i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Đo đạc và Bản đồ là công cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản lý nguồn<br />
tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, giúp các ngành khác hoàn thành tốt chức<br />
năng, nhiệm vụ của mình như ngành quân sự, điện lực, bưu chính viễn thông,<br />
du lịch… Thực tế cho thấy, hệ thống chế độ kế toán HCSN đáp ứng được yêu<br />
cầu quản lý của Luật NSNN. Tuy nhiên, hệ thống chế độ kế toán sự nghiệp<br />
ban hành lần này áp dụng cho tất cả các đơn vị HCSN hoạt động bằng nguồn<br />
kinh phí do NSNN cấp phát hoặc bằng các nguồn kinh phí khác, mà chưa đưa<br />
ra hệ thống kế toán áp dụng vào từng lĩnh vực, từng loại hình hoạt động<br />
HCSN.<br />
Xuất phát từ sự cần thiết ấy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiện<br />
tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt<br />
Nam”. Với mục đích góp phần làm rõ về mặt lý luận tổ chức công tác kế toán<br />
trong đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ và vận dụng<br />
lý luận để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn tổ chức HTKT, từ đó kiến<br />
nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn<br />
vị thuộc Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam.<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn được trình bày thành 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán trong<br />
các đơn vị hành chính sự nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị<br />
thuộc Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán<br />
kế toán tại các đơn vị thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN<br />
TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP<br />
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN<br />
<br />
1.1.1. Khái niệm, vai trò của tổ chức hạch toán kế toán<br />
Có quan điểm cho rằng: Tổ chức HTKT thực chất là tổ chức vận dụng<br />
chế độ kế toán vào thực tiễn của từng đơn vị. Theo quan điểm của các nhà<br />
nghiên cứu thuộc trường Đại học Thương mại và trường Đại học Kinh tế<br />
Quốc dân thì tổ chức HTKT là việc tạo ra mối liên hệ qua lại theo một trật tự<br />
xác định giữa các yếu tố chứng từ, đối ứng TK, tính giá và tổng hợp - cân đối<br />
kế toán trong từng phần hành kế toán cụ thể nhằm thu thập thông tin cần thiết<br />
phục vụ cho quản trị điều hành doanh nghiệp.<br />
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán<br />
- Tổ chức được hiểu theo nghĩa chung nhất là mối liên hệ qua lại theo một<br />
trật tự xác định giữa các yếu tố quyết định bản chất, chức năng của hệ thống.<br />
- Để tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, cần thực hiện các nhiệm vụ<br />
sau: Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán; áp dụng những thành tựu<br />
khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tiên tiến vào công tác kế toán; Hướng<br />
dẫn, kiểm tra cán bộ công nhân viên chấp hành đúng các chính sách, chế độ;<br />
Cập nhật các văn bản pháp lý về kế toán.<br />
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán<br />
Để tổ chức hạch toán kế toán phát huy hết vai trò của mình phục vụ yêu<br />
cầu quản lý, khi tổ chức hạch toán kế toán ở đơn vị phải đảm bảo các nguyên<br />
tắc cơ bản sau: Tổ chức hạch toán kế toán phải đảm bảo tính thống nhất giữa<br />
kế toán và quản lý; đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán giữa đối<br />
tượng và phương pháp, hình thức và bộ máy kế toán trong đơn vị; đảm bảo<br />
<br />
iii<br />
<br />
tuân theo những thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế; đảm bảo tính hiệu quả<br />
trong việc thực hiện chức năng thông tin và kiểm trả hoạt động tài chính của<br />
đơn vị; đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.<br />
1.1.4. Cơ sở tổ chức hạch toán kế toán<br />
Việc tổ chức hạch toán khoa học và hợp lý là phải tạo được mối liên hệ<br />
chặt chẽ giữa đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán. Trước hết thể hiện<br />
từ việc ban hành các văn bản pháp lý của kế toán đến việc tổ chức thực hiện<br />
các văn bản đó. Hệ thống sổ sách kế toán từ sổ tổng hợp đến sổ chi tiết cũng<br />
cần được thiết kế sao cho phù hợp.<br />
1.1.5. Các căn cứ pháp lý của tổ chức hạch toán kế toán<br />
Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASC, Luật kế toán và chuẩn mực kế<br />
toán quy định cụ thể những vấn đế liên quan đến tổ chức hạch toán kế toán<br />
như: Luật số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội Nước<br />
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Kế toán. Và một số các văn bản<br />
pháp lý khác.<br />
1.2. Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG<br />
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP<br />
<br />
Sự phát triển của các đơn vị HCSN nhằm: Tận dụng các nguồn nhân<br />
lực, vật lực để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.<br />
Từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư, góp phần<br />
tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước<br />
(NSNN), tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, tăng đầu tư cho phúc<br />
lợi xã hội.<br />
1.3. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HẠCH<br />
TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP<br />
<br />
- Tổ chức hạch toán kế toán ở các đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; tổ chức hạch toán kế<br />
<br />
iv<br />
<br />
toán phải cung cấp thông tin nhanh, kịp thời và chính xác cho quản lý; tổ chức<br />
hạch toán kế toán khoa học và hợp lý.<br />
- Tổ chức HTKT trong các đơn vị HCSN phải thực hiện tốt các nhiệm vụ<br />
sau: Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý để thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở<br />
đơn vị; vận dụng các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành và hình<br />
thức kế toán hợp lý.<br />
- Tổ chức HTKT trong các đơn vị HCSN cần phải tuân thủ những nguyên<br />
tắc cơ bản sau: bảo đảm tuân theo những vấn đề lý luận cơ bản của tổ chức;<br />
phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý; tuân thủ các chuẩn mực<br />
kế toán và chế độ tài chính kế toán hiện hành; đảm bảo tính nhất quán về các<br />
phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong hạch toán kế toán; đảm bảo sự phù hợp<br />
với những đặc thù của đơn vị; phải bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.<br />
1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN<br />
VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐO<br />
ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ<br />
<br />
1.4.1. Tổ chức kế toán tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đo đạc<br />
và bản đồ<br />
Tổ chức bộ máy kế toán là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo<br />
vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế<br />
toán phải gọn, nhẹ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả theo hướng chuyên môn<br />
hoá, đúng năng lực.<br />
Nếu tổ chức bộ máy kế toán một cấp: Mỗi đơn vị kinh tế cơ sở chỉ có<br />
một bộ máy kế toán thống nhất, một đơn vị kế toán độc lập, đứng đầu là kế<br />
toán trưởng.<br />
1.4.2. Lựa chọn mô hình tổ chức hạch toán kế toán<br />
Lựa chọn hình thức tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị cũng phải dựa<br />
trên các căn cứ sau: Đặc điểm, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị; Tình<br />
<br />
v<br />
<br />
hình phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị; khối lượng, tính chất và mức độ<br />
phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính; yêu cầu, trình độ quản lý, trình<br />
độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán.<br />
1.4.3. Nội dung tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị HCSN<br />
hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ<br />
- Tổ chức bộ máy kế toán và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và<br />
nhân viên kế toán.<br />
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là việc thiết lập các thủ tục cần thiết<br />
để hình thành bộ chứng từ đầy đủ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh.<br />
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là tổ chức vận dụng phương pháp<br />
TK để xây dựng hệ thống.<br />
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán và vận dụng hệ thống sổ kế toán là việc xác<br />
định cho đơn vị một bộ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lượng.<br />
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu kế<br />
toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính.<br />
- Tổ chức kiểm tra kế toán là kiểm tra việc thực hiện các phương pháp kế<br />
toán, các chứng từ và việc ghi sổ kế toán, việc lập và nộp các báo biểu kế<br />
toán, việc tổ chức và lãnh đạo hạch toán kế toán.<br />
- Tổ chức hạch toán kế toán với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm<br />
kế toán.<br />
1.4.4. Nhiệm vụ kế toán trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đo<br />
đạc và bản đồ<br />
Kế toán đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ là kế toán chấp<br />
hành ngân sách, là phương tiện để quản lý quá trình sử dụng kinh phí, quản lý<br />
mọi hoạt động thu chi, nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm kinh phí, tăng cường<br />
công tác quản lý kinh phí, vật tư, tài sản ở đơn vị.<br />
<br />