intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn Người chăn kiến của Bùi Ngọc Tấn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề cập đến cơ sở lý luận về hậu hiện đại để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn. Luận văn nghiên cứu và đưa ra những yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn này, qua những phân tích nội dung và nghệ thuật. Từ đó, khắc họa được nét riêng của Bùi Ngọc Tấn trong trào lưu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn Người chăn kiến của Bùi Ngọc Tấn

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG BÍCH HẠNH YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI CHĂN KIẾN” CỦA BÙI NGỌC TẤN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2023
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG BÍCH HẠNH YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI CHĂN KIẾN” CỦA BÙI NGỌC TẤN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THANH VÂN BÌNH DƯƠNG - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn là công trình học tập và nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Thanh Vân. Các thông tin sử dụng trong luận văn này đều được ghi nguồn gốc cụ thể và rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố ở bất kì công trình nào khác. Bình Dương, ngày 4 tháng 5 năm 2023 Học viên Dương Bích Hạnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một và quý thầy cô Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức và tạo điều kiện cho tôi cùng các bạn học viên tham gia môi trường học tập khoa học. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã học hỏi được những kiến thức quý báu từ sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, giúp tôi hoàn thiện về kiến thức và bản thân trong chuyên ngành Văn học Việt Nam, đồng thời tạo nguồn động lực cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời chân thành bày tỏ biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thanh Vân đã luôn giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi. Kết quả của đề tài luận văn được hoàn thành trong quá trình nghiên cứu và học tập cũng như trong phạm vi khả năng và tâm huyết của tôi. Bên cạnh đó, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu từ quý thầy cô. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và chúc quý thầy cô sức khỏe. Bình Dương, ngày 4 tháng 5 năm 2023 Học viên Dương Bích Hạnh ii
  5. TÓM TẮT Bùi Ngọc Tấn là nhà văn thể hiện những trải nghiệm cuộc đời trong các sáng tác của mình. Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình. Đây là đề tài nghiên cứu về tính chất hậu hiện đại, nên phương pháp nghiên cứu chính là sử dụng thi pháp hậu hiện đại, để soi chiếu từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại. Từ đó, làm rõ những yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn qua các thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong quá trình sáng tác tác phẩm này. Các yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn nhìn từ nội dung và nghệ thuật như: Sự “giải thiêng” những “đại tự sự” trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến”; Nghệ thuật ngôn ngữ mang màu sắc hậu hiện đại; Sử dụng một số biện pháp tu từ làm nên đặc trưng cho tác phẩm; Nhân vật phi trung tâm; Kết thúc mở qua điểm nhìn dịch chuyển… Nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề này để làm rõ yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm Bùi Ngọc Tấn, đồng thời cũng thấy được những trải nghiệm cuộc sống của ông qua từng lời nói của nhân vật và lời văn của tác giả. Đề tài nghiên cứu Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu về nhà văn Bùi Ngọc Tấn và khẳng định vai trò của ông trong văn học Việt Nam đương đại. iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii TÓM TẮT ..................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 4 6. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 5 7. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................. 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN, VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI .................................................................... 8 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bùi Ngọc Tấn ....................... 8 1.1.1. Tiểu sử của nhà văn Bùi Ngọc Tấn .................................................... 8 1.1.2. Tác phẩm của nhà văn Bùi Ngọc Tấn ............................................... 9 1.2. Đôi nét về lý thuyết hậu hiện đại ........................................................ 10 1.2.1. Sự ra đời và những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện đại (Modernism) ....................................................................................................................... 10 1.2.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism) ...................................... 14 Chương 2. YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI CHĂN KIẾN” CỦA BÙI NGỌC TẤN NHÌN TỪ NỘI DUNG21 2.1. Những mảnh đời thường trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến”21 2.1.1. Những mảnh ghép cuộc đời vụn vỡ, xô lệch ................................... 21 2.1.2. Những khát vọng đời thường ........................................................... 25 2.2. Sự “giải thiêng” những “đại tự sự” trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến”.............................................................................................................. 28 2.2.1. Phá vỡ những quan niệm truyền thống về con người và xã hội ... 29 2.2.2. Những chân lý mới phổ quát ............................................................ 33 iv
  7. 2.3. Khuynh hướng “tiểu tự sự” trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” ....................................................................................................................... 35 2.3.1. Khuynh hướng “tiểu tự sự” trong đề tài ......................................... 35 2.3.2. Khuynh hướng “tiểu tự sự” trong cốt truyện................................. 38 Chương 3. YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI CHĂN KIẾN” CỦA BÙI NGỌC TẤN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT ....................................................................................................................... 41 3.1. Nghệ thuật ngôn ngữ mang màu sắc hậu hiện đại ............................ 42 3.1.1. Sử dụng ngữ đoạn và một số biện pháp tu từ trong tác phẩm ..... 42 3.1.2. Nghệ thuật ngôn ngữ đa thanh, đa âm ............................................ 44 3.1.2.1. Ngôn ngữ bình dân qua giọng điệu bình thản đầy trải nghiệm . 44 3.1.2.2. Ngôn ngữ dân gian giàu nhân sinh qua giọng điệu giễu nhại .... 47 3.2. Nhân vật phi trung tâm, kết thúc mở qua điểm nhìn dịch chuyển . 54 3.2.1. Truyện không có nhân vật trung tâm ............................................. 54 3.2.2. Kết thúc theo hướng mở qua điểm nhìn dịch chuyển.................... 57 3.3. Những hình ảnh, biểu tượng mang ý nghĩa đặc trưng trong lối viết hậu hiện đại ......................................................................................................... 61 3.3.1. Hình ảnh, biểu tượng đặc trưng trong lối viết hậu hiện đại ......... 61 3.3.2. Ý nghĩa từ những hình ảnh, biểu tượng của tác phẩm trong lối viết hậu hiện đại .................................................................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 69 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 74 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 98 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Văn học Việt Nam phát triển song hành cùng với văn học thế giới, các tác giả cùng hướng về sự phát triển văn học của nhân loại. Văn học Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và tĩnh lặng theo nhịp thở của thời gian, không gian. Từ sơ khai đến văn học cổ đại, từ văn học trung đại đến văn học cận đại, từ văn học hiện đại đến văn học hậu hiện đại, các nhà văn đã cống hiến những giá trị tinh thần cho sự phát triển văn học Việt Nam qua các tác phẩm. Ở cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, yếu tố hậu hiện đại trong các tác phẩm văn học xuất hiện nhiều hơn và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác trong văn học Việt Nam. Đặc biệt là ngôn ngữ đã trở thành trò chơi theo khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học. Trò chơi ngôn ngữ tạo sự mới lạ, giải giới hạn của ngôn từ và trở thành viễn tưởng qua sự tưởng tượng của các tác giả. Sự tiếp nhận lý thuyết trò chơi ngôn ngữ của L. Wittgenstein và lý thuyết hậu hiện đại của J.F. Lyotard (Jean Francois Lyotard) đã đem đến cho văn học Việt Nam cái nhìn khác về văn bản. Cũng như nhiều nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, Bùi Ngọc Tấn thể hiện yếu tố hậu hiện đại trong các sáng tác của mình khi trào lưu này được đón nhận ở Việt Nam. Các sáng tác của ông phần lớn là thể loại văn xuôi tự sự. Những mảnh đời bé nhỏ và những biến cố trong cuộc sống con người đã trở thành những đề tài được thể hiện trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến”. Nghiên cứu về yếu tố hậu hiện đại trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn là một đề tài mới và chưa được tìm hiểu nhiều. Vì vậy chúng tôi ch ọn đề tài Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn để làm luận văn cao học. Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nghiên cứu nhỏ qua sáng tác của Bùi Ngọc Tấn để hiểu thêm về khuynh hướng hậu hiện đại của văn học Việt Nam trong thế kỷ XXI. Góp thêm tiếng nói 1
  9. trong việc nghiên cứu về Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn rất đáng kính trọng và việc nghiên cứu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đề cập đến cơ sở lý luận về hậu hiện đại để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn. Luận văn nghiên cứu và đưa ra những yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn này, qua những phân tích nội dung và nghệ thuật. Từ đó, khắc họa được nét riêng của Bùi Ngọc Tấn trong trào lưu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Bùi Ngọc Tấn đã sống hết mình vì sự nghiệp văn chương và đóng góp hết mình cho văn học Việt Nam đương đại. Điểm qua những ý kiến về tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn, các dẫn chứng đã cho chúng tôi thấy rõ điều đó. Như: Dương Tường cho rằng Bùi Ngọc Tấn là người không bị quỵ ngã trước số phận mà luôn hy vọng vào tương lai sẽ tốt đẹp hơn, dù không thể tính trước được điều gì cho bản thân và sự nghiệp của mình. Nhưng, với Bùi Ngọc Tấn văn chương chính là cuộc đời. Trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến’’ của Bùi Ngọc Tấn xuất bản năm 2014, ngay lời nói đầu Dường Tường đã có lời nhận xét rằng: “Bùi Ngọc Tấn, trong mắt tôi, là người biết chưng cất cái đau thành hi vọng, thành tiếng cười, không chính xác hơn, thành nụ cười, vì anh không mấy khi cười thành tiếng. Tôi gọi đó là hóa học của nhân bản. Hay có khi đó là bí quyết đạt đạo của những bậc hiền?” (Báo Văn nghệ, số 49, ngày 01/12/1999) Bài viết của Thụy Khuê về “Sóng từ trường II Bùi Ngọc Tấn”, đăng trên son-trung.blogspot.com vào ngày 18/02/2017 (Báo Tin tức 17/3/2000) nói về cuộc đời và sáng tác của Bùi Ngọc Tấn qua những thăng trầm lịch sử và những trải nghiệm trong cuộc sống. 2
  10. Đình Kính có bài viết “Viết về bạn bè: Thấy chân dung tác giả” về nhà văn Bùi Ngọc Tấn vào ngày 09/03/2003 và đăng trên buingoctan. wordpress.com vào ngày 19/06/2009, khắc họa rõ nét chân dung nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Trong bài viết “Một kiếp bên trời” đăng trên buingoctan. wordpress.com vào ngày 11/05/2009, Phạm Xuân Nguyên nhận xét văn phong của Bùi Ngọc Tấn rằng: “Bùi Ngọc Tấn viết văn trầm tĩnh và đôn hậu. Hình như đây là kết quả của sự kết hợp bản tính người và trải nghiệm đời nơi ông. Sau những gì xảy ra với ông, nếu văn ông có giọng cay độc chua chát, cũng là điều dễ hiều. Nhưng không! Ngay cả sự trầm tĩnh và đôn hậu ở đây cũng không hề là phải cố ý, gồng mình, tỏ vẻ. Ông đưa lại cho người đọc