Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (Khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng)
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ hiện thực đời sống nông thôn sau đổi mới, thế giới nhân vật và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu góp phần đem lại thành công trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (Khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ BÙI THỊ CHUYÊN TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975 (KHẢO SÁT QUA TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ ĐÀO THẮNG) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ BÙI THỊ CHUYÊN TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975 (KHẢO SÁT QUA TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ ĐÀO THẮNG) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam Mã số: 602234 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thảo Miên Hà Nội - 2013 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 2 2.1 Những vấn đề chung .................................................................................................... 2 2.2 Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía .................... 4 2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường 4 2.2.2 Về tiểu thuyết Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng ........................................ 8 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu .............................................................................. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................10 4.1 Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................10 4.2 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................10 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................11 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN KHĂC TRƯỜNG VÀ ĐÀO THẮNG ............................................................................................................................................12 1.1 Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ...........................................................................................................................12 1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn trước đổi mới (1986)............................................12 1.1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (1986) ................................................18 1.2 Sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ............................................................24 1.2.1 Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại...........................................................................................................................24 1.2.2 Tiểu thuyết Đào Thắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.25 CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC NÔNG THÔN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA VÀ DÒNG SÔNG MÍA ........28
- 2.1 Đời sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía .....................................................................................................................................28 2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kỳ tiền đổi mới..............................................................28 2.1.2 Vấn đề cải cách ruộng đất......................................................................................35 2.1.3 Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong hai tiểu thuyết ............40 2.2Nhân vật trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía ............................................................................................................................................55 2.2.1 Nhân vật mang dấu vết tha hóa và yếu tố bi kịch ...............................................55 2.2.2 Nhân vật có số phận bi thảm..................................................................................61 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA VÀ DÒNG SÔNG MÍA.....67 3.1. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật ..................................................................................67 3.1.1 Xây dựng những chi tiết ngoại hình ......................................................................68 3.1.2 Khắc hoạ nội tâm nhân vật ....................................................................................72 3.1.3. Khắc hoạ nhân vật qua những hành động...........................................................75 3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía.............................................................................................................................76 3.2.1.Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện)...............................................77 3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật. .................................................................................................80 3.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................................84 3.4 Kết cấu nghệ thuật .....................................................................................................88 3.3.1 Kết cấu lắp ghép cốt truyện....................................................................................88 3.3.2 Kết cấu buông lửng, để ngỏ ...................................................................................89 KẾT LUẬN......................................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................95
- MỞ ĐẦU 1 . Lí do chọn đề tài Nông thôn luôn là đề tài xuyên suốt của văn học Việt Nam: Từ ca dao, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Mỗi thời kỳ tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội mà nông thôn được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Trong dòng văn học Hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945, nông thôn hiện lên với cái đói, cái nghèo, tối tăm, lạc hậu. Sau cách mạng Tháng tám đến năm 1975, đề tài nông thôn được khai thác với cảm hứng ngợi ca những mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống. Sau năm 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI (1986) với tinh thần tự do dân chủ nhìn thẳng vào sự thật, phát huy nhân tố con người đã mang đến cho văn chương một luồng sinh khí mới. Các nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của mình về hiện thực. Hơn thế nữa, giai đoạn này trong lòng văn học đang diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ đó là: sự chuyển biến từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư. Sự chuyển đổi này đã mang đến cho văn học viết về nông thôn những thay đổi đáng ghi nhận. Dưới cái nhìn thế sự, người nông dân xuất hiện trên những trang văn với tất cả những buồn vui, sướng khổ. Chưa bao giờ cuộc sống riêng tư, số phận con người lại được chú ý đến như vậy. Trong hàng loạt tác phẩm văn xuôi được viết từ sau đổi mới về đề tài nông thôn như Thời xa vắng, Chuyện làng cuội của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Thuỷ hoả đạo tặc của Hoàng Minh Tường, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Dòng sông mía của Đào Thắng …thì Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía là hai tác phẩm tiêu biểu, sắc nét nhất. Giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tiểu thuyết này được khẳng định bằng việc nhận giải thưởng thường niên do Hội nhà văn tổ chức, và quan trọng hơn là được độc giả nhiệt tình đón nhận. Nhiều bài viết đã khẳng định thành công của hai tiểu thuyết này trên nhiều phương diện, và bản thân người viết cũng có niềm say mê đối với hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía, đó là lý do để 1
- chúng tôi lựa chọn : Tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng) làm đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định vị trí và đóng góp của hai nhà văn ở mảng tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ sau đổi mới nói riêng, và đối với nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Những vấn đề chung Sau năm 1986, bên cạnh hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn gây tiếng vang như Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…đã xuất hiện nhiều cây bút mới viết về nông thôn như: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Minh Tường, Đào Thắng…tất cả đã tạo nên một không khí sôi động trên văn đàn. Nhiều tác phẩm đã gặt hái được thành công, và cùng với đó cũng bắt đầu xuất hiện các bài nghiên cứu, phê bình về mảng văn học này. Hầu hết các bài viết đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống nông thôn trước và sau đổi mới, và thống nhất ghi nhận sau Đại hội Đảng VI (1986), văn xuôi viết về nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Tác giả Trần Cương trong bài Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 [18] đã nhận thấy có hai sự chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 so với những năm trước đó, đó là: Sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển biến trong phạm vi bao quát hiện thực. Ở bài viết này, nói về sự chuyến biến trong chủ đề Trần Cương đã đánh giá ― dường như lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà trước kia chưa có đó là sản phẩm con người và hạnh phúc cá nhân…‖ [18;Tr.36]. Ở phạm vi bao quát hiện thực tác giả cũng nhận xét: Các nhà văn đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn một cách chân thực và sâu sắc. Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX [ 53] có bài: ―Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ đổi mới‖, tác giả có đề cập đến văn học sau chiến tranh. Đặt đề tài nông thôn bên cạnh các đề tài khác, bài viết đã chỉ ra những đổi mới của đề tài nông thôn trong sự đổi mới chung của tiểu thuyết sau 1986. Ngoài ra, trong bài viết này tác giả còn nói đến một vài vấn đề tồn tại của đời sống 2
- nông thôn trong mối quan hệ dòng tộc. Nhà nghiên cứu Phong Lê trong công trình Nghiên cứu văn học [62] với bài: “Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8 năm 1945”. Trong bài viết này tác giả đã có một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến những năm sau đổi mới, đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI. Công trình tiêu biểu viết về đề tài nông thôn có lẽ phải kể đến tác giả Lã Duy Lan với công trình khoa học Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và đổi mới [52]. Trong công trình này, tác giả đã khái quát và đánh giá về nông thôn trong suốt quá trình phát triển từ trước và sau 1986. Nếu ở giai đoạn trước năm 1986, tác giả đi vào những thành tựu và hạn chế trong việc phản ánh hiện thực thì ở giai đoạn sau năm 1986, ngoài việc giới thiệu diện mạo chung, tác giả còn tập trung đánh giá những ―đặc trưng sáng tạo về nội dung‖ của văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ đổi mới qua sự chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao quát hiện thực và cách thể hiện nhân vật. Đồng thời tác giả cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về phương diện nghệ thuật: Ngôn ngữ, thể loại, phong cách chung và giọng điệu. Xác định ranh giới của tiểu thuyết nông thôn trước và sau đổi mới trong bài Về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi sau 1975, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan cho rằng “ Lâu nay người nông dân chưa được nhìn nhận qua vấn đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp tác xã, giờ đây vấn đề đó được nhà văn nhìn vào số phận lịch sử của họ. Và lịch sử đất nước được hiện ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật trong cuộc mưu sinh, trong sự duy trì đóng góp để làm nghĩa vụ cho tổ quốc, với phần trách nhiệm của từng hoàn cảnh gia đình” [54;Tr.50], Từ góc độ đó, tác giả cho rằng “đã có một cách soi xét lại một thời đã qua, thông qua những số phận cá nhân và những vấn đề của một làng xã, một dòng họ”[54;Tr.48], trong đó “nổi bật lên là mối mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân nấp dưới vấn đề họ tộc”[54;Tr.40]. Tác giả Phạm Ngọc Tến trong bài Đề tài nông thôn không bao giờ mòn cũng có cái nhìn lạc quan. Trong bài viết tác giả đã khẳng định đề tài nông thôn không bao giờ “bạc màu”, “không bao giờ mòn”. Bởi nông thôn việt Nam đang từng bước chuyển mình, đáng được ghi nhận. Quá trình nông thôn hóa, sự tác động của công 3
- nghiệp vào nông nghiệp, sự lai căng về văn hóa…cũng có mặt tích cực và tiêu cực nên đáng để các nhà văn suy ngẫm, trăn trở [87]. Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, tác giả Lê Thị Hường đã chỉ ra được những đặc điểm chính của tiểu thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nông thôn là một trong những đề tài đã gây được ấn tượng. Các nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con người sống trên những mảnh đất phần lớn còn chịu sức đè của những thói tục cũ.[ 49] Nhân dịp cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002 – 2004) kết thúc, báo Sài Gòn giải phóng đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Trong cuộc trao đổi này, nhà thơ đã khẳng định: Có mùa gặt mới của tiểu thuyết nông thôn đầu thế kỷ XXI. Nét mới của cuộc thi tiểu thuyết lần 2 là các nhà văn đã có sự mở rộng biên độ khi viết về nông thôn. Họ “đặt nông thôn Việt Nam trong những biến cố của dân tộc đầy bão táp theo chiều dài lịch sử”, “với độ mở và góc khuất mà trước đó nhiều nhà văn chưa có điều kiện để truyền tải tới bạn đọc. Những yếu tố đó tạo nên bộ mặt và sức bền của nông thôn Việt Nam. Qua Dòng sông mía, Cánh đồng lưu lạc… đã chứng tỏ được “sức sống của dân tộc, cốt cách của người nông dân được phác họa một cách sắc sảo”[88]. Như vậy, văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn từ sau 1975 đã thực sự hồi sinh, để lại nhiều dấu ấn qua mỗi giai đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm. Phải khẳng định rằng, văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này đã không dẫm lên những lối mòn quen thuộc, mà đã có sự chuyển mình, hứa hẹn nhiều thành tựu ở những giai đoạn sau. 2.2 Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía 2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trƣờng Nguyễn Khắc Trường là một cây bút trẻ của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Khởi đầu với các tập truyện Cửa khẩu, Thác rừng , Miền đất mặt trời nhưng thể loại truyện ngắn này đã không đem lại thành công cho ông. Đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Trường phải kể đến cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, với cuốn tiểu thuyết này 4
- Nguyễn Khắc Trường đã mang đến cho văn đàn một tiếng nói mới, trực diện và sắc sảo. Khảo sát các tư liệu đã thu thập được chúng tôi nhận thấy các tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Khắc Trường hầu như mới là các ý kiến thảo luận, các bài viết đăng rải rác trên các báo, tạp chí, và các bài phỏng vấn trực tuyến, online, nó không mang tính hệ thống, toàn diện. Ngoài ra cũng còn phải kể đến một số bài được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam, kịch bản phim Mảnh đất lắm người nhiều ma đã được công chiếu dưới cái tên ―Đất và người‖ của hãng phim Truyền hình Việt Nam vào tháng 1 năm 2003. Tuy các ý kiến đánh giá, phê bình đôi khi khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng nhìn chung cũng khá thống nhất khi đánh giá về giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Đáng chú ý là các ý kiến thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25 tháng 01 năm 1991. Trong cuộc thảo luận này các nhà nghiên cứu đã xem xét tác phẩm dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Có ý kiến đưa ra sự đánh giá tổng quát về tác phẩm và khẳng định tài năng của Nguyễn Khắc Trường (Hà Minh Đức), đánh giá tác phẩm ở chiều sâu văn hoá của nó (Bùi Bình Thi), cũng có ý kiến xem xét tác phẩm ở khía cạnh đóng góp của nó với đề tài nông thôn (Phong Lê), ở nghệ thuật trần thuật và cách thức tổ chức cốt truyện (Trần Đình Sử, Trung Trung Đỉnh)…Khái quát về giá trị của Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận thấy nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã ―Viết về nông thôn dưới cái nhìn chân thực, chủ động, làm bộc lộ được qua những trang viết là một nông thôn với nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực... Nông thôn trong tiểu thuyết không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng xóm.Tác giả đã chụp được khuôn mặt đích thực với những nét miêu tả sắc sảo, chân thực”[71]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh lại cho rằng: “ Nguyễn Khắc Trường có tài lập truyện tỉnh táo và kín kẽ. Tôi nghĩ đây là thế mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả. Vì tỉnh táo quá, kĩ quá mà ông lo được hết mọi điều khiến người đọc đỡ phải lo. Nếu anh là người say, không tỉnh táo chắc anh chẳng viết đoạn cuối làm gì. Phần cuối được cái lí mà mất cái lập lờ vô lí khiến người ta 5
- phải thèm khát, thao thức. Tôi nghĩ nghệ thuật lấp lánh ở cái sự say đến ngả nghiêng, đến mập mờ và nó hấp dẫn chính ở cái sự mập mờ ấy‖ [71]. Theo Trần Đình Sử, nhà văn Nguyễn Khắc Trường ―rất giàu vốn sống, đặc biệt ngôn ngữ rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên” [71] và chính điều này mà Trần Đình Sử nhận thấy tác phẩm đã “góp phần đổi mới mảng tiểu thuyết về nông thôn của chúng ta”.Với Phong Lê, thì ―Cuốn sách đặt ra và gây được ấn tượng ở các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó. Không chỉ là chất thơ mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau. Không chỉ những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ những người “dị dạng”, bị đẩy ra hoặc bị hút vào những giao tranh quyết liệt đó.” Và “sức hấp dẫn của cuốn sách là ở một số vỉa mới mà nó khai thác, gắn bó với những vấn đề chung, vừa thực sự, vừa lưu cữu của nông thôn chúng ta” [71]. Bùi Bình Thi khẳng định : Điều mà cuốn tiểu thuyết đã đặt ra rất có ý nghĩa đó là nông thôn bấy lâu nay không hẳn chỉ là vấn đề ruộng đất mà trên hết là một đời sống văn hoá. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh lại nhận thấy: nhà văn đã ―tạo được một không khí riêng cho tác phẩm‖ đó là “một không khí âm dương lẫn lộn, quỷ ở với người, có những nhân vật khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người” [71]. Nguyễn Phan Hách khẳng định: ― Tác phẩm có tinh thần lạc quan‖. Với Thiếu Mai thì: ― Cuốn sách của Nguyễn Khắc Trường hấp dẫn chúng ta bởi nhiều tình tiết, nhiều thông tin mới mẻ, sinh động‖ [71]. Bên cạnh những ý kiến bình luận trên, trong cuộc thảo luận còn có các ý kiến đóng góp của Ngô Thảo, Hoàng Ngọc Hiến, Hồ Phương… Nhìn chung những bài viết này đều có nhận định chung là ý thức dòng họ là vấn đề nổi bật trong các vấn đề về hiện thực nông thôn được phản ánh trong tác phẩm. Ngoài ra còn có những bài viết trên các báo, tạp chí … đánh giá về tiểu thuyết này, hầu hết các ý kiến đều thể hiện những ấn tượng chung nhất, khái quát nhất về tác phẩm. Tiêu biểu là các bài: Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma của Hồng Diệu trên Tạp chí VNQĐ số 8/1991, tác giả nhận thấy ―âm hưởng chủ yếu trong tác phẩm là lòng nhân hậu, là tình người‖. 6
