i<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và hội nhập với nền<br />
<br />
1.<br />
<br />
kinh tế thế giới, xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng và là lĩnh vực được yêu<br />
tiên hàng đầu nhằm phục vụ cho mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản tr ở thành<br />
một nước công nghiệp. Khi ngành xây dựng phát triển sẽ kéo theo rất nhiều ngành<br />
khác phát triển góp phần đáng kể trong tốc tăng trưởng GDP của nước ta, m ột<br />
trong số đó là ngành cung cấp bê tông thương phẩm đã phát triển mạnh mẽ. Ngành<br />
cung cấp bê tông thương phẩm đã có ở nước ta từ lâu nhưng chưa phổ biến tuy<br />
nhiên nó chỉ mới thực sự phát triển trong một vài năm trở lại đây, rất nhiều doanh<br />
nghiệp cung cấp bê tông thương phẩm được thành lập. Chính vì vậy mà các doanh<br />
nghiệp này hầu hết là thiếu kinh nghiệm trong công tác quản l ý nói chung đặc biệt<br />
là tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán còn nhiều hạn chế.<br />
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận về tổ chức<br />
hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm ở Việt<br />
Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn<br />
Hà Nội nói riêng , tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các<br />
doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài<br />
nghiên cứ u cho Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán<br />
tại các doanh nghiệp, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán<br />
kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn Hà Nội và<br />
từ đó đề ra phương hướng, gi ải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán<br />
tại các doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn Hà Nội trong điều<br />
kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ<br />
<br />
chức hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên<br />
<br />
ii<br />
địa bàn th ành phố Hà Nội trên hai m ảng nội dung: tổ chức bộ máy kế toán v à tổ<br />
chức công tác kế toán.<br />
-<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu là các chính sách chế độ của nhà nước liên quan đến<br />
<br />
công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh<br />
nghiệp ngành sản xuất bê tông thương phẩ m nói riêng.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
kết hợp với các phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, tổng hợp,… để làm rõ<br />
kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu và kết luận của luận văn được trình<br />
bày dưới dạng lời văn và các sơ đồ bảng biểu.<br />
5. Những đóng góp của đề tài<br />
- Hệ thống hoá m ột số vấn đề lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong doanh<br />
nghiệp.<br />
- Khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp.<br />
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại các<br />
doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn Hà Nội<br />
- Đề xuất một số phương hướ ng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán<br />
kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bê tông th ương phẩm doanh nghiệp trên địa<br />
bàn thành phố Hà Nội.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận<br />
văn kết cấu làm 3 chương:<br />
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất.<br />
Chương 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bê<br />
tông thương phẩm trên địa và Hà Nội.<br />
Chương 3. Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
bê tông thương phẩm trên địa bàn Hà Nội.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC<br />
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
SẢN XUẤT<br />
1.1. Khái niệm, sự cần thiết và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán<br />
trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
1.1.1. Khái niệm tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp<br />
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về khái niệm tổ chức hạch<br />
toán kế toán. Sau đây là hai quan điểm chính nói về khái niệm tổ chức hạch toán<br />
kế toán<br />
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể nêu khái niệm về tổ chức hạ ch<br />
toán kế toán ở một giác độ khác: Tổ chức hạch toán kế toán là việc tổ chức sắp xếp<br />
bộ máy nhân sự kế toán và các khối lượng công tác kế toán theo một mô hình nào<br />
đó trên cơ sở những căn cứ, nguyên tắc nhất định và trong những điều kiện đặc<br />
điểm cụ thể c ủa đơn vị.<br />
<br />
1.1.2. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất<br />
Có thể khái quát sự cần thiết của tổ chức hạch toán kế toán ở các mặt sau:<br />
-<br />
<br />
Tổ chức hạch toán kế toán khoa học và hợp lý góp phần quan trọng trong<br />
<br />
việc cung cấp thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp<br />
- Tổ chức được hiểu là việc thiết kế khối lượng công việc và sắp xếp nhân lực để<br />
thực hiện công việc đó.<br />
<br />
1.1.3. Những n guyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất<br />
Khi tổ chức hạch toán kế toán cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau: N guyên tắc<br />
phù hợp, nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc hiệu quả<br />
<br />
1.2. Nội dung tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp sản<br />
xuất<br />
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
<br />
iv<br />
1.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
Tổ chức mô hình kế toán bao gồm các mô hình sau: Mô hình tổ chức bộ máy<br />
kế toán tập trung, mô hình kế toán phân tán, mô hình kế toán hỗn hợp.<br />
<br />
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
Trong thực tiễn hiện nay các doanh nghiệp thường tổ chức tổ bộ máy kế toán<br />
quản trị theo một trong hai mô hình sau:<br />
Mô hình 1: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị và bộ máy kế toán tài chính<br />
theo mô hình kết hợp.<br />
Mô hình 2: Tổ chức kế toán quản trị và kế toán tài chính theo mô hình tách<br />
biệt.<br />
<br />
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
1.2.2.1. Tổ chức lập dự toán sản xuất kinh doanh và xây dựng hệ thống định<br />
mức chi phí<br />
-<br />
<br />
Dự toán là một kế hoạch định lượng sử dụng nguồn lực trong một kỳ nhất<br />
định. Dự toán chỉ phục vụ cho công tác quản trị của doanh nghiệp và công việc<br />
lập dự toán là nhiệm vụ của kế toán trị và thường được lập vào đầu một chu kỳ<br />
sản xuất kinh doanh.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng hệ thống chi phí định mức có vai<br />
trò hết sức quan trọng, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất việc xây dựng hệ<br />
thống chi phí định mức không chỉ có tác dụng đối với công tác kế toán quản trị<br />
và còn phụ c vụ cả công tác kế toán tài chính<br />
<br />
1.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tài chính:<br />
Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc điều hành và quản lý nền<br />
kinh tế quốc dân. Bộ tài chính đã ban hành hệ thống chứng từ bao gồm hệ thống<br />
chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Các doanh<br />
nghiệp phải tổ chức vận dụng và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước quy<br />
định về chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Việc lập và ký chứng từ phải đảm bảo<br />
tuân thủ đúng chế độ kế toán Việt Nam.<br />
<br />
v<br />
Tổ chức vận dụng chứng từ trong kế toán quản trị:<br />
Việc tổ chức chứng từ ban đầu cũng thường dựa vào hệ thống chứng từ kế<br />
toán bắt buộc và hướng dẫn của Bộ tài chính quy định. Tuy nhiên xuất phát từ yêu<br />
cầu quản trị khi tổ chức chứng từ ta có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu cho phù hợp<br />
với tình hình thực tế của doanh nghiệp.<br />
<br />
1.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản trong kế toán tài chính<br />
Để xây dựng hệ thống tài khoản thống nhất, Bộ tài chính đã ban hành hệ<br />
thống tài khoản kế toán kèm theo 2 quyết định: quy ết định số 48/2006/QĐ – BTC<br />
và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC bao gồm các tài khoản cấp 1 và tài khoản<br />
cấp 2 thể hiện trong bảng cân đối kế toán và ngoài bảng cân đối kế toán.<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản trong kế toán quản trị:<br />
Việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản trong kế toán quản trị cơ bản dựa<br />
trên hệ thống tài khoản do nhà nước ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận<br />
áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế<br />
hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong<br />
doanh nghiệp , ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu<br />
quản trị của các nhà quản lý c ó thể bổ sung các tài khoản cho phù hợp .<br />
<br />
1.2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ trong kế toán tài chính : Để phục vụ cho nhiều<br />
mô hình doanh nghiệp khác nhau và các nhu cầu khác nhau về việc ghi chép phản<br />
ánh sổ liệu trên sổ kế toán nhà nước ta đã ban hành bốn hình thức sổ kế toán để<br />
cho doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn một trong bốn hình thức để áp dụng thống<br />
nhất cho doanh nghiệp mình, bốn hình thức sổ như sau: Hình thức kế toán Nhật ký<br />
chung, Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ,<br />
Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ trong kế toán quản trị: Thông thường kế toán<br />
quản trị vẫn sử dụng các hình thức sổ của kế toán tài chính, tuy nhiên tuỳ thuộc và<br />
nhu cầu quản trị mà doanh nghiệp có thể mở thêm những sổ do doanh nghiệp tự<br />
<br />