intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Điều dưỡng: Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

21
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022" nhằm mô tả sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân của người cao tuổi tại phường Quang Trung ,thành phố Thái Bình năm 2022; Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Điều dưỡng: Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022

  1. UBND TỈNH THÁI BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH ***** ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Nguyễn Trúc Nguyên – 196036194106 KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2022 THÁI BÌNH, 2022
  2. UBND TỈNH THÁI BÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Nguyễn Trúc Nguyên – 196036194106 KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG QUANG TRUNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2022 Người hướng dẫn: ThS ĐD. Trần Thị Liên THÁI BÌNH, 2022
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 05/2021 tại phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, có 360 người cao tuổi trú tại phường tham gia trả lời bộ phiếu câu hỏi tự điền có cấu trúc với mục tiêu khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung, thành phố Thái Bình. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS với các kiểm định thống kê y học. Kết quả: Sức khỏe thể chất người cao tuổi ở mức bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 54%. Có 216 người (60%) cho rằng sức khỏe của bản thân so với những người khác cùng giới, cùng lứa tuổi là như nhau. Tỷ lệ người cao tuổi có đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 82% (295 người) cao hơn không đi khám (18%). Hầu hết người cao tuổi mong muốn sử dụng thuốc điều trị khi ốm đau là thuốc tây y với 78%. Có 64% người cao tuổi có nhu cầu cần người chăm sóc và mong muốn chăm sóc chính chiếm tỷ lệ cao nhất là con đẻ với 52%. Có 100% người cao tuổi có nhu cầu nhận thông tin về chăm sóc sức khỏe. Phần lớn NCT mong muốn được cán bộ y tế tư vấn (66%). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế cho người cao tuổi tốt hơn, nghiên cứu xin có một số khuyến nghị như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe đối với NCT và cần tập trung vào những nội dung mà NCT mong muốn được tư vấn. Trạm y tế cấp xã cần được nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và đối với NCT nói riêng. Từ khóa: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi.
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái Bình đã tạo điều kiện để tôi được tham gia làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên trong nhà trường đã quan tâm, giảng dạy và chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kiến thức hữu ích để giúp tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình. Đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Trần Thị Liên - bộ môn Điều Dưỡng đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô trong Hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã góp ý, sửa chữa cho tôi hoàn thiện nghiên cứu. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm làm khóa luận chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện khóa luận không thể tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Trúc Nguyên
  5. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Ban giám hiệu nhà Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình - Thầy, cô trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Tên tôi là: Nguyễn Trúc Nguyên Sinh viên lớp: Cao đẳng Điều dưỡng K12 – HP6 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thị Liên. Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào trước đây. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào em xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Sinh viên Nguyễn Trúc Nguyên
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CĐ-ĐH Cao đẳng – đại học CSYT Chăm sóc y tế ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NCT Người cao tuổi DS - KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới LHQ Liên Hợp Quốc THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................26 Bảng 3.2 Phân bố nhóm tuổi theo giới tính của người cao tuổi (n=360) ........28 Bảng 3.3 Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi theo giới tính ....................29 Bảng 3.4 Sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ........................................30 Bảng 3.5 Sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân người cao tuổi ......................31 Bảng 3.6 Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh mạn tính .........................................33 Bảng 3. 7 Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh thông thường .................................33 Bảng 3. 8 Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi .....................................34 Bảng 3. 9 Chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người cao tuổi ...................38 Bảng 3. 10 Nhu cầu sử dụng thuốc điều trị của người cao tuổi ......................39 Bảng 3. 11 Nhu cầu người chăm sóc và mong muốn người chăm sóc ...........40 Bảng 3. 12 Nhu cầu nhận thông tin và người cung cấp thông tin về CSSK của người cao tuổi .................................................................................................42 Bảng 3. 13 Những nội dung người cao tuổi muốn được tư vấn ......................42 Bảng 3. 14 Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi ...................................43 Bảng 3. 15 Đánh giá chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế.................43 Bảng 3. 16 Đánh giá chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế.................44 Bảng 3. 17 Tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe bệnh tật của người cao tuổi .......44 Bảng 3. 18 Thông tin tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe bệnh tật của người cao tuổi .................................................................................................................45 Bảng 3. 19 Đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi .....................45
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn của người cao tuổi (n=360) ........................... 29 Biểu đồ 3.2 Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi (n=360) .................... 31 Biểu đồ 3. 3 Phân bố người chăm sóc hiện tại cho người cao tuổi theo giới . 40 Biểu đồ 3. 4 Mong muốn của người cao tuổi trong chăm sóc y tế ................. 41 Biểu đồ 3. 5 Nơi người cao tuổi mong muốn được khám, chữa bệnh ........... 42
  9. MỤC LỤC TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 4 LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 6 DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. 8 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4 1.1. Khái niệm về người cao tuổi ................................................................. 4 1.2.Đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi ................................................... 4 1.3.Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ..................................... 5 1.3.1 Nhu cầu CSSK tại viện dưỡng lão .................................................... 8 1.3.2 Nhu cầu CSSK tại cộng đồng ........................................................... 9 1.4: Tình hình người cao tuổi ở trên thế giới .............................................. 11 1.5. Tình hình người cao tuổi ở Việt Nam .................................................. 12 1.6 Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu .............................................. 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứ......................... 17 Người cao tuổi trong thôn có mặt tại thời điểm khảo sát. ........................... 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 17 2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................ 17 2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 17 2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 17 2.7. Các biến số được sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 19 2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................ 23 2.9. Xử lí và phân tích số liệu ..................................................................... 24 2.10. Sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục.......................................... 24 2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 25
  10. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 26 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ........................................... 26 3.2. Sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân người cao tuổi .......................... 31 3.3. Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi .......................................... 34 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 47 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 47 4.2. Sự hiểu biết về bệnh tật của người cao tuổi ......................................... 48 4.3. Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi .......................................... 49 4.4. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................. 54 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 56 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 59 PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI .......................................................................... 59 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KIẾN THỨC .......................................... 59 PHỤ LỤC 2: CÁCH TÍNH ĐIỂM VỀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ...................................................................................... 66 PHỤ LỤC 3: CÁCH TÍNH ĐIỂM VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI............................................................................. 68
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Người cao tuổi (NCT) có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, bởi vì họ vừa là kho kinh nghiệm, kiến thức vô giá của đất nước, vừa là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo. Về sức khỏe của người cao tuổi được quan tâm hàng đầu, tại các quốc gia. Thể trạng sức khỏe khi về già rất yếu trong các động tác hoạt động của công việc. Công việc không được linh hoạt hơn về độ tuổi càng lớn càng nhiều phát sinh, bệnh tật luôn rình rập. Dinh dưỡng đối với người tuổi và tập luyện thể dục (chủ yếu là luyện dưỡng sinh) để chống lại, sự lão hóa theo tháng năm, sức đề kháng giảm đi nhiều so với tuổi thanh xuân [32]. Mọi người trên toàn thế giới đang sống lâu hơn. Ngày nay, hầu hết mọi người có thể mong đợi sống đến tuổi sáu mươi và hơn thế nữa. Mọi quốc gia trên thế giới đều đang có sự gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số. Từ năm 2015 đến năm 2050, tỷ lệ dân số thế giới trên 60 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ 12% lên 22%. Đến năm 2020, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ đông hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Vào năm 2050, 80% người cao tuổi sẽ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tốc độ già hóa dân số nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với những thách thức lớn để đảm bảo rằng hệ thống y tế và xã hội của họ sẵn sàng tận dụng tối đa sự thay đổi nhân khẩu học này [33]. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011. Đến năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86% dân số. Tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và 26,10% vào năm 2049. Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Đáng chú ý, người cao tuổi sống chủ yếu ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Người cao tuổi đối diện 1
  12. với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. NCT là một trong những lực lượng nòng cốt ở cơ sở. Trong gia đình, NCT nêu gương, hướng dẫn, động viên con cháu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Họ vẫn tiếp tục có những đóng góp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, NCT ở Việt Nam đa phần có đời sống vật chất khó khăn, chăm sóc sức khỏe chưa thật đầy đủ, cuộc sống tinh thần chưa thực sự thỏa mãn, còn nhiều người trong tình trạng sống cô đơn. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với NCT để đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Các chính sách này đã tạo ra các khuôn khổ pháp lý để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT [5]. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, có thành phần dân cư đa dạng gồm nhiều ngành nghề, có mức sống tương đương như nhiều khu vực Nông thôn miền Bắc Việt Nam. Sau hơn hai năm biến động do tình hình Covid, NCT đặc biệt là NCT có bệnh lí nền sẵn, sẽ có nguy cơ dễ mắc phải khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, quan tâm, chú trọng chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế cho người cao tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022. Với mục tiêu: 1.Mô tả sự hiểu biết về bệnh tật của bản thân của người cao tuổi tại phường Quang Trung ,thành phố Thái Bình năm 2022. 2
  13. 2. Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Quang Trung thành phố Thái Bình năm 2022. 3
  14. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về người cao tuổi Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thì sắp xếp các lứa tuổi như sau: - Từ 45 tuổi đến 59 tuổi: Người trung niên - Từ 60 tuổi đến 74 tuổi: Người có tuổi - Từ 75 tuổi đến 90 tuổi: Người già - Từ 90 tuổi trở lên: Người già sống lâu Theo quy định của Liên Hiệp Quốc (LHQ) từ năm 1970. Người từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT [8]. Tại Việt Nam, Điều I Của Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2000 đã nêu rõ: “Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên’’ [20]. Pháp lệnh NCT đã quy định các cơ sở xã, phường có trách nhiệm theo dõi; quản lí trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT sống trên địa bàn. Luật NCT số 39/2009/QH12 quy định người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). 1.2. Đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi Lão học là nghiên cứu về sự lão hóa, bao gồm thay đổi sinh học, xã hội học và tâm lý. Lão hóa (tức là lão hóa đơn thuần) là sự suy giảm không thể đảo ngược được trong chức năng của cơ quan, xảy ra theo thời gian ngay cả khi không có thương tổn, bệnh tật, yếu tố nguy cơ môi trường, hoặc lối sống không hợp lý (ví dụ chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu luyện tập, lạm dụng chất gây nghiện). Ban đầu, những thay đổi chức năng cơ quan (xem Sinh lý học liên quan đến tuổi già) không ảnh hưởng đến các hoạt động cơ bản; biểu hiện đầu 4
  15. tiên là sự suy giảm khả năng của mỗi cơ quan để duy trì sự cân bằng nội môi dưới tác dụng của các căng thẳng, áp lực (ví dụ như bệnh tật, chấn thương). Các hệ thống tim mạch, thận và thần kinh trung ương thường dễ bị tổn thương nhất (đó là các liên kết yếu nhất) [22]. Ở cấp độ sinh học, lão hóa là kết quả của việc tích tụ nhiều loại tổn thương tế bào và phân tử theo thời gian. Điều này dẫn đến suy giảm dần năng lực thể chất và tinh thần, ngày càng có nguy cơ mắc bệnh và cuối cùng là tử vong. Những thay đổi này không tuyến tính cũng không nhất quán và chúng chỉ liên quan một cách lỏng lẻo với tuổi của một người tính theo năm. Sự đa dạng được thấy ở tuổi già không phải là ngẫu nhiên [29]. Ngoài những thay đổi về mặt sinh học, lão hóa thường liên quan đến những chuyển đổi cuộc sống, phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hoá – tình cảm, và đặc biệt nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người là khác nhau, đối mặt với những vấn đề nghỉ hưu, chuyển đến nhà ở thích hợp hơn và cái chết của bạn bè và đối tác,…[29]. 1.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử, hầu hết mọi người có thể mong đợi sống đến tuổi sáu mươi và hơn thế nữa. Tuổi thọ cao hơn thể hiện một cơ hội quan trọng, không chỉ cho những người lớn tuổi và gia đình của họ, mà còn cho toàn xã hội. Những năm bổ sung mang đến cơ hội theo đuổi các hoạt động mới như học lên cao hoặc đam mê bị bỏ quên từ lâu, đồng thời tiếp tục đóng góp có giá trị cho gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ của những cơ hội này phụ thuộc nhiều vào một yếu tố: sức khỏe [29]. Sức khỏe là tiêu chí quan trọng nhất khi phân tích thực trạng về phúc lợi của người cao tuổi. Thực tế cho thấy, quá trình già hóa không chỉ liên quan tới rủi ro tử vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên 5
  16. quan tới hạn chế về chức năng hoặc nguy cơ với đau ốm kinh niên ngày càng tăng. Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người cao tuổi. Phân tích của Sidell (1995) (theo trích dẫn của Sim, 2001) cho thấy ốm đau sẽ dẫn đến mất tự chủ và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động, mất sự tôn trọng và sự tự tin. Nói cách khác, với người cao tuổi, sự tổn thương về tinh thần do sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất. Chính vì lý do này mà việc phân tích tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của dân số cao tuổi cho chúng ta biết về chất lượng sống của người cao tuổi, nhu cầu về y tế và các dịch vụ có liên quan đối với hệ thống y tế nói chung cũng như việc chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Theo sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam nhìn chung được cải thiện, trong đó tỷ lệ người cao tuổi có tình trạng sức khỏe khá/tốt tăng lên, trong khi người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu giảm đi (Đàm Hữu Đắc và cộng sự, 2010) [30]. Tuy nhiên, có một số vấn đề thách thức về sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người cao tuổi trên toàn thế giới là đảm bảo thu nhập. Cùng với y tế, vấn đề này là một trong những vấn đề được chính người cao tuổi thường xuyên đề cập đến. Đây cũng chính là những thách thức lớn nhất mà các chính phủ phải đối mặt trong quá trình dân số già hóa. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh Covid 19 tại mọi quốc gia trên thế giới làm cho áp lực về tài chính thêm trầm trọng và khó khăn trong việc đảm bảo cả kinh tế và tiếp cận các dịch vụ y tế cho người cao tuổi. 6
  17. Biểu đồ 1.1: Đối tượng mà NCT chia sẻ khi cảm thấy buồn (%) Không ai cả 24.3 32.2 Vợ/chồng 7.2 Con trai 6 Con gái Con rể 11.7 35.6 Con dâu 4.2 Cháu trai 22.3 Cháu gái 22.6 Khác Biểu đồ 1.2: Các triệu chứng NCT gặp phải (% theo bệnh) năm 2011 80 74.7 73.6 73.1 71.570.2 70.5 67.867.4 68.9 70 63.9 63.3 62.1 60 50 60-69 40 70-79 30 80+ 20 10 0 Đau lưng Đau khớp Chóng mặt Đau đầu 7
  18. Biểu đồ 1.3 Các khó khăn về chức năng vận động của NCT (% theo nhóm) 100 89.7 90 80 75 74.8 70.9 68.5 69.3 70 65.5 60 58.4 60 55.1 56.2 50 42.8 42.6 42.7 38.6 38.3 40 31.1 33.5 31.3 30 22.8 23.7 16.4 19.3 20 13.6 10 0 Gặp ít nhất Vươn tay Đứng dậy Đi cầu thang Sử dụng Ngồi hoặc Nâng hoặc Đi bộ 200- một khó trên vai khi đang ngón tay để ngồi xổm mang đồ vặt 300mét khăn về vận ngồi nắm giữ khoảng 5kg động ̉60-69 70-79 80+ 1.3.1 Nhu cầu CSSK tại viện dưỡng lão Tại việt Nam trong những năm gần đây tốc độ lão hóa của dân số tăng cao, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn. Trong khi đó cuộc sống hội nhập và phát triển những người trẻ tuổi bận rộn với vòng quay cuộc sống làm việc, học tập không có đủ thời gian để cân bằng giữa công việc và chăm sóc cha mẹ, ông bà vì vậy mà những người cao tuổi dễ bị cô đơn, không được đảm bảo sức khỏe toàn diện, khiến cho việc này trở thành nỗi trăn trở của rất nhiều gia đình. 8
  19. Viện dưỡng lão chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc khi ông bà, cha mẹ được vui sống bên những người bạn cùng tuổi, được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp gia đình hoàn toàn yên tâm, tin tưởng trong mọi thời điểm. Theo xu hướng phát triển hiện nay, có rất nhiều viện dưỡng lão, khu nghỉ dưỡng dành cho mọi nhà, nhất là NCT có được trải nhiệm và cuộc sống đáng mơ ước. Hầu hết tất cả các viện dưỡng lão đều nằm tại những vị trí có cảnh quan môi trường xung quanh thoáng mát, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, phù hợp để người lớn tuổi an dưỡng. Đặc biệt cuộc sống trong viện dưỡng lão luôn đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp,... luôn giúp NCT có 1 sức khoẻ tốt nhất. Tại viện dưỡng lão, NCT được lập hồ sơ chăm sóc để theo dõi tình trạng sức khỏe. Các cụ được kiểm tra dấu hiệu sinh tồn hàng ngày, có bác sỹ chuyên khoa thăm khám định kỳ. Được sống trong 1 cảnh quan môi trường trong lành, yên tĩnh, tránh xa những nơi tấp nập, ồn ào của cuộc sống hàng ngày Đời sống sức khỏe, tinh thần của Người cao tuổi được quyết định bởi đội ngũ chăm sóc viên, điều dưỡng viên, bác sĩ, chuyên gia tư vấn tại nhà dưỡng lão. Nên lựa chọn những viện dưỡng lão có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đào tạo bài bản về chuyên môn và trách nhiệm, có tình cảm đặc biệt với người già [25]. 1.3.2 Nhu cầu CSSK tại cộng đồng Người cao tuổi Việt Nam sống chủ yếu ở nông thôn, sống cùng con cháu; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Người cao tuổi ở nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam mang gánh nặng bệnh tật lớn hơn so với những người giàu có trên thế giới. Bất kể họ sống ở đâu, kẻ giết người lớn tuổi nhất là 9
  20. bệnh tim, đột quỵ và bệnh phổi mãn tính. Các nguyên nhân lớn nhất của khuyết tật là suy giảm cảm giác, đau lưng và cổ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn trầm cảm, té ngã, tiểu đường, sa sút trí tuệ và viêm xương khớp. Hầu hết các hệ thống y tế tuyến dưới của nước ta hiện nay đều chưa chuẩn bị tốt để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, những người thường mắc nhiều bệnh mãn tính hoặc hội chứng lão khoa. Các hệ thống chưa có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc tổng hợp và lấy người cao tuổi làm trung tâm, đồng thời tập trung vào việc duy trì năng lực khi người cao tuổi. Do đó cần có những chính sách của nhà nước để phát triển cộng đồng theo những cách thức thúc đẩy khả năng của người lớn tuổi; cung cấp các dịch vụ chăm sóc tổng hợp lấy con người làm trung tâm và sức khỏe ban đầu đáp ứng cho người cao tuổi; và cung cấp cho những người lớn tuổi có nhu cầu cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc dài hạn có chất lượng. Chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7- 8 lần chi phí trung bình chăm sóc sức khỏe cho một người trẻ tuổi, gánh nặng lớn về nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là điều không tránh khỏi. Trong khi đó, mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn thấp, phần lớn người cao tuổi không biết các biểu hiện hoặc cách phòng chống các bệnh thường gặp. Khả năng và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm người cao tuổi hết sức khác nhau và đây là một nguyên nhân khiến cho một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không được điều trị, chăm sóc đầy đủ ngay cả khi phát hiện ra bệnh tật. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng nhưng mạng lưới y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam còn yếu, nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng còn thiếu; kỹ năng phát hiện, điều trị và chăm sóc người cao tuổi còn hạn chế [17]. Chính phủ và các ban ngành cần đảm bảo tất cả NCT có thể được hưởng cuộc sống được tôn trọng và bảo đảm, được tiếp cận đến các dịch vụ xã hội và 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2