intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 gói thầu - XL02 - thiết kế - xây dựng - vận hành Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công cừ ván bê tông dự ứng lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 gói thầu - XL02 - thiết kế - xây dựng - vận hành Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công cừ ván bê tông dự ứng lực" trình bày cơ sở lý luận về quản lý chất lượng xây dựng công trình; giới thiệu về nhà thầu tham gia và dự án; quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 gói thầu - XL02 - thiết kế - xây dựng - vận hành Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công cừ ván bê tông dự ứng lực

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2 GÓI THẦU: XL02 - THIẾT KẾ - XÂY DỰNG - VẬN HÀNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ HẠNG MỤC THI CÔNG CỪ VÁN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn : Th. S Trần Phú Lộc Sinh viên thực hiện : Võ Vân Anh MSSV: 1854020098 Lớp: Kx18b TP. Hồ Chí Minh, 08/2022
  2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Khoa: Kinh tế Vận tải Bộ môn: Kinh tế Xây dựng PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Họ và tên: Võ Vân Anh MSSV: 1854020098 Lớp: KX18B Ngành : Kinh Tế Xây Dựng Chuyên ngành : Kinh Tế Xây Dựng 2. Tên đề tài: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 Gói Thầu XL02 - Thiết Kế - Xây Dựng - Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực. 3. Các dữ liệu ban đầu: - Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình. - Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. - Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng. - Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có). - Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình. - Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: · An toàn phòng cháy, chữa cháy; · An toàn môi trường; · An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; · Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); · Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan; - Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt; - Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có). - Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công 2
  3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 trình, công trình xây dựng vào sử dụng. - Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. - Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 06/2021 (nếu có). - Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng. 4. Các yêu cầu chủ yếu: - Xác định mục tiêu, phương pháp, nội dung nghiên cứu đề tài; - Tìm hiểu, hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến quản lý chất lượng; - Vận dụng lý thuyết để quản lý chất lượng một hạng mục công trình cụ thể. 5. Kết quả tối thiểu phải có: - Trình bày những vấn đề chung về quản lý chất lượng; - Lập kế hoạch quản lý chất lượng cho hạng mục công trình; - Thực hiện quản lý chất lượng cho hạng mục công trình. Ngày giao đề tài: 31/05/2022 Ngày nộp báo cáo: 05/08/2022 TP. HCM, ngày tháng 08 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Trần Phú Lộc TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS. Trần Quang Phú ThS. Lê Quang Phúc 3
  4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Khoa: Kinh tế Vận tải Bộ môn: Kinh tế Xây dựng BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài Võ Vân Anh MSSV: 1854020098 Lớp: KX18B Ngành: Kinh Tế Xây Dựng Chuyên ngành: Kinh Tế Xây Dựng 2. Tên đề tài “Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 Gói Thầu XL02 - Thiết Kế - Xây Dựng - Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực” 3. Tổng quát về LVTN Số trang: 100 trang Số chương: 3 chương Số bảng số liệu: 3 bảng Số hình vẽ: 29 hình 4. Nhận xét a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... b) Những kết quả đạt được của LVTN: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... c) Những hạn chế của LVTN: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 5. Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm)  Không được bảo vệ TP. HCM, ngày tháng 08 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Trần Phú Lộc Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm LVTN. 4
  5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Khoa: Kinh Tế Vận Tải Bộ môn: Kinh Tế Xây Dựng BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Họ và tên: Võ Vân Anh MSSV: 1854020098 Lớp: KX18B Ngành: Kinh Tế Xây Dựng Chuyên ngành: Kinh Tế Xây Dựng. 2. Tên đề tài: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 Gói Thầu XL02 - Thiết Kế - Xây Dựng - Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực. 3. Nhận xét: a) Những kết quả đạt được của luận văn tốt nghiệp: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... b) Những hạn chế của luận văn tốt nghiệp: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 4. Đề nghị: Được bảo vệ □ Bổ sung thêm để bảo vệ □ Không được bảo vệ □ 5. Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng: (1).................................................................................................................................. (2).................................................................................................................................. (3).................................................................................................................................. TP. HCM, ngày tháng 08 năm 2022 Giảng viên phản biện 5
  6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm LVTN. 6
  7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 Gói Thầu XL02 - Thiết Kế - Xây Dựng - Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực” là công trình nghiên cứu cá nhân của em trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do em tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong bài luận văn này. TP.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2022 Sinh viên thực hiện 7
  8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 LỜI NÓI ĐẦU “Chất lượng không tự sinh ra. Chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặc chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.’’ Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa ngày càng rộng ra thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh và còn cả sức ép hang hóa nhập khẩu về chất lượng, giá cả, dịch vụ… Chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng vấn đề chất lượng gắn với sự tồn tại, sự thành công của doanh nghiệp đó cũng chính là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Em hy vọng với đề tài: “Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 Gói Thầu XL02 - Thiết Kế - Xây Dựng - Vận Hành Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Nhiêu Lộc Thị Nghè hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực” của em bao hàm được những vấn đề cốt lõi mà em đã tìm hiểu được nhờ sự giúp đỡ của các anh Kỹ sư tại dự án cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trần Phú Lộc đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cám ơn! Nội dung của đề tài: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng xây dựng công trình; Chương 2: Giới thiệu về nhà thầu tham gia và dự án; Chương 3: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 hạng mục thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực. 4
  9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................................................................................... 7 1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng công trình xây dựng:.................................................... 7 1.1.1 Chất lượng công trình xây dựng: ......................................................................... 7 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng xây dựng công trình: ...................................... 8 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về quản lý chất lượng công trình xây dựng: .................... 8 1.2.2 Nguyên tắc và trình tự quản lý chất lượng công trình xây dựng: .......................... 9 1.3 Phương pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình: ........................................ 10 1.4 Các giai đoạn quản lý chất lượng xây dựng công trình: ........................................ 13 1.4.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát công trình xây dựng: .............. 14 1.4.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế công trình xây dựng: ............... 14 1.4.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình xây dựng: .............. 14 1.4.4 Quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành công trình xây dựng:............. 15 1.5 Trách nhiệm các chủ thể tham gia thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng: ................................................................................................................................. 15 1.5.1 Trách nhiệm Nhà thầu thi công công trình xây dựng: ....................................... 15 1.6 Các Quy định nhà nước hiện hành về quản lý chất lượng: ................................... 19 1.6.1 Luật và Các Quy Định: ...................................................................................... 19 1.6.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật: .......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÁC NHÀ THẦU THAM GIA VÀ DỰ ÁN ........... 20 2.1 Giới thiệu về các Nhà thầu tham gia: ...................................................................... 20 2.2 Nhà thầu chính: ......................................................................................................... 20 2.2.1 Thông tin chung nhà thầu chính: ....................................................................... 20 2.2.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của Nhà thầu chính: ....................................... 21 2.2.3 Sơ đồ tổ chức Nhà thầu chính:........................................................................... 21 2.3 Giới thiệu về dự án: ................................................................................................... 23 2.3.1 Giới thiệu chung về dự án: ................................................................................ 23 2.3.2 Giới thiệu chi tiết về dự án: ............................................................................... 24 2.3.3 Điều kiện địa kỹ thuật: ....................................................................................... 24 2.3.4 Địa hình và mực nước: ...................................................................................... 26 2.3.5 Mô tả về nhà máy xử lý nước thải: .................................................................... 29 2.3.6 Mô tả công việc hạng mục kè cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực: .................. 32 CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HẠNG MỤC THI CÔNG CỪ VÁN BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC TẠI DỰ ÁN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2 .......................................... 34 3.1 Cơ sở pháp lý: ............................................................................................................ 34 5
  10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 3.1.1 Quy định nhà nước: ....................................................................................... 34 3.1.2 Quy định hợp đồng:....................................................................................... 34 3.1.3 Chỉ dẫn kỹ thuật: ........................................................................................... 34 3.2 Kế hoạch quản lý chất lượng thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực tại Dự án: .... 35 3.3 Thực hiện quản lý chất lượng thi công Cừ ván bê tông dự ứng lực tại Dự án: ... 40 3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị thi công: .............................................................................. 40 3.3.2 Quản lý chất lượng giai đoạn thi công đóng cọc: .............................................. 41 3.3.3 Thực hiện quản lý chất lượng giai đoạn hoàn thành: ........................................ 57 3.4 Các trường hợp sửa chữa hư hỏng bê tông cọc cừ ván: ........................................ 57 3.5 Kết luận, kiến nghị: ................................................................................................... 64 3.6 Phụ lục: ....................................................................................................................... 65 6
  11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng công trình xây dựng: 1.1.1 Chất lượng công trình xây dựng: 1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.” Chất lượng công trình phải đảm bảo kỹ thuật, độ bền công trình, an toàn kết cấu, phù hợp với công năng sử dụng, kết nối được với cảnh quan môi trường và bên cạnh đó là chi phí chấp nhận được. Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của Chủ đầu tư; Tư vấn) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. 1.1.1.2. Quá trình hình thành chất lượng công trình xây dựng: Chất lượng công trình xây dựng được hình thành từ giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình. Từ khâu lên ý tưởng, quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế đến giai đoạn khai thác và sử dụng. Chất lượng công trình tổng thế phải được hình thành từ chất lượng của vật liệu, cấu kiện, chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, các bộ phận và hạng mục công trình. Việc đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động. Tính kinh tế không chỉ thế hiện ở số tiền quyết toán công trình Chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu tham gia hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng. 1.1.1.3. Các yếu tố hợp thành chất lượng công trình xây dựng: Công trình xây dựng là một loại hàng hóa cho nên chất lượng công trình xây dựng cũng mang đầy đủ các đặc điểm của chất lượng sản phẩm hàng hóa, cụ thể là chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các đặc tính vốn có của nó thỏa mãn các yêu cầu khai thác vận hành, sử dụng. 7
  12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Các đặc tính vốn có của công trình xây dựng đó là đặc tính mỹ thuật và đặc tính kỹ thuật. Đây là đặc tính được tạo nên bởi tập hợp các yếu tố cấu thành nên chất lượng công trình xây dựng như: con người, vật liệu, các yếu tố tự nhiên (cảnh quan, khí hậu,…). Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Hình 1: Sơ đồ các yếu tố hợp thành chất lượng công trình xây dựng 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng xây dựng công trình: 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về quản lý chất lượng công trình xây dựng: Theo Khoản 1, Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐCP của Chính Phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng nêu rõ: “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐCP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình”. Trên cơ sở định nghĩa này, có thể đưa ra một số đặc điểm của quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: - Thứ nhất, đây là hoạt động của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng. Đây là các chủ thể xuyên suốt, gắn liền với quá trình thi công công trình xây dựng như chủ đầu tư, nhà thầu, hội đồng thực hiện công tác nghiệm thu,… 8
  13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 - Thứ hai, giai đoạn quản lý chất lượng công trình xây dựng trải dài từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình, khai thác và sử dụng công trình. Điều này xuất phát từ tính đặc thù trong lĩnh vực xây dựng, giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn sau, mỗi giai đoạn vừa độc lập vừa phụ thuộc, việc đảm bảo chất lượng mỗi giai đoạn là giải pháp quan trọng để tạo nên một công trình tốt nhất. - Thứ ba, mục đích của quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình. Đây là mục đích cơ bản và đích đến của tất cả các công trình xây dựng. 1.2.2 Nguyên tắc và trình tự quản lý chất lượng công trình xây dựng: 1.2.2.1 Nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng: Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐCP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trường và các công trình lân cận. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Các nhà thầu gồm: nhà thầu thi công xây dựng; nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác được quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐCP khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐCP; tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện 9
  14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 năng lực theo quy định của pháp luật. Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực hiện. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng nêu trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện. 1.2.2.2 Trình tự quản lý chất lượng công trình xây dựng: - Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng. - Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. - Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu. - Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. - Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình. - Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. - Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có). - Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. - Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có). - Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình . - Hoàn trả mặt bằng. - Bàn giao công trình xây dựng. 1.3 Phương pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình: 1.3.1 Tiêu chuẩn ISO 9001:2015: 1.3.1.1 Khái quát về ISO: ISO là tên viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization). ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại 10
  15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của tổ chức năng là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới. Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. ISO được biết đến như là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987. Nó quy định các yêu cầu của Hệ thống quản lý lượng (QMS). Các tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn BS của Anh. ISO 9001 là một tiêu chuẩn chung cho các tổ chức hoạt động trên toàn thế giới. Đồng thời, nó cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp, mang lại lợi thế to lớn khi giao dịch với các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Vì tiêu chuẩn giống nhau ở mọi quốc gia, chứng nhận ISO 9001 cho thấy Hệ thống quản lý chất lượng của công ty tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống Quản lý chất lượng và nằm trong những bộ tiêu chuẩn do tổ chức ISO ban hành, được sử dụng và công nhận trên toàn thế giới. Nó xác định một tập hợp các yêu cầu quản lý chất lượng. Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng được quy định trong tiêu chuẩn này bổ sung cho các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ. Tiêu chuẩn này vận dụng cách tiếp cận theo quá trình, kết hợp chặc chẽ theo chu trình Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA) và tư duy dựa trên rủi ro. Các yêu cầu này có thể được tìm thấy trong bảy phần sau: - Bối cảnh của tổ chức - Sự lãnh đạo - Hoạch định - Hỗ trợ - Thực hiện - Đánh giá kết quả thực hiện - Điều chỉnh Lợi ích tiềm tàng đối với một tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn này là: - Khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành; - Tạo thuận lợi cho các cơ hội nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; 11
  16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 - Giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức; - Khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng. 1.3.1.2 Chu trình Deming (Chu trình PDCA): Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt được hiệu quả, Tiến sĩ W.E.Deming đã giới thiệu chu trình Deming(còn gọi là Chu trình PDCA), một công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình cải tiến liên tục. Đóng góp của Deming đối với vấn đề quản lý chất lượng rất lớn. Đặc biệt ở Nhật giải thưởng về chất lượng mang tên Deming. Triết lý cơ bản của Deming là: “Khi chất lượng và hiệu suất tăng thì độ biến động giảm vì mọi vật đều biến động nên ta cần sử dụng các phương pháp thống kê để định lượng kết quả trong tất cả các khâu chứ không chỉ riêng ở khâu sản xuất hay dịch vụ”. Chu trình Deming có thể được áp dụng cho tất cả các quá trình và tổng thể hệ thống quản lý chất lượng. Nó giúp tổ chức đảm bảo rằng các quá trình của mình được cung cấp nguồn lực và được quản lý một cách thỏa đáng, các cơ hội cải tiến được xác định và thực hiện. Chu trình Deming gồm 4 bước: Plan (Hoạch định), Do (Thực hiện), Check (Kiểm tra), Action (Điều chỉnh): - Plan (Hoạch định): Thiết lập các mục tiêu của hệ thống và các quá trình của hệ thống, các nguồn lực cần thiết để cho ra kết quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức và nhận biết và giải quyết các rủi ro và cơ hội; - Do (Thực hiện): Thực hiện những gì đã được hoạch định; - Check (Kiểm tra): Theo dõi và (khi có thể thực hiện) đo lường các quá trình và sản phẩm, dịch vụ đạt được theo chính sách, mục tiêu, yêu cầu và hoạt động đã hoạch định và báo cáo kết quả; - Action (Điều chỉnh): Thực hiện các hành động để cải tiến kết quả thực hiện khi cần. 12
  17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Hình 2: Sơ đồ cấu trúc Tiêu chuẩn quốc tế theo chu trình PDCA 1.3.1.3 Mục đích của việc áp dụng TCVN ISO 9001:2015: - Tạo được một chuẩn mực trong hoạt động, từ đó xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia vào quá trình xây dựng, cũng như tạo ra sự phối hợp cần thiết giữa các bên trong quá trình tạo ra sản phẩm; - Thiết lập các chuẩn mực để đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng quá trình, từng giai đoạn thực hiện; - Thiết lập được hồ sơ chất lượng của công trình xây dựng ở từng giai đoạn. Là cơ sở để đánh giá chất lượng công trình cũng như xem xét các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình và đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng; - Đáp ứng một cách thỏa đáng các yêu cầu pháp luật về quản lý ngành và các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trình. 1.4 Các giai đoạn quản lý chất lượng xây dựng công trình: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: “Hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây 13
  18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổ chức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, khai thác và sử dụng công trình. Có thể tóm tắt nội dung hoạt động của các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án như sau: 1.4.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát công trình xây dựng: Nội dung quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29 và 30 Nghị định số 15/2021/NĐCP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: - Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; - Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; - Thực hiện khảo sát xây dựng; - Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng; - Quản lý công tác khảo sát xây dựng. 1.4.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế công trình xây dựng: Nội dung quản lý thiết kế xây dựng này được thực hiện theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định số 15/2021/NĐCP và Thông tư số 106/2021/TTBQP, bao gồm: - Bước thiết kế xây dựng; - Nhiệm vụ thiết kế xây dựng; - Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng; - Quản lý công tác thiết kế xây dựng; - Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. 1.4.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình xây dựng: Là quản lý thi công, nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu và lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được xây dựng tại điều 8 đến điều 11 trong Thông tư 174/2021/TTBQP. ▪ Quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐCP và Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐCP, bao gồm: - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; 14
  19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 - Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; - Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; - Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công; - Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. ▪ Nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐCP, bao gồm: - Nghiệm thu công việc xây dựng; - Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. ▪ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐCP; ▪ Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. 1.4.4 Quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành công trình xây dựng: Nội dung bảo hành công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 06/2021/NĐCP, bao gồm: - Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng; - Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng. Thời gian tính bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 06/2021/NĐCP. 1.5 Trách nhiệm các chủ thể tham gia thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng: Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm: - Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); - Nhà thầu thi công xây dựng; - Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; - Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác. 1.5.1 Trách nhiệm Nhà thầu thi công công trình xây dựng: 15
  20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - VÕ VÂN ANH - KX18B - 184020098 Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. Trong quá trình thi công xây dựng nhà thầu thi công xây dựng phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình; Nhà thầu thi công công trình xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình. Nhà thầu thi công công trình xây dựng trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau: - Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật; - Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công; - Tiến độ thi công xây dựng công trình; - Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; - Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định 06/2021/NĐCP; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn; - Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2