trên thế giới. Phim điện ảnh thời kỳ đầu đến với công chúng qua các nhà hát có các màn chiếu màu trắng bạc khổ rộng, chiếu xen kẽ với các buổi hoà nhạc. Chính vì cách thức đến với công chúng nhƣ trên, cho nên hai thuật ngữ “Màn bạc” đƣợc xuất hiện từ đó. Trong luận văn cao học “Chất điện ảnh trong văn học qua một số tiểu thuyết của Marguerite Duras” của Đỗ Thị Ngọc Điệp năm 2006 có nhấn mạnh rằng điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật - công nghệ và nằm trong cấu trúc văn hoá, truyền thông đại chúng. Có nhiều quan niệm khác nhau về đặc trƣng điện ảnh, tuy nhiên điện ảnh có 8 thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng, tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thƣơng mại và mang giá trị tƣ tƣởng nhân sinh sâu sắc. Kể từ sau năm 1895, điện ảnh đã luôn khẳng định vị thế của ngƣời em út trong đại gia đình nghệ thuật bảy thành viên. Điện ảnh là sự tiếp nối các giá trị sẵn có từ hội họa, văn học, âm nhạc… Những năm cuối thế kỷ XIX, bộ môn này đã kế thừa và tạo ra những sản phẩm hết sức mới lạ. Cho đến ngày nay, điện ảnh vẫn gây đƣợc ấn tƣợng mạnh nơi công chúng thƣởng thức. Và song song cùng với các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm điện ảnh đã có chỗ đứng hết sức vững chãi không thua kém gì các lĩnh vực đầu tiên nhƣ văn học hay âm nhạc. Từ 12
  19. lúc ra đời cho đến nay, điện ảnh đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhiều trƣờng phái điện ảnh trên thế giới ra đời với sự cách tân đầy mới lạ về cách thức làm phim, nội dung, ý tƣởng thông điệp và cả kỹ thuật dựng phim. Điện ảnh cũng giống nhƣ văn học hay các lĩnh vực nghệ thuật khác ở khả năng luôn tự làm mới mình để khẳng định sự tồn tại. Bản chất thật sự về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học hay các bộ môn nghệ thuật khác luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi kể từ sau khi điện ảnh ra đời. Tuy nhiên, đi theo cùng những năm tháng vận động, nghiên cứu và phát triển của lịch sử nhân loại, có thể thấy rằng lịch sử quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đƣơng đầu và phụ thuộc lẫn nhau. Điện ảnh sinh ra sau văn học. Khi điện ảnh lấy ý tƣởng từ văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác để sáng tạo thì xảy ra vấn đề về việc định danh sản phẩm kế thừa. Sản phẩm từ sự vay mƣợn, đó là sự sở hữu hoàn toàn độc lập của điện ảnh hay của cả loại hình nghệ thuật văn học mà điện ảnh đã vay mƣợn ý tƣởng và nội dung? Đâu là phần nhiều trong sản phẩm kế thừa vay mƣợn đó? Tác phẩm điện ảnh có phụ thuộc vào tác phẩm văn học mà nó vay mƣợn ý tƣởng không? Nếu có thì sự phụ thuộc đó sẽ đƣợc xem xét ra sao? Nếu không thì việc vay mƣợn đƣợc lý giải nhƣ thế nào? 1.1.1. Khái niệm cải biên (Adaptation) Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nhận định xét trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta cố gắng trả lời những câu hỏi trên mà hoàn toàn tách biệt giá trị của văn học và điện ảnh thì động thái đó sẽ làm mất đi phần nào giá trị của từng loại hình. Tôn trọng mối quan hệ giữa điện ảnh - văn học và cả hành trình của chặng đƣờng thay đổi, chúng tôi nhìn nhận mối quan hệ trên là một hệ quả tất yếu của tiến trình phát t riển và tự làm mới mình của các hình thức nghệ thuật. Quá trình thay đổi “làm mới” sau khi vay mƣợn, hoàn toàn không làm mất đi giá trị của “nơi chọn lựa để kế thừa hoặc vay mƣợn nội dung ý tƣởng”. Ngƣợc lại sản phẩm sau sự thay đổi đầy chất sáng tạo của ngƣời làm điện ảnh lại hoàn toàn độc lập khác biệt trên nhiều phƣơng diện về nội dung và cả hình thức thể hiện. Chúng ta có thể gọi một cách trung tính, đó là hành trình từ văn học đến điện ảnh - Hành trình của hoạt động cải 13
  20. biên tác phẩm văn học trở thành sản phẩm phim điện ảnh. Khái niệm cải biên (Adaptation) đƣợc dùng rộng rãi và phổ biến mạnh mẽ trong giới phê bình nghiên cứu khoa học thời gian gần đây. Trƣớc đây cải biên thƣờng bị “tƣơng đƣơng hóa”, bị xem là có cùng nghĩa biểu thị với khái niệm chuyển thể. Tuy nhiên điều này chƣa thật sự chính xác hoàn toàn. Việc cải tạo cho mới hơn một sản phẩm đã có trƣớc đó là một quá trình có từ rất sớm. Quá trình này diễn ra ở tất cả các bộ môn nghệ thuật. Tuy nhiên vấn đề đặt ra mới hơn là quá trình cải tạo, vay mƣợn ý tƣởng và nội dung này có phải chỉ diễn ra và dừng lại trong cùng một lĩnh vực nghệ thuật? Chúng tôi muốn nói rõ hơn về Khái niệm cải biên (Adaptation) ở hai chiều kích: Sự thay đổi về loại hình nghệ thuật và quá trình tái sáng tạo nội dung.  Cải biên là sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Tác giả Đào Lê Na trong công trình nghiên cứu “Chân trời của hình ảnh”, nhận định thuật ngữ “Adaptation” đƣợc hiểu là sự cải biên hoặc sự thích nghi. Do vậy, chúng tôi tiếp nhận cơ sở lý thuyết từ công trình của Đào Lê Na để có thể chọn cách chuyển ngữ khái niệm “Theory of Adaptation” thành “Lí thuyết cải biên”. Theo Từ điển tiếng Việt, cải biên là sửa đổi ít nhiều hoặc biên soạn lại. Bên cạnh đó, theo tài liệu của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì cải biên là sửa đổi một phần nội dung; dịch chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện trên cơ sở bản gốc hoặc một phần bản gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc dựa trên nội dung cơ bản của tác phẩm đó để sáng tạo ra tác phẩm mới. Trong khi đó, thuật ngữ “chuyển thể” là việc chuyển đổi một tác phẩm thƣờng là tác phẩm văn học, nghệ thuật sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm khác. Chuyển thể chỉ đơn giản đề cập đến sự thay đổi loại hình từ văn học thành kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh khiến cho những tác phẩm có nguồn gốc từ văn chƣơng thƣờng bị đánh giá là “không trung thành với nội dung của tác phẩm văn chương”. Từ những ghi nhận trên, có thể thấy rằng thuật ngữ “cải biên” có nội hàm rộng hơn và chính xác hơn so với thuật ngữ “chuyển thể”. Khi nói về cải biên 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2