Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam
lượt xem 12
download
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương với các nội dung như sau: Văn xuôi Thạch Lam và sự giao thoa giữa trữ tình và tự sự; yếu tố trữ tình nhìn từ hệ thống cốt truyện, kết cấu và nhân vật; yếu tố trữ tình nhìn từ phương thức biểu hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN .................................................................. LƢƠNG VĂN DƢƠNG YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà nội – 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN .................................................................. LƢƠNG VĂN DƢƠNG YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS: LÝ HOÀI THU Hà nội – 2013
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 3 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. ........................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 10 5. Những đóng góp của luận văn: ............................................................... 11 6. Cấu trúc của Luận văn: ........................................................................... 11 CHƢƠNG 1: VĂN XUÔI THẠCH LAM VÀ SỰ GIAO THOA GIỮA TRỮ TÌNH VÀ TỰ SỰ ......................................................................................... 12 1.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam. ............................ 12 1.2. Sự thâm nhập giữa trữ tình và tự sự trong văn xuôi Thạch Lam. .. 17 1.2.1. Yếu tố trữ tình. .................................................................................... 17 1.2.2. Yếu tố tự sự .......................................................................................... 19 1.2.3. Sự giao thoa giữa yếu tố trữ tình và tự sự ..................................... 21 CHƢƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH NHÌN TỪ HỆ THỐNG CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT. .................................................. 39 2.1. Cốt truyện-tình huống khơi gợi cảm xúc. .................................... 39 2.1.1. Khái niệm cốt truyện. ........................................................................ 39 2.1.2. Kiểu cốt truyện - tình huống khơi gợi cảm xúc trong văn xuôi Thạch Lam. ........................................................................................ 40 2. 2. Kết cấu............................................................................................ 52 2.2.1. Khái niệm kết cấu:.............................................................................. 52 2.2.2. Kết cấu tâm lý – mô hình tiêu biểu của văn xuôi Thạch Lam. .... 52 2.3. Nhân vật. ......................................................................................... 57 2.3.1. Khái niệm nhân vật. ........................................................................... 57 2.3.2. Gợi tả ngoại hình nhân vật. .............................................................. 58 1
- 2.3.3. Nhân vật của Thạch Lam thiên về đời sống nội tâm . .................. 62 2.3.4. Nhân vật của Thạch Lam giàu niềm vui sống, luôn hướng về cái tốt đẹp. ............................................................................................... 69 CHƢƠNG 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN. .............................................................................................. 72 3.1. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam................... 72 3.1.1. Khái lược không gian nghệ thuật. ................................................... 72 3.1.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam...................... 76 3.1.2.1. Không gian thiên nhiên. ....................................................... 76 3.1.2.2. Không gian xã hội. .......................................................................... 87 3.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam. ..................... 93 3.2.1. Khái lược thời gian nghệ thuật......................................................... 93 3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam. ...................... 93 3.2.2.1. Thời gian hiện tại. .......................................................................... 95 3.2.2.2. Thời gian quá khứ. .......................................................................... 97 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu trong Văn xuôi Thạch Lam.................... 100 3.3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 100 3.3.2. Giọng điệu.......................................................................................... 106 KẾT LUẬN .............................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 117 2
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thạch Lam (1910 – 1942), là một trong những cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn và của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Vị trí của Thạch Lam khó ai thay thế được, bởi thế giới nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng không giống ai. Đó là lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, truyền cảm, một văn phong trong sáng, đầy “hương thơm và nỗi u hoài” [20]. Một phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của Thạch Lam là hiện tượng giao thoa, sự thâm nhập của yếu tố trữ tình - chất thơ vào trong các tác phẩm văn xuôi. Dù truyện ngắn hay thể loại tuỳ bút, tiểu thuyết thì những trang văn của Thạch Lam luôn bàng bạc yếu tố trữ tình không thể lẫn với các tác giả khác. Cốt truyện đơn giản, chủ yếu khai thai thác những biến cố, tình huống khơi gợi cảm xúc, những trạng thái tâm lý của con người; kết cấu tác phẩm dựa theo quá trình vận động bên trong tâm lý, những diễn biến tâm trạng nhân vật được miêu tả ở chiều sâu thế giới nội tâm, những rung động tâm hồn, những cảm giác mong manh tinh tế trước ngoại cảnh; không gian đậm chất thơ, không gian nhuốm tâm trạng, khơi gợi cảm xúc; thời gian hiện tại và quá khứ đan cài, hiện tại với những niềm vui nho nhỏ, quá khứ chứa đựng nhiều kỉ niệm, hoài vọng và sự luyến tiếc; giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình thấm thía, giọng đồng cảm sẻ chia yêu thương, giọng băn khoăn day dứt; ngôn ngữ dư ba, mong manh mơ hồ... Có thể nói: “Văn chương Thạch Lam quả là một sợi tơ dai bền giăng qua mọi biến động, thời cuộc và cả những thay đổi của thị hiếu văn chương để nối tiếp với hiện tại” [39; 451]. Trong văn học nhà trường, Thạch Lam và tác phẩm của ông được đưa 3
- vào chương trình giảng dạy đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và được học sinh yêu thích. Là người vừa say mê Thạch Lam, vừa làm công tác giảng dạy môn Ngữ văn bậc trung học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trong giai đoạn Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của Thạch Lam đã mở ra một bước tiến mới cho văn xuôi nghệ thuật nói chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng. Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam chào đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp, tác gia và tác phẩm của nhà văn. Một cách tổng quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về Thạch Lam xoay quanh hai nội dung lớn. 2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về Thạch Lam nói chung: Trước hết là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về Văn học Việt Nam hiện đại đã đưa ra những nhận định về giá trị văn chương Thạch Lam và khẳng định đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hóa Văn học nước nhà. Nhằm mục đích làm rõ những đánh giá khái quát về thời kì Văn học, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại năm 1942 đã khảo sát Thạch Lam với tư cách một nhà văn cùng thế hệ, đó là lần đầu tiên sự nghiệp văn chương của Thạch Lam được đánh giá một cách tổng thể nhất. Tuy nhiên, nhiều nhận xét của ông đưa ra không còn phù hợp với quan điểm của đánh giá hiện nay về Thạch Lam. Tiếp theo là các công trình nghiên cứu khác như Thạch Lam của Nguyễn Tuân, Thạch Lam của Phạm Thế Lữ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1932-1945) của Phan Cự Đệ, Thạch Lam trong Tự lực Văn Đoàn của 4
- Phong Lê, Một khuynh hướng truyện ngắn của Nguyễn Hoành Khung, Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn Đức ... 2.2. Những bài viết nghiên cứu về chất thơ trong văn xuôi Thạch Lam. Ngay từ lúc tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nxb Đời nay, Hà Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong của con người. Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực”. Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác. Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam: “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một cách thật tinh vi”. Chính vì thế, trong những dòng đầu tiên giới thiệu về Thạch Lam, nhà phê bình nhận xét: “trong các truyện ngắn, truyện dài của ông (tức Thạch Lam), tình cảm đều có vị trí đặc biệt”. Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu về Thạch Lam. Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đã thấy dàn xếp theo hình thể của lời”. Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam. Nguyễn Tuân cũng cho rằng một số sáng tác của Thạch Lam là mẫu mực. Ông nhận xét cách lí giải về hiện thực của Thạch Lam như sau: “Thạch Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái, mà đồng thời cũng đi 5
- sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”. Đây là lí do quan trọng khiến cho độc giả “ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” . Năm 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về Thạch Lam trong Văn xuôi lãng mạn 1930-1945. Đáng lưu ý là nhận xét về Thạch Lam có sở trường diễn tả thế giới nội tâm, “đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc cảm giác. Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm hồn trước ngoại cảnh”. Nhân kỉ niệm 50 năm ngày mất Thạch Lam, Hội thảo khoa học về Thạch Lam đã quy tụ được nhiều bài nghiên cứu có sự khám phá cả chiều rộng lẫn chiều sâu những đóng góp của ông trên nhiều phương diện trước yêu cầu đổi mới của văn học. Vương Trí Nhàn khẳng định: “Hướng đi vào Tâm lý của Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại”. Bàn về Giải pháp điều hoà Xã hội trong văn Thạch Lam, tác giả Lại Nguyên Ân thừa nhận: “Thạch Lam là nhà văn có đóng góp đáng kể vào sự Phát triển của xu hướng Tâm lý trong văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt cả bằng thực tế sáng tác lẫn bằng các phát biểu có tính chất định hướng lý thuyết. Đề tài Thạch Lam - nhà văn tâm lý cần được nghiên cứu riêng”. Nhà nghiên cứu Bích Thu bổ sung thêm nhận xét về việc phản ánh thế giới nội tâm của con người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy nhân vật của Thạch Lam ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà là những nhân vật “hướng nội”, có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của “cõi người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện”. Đây chính là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam. Trong bài Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong cũng nhận thấy “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả”. Cùng chung suy nghĩ đó, Trần Ngọc Dung khẳng định nét khác biệt 6
- trong truyện ngắn Thạch Lam chính là ở chỗ “hé mở cho ta thấy cuộc sống ẩn kín bên trong của con người dường như chỉ biết cúi đầu trước số kiếp”. Phan Diễm Phương cũng cho rằng “chú trọng vào đời sống tâm linh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàng đầu - điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trở thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” . Liên quan đến vấn đề yếu tố trữ tình, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác Thạch Lam. Phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của Thạch Lam rất đơn giản, hầu như không có chuyện gì đáng kể. Đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: “truyện ngắn của Thạch Lam hay đi sâu vào “những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác. Cốt truyện của ông thường ít hành động và kịch tính mà giàu những “chi tiết”, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người”. Trần Ngọc Dung thì cho cho rằng: “nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện”. Bích Thu cũng khẳng định cốt truyện của Thạch Lam “thường ít hành động và kịch tính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người”. Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam được tuân thủ theo lối kết cấu tâm lý như lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh”. Tuy vậy, vẫn cần có một cái nhìn đầy đủ về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam trong tư cách là một thủ pháp quan trọng của phản ánh nghệ thuật. Nhận xét về giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên 7
- cứu đều khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng. Trong bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình”. Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục Tú cho rằng “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạc điệu” là yếu tố quan trọng làm nên dấu ấn đặc biệt trong văn phẩm Thạch Lam. Đánh giá về Ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam, tác giả Hà Văn Đức trong bài Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam cho rằng: chất thơ trong tác phẩm Thạch Lam được thể hiện ở ngôn ngữ, giọng văn thủ thỉ nhẹ nhàng “Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người”. Có một điều khiến cho Thạch Lam khác với các nhà văn khác là ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào. Truyện ngắn Thạch Lam giàu chất thơ, vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi. Lê Thị Dục Tú cũng nhấn mạnh nhiều đoạn văn của Thạch Lam “cho đến hôm nay vẫn có thể coi là những đoạn văn mẫu mực cả về cú pháp lẫn hình ảnh”. Tác giả đã dẫn ra rất nhiều câu văn, đoạn văn “hoàn hảo” trong truyện ngắn của Thạch Lam. Lê Thị Đức Hạnh cũng nhất trí với ý kiến đó khi nhận ra sự “giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhiều khi đậm chất thơ” của ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam. Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn Thị Mai Hương đã dành một phần nghiên cứu về lời văn trần thuật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam. Như vậy, chất thơ và yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam ít 8
- nhiều đã được các nhà nghiên cứu, các thế hệ độc giả đề cập tới nhưng chưa có một chuyên luận, một công trình nào tập trung khảo sát, phân tích một cách hệ thống toàn diện, mặc dù đây chính là hạt nhân cốt lõi làm nên một dấu ấn Thạch Lam . Việc vận dụng lí thuyết loại hình để soi sáng văn xuôi Thạch Lam vẫn còn nhiều khoảng trống cần được tiếp tục khai thác. Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng: Luận văn chúng tôi quan tâm tới đối tượng nghiên cứu là những sắc thái, biểu hiện của yếu tố trữ tình trong các tác phẩm văn xuôi Thạch Lam 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát 23 truyện ngắn được in trong cuốn Thạch Lam tuyển tập – NXB văn học, 2004; tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường; tiểu thuyết Ngày mới để làm nổi bật được chất thơ, yếu tố trữ tình trong văn xuôi của ông. 3.3. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu: Nhiệm vụ của luận văn là lý giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ thuật trong văn phong Thạch Lam được kết tinh bởi sự đan cài một cách nghệ thuật yếu tố tự sự và trữ tình. Từ việc tiếp cận tác phẩm của Thạch Lam và thông qua sự biểu thị của yếu tố trữ tình, chúng tôi muốn một lần nữa tái khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Từ hiện tượng Thạch Lam và những tác phẩm đã phân tích, chúng tôi muốn chỉ ra một phương diện nữa về lý luận: hiện tượng giao thoa về mặt thể loại, sự thâm nhập yếu tố trữ tình, tính thơ, chất thơ vào các tác phẩm văn xuôi mà Thạch Lam là một 9
- hiện tượng tiêu biểu. Điều đó cho thấy: Thạch Lam là một nhà văn có hướng tìm tòi, đổi mới về thi pháp từ những thập niên đầu của thế kỉ XX. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên trước kết hợp với những tìm hiểu riêng trong phạm vi một đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp loại hình (loại hình tự sự và loại hình trữ tình): Luận văn đề cập đến yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam. Vì thế, việc vận dụng phương pháp loại hình là cần thiết, để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa văn xuôi Thạch Lam với các tác giả khác cùng một giai đoạn. Phương pháp hệ thống: luận văn dựa vào những lý thuyết hệ thống đã được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng trong các công trình nghiên cứu về tác giả, về thể loại, phong cách, phân tích được những vấn đề cơ bản trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam. Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng của luận văn. Trên cơ sở phân tích tổng hợp những giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi Thạch Lam, một lần nữa người viết sẽ chỉ ra được những nét đặc sắc, những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong các tác phẩm của Thạch Lam. Từ đó góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí, tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam trong sự nghiệp văn học nước nhà. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận văn còn sử dụng phương pháp này để làm nổi bật sự khác biệt, độc đáo của yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thach Lam với các tác giả khác cùng thời. So sánh sáng tác của Thạch Lam với sáng tác của các nhà văn hiện thực thời kì 1930 – 1945, với các sáng tác của các tác giả nhóm Tự lực văn đoàn. 10
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Đây là phương pháp giúp người viết nhận diện được những đặc điểm nổi bật của thi pháp văn xuôi nói chung và thể loại nói riêng, từ đó xác định được tính đặc trưng của yếu tố trữ tình và tự sự. 5. Những đóng góp của luận văn: 5.1. Luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước vừa tìm tòi, lựa chọn, khám phá để từ đó làm rõ hiện tượng giao thoa về mặt thể loại trong văn xuôi Thạch Lam và những tìm tòi đổi mới thi pháp của tác giả. 5.2. Kết quả của Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận tác phẩm văn xuôi của Thạch Lam nói riêng, tác phẩm văn xuôi của một số tác giả Việt Nam nói chung trên phương diện lý thuyết loại hình và đặc trưng thi pháp. Giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đem lại cho độc giả không chỉ yêu mến nhà văn Thạch Lam mà còn có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác giả. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu cho giáo viên, học sinh khi nghiên cứu về tác phẩm, tác giả Thạch Lam. 6. Cấu trúc của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chúng tôi gồm có 3 chương với các nội dung như sau: Chƣơng 1: Văn xuôi Thạch Lam và sự giao thoa giữa trữ tình và tự sự. Chƣơng 2: Yếu tố trữ tình nhìn từ hệ thống cốt truyện, kết cấu và nhân vật Chƣơng 3: Yếu tố trữ tình nhìn từ phƣơng thức biểu hiện. Và cuối cùng là mục Tài liệu tham khảo. 11
- CHƢƠNG 1: VĂN XUÔI THẠCH LAM VÀ SỰ GIAO THOA GIỮA TRỮ TÌNH VÀ TỰ SỰ 1.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam. Thạch Lam, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút. Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam). Cha mất sớm, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi mẹ chồng và bảy người con. Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Dù trước đó có vài truyện ngắn được in báo nhưng sự nghiệp văn ho ̣c của Tha ̣ch Lam chủ yế u bắ t đầ u từ năm 1935 và ông thực sự được khẳ ng đinh ̣ vào năm 1937, khi tâ ̣p truyê ̣n ngắ n Gió đầu mùa ra mắ t đô ̣c giả. Từ đây , Thạch Lam viết khá đều và thử bút trên nhiều thể loại : truyê ̣n ngắ n, tiể u thuyế t , tùy bút, truyê ̣n thiế u nhi , phê biǹ h, tiể u luâ ̣n…Vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, Thạch Lam mất tại nhà riêng ở Hà Nội vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi. Không giống như nhiều tác giả văn chương khác với khối lượng tác 12
- phẩm đồ sộ, số lượng tác phẩm của Thạch Lam có thể nói là khá ít. Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tuy nhiên, những tác phẩm ấy tiêu biểu cho một tâm hồn văn chương độc đáo, tinh tế và giàu xúc cảm. Ba tâ ̣p truyê ̣n ngắ n (hầ u hế t trước khi in thành sách đã in trên báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn : Gió đầu mùa (1937), Nắ ng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942). Tập Gió đầu mùa (NXB Đời nay), bao gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ 1936 đến 1937. Đó là các truyện Những ngày mới, Duyên số, Một đời người, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê, Người lính cũ, Tiếng chim kêu, Một thoáng nhà thương, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người bạn trẻ, Bà đầm, Truyện bốn người ... Ngay trong tác phẩm đầu tay của ông (Gió đầu mùa), người ta cũng đã nhận thấy ông đứng vào một phái riêng về lối viết. Trong những truyện ngắn của Gió đầu mùa, Thạch Lam đã làm cuốn hút say mê người đọc bởi lối miêu tả giàu cảm xúc. Những cảm giác con con, Thạch Lam tả rất khéo, rất tài tình, làm cho người đọc cũng dự vào một phần suy nghĩ. Người ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình, cảm tưởng hay cảm giác có một địa vị rất quan trọng, nhiều khi nó là then chốt cho cả một truyện. Khái Hưng trong lời giới thiệu gió đầu mùa đã viết: “Trong văn mình, Thạch Lam rất chú ý tới những cảm giác. Tuy Thạch Lam không nói rõ, song ngày nay đọc lại có thể thấy việc ghi nhận cảm giác kiểu đó gắn liền với một loại ngụ ý khác: muốn vượt ra ngoài cái sáo mòn, thành kiến, mở rộng lòng ra để như là lần đầu được tiếp xúc với con người và sự việc; sùng bái cái tươi mới, cái tự nhiên, bao gồm cả cái run rẩy bé nhỏ nhất trước hiện thực; từ chối những tình tiết, những cốt truyện gay cấn, coi rằng cái đó không quan trọng, từ đó làm toát lên một cảm giác buồn bã về đời sống, dù vẫn luôn biết rằng chỉ có 13
- đời sống mong manh này là đẹp, là bền chắc ...” [28]. Nhưng trong tập Gió đầu mùa, những cảnh nghèo, những cảnh đồng ruộng, ông còn tả bằng nét bút ngượng ngập, tỏ ra nhà văn chuyên tả tình còn chưa quen với lối tả cảnh. “Tuy là một tập truyện đầu tay mà Gió đầu mùa đã có được những truyện chua chát và cảm động như Một cơn giận, thiết tha và tức tưởi như Tiếng chim kêu, thê thảm và nhạo đời như Đói, nhẹ nhàng và có duyên như Cô áo lụa, bi thương và chán ngán như Người lính cũ, lầm lẫn và thảm thương như Hai lần chết, thì thật cũng xứng đáng với sự hoan nghênh của công chúng khi tập truyện mới ra đời” [17; 49]. Tập truyện ngắn Nắng trong vườn (NXB Đời nay, Hà Nội ) gồm các truyện ngắn đăng trên báo ngày nay từ năm 1937 đến 1938: Nắng trong vườn, Đứa con, Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sông, Cuốn sách bỏ quên, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Cô hàng xén, Tiếng sáo, Tình xưa... Trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn, Thạch Lam cũng đã viết một lối văn giản dị và êm ái nhưng có nhiều truyện không được đậm đà, làm cho người đọc dễ chán. Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “ Sự thật thì ông cố ý làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện, nên làm mất cả hứng thú. Người ta bảo Thạch Lam rất chú trọng vào sự thật, nên khi thấy cuộc sống của phần đông người Việt Nam giản dị và tầm thường, ông cũng chỉ xây dựng những truyện giản dị và tầm thường. Không thêm thắt và cũng không tô điểm”[17; 49]. Trái hẳn với tập Gió đầu mùa, trong tập Nắng trong vườn, tác giả tả tình rất ít, chỉ chuyên riêng về mặt tả cảnh, tác giả tả hết “nương chè bên sườn đồi”, lại đến “vườn sắn trên sườn đồi”, rồi lại đến đất, trời, mây, nước, gió thổi, chim kêu, có mấy cảnh đó, tác giả phô bày hết nên khiến người đọc cảm thấy nhàm và đơn điệu. Trong tập truyện này, Tiếng sáo được đánh giá hay hơn cả vì nó bao hàm một ý nghĩa sâu sắc: sự say mê yêu mến nghệ 14
- thuật - nghệ thuật âm nhạc; ở đây, tiếng đàn của một kẻ độc ác cũng có thể là những thanh âm réo rắt, cảm động người ta một cách êm ái. Tập truyện ngắn Sợi tóc- 1941, (NXB Đời nay, Hà Nội) gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ năm 1939, 1940 khi Thạch Lam bắt đầu bị bạo bệnh. Đó là các truyện: Tối ba mươi, Sợi tóc, Cô hàng xén, Tình xưa, Dưới bóng hoàng lan. Tập truyện ngắn Sợi tóc đã đánh dấu một bước tiến khá dài trên con đường nghệ thuật của Thạch Lam. Vẫn là những truyện tình cảm, nhưng ở đây người ta thấy vừa sâu sắc, vừa đẹp đẽ vô cùng về cả văn lẫn cả kết cấu. “Trong Sợi tóc có tất cả năm truyện, thì trừ truyện Dưới bóng hoàng lan, không có gì đặc sắc, còn những truyện Tối ba mươi, Cô hàng xén, Tình xưa, Sợi tóc đều là những truyện vào hạng đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan). Tác phẩm Ngày mới là một truyện dài độc nhất của Thạch Lam. Trong tập này, người ta cũng thấy nhiều đoạn rất xinh tươi, tả tình và tả cảnh như các truyện ngắn trong tập Sợi tóc, tuy nhiên Tiểu thuyết Ngày mới không được đánh giá cao về cốt truyện và nghệ thuật. Ngày mới kể về Trường – vai chính trong truyện, là một thiếu niên học khá, thi đỗ, rồi lấy vợ. Vợ chàng là con nhà thanh bạch, chàng phải đi làm ở một sở buôn để nuôi vợ con, nhưng số lương không đủ chi dụng, nên cái gia đình nhỏ của chàng luôn luôn túng thiếu. Chàng khao khát sự giàu sang, ghen ghét những người hơn mình. Sau vì đến chơi một người bạn giàu có, có tính thị của và ngốc, chàng mới tỉnh ngộ và suy xét mà hiểu ra rằng cái “phong phú trong lòng” mình mới là cái đáng quý và từ ngày ấy chàng yên phận nghèo. Như vậy, nếu là ngày mới, Trường ít ra phải thay đổi cả cuộc sống của mình, chứ chỉ biết yên phận nghèo không, không đủ. Bên cạnh đó, Ngày mới còn có nhiều đoạn rất đẹp về tả tình và tả 15
- cảnh: “Chung quanh chàng yên lặng: mặt trăng đã lên quá đỉnh đầu, sáng láng trên nền trời trong vắt. Sương xuống đã thấm vào người. Trường thong thả trở về buồng. Đến dưới giàn hoa, chàng quay lại nhìn cảnh vườn, và qua dãy tre thưa lá, quãng rộng mà dòng sông đưa lên tiếng róc rách của nước chảy. Đột nhiên chàng giật mình. Trong bóng tối của giàn hoa, chàng thoáng thấy bóng người đứng nép vào dưới khóm cây. Chàng bước lại gần. Một tiếng nói quen thuộc khẽ gọi tên chàng, giọng dịu dàng và cảm động. Trường đứng sát bên nàng. Trong bóng tối, chàng thấy đôi mắt Trinh long lanh sáng và nghe thấy tiếng thở không đều của người thiếu nữ. Qủa tim chàng bỗng đập mạnh, và một tình cảm mến yêu dồn dập đến; Trường cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của Trinh kéo lạ gần mình…” (Ngày mới). Thạch Lam có viết sách cho trẻ em. Cuốn Quyển sách và cuốn Hạt ngọc tả cảnh thôn quê cốt giới thiệu cảnh làm lụng ở nông thôn của một chú bé sống ở thị thành. Ngoài các tập truyện, Thạch Lam có viết một tác phẩm tuỳ bút xinh gọn duyên dáng để ca ngợi những phong vị đặc sắc của thủ đô. Tập Hà Nội băm sáu phố phường được truyền tụng nhiều, nhất là đối với những người có ít nhiều có quan hệ trực tiếp với cuộc sống vật chất và tinh thần hồi đó của thủ đô Hà Nội. Hà Nội băm sắu phố phường có giá trị của một tác phẩm văn học giúp ta nhận thức thêm về những khía cạnh nhiều màu nhiều vẻ của văn hoá, của đất và người Tràng an, Thăng Long ngàn năm văn vật. Thạch Lam còn có một số bài tiểu luận văn học, sau gộp lại in ra năm 1941, với tên sách Theo giòng. Theo giòng là một tập cảo luận góp những bài báo đăng tải rải rác trên Ngày nay và Chủ nhật vào năm 1930 – 1940 (Theo giòng nghĩa là theo dòng tư tưởng, theo dòng thời gian không có sắp đặt thứ tự trước). Đây là những ý nghĩ của Thạch Lam về văn nghệ. Tuy tác phẩm mỏng manh lại không nhất quán, song là một đặc sắc, một 16
- tập lý thuyết văn nghệ độc nhất của nhóm Tự lực văn đoàn và của cả văn học mới trước năm 1940. Nó cho ta thấy quan niệm của Thạch Lam về nhiều vấn đề văn học nói chung như: Thế nào là tiểu thuyết hay, tiểu thuyết để làm gì, số phận các tác phẩm văn chương, cảm hứng và làm việc, ….và văn học Việt nam nói riêng như: Tiểu thuyết ở Việt Nam, Người nhà quê trong văn chương. Đại để ông chủ trương văn nghệ và tiểu thuyết nói riêng có mục đích làm giàu cuộc đời, phong phú tâm hồn; người đọc không nên đọc để thoát ly mà đọc để suy nghĩ, phải thành thật, phải có một tâm hồn phong phú mới tạo ra tác phẩm vững bền. Ông luôn suy ngẫm trăn trở về thiên chức của nhà văn: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Thạch Lam mất ngày 28 tháng 6 năm 1942. Căn bệnh lao quái ác đã đột ngột cướp đi của Tự lực văn đoàn một cây bút tài hoa khi tài năng đang được khẳng định. Thạch Lam đã sống một đời văn quá ngắn ngủi nhưng những tác phẩm văn chương của ông thì còn mãi. 1.2. Sự thâm nhập giữa trữ tình và tự sự trong văn xuôi Thạch Lam. 1.2.1. Yếu tố trữ tình. Nói tới yếu tố trữ tình là nói đến tính thơ, chất thơ trong thi ca . Tính trữ tình là đă ̣c trưng nổ i bâ ̣t nhấ t của nô ̣i dung thơ.“Nhiê ̣m vu ̣ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay đô ̣ng ta , làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tin ́ h” [14; 484]. Đúng như vâ ̣y , thơ không chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c miêu tả , kể lại sự vật bên ngoài mà chủ yế u bô ̣c lô ̣ tâm tra ̣ng , cảm xúc, những rung đô ̣ng của con người trước sự vâ ̣t xung quanh. 17
- Nhưng trước hế t cũng cầ n sơ bô ̣ phân biê ̣t “trữ tiǹ h” với “lañ g ma ̣n” . Lãng mạn trong văn học bao gồm các th uâ ̣t ngữ liên quan : chủ nghĩa lãng mạn, phương thức lañ g ma ̣n, hình thái lãng mạn, tính chất lãng mạn, yế u tố lãng mạn...Trong đó , chúng ta cần phân biệt rõ yếu tố lãng mạn và yếu tố trữ tiǹ h. Yế u tố lañ g ma ̣n có thể h iể u là yế u tố mang thuô ̣c tiń h thẩ m mi ̃ biể u hiê ̣n chủ yế u ở chỗ vươn lên trên thực ta ̣i và có rải rác trong lich ̣ sử sáng tạo văn học nghệ thuật . Nó cùng với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuâ ̣t nằ m trên những phương diê ̣n khác nhau. Đối lập với lãng mạn là hiện thực, nhưng đố i lâ ̣p với trữ tình la ̣i là tự sự . Trữ tình là kế t quả của viê ̣c biể u hiê ̣n cảm xúc và tâm tra ̣ng chiń muồ i đâ ̣m đă ̣c của thế giới chủ quan . Chính vì thế mà trữ tình với lañ g ma ̣n, mă ̣c dù khác nhau, nhưng thường đi đôi với nhau . Tuy vâ ̣y, “sự gắ n bó này dù thường xuyên nhưng không tấ t yế u. Chúng hoàn toàn có thể đi đôi với mặt đối lập của nhau . Trữ tiǹ h có thể rấ t hiê ̣n thực, trái lại, tự sự có thể rấ t lañ g ma ̣n” [18;134]. Theo Giáo trình Lí luận văn học tập 2 (tác phẩm và thể hoại văn học) của Trần Đình Sử chủ biên thì trữ tình được xác định là một trong những phương thức nhằm tạo dựng hình tượng trong văn bản văn học cùng với các phương thức khác như: trần thuật, miêu tả, nghị luận. Trữ tình là biện pháp cơ bản nhất nhằm bộc lộ, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Theo đó, các tác giả chia các yếu tố trữ tình thành: trữ tình thực tiếp và trữ tình gián tiếp. Trữ tình trực tiếp là cách thức dùng ngôi thứ nhất để giãi bày, bộc lộ thái độ, quan điểm trực tiếp của tác giả: Tôi muố n tắ t nắ ng đi Cho màu đừng nhạt mấ t Tôi muố n buộc gió lại Cho hương đừng bay đi (Vô ̣i vàng – Xuân Diê ̣u) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn