i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Cùng với xu thế phát triển của thời đại với chính sách mở cửa thị trường Bưu<br />
chính Viễn thông đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng quyết liệt, việc có nhiều nhà<br />
khai thác tham gia vào thị trường và việc mở rộng kinh doanh của các nhà khai thác<br />
mới này trên nhiều lĩnh vực mũi nhọn như di động, điện thoại đường dài trong nước<br />
và quốc tế, Internet… khiến cho thị trường Viễn thông trở nên sôi động và chia sẻ<br />
mạnh mẽ. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kinh doanh thành công trong<br />
môi trường kinh tế có nhiều biến động như vậy việc cung cấp thông tin nhất là<br />
thông tin kế toán và phân tích thông tin để ra các quyết định kịp thời và hợp lý có<br />
một ý nghĩa vô cùng quan trọng.<br />
Hiện nay, nhìn chung các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn<br />
thông Việt Nam đều nhận thức được vai trò thông tin kế toán, vì vậy, tổ chức công<br />
tác kế toán trong các doanh nghiệp về cơ bản được xây dựng phù hợp với từng lĩnh<br />
vực kinh doanh, quy mô, đặc điểm, trình độ và yêu cầu quản lý, đảm bảo cung cấp<br />
kịp thời thông tin kế toán tương ứng với hệ thống kế toán do Nhà nước đã ban hành.<br />
Để có thể thực hiện tốt những mục tiêu phát triển trong xu hướng hội nhập<br />
kinh tế hiện nay không còn cách nào khác là VNPT và các đơn vị thành viên phải tự<br />
đổi mới và nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Muốn vậy phải hoàn thiện tổ<br />
chức hạch toán kế toán phục vụ cho mục tiêu quản trị. Và việc sử dụng kết hợp<br />
thông tin của kế toán quản trị với kế toán tài chính trở nên vô cùng cần thiết để hỗ<br />
trợ người quản lý trong việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng kinh doanh của đơn vị<br />
mình và định hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch<br />
toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chính<br />
Viễn thông Việt nam”.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chƣơng I<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC<br />
DOANH NGHIỆP.<br />
1.1.Vai trò của thông tin kế toán và sự cần thiết khách quan của tổ chức hạch<br />
toán kế toán trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.<br />
1.1.1. Vai trò của thông tin kế toán:<br />
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường thông tin kế toán<br />
rất quan trọng, giúp nhà quản lý doanh nghiệp chủ động đưa ra những biện pháp<br />
ứng phó kịp thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển<br />
trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Những thông tin kế toán dù dưới góc độ là<br />
thông tin kế toán tài chính hay kế toán quản trị cung cấp đều phải đảm bảo yêu cầu<br />
đầy đủ, chính xác, kịp thời vì nếu thông tin không đầy đủ, các nhà quản trị sẽ gặp<br />
khó khăn trong quản lý điều hành sản xuất, nếu thông tin không chính xác, các nhà<br />
quản trị có thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi của<br />
doanh nghiệp còn nếu thông tin không kịp thời, đầy đủ thì các vấn đề tồn tại sẽ<br />
không được giải quyết hoặc sẽ để lỡ mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mình.<br />
1.1.2. Phân loại thông tin kế toán:<br />
Mặc dù các đối tượng sử dụng thông tin kế toán có nhiều loại nhưng đều thuộc<br />
một trong hai phạm vi bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp nên kế toán được<br />
chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.<br />
1.1.2.1. Kế toán tài chính: Là một phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán cung<br />
cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động của<br />
đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài<br />
doanh nghiệp.<br />
1.1.2.2. Kế toán quản trị: Cũng là một phân hệ thông tin thuộc hệ thống thông tin<br />
kế toán cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí và thu nhập khi<br />
thực hiện các kế hoạch ngắn, dài hạn và các thông tin khác gắn liền với từng bộ<br />
phận cụ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu chung do đơn vị lập ra nhằm phục vụ<br />
<br />
iii<br />
<br />
cho nhu cầu quản trị, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị:<br />
hoạch định, kiểm soát và ra quyết định<br />
1.1.2.3. So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị:<br />
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có những điểm giống nhau cơ bản:<br />
Đều đề cập đến các sự kiện kinh tế, đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài<br />
sản, công nợ và quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, đều dựa trên hệ<br />
thống ghi chép ban đầu của kế toán.<br />
Kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau chủ yếu: vì chúng phục vụ<br />
cho các đối tượng sử dụng khác nhau, có mục đích sử dụng thông tin kế toán khác<br />
nhau điểm khác nhau chủ yếu giữa chúng là: Đối tượng thông tin, đặc điểm thông<br />
tin, phạm vi báo cáo, kỳ báo cáo, quan hệ với các ngành khác và tính pháp lệnh:<br />
1.1.3. Vai trò của thông tin kế toán trong quá trình quản trị kinh doanh:<br />
Thông tin đặc biệt là thông tin kế toán là tiền đề, cơ sở và là công cụ của<br />
quản trị kinh doanh. Để thực hiện tốt điều đó thông tin phải đảm bảo các yêu cầu:<br />
Tính chính xác bởi nếu đưa thông tin sai lệch thì nhà quản lý sẽ thất bại; tính kịp<br />
thời bởi nếu không quyết định đưa ra không có giá trị; tính đầy đủ, tính hệ thống,<br />
tính tổng hợp; tính pháp lý.<br />
1.2. Khái niệm về tổ chức hạch toán kế toán:<br />
1.2.1. Khái niệm về tổ chức kế toán:<br />
Kế toán có một vị trí đặc biệt trong quản lý. Nhưng việc sử dụng kế toán trong hệ<br />
thống quản lý đạt được hiệu quả như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức<br />
hạch toán kế toán ra sao trong môi trường hoạt động cụ thể. Tức là, có được công cụ,<br />
nhận thức rõ vai trò quan trọng của nó rồi, còn phải biết tổ chức sử dụng công cụ đó<br />
một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả.<br />
1.2.2. Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán:<br />
Tổ chức hợp lý, khoa học công tác kế toán trong hệ thống quản lý vừa mang<br />
tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Về lý luận thể hiện sự bổ sung, hoàn thiện<br />
những lý thuyết kế toán chung của tổ chức kế toán vào mô hình quản lý cụ thể của<br />
từng đơn vị. Về thực tiễn thể hiện việc vận dụng lý luận trên cơ sở phù hợp với mô<br />
<br />
iv<br />
<br />
hình tổ chức của các lĩnh vực khác nhau, nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở các<br />
đơn vị trong điều kiện hiện đại hóa công tác kế toán.<br />
1.2.3. Các nguyên tắc chung được thừa nhận:<br />
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận bao gồm các qui ước, qui định<br />
và thủ tục cần thiết để xác định nguyên tắc thực hành kế toán. Những nguyên tắc<br />
này được nhiều người công nhận xuất phát từ sự nhất trí rộng rãi của nhiều người về<br />
lý thuyết cũng như thực hành của kế toán<br />
1.3. Nội dung tổ chức hạch toán kế toán:<br />
Tổ chức hạch toán kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức hình<br />
thức kế toán:<br />
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán:<br />
Nội dung của tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: Hình thức tổ chức, phân<br />
công phân nhiệm, kế hoạch công tác và vai trò của kế toán trưởng. Tùy theo quy<br />
mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp mà các doanh<br />
nghiệp có thể tổ chức bộ máy kế toán của mình cho phù hợp<br />
1.3.2. Hình thức kế toán và các phần hành công việc kế toán.<br />
1.3.2.1. Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được quy<br />
định các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận: Đây là vấn đề quan<br />
trọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong doanh nghiệp. Chính sách này<br />
phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể<br />
của mình.<br />
1.3.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán và các phương<br />
pháp hạch toán để tập hợp phân loại xử lý và tổng hợp các thông tin: Công tác<br />
kế toán bao gồm các giai đoạn lập chứng từ, ghi sổ và lập báo cáo. Tổ chức chứng<br />
từ (bắt buộc và hướng dẫn) phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát<br />
sinh đảm bảo các yếu tố cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp, tổ chức luân<br />
chuyển chứng từ hợp lý và nhanh chóng đảm bảo nguồn thông tin ban đầu vừa là<br />
cơ sở để kiểm tra vừa ghi sổ được nhanh chóng.<br />
1.3.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán (hoặc kiểm toán):<br />
<br />
v<br />
<br />
Bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong SXKD là nhiệm vụ<br />
hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện tốt điều<br />
này công tác kế toán giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng<br />
là bản thân những người làm công tác kế toán có năng lực hay trách nhiệm nghề<br />
nghiệp trong việc thực hiện công tác đó hay không đòi hỏi phải thực hiện kiểm tra<br />
kế toán.<br />
1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh<br />
nghiệp<br />
1.4.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp:<br />
Hiện nay công tác kế toán quản trị thường được xây dựng theo hai mô hình:<br />
Mô hình tổ chức kết hợp và mô hình tổ chức riêng.<br />
1.4.2. Một số nội dung, chỉ tiêu phân tích thông tin phục vụ quản trị trong<br />
doanh nghiệp:<br />
Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính giúp các nhà quản lý nắm được<br />
thực trạng tài chính của đơn vị mình, đánh giá được thành tích và dự tính được<br />
tương lai trong kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp<br />
thời để cải tiến hoạt động sản xuất tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
1.5. Kinh nghiệm tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị của một số nƣớc<br />
trên Thế giới<br />
<br />
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán theo kiểu Pháp:<br />
Theo hệ thống kế toán Pháp bao gồm kế toán tổng quát và kế toán phân tích.<br />
Theo mô hình này hai hệ thống được xây dựng tách rời nhau, độc lập tương đối. Kế<br />
toán phân tích được hình thành riêng có bộ máy kế toán riêng, sử dụng tài khoản kế<br />
toán riêng và hệ thống sổ sách báo cáo riêng.<br />
<br />
1.5.2. Mô hình tổ chức kế toán ở khối các nước Angloxason:<br />
Mô hình này được áp dụng ở các nước: Mỹ, Anh, Canada, Bungari, Hà lan<br />
các nước thuộc địa cũ của Anh ở Châu phi. Hai nước này hai hệ thống kế toán được<br />
kết hợp thành một nhưng có ranh giới rõ ràng.<br />
<br />