intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

57
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dược liệu. Đánh giá thực trạng hình thành và phát triển sản xuất dược liệu, nhằm phát hiện những dược liệu đã sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh. Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TRUNG VỸ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN TRUNG VỸ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Phan Văn Hùng Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dựa trên sự hướng dân của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn. Báo cáo phản ánh trung thực kết quả nghiên của cá nhân tôi và chưa được công bố trên bất kỳ một công trình nào khác./. Nghiên cứu sinh Trần Trung Vỹ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý – Luật kinh tế và Phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Văn Hùng và TS. Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thành Luận án. Tôi gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Trung Vỹ
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ...................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3 4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 3 5. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU ........................................................................ 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị............................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngoài ............... 5 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước .. 11 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cây dược liệu và chuỗi giá trị dược liệu .......................................................................................................... 16 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở nước ngoài .......... 16 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở trong nước ........... 18 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở nước ngoài ... 21 1.2.4. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở trong nước ... 25
  6. iv 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, dược liệu và chuỗi giá trị dược liệu................................................................................. 26 1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị....................... 26 1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu về cây dược liệu .................... 27 1.3.3. Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ...... 27 1.4. Xác định khoảng trống trong nghiên cứu................................................. 28 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU.................................................................................... 30 2.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển chuỗi giá trị dược liệu ..................... 30 2.1.1. Lý luận về dược liệu ..................................................................... 30 2.1.2. Lý luận về chuỗi và phát triển chuỗi............................................. 32 2.1.3. Nội dung phát triển chuỗi giá trị ................................................... 39 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu................................ 41 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị của một số địa phương trong nước. ................................................................................. 41 2.2.2. Bài học vận dụng cho phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................................... 45 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 48 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 49 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 49 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................ 49 3.3. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................... 49 3.3.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................... 49 3.3.2. Khung phân tích đề tài .................................................................. 52 3.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 52 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................... 52 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................... 53
  7. v 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................... 54 3.5.1. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 54 3.5.2. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 55 3.6. Chỉ tiêu phân tích ..................................................................................... 56 3.6.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu .................................................................................................. 56 3.6.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia chuỗi 57 3.6.3. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chuỗi ........................................... 58 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 58 Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH........................................................................... 59 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .............................. 59 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 59 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 62 4.2. Vị trí, vai trò ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 66 4.2.1. Vị trí của ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 66 4.2.2. Vai trò của ngành dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 68 4.3. Thực trạng phát triển sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (2013-2017) ..................................................................................................... 69 4.3.1. Tình hình trồng dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) ........... 69 4.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013- 2017) ....................................................................................................... 73 4.3.3. Tình hình chế biến, phân phối và tiếp thị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) ........................................................................ 74 4.4. Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh ........................... 76
  8. vi 4.4.1. Bản đồ chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh .................... 77 4.4.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dược liệu điển hình tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................. 78 4.4.3. Phân tích kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị cây dược liệu điển hình tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 102 4.4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 105 4.4.5. Phân tích SWOT và đề xuất giải pháp phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 117 4.5. Đánh giá chung về phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh . 119 4.5.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 119 4.5.2. Những khó khăn, hạn chế ........................................................... 121 4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 123 4.5.4. Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 125 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 127 Chương 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 ...................................................... 128 5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 ................................................................................................ 128 5.1.1. Quan điểm phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh ...................... 128 5.1.2. Mục tiêu phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh .......................... 130 5.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 ....................................................................................... 131 5.2.1. Phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thô ................................................................................................ 131 5.2.2. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu hiện có là Trà hoa vàng và Ba kích. ............................................................................. 132
  9. vii 5.2.3. Xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm đối với một số dược liệu tiềm năng........................................................................................................ 134 5.2.4. Nâng cấp và đầu tư công nghệ chế biến dược liệu ..................... 136 5.2.5. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dược liệu .................. 139 5.2.6. Nâng cấp và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối và xúc tiến thương mại. ........................................................................................................ 140 5.2.7. Củng cố và tổ chức mối quan hệ trong chuỗi giá trị cây dược liệu ............................................................................................................... 141 Tóm tắt chương 5 .......................................................................................... 143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 144 1. Kết luận ..................................................................................................... 144 2. Kiến nghị ................................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 150 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 158
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu âu ETA : Hiệp định thương mại tự do FAO : Tổ chức nông lương thế giới GTZ : Tổ chức hợp tác phát triển Đức GO : Tổng giá trị sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng HQKT : Hiệu quả kinh tế HT : Hợp tác HTX : Hợp tác xã IC : Chi phí trung gian KH&CN : Khoa học và công nghệ KTMD : Kích thích miễn dịch KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐ : Lao động NCS : Nghiên cứu sinh OCOP : Chương trình “Mỗi xã/phường một sản phẩm” TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP : Thành phố TTTT : Tri thức truyền thống TX : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị cho 01 đơn vị sản phẩm cụ thể ........................................................................................... 55 Bảng 3.2. Mô hình phân tích ma trận SWOT ................................................. 56 Bảng 4.1. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) ........... 62 Bảng 4.2 Phân bổ cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh .......................................... 70 Bảng 4.3.Chi phí trồng Ba kích tính cho 1 ha từ khi trồng đến khi thu hoạch (5 năm) ............................................................................................................ 78 Bảng 4.4 Phân tích hiệu quả của Người trồng Ba kích ................................... 80 Bảng 4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Ba kích tươi.......... 81 Bảng 4.6. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Ba kích tươi thành Ba kích khô...................................................................................................... 83 Bảng 4.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của người chế biến ba kích tươi thành Rượu và Cao Ba kích ...................................................................................... 84 Bảng 4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Ba kích khô ........ 86 Bảng 4.9. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Rượu và .............. 87 Bảng 4.10. Phân tích hiệu quả kinh tế của người bán lẻ Ba kích khô ............ 89 Bảng 4.11 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Rượu Ba kích và Cao Ba kích............................................................................................................. 90 Bảng 4.12. So sánh hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị Ba kích .... 91 Bảng 4.13. Các khoản mục chi phí trồng Trà HoaVàng ................................. 93 Bảng 4.14. Phân tích hiệu quả của Người sản xuất (người trồng) Trà Hoa vàng trong chuỗi giá trị ................................................................................... 94 Bảng 4.15. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Trà hoa vàng tươi96 Bảng 4.16. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Trà hoa vàng tươi thành Trà hoa vàng khô ................................................................................... 97 Bảng 4.17. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Trà hoa vàng khô .... 98
  12. x Bảng 4.18. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Trà hoa vàng ........ 100 Bảng 4.19. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng ....................................................................................... 101 Bảng 4.20. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh ...... 117
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình: Hình 2.1. Phân đoạn chuỗi đối với một sản phẩm cụ thể ............................... 33 Hình 2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành trồng trọt ................................................ 36 Hình 3.1. Khung phân tích của luận án ........................................................... 52 Hình 4.1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017 ............................................................................... 65 Hình 4.2. Bản đồ Chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh ............................ 77 Hình 4.3. Sơ đồ hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 103 Hộp: Hộp 4.1. Hiệu quả một số cây dược liệu khác theo ý kiến người dân .......... 119
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quảng Ninh là tỉnh có thảm thực vật phong phú và đa dạng như: Ba kích, Trà hoa vàng, Hồi, Quế, Trầu một lá, Bình vôi, Bá bệnh, Kim ngân hoa, Nhân trần, Ý dĩ… nhưng việc phát triển sản xuất dược liệu ở Quảng Ninh còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh với nhiều lý do khác nhau: Việc khai thác tài nguyên cây thuốc còn mang tính tự phát, chưa quan tâm đến tái sinh, bảo tồn dẫn đến nhiều cây thuốc đứng trước nguy cơ cạn kiệt; dược liệu chủ yếu chỉ dừng lại ở khâu nguyên liệu tươi, thô, chưa quan tâm nhiều đến việc sơ chế, chế biến tinh, tạo ra các sản phẩm khác nhau, nhằm gia tăng giá trị của chúng. Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng sản xuất trên địa bàn tỉnh còn ít, dạng bào chế còn đơn giản, giá trị gia tăng chưa cao và chưa sản xuất được mỹ phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay. Với tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có thể phát triển cây dược liệu để trở thành một trong những nguồn thu quan trọng, nhằm khai thác thế mạnh về tự nhiên và một số cây dược liệu có tính đặc sản, để phát triển thành một trung tâm dược liệu lớn của Việt Nam. Đây sẽ là bước đột phá mới, góp phần đẩy nhanh mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển của tỉnh từ “nâu” sang “xanh”. Cùng với ngành du lịch, dịch vụ, phát triển sản xuất dược liệu là một trong những sản phẩm quan trọng thuộc chương trình OCOP (One Commune, One Product - Mỗi xã phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên, việc hợp tác và liên kết để sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị để nâng cao GTGT trong quá trình sản xuất còn hạn chế: (i) Mối liên kết dọc là liên hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, thông qua nhiều khâu trung gian làm cho thị trường không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá làm thiệt hại cho người sản xuất, nhiều hợp
  15. 2 đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất với doanh nghiệp nhiều khi không được thực hiện do sự tranh mua, tranh bán...(ii) Mối liên kết ngang là liên kết giữa các hộ nông dân với nhau thành tổ Hợp tác hoặc HTX, hoặc nhóm hộ sản xuất; liên kết giữa các cơ sở chế biến nhỏ để tạo thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hạ giá thành sản phẩm...còn rất hạn chế, hoặc có nhưng chưa rõ ràng, chưa có những cơ chế ràng buộc. Để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, việc phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra những sản phẩm dược liệu hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân có vai trò quan trọng. Với lý do đó, NCS đã chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dược liệu và chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dược liệu. - Đánh giá thực trạng hình thành và phát triển sản xuất dược liệu, nhằm phát hiện những dược liệu đã sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh. - Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
  16. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu (Nông dân, HTX, doanh nghiệp, thương lái), các nhà quản lý và các cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập trung khảo sát trên 8 huyện thị, thành phố của tỉnh là các địa phương có trồng dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 – 2017; Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2017. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi giá trị dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, tập trung phân tích sâu về hiệu quả chuỗi giá trị dược liệu Trà hoa vàng và Ba kích là 2 loại dược liệu đã được tỉnh xác định trong danh mục các sản phẩm dược liệu trọng yếu trong vào danh mục sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã được UBND tỉnh phê duyệt. 4. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị dược liệu, qua đó cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi. Thứ hai: Những đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển chuỗi, cũng như công tác quản lý chuỗi giá trị dược liệu. Cùng với hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu, NCS sử dụng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp khả thi góp phần quản lý và phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh
  17. 4 Thứ ba: Phát triển chuỗi giá trị dược liệu, là một trong những vấn đề hiện nay có rất ít các nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị dược liệu, NCS hy vọng có những đóng góp mới trong phương pháp phân tích chuỗi giá trị đối với cây dược liệu cụ thể, để có thêm tài liệu tham khảo cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về quản lý các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất dược liệu nói riêng theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dược liệu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh. Chương 5: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
  18. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngoài Đến nay, trên thế giới, đã có nhiều cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác nhau, theo Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách tiếp cận nào là “chuẩn nhất”. Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu. Với cách nhìn đó, NCS tổng hợp được một số kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị như sau: *) Một số kết quả nghiên cứu mang tính lý luận, cung cấp những kiến thức cần thiết và kỹ năng trong phân tích chuỗi Raphael Kaplinsky & Mike Morris (2006) “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị”. Cuốn cẩm nang đưa ra các khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị; xác định các vấn đề nghiên cứu mở rộng cho chuỗi giá trị; giới thiệu cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi; chỉ dẫn các chính sách liên quan đến định hướng, đầu tư phát triển chuỗi.[49] Hellin J, and M. Meijer, (2006), “Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị”, FAO, Kaplinsky, R and M, Morris, (2000), “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị” . Đây được coi là các cẩm nang hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị thông qua phân tích bản đồ thị trường, lấy vùng đất Chiapas (Mexico) làm trường hợp nghiên cứu điển hình.[63]; [49] Nghiên cứu chỉ ra các mắt xích như: Chọn vùng đất nghiên cứu, phân phối hạt giống, người nông dân, thương lái,… và áp dụng nghiên cứu cho cả Bolivia và Ecuador. GTZ (2007) xuất bản cuốn “Cẩm nang giá trị, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị”. Cẩm nang đã đưa ra các thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị. Cẩm nang cung cấp những kiến thức cơ bản về
  19. 6 các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các hộ nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị mà họ đang hoạt động trong chuỗi đó. Đồng thời, nhấn mạnh thị trường sản phẩm mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo.[42] Da SLĐva, C and H. De Sousa FLĐho (2007), “Hướng dẫn đánh giá nhanh thực hiện chuỗi nông sản ở các nước đang phát triển”, nhóm tác giả đã đưa ra một số thông tin hữu ích: Cung cấp thông tin về các nguyên tắc cơ bản của phân tích chuỗi, làm nổi bật tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thực hiện cũng như các kiến nghị; Hỗ trợ lựa chọn các thông tin cần thiết cho việc phân tích, cũng như các phương pháp thu thập, tổ chức và đánh giá; Định hướng trong việc xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất dây chuyền và khu vực có thể được xem là điểm đòn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển hơn nữa; Đề xuất một cách tiếp cận chung đối với can thiệp chuỗi nhằm cải thiện hiệu suất, với việc xác định trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình thực hiện; Đề xuất một cách tiếp cận chung cho các ưu tiên của các can thiệp chuỗi; Chỉ ra những hạn chế và khó khăn tiềm tàng khi tiến hành phân tích chuỗi [53]. FAO (2007), “Quản lý chuỗi cung ứng nông - công nghiệp: Các khái niệm và vận dụng”. Công trình này chỉ ra chuỗi cung ứng trong nông nghiệp, bao gồm các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời, cho biết cách tiếp cận của chuỗi cung ứng đi từ khái niệm đến thực tiễn ứng dụng. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng rất rộng, hàm chứa cả chuỗi giá trị bên trong nó và việc xác định chuỗi giá trị cho nông nghiệp chỉ mang tính chung chung. Bernet T, G. Thiele., and T. Zschocke (2006), “Phương pháp cùng tham gia trong tiếp cận chuỗi thị trường (PMCA) – hướng dẫn sử dụng”. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến 4 điểm cơ bản: (i) Các nhà nghiên cứu và sự phát triển nhân viên để đạt được những hiểu biết và kỹ năng quan
  20. 7 trọng cho phép họ thích ứng và sử dụng PMCA trong bối cảnh công việc của mình; (ii) Các nhà quản lý dự án R&D và các nhà hoạch định chính sách hiểu kế hoạch và giám sát định hướng nhu cầu nhằm đạt được cho chuỗi thị trường mục tiêu; (iii) Giáo viên và học sinh để tìm hiểu thêm về phát triển nông thôn, khả năng cạnh tranh chuỗi thị trường, sự tham gia R&D, và marketing; (iv) Các khái niệm phát triển khác nhau và các công cụ thực tế được mô tả một cách hữu ích. *) Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản cụ thể FAO (2004) cũng có nghiên cứu về “Chuỗi giá trị quả xoài ở Kenya”. Nghiên cứu này cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu chất lượng sản phẩm: Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao, đặc biệt sang thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ; Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác; về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông dân để nâng cao chất lượng xoài đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Gooch và cộng sự (2009), đã sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá: “Thị thường và quản lý chất lượng nho tươi, táo tươi và chế biến và nhiều hoa quả khác của vùng Ontario, Canada”. Hosni and Lancon (2011), đã tìm hiểu: “Chuỗi giá trị táo của Syris trên thị trường nước ngoài”. Các công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng, để xuất khẩu táo thì Syris cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại; Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới; Đồng thời, cần có các tổ chức xếp loại và đánh giá chất lượng táo độc lập để làm giảm các rủi ro về chất lượng. Phương pháp tiếp cận của UNIDO (2009), trong “Phân tích và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp”, trong cẩm nang làm việc của nhân viên cho thấy, sự phát triển của chuỗi giá trị trong nông nghiệp bằng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi, lập bản đồ chuỗi giá trị nông nghiệp, phân tích dữ liệu của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2