- Lê Thành Nghị có bài“Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma” trên Tạp chí tác phẩm mới 8- 1991, trong đó khẳng định vấn đề bao quát trong tác phẩm là “vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn‖, và cũng theo tác giả sự chi phối ―khá triệt để về ý thức dòng họ‖ đã làm nên bộ mặt nông thôn từ xưa đến nay. Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong bài “Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với cái nhìn văn hoá” (Tạp chí khoa học số 5 – 2005 Trường ĐHSP Hà nội), đã cho rằng: cái làm nên thành công cho tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với thời kỳ khó khăn của đất nước, còn là ―thế giới kỳ ảo mà tác giả đã dụng công xây dựng với các yếu tố kỳ ảo rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết đi liền với mô típ ma hiện hồn”. Trong bài viết này tác giả còn nhận thấy có các biểu hiện khác nhau của văn hoá đó là ― Văn hoá lịch sử‖, ―Văn hoá ẩm thực‖, ―Văn hoá cưới xin tang lễ‖. Bài viết của tác giả Ngọc Anh (Báo Giáo dục và thời đại, 27- 5- 1991) khẳng định “sự thành công về mặt nghệ thuật là tính chỉnh thể và kết cấu tác phẩm: sự việc này nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác”. Tuy nhiên, bên cạnh những ― cái được‖, các nhà nghiên cứu, phê bình còn chỉ ra cái ― chưa được‖ của cuốn tiểu thuyết này. Có ý kiến cho rằng cuốn sách vẫn đọc ― chụp trang‖ nhờ có một cốt truyện được ― dàn dựng cẩn thận‖, rằng ― cuốn sách chưa có gì nổi bật sâu sắc, không thấy có tầng sâu ý nghĩa bên trong - không có gì lấp lánh‖ (Nguyễn Phan Hách). Có lẽ ý kiến này tỏ ra ―hơi khắt khe‖ đối với Nguyễn Khắc Trường. Theo chúng tôi, khi xem xét tác phẩm cần đặt tác phẩm trong bối cảnh của thập niên 80 chúng ta mới thấy hết được những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường. Giữa biển sách xô bồ chạy theo thị hiếu tầm thường thì Mảnh đất lắm người nhiều ma cùng với Bến không chồng của Dương Hướng, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh đã thực sự là món ăn tinh thần bổ ích, thể hiện những đổi mới, cách tân, và có giá trị đích thực đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam, khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn. Điểm lại những ý kiến đánh giá về Mảnh đất lắm người nhiều ma chúng tôi nh ận thấy tuy có sự khác nhau về cách nhìn nhận và mức độ đánh giá nhưng 7
- nhìn chung các ý kiến đều đánh giá rất thấu đáo và sâu sắc. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những ý kiến đóng góp đúng đắn của các nhà nghiên cứu, ở đề tài của mình chúng tôi muốn thử đi tìm một cách đánh giá khách quan hơn, thoả đáng hơn để góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết này cũng như tìm hiểu và lý giải những khía cạnh chưa được của tác phẩm này. 2.2.2 Về tiểu thuyết Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng Dòng sông mía của Đào Thắng là tác phẩm ra đời muộn hơn so với những tiểu thuyết cùng đề tài, song thực sự đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và toàn diện về bộ mặt nông thôn Việt Nam. Xoay quanh tiểu thuyết này đã có những ý kiến đánh giá, phê bình của một số nhà nghiên cứu, bạn đọc…Ở chuyên mục Văn nghệ thứ bảy ( 27/08/2005), Việt Chiến trên trang điện tử Thanh niên đã đánh giá: Tác giả Đào Thắng khá sung sức và thành công trong việc miêu tả đời sống nông thôn trong nhiều thập kỷ qua của đất nước. Nông thôn trong tác phẩm vừa “ vạm vỡ, đằm thắm, vừa đầy ắp thế sự với biết bao xung đột xung quanh một gia đình, một dòng tộc”. Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy: “ chỗ chênh vênh lại chính là sự thành công của Đào Thắng khi tác giả này không rơi vào chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa khách quan lạnh lùng ngay cả khi miêu tả những tình huống tồi tệ, bi đát nhất của cuộc sống”[17]. Ngô Thị Kim Cúc trên trang Việt báo trong bài “Đắng như sông mía” có viết: “ Quyển sách cuốn hút người đọc từ những trang đầu tiên, không phải vì hành văn hay cấu trúc mà ở sức sống ngồn ngộn toả ra từ trang sách, tràn đầy sức mạnh tâm linh của một vùng đất, được thức dậy bằng tất cả niềm yêu thương, đau đớn” [15]. Bên cạnh đó, bài viết còn xem “ Dòng sông mía” như một cuốn “ gia phả của một dòng họ ưu tú ở nông thôn, lịch sử của một ngôi làng bên bờ sông Châu đậm chất văn hoá dân gian, bi kịch của những thế hệ đàn bà nông thôn, số phận mỏng manh, trải qua bao trầm luân, mất mát” [15]. Lý Hoài Thu trong bài “ Dòng sông mía là một không gian vừa quen thuộc vừa mới mẻ” đã nhận thấy những nét quen thuộc ― quen thuộc từ hình ảnh dòng sông, cùng bức tranh thu nhỏ của một vùng dân cư có nghề chính là nghề trồng mía, làm đường‖, và để khẳng định những nét mới mẻ của Dòng 8
- sông mía, tác giả đã chỉ ra sự sáng tạo của Đào Thắng về giá trị nội dung và những phương thức biểu hiện của tác phẩm như nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật để từ đó khẳng định ―đặc tính nổi bật nhất của Dòng sông mía…là sự khác lạ độc đáo‖. Tác phẩm thực sự đã mở ra những hướng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về mặt thể loại. Tác giả Trần Mạnh Hảo trong bài: “ Dòng sông mía” của Đào Thắng hay là tiếng nấc của sông Châu Giang? đã khẳng định “ Dòng sông mía” là tác phẩm “ phải nói là hấp dẫn từ đầu đến cuối ( chỉ đoạn kết hơi bị khiên cưỡng). Tác giả còn nhận định: Dòng sông mía ―là chính cái làng quê trồng mía để bán và để nấu đường của tác giả hiện lên sinh động từ thời Tây thực dân, qua cách mạng, kháng chiến, hoà bình, cải cách ruộng đất, chống Mỹ, hoà bình, và cuối cùng đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc…”[91]. Ngoài ra, còn phải kể đến một số bài viết khác như bài “ Trên đất nước có bao nhiêu làng mía?” của Hoàng Ngọc Hiến (đăng trên Tạp chí Sông Hương) hay bài “ Cha, con và dòng sông mía” của tác giả Văn Chinh (đăng trên trang Phongdiep.net)… Đề tài nông thôn là một đề tài lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Qua các bài viết nghiên cứu, phê bình trên chúng tôi nhận thấy hầu hết các ý kiến đều đưa ra những đánh giá thẩm bình hai tiểu thuyết ở nhiều khía cạnh từ nội dung đến nghệ thuật. Đồng thời các bài viết cũng bày tỏ sự đồng tình, hoan nghênh nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng đã có cách nhìn, cách tiếp cận mới đối với cuộc sống và con người nông thôn. Các bài viết trên đã chỉ ra sự chuyển biến trong phương thức tiếp cận hiện thực, đánh giá những thành tựu về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của hai tiểu thuyết. Đó là nguồn tư liệu quý báu tạo nền cho người viết đi tìm hiểu đặc điểm nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Khẳng định Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng là hai tác giả tiêu biểu cho mảng đề tài viết về nông thôn sau đổi mới. Qua sáng tác của hai tác giả, làm rõ hiện thực đời sống nông thôn sau đổi 9
- mới, thế giới nhân vật và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu góp phần đem lại thành công trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng. Đây là hai tiểu thuyết được Hội nhà văn trao giải thưởng thường niên. Tuy thời điểm ra đời của mỗi tác phẩm là khác nhau, nhưng ý tưởng của hai nhà văn lại gặp nhau ở việc: tái hiện lại bộ mặt nông thôn một thời đã qua với những cái ― có thật‖ xảy ra ở các làng quê Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Theo hướng tiếp cận của đề tài, xuất phát từ đặc điểm tiểu thuyết viết về nông thôn, chúng tôi tập trung khai thác bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật được thể hiện trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội - Phương pháp loại hình - Phương pháp tiếp cận thi pháp học Các phương pháp này sẽ được chúng tôi thực hiện cùng với thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết viết về nông thôn qua sáng tác của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng nhằm: Khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong việc phản ánh hiện thực nông thôn sau đổi mới. Thông qua những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai tiểu thuyết 10
- nhấn mạnh tài năng của hai nhà văn. Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong quá trình phát triển, đổi mới nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương Chương 1: Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975. Sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng Chương 2: Hiện thực đời sống và thế giới nhân vật trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường v à “ Dòng sông mía” của Đào Thắng Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía 11
- CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN KHĂC TRƢỜNG VÀ ĐÀO THẮNG 1.1 Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn trước đổi mới (1986) 1.1.1.1 Thời kỳ 1930 – 1945 Viết về nông thôn giai đoạn này trước hết phải kể đến tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, tác phẩm của họ mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả những cảnh sống nghèo khổ, tối tăm, luộm thuộm do những thói quen, do trình độ thấp kém, hoặc do mê tín dị đoan của người nông dân, chứ không phải do bị áp bức, bóc lột. Do vậy, tác phẩm của họ còn nhiều hạn chế. Để lại nhiều tác phẩm viết về nông thôn có giá trị giai đoạn này phải kể đến các nhà văn hiện thực nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong tác phẩm của họ, nông thôn hiện lên với sự khắc nghiệt của sưu cao thuế nặng, vô lý và bất công, của những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn, trắng trợn (Tắt đèn, Bước đường cùng). Đó là nông thôn của những hủ tục nhiêu khê, rườm rà; của những mâu thuẫn, chèn ép giữa các phe cánh tranh nhau quyền lợi, địa vị (Việc làng). Đó là nông thôn của những người cùng khổ bị dồn tới chân tường (chị Dậu, anh Pha); của những cảnh lầm than, cơ cực (bán chó, bán con, mót khoai…), của những kiếp sống đau đớn quằn quại (Lão Hạc), hoặc liều lĩnh biến chất (Chí Phèo)…có thể nói, các nhà văn hiện thực đã tái hiện lại một bức tranh nông thôn tiêu biểu, sắc nét. Trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), tác giả đã thành công trong việc vạch trần bản chất xấu xa của thực dân phong kiến, và dựng lên nhân vật Nghị Lại – một điển hình khá toàn diện của giai cấp địa chủ, phản động với tính cách xảo quyệt, đầy thủ đoạn, mưu mô. Tác giả đã tập trung vạch trần âm mưu cướp ruộng đất của bọn địa chủ, chủ yếu bằng thủ đoạn cho vay cắt cổ. Chính đây là nguyên nhân đã đẩy gia đình anh Pha vào cảnh nhà nát cửa tan, tới cảnh bước đường cùng. 12
- Với Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), tác giả cũng tỏ ra xuất sắc trong việc chỉ ra hệ thống chính quyền thống trị ở nông thôn. Bọn cường hào nắm quyền ở làng Đông Xá đúng là những con người xấu xa và hung ác. Trong vụ sưu thuế, chúng đã cùm trói, đánh đập anh Dậu một cách dã man vì nghèo không có tiền nộp sưu thuế, bởi phải nộp thêm thứ thuế có tên hết sức vô lí: là thuế cho người đã mất (anh Dậu phải nộp thuế thân cho người em trai đã mất). Vì lý do này mà chị Dậu đã phải bán cả con lẫn chó. Qua lời nói của hai vợ chồng nhà Nghị Quế, người đọc đã thấy rõ nhân phẩm, phẩm giá của con người (cụ thể là cái Tý) ở đây bị đối xử, bị coi như súc vật, thậm chí có khi còn không bằng súc vật. Lời nói của nhân vật Nghị Quế đã cho thấy rõ điều đó: “Tôi nuôi chó để nó coi nhà, nuôi chó còn hơn nuôi đứa ở” [95;Tr.54,72]; hay qua lời diếc móc của mụ vợ tên đại địa chủ: ―Mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu. Con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như mày bà chỉ mua có một đồng đấy thôi‖. [95;Tr.54,73] Đến với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, bộ mặt của bọn cường hào, ác bá hiện lên trong làng quê Vũ Đại cũng thật là ghê gớm. Trước hết là cảnh “Quần ngư tranh thực” giữa hai phe cánh cha con Bá Kiến và phe cánh Đội tảo, nhưng nổi lên rõ nét hơn vẫn là những tội ác của chúng với người nông dân. Đặc biệt, với tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã phát hiện tội ác dã man nhất của bọn cường hào nông thôn lúc bấy giờ là đẩy người nông dân (cụ thể là Chí Phèo) từ một cố nông với bản chất hiền lành, chân chất, chịu khó làm ăn đến chỗ bị lưu manh hoá mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, có muốn trở thành người lương thiện cũng không thể. Bức tranh toàn cảnh nông thôn của các nhà văn hiện thực như những đàn chim én báo hiệu mùa xuân cách mạng sắp tới gần. Ở những tác phẩm này, ngoài giá trị hiện thực còn chứa đựng giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc. Đó là những đòi hỏi về quyền sống, quyền làm người. Đó là sự quan tâm đến số phận của những người bé nhỏ, đầy bất hạnh. Đó là ý thức phản kháng của nhân vật khi bị dồn vào những bước đường không còn lối thoát. 13
- 1.1.1.2 Thời kỳ 1945 – 1954 Sau cách mạng, ranh giới giữa văn xuôi viết về nông thôn và văn xuôi nói chung không có sự phân biệt rõ rệt, nó hòa quyện vào nhau và được gọi dưới tên chung là: văn xuôi kháng chiến. Thời kỳ này, đề tài nông thôn chủ yếu được viết với cảm hứng ngợi ca, khẳng định, người nông dân không còn là nạn nhân đáng thương bị xã hội cũ chèn ép như trước mà xuất hiện với tư thế là chủ nhân chân chính của xã hội. Họ không còn khốn khổ, bệ rạc như trước nữa, họ đẹp ở lý tưởng, ở các mối quan hệ cộng đồng và đẹp ở đạo đức cách mạng. Những người nông dân đã đặt niềm tin vào một mô hình xã hội lý tưởng, tin vào lòng yêu nước của tập thể hoặc cá nhân. Tình yêu quê hương đất nước hòa lẫn tình riêng. Đó là những ông Hai (Làng - Kim Lân), ông Hoạch, chị Tin, ông Chức (Con trâu - Nguyễn văn Bổng)… 1.1.1.3 Thời kỳ 1954 – 1960 Nông thôn Việt Nam giai đoạn này nổi lên với hai sự kiện: cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đường lối cải cách ruộng đất của Đảng là đúng ―đánh đổ địa chủ mang lại ruộng đất cho nông dân‖, song quan niệm về giai cấp còn máy móc, giáo điều và khi thực hiện lại có những biện pháp cực đoan, sai lầm nên đã xảy ra một số hậu quả nghiêm trọng. Cuối thời cải cách ruộng đất Đảng chủ trương sửa sai, tình hình nông thôn do vậy đã được cải thiện dần. Viết về nông thôn trong cải cách ruộng đất có các sáng tác: Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, Nông dân với địa chủ của Nguyễn Công Hoan, Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng, Ông lão hàng xóm của Kim Lân… Đây là những tác phẩm của các tác giả có quá trình và thành tựu sáng tác từ trước cách mạng. Nhưng đến giai đoạn này họ vẫn chưa vượt qua giới hạn nhận thức và quan niệm chung về đấu tranh giai cấp. Chẳng hạn trong tác phẩm Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan) sau khi lập ra các phép tính ―Trên giấy‖ đã đi đến kết luận: Tổng cộng trong 29 năm, nó (tức địa chủ Trừng) cướp không của nông dân mất 230. 302 tạ 28 cân thóc. Đây là một con số khó tin, hay trong Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng) đã để một nhân vật cốt cán Chữ trình bày mục đích của việc quy định thành phần thật đơn giản, máy móc, tiêu cực: Trước 14
- nay địa chủ với nông dân như sỏi đất trộn lẫn với thóc gạo trong bồ. Nay ta quy định thành phần là sàng sảy, phân biệt ra. Gạo có hạt mẩy, hạt bé, hạt trắng, hạt lứt, nhưng đều là gạo thì đậu trên mặt sàn, còn sỏi đất thì đều vứt riêng ra. Ở cuối thời kỳ sửa sai đã có một số tác giả viết về cải cách ruộng đất, nhưng quan niệm và sự miêu tả đã khác trước, nghĩa là đúng với thực tế hơn. Còn trong tiểu thuyết Sắp cưới, Vũ Bão viết về những sự kiện đã xảy ra trong khi tiến hành cải cách ruộng đất tại một đơn vị cơ sở. Viết về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhiều tác phẩm cũng để lại những dấu ấn nhất định, như: Đào Vũ với Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm,Vũ Thị Thường với Cái hom giỏ và Gánh vác, Nguyễn Kiên với Đồng tháng năm, Nguyễn Địch Dũng với Trai làng quyền, Ngô Ngọc Bội với Chị cả Phây, Nguyễn Khải với Mùa lạc, Tầm nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa… Những tác phẩm kể trên đã có những ―gặt hái‖ bước đầu. Trong Cái sân gạch, Đào Vũ đã nêu được không khí nông thôn trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Qua những toan tính trăn trở của lão Am xoay quanh sự kiện ―vào hợp tác‖, tác giả đã xây dựng một gương mặt nông dân khá sắc nét. Đến với Tầm nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa, Nguyễn Khải lại xoay quanh vấn đề mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nhân vật trong những sáng tác này đều là những con người tiêu biểu, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình để xây dựng tập thể, cống hiến cho công việc chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, qua Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải được đánh giá là người đã phát hiện và thể hiện thành công sự biến tướng trong bản chất tư hữu ở người nông dân qua những điều kiện và hoàn cảnh mới ở nhân vật Tuy Kiền. Có thể nói bản chất tư hữu của người nông dân đã ảnh hưởng khá sắc nét và cản trở lề lối làm ăn tập thể và nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, những sáng tác viết về nông thôn giai đoạn này ngoài những phát hiện mới về bản chất tư hữu ở người nông dân còn những điều kiện và hoàn cảnh mới còn xuất hiện những trang miêu tả khung cảnh lao động sản xuất, những phong tục tập quán cùng những quan hệ làng xóm khá sinh động. 15
- 1.1.1.4 Thời kỳ 1964 – 1975 Đây là giai đoạn đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nông thôn vừa là hậu phương vững chắc, vừa sẵn sàng chiến đấu, do vậy, tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này đã có những phát hiện mới thông qua việc xây dựng những tấm gương sáng về nhiệt tình cách mạng và không khí đánh giặc cứu nước của hậu phương Văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ này còn mang âm hưởng sử thi anh hùng. Đây là thời kỳ mà văn xuôi viết về nông thôn đạt được nhiều thành tựu cả về tác phẩm cũng như đội ngũ sáng tác, có thể kể tới các tác giả : Chu Văn với Bão biển và Đất mặn , Nguyễn Thị Ngọc Tú với Đất làng và Buổi sáng, Nguyễn Minh Châu với Cửa sông, Nguyễn Khải với Chủ tịch huyện, Nguyễn Kiên với Vùng quê yên tĩnh, Vụ mùa chưa gặt và Ngày và đêm ở hậu phương , Ngô Ngọc Bội với Ao làng , Vũ Thị Thường với Bông hoa súng và Vợ chồng ông lão chăn vịt … Nhìn chung, những tác phẩm này đã bao quát được một khung cảnh hiện thực rộng lớn với những sự kiện và con người của một thời đáng nhớ, phản ánh được hiện thực một nông thôn sống động. Thời kỳ này tác giả thành công nhất phải kể đến Chu Văn với hai bộ tiểu thuyết liên tiếp. Đặc biệt trong Bão biển lấy bối cảnh nông thôn trước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khó khăn lúc này là làm sao để động viên người nông dân đang còn bám chặt tư tưởng tư hữu đưa tài sản của mình vào hợp tác xã, làm sao để thay đổi thói quen canh tác, áp dụng kỹ thuật mới của thuỷ lợi, của khẩn hoang... phải vừa làm tốt công tác tư tưởng, vừa phải hiện thực hoá những chủ trương đó. Họ là những cán bộ trẻ có văn hoá, có tư tưởng tiến bộ, xông xáo, nhiệt tình như Tiệp, Thất. Đặt bên cạnh những con người ấy lại có những con người tha hoá, biến chất bởi đòi hỏi của lợi ích cá nhân như Hối (chủ nhiệm hợp tác xã Sa Bình), Thản (uỷ viên quản trị hợp tác xã Giang Ninh). Chính sự tha hoá biến chất của Hối, Thản đã gây nên dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân làm cho người dân không còn tin vào cán bộ Đảng viên. Trong truyện ngắn Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải) tác giả đã có những cái nhìn trực diện về tầng lớp lãnh đạo. Bên cạnh đó là những vấn đề quan trọng 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn