intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân" nhằm nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi cục thuế Thanh Xuân để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn trên địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Định Phạm Thị Định
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, thuế đã thể hiện được vai trò quan trọng là nguồn thu ổn định của nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cũng như nhu cầu hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay việc sử dụng và quản lý hóa đơn cũng trở nên cấp thiết hơn. Những ưu điểm và thuận lợi mà việc sử dụng hóa đơn mang lại là rất rõ rệt không chỉ đối với các cơ quan nhà nước trong việc thu NSNN cũng như kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế của từng cơ sở kinh doanh nói riêng và cả nền kinh tế nói chung mà nó còn là một công cụ rất hữu ích và quan trọng đối với các cơ sở kinh tế và những người sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên do mặt trái của nền kinh tế, việc quản lý hóa đơn trở nên vô cùng phức tạp. Kinh tế ngày càng phát triển các mối quan hệ kinh tế nảy sinh rất đa dạng và phong phú kéo theo đó hàng loạt các khuyết điểm của nền kinh tế thịtrường cũng xảy ra đòi hỏi cần có sự can thiệp sâu sắc của nhà nước trong việc quản lý hóa đơn. Với mục đích tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận là nguồn gốc làm nảy sinh những hành vi luồn lách, sai phạm trong việc sử dụng hóa đơn dẫn đến kê khai sai, nhiều đơn vị muốn trốn tránh, xâm phạm tiền thuế của nhà nước cũng như các nghĩa vụ khác. Những sai phạm trở nên phổ biến hơn, phát triển theo chiều hướng đa dạng và phức tạp hơn. Xuất phát từ các cơ sở đó, , trong thời gian thực tập ở Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - Ấn chỉ của Chi cục thuế Thanh Xuân, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội”.và cũng để công tác thu thuế được thực hiện tốt hơn, bài luận này tôi xin đề cập đến tầm quan
  3. trọng của việc quản lý hóa đơn và những suy ngẫm về thực trạng quản lý sử dụng hóa đơn, cụ thể tại địa bàn quận Thanh Xuân. Trong thời gian thực tập ở Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - Ấn chỉ của Chi cục thuế quận Thanh Xuân, đề tài tôi lựa chọn nghiên cứu chính là: “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý sử dụng hóa đơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Mục đích nghiên cứu: + Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hóa đơn tại Chi cục thuế Thanh Xuân để đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn trên địa bàn. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác quản lý, sử dụng hóa đơn giai đoạn từ năm 2011 đến nay trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp Trước hết thu thập, trình bày các số liệu và dữ liệu cần thiết liên quan đến đề tài luận văn. Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu, tính toán số liệu, so sánh chênh lệch, tỉ lệ tăng giảm của chỉ tiêu qua các thời kỳ. Từ đó đánh giá xu hướng biến động của chỉ tiêu, đưa ra nhận xét, giải pháp phù hợp. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hóa đơn và quản lý sử dụng hóa đơn
  4. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÓA ĐƠN VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÓA ĐƠN 1.1.1. Khái niệm hóa đơn Hóa đơn là một loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động kinh tế, không chỉ đối với người bán hàng, người mua hàng, nó còn là công cụ cần thiết trong quản lý kinh tế của Nhà nước. Trên thế giới, người ta định nghĩa về hóa đơn như sau: Ở các nước Châu Âu, hóa đơn được hiểu là một chứng từ thương mại do người bán phát hành giao cho người mua, trong đó thể hiện một giao dịch bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, có ghi rõ tên hàng hóa (dịch vụ), số lượng cung cấp và giá thanh toán (“An invoice, bill or tab is a commercial document issued by a seller to a buyer, relating to a sale transaction and indicating the products, quantities, and agreed prices for products or services the seller has provided the buyer” - theo Wikipedia). Formatted: Font: Italic Ở Úc và New Zealand, hóa đơn là một chứng từ do người bán lập, trong đó có định rõ về số lượng hàng hóa (dịch vụ) cung ứng và số tiền thanh toán và số thuế người bán phải trả (“Invoice specifying tax is a document issued by a supplier which stipulates the amount charged for goods or services as well as the amount of goods and services Tax payble” – theo trang Qfinance.com). Formatted: Font: Italic
  5. Và ở Việt Nam hiện nay, Ttheo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, hóa đơn được định nghĩa như sau: “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật”. Nói cách khácNhư vậy, khái niệm hóa đơn ở Việt Nam và các nước trên thế giới gần như tương tự nhau. nó Nói chung, có thể hiểu đơn giản hóa đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong đó. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán xác nhận vào hóa đơn. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Để có hóa đơn sử dụng người bán hàng sẽ tiến hành tự tạo hóa đơn hợp pháp hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện), những hóa đơn không đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật gọi là hóa đơn bất hợp pháp. Sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến hóa đơn:  Lập hoá đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hoá đơn theo quy định khi bán hàng hoá, dịch vụ.  Hoá đơn hợp pháp là hoá đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định.  Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn.  Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được in, khởi tạo nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.  Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng mã số thuế.
  6.  Hoá đơn lập khống là hoá đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. 1.1.2. Phân loại hóa đơn Theo Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51, quy định hóa đơn gồm các loại sau:  Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;  Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp;  Các loại hoá đơn khác, gồm: vé, thẻ, tem, phiếu thu tiền bảo hiểm,… 1.1.3. Hình thức của hóa đơn Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:  Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền, các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;  Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành ;  Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân. 1.1.4. Vai trò của hóa đơn 1.1.4.1. Đối với cơ quan thuế Thông qua các chỉ tiêu trên tờ khaihóa đơn thuế , cán bộ thuế có thể kiểm soát các hành vi trao đổi, mua bán, giữa các chủ thể trong nền kinh tế
  7. khá chính xác, đảm bảo thu đúng, thu đủ, làm việc có hiệu quả, điều này vừa có lợi cho cơ quan thuế, vừa có lợi cho đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó, việc kiểm soát hoá đơn giúp cơ quan thuế nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn, đồng thời xác định chính xác nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước, và cũng là cơ sở cho việc phát hiện ra những trường hợp gian lận thuế cùa các đối tượng, từ đó cơ quan thuế sẽ tìm ra được những biện pháp xử lý kịp thời. 1.1.4.2. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh Mỗi DN dù thuộc bất kể loại hình DN nào đi nữa, nhưng để thực sự đứng vững được trong sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường...đều buộc họ phải định hướng được phương thức, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình ngay từ ngày đầu thành lập. Hầu hết các DN đều muốn tối thiều hóa chi phí, tối đa hoá doanh thu, cho nên đòi hỏi trong quá trình hoạt động DN cần hạch toán chính xác chi phí, lợi nhuận, lỗ lãi,… từ đó đưa ra phương hướng hoạt động cho kỳ sau. Để làm được như vậy DN cần có một quy trình hạch toán, kế toán chính xác và không có gì khác ngoài hoá đơn, chứng từ - nơi thứ lưu giữ tốt nhất những khoản chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ, cuối cùng xác định được kết quả lỗ lãi cho DN. Hơn nữa, hoá đơn cũng là chứng từ quan trọng chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước. Thông qua thực hiện hai luật thuế GTGT và TNDN, đã làm cho việc sử dụng hoá đơn là góp phần tạo điều kiện rất thuận lợi đối vớicho DN trong việc xét khấu trừ thuế, hoàn thuế, hay tính chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
  8. 1.1.4.3. Đối với khách hàng Khách hàng là đơn vị sản xuất kinh doanh thì việc tiếp nhận hoá đơn từ người bán hàng là căn cứ xác thực nhất, chứng minh cho những chi phí hợp lý của họ, đồng thời là ràng buộc về nghĩa vụ của người bán đối với khách hàng của họ. Còn đối với nhóm khách hàng là cá thể, thì việc lưu giữ hoá đơn chính là căn cứ cho việc chứng minh quyền sở hữu sản phẩm hợp pháp của mình, đồng thời có thể được hưởng những quyền lợi liên quan tới sản phẩm như: bảo hành sản phẩm, dự trữ bốc thăm trúng thưởng… 1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng Tất cả các tổ chức, hộ, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh tế đều có quyền sử dụng hóa đơn hợp pháp cho các giao dịch kinh tế của mình. Cụ thể, chế độ quản lý sử dụng hóa đơn được áp dụng cho các đối tượng sau: Thứ nhất, những người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam bán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài; Tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán ra nước ngoài; Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán tại Việt Nam. Thứ hai, các tổ chức nhận in hoá đơn. Tiếp theoThứ ba, là các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ. Và cuối cùngThứ tư, các cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hoá đơn. 1.2.2. Quy định về in và phát hành hóa đơn 1.2.2.1. Quy định về in hóa đơn
  9. 1.2.2.1.1. Đối với hóa đơn đặt in, tự in do cơ quan thuế phát hành Trước đây, để có hóa đơn sử dụng và bán cho các đối tượng, Cục thuế phải tiến hành nhập hóa đơn từ Tổng cục, tức là việc đặt in hóa đơn đều do Tồng cục thuế quản lý, quy trình quản lý cơ bản theo phương pháp cấp phát. Từ Kkhi Nghị định 51/2010/NĐ-CP ra đờiđược triển khai, các Cục thuế được giao quyền tự chủ trong việc đặt in và sử dụng tùy vào tình hình của đơn vị mình. Cụ thể :  Đối với hóa đơn đặt in (bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân đủ điều kiện mua của cơ quan thuế): Tổng cục thuế xây dựng danh mục loại hoá đơn sử dụng thống nhất cho Cục thuế các tỉnh thành phố. Căn cứ vào đó, Cục thuế xây dựng danh mục ký hiệu mẫu hoá đơn sử dụng chung cho Cục thuế và các Chi cục trực thuộc, xác định nhu cầu sử dụng của từng loại hóa đơn lập kế hoạch in hóa đơn, sau đó phê duyệt triển khai in và quản lý hợp đồng in theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế.  Đối với hóa đơn tự in (dùng để bán ấn chỉ thuế ) - Tổng cục thuế tiến hành Thiết kế mẫu và tạo Hóa đơn bán hàng tự in (dùng để bán ấn chỉ thuế), ký hiệu mẫu: 02GTTT3/002 trên chương trình Quản lý hóa đơn để dùng chung cho toàn ngành Thuế; phân mã hóa đơn để xác định ký hiệu hóa đơn theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mã hóa đơn tự in của Tổng cục Thuế gồm hai ký tự: 00 trước ký hiệu hóa đơn. - Các Cục thuế và Chi cục thuế tiến hành sử dụng hóa đơn tự in khi thực hiện bán ấn chỉ của cơ quan thuế. Khi bán hóa đơn, hóa đơn bán ấn chỉ được tự động in ra trên phần mềm bán hóa đơn. 1.2.2.1.2. Đối với hóa đơn tự in, đặt in của các tổ chức
  10. Theo quy định hiện hành, các đối tượng có nhu cầu sử dụng hóa đơn được chủ động tiến hành tự tạo hóa đơn cho riêng mình. Có 3 hình thức tạo hóa đơn: đặt in, tự in, khởi tạo hóa đơn điện tử. Đối với đặt in hóa đơn các tổ chức kinh doanh chỉ cần được cấp mã số thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đã có thể tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Tổ chức kinh doanh kết hợp với nhà in tự tạo mẫu hóa đơn cho riêng mình, mẫu hóa đơn được thiết kế tùy theo mục đích sử dụng chỉ cần đủ các tiêu thức bắt buộc theo quy định. DN có thể tiến hành đặt in số lượng lớn để dùng dần mà không bị khống chế về số lượng. Các đơn vị cũng có thể áp dụng hình thức tự in trên máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn và điều kiện tự in hóa đơn theo quy định pháp luật. Trước khi tiến hành tự in, đơn vị chỉ cần nộp quyết định tự in cho cơ quan thuế quản lý. Tự in hóa đơn giúp DN chủ động hơn rất nhiều trong việc sử dụng, với mỗi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, máy in sẽ tự động in ra hóa đơn cung cấp cho khách hàng. Hơn nữa, DN không bị lệ thuộc vào nhà in khi mà hiện nay tình trạng quá tải đang diễn ra khiến cho việc đặt in trở nên khó khăn, đặc biệt là trong khâu bảo toàn dấu hiệu nhận biết bí mật trên hóa đơn. Hình thức này được các đơn vị áp dụng khá rộng rãi ví dụ như các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng để in vé xe, vé tàu... Hình thức khởi tạo hóa đơn điện tử để sử dụng là một hình thức khá mới mẻ lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử .Về bản chất, nó không khác hóa đơn giấy, nhưng lại được khởi tạo, lập và lưu trữ trên hệ thống máy tính của đơn vị. Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng đây là hình thức tương đối hiệu quả, đơn vị không phải tiến hành in và lưu trữ tại kho, việc giao dịch cũng được tiến hành hoàn toàn qua mạng đảm bảo an toàn tuyệt đối. 1.2.2.2. Quy định về phát hành hóa đơn
  11. 1.2.2.2.1. Phát hành hóa đơn của cơ quan thuế Hiện nay, cơ quan thuế sử dụng 2 loại hóa đơn: hóa đơn đặt in dùng để bán cho các đơn vị trên địa bàn và hóa đơn tự in dùng để bán ấn chỉ thuế. Khi tiến hành cấp bán lần đầu 2 loại hóa đơn trên, cơ quan thuế đều phải ra Thông báo phát hành, trong đó phản ánh rõ về loại hoá đơn được phát hành, ký hiệu hoá đơn, kích thước hoá đơn, hoa văn của hoá đơn, thời gian có giá trị lưu hành,... Kể từ ngày lập, trong vòng 10 ngày đối với hóa đơn đặt in hoặc 5 ngày đối với hóa đơn tự in, tờ Thông báo phát hành hóa đơn phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế, được nhập vào hệ thống quản lý hóa đơn và công bố rộng rãi toàn ngành thuế. Sau đó, cơ quan thuế tiến hành cấp, bán hóa đơn cho các đơn vị (đủ điều kiện và có nhu cầu sử dụng hóa đơn). Đối với hóa đơn tự in của cơ quan thuế - dùng để bán ấn chỉ, được in trực tiếp từ máy in. Ký hiệu và mẫu hóa đơn do Cục thuế quy định. 1.2.2.2.2. Phát hành hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu (nếu sử dụng hóa đơn lần đầu) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 5 ngày trước khi bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký Thông báo phát hành. Thông báo phát hành và hóa đơn mẫu phải được niêm yết tại công khai tại địa điếm kinh doanh trong suốt quá trình sử dụng. Nội dung tờ Thông báo gồm tên, mã số thuế các đơn vị liên quan, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành, ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị phát hành hóa đơn. 1.2.3. Quy định về sử dụng hóa đơn
  12. 1.2.3.1. Quy định về lập hóa đơn Hầu hết các hoạt động bán hàng, dịch vụ kể cả trường hợp khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần giao dịch đều phải lập hóa đơn chứng từ hợp lệ cho khách hàng (trường hợp dưới 200.000 đồng mà người mua có yêu cầu thì vẫn phải lập hóa đơn). Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên, lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Nội dung trên đó phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số, ngày lập là ngày vừa hoàn thành giao dịch. Đối với các hàng hóa, dịch vụ bán không cần lập hóa đơn thì phải lập bảng kê bán lẻ cuối mỗi ngày, ghi tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định; tên người mua được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng một loại hoá đơn có cùng ký hiệu thì tùy theo phương thức quản lý mà tổ chức đó có thể phân bổ số lượng hoá đơn cho từng đơn vị hoặc để tất cả các đơn vị dùng chung toàn bộ hóa đơn, nhưng vẫn xuất theo thứ tự số nhỏ đến số lớn. 1.2.3.2. Quy định xử lý hóa đơn đã lập không tiếp tục sử dụng, mất, hỏng. Trong quá trình sử dụng hóa đơn, việc xuất hiện những sai sót là điều không thể tránh khỏi như: hóa đơn lập sai, mất, cháy, hỏng hóa đơn, những sai sót này liên quan rất nhiều đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng sử dụng hóa đơn và việc quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Để khắc phục những sai sót, pháp luật có quy định như sau:
  13. Trường hợp có sai sót trong việc lập hóa đơn thì đơn vị giao hóa đơn phải tiến hành sửa chữa, lưu giữ, thỏa thuận với người nhận hóa đơn theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, đơn vị phải tiến hành thông báo với cơ quan thuế, thông báo cần ghi rõ tên hóa đơn, số lượng, ký hiệu hóa đơn mất, cháy, hỏng. Nếu hóa đơn đã lập giao người mua thì tiến hành sao chụp và xác nhận hợp pháp cho người mua. Đối với các đơn vị đóng mã số thuế, phát hành loại hóa đơn mới hoặc không tiếp tục sử dụng hóa đơn đã mua của cơ quan thuế, phải thông báo hết giá trị sử dụng đối với những hóa đơn tồn chưa sử dụng với cơ quan thuế. Những đơn vị tự ý ngừmg kinh doanh, có hành vi cho, bán hóa đơn, theo quy định những hóa đơn này là không hợp pháp, không được tiếp tục sử dụng, vì thế cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo trên toàn quốc số hóa đơn hết giá trị sử dụng này. 1.2.4. Quy định về quản lý hóa đơn 1.2.4.1. Đối với cơ quan thuế - Quản lý hóa đơn tại cơ quan thuế: Hóa đơn do cơ quan thuế tự in, đặt in thì hàng tháng bộ phận Ấn chỉ phải tiến hành lập báo cáo tình hình nhập, xuất hóa đơn gửi lãnh đạo Cục thuế; đồng thời bảo quản, lưu giữ hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. - Quản lý tình hình sử dụng hóa đơn của người nộp thuế: cơ quan thuế nhận, nhập thông báo phát hành, các báo cáo về tình hình sử dụng, mất hỏng,... hóa đơn của người nộp thuế; thực hiện theo dõi kiểm tra số liệu báo cáo nhằm xác định và xử lý những sai sót, sai phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn của người nộp thuế. Song song với đó, cơ quan thuế cũng phải tiến hành kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn của người nộp thuế.
  14. 1.2.4.2. Đối với các DN, tổồ chức, cá nhân Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) phải nộp báo cáo sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế, chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo. Trong báo cáo phải ghi rõ chính xác số lượng, tên, ký hiệu số hóa đơn đã sử dụng, tổn thất, số còn tồn để cơ quan thuế kiểm tra. Riêng các loại hóa đơn thu phí dịch vụ, tem, vé, thẻ,… thì không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà chỉ ghi theo tổng số hóa đơn. Phải tiến hành lưu trữ, bảo quản hóa đơn của đơn vị mình theo đúng quy định. Cụ thể : + Đối với hóa đơn chưa lập: hóa đơn tự in được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin, còn hóa đơn đặt in thì được bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá. + Đối với hóa đơn đã lập,ở các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, nhưng ở các tồ chức, hộ, cá nhân khác thì được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó. Khi hóa đơn đặt in bị in sai, in thừa, hết giá trị sử dụng, số hóa đơn bị mất... tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải hủy những hóa đơn đó. Trước khi hủy, đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hủy (riêng đối với tổ chức thì phải thành lập thêm Hội đồng hủy hóa đơn). Sau đó, tiến hành hủy hóa đơn theo quy định (cắt góc, ngâm hóa chất...) và phải nộp báo cáo lại cho cơ quan thuế chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thanh hủy. 1.2.4.3. Đốổi với tổ chức nhận in hóa đơn - In hóa đơn theo đúng hợp đồng đã ký, không được giao lại bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện. - Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt
  15. in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm. - Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự dùng để tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in. - Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn. - Lập báo cáo về việc nhận in hoá đơn và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần theo đúng quy định. 1.2.5. Quy định về xử lý vi phạm về hóa đơn. 1.2.5.2. Xử phạt về các hành vi vi phạm Mức phạt về các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định cụ thể trong Thông tư số 10/2014/TT-BTC - Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Bao gồm các mức phạt chủ yếu sau: - Phạt tiền từ 2-50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định. - Phạt tiền từ 2-50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về đặt in hóa đơn. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định. - Phạt tiền từ 2-50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm in hóa đơn đặt in. - Phạt tiền từ 2-50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về mua hóa đơn. - Phạt tiền từ 2-18 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về phát hành hóa đơn. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.
  16. - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn khi bán hành hóa, dịch vụ. - Phạt tiền từ 2-50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ Thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế. Đơn vị phải gửi lại các thông báo, báo cáo đúng quy định. 1.2.5.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm - Cơ quan thuế các cấp, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính được quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP. - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt bao gồm Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Thanh tra chuyên ngành và cơ quan Thuế.. - Trường hợp vi phạm hành chính về hoá đơn mà dẫn đến hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi gian lận trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế. - Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố theo quy định. - Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hành vi vi phạm về hoá đơn cho cơ quan đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong
  17. thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn Hóa đơn là loại chứng từ kế toán đặc biệt. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hay sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tế cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, việc tăng cường công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế hiện tại là rất cần thiết. Quay lại với vai trò của hóa đơn - một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phương diện quản lý tài chính DN lẫn trên phương diện quản lý thuế của cơ quan nhà nước. Người bán hàng hóa dịch vụ, nhờ hóa đơn mà xác định được doanh thu, tính được nhiều sắc thuế quan trọng (thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TTĐB,…). Nếu như người bán không lập hóa đơn, ghi giá bán thấp hơn giá trị giao dịch, hay lập hóa đơn chậm,… mà cơ quan quản lý thuế không phát hiện được thì coi như họ đã trốn được nhiều sắc thuế cùng lúc, làm giảm nghĩa vụ thuế, hay trì hoãn nộp thuế,…làm thất thu NSNN. Về phía người mua hàng, hóa đơn là chứng từ gốc để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN. Nếu như người mua có những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp sẽ dẫn đến tăng thuế GTGT đầu vào, tăng chi phí được trừ, từ đó, làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, gây thất thu thuế. Kết lại, hóa đơn là bằng chứng chính yếu cho một nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của DN. Vì thế việc quản lý hóa đơn là cần thiết, hơn nữa còn có ý nghĩa rất to lớn. Quản lý không tốt có thể dẫn đến phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh, nghĩa vụ thuế của DN đối với nhà nước; các đối tượng xấu có thể lợi dụng kẽ hở trong luật thuế về hóa đơn để gian lận, chiếm đoạt NSNN; đi đôi với đó, xuất hiện sự bất bình đẳng giữa các DN, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh
  18. doanh sản xuất của họ; về phía Nhà nước, thông tin về DN bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách vĩ mô của nhà nước. Nhưng nếu công tác quản lý này tốt, sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả thu cho NSNN, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Không chỉ dừng lại ở việc cần phải quản lý sử dụng hóa đơn, mà với thực trạng sử dụng hóa đơn hiện nay, còn phải cần thiết hơn nữa, cấp bách hơn nữa việc tăng cường công tác quản lý này. Thật vậy, mMặc dù hệ thống pháp luật thuế (nhất là về lĩnh vực hóa đơn) đã được Nhà nước quan tâm sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, nhưng hàng năm tình trạng thất thu NSNN do các hành vi vi phạm và cố tình vi phạm của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực hóa đơn vẫn xảy ra và trở thành mối quan tâm không chỉ của riêng Nhà nước mà còn đối với cả các DN khác. Với mục đích tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận, nhiều đơn vị kinh doanh đã bán hàng không xuất hóa đơn, gian lận hóa đơn, làm giả, thất thoát hóa đơn, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế; lừa đảo, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Và càng cấp thiết hơn khi Ttình trạng đó đang diễn ra ngày càng nhiều hơn trên phạm vi cả nước, đòi hỏi cần có sự can thiệp sâu sắc hơn của Nhà nước.
  19. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở quận Thanh Xuân Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ – CP của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Địa giới hành chính của quận bao gồm một số phường được tách ra từ Quận Đống Đa cùng với một số xã của hai Quận Thanh Xuân và Huyện Thanh Trì chuyển sang. Hiện nay, quận có tổng diện tích là 9,11 km2, chia làm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính với dân số toàn quận trên 218.560 người (năm 2012). Điều đó phần lớn cho thấy Quận Thanh Xuân có lực lượng lao động mạnh mẽ và dồi dào. Đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra một thị trường lớn cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Thanh Xuân hiện đang là một trong các khu vực trung tâm quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Tại đây có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng, như Đình vòng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính... Và cũng là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Khuất Duy Tiến... Vị trí địa lí cùng với những đặc điểm vốn có đó đã tạo cho quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện đặc biệt thuận lợi, thu hút đầu tư và giao lưu Văn hóa – Xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
  20. Hiện nay, quận Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới mọc lên, nhiều tuyến phố được mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho quận một khuôn mặt khang trang và to đẹp hơn. Cùng với quá trình đô thị hóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, nhu cầu tiêu dùng phục vụ sinh hoạt thì phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển với nhiều loại hình kinh doanh rất khác nhau, thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần tăng thu cho NSNN. Về Kinh tế, Quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, khi bắt đầu hình thành thì toàn quận chỉ có 97 DN tuy nhiên số lượng DN ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Tại thời điểm tháng 12/2010 quận có 6.689 DN đang hoạt động và số thu cho NSNN lúc này là 1.755.868 triệu đồng - con số đáng tự hào đối với Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân - hoàn thành dự toán trước 4 tháng, hoàn thành nhiệm vụ của kế hoạch năm năm 2006-2010 đầy thách thức cũng như đem lại một sức mạnh kinh tế to lớn không chỉ đối với địa bàn quận mà còn có ý nghĩa lớn đối với Thành Phố Hà Nội. Đến tháng 12/2011 số DN trên địa bàn quận là 7.717 DN và số thu cho NSNN là 1.725 tỷ đồng. Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn quận có 8.292 DN, đây là năm tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và thêm vào đó chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, tổng thu vào NSNN năm 2012 là 1.663 tỷ đồng. Năm 2013, tình hình kinh tế cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN, khiến nhiều DN vừa và nhỏ ngừng hoạt động, thậm chí phải giải thể. Do đó, đến cuối năm 2013, số DN trên địa bàn có 8.669 DN, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các công ty cổ phần với 4.633 DN (53,44%) và các công ty TNHH với 3.824 DN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2