những dòng văn tự nhiên, dung dị, khi những oan trái, khổ đau lận vào sau câu chữ làm nên sức nặng và chiều sâu của những điều được viết ra”. Tác giả Phạm Xuân Nguyên còn có bài viết “Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, và hắn” được in trong phần kết của tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn. Trong bài, Phạm Xuân Nguyên phân tích lý giải chiều sâu về mối quan hệ của nhân vật “hắn” trước Cách mạng tháng Tám cho đến nay. Vì “hắn” tồn tại trong văn chương, nên tác giả đưa ra cách tiếp cận tập truyện ngắn “Người chăn kiến” qua góc độ “hắn”. Tác giả cũng so sánh với “hắn” trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hay trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải. Tác giả cho rằng văn học là “người” và khi thấy “hắn” sẽ thấy “người” và khi thấy “người” sẽ thấy văn học và ngược lại trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn. Vào ngày 10/10/2012, tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn được kênh VTV1 giới thiệu là cuốn sách hay trong chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách. Từ đó tập truyện được độc giả đón nhận nhiều hơn. Bài viết “Sự giản dị mạnh mẽ” của tác giả Thu Hà đăng trên báo Tuổi trẻ online vào ngày 31/12/2011 nhận xét về những đặc trưng trong sáng tác của Bùi Ngọc Tấn như câu văn và ý tưởng giản dị, nhân vật đa dạng và đa tính cách, ca ngợi những trải nghiệm của cuộc sống và những cảm xúc cô đọng của nhân vật. 3
  11. Ngoài những bài báo, bài viết phê bình của các tác giả trên, còn có một số luận văn nghiên cứu về tác phẩm văn chương của Bùi Ngọc Tấn như: “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn”. Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Kim Nga, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học là PGS. TS Nguyễn Thành Thi. Bảo vệ năm 2013. “Đặc điểm văn xuôi Bùi Ngọc Tấn qua Biển và chim bói cá và Người chăn kiến. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Vân, Đại học Đà Nẵng. Người hướng dẫn: TS. Phan Ngọc Thu. Bảo vệ năm 2013. “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn”. Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn). Mã số: 60.22.01.21. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Dục Tú. Bảo vệ năm 2016. Những bài báo, bài viết phê bình và các luận văn thạc sĩ là những tài liệu quý, giúp cho chúng tôi có căn bản và cơ sở để tìm hiểu về các tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, đặc biệt là tập truyện ngắn “Người chăn kiến”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố hậu hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật được thể hiện trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn. b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2014, gồm 289 trang. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn dự kiến sử dụng các phương pháp triển khai truyền thống của nghiên cứu văn học như: - Phương pháp lịch sử - xã hội: Là cần thiết vì tác phẩm có nói nhiều về những yếu tố lịch sử, hoàn cảnh thời đại. Như nói về tiểu sử của tác giả, hoàn cảnh 4
  12. ra đời của tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của lý thuyết hậu hiện đại và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. - Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh tác phẩm “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn với những tác phẩm khác của ông và so sánh với những tác giả khác để thấy được sự khác biệt gữa nghệ thuật và nội dung tác phẩm mà tác giả muốn thể hiện. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là để thực hiện những thao tác nghiên cứu văn học về tác phẩm “Người chăn kiến”. Những thông tin, tài liệu và những công trình có liên quan đến đề tài. Qua đó, chúng tôi phân tích. đánh giá các thông tin có liên quan đến tác phẩm nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cho các đặc điểm nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm. - Phương pháp loại hình: “Người chăn kiến” là tập truyện ngắn nên phải xem xét nghiên cứu từ góc độ loại hình để thấy sự tương đồng và khác biệt với các nhà văn khác nhằm thấy rõ những sáng tạo và những thành công của tác giả. Do đây đề tài nghiên cứu về tính chất hậu hiện đại, vì vậy, phương pháp nghiên cứu chính là sử dụng thi pháp hậu hiện đại, soi chiếu từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại. 6. Tài liệu tham khảo Chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Bùi Ngọc Tấn, các tư liệu có liên quan đến đề tài luận văn qua sách, báo, tư liệu tham khảo, nguồn từ Internet. 7. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch viết luận văn: “Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn”: Tháng 11/2018 - 12/2019: Đăng kí đề tài nghiên cứu. Tháng 01/2019 - 06/2020: Nộp đề cương luận văn nghiên cứu. Tháng 06/2020 - 12/2022: Thực hiện viết luận văn: Tháng 06/2020, thu thập tài liệu tham khảo và viết chương 1 áp dụng phương pháp lịch sử - xã hội. Tháng 07/2021, thu thập thêm tài liệu và viết chương 2 áp dụng phương pháp so sánh - 5
  13. phân tích. Tháng 08/2022, tiếp tục thu thập tài liệu thêm và viết chương 3 áp dụng phương pháp phân tích - tổng hợp kết hợp loại hình. Tháng 12/2022, chỉnh sửa luận văn qua sự hướng dẫn của người hướng dẫn viết luận văn. Tháng 12/2022: Đăng kí bảo vệ luận văn và bảo vệ luận văn. 8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về nhà văn Bùi Ngọc Tấn, về chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong chương một, chúng tôi trình bày khoảng 12 trang liên quan tiểu sử cuộc đời, tác phẩm. Những ảnh hưởng đến cuộc sống cuộc và sự nghiệp sáng tác, cũng như đến bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra những quan điểm sáng tác và những đóng góp của Bùi Ngọc Tấn trong văn học Việt Nam. Đồng thời, những nội dung trong chương một là cơ sở cơ bản định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, phân tích tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn nhìn từ nội dung và nghệ thuật ở các chương tiếp theo. Chương 2. Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn nhìn từ nội dung. Trong chương hai, chúng tôi trình bài khoảng 25 trang. Chúng tôi sẽ làm rõ đặc điểm nội dung trong tác phẩm và nguồn cảm ứng sáng tác về thế sự và xã hội lúc bấy giờ. Từ đó, chúng tôi khẳng định dựa trên cơ sở phân tích nhằm rõ phong cách sáng tác, cũng như sắc thái riêng của tác giả trong văn học hạu hiện đại. Tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn góp phần làm phong phú cho văn học Việt Nam. Chương 3. Yếu tố hậu hiện đại trong tập truyện ngắn “Người chăn kiến” của Bùi Ngọc Tấn nhìn từ nghệ thuật. Chúng tôi phân tích, đối chiếu so sánh tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn với một số nhà văn để sự khác biệt nhưng đồng thời cũng có sự ảnh hưởng đến giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật và thể loại nhằm làm rõ phong cách và tài năng của Bùi Ngọc Tấn. Qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra cái nhìn khái quát 6
  14. khách quan về những thành công và hạn chế của tác giả. Những đóng góp về văn học của nhà văn trong sự nghiệp sáng tác nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 7
  15. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN, VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI Tác phẩm văn chương sản sinh, tồn tại và lưu truyền trong một môi trường nhất định và chịu sự chi phối của môi trường. Trong hoạt động giao tiếp của tác phẩm, môi trường là hoàn cảnh, là ngữ cảnh. Sự ra đời, sự sống của tác phẩm là do môi trường chi phối. Trong đó, môi trường chân không không có chức năng này. Để cảm thụ và phân tích tác phẩm văn chương cần phải đặt tác phẩm trong mối quan hệ với hoàn cảnh và môi trường của nó. Đầu tiên là mối quan hệ của tác phẩm với tác giả, là người sản sinh ra tác phẩm. Khi tìm hiểu về tác giả, về cuộc đời, về tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của tác giả góp phần quan trọng trong vào việc phân tích để giải mã tác phẩm. Tuy nhiên, giữa con người thật ở ngoài đời và tác giả của tác phẩm không có sự đồng nhất tuyệt đối. Nhưng những nét riêng về tư tưởng nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, phong cách sáng tác thì luôn để lại dấu ấn trong tác phẩm. Nó sẽ là cơ sở để người tiếp nhận làm căn bản để lí giải thích hợp cho tác phẩm (Bùi Minh Toán, 2017). 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bùi Ngọc Tấn 1.1.1. Tiểu sử của nhà văn Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 và mất vào năm 2014. Ông là nhà báo, nhà văn Việt Nam. Quê của ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Năm 1954, khi ông hai mươi tuổi thì bắt đầu viết văn và viết báo. Các sáng tác của ông được in ở các nhà xuất bản Văn học, Lao động, Thanh niên… Gia đình ông có sáu thành viên, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ông phải tập trung vào viết báo để kiếm thêm thu nhập. Từ năm 1968 đến năm 1973 là những năm sóng gió trong cuộc đời của Bùi Ngọc Tấn, ông bị đi tập trung cải tạo với nguyên nhân là chơi với người bạn hàng xóm Hồng Sĩ có “vấn đề về tư tưởng” (theo nhà văn Vũ Thư Hiên). Trong thời gian nhà văn đang ở trại cải tạo, vợ của ông bị cho thôi việc ở trường Đại học. Lúc 8
  16. mới ra trại, ông gặp khó khăn trong việc kiếm sống, do những hoàn cảnh giới hạn và những định kiến lúc bấy giờ. Từ năm 1974 đến năm 1993, ông được nhận vào làm ở công ty Thủy sản. Trong gần hai mươi năm, nhà văn ở ẩn không viết lách. Năm 1993, Bùi Ngọc Tấn bắt đầu trở lại với nghề viết lách. Tác phẩm của ông được đăng trên tạp chí Cửa biển ở Hải Phòng với bài viết “Nguyên Hồng, thời đã mất”. Sau đó ông tiếp tục sáng tác. Đến năm 2014, ông bị bệnh nặng và mất tại nhà con trai Bùi Ngọc Hiến ở Hải Phòng. Bùi Ngọc Tấn đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp văn chương, nhưng ông không từ bỏ nghề viết văn bởi niềm đam mê và mong muốn được cống hiến những tác phẩm văn chương của mình cho văn học Việt Nam. 1.1.2. Tác phẩm của nhà văn Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn đã để lại cho độc giả và văn học Việt Nam những tác phẩm tâm đắc qua những trải nghiệm trong cuộc đời. Các tác phẩm: Mùa cưới, Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long (phóng sự), Đêm tháng 10, Người gác đèn cửa Nam Triệu (truyện ký), Nhật kí xi măng, Nhằm thẳng quân thù mà bắn; Thuyền trưởng (truyện vừa); Nguyên Hồng, thời đã mất (1993), Một thời để mất (hồi kí, 1995), Một ngày dài đằng đẵng (tập truyện ngắn), Những người rách việc (tập truyện ngắn, 1996), Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết, 2000), Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (tập truyện ngắn, 2003), Rừng xưa xanh lá (kí chân dung, 2004), Kiếp chó (tập truyện ngắn, 2007), Biển và chim bói cá (tiểu thuyết, 2008), Người chăn kiến (tập truyện ngắn, 2010), Viết về bè bạn (kí, 2012)…. Riêng tác phẩm Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết, 2000), được đánh giá cao ở nước ngoài và dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Đức và Pháp. Cuốn sách này do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. Tuy nhiên, cuốn sách này vừa in vào tháng 02/2000 thì tháng 03/2000 Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định số 395 đình chỉ và bị thu hồi để tiêu hủy. 9
  17. Bùi Ngọc Tấn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã đạt được những giải thưởng cao quý như: - Giải thưởng văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng; - Các giải thưởng của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, Bộ Văn hóa thông tin, Nhà xuất bản Hội Nhà văn; - Giải thưởng Henri Queffenlec của Pháp vào năm 2012 với tác phẩm Biển và chim bói cá (tiểu thuyết, 2008), tác phẩm dựa trên những trải nghiệm trong cuộc sống của ông khi làm việc ở xí nghiệp Thủy sản từ năm 1974 đến 1993. - Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 với tác phẩm Rừng xanh lá (kí chân dung, năm 2004), giải B (không có giải A). Tập truyện ngắn “Người chăn kiến” (tập truyện ngắn, 2010) cũng đã mang đến nhiều ý kiến khác nhau, làm cho tập truyện ngắn càng gây được nhiều sự chú ý của độc giả. Tập truyện ngắn “Người chăn kiến” (2014) gồm Mười chín truyện ngắn: Một tối vui; Cún; Nghệ thuật đích thực; Người mua nhà của bố mẹ tôi; Khói; Lạc đội hình; Một cuộc thi hoa hậu; Thói quen; Những người đi ở; Làng có 99 cái ao, cây đa 99 cành và ông đại tá về hưu; Người chăn kiến; Ngưu tất, hồng hoa, nga truật; Dị bản một truyện đã in; Sức khỏe của bố; Truyện không tên; Một ngày dài đằng đẵng; Trung sĩ; Người ở cực bên kia; Vũ trụ không cùng. Và hai bài viết: “Bùi Ngọc Tấn và hóa học của nhân bản” của Dương Tường và “Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, và hắn” Phạm Xuân Nguyên. Mười chín truyện ngắn là những mảnh đời của những con người trong cuộc sống đời thường. Trong xã hội rộng lớn có muôn điều không sao nói hết, nhưng các câu chuyện và nhiều mảnh đời vụn vỡ, xô lệch được Bùi Ngọc Tấn nói đến như một thước phim ngắn. 1.2. Đôi nét về lý thuyết hậu hiện đại 1.2.1. Sự ra đời và những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện đại (Modernism) Chủ nghĩa hiện đại xuất hiện cuối thế kỉ XIX, theo nghĩa rộng của khái niệm về chủ nghĩa hiện đại là nói đến những trào lưu văn học nghệ thuật ở các nước phương Tây, nêu chủ trương đoạn giao với thơ văn lãng mạn trước đó và nêu rõ 10
  18. những phương pháp sáng tác mới và quan điểm mới như chủ nghĩa Dada (dadaism), chủ nghĩa lập thể (cubism), chủ nghĩa vị lai (futurism), chủ nghĩa ấn tượng (impressionism), chủ nghĩa tượng trưng (symbolism), chủ nghĩa siêu thực (surrealism), chủ nghĩa biểu hiện (expressionism), chủ nghĩa hiện sinh (existentialism)… Sau chiến tranh thế giới thứ II, chủ nghĩa hiện đại làm dấy lên các làn sóng mới như tiểu thuyết mới, kịch phi lý. Ngoài ra, chủ nghĩa hiện đại còn phê phán chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng và lệ thuộc vào thực tại. Trong khi đó, nghệ thuật hiện đại vừa phân tích sâu sắc cuộc sống và vượt thoát khỏi cuộc sống. Nhưng sau một thời gian dài thì xu hướng hậu hiện đại xuất hiện kế tiếp. Văn học là nguồn tài sản trí thức vô cùng quý giá của con người, sự tích lũy của những con người bình thường đến những trí thức bậc tài thông tuệ qua những kinh nghiệm và hiểu biết của tộc người và nhân loại từ sơ khai đến hình thành và phát triển. Sáng tác và tiếp nhận văn học ở Việt Nam qua các tác giả nổi tiếng của văn học nước ngoài. Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng nước ngoài tiêu biểu: Các tác giả người Mỹ như Washington Irving 1783 (Rip Van Winkle, Truyền thuyết về thung lũng ngủ yên), Edgar Allan Poe 1809 (Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher), Walt Whitman 1819 (lá cỏ), Mark Twain 1835 (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras), O. Henry 1862 (Chiếc lá cuối cùng), Jack London, Ernest Hemingway 1899 (Ông già và biển cả), Arthur Miller, Paul Auster, F. Scott Fitzgerald 1896 (Gatsby vĩ đại), J. D. Salinger 1919 (Bắt trẻ đồng xanh), jack Kerouac 1922 (Trên đường), Harper Lee 1926 (Giết con chim nhại)… Các tác giả người Nga như Aleksandr Sergeyevich Pushkin 1799 (Ông lão đánh cá và con cá vàng), Mikhail Yuryevich Lermontov, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, Lev Tolstoy 1828 (Chiến tranh và hòa bình), Dostoevsky 1821 (Tội ác và trừng phạt), Anton Pavlovich Chekhov 1860 (Người trong bao), Sergei Aleksandrovich Yesenin, Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, Vladimir Nabokov 1899 (Lolita)… 11
  19. Các tác giả người Pháp như Voltaire 1694 (La Henriade), Victoc Hugo 1802 (Những người khốn khổ), Alfred de Musset, Charles Baudelaire, Paul Verlaine, Arthur Rimbaut, Paul Valéry, Paul Eluard, Alexandre Dumas 1802 (Bá tước Monte Cristo), Marcel Proust 1871 (Đi tìm thời gian đã mất)… Các tác giả người Anh như William Shakespeare 1564 (Hamlet, Romeo và Juliet), Charles Dickens 1812 (Oliver Twist), George Orwell 1903 (Trại súc vật), J. R. R. Tolkien 1892 (Chúa tể của những chiếc nhẫn), Agatha Christie 1890 (Thảm kịch bí ẩn ở Styles), Jane Austen 1775 (Kiêu hanh và định kiến), Emily Bronte 1818 (Đồi gió hú), Một số tác giả nước khác như Ireland: Oscar Wilde 1854 (Bức tranh của Dorian Gray), Columbia: Gabriel Garcia Marquez 1928 (Trăm năm cô đơn), Cộng Hòa Sec: Franz Kafka 1883 (Hóa thân), Scotland: Arthur Conan Doyle 1859 (Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes), Tây Ban Nha: Miguel de Cervantes (Don Quixote), Đức: Goethe 1749 (Faust – kịch thơ), Anh em nhà Grimm 1785 và 1786 (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Công chúa ngủ trong rừng)… Tiếp nhận và so sánh qua thể loại lớn: thơ, kịch, tự sự. Trong đó, tự sự được tiếp nhận một cách nồng nhiệt như tiểu thuyết và truyện ngắn ở đầu thế kỉ XX. Đến thế kỉ XXI, các tác giả trên vẫn được ca ngợi và so sánh các tác phẩm của họ với các tác phẩm trong nước qua văn học so sánh hay so sánh văn học. Để thấy được sự tương đồng và khác biệt nhưng giá trị vẫn là phục vụ cho con người và lưu giữ những giá trị đạo đức và triết lí của cuộc sống để con người hoàn thiện mình hơn với tình cảm, bao dung và vị tha của tâm hồn. Trong sáng tác tác phẩm văn học, tác giả sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu ngôn ngữ để tạo nên tính hiệu thẩm mĩ (vĩ mô và vi mô). Cần có sự chuyển hóa tổng thể của hai mặt, cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ngôn ngữ chuyển hóa thành cái biểu đạt của tính hiệu thẩm mĩ, cái được biểu đạt của tính hiệu thành mĩ thành là ý nghĩa mới. Muốn xác định và lĩnh hội ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương, cần đọc kĩ văn bản tác phẩm để nắm được đặc điểm của nội dung và hình thức “câu chữ” (nội dụng sự việc, nội dung miêu tả “phản 12
  20. ánh hiện thực”) cần đặt tác phẩm trong mối quan hệ với ngữ cảnh và người đọc cần chú ý. Trong thực tế, các tác giả khi sáng tác đã trải qua một quá trình lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm. Trong quá trình lựa chọn có thể dẫn đến sự thay thế ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ khác. Sự lựa chọn và thay thế có thể diễn ra ở lần đầu tiên khi sáng tác, hay một thời gian chiêm nghiệm, suy ngẫm, cảm xúc… Người đọc tiếp nhận và lĩnh hội tác phẩm, muốn cảm thụ và phân tích cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật ngôn từ, cần phải giả định một sự lựa chọn và thay thế của tác giả đối với các ngôn ngữ để cấu tạo ngôn ngữ. Từ đó xác định giá trị được lựa chọn. Khi đã lựa chọn ngôn ngữ sử dụng chuyển hóa thành hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ trong tác phẩm qua sự cảm thụ của người tiếp nhận như thế nào. Dù theo phương thức nào thì cũng có mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thẩm mĩ với nhau như cái được biểu đạt của thẩm mĩ (ý nghĩa thẩm mĩ) vừa duy trì và lưu giữ một số nét nghĩa của được cái biểu đạt của ngôn ngữ. Ngôn ngữ chuyển đổi nét nghĩa mới phù hợp với ý nghĩa thẩm mĩ. Có thể trong một tác phẩm văn chương, mội ngôn ngữ đều có sự chuyển hóa thành thẩm mĩ, nhưng hiệu quả và giá trị thẩm mĩ có khác nhau và có những tín hiệu tự thân (là một từ ngữ đứng ở góc độ này là ngôn ngữ, góc độ kia là thẩm mĩ, không cần chuyển tín hiệu này sang tín hiệu kia). Tác phẩm văn chương, đều có sự phối hợp của các yếu tố nghệ thuật, tương tác nhau tạo nên một bản thể hòa hợp như bản nhạc hòa tấu để đạt đến tính chất và hiệu quả của nghệ thuật, cần phối hợp giữa cảm thụ và phân tích trong tác phẩm. Một tác phẩm đạt được sự thống nhất giữa tất cả các yếu tố chi tiết, các yếu tố nghệ thuật và không có yếu tố thừa hay thiếu. Chú ý đến yếu tố không được nằm sai vị trí của nó, mà phải có tính thống nhất, hòa hợp của chỉnh thể nghệ thuật. Quá trình sáng tác là một quá trình tổng hợp, hòa phối các yếu tố nghệ thuật. Đối với tác phẩm tự sự, mỗi hình tượng nhân vật là tín hiệu vĩ mô. Khi cảm thụ và phân tích nhân vật cần có sự phối hợp tấc cả các yếu tố thuộc phương diện khác nhau của nhân vật như diện mạo, trang phục, điệu bộ, lời nói, tâm trạng, hành động, ứng xử… Tất cả ở phương diện này, tích hợp lại tạo nên là hình tượng nhân vật. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2