Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây)
lượt xem 6
download
Đề tài có cấu trúc gồm 4 chương trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn; vấn đề căn tính nhìn từ kiểu nhân vật không cội rễ; vấn đề căn tính nhìn từ sự lai ghép căn tính văn hoá; vấn đề căn tính trên phương diện hình thức nghệ thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THUỲ ANH VẤN ĐỀ CĂN TÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ DI DÂN GỐC VIỆT (QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT ĐƢỢC XUẤT BẢN TRONG NƢỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội 2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THUỲ ANH VẤN ĐỀ CĂN TÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ DI DÂN GỐC VIỆT (QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT ĐƢỢC XUẤT BẢN TRONG NƢỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội 2015 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS Phạm Xuân Thạch. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015. Tác giả Đỗ Thùy Anh 3
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa Văn học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã rất tâm huyết giảng dạy, trao truyền những tri thức quý báu cho chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS.Phạm Xuân Thạch - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, ngƣời luôn đồng hành giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thùy Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 4
- PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................................... 17 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 17 1.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 18 1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƢỚC NGOÀINHÌN TỪ KIỂU NHÂN VẬT KHÔNG CỘI RỄ ............................................................................................................................................ 39 2.1 Hiện tƣợng con ngƣời không cội rễ .......................................................................................... 39 2.2 Các biểu hiện của kiểu nhân vật không cội rễ ........................................................................... 42 2.3Nhân vật không cội rễ và niềm hoài niệm cố hƣơng.................................................................. 52 CHƢƠNG 3: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƢỚC NGOÀINHÌN TỪ SỰ LAI GHÉP CĂN TÍNH VĂN HOÁ ...................................................................................................................................... 62 3.1 Sự trình hiện của căn tính văn hoá Việt Nam ........................................................................... 62 3.2 Sự trình hiện của văn hoá ngoại lai ........................................................................................... 71 3.3Sự kiến tạo căn tính văn hoá mới ............................................................................................... 77 CHƢƠNG 4: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƢỚC NGOÀITRÊN PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ............................................................................................................................... 86 4.1 Sự hiện đại hoá phƣơng thức trần thuật .................................................................................... 86 4.2Ngôn ngữ nhƣ một phạm trù của căn tính dân tộc ..................................................................... 98 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 107 5
- PHẦN MỞ ĐẦU A. Lý do chọn đề tài 1. Văn học di dân, hiểu một cách đơn giản là bộ phận văn học của những tác giả di cƣ đến một đất nƣớc, một nền văn hoá khác với nơi họ sinh ra để sống và viết. Văn học di dân Việt Nam, cũng nhƣ thế, là bộ phận sáng tác của các tác giả gốc Việt đƣợc viết và xuất bản tại nƣớc ngoài, trong quá trình họ di và nhập cƣ tới một quốc gia mới. Mầm mống của văn học di dân Việt Nam có thể thấy xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, khi ngƣời Việt bị đàn áp dƣới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, các chí sĩ yêu nƣớc phải trốn sang nƣớc ngoài để thực hiện những phong trào yêu nƣớc, đấu tranh giải phóng dân tộc. Chúng ta có thể kể đến Phan Bội Châu với tác phẩm nổi tiếng thời kỳ này mang tên Hải ngoại huyết thƣ (1906). Đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), làn sóng di cƣ tiếp tục phát triển rộng ra. Một số tác giả di cƣ đã đƣợc cộng đồng độc giả trong nƣớc biết đến qua những công trình viết bằng tiếng Pháp của Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Nhị và một số tác giả khác . Đặc biệt, từ năm 1945 trở về đây, văn học di dân vẫn tiếp tục phát triển nhƣ một dòng chảy xuyên suốt, bền bỉ song hành cùng bộ phận văn học chính thống trong nƣớc. Đến sau 1975, do những lý do và hoàn cảnh đặc biệt, hiện tƣợng ngƣời Việt di dân có sự gia tăng đột biến, kéo theo đó là sự phát triển nở rộ của các tác phẩm văn học của ngƣời Việt viết tại nƣớc ngoài. Những tác giả và tác phẩm của bộ phân văn học di dân gốc Việt đƣợc nhắc tới nhiều hơn trên các diễn đàn văn học trong nƣớc.Một số tác phẩm đã bắt đầu đƣợc truyền bá và in tại Việt Nam. Có thể vì lí do đó mà nhiều độc giả chỉ biết đến văn học di dân của các tác giả gốc Việt từ giai đoạn này. Trong suốt hơn một thế kỷ từ đó đến nay, văn học di dân Việt Nam chủ yếu đƣợc biết đến qua ba nguồn chính. Nguồn thứ nhất xuất phát từ đội ngũ các tác giả gốc Việt, do không hoà nhập đƣợc với bối cảnh và hoá và môi trƣờng hoạt động nghệ thuật trong nƣớc, đã di cƣ và chuyển đến sinh sống tại một quốc gia mới. Tại đây, họ chủ động hội nhập và tiếp thu với nền văn hoá, văn minh toàn cầu để sống 1
- và viết nhƣ một công dân quốc tế. Nguồn thứ hai xuất phát từ chủ trƣơng xuất khẩu lao động của Chính phủ Việt Nam từ sau 1975, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập và xây dựng xã hội mới. Một bộ phận lớn ngƣời lao động Việt Nam đƣợc tạo điều kiện sang các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em để kiếm sống và mƣu sinh. Họ cũng viết, ban đầu nhƣ một nhu cầu để giải toả những dồn nén, bức bối về đời sống tinh thần trong hoàn cảnh xa nhà. Về sau, chính việc đi và chứng kiến những xã hội khác, những nền văn hoá, văn minh khác đã tích tụ thành chất liệu cho họ viết các tác phẩm viết về đề tài cuộc sống của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Cuối cùng, tiến trình Đổi mới và hội nhập sau năm 1986 của Chính phủ Việt Nam tiếp tục dẫn đến một luồng di dân nữa. Làn sóng của các du học sinh, các trí thức sang học tập và nghiên cứu tại nƣớc ngoài để về cống hiến cho nƣớc nhà đƣợc lan ra. Những lí do đó đã góp phần đẩy mạnh làn sóng di dân của ngƣời Việt Nam sau 1975. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để bộ phận văn học di dân của các tác giả gốc Việt có những bƣớc phát triển đột phá về cả số lƣợng và chất lƣợng. Nhìn chung, có thể chia văn học di dân Việt Nam thành hai nhóm: các tác phẩm viết bằng Tiếng Việt và các tác phẩm viết bằng tiếng nƣớc ngoài. Các tác phẩm này ban đầu chỉ đƣợc in tại nƣớc ngoài. Kể từ sau 1986, do chính sách mở cửa, hội nhập của thời kỳ Đổi Mới mà một số tác phẩm mới có cơ hội đƣợc in và xuất bản trong nƣớc(Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ, Đất khách, Người đi trên biển mây…) và dần dần trở thành một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam. Đặc biệt, trong khoảng 30 năm trở lại đây, văn học di dân đã đóng góp cho văn học trong nƣớc những tác giả quan trọng nhƣ Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê, Nguyễn Văn Thọ… Công cuộc nghiên cứu văn học di dân vì thế dần trở thành một vấn đề bức thiết, có ý nghĩa trong dòng chảy và xu hƣớng phát triển chung của văn học đƣơng đại Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu đầu tiên về văn học di dân của Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Xuân Nguyên đã đƣợc công bố và thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả và giới nghiên cứu trong nƣớc. Những vấn đề của đời sống văn học Việt Nam tại nƣớc ngoài đƣợc đặt ra nhƣ một hiện tƣợng, trên hành trình đi tìm bản chất của một nền văn học dân tộc.Việc nghiên cứu văn học di 2
- dân vì thế, càng trở nên bức thiết để đi đến xác định một diện mạo khái quát của bộ phận văn học Việt Nam xa xứ, cũng nhƣ đƣa ra cái nhìn tổng quan về quy luật phát triển của văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung. 2. Nếu coi con ngƣời là một sinh vật xã hội, bị chi phối bởi các lực đẩy xã hội và có thể đƣợc chia làm nhiều nhóm khác nhau với các tiêu chí “bản sắc”, “dân tộc”, “tính cách”…, thì văn học chính là phƣơng diện tốt nhất để miêu tả bản chất xã hội của con ngƣời1. Bản chất xã hội đƣợc nói đến ở đây nhằm phân biệt với bản chất cá nhân – hai phƣơng diện cấu thành nên một con ngƣời hoàn chỉnh vận động và phát triển giữa các luồng ý thức hệ và văn hoá. Từ hai hệ quy chiếu đó, có thể chỉ ra mỗi tác giả văn học – với tƣ cách nhƣ một cá thể của xã hội, cũng sẽ phản ánh vào tác phẩm của mình hai phƣơng diện. Một mặt, các tác giả sẽ ghi dấu ấn con ngƣời cá nhân của mình, những ẩn ức vô thức, những dằn vặt nội tâm từ hoàn cảnh và đời sống riêng lên tác phẩm. Mặt khác, qua tác phẩm, chúng ta cũng có thể soi chiếu thấy những giá trị văn hoá, những sinh hoạt tinh thần có tính cộng đồng mà tác giả chịu ảnh hƣởng vào thời điểm sáng tác. Khi ấy, văn học nhƣ là một hình thức giao tiếp giữa tác giả và xã hội. Tác phẩm là cách thức ngƣời nghệ sĩ thể hiện tƣ tƣởng của mình về các vấn đề mang tính xã hội. Tƣơng đƣơng với hai phƣơng diện này trong thế giới tinh thần của tác giả, chúng ta có hai cách đọc để tiến tới tiếp cận và giải mã ý nghĩa của văn bản tác phẩm. Cách thứ nhất chọn hƣớng tiếp cận từ góc độ con ngƣời cá nhân của tác giả, do Sigmund Freud (1856 – 1939)2 chủ trƣơng, đƣợc biết đến ngày nay là phƣơng pháp tâm lý học. Phƣơng pháp này này sẽ đi tìm và cắt nghĩa nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm dựa trên những ẩn ức cá nhân của ngƣời nghệ sĩ liên quan đến thế giới tâm lý của anh ta (dù sau này, sau Freud, ngƣời ta chỉ ra rằng, thế giới đó cũng mang 1Dẫn theo quan điểm của Montesquieu, ngƣời đồng thời với Newton (1643 – 1727), là đại diện tiêu biểu của trào lƣu Vật lý xã hội, một trào lƣu tƣ tƣởng cho rằng xã hội, cũng giống nhƣ thiên nhiên, với các “quy luật” của riêng nó. Quan điểm đƣợc trích dẫn nằm trong Bài diễn văn mở đầu của tác phẩm nổi tiếng Tinh thần luật pháp (1748). 2 Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud, 1856 –1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý ngƣời Áo.Ông đƣợc công nhận là ngƣời đặt nền móng cho các nghiên cứu về phân tâm học, nền tảng của phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực khoa học xã hội ngày nay.Ông là một nhà tƣ tƣởng có ảnh hƣởng lớn trong thế kỷ 20. 3
- tính xã hội). Cách thứ hai chọn hƣớng tiếp cận từ góc độ xã hội, đặt tác giả và tác phẩm vào trong bối cảnh mà tác phẩm ra đời. Khi ấy, tác giả/tác phẩm đƣợc coi nhƣ sản phẩm của môi trƣờng xã hội, chịu ảnh hƣởng của ý thức hệ và tƣ tƣởng xã hội mà anh ta sống. Những vấn đề đƣợc đặt ra trong tác phẩm, vì thế không chỉ mang ý nghĩa của một sáng tạo cá nhân, mà còn phản chiếu những tƣ duy, cảm thức, góc nhìn của một nền văn hoá, một thời đại. Cách đọc này chịu ảnh hƣởng nhiều từ những công trình ngoài văn học của Herbert Spencer (1820 – 1903) 1 , Emile Durkheim (1858 – 1917)2, Max Weber (1864 – 1920)3.Các vấn đề về chủ nghĩa nữ quyền, hậu thuộc địa hay sinh thái luận trong văn học hiện đại – hậu hiện đại sau này cũng đƣợc nhìn nhận và lý giải trên quan điểm xã hội học. Cho đến nay, hai cách đọc tƣơng đƣơng với hai phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm văn học này vẫn đƣợc cân nhắc nhƣ hai con đƣờng chủ đạo để bƣớc vào thế giới của tác phẩm. Ngƣời nghiên cứu/ ngƣời đọc sẽ chọn cách tiếp cận nào phù hợp với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu. Cân nhắc thấy, các tác phẩm văn học của ngƣời Việt tại nƣớc ngoài, so với các tác phẩm của ngƣời Việt trong nƣớc, đƣợc hình thành trên một điểm khác biệt lớn nhất là bối cảnh văn hoá, xã hội và thời đại. Nếu nhƣ đội ngũ tác giả trong nƣớc có cơ hội đƣợc sống giữa gia đình, ngƣời thân, đƣợc hƣởng những chế độ, chính sách đãi ngộ nhƣ một công dân chân chính, thì đội ngũ tác giả xa xứ lại “lƣu lạc” tại các đất nƣớc khác nhau, nền văn hoá khác nhau, trong mặc cảm của một ngƣời ngụ cƣ, thiếu vắng hình bóng quê hƣơng, đất nƣớc. Một mặt, họ hoặc thế hệ cha mẹ họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi thói quen, phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, hoàn cảnh tha hƣơng, 1Nhà triết học và xã hội học ngƣời Anh.Ông đƣợc coi là cha đẻ của triết học tiến hóa. Các tác phẩm chính: Thống kê xã hội (1950), Nghiên cứu xã hội học (1837), Các nguyên tắc của xã hội học (1876), Xã hội học mô tả (1873-1881). 2Nhà xã hội học nổi tiếng đƣợc coi là cha đẻ của xã hội học Pháp.Ông là ngƣời lập ra chuyên ngành xã hội học ở trƣờng Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris. Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897). 3Nhà xã hội học Đức, đƣợc coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ 20.Lĩnh vực đƣợc ông chú ý nhiều là hành động xã hội. Các tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội học tôn giáo (1916). 4
- xa xứ đẩy họ vào một không gian cộng đồng mới. Họ mang phần “con ngƣời Việt Nam” trong mình đến sống ở một môi sinh mới, nơi cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá nảy sinh. Hiện tƣợng này đã làm nên hai dòng chảy chính trong bộ phận văn học Việt Nam của những tác giả xa xứ, đặc biệt là trong khoảng 2 đến 3 thập kỷ trở lại đây. Một là dòng các tác phẩm khai thác đề tài lịch sử, quá khứ (tôn vinh những giá trị truyền thống của dân tộc (Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Người đi trên mây của Nguyễn Xuân Hoàng…). Một dòng là các tác phẩm mô tả cuộc va chạm, tiếp xúc văn hoá Đông – Tây và quá trình những ngƣời Việt Nam tại nƣớc ngoài thích nghi, biến đổi những thói quen, tập tục văn hoá trong bối cảnh hội nhập (Chinatown, Paris 11 tháng 8 của Thuận, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng, Quyên của Nguyễn Văn Thọ…). Ở dòng chủ đề thứ hai này, các tác giả đã phản ánh hiện tƣợng giao thoa đó bằng một khái niệm mới - “căn tính văn hoá lai” (giữa căn tính văn hoá gốc và căn tính văn hoá của cộng đồng mới nơi chủ thể sinh sống). Với những đặc điểm nêu trên, phƣơng pháp xã hội học văn họcđƣợc chọn nhƣ là phƣơng pháp phù hợp để khai thác, tiếp cận tác phẩm nhƣ một sản phẩm của xã hội. Chúng ta sẽ nhìn nhận tác phẩm từ những yếu tố bên ngoài, tác động và chi phối lên thế giới quan, nhận thức, tƣ duy của tác giả và coi tác phẩm nhƣ một sản phẩm của xã hội. Thông qua việc xem xét từng hiện tƣợng, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển có tính quá trình của văn học Việt Nam tại nƣớc ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 3. Trong suốt quá trình định hình và phát triển này của bộ phận văn học di dân Việt Nam, giai đoạn từ sau 1975 đến nay, với việc một số tác giả đã có tác phẩm đƣợc in và xuất bản trong nƣớc, đƣợc xem nhƣ là giai đoạn quan trọng hơn cả với nhiều vấn đề phản ánh tình hình chung của đời sống văn học đƣơng đại Việt Nam. Những tác giả góp mặt và đƣợc ghi nhận bởi những thành tựu cụ thể trong giai đoạn này có thể kể đến nhƣ Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Họ có thể xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, thuộc các thế 5
- hệ di dân khác nhau nhƣng nhìn chung, đều đƣợc đánh giá cao bởi cái nhìn tích cực về đời sống văn học di dân. Các tác phẩm của họ mang đến một làn gió mới, một cái nhìn mới đối với đời sống văn học trong nƣớc. Kỹ thuật trần thuật hiện đại, tƣ duy hậu hiện đại trong các tác phẩm của họ đã ảnh hƣởng không nhỏ đến đội ngũ tác giả văn học đƣơng đại Việt Nam. Chinatown, T mất tích của Thuận, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phƣợng, Vu khống, Lại chơi với lửa của Linda Lê, Nước Mỹ nước Mỹ, Một mình ở Châu Âu của Phan Việt, Đào ở xứ người, Quyên của Nguyễn Văn Thọ… là những tác phẩm tiêu biểu đƣợc độc giả văn học trong nƣớc đón nhận những năm vừa qua. Nó thể hiện một nỗ lực tìm về lẫn một khao khát vƣơn xa của văn học do ngƣời Việt, viết bằng tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Trên tất cả những nỗ lực đó, chúng ta sẽ thấy có một chủ đề xuyên suốt trong sáng tác của ngƣời Việt xa xứ là vấn đề căn tính dân tộc. Vấn đề này phản ánh hiện tƣợng, đồng thời cũng là hệ quả của quá trình di cƣ. Khi cá nhân thuộc về mộtcăn tính dân tộc nơi họ sinh ra, nhƣng lại tiếp xúc và hoà mình vào một căn tính dân tộc khác, nơi họ sinh sống. Câu hỏi thƣờng trực đặt ra đối với họ là: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu?Tôi thuộc về nơi nào? Quá trình xa xứ đã mang họ xa rời với căn cƣớc, cội rễ quê hƣơng. Trong khi đó, họ vẫn mãi chỉ là kẻ ngoại lai đối với những quốc gia, dân tộc khác. Họ đi quá lâu để còn ràng buộc mình với căn tính gốc, nhƣng cũng không thể dung nạp hoàn toàn căn tính mới, trong mặc cảm cô đơn, xa lạ của kẻ lƣu vong. Các nhân vật trong trong sáng tác của những tác giả gốc Việt dù mang những cuộc đời, thân phận khác nhau nhƣng nhìn chung, đều hƣớng về một nỗi trăn trở, cật vấn về vấn đề căn tính ấy. Nó là tâm thức vừa có tính phổ quát (đối với bất cứ cộng đồng dân di cƣ nào trên thế giới), vừa là điểm để phân biệt giữa bộ phận văn học viết bằng tiếng Việt trong nƣớc và ngoài nƣớc. Khảo sát và nghiên cứu vấn đề căn tính dân tộc, các dạng thức biểu hiện và mối liên hệ với hệ thống nhân vật sẽ là điểm mấu chốt để mở ra cánh cửa đến với văn học di dân. 4. Đối với riêng bộ phận văn học di dân Việt Nam những năm trở lại đây, vấn đề căn tính bắt đầu đƣợc thể hiện ở những diễn biến phức tạp hơn so với 6
- cảm thức hoài niệm cố hƣơng và tâm thế hội nhập trƣớc đó. Cụ thể, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại một Việt Nam trong mắt mỗi ngƣời bằng kỷ niệm, hình dung, ký ức mà còn kín đáo gửi gắm những quan điểm, thái độ của mình về căn tính, bản sắc văn hoá mà tổ tiên, cha ông họ tạo nên. Niềm hoài niệm cố hƣơng, khác với ở bộ phận văn học di dân theo khuynh hƣớng sùng cổ trƣớc đây, cũng không còn là thái độ sùng bái, tự hào, ngƣỡng mộ. Họ vẫn thừa nhận các vấn đề thuộc về bản sắc, giá trị truyền thống của dân tộc nhƣng không còn tuyệt đối hoá nhƣ chuẩn mực ứng xử mà họ sẽ làm theo. Trong các sáng tác của Thuận, Linda Lê, chúng ta sẽ bắt gặp phảng phất cái nhìn mỉa mai, giễu nhại trong quan niệm về mô hình gia đình phong kiến, sự chi phối của làng xóm, định kiến xã hội đối với mỗi cá nhân. Sự hoài nghi cùng với tình thế lƣỡng lự đó khiến những tác giả gốc Việt nói riêng và những ngƣời Việt Nam di dân trong xã hội đƣơng đại nói chung gặp khó khăn hơn trong việc xác định xem mình là ai, mình thuộc về căn tính nào. Với tất cả những lý do đó, chúng tôi đi đến đặt vấn đề nghiên cứu về vấn đề căn tính, trong một số tác phẩm của nhóm tác giả di dân gốc Việt, đƣợc xuất bản trong nƣớc thời gian gần đây. Những tác phẩm đƣợc chọn không kỳ vọng sẽ bao quát hết vấn đề căn tính nhƣ một chủ đề lớn của một nền văn học dân tộc, nhƣng trên phƣơng diện nào đó, sẽ lý giải những diễn biến phức tạp của phạm trù này, từ góc nhìn của thế hệ các tác giả di dân về sau. B. Lịch sử vấn đề Mặc dù văn học di dân là một bộ phận văn học tƣơng đối phổ biến đối với hầu hết các quốc gia nhƣng ở Việt Nam, các sáng tác của ngƣời di dân gốc Việt mới chỉ đƣợc xuất bản rộng rãi trong nƣớc và đƣợc giới phê bình chú ý đến trong khoảng vài thập niên trở lại đây. Đó là một thách thức không nhỏ đối với chúng tôi khi tiếp cận đề tài này bởi sự hạn chế của tƣ liệu cũng nhƣ các công trình gợi mở. Mặc dù vậy, qua khảo sát, chúng tôi vẫn nhận thấy nỗ lực không nhỏ của những “ngƣời mở đƣờng” với một số các công trình có cùng đối tƣợng và vấn đề quan tâm. 7
- Về bộ phận văn học của ngƣời di dân gốc Việt, chúng tôi có tìm đến các công trình nghiên cứu và bài viết có tính khái quát, phác hoạ lại toàn cảnh bức tranh của bộ phận văn học Việt Nam tại nƣớc ngoài. Nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là bài viết Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay – A.A.Sokolov (Lê Sơn dịch) đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội 2010. Bài viết đã khái quát chặng đƣờng từ khi hình thành đến khi định hình ổn định thành một phong trào sáng tác văn chƣơng chuyên nghiệp của các tác giả gốc Việt xa xứ qua 5 thời kỳ phát triển, từ 1975 đến nay. Luận điểm quan trọng của bài viết chỉ ra là, vào thời kỳ đầu, các tác giả chỉ viết nhƣ một nhu cầu bản năng, nhằm giải phóng những khủng hoảng, bế tắc về tinh thần trong hoàn cảnh thiếu quê hƣơng, lạc lõng giữa một cộng đồng mới, một nền văn hoá mới. Tác giả bài viết dẫn ra phát biểu của nhà văn Võ Phiến, trong phần mở đầu cuốn Thư gửi bạn (1976): “Từ ngày bỏ nƣớc ra đi, tôi đâu còn nghĩ đến chuyện nghệ thuật văn chƣơng nữa… Ai lại nghĩ xây dựng một sự nghiệp văn nghệ trong vòng vài trăm ngàn ngƣời, tản mát khăp mặt địa cầu, mỗi ngày một xa lạc ngôn ngữ dân tộc, xa rời cuộc sống dân tộc”. Theo ngƣời viết, hành động sáng tác văn chƣơng với Võ Phiến nói riêng và với bộ phận ngƣời Việt di cƣ lúc này chỉ là để thỏa mãn một “nhu cầu lẩm cẩm”. Phải đến những giai đoạn sau này, kể từ thập niên 90 trở đi, hoạt động sáng tác văn chƣơng mới dần đƣợc chuyên nghiệp hoá, trong bối cảnh một đời sống văn học sôi động, của cộng đồng ngƣời Việt tại hải ngoại. Nhận định đó của A. A. Sokolov phản ánh một ý tƣởng quan trọng, về quá trình một cá nhân, qua thời gian đã thay đổi và thích nghi với môi sinh văn hoá mới ra sao; và hành động viết, từ chỗ nhƣ một nhu cầu bản năng để giải toả những bức xúc, khủng hoảng của đời sống tình cảm, đã trở thành một trong những hoạt động tinh thần cốt yếu của đời sống văn hoá nhƣ thế nào. Tuy nhiên, không thể bỏ qua điểm hạn chế lớn nhất của công trình là việc tác giả chỉ khảo cứu phần văn học di dân Việt Nam từ 1975 đến nay và gián tiếp phủ nhận toàn bộ những diễn biến trƣớc đó. Công việc phân kì để đánh giá quá trình phát triển của bộ phận văn học này, do đó, là hết sức chủ quan, thiếu chính xác. 8
- Công trình nghiên cứu thứ hai cũng thu hút sự quan tâm của chúng tôi khi tìm hiểu vấn đề này là nghiên cứu của Trần Lê Hoa Tranh - Văn học di dân Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân các nước Đông Á tại Hoa Kỳ, đƣợc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2012. Công trình này đi tìm một cách định nghĩa về “văn học di dân” (mang khái niệm địa – chính trị), trong sự phân biệt với một số cách gọi khác nhƣ “văn học hải ngoại” (mang khái niệm địa lý). Đóng góp quan trọng của ngƣời viết ở công trình này là việc khái quát thành các mảng đề tài mà các tác giả gốc Đông Á tại Hoa Kỳ hƣớng đến. Những mảng đề tài này bao gồm: - Đề tài về quê nhà/ quê hƣơng/ nhà trong sự nhấn mạnh khoảng cách xa rời. Đây là cái cớ để tác giả viết về lịch sử dân tộc họ. - Đề tài về những va chạm Đông – Tây trong bối cảnh tiếp xúc và giao lƣu với những nền văn hoá mới. - Đề tài về những trải nghiệm cá nhân trên đất Mỹ. - Đề tài về văn hoá quê hƣơng, văn hoá bản địa. Trong bốn nhóm đề tài trên, có đến ba đề tài khai thác các vấn đề về cố hƣơng. Tỉ lệ áp đảo này cho thấy, sự ràng buộc với căn cƣớc dân tộc, bản sắc văn hoá quê nhà vẫn là mối bận tâm lớn trong các sáng tác của những tác giả lƣu vong. Thông qua đó, ngƣời viết đi đến kết luận về vai trò to lớn của bộ phận ngƣời Việt xa xứ tại Hoa Kỳ trong nỗ lực đƣa văn hoá và căn tính dân tộc Việt Nam ra với thế giới: “Chính những ngƣời di dân đến đây đã mang vào trong lòng nƣớc Mỹ những nét văn hoá bản xứ. Họ đã đóng góp tài năng, trí tuệ vào nền văn hoá Mỹ, khiến cho nền văn hoá mở này có tính cách toàn cầu hơn”.Quan điểm này mang đến cái nhìn cởi mở về bộ phận văn học đặc thù, không chỉ riêng với Việt Nam và với nhiều quốc gia trên thế giới. Những tác phẩm của ngƣời Việt sáng tác tại Mỹ nên xếp vào văn học Mỹ hay văn học Việt Nam, do đó, sẽ không còn là vấn đề quan trọng nữa, khi chúng ta nhìn nhận văn học trong bối cảnh toàn cầu. Một bài viết khác cũng đƣa ra những ý kiến đánh giá khá xác đáng về bộ phận “văn học hải ngoại” của tác giả Mai Anh Tuấn là Một dấu chỉ văn xuôi hải 9
- ngoại: Hoài niệm đăng trên tạp chí Văn nghệ trẻ. Bài viết đã chỉ ra một trong những cảm hứng chủ đạo, dẫn dắt nhóm đề tài chính trong các sáng tác văn xuôi của những tác giả di dân gốc Việt là cảm thức hoài niệm (nostalgia). Theo tác giả bài viết, triệu chứng tâm lí này xuất phát từ những biến động và thay đổi khôn lƣờng mà việc “rời bỏ quê hƣơng, quá khứ là mất mát và ngẫu nhiên đƣợc sắp xếp vào một trú xứ, chốn tạm dung, nơi không phải là đất mẹ (motherland) sẽ cấy ghép vào nỗi mất mát kia một hiện tại đầy bất an và vô định”. Nỗi bất an đó đƣợc biểu hiện thành các chủ đề khác nhau, ở mỗi thế hệ và nhóm tác giả khác nhau, mà ngƣời viết khái quát lại bao gồm: - Thiên hƣớng mô tả cảnh trí, phong tục, tập quán với thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, mang giọng điệu Tự lực văn đoàn lãng mạn, đẹp đẽ. - Gợi nhắc kỷ niệm tuổi thơ và sự trƣởng thành lƣơng thiện, nhƣ một điểm nƣơng tựa cho tâm trí ngƣời tha hƣơng trong bối cảnh với những biến cố hiện tại. - Hoài niệm tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc trong sự dằn vặt về cả thể xác lẫn tình thần khi “những giới hạn về ngôn ngữ” khiến con ngƣời ta “nhƣ bị cắt lìa khỏi nguồn cội” (Trần Doãn Nho, Một chút Việt Nam). Tác giả nhấn mạnh vùng tổn thƣơng trong “sự bất khả của giao tiếp” đã đẩy xa hơn tình thế mặc cảm của những “ngƣời không có đất nƣớc” (Trần Hoài Thƣ, Bên này dòng Hudson). - Cảm niệm về sự đổ vỡ và chiêm nghiệm quá khứ. Đây là chuỗi cảm giác “phức tạp và cần lẩy ra vài hệ đo khác vì phép hồi tƣởng đã chen chân những đại lƣợng tự sự lạ lẫm nhƣ mê sảng, bấn loạn và dục tính”, theo quan điểm của ngƣời viết. Một cái nhìn có tính phát hiện đƣợc đƣa ra ở đây qua việc giải mã những hành vi dục tính, hãm hiếp trong các sáng tác của nhóm tác giả di dân này. Trên một cơ địa văn hóa mới, kiểu quan hệ trao đổi (trong Thiếu nữ chờ trăng lên của Lê Thị Huệ), cùng với mô hình tuổi thơ – gia đình – ngƣời cha (tiêu biểu nhƣ Chỗ tiếp giáp với cánh đồng của Khánh Trƣờng) thì tính dục thƣờng ngụ ý tình huống văn hóa và số phận dân tộc hậu thuộc địa hơn là bản năng sinh lí. 10
- Ở một mức độ nhất định, bài viết đã nỗ lực đi tìm một định nghĩa khái quát cho cảm thức hoài niệm trong văn xuôi của ngƣời Việt xa xứ. Những tiếp cận mới chỉ dừng lại ở bƣớc đầu với những ví dụ chứng minh trực tiếp cho cảm nhận của tác giả nhƣng thực sự có giá trị trong việc lần ra một “dấu chỉ” cho chúng ta trên đƣờng “vƣợt biên” đến với một cộng đồng văn học ở nửa bán cầu khác. Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong nhà trƣờng nhƣ: - Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại từ góc nhìn thể loại, Lê Thị Hoàng Anh, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2011 - Một số vấn đề của người Việt xa xứ qua khảo sát nhân vật trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hà, Niên luận văn học, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2012 - Văn học di dân dưới góc nhìn văn hoá (khảo sát qua trường hợp Nguyễn Văn Thọ và Thuận), Nguyễn Thị Hà, Khoá luận văn học, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2013 Cùng một số công trình nghiên cứu có chung mối quan tâm với nhóm tác giả chúng tôi sẽ chọn là đối tƣợng nghiên cứu cho đề tài: - Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận, Vũ Thị Hạnh, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2010 - Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, Võ Thị Thu, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2011 - Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu, Nguyễn Thị Hồng Vân, Luận văn thạc sĩ,Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2014 - Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thuận, Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Thị Diệu Linh), Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 221, T6/2013 11
- - Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2013 - Những ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết nhà văn Thuận, Hoàng Thanh Hƣơng, Tạp chí Nhà văn, số 11/2012 Những công trình này đã cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nƣớc những năm gần đây đối với đời sống văn học Việt Nam tại nƣớc ngoài.Điều này là một tín hiệu quan trọng cho một đời sống nghiên cứu văn học cởi mở, trên đà toàn cầu hoá. Vấn đề văn học di dân, văn học của bộ phận ngƣời Việt xa xứ, văn học hải ngoại đã thực sự đƣợc đặt ra để trao đổi, nhìn nhận một cách nghiêm túc. Thông qua những trƣờng hợp tác giả, tác phẩm cụ thể, có ảnh hƣởng cả trong và ngoài nƣớc, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra đƣợc một vài vấn đề quan trọng, mang tính diện mạo của bộ phận văn học di dân này nhƣ nỗi hoài niệm cố hƣơng, chân dung tinh thần của con ngƣời hiện đại trong bối cảnh va chạm, xung đột văn hoá… Các phƣơng pháp nghiên cứu chính thống (dựa trên vấn đề thể loại, góc nhìn văn hoá) đã đƣợc áp dụng nhƣ cách giới nghiên cứu nói chung làm, khi tiếp cận một tác phẩm văn học thông thƣờng. Tuy nhiên, các công trình trên vẫn dừng lại ở một vài điểm hạn chế nhất định khi mới đƣa ra những đánh giá ở mức độ một hoặc nhiều trƣờng hợp cụ thể mà chƣa đi đến những kiến giải sâu xa, ở tầm khái quát về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm chung của bộ phận văn học này. Chƣa kể, các nghiên cứu còn cho thấy một lỗ hổng lớn khi chƣa điểm đến các công trình nghiên cứu về bộ phận văn học này tại nƣớc ngoài, dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng còn chƣa đƣợc kiến giải thoả đáng nhƣ: Tại sao các nhà văn sinh sống và làm việc ở những quốc gia khác nhau, ở những thế hệ và độ tuổi khác nhau, nhƣng vẫn tìm thấy điểm chung nhất định khi nhìn nhận về căn tính dân tộc? Rút kinh nghiệm từ những hạn chế đó, chúng tôi đề xuất một phƣơng pháp tiếp cận mới: tiếp cận liên ngành xã hội học – văn học thay vì chỉ khảo sát tác phẩm trên phƣơng diện thuần tuý văn chƣơng hay thuần tuý phong cách tác giả. Phƣơng 12
- pháp này sẽ khảo sát tác phẩm văn học nhƣ một sản phẩm của xã hội, chịu tác động trực tiếp từ hai yếu tố chủ quan đến từ tâm lý tác giả lẫn khách quan đến từ bối cảnh xã hội. Từ đó, chúng tôi sẽ chỉ ra vấn đề căn tính nhƣ một hiện tƣợng với những diễn biến phức tạp của đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại, trên quan điểm và tâm thế của những tác giả di dân. C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong một số tác giả Việt Nam tại nƣớc ngoài có tác phẩm đƣợc xuất bản chính thức trong nƣớc thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy có một số trƣờng hợp đáng chú ý nhƣ: - Thuận vớiChinatown, Paris 11 tháng 8 - Phan Việt vớiMột mình ở Châu Âu - Đoàn Minh Phƣợng vớiVà khi tro bụi - Linda Lê vớiVu khống(đƣợc viết bằng tiếng Pháp sau đó dịch sang tiếng Việt) Những trƣờng hợp kể ra ở đây đƣợc chúng tôi lựa chọn trên một vài tiêu chí cụ thể. Trƣớc hết, các tác giả trên đều đƣợc giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đánh giá nhƣ những nhà văn chuyên nghiệp, với hơn một tác phẩm đƣợc xuất bản trong nƣớc cùng rất nhiều tác phẩm đƣợc in ra nhiều thứ tiếng tại nƣớc ngoài, hứa hẹn sẽ mang đến những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam những năm tới đây. Tiêu chí thứ hai đƣợc đƣa ra là những tác phẩm kể trên đều đƣợc xuất bản chính thức tại Việt Nam bằng tiếng Việt. Điều đó cho thấy nỗ lực “hồi hƣơng” của các tác giả này, hƣớng đến một nền văn học “phi ranh giới” đã dần đƣợc công nhận và ủng hộ. Chƣa kể, việc những tác giả này vẫn chọn viết bằng Tiếng Việt, trong khi họ hoàn toàn có thể lựa chọn ngôn ngữ thứ hai, phổ biến hơn ở đất nƣớc họ sinh sống cũng là một “dấu chỉ” sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều điều về nhu cầu và động lực thôi thúc hoạt động sáng tác văn học. Tiêu chí thứ ba là những tác phẩm trên đều mang tinh thần chung là phản ánh khách quan hai dòng 13
- chảy của văn học di dân đƣơng đại (giả sử có tồn tại hai hƣớng đề tài này trong các sáng tác của ngƣời Việt tại nƣớc ngoài).Chúng tôi muốn nói đếnniềm hoài niệm cố hƣơng và quá trình hội nhập, toàn cầu hoá của căn tính Việt. Có thể ví đây là hai mũi tên theohai chiều ngƣợc nhau, một hƣớng về những giá trị quá khứ của dân tộc nhằm bảo tồn, tôn vinh - một hƣớng tới tƣơng lai với các vấn đề chung của nhân loại trên tinh thần tiếp thu cởi mở, tự nhiên. Các nhân vật trong các tác phẩm đƣợc đề cập đến ở đây không chỉ phản ánh hiện tƣợng ngƣời Việt lƣu vong (Một mình ở Châu Âu, Chinatown, Paris 11 tháng 8) mà còn gợi nhắc đến một quy luật tất yếu, nhƣ hệ quả của quá trình giao thoa, lai ghép các căn tính văn hoá (Và khi tro bụi, Vu khống) – sự tạo lập căn tính văn hoá mới, trên cơ sở căn tính sẵn có và căn tính mới đƣợc tiếp thu. Tiêu chí thứ tƣ, nhằm đảm bảo tính nhất quán về mặt thể loại, các tác phẩm đƣợc chọn để khảo sát ở đây đều là những tiểu thuyết - thể loại đƣợc cho là thách thức lớn nhất mà một nhà văn chuyên nghiệp cần đạt đến. Với những tiêu chí đó, các tác phẩm đƣợc chọn sẽ là những đối tƣợng nghiên cứu cụ thể để chúng tôi đi đến tiếp cận và triển khai đề tài Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây). D. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc hiểu là cách tiếp cận, phân tích hiện tƣợng nghệ thuật từ một góc độ nhất định dƣới sự chỉ đạo của một lí thuyết nào đó. Cụ thể hơn, phƣơng pháp là một cách làm việc có hệ thống và nguyên tắc trên cơ sở những khái niệm, thao tác của lí thuyết mà nó dựa theo. Để tiến hành khảo sát, tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu (các văn bản văn học) từ góc độ văn hoá, xã hội học, chúng tôi sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp liên ngành: sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên các lập trƣờng, cơ sở khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đƣa ra những kết luận, 14
- đánh giá về đối tƣợng từ nhiều phƣơng diện, góc nhìn, nhằm đảm bảo tính khách quan của khoa học. - Phƣơng pháp xã hội học văn học giúp tìm hiểu những yếu tố từ bối cảnh xã hội, thời đại đƣợc nhắc tới trong tác phẩm đã ảnh hƣởng đến tâm lí, tính cách, quan niệm và ứng xử của nhân vật. Phƣơng pháp này sẽ lấy tác phẩm văn học làm gốc để chỉ ra mối quan hệ giữacá nhân với xã hội; đồng thời cho thấy những hệ quả của quá trình giao thoa các căn tính văn hoá tới thế giới quan cũng nhƣ tâm lý sáng tác của tác giả. - Phƣơng pháp thi pháp học giúp phân tích những phƣơng tiện hình thức của văn bản văn học trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu, nhịp điệu…). Phƣơng pháp này sẽ đƣợc áp dụng để chỉ ra những nỗ lực tìm tòi, đổi mới về kỹ thuật tiểu thuyết trong một bối cảnh văn học có tính toàn cầu của các tác giả Việt Nam tại nƣớc ngoài. Ngoài ra, các thao tác nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… cũng sẽ là những công cụ nghiên cứu không thể thiếu trong luận văn này. E. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Văn học từ tiếp cận xã hội học 1.1.2 Vấn đề căn tính – căn tính dân tộc 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Văn học di dân Việt Nam – cái nhìn toàn cảnh 1.2.2 Các tác giả di dân gốc Việt – những gƣơng mặt đại diện CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ CĂN TÍNH NHÌN TỪ KIỂU NHÂN VẬT KHÔNG CỘI RỄ 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn