intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

Chia sẻ: Thuytienvang_1 Thuytienvang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

72
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay trên thế giới không có bất kỳ nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để có thể tự cung tự cấp. Do vậy, nhu cầu của dân chúng trong nước cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước đó cũng không được đáp ứng đầy đủ. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia với nhau nhằm bù đắp những gì mà mình thiếu hụt và phát triển những thế mạnh mà mình có. Vì vậy, xuất khẩu đã trở thành một hoạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam

  1. Luận văn Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam
  2. L ời mở đầu Ngày nay trên thế giới không có bất kỳ nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để có thể tự cung tự cấp. Do vậy, nhu cầu của dân chúng trong nước cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước đó cũng không được đáp ứng đầy đủ. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia với nhau nhằm bù đắp những gì mà mình thiếu hụt và phát triển những thế mạnh mà mình có. Vì vậy, xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Nó cho phép các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp và có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả nhiệt đới, Việt Nam đã xác định đây là nguồn lợi có giá trị to lớn của đất nước, có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu ngày càng phát triển cua người tiêu dùng. Do vậy, phát triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển của nền kinh tế đất nước. Thời gian qua, ngành rau quả tuy đã có những bước phảt triển đáng kể nhưng tốc độ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, trình đọ sản xuất, năng suất, sản lượng, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Vậy làm thế nào để phát huy được lợi thế và khắc phục các hạn chế để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam? Bằng những nhận thức của mình sau gần 4 năm học đại học và đợt thực tập tìm hiểu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, em mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình nhằm tìm ra một giải pháp tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu
  3. rau quả ở nước ta và đó cũng chính là lý do em quyết định chọn đề tài: Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam. Với thời gian hoạt động thực tế còn ít, tài liệu tổng kết và thống kê kinh tế chưa đầy đủ, kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết bản thân chưa nhiều nên bài viết không khỏi thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Kết cấu đề tài gồm những phần chính sau: Phần thứ nhất: Những lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Phần thứ hai: Tình hình kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam.
  4. phần I Những vấn đề chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu I. Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong các doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất khẩu 1. Lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu Xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh giữa hai hay nhiều quốc gia. Đây là một phần của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là chiếc cầu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng với chức năng lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước. Ngày nay, trong nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu là hoạt đông kinh tế quốc tế cơ bản của một quốc gia, mở ra những giao dịch quốc tế và tạo nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu cho mỗi nước. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quá trình lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu là một khâu rất quan trọng vì đây là quá trình bán hàng hoá ra nước ngoài và thu ngoại tệ về trong nước. Quá trình lưu chuyển hàng xuất khẩu được bắt đầu từ khâu tổ chức nguồn hàng và kết thúc bằng việc bán hàng ra nước ngoài. Nguồn hàng chủ yếu để xuất khẩu là do thu mua trong nước ở các địa phương có mặt hàng xuất khẩu. Thu mua, khai thác hàng xuất khẩu là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vì có nguồn hàng thu mua thì mới có nguồn hàng để xuất khẩu. Do đó, để quá trình xuất khẩu hàng hoá được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nguồn hàng, mặt hàng cần thu mua để xuất khẩu, từ đó lựa chọn nguồn hàng và tổ chức quá trình thu mua sao cho chất lượng hàng là cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Tiếp sau quá trình mua hàng là quá trình xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Để tổ chức tốt khâu này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thị trường xuất khẩu. Dựa
  5. vào kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp cần phải xác định được mặt hàng định kinh doanh là gì, phẩm chất, quy cách, nhãn hiệu hàng hoá đó như thế nào và số lượng hàng xuất khẩu để đạt được mục đích tối đa là bao nhiêu. Doanh nghiệp tiến hành bán hàng hoá ra nước ngoài thông qua các phương thức giao dịch. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức giao dichk trực tiếp, giao dịch trung gian hay giao dịch qua thư từ điện tín. Việc lựa chọn phương thức giao dịch nào là tuỳ thuộc vào nội dung và mức độ quan trọng của công việc. Đối tượng giao dịch phải là những khách hàng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, có khả năng về tài chính và có cơ sở vật chất đảm bảo uy tín trong kinh doanh. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng có thể xuất khẩu hộ hàng hoá cho một số dơn vị được Nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện để ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài. 2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá với việc phát triển kinh tế ở nước ta. Xuất khẩu là hoạt động tích cực trong doanh nghiệp, là phương tiện thúc đẩy nền sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, xuất khẩu là nhiệm vụ chiến lược, là phương tiện quyết định để tạo ra tiền đề vật chất xây dựng và phát triển kinh tế. Mặt khác, xuất khẩu là phương tiện giúp nền sản xuất nước ta tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Do đó, xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện: Xuất khẩu nhằm tạo nguồn ngoại tệ chủ yếu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Xuất khẩu là một mũi nhọn quan trọng của kinh tế đối ngoại, là một trong ba chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng VI đã vạch ra. Xuất khẩu góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống người dân.
  6. Do tầm quan trọng của xuất khẩu mà phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển cuủa thời đại. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá, sản xuất ra không những đủ tiêu dùng trong nước mà còn xuất sang nước khác. Đó mới là một nền kinh tế vững mạnh. 3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng xuất khẩu Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu nên việc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu là một yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất lớn, nó vượt qua biên giới của một quốc gia, do đó sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế là rất khó khăn và phức tạp. Rất nhiều doanh nghiệp gặp bất lợi trong khâu tổ chức kinh doanh cũng như trong khâu tổ chức hạch toán kinh tế, trong đó có bộ phận lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Muốn đứng vững trong kinh doanh, đảm bảo được vị trí của mình trên thương trường đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng kế toán, một trong những công cụ quản lý kinh tế hiệu quả để đảm bảo phản ánh và kiểm tra toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán mang lại những số liệu phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống, là cơ sở để chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh một cách hữu hiệu. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng muốn phát triển được thì các doanh nghiệp cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Kế toán xuất khẩu hàng hoá cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau:
  7. - Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu thu mua hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá. Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. - Phản ánh và giám đốc công nợ và tình hình thanh toán công nợ. Trong tình hình hiện nay, các đơn vị kinh doanh đều không thể tránh khỏi tình trạng chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn. Nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoatj động kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, bộ phận kế toán phải làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quản lý chặt chẽ vật tư, tiền vốn hàng hoá của đơn vị. - Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. - Thực hiện nghiêm túc kế toán ngoại tệ của các chỉ tiêu để cung cấp thông tin chính xác cho hoạt động xuất khẩu. II. Tổ chức hạch toán kế toán quá trình mua hàng xuất khẩu Lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu là một quá trình tương đối dài, khoảng từ 3 đến 5 tháng và trải qua hai giai đoạn khép kín: giai đoạn thu mua sản phẩm, hàng hoá trong nước và giai đoạn bán ra nước ngoài theo hợp đồng kinh tế đã ký. Trong nghiệp vụ xuất khẩu, sự vận động của hàng hoá và tiền tệ có khoảng cách lớn về thời gian, địa điểm. Để quá trình thu mua hàng hoá được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả và tránh được rủi ro, doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng thu mua hàng hoá xuất khẩu (hay hợp đồng nội). 1. Phương thức mua hàng xuất khẩu Doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết tổ chức thu mua hàng xuất khẩu theo đúng quy cách, số lượng, chất lượng. Hiện nay có các phương thức mua hàng chủ yếu sau: a. Phương thức thu mua trực tiếp: Theo phương thức này, doang nghiệp xuất khẩu cử cán bộ nghiệp vụ của mình xuống tận các địa phương có nguồn tài nguyên, hàng hoá xuất khẩu để ký hợp đồng
  8. mua bán. Tuỳ theo từng loại hàng thu mua mà hàng hoá có thể chuyển về doanh nghiệp ngay sau khi nhận hàng và thanh toán hoặc trả tiền trước còn hàng sẽ về sau một thời gian. Cán bộ mua hàng phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, quy cách hàng hoá. b. Phương thức chuyển hàng: Theo phương thức này, bên mua và bên bán phải ký hợp đồng kinh tế trong đó quy định rõ loại hàng, số lượng, chủng loại, quy cách, phương thức thanh toán, gía cả, địa điểm giao nhận. Địa điểm giao nhận do bên mua quy định. Định kỳ, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, ben cung cấp chuyển hàng cho bên mua theo kế hoạch và giao hàng tại địa điểm đã ký trong hợp đồng. c. Mua hàng theo phương thức khoán: Doanh nghiệp lập hợp đồng khoán với cán bộ thu mua trong đó quy định rõ số lượng, chủng loại, giá cả, địa điểm giao nhận ... Doanh gnhiệp ứng tiền cho cán bộ thu mua và cán bộ thu mua chịu trách nhiệm mua hàng, tổ chức vận chuyển, bảo quản. Căn cứ vào số lượng, chất lượng hàng hoá đã nhập kho và khoán đã quy định trong hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành thanh toán tiền mua hàng cho cán bộ thu mua. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thuê ngoài gia công hàng xuất khẩu hoặc tự tổ chức gia công để tăng lượng hàng xuất khẩu. Tuỳ thuộc vào đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và đặc tính của hàng hoá để doanh nghiệp lựa chọn phương thức mua hàng cho phù hợp. 2. Phương thức thanh toán trong quá trình mua hàng xuất khẩu Kết thúc quá trình mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thanh toán tiền hàng cho bên cung cấp. Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng hai hình thức thanh toánlà thanh toán trực tiếp và thanh toán không trực tiếp.
  9. - Thanh toán trực tiếp: là thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp giữa người mua và người bán. Khi nhận hàng hoá, vật tư thì bên mua xuất tiền trực tiếp cho bên bán. - Thanh toán không trực tiếp: là phương thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc bù trừ giữa các đơn vị thông qua cơ quan trung gian là ngân hàng. Hiện nay có nhiều phương thức mua hàng không dùng đến tiền mặt. Tuỳ vào mức độ tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế mà lựa chọn hình thức thanh toán và phải ghi rõ trong hợp đồng. - Thanh toán chờ chấp nhận: là phương thức thanh toán áp dụng giữa các cơ quan tín nhiệm với nhau và giao dịch buôn bán thường xuyên. Theo phương thức này, người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng ở người mua, người bán chỉ được thanh toán khi được sự chấp nhận của người mua. - Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi là chứng từ chi của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định để trả lãi cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. - Thanh toán bằng Séc: Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản của mình trả cho người được hưởng lợi trên tờ Séc. Séc chỉ được phát hành tại tài khoản ngân hàng có số dư. - Thanh toán bù trừ: là hình thức thanh toán áp dụng trong điều kiện hai bên có quan hệ mua bán hàng hoá lẫn nhau. Theo hình thức này, hai bên phải tiến hành đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán. Các bên tham gia thanh toán bù trừ chỉ phải trả chênh lệch sau khi đã bù trừ. - Thanh toán theo kế hoạch: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, bên bán định kỳ chuyển cho bên mua hàng hoá và bên mua định kỳ chuyển cho bên bán tiền hàng theo kế hoạch. Cuối kỳ, hai bên điều chỉnh thanh toán theo số thực tế. 3. Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán thu mua hàng xuất khẩu a. Theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
  10. Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán và trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho, nên giá trị vật tư, hàng hóa có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thức tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng hóa tông kho trên sổ kế toán và hai số liệu này phải phù hợp nhau. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp này thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất avà đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. Các tài khoản sử dụng để hạch toán quá trình mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKTX bao gồm: - TK 151 – Hàng mua đang đi đường: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của loại hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm nhập kho. TK 151 có kết cấu: Bên Nợ: Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi trên đường. Bên Có: Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách. Số dư bên Nợ: Giá trị vật tư, hàng hoá đã mua nhưng còn đang đi trên đường (chưa về nhập kho của đơn vị). - TK 156 – Hàng hoá: Tìa khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của doanh nghiệp tại các kho hàng, quầy hàng. TK156 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng gia thực tế hàng hoá tại kho, quầy (chi tiết từng kho, quầy, nhóm thứ hàng hoá)
  11. Bên Có: + Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho, giao đại lý, ký gửi, thuê ngoài gia công chế biến hoặc xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh. + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. + Khoản giảm giá, bớt giá mua hàng được hưởng. + Trị giá hàng hoá phát hiện bị thiếu hụ, hư hỏng, mất, trả lại người bán. Tài khoản 156 có hai tài khoản cấp hai: TK 1561 và TK1562. - TK 157 – Hàng gửi bán: Tài khoản này phản ánh giá trị mua của hàng gửi bán ký gửi đại lý chưa được chấp nhận. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại, từng lần gửi hàng, từ khi gửi đến khi được chấp nhận thanh toán. TK 157 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá gửi bán đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên Có: + Giá trị sản phẩm, hàng hoá đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. + Giá trị hàng bị từ chối, trả lại. Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận. - TK 632 – Giá vốn hàng bán: Tài khoản này được dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ bao gồm cả chi phí thu mua của hàng tiêu thụ và chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. TK 632 có kết cấu: Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm đã cung cấp theo hoá đơn. Bên Có: + Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. + Trị giá của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ.
  12. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. -Các tài khoản thanh toán như TK 111, 112, 331, 311... Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ còn sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, được hoàn lại. TK 133 có kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp số thuế GTGT đầu vào được phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (đã khấu trừ, trả lại hàng mua, được hoàn lại...) Số dư bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hay đã được chấp nhận hoàn lại nhưng chưa nhận được. TK 133 được chi tiết thành: + TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. + TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. b. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: + Chª nh lÖch rÞgi¸ tån t TrÞgi¸ hµngxuÊtkhÈu Tæng rÞgi¸ hµng t = (-) kho ®Çukú vµ cuèikú trongkú nhËptrongkú Theo phương pháp này, mọi biến động của vật tư, hàng hoá (nhập, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho, mà được theo dõi trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản mua hàng). Công tác kiểm tra hàng hoá, vật tư được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá vật tư, hàng hoá tồn kho. Đồng thời căn cứ vào trị giá vật tư, hàng hoá tồn
  13. kho trong kỳ để ghi sổ kế toán cho tài khoản 611 – Mua hàng. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (kết chuyển sổ dư cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá hoặc xuất bán thường xuyên. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hoá xuất dùng hoặc xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi... Theo phương pháp này, các tài khoản sử dụng cho quá trình thu mua hàng hóa bao gồm: - TK 151 – Hàng mua đi đường: Tài khoản này có kết cấu: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đang đi đường đầu kỳ. Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi trên đường. - TK 156 – Hàng hoá: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá tồn kho đầu kỳ. Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá tồn kho. - TK 611 – Mua hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ trên nguyên tắc trị giá thực tế (giá gốc) gồm giá mua và các chi phí thu mua. Tài khoản này có kết cấu: Bên Nợ: + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ. + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ hoặc hàng bán bị trả lại. Bên Có: + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ. + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ.
  14. + Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. TK 611 cuối kỳ không có số dư. TK 611 có hai tài khoản cấp hai: + TK 6111: Mua nguyên vật liệu. + TK 6112: Mua hàng hoá. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản như TK 111, 112, 331, 133... 4. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu a. Kế toán nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKTX (ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Phương pháp tính giá hàng mua nhập kho: Hàng hoá mua về nhập kho được tính theo giá thực tế. Giá này được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập: - Đối với hàng hóa mua ngoài: GÝa hùctÕ t GÝa ua ghi trª n ho¸ ®¬n m Chi phÝ = + hµngnhËpkho ( kÓc¶ thuÕnhËpkhÈu) thu mua GÝa hùctÕ t Chi phÝ ia g GÝa uÊtkho ®Ó x = + hµngnhËpkho c«ng chÕ iÕn b gia c«ng,chÕbiÕn - Đối với hàng hoá gia công chế biến xong nhập kho:
  15. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKTX (Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) TK 1561 TK 154 TK 311, 111, 112... Thuê ngoài Mua hàng gia công hoá chế biến TK 1331 TK 151 VAT được khấu trừ TK 1381 Hàng đi đường kỳ trước Hàng thiếu so TK 3881 với hoá đơn Hàng thừa so với hoá đơn TK 128,222 Nhận lại vốn liên doanh Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong giá mua bao gồm cả thuế VAT đầu vào. Cụ thể: - Khi mua hàng nhập kho: Nợ TK 156 ( 1561 ): Trị giá thanh toán của hàng nhập kho (nếu có) Nợ TK 153 ( 1532 ): Trị giá bao bì tính riêng nhập kho (nếu có)
  16. Có tài khoản liên quan ( 331, 311, 111, 112... ): số tiền phải trả, đã trả cho người bán theo giá thanh toán. - Các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh: Nợ TK 156 ( 1562 ): Tập hợp chi phí thu mua Có TK liên quan ( 331, 111, 112... ) - Các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại: Nợ tài khoản liên quan ( 331, 111, 112... ): Tổng số giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại tính tiền giá thanh toán. Có TK 156 ( 1561 ): Số giảm giá hàng mua, trị giá hàng mua của hàng trả lại (gồm cả VAT đầu vào). - Chiết khấu thanh toán được hưởng: hạch toán giống doanh nghiệp tính thuế VAT theo phwơng pháp khấu trừ. b. Kế toán nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKĐK. Sơ đồ 1.2: Kế toán nghiệp vụ mua hàng và xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK TK 6112 TK TK 151,156,157 Kết chuyển giá156,157,151 vốn của hàng tồn cuối kỳ Kết chuyển giá vốn của TK 632 hàng tồn đầu kỳ Trị giá vốn hàng tiêu TK TK Trị giá hàng mua vào Các khoản giảm giá, trong kỳ hàng mua trTK lại người bán ả 1331 VAT của hàng trả lại Thuế VAT đầu
  17. 5. Hạch toán chi tiết hàng hoá tồn kho và hệ thống sổ chi tiết tổng hợp phản ánh quá trình mua hàng xuất khẩu Hạch toán chi tiết hàng tồn kho Hàng tồn kho trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một phần rất quan trọng, vì đảm bảo luôn có hàng xuất khẩu và đảm bảo gối vụ đối với những sản phẩm thu hoạch theo mùa. Theo dõi tình hình biến động của hàng hoá trong kho một cách chính xác và kịp thời luôn la một đòi hỏi cấp bách đối với những người làm công tác kế toán. Trong thực tế hiện nay, người ta thường áp dụng ba phương pháp hạch toán chi tiết là: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. a. Phương pháp thẻ song song: Phương pháp này được mô tả như sau: - Tại kho hàng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập thực xuất vào các thẻ kho có liên quan, và sau mỗi nghiệp vụ hoặc mỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ. Mõi chứng từ được ghi vào thẻ kho trên một dòng. Thủ kho thường xuyên phải đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số hàng hoá thực tế còn lại trong kho để đảm bảo sự luôn khớp nhau giữa sổ sách và hiện vật. Hàng ngày và định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ khi chuyển toàn bộ chứng từ nhập – xuất kho về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán : kế toán mở một thẻ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho, thẻ này theo dõi cả về số lượng và giá cả hàng hoá.
  18. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được chứng từ của thủ kho chuyển đến kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu, ghi giá và tính thành tiền sau đó vào thẻ chi tiết. Cuối tháng, kế toán tiến hanh cộng thẻ để tình ra tổng nhập và tổng xuất, số tồn kho của từng danh điểm, số lượng ghi trên thẻ chi tiết phải đúng với số lượng ghi trên thẻ kho. Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho để đối chiếu với số lượng của kế toán tổng hợp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm nhưng thường mất nhiều công sức vì thường ghi chép trùng lặp nên khó áp dụng trong điều kiện sản xuất lớn. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán theo phương pháp thẻ song song Thẻ Chứng từ kế kho toán - Phiếu nhập Sổ chi Bảng Sổ tổng tổng tiết hợp hợp Ghi song chi chú: Ghi hàng : Ghi cuối : Đối chiếu b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Đây là phương pháp được hình thành trên cơ sở cải tiến phương pháp thẻ song song: - Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song - Tại phòng kế toán: ngoài thẻ kế toán chi tiết, kế toán còn mở một quyển sổ đối chiếu luân chuyển. Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo chứng từ nhập,
  19. xuất mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Cuối tháng, lấy số liệu của sổ này để dối chiếu với thủ kho và kế toán tổng hợp. Phương pháp này giảm nhẹ công việc ghi chép tính toán, nhưng công việc đều dồn vào cuối tháng nên việc hạch toán và lập báo cáo tháng thường chậm trễ. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ Bảng kê nhập nhập Sổ kế Thẻ kho Sổ đối toán chiếu tổng hợp luân Chứng từ Bảng kê xuất xuất c. Phương pháp sổ dư: - Tại kho: Về cơ bản là giống hai phương pháp trên, nhưng hàng ngày hoặc định kỳ, thủ kho tập hợp, phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ (phiếu nhập 1 bản, phiếu xuất 1 bản) đính kèm vào các tập phiếu xuất – nhập để gửi cho kế toán. Ngoài ra, cuối tháng thủ kho còn phải lập một sổ số dư. Sổ số dư này được thủ kho ghi số lượng và kết toán kiểm tra tính toán.
  20. - Tại phòng kế toán: Khi nhận được chứng từ, giấy giao nhận, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và tính thành tiền. Sau đó, căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ, kế toán ghi vào bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn được mở cho từng kho. Đây là cơ sở để đối chiếu với thẻ kho và kế toán tổng hợp. Song song với quá trình vào sổ kế toán chi tiết thì kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu vào sổ kế toán tổng hợp, bao gồm: sổ nhật ký, sổ cái, sổ kế toán tổng hợp khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1