intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới - Lưu Trọng Lư và bài "Chiêu tuyết" cho Vương Thúy Kiều

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này, tác giả tiến hành quan sát bài viết của Lưu Trọng Lư và các quan điểm mĩ học của các nhà Thơ mới, để từ đó so sánh với các quan điểm tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Nho và cuối cùng chỉ ra cách đọc tác phẩm và tiếp cận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà thơ mới - Lưu Trọng Lư và bài "Chiêu tuyết" cho Vương Thúy Kiều

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------- ĐÀM THỊ THANH HUYỀN VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU CỦA MỘT NHÀ THƠ MỚI: LƢU TRỌNG LƢ VÀ BÀI “CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU” LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------- ĐÀM THỊ THANH HUYỀN VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀUCỦA MỘT NHÀ THƠ MỚI: LƢU TRỌNG LƢ VÀ BÀI “CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU” Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nho Thìn Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này. ĐÀM THỊ THANH HUYỀN 1
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả sau thời gian học tập và nghiên cứu của tôi tại khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Để có được kết quả này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn đến thầy – PGS.TS Trần Nho Thìn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. ĐÀM THỊ THANH HUYỀN 2
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 15 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 16 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 16 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 17 CHƢƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI BÀI CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU .................................................................................................. 17 1. 1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ................................. 17 1. 2. Tính chất giao thời giữa hai nền văn học “cũ và mới giao tranh ”. ........ 20 1.2.1. Sự tiếp tục tồn tại của kiểu tác giả cũ ................................................ 23 1.2.2. Sự xuất hiện kiểu tác giả mới – chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn phương Tây .................................................................................................. 26 CHƢƠNG 2 : CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI MẺ, HIỆN ĐẠI VỚI TRUYỆN KIỀU ............. 32 2.1. Lý do xuất hiện bài viết Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều ................... 32 2.2. Lý thuyết tiếp nhận và vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều ............................. 34 2.3. Nhà Thơ mới Lưu Trọng Lư và xu hướng duy mĩ – tính thẩm mỹ mới. 37 2.4. Tình hình phê bình Truyện Kiều đầu thế kỉ XX ..................................... 40 2.4.1. Nhà nho Ngô Đức Kế phê phán Truyện Kiều ................................... 44 2.4.2. Nhà nho Huỳnh Thúc Kháng phê phán Truyện Kiều ........................ 47 2.4.3. Nhà Thơ mới Lưu Trọng Lư bàn về Truyện Kiều............................. 54 3
  6. CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA BÀI VIẾT ĐỐI VỚI LỊCH SỬ TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU ................................................................................ 60 3.1. Giúp hiểu thêm về tư tưởng thẩm mỹ của Lưu Trọng Lư và các nhà thơ lãng mạn .......................................................................................................... 60 3.2. Ý nghĩa hiện đại của Truyện Kiều mà góc nhìn nho gia không thấy được ......................................................................................................................... 64 3.3. Báo hiệu một thời kỳ mới trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, kết thúc thời kỳ cũ, mở ra thời kỳ hiện đại lý luận phê bình văn học .......................... 70 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 4
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện Kiều là một tác phẩm mang giá trị lịch sử văn hóa, là một kiệt tác nghệ thuật của Việt Nam và nhân loại. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, mang đậm nét dân tộc Việt, văn hóa Việt. Nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều cũng đã có một chặng đường dài hình thành và phát triển. Mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những nhận định, những cách nhìn của mình về Truyện Kiều. Mặt khác, kiệt tác của Nguyễn Du cũng đã được các nhà phê bình qua nhiều thời đại nhìn nhận từ nhiều góc độ, khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Với một tác phẩm vào hàng kiệt tác của nhân loại như Truyện Kiều thì việc tổng hợp những nghiên cứu về tác giả và tác phẩm càng cần đến cách nhìn toàn diện, khoa học và đầy đủ nhất để có thể đánh giá, nhận định những phê bình, những bài viết, những cách hiểu về Truyện Kiều trong chiều dài lịch sử nghiên cứu văn học. Bên cạnh đó, Truyện Kiều có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Việc tập hợp những nghiên cứu về tác phẩm này cũng chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh. Việc thống kê, nhận định những phê bình về Truyện Kiều trên các báo chí góp phần giúp việc nghiên cứu Truyện Kiều được hoàn chỉnh hơn, để tìm được giá trị, tinh hoa về văn học nghệ thuật, về văn hóa xã hội, hội tụ trong kiệt tác của dân tộc. Mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những nhận định, những cách nhìn của mình về Truyện Kiều. Nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của báo chí và nhà xuất bản đầu thế kỉ XX, việc tiếp nhận Truyện Kiều trở nên rộng rãi hơn, những phản ứng kiểu đọc, kiểu bình luận Truyện Kiều cũng nhanh nhạy hơn, tạo nên không khí tranh luận sôi nổi, mở rộng. Nhờ có tiếp xúc các phương pháp phân tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của Tây phương, mà thế hệ trí thức Tân học đã có những ứng dụng khoa học vào nghiên cứu quy mô theo nhiều 5
  8. phương pháp khác nhau sẽ tiếp tục mãi cho đến ngày nay. Nếu nhìn lịch sử Truyện Kiều từ góc độ lý thuyết tiếp nhận, lại thấy trong thế kỉ XX đã diễn ra những chặng đường khác nhau, ở mỗi chặng đường, mỗi phương pháp đọc được lựa chọn đem lại kết quả khác nhau.Trong bài viết “Hành trình Truyện Kiều từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XXI” của PGS.TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến vấn đề lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều và cách tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới. Tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XIX: người đọc về căn bản là các trí thức nho sĩ . Những độc giả ở thế kỷ này chưa có ý thức nghiên cứu văn học; những cảm tưởng, nhận xét của họ về tác phẩm được trình bày dưới dạng thơ ca đề vịnh, bài đề tựa hay bạt chứ không phải viết bằng văn phong nghiên cứu. Thế kỷ XIX cũng chứng kiến cách đọc Truyện Kiều quen thuộc của nhà nho: phê bình nhân vật theo quan điểm đạo đức nho giáo, lối phê bình vẫn tiếp tục đến đầu thế kỷ XX. Tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XX: Bước sang thế kỷ XX, với sự xuất hiện của một kiểu tác giả mới, những trí thức Tây học, họ học tiếng Pháp, đọc văn bản Pháp, chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây về con người, về chức năng văn học nghệ thuật, đồng thời nhờ có sự tiếp xúc từ rất sớm với các phương pháp phân tích, khảo cứu tác giả, tác phẩm văn học của Tây phương, mà thế hệ trí thức Tây học đã có những ứng dụng khoa học vào nghiên cứu Truyện Kiều, đặt những viên gạch đầu tiên cho những công trình nghiên cứu quy mô, theo nhiều phương pháp khác nhau sẽ tiếp tục mãi cho đến ngày nay. Với sự hỗ trợ đắc lực của báo chí và nhà xuất bản, nhất là báo chí, việc tiếp nhận Truyện Kiều trở nên năng động hơn, sôi nổi hơn. Nhờ có báo chí, những phản ứng về một kiểu đọc, kiểu bình luận Truyện Kiều nào đó cũng nhanh nhạy hơn, tạo nên không khí tranh luận sôi nổi, mở rộng. Thế kỷ XX cũng chứng kiến sự tham dự tích cực của Truyện Kiều vào đời sống chính 6
  9. trị, văn hóa, xã hội. Nhân vật trong Truyện Kiều trước hết là Thúy Kiều, trở thành một thứ thuốc thử độc đáo để kiểm nghiệm sự thay đổi của tư tưởng văn hóa trong giai đoạn giao thời. Chúng ta nhận ra một hướng đi nhân đạo của văn chương thế kỷ XX so với các thế kỷ trước. Tuy nhiên, Nguyễn Du là một trường hợp đặc biệt, ông đã có quan niệm mới về con người, đề cao phần nhân bản của con người, ông chọn một cô kỹ nữ (thực chất là đĩ) làm nhân vật chính. Tầm nhìn này vượt thời đại, đi trước thời đại. Nhiều nhà nho đương thời (như Nguyễn Công Trứ) và nhà nho hậu thế (Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng) không thể chia xẻ hay thông cảm. Chỉ có các nhà văn nhà thơ lãng mạn hiện đại mới chia xẻ, tiếp nhận, đồng tình với ông. Điều đó cho thấy ý nghĩa nhân đạo, nhân bản của Truyện Kiều vượt tầm nhìn nho gia, có tính hiện đại sâu sắc. Và trong thế kỷ XX này, người cầm bút có một niềm tin chắc chắn. Họ biết là mình có thể và phải trở thành chính mình. Họ lấy chính những độc đáo cá nhân ra để trò chuyện với xã hội. Đặc điểm của sự sáng tạo là thế, những trí thức Tây học càng được giải phóng về mặt cá tính thì đời sống văn học nói chung càng trở nên phong phú. Trong giai đoạn văn học này, các trí thức Tây học đã đưa quan niệm về con người lên một trình độ mới đó là sự tôn trọng quyền sống của con người, tình cảm tự do nhân bản của con người khác với quan niệm về con người của các nhà Nho, một trong những truyền thống lớn của văn học trung đại Việt Nam là tinh thần nhân đạo, văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí…Đọc các tác phẩm của Nguyễn Du từ Truyện Kiều đến Văn chiêu hồn, người ta cảm động vì lòng thương mênh mông của ông đối với con người. Trong khi đó, đọc thơ Hồ Xuân Hương mỗi người như có dịp trở về với cái tôi tự nhiên và thấy tự tin hơn trong những khao khát giản dị mà chính đáng của mình. 7
  10. Tinh thần nhân đạo này vốn không xa lạ với nền văn hóa phương Tây mà từ đầu thế kỷ XX được du nhập mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam. Điều đáng lưu ý nhất của tinh thần nhân đạo văn chương thế kỷ XX là nó không chỉ nói yêu thương thuần túy, mà đặt sự yêu thương trên cơ sở hiểu biết, khám phá về con người. Theo hướng này các nhà trí thức Tây học dường như thiên về việc đi vào khám phá phát hiện bản chất con người. Văn học của các trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây quan niệm về con người dựa trên chủ nghĩa nhân bản, luôn quan tâm đến đời sống bản năng, thân xác, đến thế giới nội tâm phong phú, đa dạng, tự do, không bị kiểm soát. Tuy nhiên, Nguyễn Du - một trường hợp điển hình của văn học thế kỷ XIX, giai đoạn mà văn học chịu ảnh hưởng nặng nề của các quan điểm đạo đức Nho giáo bảo thủ, nhưng ông đã vượt lên trên những định kiến xã hội để viết về quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ với tình cảm thương yêu và trân trọng đặc biệt, vì vậy ông được coi là nhà thơ đi trước thời đại, có cái nhìn vượt thời đại về quyền sống của con người. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề về quyền sống tự do của con người mới được biểu hiện rõ rệt hơn qua các tác phẩm văn chương, với những nguyên tắc thi pháp mang tính hiện đại, văn chương mới làm được công việc lớn lao là đưa những con người ấy về đúng bản năng của mình. Riêng ở khía cạnh này thôi, văn học hiện đại đã là một bước tiến khá xa so với văn học truyền thống. Như vậy, việc tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới chủ yếu dựa trên quan điểm đánh giá con người cá nhân, và cái đẹp về tâm hồn cũng như nhân cách của nhân vật. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc nghiên cứu Truyện Kiều trong quan điểm tiếp nhận của các nhà Thơ mới hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách bài bản và đầy đủ, 8
  11. đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tốt, mặt hạn chế trong “hệ thống” những công trình nghiên cứu về Truyện Kiều Từ khi tác phẩm Truyện Kiều ra đời cho đến nay cũng hơn 200 năm và việc nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận tác phẩm này cũng chưa bao giờ kết thúc. Như vậy, mỗi người đọc, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau lại có một chân trời chờ đợi (tầm đón đợi) riêng, có cách đọc riêng. Dù hiểu như thế nào và nhìn từ góc độ nào đi chăng nữa, thì không ai có thể phủ nhận được giá trị của Truyện Kiều và sự ảnh hưởng của tác phẩm đến đời sống tinh thần của người Việt. Trong giai đoạn văn hóa Việt Nam đang ở bước chuyển từ văn hóa phương Đông truyền thống sang nền văn hóa hiện đại với những ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa phương Tây, vấn đề “nền cựu học” đã được đưa ra bàn luận. Nền quốc học phải được xây dựng trên những nền tảng nào? Tiếng Việt có ý nghĩa gì đối với một nền quốc học, nơi mà truyền thống vốn nặng về Hán Văn, hiện tại đang bị đè nặng bởi Pháp văn? Vì vậy nhiều thế hệ trí thức tân học nghĩ đến vai trò của Truyện Kiều, nghĩ đến tiếng Việt của Truyện Kiều. Phạm Quỳnh là người đã viết năm 1924: “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ”[45,tr.57]. Một số nhà nho yêu nước đã phê phán lời hô hào như vậy. Các cụ phê phán Phạm Quỳnh vì một số lí do khác, nhưng vì Phạm Quỳnh đã ca ngợi Truyện Kiều nên logic dễ hiểu là các cụ đã phê phán luôn Truyện Kiều, bác bỏ khả năng đưa Truyện Kiều vào hàng quốc học, do vậy đã có những nhận định bất công với kiệt tác này. Các cụ vẫn đứng trên lập trường đạo đức nghiêm khắc để xét đoán tác phẩm, cho rằng tuy văn chương hay nhưng không thể tránh khỏi “ cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi”, [24,tr.1708] rằng tác phẩm chỉ có ngâm vịnh, chơi bời, chứ quyết “ không phải là thứ văn chương chính đại”[24,tr.1709]. Đối với các cụ, quan niệm của nho gia về văn dĩ tải 9
  12. đạo, quan niệm về chức năng giáo huấn của văn học cần được đề cao, giữ vững trong việc đọc Truyện Kiều chứ không thể đi với tác phẩm mua vui, giải trí như thế. Trải qua gần hai thế kỉ, Truyện Kiều vẫn hấp dẫn, mới mẻ đối với các độc giả trong và ngoài nước. Tài năng của Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều đã được khẳng định trong hàng trăm hàng nghìn bài viết, bài nghiên cứu, bài phê bình. Người ta say sưa thảo luận, tranh luận, bình phẩm, đánh giá, nhận xét từng câu, từng chữ, từng tình ý, từng vấn đề trong Truyện Kiều. Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài “Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều” là một vấn đề hoàn toàn mới, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách bài bản và đầy đủ, đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu, mặt tốt, mặt hạn chế trong “hệ thống” những công trình nghiên cứu về Truyện Kiều. Thơ mới là giai đoạn giao thời giữa hai nền văn học cũ và mới vì vậy việc tiếp nhận Truyện Kiều của nhà Thơ mới đã giúp chúng ta có cách nhìn nhận nhân bản hơn về quyền sống của con người, về tư tưởng thẩm mỹ theo hướng hiện đại hóa văn học. Vì vậy tiếp nhận Truyện Kiều của nhà Thơ mới là một trong những công việc nghiên cứu cần làm để có cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện của vấn đề đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại. Để làm được điều đó, chúng ta cùng nhìn nhận lại những “thành tựu” cũng như bước tiến mà giới phê bình đã làm được trong việc góp phần hoàn thiện giá trị của tác phẩm Truyện Kiều. Từ trước đến nay, về lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu, bình giải Việt Nam đối với Truyện Kiều, đã có nhiều bài báo, bài phê bình, nghiên cứu đáng chú ý sau: Trong bài viết của Hoài Thanh Truyện Kiều đối với các lớp người và qua các thời đại,(“Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” – Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2001, tr. 484 – 498) 10
  13. Hoài Thanh đã nhận xét khái quát sự tiếp nhận Truyện Kiều qua thời gian, trong đó tác giả bài viết đã nhận xét một số nhà nho như Chu Mạnh Trinh, Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng. Đối với nhà nho Chu Mạnh Trinh, Hoài Thanh bàn về việc Chu Mạnh Trinh không những say mê Truyện Kiều, say văn chương Truyện Kiều mà còn say nàng Kiều như một giai nhân có thực. Còn đối với các nhà nho tân học như Phạm Quỳnh, nhà Nho Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng thì Hoài Thanh nhận xét: “Thực ra, tuy thích Truyện Kiều, người ta vẫn cảm thấy trong việc Phạm Quỳnh đề cao giá trị Truyện Kiều có điều bất chính và nhất là người ta thấy rõ trong thái độ hai cụ một tấm lòng yêu nước thương nòi tha thiết” [45,tr.484 ]. Qua bài viết này, Hoài Thanh đã chứng minh niềm say mê Truyện Kiều của Chu Mạnh Trinh và chỉ ra những quan điểm đạo đức cũ và mới khi tranh luận trong Truyện Kiều của nhà nho Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế và nhà nho tân học Phạm Quỳnh. Trong cuốn Nguyễn Lộc (1999) Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX),NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Lộc đã nghiên cứu nhiều vấn đề quan trọng về Nguyễn Du:Truyện Kiều, tập đại thành của văn học cổ Việt Nam; Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều; Nội dung xã hội của Truyện Kiều; Những mâu thuẫn trong thế giới quan của Nguyễn Du phản ánh trong Truyện Kiều. Nhìn chung, các nhà nho là những người phát ngôn cho tư tưởng chính thống của thời đại; khuynh hướng thứ hai, đứng trên quan điểm nhân sinh như các nhà nho Phạm Quý Thích, Mộng Liên Đường chủ nhân, Phong Tuyết chủ nhân... Những người bình luận Truyện Kiều theo khuynh hướng này, nói chung có một điểm giống nhau là không chịu ràng buộc vào quan điểm đạo đức phong kiến. Nguyễn Lộc kết luận: “Các nhà bình luận ít nhiều đã thấy được cuộc sống chính là mảnh đất nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Tuy nhiên, việc bình luận Truyện Kiều theo 11
  14. khuynh hướng này, mang nặng tính chất cảm hứng chứ chưa phải là việc nghiên cứu phê bình khoa học” [41,tr.469]. Giai đoạn thứ hai, từ đầu thế kỉ XIX đến đầu những năm 1930, Nguyễn Lộc đã lý giải, nhận xét các bài viết của các nhà nho tân học như Phạm Quỳnh, nhà Nho Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Tác giả nhận xét bài viết của Phạm Quỳnh “nhân được thực dân Pháp giao cho phụ trách tờ Nam Phong, ông muốn tương kế tựu kế, lợi dụng nó để làm cơ quan truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng nền học thuật mới cho đất nước” [41,tr.468]. Cuối cùng, Nguyễn Lộc kết luận: “Về cuộc đấu tranh của các nhà nho tân học là trong khi bút chiến với Phạm Quỳnh, thái độ của hai nhà chí sĩ đối với Truyện Kiều có chỗ chưa thoả đáng, điều này một phần là do ảnh hưởng của thái độ bút chiến, một phần nữa quan trọng hơn là do hai cụ còn mang nặng những quan niệm của đạo đức phong kiến cũ” [41,472]. Như vậy với công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được quan niệm đánh giá Truyện Kiều của các nhà Nho thế Kỉ XIX và hướng tiếp cận mới của các nhà nghiên cứu đầu thế kỉ XX, đây là quan điểm đúng và sâu sắc để phục vụ cho luận văn. Trong cuốn Phan Ngọc (1998) Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh Niên. Phan Ngọc đã nghiên cứu khá chi tiết và đưa ra nhiều luận điểm mới về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong công trình đó, ở phần mở đầu, Phan Ngọc đã nhận xét khá cụ thể về các công trình nghiên cứu nội dung của Truyện Kiều. Ông viết: “Các công trình ấy, nếu xét về mặt sâu sắc, thú vị, thì nhiều khi hết sức sâu sắc và thú vị. Nhưng mặc dầu đưa ra những kết luận khác nhau, tất cả đều giống nhau một điểm: hầu như tất cả đều nghiên cứu một mình Truyện Kiều, rồi căn cứ vào nhận thức của riêng mình mà khen hoặc chê, kết quả như Ngô Đức Kế nói “kẻ khen người chê, kẻ yêu người ghét ồn ào”. Người thứ nhất bảo Kiều dâm, người thứ hai bảo Kiều hiếu, người thứ ba bảo Kiều chạy theo định mệnh, người thứ 12
  15. tư bảo Kiều có ý thức về định mệnh của mình… điều người này khẳng định thì người khác phủ định” [50,tr.7]. Tác giả đưa ra câu hỏi mà thực ra đó là câu trả lời: “Trong tình trạng chống đối nhau gay gắt như vậy, làm sao có thể rút ra được những nhận định thực sự khách quan mà mọi người có thể chấp nhận?” [50,tr.8]. Tác giả đặt ra một hướng để giải quyết vấn đề trên là xây dựng một lí luận phong cách học khách quan. Như vậy đây cũng là công trình nghiên cứu sâu về vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều chủ yếu dựa trên quan điểm đạo đức phong kiến để đánh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cuốn sách này cũng rất hữu ích cho chúng tôi khi làm tài liệu phục vụ cho Luận văn về vấn đề nghiên cứu các quan điểm của nhà nho khi đánh giá Truyện Kiều. Để thực hiện công trình 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, Lê Xuân Lít đã dày công sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu 208 bài nghiên cứu bàn luận Truyện hKiều. Đó là bộ sách tham khảo lớn, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, được trình bày in ấn rất đẹp mà theo như Nhà xuất bản thì cuốn sách thuộc loại “tham khảo đặc biệt” [38,tr.7]. Chúng tôi tán thành với lời mở đầu cuốn sách, soạn giả đã nhận xét: Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tác phẩm kỳ lạ bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam” [38,tr.9]. Tác giả nêu ra sáu điều “lạ”, trong đó có những điều lạ mà luận văn này đặc biệt lưu tâm là: điều lạ thứ nhất, là ở chỗ mỗi trang Truyện Kiều đã chịu sức nặng của hàng trăm, hàng nghìn tranh luận, chú thích, lý giải. Mỗi từ trong Truyện Kiều trĩu nặng bởi hàng vạn từ dùng để triển khai, tìm hiểu, suy ngẫm và có rất nhiều trang sách, báo, công trình, chuyên khảo nghiên cứu, bàn luận về Truyện Kiều đã được công bố cũng là một kho tư liệu phong phú, đa dạng và có giá trị; điều lạ thứ hai, là từ khi Truyện Kiều ra đời cho đến nay, gần hai trăm năm đã trôi qua nhưng vẫn không ngớt lời bàn luận, phẩm bình. Điều lạ thứ ba, là thưởng thức Truyện Kiều được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí, mỗi hình thức đã được định hình với những đặc trưng khác biệt: đố Kiều, bói 13
  16. Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều, sân khấu Kiều, thơ phú vịnh Kiều. Đây là cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho luận văn chúng tôi, bởi cuốn sách đã tập hợp được nhiều công trình, với nhiều cách tiếp cận, đánh giá của học giả, nghiên cứu trong và ngoài nước say mê Truyện Kiều. Trong bài viết Một quan điểm mới về cuộc tranh luận Phạm Quỳnh - Ngô Đức Kế qua Truyện Kiều, Nguyễn Văn Trung đã nhận xét về cuộc tranh luận của các nhà nho tân học Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng. Tác giả bài viết đặt ra những câu hỏi về vấn đề: Phạm Quỳnh là người thế nào? Tại sao Phạm Quỳnh ca tụng Truyện Kiều? Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng là người thế nào? Tại sao Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đả kích Truyện Kiều. Sự đả kích này có phải là đả kích suy tôn Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng? Do đó đặt vấn đề tại sao Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều. Sang những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, khi phương pháp luận nghiên cứu văn học ngày càng tiến bộ hơn cũng mở ra những tiếp cận mới. Tiêu biểu cho hướng này có các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu…Tác giả Trần Nho Thìn trong công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa cũng đóng góp một hướng tiếp cận mới theo quan điểm nhân học văn hóa, khảo sát các yếu tố con người thông qua hai khái niệm cơ bản là Thân và Tâm. Nhà nghiên cứu đã dựng lại bức tranh về Truyện Kiều trong con mắt các nhà nghiên cứu như: Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân, Phạm Quý Thích, Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương…Tác giả Trần Nho Thìn cho rằng để thấy được cái mới mang tính thời đại của Truyện Kiều, cần thiết có cái nhìn so sánh – lịch sử về quá trình hình thành thế ứng xử với Thân và Tâm đã từng chi phối văn học Việt Nam các thế kỷ trước. Như vậy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Truyện Kiều và tác giả Lưu Trọng Lư nhưng khi bàn về lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều của tác giả thì hiện tại chưa có bài nghiên cứu nào bàn đến, vì vậy với bài luận văn này 14
  17. chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu tác giả qua bài tiếp nhận Truyện Kiều. Ở trên, chúng tôi vừa điểm qua một số công trình mang tính tập hợp những tư liệu với các qui mô lớn, nhỏ, khác nhau. Tuy các công trình đó không trực diện phân tích hay đặt trọng tâm nghiên cứu về vấn đề mà luận văn này đặt ra. Nhưng đó là nguồn tư liệu gợi mở, quí báu, hữu ích để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài “ Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài của luận văn là Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài “Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều” do đó chúng tôi chỉ tiến hành quan sát bài viết của Lưu Trọng Lư và các quan điểm mĩ học của các nhà Thơ mới, để từ đó so sánh với các quan điểm tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Nho và cuối cùng chỉ ra cách đọc tác phẩm và tiếp cận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới. Trong luận văn này phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu bao gồm: Truyện Kiều, ý kiến phê bình Truyện Kiều của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng và bài viết của Lưu Trọng Lư. Và mở rộng hơn, cần nghiên cứu tình hình phê bình Truyện Kiều ở đầu thế kỷ XX. Luận văn này được thực hiện dựa trên một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp chính của luận văn là phương pháp so sánh, cụ thể là so sánh các cách đọc, tiếp nhận tác phẩm Truyện Kiều của các nhà Nho và cách đọc, cách tiếp nhận Truyện Kiều của các nhà Thơ mới đầu thế kỉ XX để thấy được những giá trị mà họ mang đến cho bề dày lịch sử nghiên cứu và những hạn chế trong cách đánh giá của họ về Truyện Kiều. - Ngoài ra, phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, bình luận văn học: Chúng tôi sử dụng các phương pháp này để thiết lập hệ thống luận điểm chính 15
  18. của đề tài, cách nhìn nhận và đánh giá, cách hiểu và khẳng định giá trị của Truyện Kiều qua từng cách tiếp nhận, qua từng quan điểm tư tưởng của từng học giả. Về cơ bản, đề tài luận văn sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để khôi phục diện mạo, dựng lại bối cảnh chung, diễn biến của việc “tiếp nhận Truyện Kiều”. Từ đó phân tích để đánh giá khả năng nhìn nhận tác phẩm văn học, văn hóa truyền thống của các đối tượng tác giả phê bình như thế nào? 4. Đóng góp của luận văn Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều của một nhà Thơ mới: Lưu Trọng Lư và bài chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều, hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Vì vậy qua việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều, luận văn giúp các nhà nghiên cứu và độc giả có cái nhìn mới hơn về cách tiếp nhận Truyện Kiều giữa hai thời đại văn học. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu văn học, có thêm một góc nhìn về Truyện Kiều trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. Bên cạnh đó, luận văn mong muốn góp phần nhỏ vào việc đánh giá và khẳng định những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và tiếp nhận Truyện Kiều đầu thế kỉ XX. 5. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Bối cảnh văn hóa ra đời bài Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều Chương 2: Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều – một cách tiếp nhận mới mẻ, hiện đại đối với Truyện Kiều Chương 3: Ý nghĩa nhiều mặt của bài viết Chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều 16
  19. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: BỐI CẢNH RA ĐỜI BÀI CHIÊU TUYẾT CHO VƢƠNG THÚY KIỀU 1. 1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Ba mươi năm đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đặc biệt không chỉ của văn chương mà còn của xã hội Việt Nam nói chung. Trong văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lực lượng sáng tác văn học chủ yếu là các nhà Nho xuất thân từ nền Hán học cửa Khổng, sân Trình với quan niệm văn học chịu ảnh hưởng nặng nề của nền Hán học tồn tại dai dẳng: văn chương phải để giáo hóa, có quan hệ đến thế đạo, nhân tâm, có tác dụng di dưỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lí. Năm 1909, cái chết của Nguyễn Khuyến đánh dấu sự ra đi cuối cùng thuộc thế hệ những nhà Nho sáng tác văn chương thế kỷ XIX. Tuy nhiên, vai trò của nhà Nho trong địa hạt văn hóa không vì thế mà chấm hết, mà lại có sự giao thoa, đan xen giữa yếu tố cũ và mới, từ việc sáng tác văn chương đến phê bình văn học đều chịu ảnh hưởng bởi nhân tố xã hội và văn hóa. Đây cũng là thời kỳ duy nhất tồn tại hai luồng tư tưởng trái ngược nhau. Một là lực lượng các nhà nho sáng tác và nghiên cứu phê bình theo quan điểm luân thường đạo lý của phong kiến. Họ vẫn sáng tác theo lối văn chương thời phong kiến và bình luận văn học theo cách nhìn của một nhà nho chính thống. Trái ngược với họ là lực lượng trí thức mới, họ sáng tác theo các thể loại mới, viết bằng hình thức kết cấu mới và tích cực phê bình cách nhìn nhận tác phẩm theo con mắt của nhà nho. Do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội đầu thế kỷ XX có nhiều sự thay đổi lớn với hai cuộc khai thác thuộc địa đã dẫn đến việc du nhập nền văn hóa phương Tây vào Việt Nam, chủ yếu là nền giáo dục của Pháp.Vì vậy, nhu cầu đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa là điều tất yếu.Việc ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa châu Âu dẫn đến ý thức hệ thay đổi, quan niệm văn chương 17
  20. trong sáng tác cũng thay đổi… Thời kỳ này, văn học Pháp vừa do sự áp đặt, nhưng cũng vừa có sức thu hút và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng từ trong trường học đến đời sống xã hội nước ta, nhất là đối với lớp trí thức Tây học. Báo chí, nhà hát, nhà xuất bản truyền bá thông tin và văn học nhanh chóng, rộng khắp…Lớp tân trí thức do Pháp đào tạo đó, tuy bề ngoài họ là sản phẩm của nền giáo dục Pháp, trừ một thiểu số vong bản, nhưng còn phần nhiều bên trong họ vẫn giữ được tinh thần dân tộc, trở thành những người có ích cho nền văn hóa mới của đất nước. Song, cũng từ sự đổi thay này, hàng nghìn nho sĩ đã trở nên thật trớ trêu với chữ quốc ngữ, “ ú ớ u ơ ngọn bút chì”. Những khát vọng khoa cử “lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ” ( Tú Xương) của biết bao người, nay tan biến, đã tạo nên một “cú sốc” về công danh, sự nghiệp trong cuộc sống xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Biết bao nho sinh đã trở thành những kẻ thất cơ lỡ vận trong buổi giao thời “mưa Âu gió Mỹ” đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên đất Việt. Và để có một nơi cho những nhà nho cuối mùa “neo đậu tâm hồn”, ngâm vịnh, bày tỏ buồn vui, để mà không có phản ứng “nổi loạn”; đồng thời cũng là một giải pháp chính trị nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nền Hán học, và quảng bá văn hóa, văn học phương Tây, nhất là văn hóa văn học Pháp, một số tờ báo có cả chữ Tây, chữ Nho và chữ Việt quốc ngữ đã ra đời vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Về cơ bản, văn hóa, văn học của nước nhà giai đoạn đầu thế kỷ XX này tạm thời lùi xuống, và có sự “đứt gãy”. Một phần do bị “áp đảo” của văn học phương Tây, nhưng một phần cũng chững lại cũng là để chỗ cho sự suy ngẫm, tiếp thu, từ đó mà tìm hướng nhào nặn, “kiến thiết” cho một nền văn hóa, văn học mới. Một điều dễ nhận thấy là ở trong sáng tác cũng như lý luận phê bình văn chương, yếu tố văn hóa và yếu tố con người là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu. Văn chương chú trọng hơn đến giá trị con người, đến sự ảnh hưởng của văn học đến đời sống hơn là xét theo những khía cạnh giáo lý, đạo đức 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2