LUẬN VĂN: Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên
lượt xem 16
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên
- LUẬN VĂN: Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên
- Phần I Một số vấn đề lý luận cơ bản về giá thành I. các khái niệm chung về giá thành sản phẩm 1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm a) Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trogn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định. Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất, tiêu thu sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện, cung cấp một số loại dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính… Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất chi ra có thể trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể biết được chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh. Chi phí sản xuất là các đại lượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính khách quan là bời vì khi tiến hành sản xuất thì chí phí phải bỏ ra là tất yếu nhưng vấn đề bỏ chi phí như thế nào cho hợp lý và chính xác lại do sự quản lý của con người. b) Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, động lực, tiền lương và phụ cấp về lương, về sử dụng máy móc thiết bị, về quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp, về chi phí tiêu thụ sản phẩm… Toàn bộ chi phí này phải được xác định một cách hợp lý và khoa học.
- Ngoài ra, cũng có quan niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Giá trị vật tư sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong hạch toán kế toán: giá thành sản phẩm là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm, sau đã kết thúc được quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm qui định. Như vậy giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác và lao vụ đã hoàn thành. Trong thực tế cũng như trong lý luận ở doanh nghiệp thường gặp 3 loại giá thành: - Giá thành kế hoạch: là giá tính trước khi sản xuất (của kỳ kế hoạch) căn cứ vào định mức dự toán chi phí và đơn giá hay nói cách khác giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền tổng số các chi phí theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành sau khi đã hoàn thành việc sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Nừu giá thành kế hoạch và giá thành định mức chỉ bao gồm các chi phí trong phạm vi kế hoạch, thì giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, vượt kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất. Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến, không biến đổi trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm trong kỳ kế hoạch, do đó giá thành định mức luôn thay đổi theo định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. 2. Cách phân loại giá thành Căn cứ vào giai đoạn sản xuất và phạm vi, chi phí có thể chia ra 3 loại giá thành: Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ. Mối quan hệ giữa các loại giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp
- Chi phí trực Chi phí máy Chi phí nhà tiếp móc thiết bị xưởng Giá thành phân xưởng Chi phí quản lý xí nghiệp Giá thành công xưởng Chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ - Giá thành phân xưởng: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc thiết bị và chi phí quản lý phân xưởng. Nói cách khác nó là toàn bộ chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến việc chế biến sản phẩm tại phân xưởng đó và tất cả những chi phí của các phân xưởng khác nhằm chuẩn bị, phục vụ cho phân xưởng đó nhằm chế biến sản phẩm. - Giá thành công xưởng: Xây dựng giá thành công xưởng có tác dụng chủ yếu là xác định giá thành đơn vị sản phẩm ở phạm vi toàn công xưởng lớn hơn Giá thành công xưởng bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm ấy. Có thể nói giá thành công xưởng bao gồm tất cả những chi phí để sản xuất sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ: là cơ sở để xác định giá cả tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí ngoài sản xuất (chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm) Trong công tác kế hoạch hoá và hạch toán phải phân biệt giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Trong giá thành kế hoạch chỉ được tính những loại chi phí đã được xã hội chấp nhận ở mức hợp lý, trong giá thành thực tế phải hạch toán toàn bộ những chi phí phát sinh trong thực tế, bao gồm cả những loại chi phí không phép tính vào giá thành kế hoạch như chi phí về thiệt hại trong sản xuất, (chi phí thiệt hại do phế phẩm, tiền phạt vi phạm hợp đồng…) hoặc chi phí thực tế phát sinh cao hơn mức ghi trong kế hoạch, có thể phân biệt giá thành kế hoạch trên ba mặt sau: Xét về mặt không gian trong từng đơn vị cơ sở thì giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xây dựng, còn giá thực tế do bộ phận thống kê kế toán tổng hợp.
- Xét về mặt thời gian thì giá thành kế hoạch được xây dựng trước khi sản phẩm được vào sản xuất, còn giá thành thực tế được tổng hợp sau khi sản phẩm được sản xuất xong. Xét về mặt lượng thì giá thành thực tế bao gồm nhiều yếu tố và khoản mục hơn. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch giá thành là phát hiện và động viên mọi khả năng, tiềm năng trong doanh nghiệp nhằm không ngừng giảm bớt chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm tích luỹ, tạo cơ sở thực hiện ngày càng đúng đắn chế độ hạch toán kinh tế xí nghiệp và nội bộ doanh nghiệp xác định giá thành kế hoạch của sản phẩm trên cơ sở định mức tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý và hệ thống giá cả phù hợp để đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất được tiến hành bình thường. 3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Việc tính toán giá thành sản phẩm phải dựa trên chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình tính toán giá thành doanh nghiệp không tính vào giá thành những chi phí không liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn những chí phí có liên quan đến việc phục vụ đời sống văn hoá và sinh hoạt của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, những chí phí sửa chữa lớn nhà cửa, công trình kiến trúc, công tác nghiên cứu thí nghiệm… những thiệt hại về thiên tai và những thiệt hại khác do điều kiện khách quan gây ra. Những chi phí do ngân sách Nhà nước đài thọ thì không được tính vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí công đoàn, chi phí cho công tác Đảng, Đoàn TN, chi phí về bệnh viện, lương của chuyên gia, chi phí về đào tạo cán bộ… Như vậy giá thành chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì không hạch toán vào giá thành mà do nguồn vốn đài thọ. Việc tính toán giá thành có thể tính theo khoản mục chi phí hay yếu tố chi phí. Tính giá thành theo yếu tố chi phí Nghiên cứu giá thành theo yếu tố chi phí sản xuất tức là đem toàn bộ chi phí cho việc sản xuất sản phẩm chia thành một số yếu tố cơ bản, căn cứ vào tính chất của các khoản chi tiêu. Kết cấu giá thành theo yếu tố chi phí gồm 8 yếu tố cơ bản: 1. Nguyên vật liệu chính mua ngoài 2. Vật liệu phụ mua ngoài
- 3. Nguyên liệu mua ngoài 4. Năng lượng mua ngoài 5. Tiền lương chính và tiền lương phụ 6. Bảo hiểm xã hội 7. Khấu hao TSCĐ 8. Các chi phí khác bằng tiền Việc phân loại các yếu tố chi phí trên đây hoàn toàn chỉ căn cứ vào tính chất kinh tế của từng khoản chi không căn cứ vào mục đích và vị trí của khoản chi. Tính giá thành theo khoản mục chi phí Nghiên cứu giá thành theo khoản mục chi phí tức là chia các chi phí sản xuất thành một số khoản mục lớn căn cứ vào công dụng và vị trí của từng khoản chi, nếu trong kết cấu theo yếu tố chi tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chủ yếu đều được tập trung vào một mục, thì trong kết cấu theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu chủ yếu được phân chia một cách rõ ràng cho từng loại sản phẩm và cho công việc có tính chất công nghiệp. Căn cứ vào kết cấu giá thành theo khoản mục có thể tính giá thành cho đơn vị từng loại sản phẩm, từng công việc có tính chất công nghiệp hoặc cho toàn bọ sản lượng hàng hoá. Các khoản chi phí cho sản xuất được chia thành 12 khoản mục: 1. Nguyên vật liệu chính 2. Vật liệu phụ 3. Năng lượng dùng vào sản xuất 4. Nhiên liệu dùng vào sản xuất 5. Tiền lương chính và phụ của công nhân sản xuất 6. Chi phí sử dụng máy móc thiết bị 7. Chi phí phân xưởng 8. Chi phí quản lý xí nghiệp 9. Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất 10. Thiệt hại của sản phẩm hỏng 11. Thiệt hại về ngừng sản xuất 12. Chí phí ngoài sản xuất
- II. Các phương pháp tính giá thành thông dụng Để tính giá thành các doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Khi chọn phương pháp tính giá thành cần phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí. Những phương pháp tính giá thành thường được áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm: 1. Phương pháp trực tiếp Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có quá trình kỹ thuật công nghệ đơn giản, sản xuất mặt hàng ít, có khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có khối lượng sản phẩm dở dang ít và mức độ tương đối đều giữa các chu kỳ sản xuất. Vì thế đối tượng hạch toán chi phí là những sản phẩm. Bằng phương pháp trực tiếp có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau: Giá thành toàn Chi phí sản xuất Chi phí sản Chi phí sản bộ sản phẩm = dở dang đầu kỳ + xuất phát sinh + xuất dở dang hàng hoá trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá sản phẩm hàng hoá = Số lượng sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh trong kỳ Để có cơ sở đánh giá, phân tích giá thành cần phải lập phiếu tính giá thành. Mẫu phiếu tính giá thành trong phương phá này như sau: Các yếu tố chí phí Chi phí Chi phí sản Giá thành sản Chi phí sản xuất xuất dở dang phẩm sản xuất
- dở dang phát sinh Của Của dở dang đầu kỳ trong kỳ toàn bộ đơn vị cuối kỳ sản sản phẩm phẩm 1 2 3 4 5 6 1.chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trừ phế liệu 2.chi phí nhân công trực tiếp 3.chi phí sản xuất chung Giá thành công xưởng 2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, trước khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh phải sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng… Do vậy chi phí sản xuất được tập hợp theo từng chi tiết, bộ phận và tính giá thành từng chi tiết bộ phận, sau cùng dùng phương pháp tổng cộng chi phí sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. 3. Phương pháp hệ số Trong một số doanh nghiệp có quy trình kỹ thuật sản xuất phức tạp, khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, cùng với hao phí lao động vật hoá khác có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng phần, mà phải tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ, sau đó dùng phương pháp hệ số, mới xác định đến từng loại sản phẩm. Công việc tiến hành theo các bước như sau:
- - Trước hết căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, quy cách sản phẩm để xây dựng một hệ số quy ước (có thể qua các lần sản xuất thử hoặc qua tài liệu kỹ thuật). Hệ số quy ước được xây dựng cho từng yếu tố chi phí. - Sau đó từ hệ số quy ước mà xác định chi phí sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm. Việc xác định hệ số quy ước có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì nếu hệ số quy ước không chính xác, dẫn đến tính giá thành cũng không chính xác. Hệ số cũng được sử dụng thống nhất khi xác định giá thành kế hoạch, cũng như xác định giá thành thực tế. Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành hoá chất, luyện kim, dược phẩm… ngoài ra tùy theo đặc điểm của từng ngành, của từng doanh nghiệp, về loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm… để có thể áp dụng một số phương phá như sau: - Phương pháp tỷ lệ: áp dụng với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm mà dùng cùng mọt loại nguyên vật liệu… Ví dụ: ngành may mặc quần áo may sẵn, sản xuất giày… - Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng đối với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ, khi xác định giá thành sản phẩm như sau: Giá thành sản phẩm chính = tổng chi phí – giá trị sản phẩm phụ - Phương pháp đơn đặt hàng: áp dụng với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. - Phương pháp phân bước: áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất phức tạp, theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất ra trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm có hình thái vật chất, khác với giai đoạn trước đó. 4. Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí: Muốn tính giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục, tính toán được chia làm hai bước: + Tính các chi phí trực tiếp
- + Tính các chi phí gián tiếp Sau đó tổng hợp lại được giá thành đơn vị sản phẩm Tính chi phí trực tiếp vào giá thành: Các chi phí trực tiếp được chia làm 3 nhóm: - Các loại nguyên vật liệu, động lực và tiền lương thì dùng phương pháp trực tiếp để tính theo công thức: Các khoản mục Định mức sử dụng chi Đơn giá của một chi phí trực tiếp = phí trực tiếp x chi phí trực tiếp Nếu nguyên vật liệu có phế liệu, mà phế liệu còn sử dụng được, thì phải trừ nó ra khỏi giá thành để hạch toán chính xác. Đối với khoản mục bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo quy định của Nhà nước so với tiền lương chính và 17% tiền lương chính, phụ. Cụ thể cách tính bảo hiểm xã hội theo công thức: Chi phí xã hội = Tiền lương chính và x Tỷ lệ % bảo hiểm xã của công nhân phụ của công nhân hội Các khoản mục chi phí trực tiếp bao gồm: 1. Nguyên vật liệu chính mua ngoài 2. Vật liệu phụ mua ngoài 3. Nhiên liệu mua ngoài 4. Động lực mua ngoài 5. Tiền lương chính của công nhân sản xuất 6. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất 7. Bảo hiểm xã hội Phương pháp tính chi phí gián tiếp vào giá thành sản xuất
- + Xác định chi phí sử dụng máy móc thiết bị cho từng sản phẩm, từng loại sản phẩm là những chi phí về bảo quản, sử dụng và chi phí sửa chữa thường xuyên được khấu hao trong quá trình sử dụng. Để xác định được chi phí này các doanh nghiệp thường lập dự toán chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, sau đó tiến hành phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm. Căn cứ để lập dự toán chi phí này là dựa vào kế hoạch sử dụng, sửa chữa, khấu hao và định mức sử dụng máy móc thiết bị. Việc phân bổ chi phí sử dụng thiết bị máy móc cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm phải căn cứ vào tác dụng của từng bộ phận chi phí đối với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Phân bổ này dựa vào số giờ máy hoạt động và đơn giá khấu hao đối với từng loại máy móc thiết bị. Tuy nhiên trong thực tế người ta cũng có thể xác định khấu hao sử dụng máy móc thiết bị theo tỷ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính. Việc phân bổ dựa vào theo công thức sau: Chi phí phân bổ Tổng chi phí sử dụng x Tiền lương chính 1 đơn vị khấu hao máy móc máy móc thiết bị sản phẩm thiết bị cho 1 đơn = Tổng quỹ tiền lương chính vị sản phẩm Xác định chi phí phân xưởng và giá thành sản phẩm: Chi phí phân xưởng là chi phí gián tiếp không liên quan tới từng đơn vị sản phẩm mà liên quan tới việc chế tạo các loại sản phẩm của cả xưởng. Nội dung của dự toán chi phí phân xưởng bao gồm: - Tiền lương chính và phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ nhân viên phân xưởng và công nhân phụ. - Chi phí sử chữa thường xuyên bảo quản nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất của phân xưởng.
- - Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất, và các tài sản cố định khác của phân xưởng - Các chi phí về bảo hộ lao động, chi phí nghiên cứu khoa học của phân xưởng và các chi phí khác. Việc phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm, loại sản phẩm thường cũng dựa vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để phân bổ. Người ta có thể dùng các phương pháp sau để phân bổ chi phí phân xưởng cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm, loại sản phẩm: - Phân bổ theo giờ máy - Phân bổ theo trọng lượng của sản phẩm - Phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất Phương pháp phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính đơn giản và được sử dụng nhiều. Công thức phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính như sau: Chi phí phân Tổng chi phí phân xưởng Tiền lương chính của 1 xưởng phân bổ x đơn vị sản phẩm cho 1 đơn vị = Tổng quỹ tiền lương chính của phân xưởng sản phẩm + Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm: Đây cũng là loại chi phí gián tiếp có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí nghiệp vụ của toàn doanh nghiệp boa gồm: - Tiền lương chính, tiền lương phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ quản lý doanh nghiệp và bộ phận phục vụ. - Chi phí bảo hộ lao động toàn doanh nghiệp - Chi phí tuyển dụng công nhân
- - Chi phí cho hội họp, học tập - Chi phí cho luyện tập quân sự, phòng cháy chữa cháy - Chi phí tiếp khách, mở hội nghị khách hàng Cách phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm cũng dựa theo tiền lương của công nhân sản xuất. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm như sau: Chi phí quản lý Tổng chi phí quản lý Tiền lương 1 sản doanh nghiệp cho doanh nghiệp x phẩm 1 sản phẩm = Tổng quỹ tiền lương chính của doanh nghiệp + Phân bổ chí phí ngoài sản xuất (tiêu thụ sản phẩm) và giá thành sản phẩm. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, bao bì, thông tin quảng cáo, mở triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên. Khi phân bổ chi phí ngoài sản xuất vào giá thành sản phẩm tuỳ theo từng loại chi phí mà ta có cách phân bổ khác nhau, có loại tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, có loại tính theo trọng lượng sản phẩm, có loại phải áp dụng phương pháp phân bổ như chi phí gián tiếp cho phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Ví dụ: - chi phí bao bì được phân bổ trực tiếp vào giá thành sản phẩm - chi phí vận chuyển tính theo tỷ lệ với trọng lượng của sản phẩm - các chi phí quảng cáo, triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên được phân bổ vào giá thành sản phẩm giống như chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Phần II Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên I. giới thiệu chung về công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên. 1. Chức năng nhiệm vụ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thương Mại-gia công k im khí thép thái nguyên được thành lập với sự góp vốn của 3 cá nhân, tổng số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu. Ngày 11/5/2000 được sự chấp nhận của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0102000495 công ty Thương mạ i-gia công k im khí thép thá i nguyên được phép hoạt đ ộng với ngành nghề đăng ký kinh doanh là: buôn bán, đại lý, ký gửi hàng hoá sản xuất gia công kim khí. Công ty là một doanh ngiệp tư nhân hoạch toán độc lập, có trụ sở chính tại 54 Hai Bà Trưng-Hoàn Kiếm-Hà Nội. Với đội ngũ 16 công nhân viên có trình độ trong đó bộ phận quản lý chiếm 7 người một tỷ trọng khá lớn so với toàn bộ nhân công trong toàn công ty, Công ty Thương mại-g ia công kim khí thép thái nguyên đã không ngừng củng cố và ngày càng mở rộng (mỗi năm nâng số vốn điều lệ thêm khoảng trên dưới 50 triệu), giải quyết nhu cầu thiết yếu cho xã hội thực hiện nhiệm vụ, đi đúng phương châm đã đặt ra khi mới thành lập công ty. Hiện nay, Công ty Th h ương mại-g ia công kim khí thép thá i nguyên là một công ty vẫn trực thuộc công ty thép Thái Nguyên (tại Thái Nguyên) hoạt động, tồn tại với tư cách pháp nhân là một công ty TNHH 100% vốn tư nhân. Mặc dù có nhiều biến động về mặt tổ chức nhưng trong gần 3 năm qua (2000 – 2003) công ty Thương mại-gia công kim kh í thép thái nguyên đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt kế hoạch đề ra. Những năm qua với đà phát triển nhanh của ngành xây dựng và sự đô thị hoá của đất nước công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên đã mở thê m một số đại lý mới và vẫn có nhu cầu mở thêm song song
- với điều đó công ty đã mở thêm môt văn phòng đậi diện ta ị 623 đường Ngu yễn TrãI-Thanh Xuân-Hà Nộ i. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong cơ chế thi trường, công ty Th h ương mại-gia công k im khí thép thái ng uyên đã hoạt động và trải qua nhiều biến đổi thăng trầm để tự khẳng định mình hoà nhập với nền kinh tế năng động không ngừng đi lên bám sát nhiệm vụ lợi nhuận của công ty mình làm phương hướng phát triển cho công ty. 1.2 Chức năng vụ nhiệm vụ của Công ty Thương mại- gia công kim khí thép thái nguyên * Chức năng: Là một doanh nghiệp thương mại và gia công kim khí cho nên chức năng chủ yếu của công ty là kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ mua bán các loại sản phẩm thép với các công ty và doang nghiệp trong nước, vật tư xây dựng (phần này chiếm tỷ trọng nhỏ)… và gia công các sản phẩm cơ khí. Kinh doanh mua bán thép xây dựng và gia công sản phẩm cơ khí đem lại nguồn chính cho công ty chiếm 90% doanh thu và là hoạt động chủ yếu của công ty. Công ty nhập các loại thép có kích cỡ khác nhau sau đó bán cho các công ty hoặc đơn vị tư nhân trong nước. Ngoài ra để tạo điều kiện cho thép bán chạy hơn, công ty còn kinh doanh thêm một số vật tư xây dựng khác. Hơn nữa công ty con tự gia công thêm một số mặt hàng phụ để bán kèm như: đinh, giây gai, các loại giây thép, và đặc biệt công ty đã có một phân xưởng để sản xuất thùng sấy bánh cung cấp cho các cơ sở làm bánh. Với thị trường ổn định, ngành kinh danh này mang lại cho công ty nguồn lãi đáng kể. Với vai trò là một tư nhân trong phần sản xuất thêm công ty đã tận dụng nguyên liệu săn có của mình và đã giảm được đáng kể phần chi phí tăng một nguồn lợi tương đương và luôn ổn định góp phần làm tăng doanh thu hàng năm và mở rộng quan hệ của công ty. *Nhiệm vụ: - Mục đích kinh doanh thực hiện theo quyết định thành lập doanh nghiệp và kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký cụ thể. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước. - Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được giao.
- - Tổ chức và quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Thương Mại-gia côn g k im khí thép thá i nguyên là một đơn vị tư nhân tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua tìm hiểu tổ chức hoạt động kinh doanh phát triển mạnh ở công ty Thương Mại- gia công k im khí thép thá i nguyên được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến, chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty Th ương Mại- gia cô ng kim khí thép thái ngu yên Giám Đốc Phòng Phòn Xưởng Phòng Tài Phòng g Cửa Trạm gia Hành chính Kinh nghi Hàng kho Chính Kế doanh ệp vận công toán vụ tải tổng Nhổn Đại lý bán lẻ
- Theo cơ cấu tổ chức trên, giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các phòng ban, cửa hàng, kho trạm, các bộ phận phòng ban làm tham mưu thực hiện các mô hình lý này phù hợp với các doanh nghiệp theo phòng ban, cửa hàng, kho trạm, các bộ phận phòng ban làm tham mưu, giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra các quyết định để thực hiện. Mô hình quản lý này phù hợp với Doanh nghiệp như Công ty Thương Mại- gia côn g kim kh í thép thái nguyên mọi thông tin đều được phản hồi giữa giám đốc và các phòng ban một cách chính xác nhanh chóng. 2.1 Ban giám đốc: Do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty qui định. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, có toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty. 2.2 Các phòng ban chức năng: 2.2.1 Phòng Tài Chính-Kế Toán: Thực hiện chức năng của giám đốc về mặt tài chính thu thập tài liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc, tổng hợp các quyết định trình lên giám đốc và tham gia xây dựng giá, quản lý nguồn thu chi của toàn công ty sao cho hợp lý.Như vậy,phòng Tài Chính-Kế Toán giúp giám đốc thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2.Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân sự cho phù hợp với bộ máy quản lý của công ty, xem xét nâng bậc lương, giải quyết các chính sách chế độ cho người lao động. Như vây, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại, công tác văn thư lưu trữ, quản trị hành chính giúp cho mọi hoạt động của công ty thông suốt... 2.2.3.Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm về công tác tìm hiểu thị trường, phương hướng sản xuất. 2.2.4.Phòng nghiệp vụ tổng đại lý:
- Thực hiện việc bán hàng theo uỷ thác của công ty, rồi phân phối cho các đại lý, tham mưu cho giám đốc để có những quyết định đúng đắn cho kinh doanh của hoạt động đai lý và thực hiện chế độ kế toán, lấy số liệu hạch toán định kỳ tại doanh nghiệp. 2.2.5. Cửa hàng Kinh doanh. Là bộ phận có chức năng bán lẻ bán buôn các sản phẩm thép các loại, tìm hiểu diễn biến của thị trường nhu cầu phổ biến khách hàng đẻ tư vấn cho việc kinh doanh. Cửa hàng tự tính chi phí hoạt động trình giám đốc duyệt và tổ chức các phương thức bán hàng cho phù hợp đảm bảo các loại được nguồn vốn và đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận. 2.2.6.Trạm kho : Thực hiện việc tiếp nhận, kiểm kê và bảo đảm các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh, cung cấp thường xuyên về tình hình xuất-nhập-tồn kho của các thời kỳ cho các phòng ban chức năng kinh doanh đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác. Báo cáo kịp thời mọi trường hợp sai lệch để sử lý và đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ để giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt. 2.2.7 Phân xưởng gia công Phân xương tiến hành sản xuất sản phẩm thùng sấy bánh ngọt và gia công các sản phẩm như: Đinh, giây thép gai….. 3. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty Là một đơn vị kinh doanh đa dạng có nhiều loại hàng hoá nên công ty phải giao dịch tiếp xúc với nhiều khách hàng và cơ sở tiêu thụ khắp khu vực phía Bắc. Những khách hàng truyền thống có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của công ty như: Công ty kinh doanh thương mại và phát triển thép Huy Đạt, nhà máy cơ khí 25 bộ quốc phòng ,cửa hàng kim khí 14,công ty vật liệu xây dựng và xây lắp, công ty TNHH Thành Tuyết, Công ty cơ giới xây dựng, công ty thép Thái Nguyên, công ty thép Việt Hàn, công ty kinh doanh thép và vật tư hàng hoá, cônh ty TNHH Toàn Cầu, Vạn Lộc,Vĩnh Long và các cơ sở làm bánh tư nhân … Ngoài ra ở dưới các cửa hàng còn thu hút một số khách hàng mua lẻ phong phú ở thị trường Hà Nội.
- Nhìn chung các mặt hàng cung ứng của công ty hầu hết là thép phi tròn, thanh, tấm, lập là và thùng sấy bánh ngọt. Ngoài ra còn có một số sản phẩm di kèm như: bản mã, hộp cọc, đinh, lưới thép, mắt bình…Công ty đang có phương hướng mở thêm một số mặt hàng mới. Song để có một cơ sở vững chắc trong tương lai công ty phải mở thêm một kho nữa để phục vụ kinh doanh hoạt động. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Biểu 1: Kết quả kinh doanh năm 2001-2002 Đơn vị: đồng Thực hiện So sánh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm2002 Chênh lệch (%) 1 2 3 4=3-2 5=4:2 1. Doanh thu thuần : 36.800.100.000 33.723.489.700 -3.076.610.300 - 8,36 2. Giá vốn: 36.633.100.000 33.351.334.719 -3.281.785.281 - 8,96 3. Chi phí bán hàng: 78.000.000 80.526.900 2.526.900 3,24 4. Chi phí QLDN: 28.000.000 127.532.110 99.532.110 355,47 5. LN trược thuế: 61.000.000 164.095.971 103.095.971 1,69 6.Thuế TNDN(32%): 19.520.000 52.510.711 32.990.711 1,69 7. LN sau thuế: 41.480.000 111.585.260 2.105.260 1,69 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2002 chỉ đạt 91,64% so với năm 2001, giảm 3.076.610.300 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,36%. Giá vốn giảm 3.281.785.281 đồng đạt 91,04% tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,96%. Chi phí bán hàng tăng 2.526.900 đồng tương đương 3,24%. Đặc biệt chi phí quản lý tăng khá mạnh 99.532.110 đồng hay tỷ lệ tăng lên tới 355,47%. Song lợi nhuận trước thuế năm 2002 lại nhiều hơn 103.095.971 đồng so với năm 2001 tương đương tăng 1,69%. Điều này là do giá vốn năm 2002 giảm tương đối lớn so với năm 2001. Do vậy nộp ngân sách nhà nước năm 2002 so với năm 2001 tăng 32.990.711 đồng tương ứng với tỷ lệ 1,69%%. Trải qua 1 năm hoạt động kinh doanh đầy sôi động, tuy rằng doanh số không đạt bằng năm trước cộng thêm sự gia tăng khá lớn về chi phí
- kinh doanh nhưng công ty vẫn đứng vững và thu lại được số lợi nhuận khả quan hơn năm trước. Điều này cũng có nghĩa là công ty đã hoàn thành tốt hơn nghĩa vụ đối với nhà nước so với năm ngoái. Để đánh giá kỹ hơn tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta sử dụng thêm một số chỉ tiêu hoạt động sau: Chỉ tiêu đánh giá sự hiệu quả trong kinh doanh: Sử dụng hai tỉ số : +) Giá vốn trên doanh thu +) Lợi nhuận trên doanh thu Hai chỉ tiêu này phản ánh: trong 1 đồng doanh thu phải tốn bao nhiêu đồng giá vốn và cũng một đồng doanh thu ấy sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. +) Năm 2001: Giá vốn / Doanh thu = 36533100000 / 36800100000 = 0,993 Lợi nhuận / Doanh thu = 61000000 / 36800100000 = 0,00166 Như vậy: 1000 đồng doanh thu phải mất 993 đồng giá vốn và tạo được 1,66 đồng lợi nhuận. +) Năm 2002 : Giá vốn/Doanh thu = 33351334719 / 33723489700 = 0,989 Lợi nhuận/ Doanh thu = 164095971 / 33723489700 = 0,00487 Còn ở đây: 1000 đồng doanh thu mất 989 đồng giá vốn và tạo được 1,91 đồng lợi nhuận Vậy là, năm 2002 kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2001 đó là sự nỗ lực của công ty trong việc đầu tư chi phí vào kinh doanh (giảm 4 đ/1000 đ doanh thu) và thu lại hiệu quả kinh tế đích thực (tăng 3,21 đ / 1000 đ doanh thu). Đó là điều hiển nhiên có thể dễ nhận thấy ở những công ty làm ăn phát đạt. Điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được trong tình hình kinh tế hiện nay. II. Phân tích thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty thương mại – gia công kim khí thép Thái nguyên a) Phương pháp xác định giá thành kế hoạch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp
157 p | 1311 | 851
-
Luận văn: Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình
85 p | 747 | 309
-
LUẬN VĂN: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Nông thôn
58 p | 440 | 115
-
Luận văn: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp
162 p | 253 | 106
-
Luận văn: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp H36
119 p | 244 | 101
-
Luận văn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ
136 p | 298 | 100
-
LUẬN VĂN: "Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp "
144 p | 244 | 97
-
LUẬN VĂN: Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung và dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam
109 p | 270 | 72
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kho bạc nhà nước Hà Tây
65 p | 266 | 67
-
Luận Văn: Thực trạng công tác tiêu thụ xe ô tô và chất lượng dịch vụ sau bán xe ô tô của Công ty cơ khí ô tô 3-2
68 p | 307 | 64
-
Luận văn: Thực trạng công tác tạo động lực đang áp dụng tại công ty công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng
84 p | 182 | 54
-
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHĐT và PT Việt Nam
90 p | 157 | 52
-
Luận văn: Thực trạng công tác tiêu thụ và một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội
69 p | 215 | 48
-
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý tiêu thụ và XĐKQKD của DNTM Trương Vĩnh Sơn
24 p | 120 | 32
-
LUẬN VĂN: Thực trạng công tác kế toán tại cửa hàng thương mại cát linh thuộc công ty thương mại dịch vụ tràng thi
36 p | 136 | 25
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số kiến nghị để đẩy mạnh công tác huy động vốntại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản
74 p | 114 | 19
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và định hướng phát triển nguồn vốn trong công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN
80 p | 106 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn